Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tieu luan đặc điểm một số HST đặc trưng của ĐBSCL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.64 KB, 12 trang )

Lời cảm ơn
Qua thời gian được học tập, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy: GS.TS
………………………………… – Giảng viên trường ………………………….
Cảm ơn thầy đã tận tình truyền đạt cho học viên chúng em tri thức bổ ích để thực
hiện tiểu luận, bồi dưỡng và mở rộng thêm hiểu biết để chúng em hoàn thành tốt
hơn công việc của mình. Cảm ơn sự thân thiện của thầy đã tạo cho lớp học không
khí học tập thoải mái nhất.
Do giới hạn về kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu
sót, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của thầy để tiểu luận của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 1


MỤC LỤC
I. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
1. Đặc điểm của hệ sinh thái rừng ngập mặn________________________Trang 3
2. Khai thác và bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn__________5
II. Hệ sinh thái vùng cửa sông
1. Đặc điểm của hệ sinh thái vùng cửa sông_____________________________6
2. Khai thác và bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái vùng cửa sông__________7
III. Hệ sinh thái vùng ngập nước (Ramsar)
1. Đặc điểm của hệ sinh thái vùng ngập nước (Ramsar)____________________8
2. Khai thác và bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái vùng ngập nước (Ramsar)
________________________________________________________________10

Trang 2


MỞ ĐẦU


Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có hệ sinh thái phong phú và đa
dạng, chủ yếu là hệ sinh thái nước (sông và biển) và rừng ngập nước ở vùng trũng
và ven biển. Đồng bằng sông Cửu Long được tạo ra bởi phù sa sông Cửu Long ít
nhất là từ 6000 năm trước đây. Con người định cư ở đồng bằng sông Cửu Long từ
lâu đời, bắt đầu được biết đến từ thời Phù Nam cách đây khoảng hai ngàn năm qua
di chỉ Óc Eo ở Long Xuyên và Kiên Giang. Diện tích đồng bằng sông Cửu Long
khoảng 39000km2 trong đó hiện nay đất canh tác và định cư khoảng 24000km 2 còn
lại là 5000km2 rừng (đa số là ngập nước). Việt Nam gần đây đã thiết lập ở Đồng
bằng sông Cửu Long các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển (biospheres).
Vườn quốc gia Chàm Chim ở Đồng Tháp, rừng nước ngập Trà Sư ở An Giang,
rừng quốc gia nước ngập mặn Cà Mau U Minh Thượng, rừng nước ngập Kiên
Lương gần Hòn Chông ở Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển (UNESCO
Biosphere Reserve). Tất cả có nhiều sinh vật quý hiếm như chim sếu, cá rái có
nguy cơ bị tuyệt chủng.
Với diện tích lớn, điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi, đồng bằng sông
Cửu Long có nhiều hệ sinh thái với đa dạng sinh học vô cùng phong phú. Đặc
điểm một số hệ sinh thái đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long như: hệ sinh thái
rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng cửa sông, hệ sinh thái vùng ngập nước sẽ được
trình bày trong nội dung tiểu luận “Đặc điểm một số hệ sinh thái đặc trưng của
đồng bằng sông Cửu Long”
I. HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
1. Đặc điểm của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là khu rừng gồm nhiều cây sống trong các khu vực
nước ngập mặn ven biển. Trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điểm đặc
biệt là nơi đây không phải loài cây nào cũng sống được. Chỉ có những thực vật
điển hình ở vùng nước ngập mặn mới sinh trưởng và phát triển tốt. Các khu rừng
Trang 3


