Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC ĐOÀN VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.69 KB, 14 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC ĐOÀN VIÊN
A. PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN MỚI
I. Điều kiện kết nạp đoàn viên:
Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15 đến 30, tích cực học tập, lao động, hoạt
động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, được học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự
nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn và có lý lịch rõ ràng
đều được xét kết nạp vào Đoàn.
II. Thủ tục kết nạp đoàn viên:
1- Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với
Đoàn.
2- Được học Điều lệ Đoàn và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đoàn
trước khi kết nạp.
3- Được một trong những cá nhân hoặc tập thể sau đây giới thiệu: Một đoàn
viên hoặc một đảng viên chính thức cùng công tác ít nhất là 3 tháng giới
thiệu và bảo đảm.
- Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể
chi đội giới thiệu.
- Đối với hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt
Nam thì do tập thể chi hội giới thiệu.
4- Được hội nghị chi đoàn xét kết nạp từng người một với sự biểu quyết tán
thành của quá nửa (1/2) số đoàn viên có mặt tại Hội nghị và được Ban
Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn y.
- Trường hợp đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, các đơn vị công tác phân tán
không có điều kiện họp được toàn thể chi đoàn, nếu được Ban Thường vụ
Đoàn cấp trên đồng ý thì việc xét kết nạp có thể do Ban Chấp hành chi đoàn
xét và Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn y.
III. Quy trình công tác phát triển đoàn viên:
Bước 1: Tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh, thiếu niên, thông qua
các loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên.
- Lập danh sách thanh niên và đội viên trưởng thành.


- Phân loại, lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên để lựa
chọn và bồi dưỡng đối tượng để kết nạp.
- Phân công đoàn viên giúp đỡ, dự kiến thời gian bồi dưỡng và tổ chức kết
nạp.
Bước 3: Bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện thanh, thiếu niên vào Đoàn.
- Tổ chức các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội để lựa chọn những thanh, thiếu
niên có đủ tiêu chuẩn xét kết nạp (nơi có điều kiện có thể bồi dưỡng giao
nhiệm vụ thông qua các lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh, thiếu
niên).
- Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn với 3 bài cơ bản về Đảng Cộng sản
Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phấn đấu để trở thành Đoàn Viên
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Bước 4: Tiến hành các thủ tục và tổ chức kết nạp đoàn viên mới.
- Hướng dẫn đối tượng tự khai lý lịch và viết đơn (theo mẫu Sổ đoàn viên).
- Hội nghị chi đoàn xét, quyết định và báo cáo lên Ban Thường vụ Đoàn
cấp trên hồ sơ kết nạp đoàn viên mới gồm: Sổ đoàn viên, đề nghị kết nạp
đoàn viên của Ban Chấp hành chi đoàn, giấy đảm bảo thanh niên vào Đoàn.
- Ban Thường vụ Đoàn cấp trên ra quyết định chuẩn y kết nạp.
- Chi đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới.
- Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện
để đoàn viên mới rèn luyện, tiến bộ trưởng thành.
IV. Tổ chức lễ kết nạp đoàn viên
1. Địa điểm, thời gian, trang trí:
Khi có quyết định chuẩn y kết nạp của Đoàn cấp trên, chậm nhất là 15 ngày
sau, Ban Chấp hành chi đoàn phải tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới.
- Địa điểm: Lễ kết nạp đoàn viên được tổ chức trang nghiêm, tạo ấn tượng
sâu sắc cho đoàn viên mới. Có thể tổ chức ở phòng họp, phòng truyền thống
hoặc ở những nơi di tích lịch sử văn hóa, trong một cuộc sinh hoạt, hoạt
động tập thể của chi đoàn.
- Thời gian: Cần chọn thời điểm thích hợp, thuận lợi và có ý nghĩa gắn với

các ngày lễ lớn hay các hoạt động của chi đoàn.
Buổi lễ kết nạp phải đảm bảo đúng thủ tục, ngắn gọn nhưng không qua loa
đại khái, đặc biệt không kéo dài gây nhàm chán. Trong buổi lễ, ngoài các
thủ tục nội dung qui định có thể thêm một số nội dung khác nhưng phải kết
thúc hợp lý.
- Trang trí: Phải có cờ Tổ quốc, cờ Đoàn hay huy hiệu Đoàn, ảnh hay tượng
Bác Hồ và có dòng chữ: "Lễ kết nạp đoàn viên mới". Nên có hoa để tạo
không khí vui tươi, đẹp mắt.
Cách trang trí tùy vào không gian và điều kiện cụ thể về địa điểm, nhưng
phải đảm bảo cờ Đoàn hoặc huy hiệu Đoàn không cao hơn cờ Tổ quốc;
tượng hoặc ảnh Bác không đặt cao hơn cờ Tổ quốc và cờ Đoàn.
Nếu kết nạp ngoài trời thì dùng hình thức cờ có cán, có người đứng cầm cờ
giống như Nghi thức Đội.
2. Chương trình, nội dung:
. Chào cờ: hát Quốc ca, sau đó hát bài ca chính thức của Đoàn: “Thanh niên
làm theo lời Bác” (Nhạc và lời của Hoàng Hoà).
. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
. Bí thư chi đoàn hoặc đại diện ban chấp hành chi đoàn báo cáo quá trình
phấn đấu, đọc nghị quyết chuẩn y kết nạp của Đoàn cấp trên, trao quyết
định, gắn huy hiệu và trao thẻ đoàn viên mới (trường hợp kết nạp nhiều
người phải tiến hành giới thiệu và công bố quyết định kết nạp từng người
một).
. Đoàn viên mới đọc lời hứa: "Được vinh dự trở thành đoàn viên TNCS Hồ
Chí Minh, trước cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, trước chân dung của Bác Hồ vĩ đại,
trước toàn thể các đồng chí, tôi xin hứa:
- Luôn luôn phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đoàn và tích cực rèn luyện để xứng đáng
với danh hiệu đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.
- Giúp đỡ mọi người, luôn luôn xứng đáng là người bạn tin cậy của thanh

