Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

NGHIÊN CỨU BỘT ỚT ĐÃ CHIẾU XẠ GAMMA BẰNG CƠ CHẾ NHIỆT HUỲNH QUANG. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN DUY SANG

NGHIÊN CỨU BỘT ỚT ĐÃ CHIẾU XẠ GAMMA
BẰNG CƠ CHẾ NHIỆT HUỲNH QUANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGHIÊN CỨU BỘT ỚT ĐÃ CHIẾU XẠ GAMMA
BẰNG CƠ CHẾ NHIỆT HUỲNH QUANG

Ngành: Vật lý nguyên tử và hạt nhân
Mã Số: 62 44 05 01
Phản biện 1: PGS. TS. Đỗ Quang Bình
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn An Sơn
Phản biện 3: TS. Hồ Mạnh Dũng
Phản biện độc lập 1: TS. Hoàng Sỹ Thân
Phản biện độc lập 2: TS. Nguyễn Tất Thắng
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. TRẦN VĂN HÙNG
2. PGS. TS. NGUYỄN QUỐC HIẾN

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019




a

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn TS. Trần Văn Hùng và
PGS. TS. Nguyễn Quốc Hiến. Hai Thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả Thầy, Cô của Bộ môn Vật lý Hạt nhân,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã
truyền thụ những kiến thức nền tảng giúp tôi có những kiến thức ban đầu để có thể
thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã giúp đỡ tôi để luận
án có thể được hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô của Khoa Khoa học Tự nhiên - Trường Đại học
Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có nhiều thời gian nhất dành cho việc
nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên đã hỗ trợ tôi các thủ tục cần thiết trong quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã hỗ trợ và động viên tôi trong toàn bộ
thời gian để tôi có thể yên tâm hoàn thành khóa học.


b

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Toàn bộ
dữ liệu trong luận án là của chính bản thân thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học

của TS. Trần Văn Hùng và PGS. TS. Nguyễn Quốc Hiến chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào mà tôi chưa tham gia.
Tác giả luận án

Nguyễn Duy Sang


i

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................a
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... b
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ................................................................................ vii
Danh mục các bảng ................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN THỰC
PHẨM ĐÃ CHIẾU XẠ ..............................................................................................6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .........................................................................6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...............................................................8
1.1.3. Những vấn đề liên quan đến luận án ..........................................................9
1.2. Công nghệ bức xạ và ứng dụng trong bảo quản thực phẩm ................................9
1.2.1. Công nghệ bức xạ .......................................................................................9
1.2.2. Thực phẩm chiếu xạ gamma .....................................................................10
1.3. Phát hiện thực phẩm chiếu xạ ............................................................................13
1.3.1. Các phương pháp phát hiện thực phẩm chiếu xạ......................................13
1.3.2. Lựa chọn phương pháp và thực phẩm cho nghiên cứu ............................14
1.4. Thiết bị nghiên cứu xác định thực phẩm chiếu xạ .............................................14
1.4.1. Thiết bị chiếu xạ gamma ..........................................................................14
1.4.2. Hệ đo nhiệt huỳnh quang ..........................................................................16

1.5. Kết luận chương 1 ..............................................................................................19


ii

CHƯƠNG 2. NHIỆT HUỲNH QUANG VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHÁT HIỆN
THỰC PHẨM CHIẾU XẠ ......................................................................................20
2.1. Cơ chế nhiệt huỳnh quang ..................................................................................20
2.1.1. Hiện tượng nhiệt huỳnh quang .................................................................20
2.1.2. Cơ chế đơn giản giải thích hiện tượng nhiệt huỳnh quang .......................20
2.1.3. Các khuyết tật, bẫy, tâm bẫy, tâm tái hợp và tâm màu.............................21
2.1.4. Các vùng năng lượng trong tinh thể .........................................................22
2.1.5. Sự tái hợp ..................................................................................................24
2.2. Các mô hình của hiện tượng nhiệt huỳnh quang................................................24
2.2.1. Mô hình một bẫy và một tâm tái hợp .......................................................25
2.2.2. Mô hình động học bậc một .......................................................................27
2.2.3. Mô hình động học bậc hai ........................................................................28
2.2.4. Mô hình động học bậc tổng quát ..............................................................29
2.3. Ứng dụng nhiệt huỳnh quang trong phát hiện thực phẩm chiếu xạ ...................30
2.3.1. Nguyên tắc đo phổ nhiệt huỳnh quang .....................................................30
2.3.2. Qui trình tách khoáng thực phẩm chiếu xạ ...............................................31
2.3.3. Nhận xét ....................................................................................................32
2.4. Thực nghiệm xử lý mẫu bột ớt ...........................................................................33
2.4.1. Qui trình tách khoáng của mẫu bột ớt ......................................................33
2.4.2. Đo phổ nhiệt huỳnh quang của mẫu bột ớt...............................................36
2.4.3. Nhận xét ....................................................................................................37
2.5. Kết luận chương 2 ..............................................................................................37


iii


CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ PHỔ NHIỆT
HUỲNH QUANG ....................................................................................................38
3.1. Mô phỏng và phân tích phổ nhiệt huỳnh quang .................................................38
3.1.1. Chương trình R .........................................................................................38
3.1.2. Gói thư viện TGCD của chương trình R ..................................................39
3.1.3. Mô phỏng phổ nhiệt huỳnh quang theo các thông số ban đầu .................42
3.1.4. Phân tích phổ nhiệt huỳnh quang thực nghiệm ........................................44
3.1.5. Nhận xét ....................................................................................................47
3.2. Các phương pháp xác định thông số bẫy ...........................................................47
3.2.1. Phân tích phổ nhiệt huỳnh quang bằng cách lấy gia tăng ban đầu ...........47
3.2.2. Phân tích phổ nhiệt huỳnh quang bằng cách lấy toàn bộ đỉnh .................50
3.2.3. Phân tích phổ nhiệt huỳnh quang dựa vào hình dạng đỉnh.......................52
3.2.4. Phương pháp giải chập phổ nhiệt huỳnh quang .......................................55
3.2.5. Sai số và độ chính xác trong phép phân tích phổ nhiệt huỳnh quang ......57
3.3. Xác định các đặc trưng của phổ nhiệt huỳnh quang ..........................................57
3.3.1. Phương pháp xóa nhiệt .............................................................................57
3.3.2. Kiểm tra tính bão hòa của mẫu .................................................................58
3.3.3. Hiện tượng suy giảm cường độ nhiệt huỳnh quang .................................65
3.3.4. Ước lượng thời gian sống của bẫy nhiệt huỳnh quang .............................66
3.4. Ước lượng liều xạ của mẫu ................................................................................70
3.4.1. Phương pháp ước lượng liều xạ................................................................70
3.4.2. Thực nghiệm ước lượng liều xạ ...............................................................70
3.5. Kết luận chương 3 ..............................................................................................71