sẽ lộ ra khi thủy triều nước biển xuống thấp và bị ngập nước khi thủy triều dâng

lên. Chính hiện tượng này đã tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, đa
dạng và đặc trưng.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn là cả một tài nguyên phong phú. Việt
Nam có 29 tỉnh thành có đất và rừng ngập mặn ven biển theo dọc từ Móng Cái đến
Hà Tiên. Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu và phát triển mạnh ở phía Nam. Đặc biệt
là ở Cà Mau – đồng bằng sông Cửu Long. Với đặc trưng thú vị, hệ sinh thái rừng
ngập mặn bao gồm:
Hệ sinh thái thực vật
Ở nước ta, có đến 35 loài cây ngập mặn chủ yếu và 40 loài cây
tham gia rừng ngập mặn.
Thực vật phong phú bao gồm các loài cây như sú, đước, vẹt,
tràm, mắm,… Ngoài ra, một số loại cây cỏ, cây bụi. Có khả năng sống trong môi
trường ngập mặn cũng xuất hiện khá nhiều ở đây.
Điểm đặc biệt là các loài cây trong rừng ngập mặn này đều có
bộ rễ chùm như nơm. Phát triển chằng chịt giúp chúng bám chắc và lan rộng ra
xung quanh. Công dụng của bộ rễ cây rừng này còn giúp giảm vận tốc của dòng
chảy. Tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển.
Chính vì thế, rừng ngập mặn có công lớn trong việc giảm sức mạnh của con sóng,
thiên tai bão lụt từ biển…
Hệ sinh thái động vật: Khu rừng ngập mặn là nơi sinh sống của
nhiều loại động vật và đặc biệt đến 80% các loại hải sản chỉ sinh sống ở nơi đây.
Chúng ta có thể kể đến một số loài động vật đặc trưng như:
Các loài động vật sống thủy sinh như tôm, cua, cá, rùa, sò, động
vật đáy,…
Các loài động vật sống ở cạn, trong các khu rừng cây như khỉ,
cò, sếu, lợn rừng,…
Trang 4


Ngoài ra, nơi đây còn là môi trường sống của nhiều vi sinh vật

như tảo, nấm, dương xỉ,…
Rừng ngập mặn Cà Mau còn gọi là Rừng Sác, là điểm đến lý tưởng
cho nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái. Trong danh sách rừng ngập mặn thế
giới, rừng ngập mặn Cà Mau chỉ đứng sau rừng Amazon của Nam Mỹ. Rừng ngập
mặn mũi Cà Mau che phủ cả một vùng rộng lớn, với các loài cây đặc hữu: Đước,
mắm, vẹt, sú, dá, dừa nước... tạo môi trường thuận lợi cho quần thể động vật cư
ngụ, sinh trưởng. Hiện nay, rừng ngập mặn mũi Cà Mau trở thành khu rừng ngập
mặn lớn nhất Việt Nam và có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Hệ thực vật gồm
103 loài, chủ yếu là mắm, đước, sú, vẹt... Hệ động vật nơi đây cũng vô cùng phong
phú về giống, loài: Gồm: Cua biển, tôm sú, tôm thẻ bạc, sò huyết; cá ngát, cá dứa,
cá nâu, cá kèo, cá đối, thòi lòi... Nhiều loài và bò sát: Kỳ đà, hổ mang, hổ đước,
trăn gấm, đẻn cá cùng hàng trăm loài chim.
2. Khai thác và bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn
Giá trị của rừng ngập mặn: rừng ngập mặn ở nước ta không chỉ là
nguồn cây xanh điều hòa không khí, Là lá chắn phòng hộ ven biển mà còn mang
lại nhiều giá trị về lợi ích kinh tế cho người dân. Cụ thể:
Rừng ngập mặn cung cấp nhiều dược liệu, chất đốt, nguyên liệu
cho một số ngành công nghiệp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nuôi trồng thủy hải sản.
Địa điểm tham quan, tìm hiểu, khám phá về hệ sinh thái rừng
ngập mặn.
Với vai trò to lớn của rừng ngập mặn, chúng ta cần phải lưu ý một số
điểm sau để bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái này:
Các cơ quan nhà nước cần phải đẩy mạnh giám sát, kiểm tra,
đưa ra các chính sách quản lý và quy định pháp luật về các vấn đề liên quan đến hệ
sinh thái rừng ngập mặn.
Trang 5


