Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở HẠ LƯU SÔNG THU BỒN TỈNH QUẢNG NAM. Chủ trì thực hiện: PGS.TS. Võ Văn Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 113 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
VĂN PHÕNG HỢP PHẦN THÍCH ỨNG
I VỚI BĐKH TỈNH QUẢNG NAM
*****

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
PHÚ QUÝ
------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
ĐA DẠNG SINH HỌC Ở HẠ LƢU SÔNG THU BỒN
TỈNH QUẢNG NAM

Chủ trì thực hiện:
Đơn vị tƣ vấn:
Thời gian thực hiện:

PGS.TS. Võ Văn Phú
Công ty Cổ phần DV KHCN Phú Quý
12 tháng (từ 09/2011 đến 9/2012)

Huế, 09/2012
1


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề án
Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện diện sự sống. Thiên nhiên
đã ban tặng cho con người những ngọn núi hùng vĩ, những dòng sông êm ả, và những
cánh rừng bát ngát, một hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng phải trải qua
một quá trình tiến hóa hàng tỷ năm, tất cả tạo nên một hành tinh xanh. Thế nhưng do sự
khai thác và sử dụng quá mức những nguồn tài nguyên mà thiên nhiên, cùng với sự phát
triển và tham vọng của loài người, một loạt những hiện tượng thiên tai xảy ra như mưa
acid, bão lũ, sa mạc hóa, cháy rừng, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác là
tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu. Ngôi nhà chung của mọi loài sinh vật đang bị đe
doạ mà trách nhiệm phục hồi nó thuộc về con người chúng ta. Những nỗ lực ngăn chặn
các khí thải nhà kính, hạn chế khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo, sử dụng
những nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách của hoạt động phát
triển. Tại các Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu, các nước
tham gia đã cùng nhau bàn bạc về vấn đề biến đổi khí hậu và đã cho thấy sự quyết tâm
của chúng ta trong việc khắc phục hậu quả. Song bên cạnh đó, đây không chỉ là vấn đề
của những nhà lãnh đạo các cấp mà ngay cả một công dân bình thường cũng phải góp
phần vào việc bảo vệ Trái đất, bảo vệ ngôi nhà chung bằng những hành động đơn giản dễ
làm như tiết kiệm điện, tham gia trồng cây xanh, tự tìm hiểu và nâng cao nhận thức của
mình trong thời đại “Biến đổi khí hậu toàn cầu”.
Việt Nam được Quốc tế công nhận là một trong 10 trung tâm ĐDSH cao nhất trên
Thế giới. Với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô,... tạo nên môi trường sống
cho 3.498 loài cá, 296 loài bò sát, 162 loài lưỡng cư, 1.009 loài chim, 310 loài thú hoang
dã, 7.750 loài côn trùng, 7.894 loài động vật không xương sống thủy sinh, 1.973 loài tảo,
687 loài rong, gần 12.000 loài thực vật (Hiện trạng môi trường Việt Nam - Chuyên đề
ĐDSH, 2005). Tuy nhiên, Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và 1 trong 10 vùng báo động đỏ về điểm nóng của
ĐDSH. Với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt khi khí hậu biến đổi sẽ làm cho các
loài có khả năng bị giảm cả về thành phần loài, số lượng cá thể và suy thóai tài nguyên.
Các hệ sinh thái sẽ chịu tác động mạnh, nhất là các vùng đất ngập nước; nhiều loài có vú
và các loài chim sẽ bị giảm do điều kiện sinh sống không thích hợp, nguồn dinh dưỡng bị

giảm. Bảo vệ tính đa dạng sinh học chính là bảo vệ nguồn gen mà thiên nhiên đã ban
tặng cho Trái đất này, cũng chính là để duy trì các nguồn tài nguyên ĐDSH trong tiến
trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở từng hệ sinh thái, từng vùng và từng khu vực.
2