iv

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỘT ỚT ĐÃ CHIẾU XẠ .................72
4.1. Xác định các đặc trưng của phổ nhiệt huỳnh quang của bột ớt .........................72

4.1.1. Phân biệt các mẫu bột ớt dựa vào vị trí đỉnh phổ nhiệt huỳnh quang ......72
4.1.2. Ước lượng thời gian tồn tại phổ nhiệt huỳnh quang của mẫu bột ớt ........74
4.1.3. Kết luận về sự bão hòa của mẫu bột ớt.....................................................77
4.2. Xác định tính chiếu xạ của mẫu dựa trên việc tái chiếu xạ ................................78
4.2.1. Phân biệt mẫu bột ớt đã chiếu xạ ..............................................................78
4.2.2. Ước lượng liều xạ của mẫu bột ớt ............................................................79
4.3. Xác định thông số động học của bột ớt ..............................................................81
4.3.1. Năng lượng bẫy ........................................................................................81
4.3.2. Tần số thoát của electron tại bẫy ..............................................................88
4.3.3. Bậc động học ............................................................................................89
4.3.4. Tỷ số tái hợp và tái bẫy ............................................................................89
4.4. Sự phù hợp của phổ nhiệt huỳnh quang theo các mô hình động học ................90
4.4.1. Phân tích phổ nhiệt huỳnh quang của mẫu bột ớt dạng đỉnh đơn ............90
4.4.2. Tách phổ nhiệt huỳnh quang của mẫu bột ớt thành ba đỉnh .....................92
4.5. Kết luận chương 4 ..............................................................................................96
KẾT LUẬN ..............................................................................................................98
HƯỚNG PHÁT TRIỂN........................................................................................101
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104
PHỤ LỤC ...............................................................................................................113


v

Các chữ viết tắt
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

FOM


Thông số đánh giá độ tin cậy Figure Of Merit

GCD

Giải chập đường cong

Glow Curve Deconvolution

GOK

Động học bậc tổng quát

General-Orders of Kinetics

IR

Gia tăng ban đầu

Initial Rise

OTOR

Một bẫy một tái hợp

One Trap-One Recombination

PS

Hình dạng đỉnh


Peak Shape

TL

Nhiệt huỳnh quang

Thermoluminescence

TLD

Hệ đo nhiệt huỳnh quang

Thermoluminescence Dosimetry

TGCD

Giải chập đường cong nhiệt Thermoluminescence

WGP

Tiếng Anh

huỳnh quang

Curve Deconvolution

Toàn bộ đỉnh

Whole Glow Peak


Glow


vi

Kí hiệu các đại lượng
Kí hiệu Đơn vị
An

(cm3s−1)

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Xác suất tái bẫy

Probability

coefficient

of

electron retrapping in the traps
Ah

(cm3s−1)

Xác suất tái hợp


Probability

coefficient

of

electron recombining with holes
b
E

Bậc động học
(eV)

Kinetic order

Năng lượng bẫy hoặc Activation energy or trap depth
độ sâu bẫy

k

(eVK−1)

Hằng số Boltzmann

Boltzmann’s constant

n0

(cm−3)


Mật độ ban đầu ở bẫy

Initial concentration of filled
traps

N

(cm−3)

R

Mật độ tổng ở bẫy

Total trap concentration

Tỷ số tái bẫy và tái hợp Retrapping recombination cross
section ratio

s

(s-1)

Tần số thoát

Frequency factor



(Ks-1)


Tốc độ gia nhiệt

Heating rate

t

(oC)

Nhiệt độ

Temperature

T

(K)

Nhiệt độ tuyệt đối

Absolute temperature

𝜏

(s)

Thời gian sống

Lifetime



vii

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 1.1. Thiết bị chiếu xạ SVST Co-60/B (Nguồn: Vinagamma) .........................15
Hình 1.2. Sơ đồ nguyên lí hệ đo TLD [39] ..............................................................16
Hình 1.3. Hệ đo TLD Rexon UL-320 ......................................................................17
Hình 2.1. Giản đồ vùng năng lượng mô tả hiện tượng TL .......................................25
Hình 2.2. Giản đồ năng lượng mô tả mô hình hai mức (OTOR) [13]......................26
Hình 2.3. Nguyên tắc đo phổ TL để xác định thực phẩm chiếu xạ [65] ..................30
Hình 2.4. Một số bước tách khoáng [64] ..................................................................33
Hình 2.5. Thu và bảo quản mẫu sau quá trình xử lý tách khoáng ............................35
Hình 2.6. Qui trình tách khoáng của mẫu bột ớt ......................................................36
Hình 2.7. Khay chứa mẫu của hệ đo TLD UL-320 ..................................................36
Hình 3.1. Lưu đồ phương pháp giải chập phổ TL [59] ............................................41
Hình 3.2. Mô phỏng phổ TL dạng đỉnh đơn.............................................................43
Hình 3.3. Mô phỏng năm đỉnh phổ TL.....................................................................44
Hình 3.4. Phổ TL của mẫu KL1 thực nghiệm [59] ..................................................45
Hình 3.5. Phổ TL của mẫu TLD-100 .......................................................................46
Hình 3.6. Phổ TL của mẫu TLD-700 .......................................................................46
Hình 3.7. Phương pháp gia tăng ban đầu IR ............................................................47
Hình 3.8. Tính năng lượng bẫy bằng phương pháp IR .............................................49
Hình 3.9. Phương pháp lấy toàn bộ đỉnh WGP ........................................................50
Hình 3.10. Tính năng lượng bẫy bằng phương pháp WGP ......................................52
Hình 3.11. Mô tả phương pháp dựa vào hình dạng đỉnh PS ....................................53