Cần phải đưa hệ sinh thái rừng ngập mặn vào các khu bảo tồn,

do nhà nước sở hữu với những quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Cần phải xử lý nghiêm khắc các đối tượng có những hành vi tàn
phá các hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Khi thực hiện khai thác rừng ngập mặn là địa điểm kinh tế,
người dân cần phải tuân theo luật bảo vệ môi trường. Có thể đưa ra các chính sách
khuyến khích người dân thực hiện bảo vệ môi trường.
II. HỆ SINH THÁI VÙNG CỬA SÔNG
1. Đặc điểm của hệ sinh thái vùng cửa sông
Các bản đồ người Pháp vẽ về Nam Kỳ từ cuối thế kỷ 19 (năm 1884)
đến đầu thế kỷ 20 (năm 1901, 1902) ghi tên cho 9 cửa sông chính của sông Cửu
Long, lần lượt từ đông bắc xuống tây nam gồmː trên sông Tiền có 6 cửa Tiểu, Đại,
Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu, trên sông Hậu có 3 cửa Định An, Ba
Thắc (tức Ba Thắc (nhỏ)) và Tranh Đề. Hiện nay, hai trong số chín cửa sông Cửu
Long là Ba Lai và Bát Sắc đã bị nghẽn và nước đã không còn lưu thông được nữa.
Nguyên nhân bị nghẽn của sông Bát Sắc do các cồn cát ở hai cửa sông này phát
triển mạnh tạo nên rào chắn lớn làm nghẽn đường chảy của cửa sông. Còn nguyên
nhân nghẽn sông trên của sông Ba Lai là do tác động của con người, do xây dựng
hệ thống cống đập.
Các cửa sông có tuổi lịch sử trẻ hơn so với nhiều hệ tự nhiên khác. Sự
ra đời của các hệ cửa sông hiện đại gắn liền với lịch sử hình thành bờ biển, khoảng
dưới 2000 – 3000 năm về trước. Điều này có ảnh hưởng quyết định đến quá trình
thích nghi và tiến hóa của các loài sống trong vùng. Các hệ cửa sông đang trong
trạng thái phát triển thông qua hoạt động bồi tụ - bào mòn hoặc đất lấn biển hoặc
biển lấn đất và đầy biến động, do đó chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, đôi khi rất
khốc liệt đối với đời sống con người.

Trang 6


Điều kiện sống của vùng cửa sông, nhất là độ muối luôn biến động

trong biên độ lớn, từ 0,5 đến 30 (32) ‰ với tốc độ nhanh theo không gian và thời
gian, phụ thuộc vào các chu kì mùa của khí hậu và chu kì thủy triều.
Phân bố trong vùng cửa sông là những loài sinh vật rộng nhiệt và rộng
muối, hình thành nên các nhóm sinh thái đặc trưng: nhóm sinh vật nước ngọt thích
nghi với độ muối thấp ở phần đầu cửa sông, nhóm sinh vật cửa sông chính thức,
nhóm sinh vật biển rộng và hẹp muối xâm nhập vào vùng thấp cửa sông và nhóm
sinh vật di cư qua cửa sông (di cư sông – biển hoặc biển – sông) để sinh sản. Khu
hệ sinh vật cửa sông có tuổi lịch sử trẻ hơn so với các khu hệ phân bố ở các hệ sinh
thái khác trên cạn hoặc biển, chủ yếu có nguồn gốc biển. Do đó, số loài thích nghi
được với điều kiện sống ở vùng cửa sông không nhiều, nhưng ở đây nhờ thừa
hưởng nguồn thức ăn phong phú, ít kẻ thù chúng thường phát triển hưng thịnh về
số lượng, tạo nên sản lượng cao cho khai thác.
Do lịch sử hình thành và sự phân hóa cao về nơi sống nên mức đa
dạng sinh học của hệ cửa sông khá cao. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, vùng cửa
sông là “vườn ươm” ấu thể của các loài động vật biển, nơi nương tựa, lẩn trốn kẻ
thù, nơi kiếm ăn và bãi đẻ của nhiều loài, là cửa ngõ của các loài di cư sông – biển
(cá chình) hay biển – sông (cá mòi, cá nhảy)
Vùng cửa sông như một cái bẫy, bẫy vào đây nguồn muối khoáng và
chất hữu cơ từ lục địa được các dòng sông mang ra hoặc từ biển mang vào và được
hình thành tại chỗ, trong đó mùn bã hữu cơ đóng vai trò quan trọng nhất cho các
loài ăn mùn bã, một nhóm ưu thế, tham gia chính vào sự chuyển hóa vật chất và
năng lượng của hệ cửa sông.
2. Khai thác và bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái vùng cửa sông
Sự bồi đắp ở rìa các châu thổ là tiền đề quan trọng cho công cuộc quai
đê lấn biển, mở rộng đất đai. Châu thổ sông Cửu long có diện tích lớn khoảng
40000 km2 và hàng năm vẫn tiếp tục tiến ra biển với tốc độ cao như tại cửa Đại
Trang 7