Quảng Nam, là một trong những tỉnh thành thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ,
là tỉnh nằm trong vùng đa dạng sinh học cao của Trung Trường Sơn và của Tiểu vùng
Mekong. Rừng chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh. Chiều dài bờ biển trên 125 km, có
nhiều hệ sinh thái đặc trưng đang ẩn chứa nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm nhưng rất
nhạy cảm với những tác động của môi trường. Đa số người dân của tỉnh có đời sống,
sinh kế lệ thuộc vào các hệ sinh thái này bằng các nghề truyền thống.
Sông Thu Bồn là sông lớn của khu vực Trung và Nam Trung Bộ, với hệ thống các
nhánh sông nhỏ ở hạ lưu và chảy ra biển ở Cửa Đại (Hội An). Sông có độ dốc lớn, hàng
năm thường xuyên có lũ xuất hiện, gây ngập lụt và xói lở ở nhiều nơi. Lưu lượng khá
lớn, với dòng chảy trung bình vào mùa mưa có thể đến 850 m3/giây. Do vậy phần hạ lưu
của sông đã tạo nên khu vực đất ngập nước rộng lớn, quan trọng và đáng chú ý nhất là
khu vực xã Cẩm Thanh, Cẩm Kim và vùng lân cận với hơn 500 hecta diện tích mặt nước.
Các nhánh sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò nối với sông Thu Bồn đã
tạo ra đa dạng các cồn gò như Thuận Tình, cồn Tiến, cồn Ba xã, gò Hí, gò Già…, với các
hệ sinh thái (HST) điển hình vùng nhiệt đới như rừng ngập mặn và thảm cỏ biển.
Những năm gần đây , cùng với quá trình phát triể n kinh tế - xã hội diễn ra nhanh
chóng ở địa phương như: Du lịch – dịch vụ, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản,
phát triển các khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cảng và các khu công nghiệp...
và sự biến đổi khí hậu đã gây những tác động làm suy thoái hê ̣ sinh thái hạ lưu sông
Thu Bồn - Cửa Đại. Vì thế công tác nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tính
ĐDSH và đề xuất các giải pháp giảm nhẹ, ứng phó là hết sức cần thiết trong công tác
bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội ở hạ lưu sông Thu Bồn.
2. Cơ sở pháp lý của đề án
- Luật đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2009.
- Quyế t đinh
̣ 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Kế hoa ̣ch hành đô ̣ng ĐDSH quố c gia đế n năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực
hiê ̣n Công ước ĐDSH và Nghi định
thư Cartagena về an toàn sinh ho ̣c”.
̣
- Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 10/01/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam
phê duyệt Dự án Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 4043 /QĐ-UBND ngày 09/12/2011 về việc phê duyệt Danh mục
các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015.
3


3. Mục tiêu, nội dung thực hiện
3.1. Mục tiêu
- Xác định được hiện trạng Đa dạng Sinh học của một số nhóm động, thực vật đặc
trưng trong hệ sinh thái đất ngập nước ở hạ lưu sông Thu Bồn - tỉnh Quảng Nam.
- Đánh giá được những tác động của biến đổi khí hậu lên đặc điểm phân bố, giá trị tài
nguyên của một số nhóm loài động, thực vật ở hạ lưu sông Thu Bồn - tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất được một số nhóm giải pháp khả thi nhằm sử dụng bền vững tài nguyên
ĐDSH và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn theo các kịch bản ứng phó
với BĐKH.
3.2. Nội dung
- Tập hợp các số liệu, kế thừa có chọn lọc những kết quả đã được điều tra, đánh giá
về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, biến động môi trường và đa dạng sinh học ở hạ

lưu sông Thu Bồn và vùng phụ cận từ trước đến nay.
- Điều tra, khảo sát, tổng hợp số liệu về biến trình điều kiện khí tượng thủy văn:
tổng lượng mưa, nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết, đặc biệt là những biến động về thời
tiết: bão, áp thấp nhiệt đới và nước biển dâng trong 10 năm qua (2001 - 2011) trên địa
bàn nghiên cứu.
- Đánh giá những tác động bởi thời tiết cực đoan trong thời gian qua đến phát triển
Đa dạng sinh học.
- Đưa ra những giả định Biến đổi khí hậu (như kịch bản) cho thời gian tới.
- Điều tra Đa dạng sinh học
+ Thực vật ngập mặn và thực vật có hoa thủy sinh
+ Động vật không xương sống thủy sinh
+ Thành phần các loài Cá
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu.
+ Đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học, tài nguyên sinh học và
môi trường sống của chúng.
+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực sản xuất liên quan đến
hệ sinh thái hạ lưu sông Thu Bồn (nuôi trồng và khai thác thủy sản).
- Các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị ĐDSH và phát triển KT-XH thích ứng với
các tác động của BĐKH.
- Xây dựng kế hoạch quản lý tổng hợp hạ lưu sông Thu Bồn theo hướng ứng phó
với biến đổi khí hậu.
4