viii

Hình 3.12. Giải chập phổ TL dùng phương pháp GCD ...........................................56
Hình 3.13. Phổ TL của mẫu bão hòa và mẫu chưa bão hòa .....................................61

Hình 3.14. Các đỉnh phổ TL của mẫu gồm năm đỉnh ..............................................62
Hình 3.15. Giải chập phổ KL1 của mẫu thực nghiệm dạng đỉnh đơn [59] ..............63
Hình 3.16. Tách đỉnh để xác định tính bão hòa của từng đỉnh của mẫu TLD-100 ..64
Hình 3.17. Tách đỉnh để xác định tính bão hòa của từng đỉnh của mẫu TLD-700 ..65
Hình 3.18. Ước lượng liều trên một loại rau thơm bởi D’Oca và cộng sự [19] .......70
Hình 4.1. Phổ TL của mẫu bột ớt được chiếu xạ với liều xạ khác nhau ..................72
Hình 4.2. Xác định vị trí phổ TL của mẫu bột ớt .....................................................73
Hình 4.3. Phổ TL của mẫu bột ớt có liều xạ 8 kGy sau 15 ngày và 30 ngày ...........74
Hình 4.4. Khảo sát fading của mẫu bột ớt ................................................................75
Hình 4.5. Ước lượng mẫu bột ớt chưa chiếu xạ .......................................................79
Hình 4.6. Ước lượng mẫu bột ớt với liều xạ 2 kGy .................................................80
Hình 4.7. Làm khớp tính các giá trị E của mẫu bột ớt bằng phương pháp IR .........82
Hình 4.8. Làm khớp tính giá trị E của mẫu bột ớt bằng phương pháp WGP ...........84
Hình 4.9. Giải chập phổ TL của mẫu chiếu xạ 8 kGy bảo quản ở 15 ngày .............87
Hình 4.10. Giải chập phổ TL của mẫu chiếu xạ 8 kGy bảo quản ở 30 ngày ...........87
Hình 4.11. Phân tích phổ TL của mẫu bột ớt theo mô hình OTOR .........................89
Hình 4.12. Giải chập phổ TL của mẫu bột ớt liều xạ 8 kGy ....................................92


ix

Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Liều xạ, mục đích xử lý và loại thực phẩm [25] ......................................11
Bảng 1.2. Danh mục thực phẩm được phép chiếu xạ và các giới hạn liều ...............12
Bảng 1.3. Các phương pháp phát hiện thực phẩm chiếu xạ [79] ..............................13
Bảng 1.4. Tính năng kỹ thuật của thiết bị SVST Co-60/B (Nguồn: Vinagamma) ...15
Bảng 1.5. Thông số kỹ thuật cơ bản của hệ đo Rexon UL-320 ................................18
Bảng 3.1. Các thông số cho mô phỏng mẫu có phổ dạng đỉnh đơn .........................42
Bảng 3.2. Các thông số cho mô phỏng mẫu có phổ gồm năm đỉnh .........................43
Bảng 3.3. Số liệu thực nghiệm dùng để tính năng lượng bẫy [58] ...........................48

Bảng 3.4. Các thông số cho tính toán theo phương pháp IR ....................................49
Bảng 3.5. Các thông số cho tính toán theo phương pháp WGP ...............................51
Bảng 3.6. Các thông số cho mô phỏng mẫu bão hòa và chưa bão hòa ....................60
Bảng 3.7. Tính bão hòa của các mẫu mô phỏng dạng đỉnh đơn ...............................61
Bảng 3.8. Tính bão hòa của mẫu gồm năm đỉnh ......................................................62
Bảng 3.9. Tính bão hòa của các đỉnh phổ TL của mẫu TLD-100 ............................64
Bảng 3.10. Xác định tính bão hòa của các đỉnh phổ TL của mẫu TLD-700 ............65
Bảng 3.11. Kết quả xác định bán thời gian sống ......................................................69
Bảng 4.1. Cường độ cực đại của đỉnh TL ở các mức liều xạ khác nhau ..................73
Bảng 4.2. Chỉ số fading theo thời gian bảo quản của mẫu bột ớt .............................75
Bảng 4.3. Ước lượng thời gian sống của electron theo mô hình GOK ....................76
Bảng 4.4. Ước lượng bán thời gian sống của electron tại bẫy TL của mẫu bột ớt ...77
Bảng 4.5. Kiểm tra tính bão hòa của các mẫu bột ớt ................................................77


x

Bảng 4.6. Phân biệt mẫu bột ớt đã chiếu xạ bằng phương pháp tỷ lệ ......................78
Bảng 4.7. Kết quả xác định liều xạ của bột ớt ..........................................................80
Bảng 4.8. Kết quả xác định liều xạ của mẫu rau thơm cho bởi D’Oca và cộng sự ..81
Bảng 4.9. Các giá trị E của mẫu bảo quản 15 ngày tính bằng phương pháp IR .......82
Bảng 4.10. Các giá trị E của mẫu bảo quản 30 ngày tính bằng phương pháp IR .....83
Bảng 4.11. Các giá trị E của mẫu hạt vừng cho bởi Correcher và cộng sự [18] ......83
Bảng 4.12. Các giá trị E của mẫu sau 15 ngày được tính bằng phương pháp WGP 85
Bảng 4.13. Các giá trị E của mẫu sau 30 ngày được tính bằng phương pháp WGP 85
Bảng 4.14. Các thông số hình học của mẫu liều xạ 8 kGy .......................................86
Bảng 4.15. Giá trị E của mẫu liều xạ 8 kGy được tính bằng phương pháp PS ........86
Bảng 4.16. Giải chập phổ TL của mẫu bột ớt liều xạ 8 kGy theo dạng đỉnh đơn ....88
Bảng 4.17. Tần số thoát của mẫu liều xạ 8 kGy được tính bằng phương pháp PS ..88
Bảng 4.18. Kết quả các thông số của mẫu với mô hình GOK và OTOR .................90