(sông Tiền), tây nam mũi Cà Mau, …Ngược lại với quá trình bồi tụ là sự xói lở của

bờ biển như từ ghềnh Hào đến cực nam mũi Cà Mau đang bị xói lở mạnh, nhất là ở
Đầm dơi, Ngọc Hiển, …Đất bãi bồi ven biển sau khi chinh phục, được sử dụng với
nhiều mục đích, chủ yếu là nơi định cư, mở rộng đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, trồng và tu bổ rừng phòng hộ ven biển. Các hoạt động khai thác kinh tế vùng
cửa sông diễn ra mạnh mẽ vì tài nguyên vùng cửa sông rất phong phú, song đa
dạng sinh học là then chốt. Nhất thiết việc khai thác và sử dụng các dạng tài
nguyên chỉ được dừng ở mức tối ưu mà không được vượt quá giới hạn chịu đựng
của chúng.
III. HỆ SINH THÁI VÙNG NGẬP NƯỚC (RAMSAR)
1. Đặc điểm của hệ sinh thái vùng ngập nước (Ramsar)
Các hệ sinh thái đất ngập nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói
riêng là nơi tích lũy đa dạng sinh học cao, không những có vai trò cực kỳ quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, mà còn có chức năng vô cùng quan trọng
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, vui chơi giải trí phục vụ
đời sống xã hội hiện tại và tương lai.
Hệ sinh thái đất ngập nước là hệ rất nhạy cảm bởi sự tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp của tự nhiên và con người, nhiều hệ sinh thái đất ngập nước của
Việt Nam ở một số vùng được xác định quan trọng ở tầm quốc gia và quốc tế,
trong đó có các hệ sinh thái đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long như các
khu Ramsar ở Tràm Chim (Đồng Tháp), rừng ngập mặn mũi Cà Mau (tỉnh Cà
Mau), Láng Sen (tỉnh Long An) và Vườn quốc gia U Minh Thượng (tỉnh Kiên
Giang) …. Đó là nơi cư trú của các loài thực vật, động vật có giá trị kinh tế và giá
trị bảo tồn các nguồn gen quý tự nhiên tạo nên sự đa dạng sinh học cao của hệ. Đặc
biệt là nơi sinh sống và phát triển của các loài chim có cuộc sống gắn với môi
trường nước, nơi dừng chân của các loài chim di cư từ các nước trên thế giói. Các
vùng đất ngập nước Việt Nam từ xa xưa đã hình thành nên nhiều sân chim, đặc biệt
Trang 8