PHẦN I. TỔNG QUAN
Chƣơng 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI
Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang chịu sự tác động từ các biến động bất
thường của khí hậu toàn cầu. Trên bề mặt Trái đất, khí quyển và thủy quyển không
ngừng nóng lên làm xáo động môi trường sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy với

đời sống loài người. Nguyên nhân chính là do các hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH)
toàn cầu đang xảy ra đối với hành tinh chúng ta.
Các công trình nghiên cứu có quy mô toàn cầu về hiện tượng này đã được các nhà
khoa học ở những trung tâm nổi tiếng trên thế giới tiến hành từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ
XX. Năm 1990, các nghiên cứu về biến đổi khí hậu của IPCC được công bố, bao gồm hiện
tượng nóng lên toàn cầu, khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng, các tác nhân
khí hậu, lịch sử thay đổi của khí hậu Trái Đất và trở thành một cơ sở khoa học khi nghiên
cứu về vấn đề này. Dựa trên việc mở rộng, cải thiện khối lượng lớn dữ liệu quan trắc và
phân tích có độ tin cậy cao, IPCC đã đưa ra những bằng chứng mạnh mẽ rằng hiện tượng
nóng lên toàn cầu quan trắc thấy trong 50 năm qua là do các hoạt động của con người.
Lý thuyết về hiệu ứng nhà kính ra đời và Tổ chức Liên Chính phủ về Biến đổi khí
hậu của Liên Hiệp quốc (IPCC) đã được thành lập. Qua Chương trình Môi trường Liên
Hiệp quốc và Tổ chức Khí tượng thế giới đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn nhà khoa
học quốc tế.
Hội nghị Thượng đỉnh (Thủ lĩnh các Quốc gia) do Liên hiệp quốc triệu tập tại Rio de
Janeiro năm 1992 đã thông qua Hiệp định khung và Chương trình hành động quốc tế nhằm
cứu vãn tình trạng “xấu đi” nhanh chóng của bầu khí quyển Trái đất, vốn được coi là
nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng hiểm họa. Tại Hội nghị Kyoto năm 1997, Nghị
định thư Kyoto đã được thông qua và đầu tháng 2/2005 đã được nguyên thủ của 165 quốc
gia phê chuẩn. Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực từ 10/2/2005. Việt Nam đã phê
chuẩn Nghị định thư Kyoto ngày 25/9/2005. Mới đây, hội nghị lần thứ 12 của 159 nước
tham gia hiệp định khung về khí hậu, phiên họp thứ 2 của các bên tham gia Nghị định thư
Kyoto đã được Liên hiệp quốc tổ chức tại Nairobi, thủ đô Kenya.
Vào những năm 1998 – 2003, Subbiah và cs, thuộc trung tâm sẵn sàng ứng phó với
thiên tai Châu Á (ADPC) đã nghiên cứu và ứng dụng một hệ thống thông tin về khí hậu
để giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Hệ thống thông tin này bao gồm một chương trình liên
tục của các hệ dự báo, sự phổ biến, sự áp dụng và đánh giá kết quả. Nhờ hệ thống này mà
người dân có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thay đổi mùa vụ cho phù hợp với điều
kiện biến đổi của thời tiết, khí hậu [57].
5



