Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Chuẩn đầu ra trình độ cao đẳng ngành sư phạm tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.59 KB, 2 trang )

- 1 -
UBND TỈNH QUẢNG TRỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đông Hà, ngày 09 tháng 9 năm 2011

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌC


1. Yêu cầu về kiến thức
1.1. Kiến thức chung
- Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,
0T
chính sách và pháp luật của Nhà
nước
0T
; có kiến thức cơ bản về Tâm lý học, Giáo dục học và khoa học xã hội – nhân văn.
- Có hiểu biết về cơ cấu, công tác tổ chức và quản lý trong nhà trường Trung học cơ sở.
- Có kiến thức về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh để xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.2. Kiến thức chuyên ngành
- Giải thích được các nguyên tắc vật lý của máy vi tính, các thiết bị phần cứng cũng như
các phần mềm chuyên dụng được sử dụng phổ biến trong nhà trường và trong xã hội.
- Tích hợp được các kiến thức cơ bản của khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính và
những lĩnh vực khoa học có liên quan nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tin học, ứng
dụng CNTT để hỗ trợ và đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp với công tác Tin học hoá công
tác quản lí nhà trường.
1.3. Kiến thức bổ trợ
- Trình độ B tiếng Anh.


2. Yêu cầu về kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng
- Lập kế hoạch, thiết kế bài giảng, hồ sơ dạy học và giáo dục phù hợp với nội dung kiến
thức và đối tượng học sinh.
- Vận dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục vào việc nghiên cứu một
vấn đề cụ thể.
- Có kỹ năng giao tiếp và giải quyết các tình huống sư phạm vào việc dạy học môn Tin học
và thực hiện các hoạt động giáo dục khác ở trường THCS một cách hợp lý.
- Sử dụng các ĐDDH, các thiết bị hỗ trợ và tổ chức việc khai thác các phần mềm dạy học,
kiểm tra và đánh giá để góp phần tin học hóa việc dạy học môn Tin học, các môn học khác và các
hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.
- Áp dụng phương pháp tư duy tin học, tư duy thuật toán để đạt được tính khoa học và chính
xác cao trong công việc.
- 2 -
2.2. Kỹ năng mềm
- Tự học, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm.
- Phát triển tư duy hệ thống, tư duy phân tích và khả năng trình bày.
- Thích ứng với sự phát triển mạnh của Công nghệ thông tin.
- Sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp đơn giản thông thường hoặc đọc các tài liệu chuyên
ngành.
3. Yêu cầu về thái độ
- Sẵn sàng vượt khó vươn lên trong học tập, công tác, cầu thị, không ngừng hoàn thiện
trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng yêu cầu mới;
- Giữ gìn phẩm chất Nhà giáo, nghiêm túc trong công việc, chấp hành nội quy, quy chế,
thích ứng tốt với môi trường giáo dục - đào tạo trong nhà trường;
- Tham gia tích cực các hoạt động tập thể, các hoạt động văn hoá, xã hội, từ thiện nhân
đạo, tham gia sinh hoạt chính trị.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Tham gia giảng dạy bộ môn Tin học ở trường Trung học cơ sở, Tiểu học hoặc các cơ
sở dạy nghề.

- Có thể đảm nhiệm công việc của cán bộ kỹ thuật Tin học ở các cơ sở giáo dục, cơ
quan, doanh nghiệp và các tổ chức khác.
- Có khả năng tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản
thân.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có năng lực tự học, cập nhật kiến thức hoặc học liên thông lên đại học.
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
- Luật Giáo dục.
- Chương trình khung các ngành Cao đẳng – Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004.
HIỆU TRƯỞNG

×