niên Việt Nam”.
“Xin hứa”!
Trường hợp kết nạp nhiều người, có thể cử đại diện thay mặt đọc lời hứa.
Chú ý: Lời hứa nên được chuẩn bị từ trước và do chính thanh niên được kết
nạp chuẩn bị có sự đóng góp ý kiến của đoàn viên trực tiếp giúp đỡ.
. Đại diện người giới thiệu, hoặc chi hội, chi đội phát biểu, hứa tiếp tục giúp
đỡ đoàn viên.
. Đại biểu Đoàn cấp trên hoặc cấp uỷ phát biểu giao nhiệm vụ.
. Chào cờ, bế mạc.
Ngoài những nội dung quy định trên, tuỳ điều kiện hoàn cảnh cụ thể bổ
sung một số nội dung khác như: nói chuyện chuyên đề, nói chuyện thời sự,
tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên hoan văn nghệ, vũ hội
hay các hoạt động vui chơi giải trí...
B. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN:
I. Quản lý đoàn viên về tổ chức:
- Mỗi đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đều phải có sổ đoàn viên, huy hiệu
Đoàn và được trao thẻ đoàn viên.
- Hồ sơ đoàn viên được đóng thành cuốn Sổ đoàn viên (theo mẫu do Ban
Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành), ngoài ra có Thẻ đoàn viên và
những văn bản liên quan đến quá trình học tập, công tác, sinh hoạt của đoàn
viên.
- Ban Chấp hành chi đoàn phải có “Sổ chi đoàn” theo mẫu của Ban Thường
vụ Trung ương Đoàn ban hành.
- Ban Chấp hành Đoàn cơ sở có Sổ danh sách đoàn viên; Sổ theo dõi kết
nạp đoàn viên, trao Thẻ đoàn viên; Sổ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt
Đoàn.
- Hàng năm Ban Chấp hành chi đoàn có trách nhiệm ghi nhận xét ưu,
khuyết điểm (gồm cả khen thưởng và kỷ luật) và kết quả phân loại đoàn
viên vào sổ của từng đoàn viên.
- Chi đoàn hàng tháng, Đoàn cơ sở hàng quý, Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh và

tương đương 6 tháng, 1 năm có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình công
tác tổ chức Đoàn của đơn vị mình cho Đoàn cấp trên trực tiếp.
- Đoàn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền của đoàn viên ở cơ sở quản lý hồ
sơ đoàn viên, đồng thời có trách nhiệm tham gia các hoạt động ở địa bàn
dân cư hoặc nới cư trú. Đoàn viên là đảng viên phải thực hiện đầy đủ nhiệm
vụ và quyền của đoàn viên (trừ nhiệm vụ đóng đoàn phí).
- Đoàn viên, chi đoàn và Đoàn cơ sở đều có trách nhiệm bảo quản Sổ đoàn
viên cẩn thận không để hư hỏng, mất mát.
- Nơi quản lý sổ đoàn viên là: Đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở.
II. Quản lý đoàn viên về tư tưởng:
- Thường xuyên và kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng của đoàn
viên. Tìm hiểu nguyện vọng, những khó khăn đang xảy ra cho đoàn viên,
những tư tưởng không đúng đang chi phối đoàn viên... và kịp thời có hướng
giúp đỡ để đoàn viên vượt qua những khó khăn về tư tưởng, sửa chữa
những lệch lạc trong suy nghĩ của đoàn viên.
- Quản lý đoàn viên là bồi dưỡng nâng cao nhận thức, xây dựng bản lĩnh
chính trị, tư tưởng cho đoàn viên nhất là đoàn viên mới, giúp đoàn viên học
tập và tìm hiểu rõ mục tiêu lý tưởng cách mạng, của Đảng, của Đoàn,
nhiệm vụ đoàn viên.
- Tạo điều kiện để đoàn viên được rèn luyện, phấn đấu, Đoàn phải là nơi để
đoàn viên trình bày tâm tư, nguyện vọng và tổ chức Đoàn phải quan tâm
giúp đỡ.
III. Quản lý đoàn viên về công tác và sinh hoạt:
Ban chấp hành chi đoàn cần phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên, có
trách nhiệm kiểm tra đánh giá kết quả công tác hàng tháng của từng đoàn
viên. Kịp thời biểu dương những đoàn viên hoàn thành tốt và góp ý kiến
phê bình những đoàn viên không hoàn thành nhiệm vụ của Đoàn giao.
Thông qua việc triển khai thực hiện chương trình: "Rèn luyện đoàn viên" để
phân công công tác cho đoàn viên đảm bảo thực hiện tốt quy định "Mỗi
đoàn viên một việc làm thiết thực cho Đoàn".