Ramamasy và Bass (2007) đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách: “Biến đổi khí hậu
và sự thay đổi thích ứng với hạn hán ở Bangladesh”, đây là tài liệu quan trọng cho cán bộ
khuyến nông, các nhóm chuyên về kỹ thuật, các nhóm quản lý thiên tai, đại diện cho
cộng đồng để thích ứng và ứng phó với BĐKH, đặc biệt là sự gia tăng thường xuyên của
hạn hán ở Bangladesh, một Quốc gia đứng đầu về tác động của BĐKH [55].
Lyndsay (2008) đã công bố công trình nghiên cứu thích ứng với BĐKH và nâng
cao năng lực bảo tồn tài nguyên nước của chính quyền địa phương, chính phủ, các bên
liên quan, các tổ chức quản lý tài nguyên nước tại Ontario, Canada. Nghiên cứu này đã
chỉ ra một số biện pháp thích ứng và nâng cao năng lực quản lý bằng các thể chế, kế
hoạch, chính sách của các cấp chính quyền về các nguồn tài nguyên nước [41].
Đa Da ̣ng Sinh học (ĐDSH) là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồ n ta ̣i và phát triển
của các quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sự tác đô ̣ng của BĐKH toàn
cầu, ĐDSH đã và đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Trong báo cáo của IPCC
(International Panel on Climate Change) năm 2004, đã trình bày những kết quả nghiên cứu
để trả lời câu hỏi tại sao nhiệt độ trái đất thay đổi ảnh hưởng lớn đến khí hậu, các đặc điểm
vật lý và diễn thế các đặc điểm đó của trái đất. Các đặc điểm này lại tác động đến nơi sống
của các loài sinh vật và sự phát triển kinh tế của con người . Báo cáo cũng đã đưa ra kết
luận là nhiệt độ trái đất trong thế kỷ XX đã tăng lên trung bình 0,6oC làm cho nhiều vùng
băng hà, diện tích phủ tuyết, vùng băng vĩnh cửu đã bị tan chảy, dẫn đến mực nước biển
dâng lên. Nhiều dấu hiệu đã cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng ngày
một sâu, rộng đến các hệ sinh thái. Cụ thể đó là: hàng trăm loài thực vật và động vật đã
buộc phải thay đổi vùng phân bố, thời gian, chu kỳ sống của chúng để thích ứng với sự
BĐKH. Vùng phân bố của nhiều loài cây, côn trùng, chim, cá đã chuyển dịch lên phía Bắc
và vùng cao hơn, nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di
cư sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã
xuất hiện sớm hơn ở Bắc bán cầu, san hô bị chết trắng ngày càng nhiều,…
Biến đổi khí hậu đang đe dọa đến ĐDSH, cản trở việc hoàn thành Mục tiêu Phát
triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (LHQ). Báo cáo triển vọng môi trường toàn cầu

của LHQ (2007) đã nhận định : BĐKH đang gây ra tình trạng suy thoái môi trường trên
phạm vi toàn cầu , đòi hỏi thế giới phải hành động khẩ n cấ p hơn bao giờ hết. Cụ thể là
BĐKH đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhiều loài sinh vật và sự phát triển của con
người trên phạm vi toàn cầu. Theo đánh giá của IPCC (2007), biến đổi khí hậu làm quá
trình acid hóa trong đại dương diễn ra ngày càng mạnh dẫn đến hiện tượng tẩy trắng các
rạn san hô, với tốc độ như hiện nay có thể các rạn san hô sẽ là hệ sinh thái đầu tiên trên
thế giới biến mất hoàn toàn, khả năng bảo vệ bờ biển bị mất đi, kết quả là vùng ven biển
sẽ ngày càng hứng chịu nhiều thách thức trước bão tố và lũ lụt.
6


1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
1.2.1. Thực trạng về tình hình BĐKH đối với Việt Nam
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam là vấn đề nóng bỏng nhất có tác động toàn diện đến sự
phát triển bền vững của Quốc gia. Do ảnh hưởng của BĐKH, thiên tai trên phạm vi toàn
cầu đã, đang và sẽ xảy ra với tần suất nhiều hơn, phức tạp hơn, cường độ tăng mạnh hơn
làm trầm trọng thêm mức độ ảnh hưởng của thiên tai đối với Việt nam. Ước tính hàng triệu
ha đất bị ngập, hàng triệu người Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nếu nước biển dâng cao.
Việt Nam trong những năm gần đây, mức độ thiên tai ngày càng gia tăng cả về quy
mô cũng như chu kỳ lặp lại, kèm theo những đột biến khó lường. Chỉ tính 10 năm gần đây
(1998-2007), các loại thiên tai như: bão, lũ, lốc tố,... đã gây thiệt hại đáng kể về người, tài
sản của nhà nước và nhân dân, làm chết, mất tích 5.155 người, bị thương 5.530 người; làm
đổ, trôi, ngập, hư hỏng khoảng 5.494.000 ngôi nhà. Thiệt hại về vật chất lên tới 55.542 tỷ
đồng (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008).
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về BĐKH (2008).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành khung chương trình thích ứng với
BĐKH giai đoạn 2008-2020. Gần đây nhất Chính phủ đã công bố các kịch bản BĐKH
nhiệt độ tăng và nước biển dâng. Theo chương trình mục tiêu quốc gia, hai chỉ tiêu thực
hiện cơ bản vào năm 2010 là hoàn thành việc xây dựng cơ sở khoa học, phương pháp luận
đánh giá tác động của BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, đến các lĩnh vực, ngành và địa