Bảng 4.19. Giải chập phổ TL của mẫu bột ớt với ba đỉnh........................................93


1

MỞ ĐẦU
Thực phẩm được xem là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Hiện
nay, thế giới đang phải đối mặt với vấn đề về gia tăng dân số, cùng với đó là vấn đề
về sản lượng và chất lượng thực phẩm, chọn lựa thực phẩm sao cho sạch và an toàn.
Việc bảo quản thực phẩm không tốt sẽ làm cho thực phẩm hư hao hàng loạt. Ngoài
ra, chúng ta cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nguồn năng lượng toàn
cầu, việc bảo quản thực phẩm gặp nhiều khó khăn nếu dùng các nguồn năng lượng
như than đá, khí đốt. Chiếu xạ thực phẩm với những thuận lợi nhất định được xem là
phương pháp hiệu quả trong bảo quản thực phẩm. Ngày nay, càng có nhiều quốc gia
trên thế giới sử dụng chiếu xạ để bảo quản thực phẩm nhằm gia tăng thời gian bảo
quản và cải tiến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bằng nhãn quan con người không thể phân biệt được đâu là mẫu thực phẩm
đã chiếu xạ. Nhu cầu phải có những thủ tục pháp lý để khẳng định chính xác liệu thực
phẩm đã chiếu xạ hay chưa trong thương mại hóa thực phẩm chiếu xạ. Thực phẩm
chiếu xạ được sử dụng ngày càng nhiều, những tiêu chuẩn phát hiện thực phẩm ở các
nước cũng khác nhau do việc áp dụng những kỹ thuật chiếu xạ và do nhu cầu về nhãn
dán chiếu xạ của từng nước. Đối mặt với vấn đề này, cần có một phương pháp phát
hiện thực phẩm chiếu xạ sao cho chắc chắn để có hành lang pháp lý và đạt được sự
chấp nhận của người tiêu dùng. Hội nghị thương mại quốc tế về thực phẩm chiếu xạ
đã được tổ chức ở Geneva năm 1988 [30] khuyến nghị các nước nên tăng cường
nghiên cứu các phương pháp phát hiện thực phẩm để kiểm soát thực phẩm chiếu xạ
tạo niềm tin cho khách hàng.
Xác định thực phẩm chiếu xạ trước hết là phân biệt được mẫu thực phẩm đã
chiếu xạ hay chưa, sau đó là ước lượng liều xạ của mẫu thực phẩm. Theo tiêu chuẩn
TCVN 7412 [3] phát hiện thực phẩm chính là phát hiện các bức xạ đã chiếu lên thực

phẩm. Trong nghiên cứu, mẫu thực phẩm là bột ớt ngoài việc phát hiện bột ớt đã


2

chiếu xạ còn xác định các thông số đặc trưng về phổ nhiệt huỳnh quang, ước lượng
thời gian còn có thể đo phổ nhiệt huỳnh quang.
Có nhiều phương pháp để phát hiện thực phẩm đã chiếu xạ như: phương pháp
vật lý bao gồm quang phát quang, nhiệt phát quang, electron cộng hưởng; phương
pháp hóa học; phương pháp sinh học. Tùy vào chủng loại thực phẩm mà ta chọn lựa
phương pháp nghiên cứu phù hợp. Đối với các thực phẩm như gia vị có thể tách
khoáng được dựa theo tiêu chuẩn quốc tế EN 1788 [23] dùng phương pháp nhiệt
huỳnh quang để phát hiện thực phẩm.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến việc phát hiện
thực phẩm dùng phương pháp nhiệt huỳnh quang [4, 22, 40, 52, 71, 72]. Ở Việt Nam,
ứng dụng nhiệt huỳnh quang và công nghệ bức xạ đã phát triển nhanh chóng trong
những năm gần đây [21, 32, 33, 37, 51, 56, 82] nhưng vấn đề phát hiện thực phẩm
bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu.
Luận án được thực hiện với mục đích phát hiện bột ớt đã chiếu xạ, đưa ra các
kết luận chính xác về mức liều xạ và các đặc trưng về phổ nhiệt huỳnh quang của
mẫu bột ớt, từ những phương pháp nghiên cứu này sẽ làm cơ sở để ứng dụng cho các
loại thực phẩm khác.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phổ nhiệt huỳnh quang của bột ớt.
Phương pháp nghiên cứu của luận án là thực nghiệm kết hợp với mô phỏng
phân tích và xử lý phổ nhiệt huỳnh quang của bột ớt, các phương pháp kiểm tra tính
bão hòa, xác định chỉ số fading theo thời gian, ước lượng thời gian tồn tại của phổ
nhiệt huỳnh quang.
Nội dung của luận án: bố cục của luận án bao gồm bốn chương chính không
kể phần mở đầu và kết luận: Chương 1: Tổng quan về các phương pháp phát hiện
thực phẩm đã chiếu xạ, Chương 2: Nhiệt huỳnh quang và ứng dụng trong phát hiện

thực phẩm chiếu xạ, Chương 3: Các phương pháp phân tích và xử lý phổ nhiệt huỳnh
quang, Chương 4: Kết quả nghiên cứu bột ớt đã chiếu xạ.