- Đoàn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền của Đoàn viên ở cơ sở quản lý hồ
sơ đoàn viên, đồng thời có trách nhiệm tham gia các hoạt động ở địa bàn
dân cư hoặc nơi cư trú với các nội dung và biện pháp cụ thể như:
+ Đối với Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở nơi đoàn viên công tác: cần lập danh
sách đoàn viên của đơn vị mình, giới thiệu về nơi cư trú sinh hoạt, có công
văn giới thiệu đoàn viên về tham gia phong trào tại nơi cư trú. Lập sổ theo
dõi và kiểm tra, nhắc nhở đoàn viên tham gia sinh hoạt, định kỳ 6 tháng
đánh giá phân loại.
+ Đối với Đoàn phường- xã, chi đoàn dân cư, nơi đoàn viên cư trú: Tổng
hợp và quản lý đoàn viên được giới thiệu tham gia sinh hoạt và hoạt động
có kế hoạch tổ chức các hoạt động thiết thực cụ thể phù hợp với điều kiện
công tác và thời gian tham gia của đoàn viên. Định kỳ (và khi cần thiết)
thông báo cho đoàn viên về sinh hoạt nơi cư trú biết những nội dung công
tác và hoạt động chi đoàn, Đoàn cơ sở. Xây dựng bản đăng ký các nội dung
tham gia phong trào tại địa phương, làm tốt công tác khen thưởng đối với
những đoàn viên ưu tú.
Đối với đoàn viên phải có trách nhiệm tham gia các hoạt động do Đoàn nơi
mình cư trú tổ chức và vận động gia đình cùng thực hiện tốt các quy định
nơi cư trú và đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chủ
động liên hệ với Ban Chấp hành Đoàn nơi đang sinh hoạt để nhận giấy giới
thiệu chuyển sinh hoạt và hoạt động về nơi cư trú. Đoàn viên được tham dự
và đóng góp ý kiến tại Đại hội, Hội nghị của chi đoàn, được xét khen
thưởng nhưng không được ứng cử, đề cử và bầu cử ở chi đoàn địa bàn dân
cư hoặc nơi cư trú.Trong trường hợp cần thiết về công tác cán bộ nếu có tín
nhiệm để bẩu vào cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở địa bàn dân cư và nếu đoàn
viên có nguyện vọng thì phải chuyển hồ sơ đoàn viên về nơi cư trú trước
khi bầu ít nhất 15 ngày.
IV. Quản lý đoàn viên làm ăn xa:
1. Đối với đoàn viên:
- Trước mỗi đợt đi lao động ở xa, đoàn viên cần báo cáo với Ban Chấp hành

chi đoàn về địa chỉ nơi đến để chi đoàn, Đoàn cơ sở hướng dẫn thủ tục
chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời (nếu có nguyện vọng) và có sự giúp đỡ khi
cần thiết.
- Khi đến nơi lao động mới hoặc nơi cư trú đoàn viên cần làm thủ tục đăng
ký tạm trú và liên hệ với chi đoàn, Đoàn cơ sở nơi tạm trú hoặc quận, huyện
Đoàn đề nghị được hướng dẫn để đăng ký tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội.
- Trong thời gian tham gia sinh hoạt với chi đoàn nơi tạm trú, đoàn viên
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điều 2, điều 3 của Điều lệ
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được tham dự và đóng góp ý kiến tại đại hội,
hội nghị của chi đoàn, được xét khen thưởng khi có thành tích nhưng không
được ứng cử, đề cử và bầu cử ở Đại hội, Hội nghị của chi đoàn nơi tạm trú.
- Đoàn viên nộp đoàn phí tại cơ sở sinh hoạt tạm thời (trường hợp không
chuyển sinh hoạt tạm thời thì vẫn nộp đoàn phí ở cơ sở Đoàn quản lý đoàn
viên) nếu vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt tạm thời thì BCH cơ sở Đoàn nơi
đó xét quyết định và thông báo với cơ sở Đoàn nơi quản lý hồ sơ đoàn viên.
- Trước khi trở về địa phương hoặc đến lao động ở một địa bàn khác, đoàn
viên chủ động báo cáo với Ban Chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở nơi tạm trú
để Chi đoàn, Đoàn cơ sở có nhận xét, đánh giá về thời gian tham gia sinh
hoạt và hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn.
2. Đối với chi đoàn
+ Chi đoàn nơi đi
- Thông qua việc báo cáo của đoàn viên hoặc thông qua gia đình đoàn viên,
chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương để lập danh sách đoàn viên
kèm theo địa chỉ nơi đến của số đoàn viên đi lao động ở xa, thời gian không
ổn định của chi đoàn.

×