phương. Triển khai thí điểm đánh giá tác động của BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, đối
với một số lĩnh vực, ngành, địa phương nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH như: tài
nguyên nước, nông nghiệp, sức khỏe, sinh kế, vùng đồng bằng và dải ven biển.
Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo BĐKH
toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nội tháng 2/2008, được trình bày
tóm tắt ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
(so với năm 1990)
Năm

Nhiệt độ tăng thêm (0C)

Mực nƣớc biển tăng thêm (cm)

2010

0,3-0,5

9

2050

1,1-1,8

33

2100

1,5-2,5


45
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008
7


Bảng 1.2. Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam
(nhiệt độ tăng thêm so với năm 1990)
Đơn vị tính: 0C
Đồng
bằng
BB

Bắc
Trung
Bộ

Nam
Trung
Bộ

1,66

1,44

1,68

1,13

1,01


1,21

4,38

3,71

3,88

2,77

2,39

2,80

Tây

Đông

Bắc

Bắc

2050

1,41

2100

3,49


Năm

Tây

Nam Bộ

nguyên

Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008
Bảng 1.3. Kịch bản nƣớc biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990
Đơn vị tính: cm
Kịch bản/năm

2050

2100

A1F1

13,7

39,7

A2

12,5

33,1

A1B


13,3

31,5

B2

12,8

28,8

A1T

12,7

27,9

B1

13,4

26,9
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008

Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuối thế kỷ XXI nhiệt độ có khả năng
tăng thêm 2,80C, mực nước biển dâng cao thêm 37cm, không tính đến tan băng chỉ tính
đến sự dãn nở nước đại dương.
Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam: Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh
hơn các vùng phía Nam. Nhiệt độ ở các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn
trong lục địa. Đến cuối thế kỷ XXI nhiệt độ có thể tăng thêm từ 4,0 - 4,50C theo kịch bản

cao nhất và 2,0 - 2,20C theo kịch bản thấp nhất [Kịch bản BĐKH Vnam, 2010].
1.2.2. Các công trình đề cập đến BĐKH ở phạm vi Quốc gia và các địa phương
BĐKH là vấn đề mang tính toàn cầu, được quan tâm nghiên cứu từ những năm
1960. Ở Việt Nam, vấn đề này mới chỉ thực sự bắt đầu được nghiên cứu vào những năm
1990. Các nghiên cứu trong thời gian đầu tập trung chủ yếu vào nghiên cứu bản chất,
nguyên nhân, diễn biến và đề xuất các nguyên tắc, giải pháp chung để thích ứng và giảm
8