3

Ở chương 1, luận án đã trình bày tổng quan về các phương pháp phát hiện thực
phẩm đã chiếu xạ, tình hình sử dụng công nghệ bức xạ trong nước và trên thế giới,
ứng dụng của công nghệ bức xạ trong bảo quản thực phẩm và các vấn đề liên quan.
Trong chương này, luận án cũng nêu ra các phương pháp phát hiện thực phẩm đã
chiếu xạ, lựa chọn phương pháp và mẫu thực phẩm phù hợp để nghiên cứu, nêu ra
các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu phát hiện thực phẩm chiếu xạ.
Trong chương 2, luận án đã trình bày về cơ chế nhiệt huỳnh quang và một số
khái niệm liên quan đến hiện tượng nhiệt huỳnh quang. Chương này nêu lên các mô
hình động học của hiện tượng nhiệt huỳnh quang bao gồm mô hình hai mức, mô hình
bậc một, mô hình bậc hai và mô hình bậc tổng quát. Dựa trên các mô hình động học
để giải thích các tính chất đặc trưng của phổ nhiệt huỳnh quang. Ngoài ra, ở chương
này cũng trình bày nguyên tắc phát hiện thực phẩm bằng phương pháp nhiệt huỳnh
quang, thực nghiệm đo mẫu bột ớt, qui trình tách khoáng từ thực phẩm và tách khoáng
từ bột ớt. Tầm quan trọng của việc tách khoáng và hóa chất cần thiết cho việc tách
khoáng cũng được nêu ra trong chương 2. Trong quá trình tách khoáng, hóa chất để
tách tỷ trọng bắt buộc sử dụng là dung dịch natri polytungstate. Việc tách khoáng
thành công từ thực phẩm đóng vai trò quyết định sự thành công của việc phát hiện
thực phẩm chiếu xạ.
Chương 3 với nội dung: Các phương pháp phân tích và xử lý phổ nhiệt huỳnh
quang. Chương 3 trình bày phương pháp mô phỏng phổ nhiệt huỳnh quang và vẽ phổ
nhiệt huỳnh quang thực nghiệm dựa vào gói thư viện TGCD của chương trình R.
Chương này đưa ra các phương pháp xác định các tính chất và đặc trưng của phổ
nhiệt huỳnh quang. Các phương pháp được đưa ra như phương pháp xóa nhiệt nhằm
tìm ra vị trí và đỉnh của phổ nhiệt huỳnh quang, phương pháp xác định tính bão hòa

của mẫu bằng phương pháp bán thực nghiệm và xác định chỉ số fading theo thời gian
bảo quản mẫu. Các phương pháp xác định các thông số bẫy bao gồm các phương
pháp: gia tăng ban đầu (IR), lấy toàn bộ đỉnh (WGP), dựa vào hình dạng đỉnh (PS)
và giải chập (GCD). Mỗi phương pháp phân tích đều có những đặc trưng riêng trong


4

việc xác định các thông số động học cả bẫy nhiệt huỳnh quang. Phương pháp IR cần
ít số liệu thực nghiệm nhưng vẫn thực hiện được yêu cầu của việc tính toán các giá
trị năng lượng của bẫy. Phương pháp WGP sử dụng hầu như toàn bộ số liệu phổ nhiệt
huỳnh quang nên ngoài việc ước lượng được giá trị năng lượng bẫy còn xác định
được bậc động học của phổ nhiệt huỳnh quang. Phương pháp PS dựa trên các tính
chất đặc trưng của cả phổ nhiệt huỳnh quang như bề rộng nửa đỉnh, quãng nhiệt độ
của nửa đỉnh phổ nhiệt huỳnh quang để xác định được năng lượng bẫy, bậc động học
và tần số thoát. Phương pháp GCD có thể dùng để xác định các thông số động học cơ
bản của đỉnh phổ nhiệt huỳnh quang. Ngoài ra, một số thông số quan trọng khác của
bẫy nhiệt huỳnh quang là thời gian sống của electron ở bẫy nhiệt huỳnh quang cũng
được ước lượng nhằm xác định sự tồn tại của phổ nhiệt huỳnh quang khi đo phổ theo
thời gian bảo quản mẫu.
Cuối cùng, chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu bột ớt đã chiếu xạ. Luận
án đã đạt được các kết quả trong phát hiện bột ớt đã chiếu xạ bao gồm phân biệt được
mẫu bột ớt đã chiếu xạ và không chiếu xạ, ước lượng liều xạ dựa trên việc tái chiếu
xạ thông qua các kết quả đo được từ phổ nhiệt huỳnh quang, xác định các đặc trưng
của phổ nhiệt huỳnh quang của mẫu bột ớt thông qua các thông số động học, ước
lượng thời gian còn có thể đo phổ TL của mẫu bột ớt, xác định sự phù hợp của phổ
nhiệt huỳnh quang của mẫu bột ớt theo các mô hình động học. Kết quả nghiên cứu
mẫu bột ớt cho thấy phổ nhiệt huỳnh quang của mẫu bột ớt đã chiếu xạ có một đỉnh
chính nằm ở vị trí nhiệt độ cỡ 200 oC. Phương pháp kiểm tra tính bão hòa của mẫu
được đưa ra dựa trên hai mô hình GOK và OTOR. Khi khảo sát tính bão hòa của mẫu

bột ớt cho thấy các mẫu bột ớt với các mức liều xạ lên đến 8 kGy vẫn chưa đạt đến
trạng thái bão hòa. Đối với việc khảo sát fading, fading của mẫu bột ớt sau khoảng
thời gian 15 ngày luôn nhỏ hơn 2 %. Phổ nhiệt huỳnh quang của mẫu vẫn đo được
trong khoảng thời gian kéo dài đến nhiều tháng. Khi nghiên cứu phổ nhiệt huỳnh
quang của bột ớt cần quan tâm đến một thông số khác đó là thời gian sống electron ở