ở đồng bằng sông Cửu Long phải kể đến các sân chim lớn nhất như: Cà Mau, Bạc

Liêu (40 ha), Đầm Dơi (120 ha), Cái Nước (13 ha), Tràm Chim hơn 5.000 ha.
Trong các loài chim làm tổ ở rừng tràm thì loài già đẫy Java có số
lượng rất ít, là loài quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với khu vực
ASEAN và thế giới. Nhưng hiện nay, Việt Nam chỉ gặp chúng làm tổ ở Vườn quốc
gia U Minh, Cà Mau; Loài sếu đầu đỏ cũng là loài chim vô cùng quý ở Đông Nam
Á đã xuất hiện và thích nghi với môi trường ở Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện
Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Các loài sóc, khỉ, voọc, các loài dơi như dơi ngựa chỉ
phân bố ở các tỉnh phía Nam, tập trung nhất là ở Vườn quốc gia U Minh, tại các
sân chim Ngọc Hiển, Cái Nước (Cà Mau).
Vườn quốc gia Tràm Chim (thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp)
được ví như “một Đồng Tháp Mười thu nhỏ” với hệ sinh vật vô cùng phong phú,
đa dạng của vùng đất ngập nước. Vườn quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích tự
nhiên khoảng 7.588ha. Tổng thể vườn quốc gia Tràm Chim phân bố thành nhiều hệ
sinh thái như hệ sinh thái động vật, thực vật, rừng tràm, đồng ngập nước theo mùa,
đồng cỏ năng, đồng cỏ mồm, đồng có ống, đồng lúa ma, lác nước và hệ sinh thái
đầm lầy. Trong đó, hệ sinh thái động vật có hơn 100 loài động vật có xương sống,
40 loài cá và 147 loài chim nước. Nổi bật là những loài chim quý hiếm được xếp
vào sách đỏ thế giới cần được bảo vệ vì đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới
như ngan cánh trắng, te vàng, già đãy Java, bồ nông… và đặc biệt là loài sếu đầu
đỏ, một loài chim quý hiếm hiện đang được các tổ chức bảo tồn thế giới bảo vệ
nghiêm ngặt. Hệ sinh thái thực vật ở vườn quốc gia Tràm Chim đã góp phần làm
đa dạng các quần xã thực vật tự nhiên. Theo thống kê từ 10 năm trở lại đây, vườn
quốc gia Tràm Chim có khoảng 130 loài thực vật, phân bố xen kẽ với nhau tạo
thành những quần xã thực vật đặc trưng. Hệ sinh thái rừng tràm có diện tích
khoảng 2968ha, đây là nơi cư ngụ của nhiều loài cò, chim như cò trắng, cò bợ, cò
lửa, cò lép, vạc, diệc lửa, diệc xám, điêng điểng, cồng cộc, cú ngòi, v.v… Ngoài
Trang 9


ra, vườn quốc gia Tràm Chim còn phân bố nhiều hệ sinh thái như đồng cỏ mồm,

đồng cỏ lác… Mỗi hệ sinh thái đều có cảnh quan thiên nhiên và nét đặc trưng
riêng.
2. Khai thác và bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái vùng ngập nước
(Ramsar)
Với sự trù phú và đa dạng sinh học của các khu Ramsar ở đồng bằng
sông Cửu Long, lợi ích kinh tế đem lại khi khai thác tài nguyên của khu vực này là
rất lớn. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và
đang mang đến những tác động tiêu cực cho hệ sinh thái nơi đây.
Theo các kịch bản dự báo về biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất nóng
lên, mực nước biển sẽ dâng từ 75 cm đến 1 m vào năm 2100 thì có khoảng 20 đến
30% diện tích vùng thấp đồng bằng sông Cửu Long bị ngập làm cho nhiều sinh
cảnh tự nhiên quan trọng, trong đó có các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,
khu dự trữ thiên nhiên kể cả các khu Ramsar sẽ bị ảnh hưởng. Có nghĩa là thành
phần các loài thực vật, động vật hoang dã nêu ở trên sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp như mất nơi sống, hoặc mất nguồn dinh dưỡng. Chẳng hạn các loài voọc,
khỉ, dơi ngựa, các loài sóc, các loài chim ở vùng đất ngập nước chỉ sống và làm tổ
trên các cành cây. Nguồn thức ăn chủ yếu là quả, lá, côn trùng, nhưng khi thời tiết
thay đổi, nắng mưa bất thường làm biến động nguồn thức ăn nơi ở sẽ là mối nguy
cho sự tồn tại phát triển của các loài.
Một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái Ramsar:
- Cần có dự báo cụ thể trên cơ sở khoa học các vùng sẽ bị ảnh
hưởng nặng (khoanh trên bản đồ) để có biện pháp ngăn ngừa, thích ứng khi có khí
hậu cực đoan xảy ra.
- Kiểm soát thường xuyên để kịp thời loại trừ có hiệu quả các loài
sinh vật ngoại lai xâm hại (cây mai dương, ốc bươu vàng, rùa tai đỏ) trong hệ sinh