5

bẫy. Giá trị này cho thấy, phổ nhiệt huỳnh quang của mẫu bột ớt còn có thể đo được
đến vài tháng.
Vấn đề chính trong chiếu xạ thực phẩm là bằng cách nào để có thể phân biệt
được mẫu thực phẩm đã chiếu xạ hay chưa trong khi các mẫu thực phẩm này nhìn bề
ngoài không khác gì nhau. Qua nghiên cứu của luận án, vấn đề này không chỉ dừng
lại ở việc có thể phân biệt được mẫu đã chiếu xạ hay chưa mà còn cho phép ước lượng
được liều xạ của các mẫu thực phẩm, ước lượng tính bão hòa của mẫu, ước lượng sự
tồn tại của phổ nhiệt huỳnh quang theo thời gian bảo quản của mẫu.
Ý nghĩa khoa học của luận án là dựa trên các kết quả nghiên cứu kết hợp giữa
mô phỏng và thực nghiệm để xác định các đặc trưng của mẫu thực phẩm là bột ớt,
đưa ra phương pháp xác định sự bão hòa, ước lượng sự tồn tại của phổ nhiệt huỳnh
quang theo thời gian.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án là đưa ra cơ sở thực nghiệm để phân biệt các
mẫu thực phẩm đã chiếu xạ, ước lượng được liều xạ cho mẫu thực phẩm, chứng minh
thực phẩm chiếu xạ đúng liều rất an toàn, tạo tâm lý an tâm của người tiêu dùng đối
với thực phẩm chiếu xạ.
Trong quá trình thực hiện luận án này, các kết quả thu được đã được công bố
trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước (các công trình được nêu ra trong phần
danh mục công trình đã công bố). Đặc biệt, có ba công trình được công bố trên hai
tạp chí quốc tế uy tín nằm trong danh mục SCIE của Clarivate Analytics: tạp chí
“Journal Of Taibah University For Science” và tạp chí “Nuclear Instruments and

Methods in Physics Research Section B: Beam Interactions with Materials and
Atoms”. Bên cạnh việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí, các kết quả thu
được trong quá trình thực hiện luận án cũng được chúng tôi báo cáo tại các hội nghị.


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT
HIỆN THỰC PHẨM ĐÃ CHIẾU XẠ
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nhiệt huỳnh quang hay nhiệt phát quang (TL) được xem là một trong những
phương pháp phát hiện thực phẩm đã chiếu xạ. Nó dựa trên những thay đổi tính chất
của các khoáng chất chứa bên trong thực phẩm khi bị chiếu xạ. TL đã phát triển mạnh
và là phương pháp được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như đo liều bức xạ
bao gồm ứng dụng trong chữa bệnh, phác đồ điều trị của bệnh nhân ung thư, xác định
tuổi của cổ vật trong khảo cổ và địa chất, thăm dò khoáng sản, tìm kiếm quặng
uranium, nghiên cứu thiên thạch và mặt trời [5, 34, 39, 45, 54, 55].
Hiện nay trên thế giới có trên 55 nước chấp nhận sử dụng thực phẩm, gia vị và
trái cây chiếu xạ [24]. Có nhiều phương pháp phát hiện thực phẩm đã chiếu xạ như
phương pháp vật lý, hóa học, sinh học. Trong phương pháp vật lý có phương pháp
TL, quang phát quang, electron cộng hưởng. Phát hiện thực phẩm đã chiếu xạ bằng
phương pháp TL đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Ứng dụng sớm
nhất mối liên hệ giữa TL với thực phẩm được mô tả bởi Chadwick và Oosterheert
vào năm 1967 khi đo phổ TL của hạt cà chua được chiếu xạ 0,05 - 1 kGy [11]. Sử
dụng phương pháp TL lần đầu tiên để phát hiện thực phẩm đã chiếu xạ được Heide
và Bogl thực hiện vào năm 1984 đối với các gia vị đã chiếu xạ [8]. Năm 1989,
Sanderson và cộng sự cho rằng nguồn gốc phát TL chính là các khoáng chất chứa bên
trong thực phẩm gia vị [71]. Năm 1993, Pinnioja cho thấy các thực phẩm chiếu xạ có
thể xác định được phổ TL nếu nó có các khoáng chất có thể tách ra được [60]. Năm

1995, Khan và cộng sự đã nghiên cứu trên tám loại gia vị và thảo dược được trộn lẫn
nhau có nguồn gốc từ châu Á để phát hiện thực phẩm chiếu xạ sử dụng phương pháp
TL từ việc tách khoáng, kết quả cho thấy các mẫu không chiếu xạ đỉnh phổ TL rất
thấp trong khi các mẫu đã chiếu xạ các đỉnh phổ cao và tăng dần theo liều xạ [40].


7

Năm 2000, Soika và Delincee nghiên cứu phương pháp TL để xác định quá trình
chiếu xạ của thực phẩm từ những thành phần bụi và cát [78]. Năm 2002, Kwon và
cộng sự đã nghiên cứu các tính chất TL của các khoáng chất được tách ra từ khoai
tây chiếu xạ 1 kGy có nguồn gốc từ Hàn Quốc [48] và cho thấy đỉnh phổ TL cực đại
đối với mẫu chiếu xạ ở nhiệt độ 200 oC. Năm 2005, Marchioni và cộng sự đã nghiên
cứu phát hiện thực phẩm đối với hỗn hợp được chiếu xạ và đưa ra phương pháp thủy
phân để tách khoáng chất từ thực phẩm [52]. Phát hiện thực phẩm bằng phương pháp
TL được ứng dụng trên một số thực phẩm như tôm, cua [73], thực phẩm chứa muối
[47], củ nhân sâm [15], và hạt dẻ [16]. Sanyal và cộng sự đã nghiên cứu phát hiện
chiếu xạ trên mẫu thức ăn của chó với liều xạ 10 kGy có sự phân biệt khá rõ ràng của
phổ TL giữa mẫu chiếu xạ và không chiếu xạ, các đỉnh phổ TL thay đổi theo nhiệt
độ, đỉnh phổ TL cao nhất ở độ cao khoảng 213,2 oC [72].
Xác định thực phẩm đã chiếu xạ là xác định các tính chất đặc trưng riêng của
thực phẩm bao gồm các thông số của đỉnh phổ TL đo được, tính bão hòa của mẫu, sự
tồn tại của đỉnh phổ TL theo thời gian. Việc phân biệt thực phẩm đã chiếu xạ hiện
nay dựa theo tiêu chuẩn EN 1788 [23]. Theo tiêu chuẩn này thì thực phẩm chiếu xạ
và không chiếu xạ được phân biệt bằng tỷ số giữa cường độ TL lần đầu (TL1) và
cường độ TL tái chiếu xạ (TL2). Nếu TL1/TL2>0,1 mẫu được phát hiện là đã chiếu
xạ [4, 22, 40, 52, 71, 72]. Các mẫu thực phẩm được ước lượng liều xạ bằng phương
pháp ước lượng liều. Phương pháp này cho phép ước lượng liều hấp thụ gần với liều
thực tế đã chiếu lên mẫu [19, 20]. Các thông số bẫy TL là các giá trị năng lượng bẫy,
tần số thoát, bậc động học, tỷ số tái hợp và tái bẫy được xác định thông qua các

phương pháp xử lý phổ theo các mô hình động học bậc tổng quát và mô hình hai mức
[27, 58]. Một số nghiên cứu về sự tồn tại của phổ TL theo thời gian được xác định
qua chỉ số fading [27, 55]. Phát hiện mẫu thực phẩm đã chiếu xạ cần xác định mức
liều chiếu mà mẫu đạt đến trạng thái bão hòa. Các cơ sở để tính mức liều xạ bão hòa
cho mẫu dựa trên hiện tượng TL được cho bởi các nghiên cứu [43, 55]. Ngoài ra, khi
nghiên cứu các đặc trưng của mẫu, thông số thời gian sống cần được xác định nhằm


8

ước lượng sự tồn tại của phổ TL theo thời gian. Một số nghiên cứu liên quan đến thời
gian sống được cho bởi các báo cáo [26, 31, 44, 74].
Như vậy, các báo cáo nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của
việc phải xác định thực phẩm đã chiếu xạ. Trước hết là phân biệt được mẫu thực
phẩm đã chiếu xạ hay chưa, sau đó là ước lượng liều xạ và các thông số đặc trưng
của phổ TL của mẫu. Trong nghiên cứu này, việc xác định thực phẩm chiếu xạ không
chỉ dừng lại ở việc phân biệt mẫu bột ớt đã chiếu xạ hay chưa, ước lượng liều xạ mà
còn đưa ra cá thông số đặc trưng của phổ TL, xác định được sự bão hòa của mẫu và
thời gian còn có thể đo được phổ TL.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, lĩnh vực TL được nhiều nhà nghiên cứu trong nước
quan tâm do những ứng dụng thực tiễn của nó trong đo liều phóng xạ, định tuổi các
cổ vật, xác định khuyết tật xảy ra trong mạng tinh thể [21, 32, 33, 37, 51, 56, 82].
Ở Việt Nam, phát hiện thực phẩm chiếu xạ là vấn đề vẫn chưa được nghiên
cứu. Các phương pháp như TL, quang phát quang, electron cộng hưởng vẫn chưa
được dùng để phát hiện thực phẩm chiếu xạ. Các thiết bị phục vụ cho phương pháp
quang phát quang, electron cộng hưởng rất ít và không được dùng trong xác định thực
phẩm. Đối với phương pháp TL, nước ta đã có những hệ đo nhiệt huỳnh quang (TLD)
có thể được dùng để đo phổ TL. Hiện tại, khu vực phía Nam đã có hệ đo TLD này
như Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Bộ môn Vật Lý Chất Rắn Trường Đại Học

Khoa Học Tự Nhiên TP. HCM, Trung tâm Hạt nhân TP. HCM, Viện Nghiên cứu và
Ứng dụng Công nghệ Nha Trang. Ngoài ra, năm 2004, Bộ khoa học và Công nghệ đã
ban hành tiêu chuẩn TCVN 7412 [3] với tên gọi “Thực phẩm - Phát hiện thực phẩm
chiếu xạ bằng phương pháp nhiệt phát quang đối với loại có thể tách khoáng silicat”.
Tiêu chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn EN 1788 [23] đưa ra qui định về việc phát hiện
thực phẩm bằng phương pháp TL. Như vậy, việc nghiên cứu phát hiện thực phẩm
bằng phương pháp TL có nhiều thuận lợi do với sự phong phú về số lượng hệ đo


9

TLD, cùng tiêu chuẩn về phát hiện thực phẩm của Bộ khoa học và Công nghệ đã
được ban hành.
1.1.3. Những vấn đề liên quan đến luận án
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu bột ớt đã chiếu xạ gamma bằng cơ chế TL.
Những vấn đề được thực hiện trong luận án:
(1) Chọn lựa phương pháp và mẫu thực phẩm cho nghiên cứu, sử dụng hóa chất
cần thiết cho phương pháp tách khoáng dùng để đo phổ TL của mẫu.
(2) Các phương pháp phân tích và xử lý phổ TL theo các mô hình động học.
(3) Mô phỏng và vẽ phổ TL thực nghiệm.
(4) Nghiên cứu xác định các thông số động học của phổ TL như năng lượng
bẫy, tần số thoát của electron tại bẫy, bậc động học, tỷ số tái hợp và tái bẫy, thời gian
sống của electron tại bẫy TL.
(5) Xác định tính bão hòa của mẫu dựa trên phổ TL, ước lượng sự tồn tại của
phổ TL theo thời gian.
(6) Phân biệt mẫu đã chiếu xạ hay chưa, ước lượng liều xạ cho mẫu bột ớt.
1.2. Công nghệ bức xạ và ứng dụng trong bảo quản thực phẩm
1.2.1. Công nghệ bức xạ
Sau khi Henri Becquerel phát hiện ra phóng xạ và Wihelm Conrad Roentgen
phát minh ra tia X vào năm 1895, hàng loạt các nghiên cứu về tác dụng diệt vi sinh