Trang 10


thái đất ngập nước vì loài ngoại lai sẽ xâm chiếm môi trường sống của các loài bản

địa, đẩy lùi loài bản địa ra khỏi khu sinh cư.
- Bảo đảm nguồn nước sạch, lưu thông chống ô nhiễm nguồn
nước tại các khu đất ngập nước của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu
Ramsar trong các vùng miền của đất nước.
- Xây dựng các tiêu chí hướng dẫn cộng đồng địa phương sử dụng
khôn khéo các loài có giá trị kinh tế ở hệ sinh thái đất ngập nước ở các địa phương.
- Cần có chính sách phù hợp giúp cộng đồng địa phương phát triển
nền kinh tế xanh nhằm góp phần cải thiện đời sống tinh thần và vật chất bằng các
nguồn tài nguyên vùng đất ngập nước ở các địa phương (du lịch sinh thái bền
vững), nuôi trồng các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp, Bộ, cộng đồng
về vai trò, chức năng quan trọng của hệ sinh thái đất ngập nước đối với cuộc sống
hiện tại và tương lai. Có cơ chế phối hợp đồng bộ các cấp, các ngành có liên quan
từ Trung ương đến địa phương.
KẾT LUẬN
Các hệ sinh thái đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và
các hệ sinh thái ở Việt Nam nói chung có tính đa dạng sinh học phong phú, đặc
sắc, phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài như tác
động của thiên nhiên, đặc biệt là tác động của con người.
Có thể thấy, đa dạng sinh học là rường cột cho hoạt động của các hệ
sinh thái vốn cung cấp các dịch vụ cho xã hội loài người. Do đó, việc tiếp tục mất
đa dạng sinh học sẽ gây ảnh hưởng cho đời sống con người hiện tại và tương lai.
Với vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đó, việc giảm thiểu tốc độ mất đa dạng
sinh học sẽ là một đóng góp quan trọng cho giảm nghèo và cho lợi ích xã hội của
nước ta nói riêng, của sự sống trên Trái đất nói chung. Vì lý do đó, Liên hiệp quốc
đã lựa chọn năm 2010 là năm quốc tế đa dạng sinh học. Trong cuộc họp các bên
Trang 11


tham gia Công ước đa dạng sinh học lần thứ 10, tại thành phố Nagoya, tỉnh Aichi,

Nhật Bản, các nước thành viên cam kết sẽ xây dựng một chiến lược mới cho các
thập kỷ tiếp theo bao gồm tầm nhìn đến năm 2050 và sứ mệnh đến năm 2020 về đa
dạng sinh học, đồng thời hành động thực hiện cho quốc gia mình nhằm đạt được
mục tiêu của quốc gia cũng như mục tiêu chung toàn cầu về bảo tồn đa dạng sinh
học.
Để phát triển bền vững, cần khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
của các hệ sinh thái và có biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của
mọi người dân và các Quốc Gia trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Khoa (CB), 2012, Khoa học môi trường. Giáo dục, Việt Nam
2. Vũ trung tạng, 2009, tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 10.
3. Campbell N.A. et al., 2011. Sinh học. Giáo dục, Hà Nội.
4. Vũ Trung Tạng, 2000. Cơ sở sinh thái học. Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1996. Sách Đỏ Việt Nam (Phần
Thực vật). Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Bộ Khoa học, Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007.
Sách Đỏ Việt Nam (Phần Động vật). Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

Trang 12



×