của tia X và tia phóng xạ đã được tiến hành. Kể từ đó, thiết bị chiếu xạ gamma và
nhiều máy gia tốc được sử dụng cho chiếu xạ khử trùng dụng cụ y tế và chiếu xạ thực
phẩm không ngừng tăng lên. Nguồn bức xạ sử dụng thông dụng nhất là nguồn bức xạ
gamma phát ra từ đồng vị phóng xạ Cobalt-60, được chế tạo trong các lò phản ứng
hạt nhân. Ngoài ra, nguồn gamma Cs-137 được tách từ nhiên liệu đã cháy của lò phản
ứng hạt nhân cũng được sử dụng nhưng ít thông dụng hơn.


10

Nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ bức xạ ở Việt Nam được bắt đầu
vào năm 1980 và chủ yếu được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt trên
cơ sở sử dụng lò phản ứng hạt nhân và nguồn chiếu xạ gamma. Năm 1999, trung tâm
Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ TP. HCM (Vinagamma) đã đưa vào
hoạt động thiết bị chiếu xạ nguồn Cobalt-60 công nghiệp. Năm 2003, Công ty Sơn
Sơn đã đầu tư và đưa vào hoạt động máy gia tốc chùm tia điện tử có biến đổi tia X
dùng cho khử trùng dụng cụ y tế và chiếu xạ thực phẩm. Năm 2005, công ty Cổ phần
Chiếu xạ An Phú đã đầu tư và đưa vào hoạt động hai thiết bị chiếu xạ công nghiệp
nguồn Cobalt-60 dùng cho khử trùng dụng cụ y tế và chiếu xạ thực phẩm. Năm 2009,
Tập đoàn Thái Sơn đã đầu tư và đưa vào hoạt động máy chiếu xạ công nghiệp nguồn
Cobalt-60. Sau đó, Vinagamma đã đưa vào hoạt động máy gia tốc chùm tia điện tử
với năng lượng chùm tia là 10 MeV, công suất 15 kW. Thiết bị này được sử dụng cho
mục đích nghiên cứu ứng dụng công nghệ chiếu xạ trong công nghiệp và trong xử lý
chất thải môi trường, khử trùng các vật phẩm y tế và thanh trùng hàng thực phẩm.
Gần đây, năm 2019, Vinagamma đã đưa vào hoạt động nhà máy chiếu xạ sử dụng
nguồn Cobalt-60 ở Đà Nẵng để bảo quản thực phẩm, thủy hải sản; khử nấm mốc bảo
quản đông nam dược; khử trùng vật phẩm y tế.
1.2.2. Thực phẩm chiếu xạ gamma
Thực phẩm chiếu xạ đã được chứng minh là lành tính và mang lại những lợi ích
kinh tế - xã hội to lớn [46]. Thực phẩm chiếu xạ gamma là công nghệ sử dụng năng

lượng tia gamma để xử lý thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm, nâng cao thời gian bảo quản thực phẩm, khử trùng, diệt khuẩn nhanh. Chiếu
xạ thực phẩm đã được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới trong khoảng hơn 100
năm qua [24]. Lợi ích của chiếu xạ thực phẩm là sử dụng liều thấp, không gây ra độc
tố hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Năng lượng bức
xạ của gamma nhỏ hơn 5 MeV sẽ không tạo ra phóng xạ trong sản phẩm chiếu xạ.
Ban chuyên gia cố vấn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)


11

về an toàn thực phẩm chiếu xạ đã khuyến cáo sự chấp nhận không điều kiện các thực
phẩm chiếu xạ như khoai tây, lúa mì, đại mạch, dâu tây, đu đủ, thịt gà và chấp nhận
tạm thời (có điều kiện) chiếu xạ lúa gạo, hành tây và cá và kết luận chiếu xạ bất kỳ
loại thực phẩm nào dưới 10 kGy đều vô hại [66].
Thực phẩm chiếu xạ thông thường được phân loại theo liều xạ [25]. Mức liều,
múc đích sử dụng và loại thực phẩm được cho bởi Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Liều xạ, mục đích xử lý và loại thực phẩm [25]
Khoảng liều

Mục đích xử lý

Liều, kGy

Loại thực phẩm

Liều thấp

- Ức chế nảy mầm


0,05 - 0,15 - Tỏi, hành, khoai tây, gừng

(1 kGy)

- Kiểm dịch côn

0,15 - 0,5

trùng, ký sinh trùng
Liều trung bình - Làm chậm chín
(1 - 10 kGy)

- Ngũ cốc, cá và thịt khô, thịt
heo, trái cây

0,5 - 1,0

- Rau, quả tươi

- Tăng thời gian bảo 1,5 - 3,0

- Cá tươi, dâu tây

quản

- Thịt, gia cầm, hải sản tươi và

2,0 - 5,0


- Hạn chế hư hỏng và
vi sinh vật gây bệnh

đông lạnh
2,0 - 7,0

- Rau dehydrat hóa, nho

- Gia tăng tính chất
công nghệ thực phẩm
Liều cao

- Khử nhiễm vi sinh 10 - 50

- Enzyme, gia vị

(10 - 50 kGy)

vật

- Thịt, gia cầm, thực phẩm ăn

- Khử trùng

30 - 50

liền

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng thiết bị chiếu xạ, sự chấp nhận
và ứng dụng công nghệ bức xạ, hàng loạt các điều, luật, quy định có tính pháp lý của

nhà nước đã được xây dựng và ban hành. Bộ Y tế đã ban hành “Quy định vệ sinh an
toàn đối với thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ” (Quyết định số
3616/2004/QĐ-BYT). Danh mục thực phẩm được phép chiếu xạ và các giới hạn liều
được cho bởi Bảng 1.2.


×