thiểu BÐKH. Cho đến nay vẫn chưa có một chương trình nghiên cứu BÐKH đầy đủ,
toàn diện, có tính hệ thống ở cấp quốc gia hay cấp ngành được thực hiện. Các nghiên cứu
về BÐKH vẫn mang tính đơn lẻ, còn rất hạn chế, chủ yếu là các nghiên cứu thích ứng
với thiên tai, suy thoái và ô nhiễm môi trường,...
Các công trình đề cập đến BĐKH trong phạm vi Quốc gia nếu sắp xếp theo thứ tự
thời gian bao gồm các công trình tiêu biểu sau:
Trần Đức Lương (1993) có bài viết hiểm họa của BĐKH – Hội thảo Quốc gia về
BĐKH, Bộ Tài nguyên và môi trường (TN&MT). Bài viết của tác giả đã nêu lên các nguyên
nhân gây BĐKH, các hiểm họa đã xảy ra đối với loài người trên thế giới và Việt Nam [40].
Nguyễn Ngọc Thụy (1997), nghiên cứu ảnh hưởng của El-Nino tới nước biển dâng
– Hội nghị khoa học lần thứ 4 – Viện khí tượng thủy văn. Tác giả đã nêu lên tiến trình
nước biển dâng do ảnh hưởng của El-Nino trong những thập niên cuối thế kỉ XX đầu thế
kỉ XXI [72].
Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu học tập và hợp tác Quốc tế Canada (CECI) đã
công bố công trình nghiên cứu của mình về việc: Xây dựng năng lực thích ứng với
BĐKH ở miền Trung Việt Nam (2002 – 2005). Công trình nghiên cứu này nhằm củng cố
năng lực để lập, xây dựng các chiến lược thích ứng cho cộng đồng thông qua việc ứng
phó với thiên tai [73].
Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế giữa Viện Khí tượng thuỷ văn và Môi trường
(2005) đã nghiên cứu thí điểm về BĐKH tại một khu vực và đề xuất việc lồng ghép các

biện pháp thích nghi. Trên cơ sở phân tích các chuỗi số liệu quan trắc khí tượng thủy văn
và môi trường khu vực nghiên cứu, tổng hợp kết quả nghiên cứu kịch bản BĐKH của Ủy
ban Liên quốc gia về BĐKH (IPCC), sử dụng các mô hình khu vực khác nhau và phương
pháp thống kê để xây dựng và dự báo các kịch bản BĐKH cho Việt Nam và khu vực Thừa
Thiên Huế. Dựa trên các kịch bản, các tác giả đã dự báo các tác động, đánh giá mức độ rủi
ro và tính dễ bị tổn thương với BĐKH của tài nguyên môi trường và các ngành kinh tế, xã
hội lưu vực sông Hương. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở mức độ địa phương mới chỉ có rất
ít hoạt động được tiến hành nhằm giảm thiểu khả năng bị tổn thương, bảo vệ và phục hồi
nguồn tài nguyên nước. Chủ yếu các hoạt động chỉ là giải quyết hậu quả thiên tai [77].
“Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp
thích ứng đối với sản xuất lúa và tài nguyên nước” (2007), do Viện Khí tượng thủy văn
môi trường (KTTVMT) hợp tác với SEA START thực hiện. Mục tiêu của dự án là xây
dựng các kịch bản BĐKH cho khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, đánh giá những tác
động của BĐKH đến các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa [78],…
9


Dự án “Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam”
(2009) do Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA - Đan Mạch. Mục tiêu
tổng quát của dự án tập trung chủ yếu vào việc giảm thiểu các tác động do nước biển
dâng gây nên bởi BĐKH ở Việt Nam thông qua việc đề xuất các biện pháp thích ứng.
Nâng cao hiểu biết về các phương pháp đối phó với thiên tai do BĐKH và nước biển
dâng ở Việt Nam [79].
Theo nghiên cứu của Trần Thục (2008) và MONRE (2003 và 2009), trong khoảng 50
năm qua, nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam đã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển đã
dâng khoảng 0,20 m. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt
Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt.
Nếu nước biển dâng cao phần lớn diện tích đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập [70].
Nghiên cứu “Đánh giá sơ bộ tác động của nước biển dâng tại khu vực Đồng bằng
sông Hồng, khu vực duyên hải miền trung, đồng bằng sông Cửu Long” do Viện Quy

hoạch Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và Viện Quy hoạch Thủy lợi Việt Nam
thực hiện năm 2008 theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kết quả
tính toán được dựa trên 2 kịch bản: nước biển dâng 0,69 cm và 1m. Kết quả cho thấy với
cả 2 kịch bản, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và khu vực Duyên hải
miền Trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ ngập lụt và xâm nhập mặn [80].
Tháng VI năm 2009, Bộ TN&MT đã ban hành các kịch bản về biến đổi khí hậu ở
độ phân giải cao hơn trên phạm vi các vùng sinh thái trong toàn quốc. Các kịch bản chủ
yếu cung cấp cho chúng ta vấn đề biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và phân bố mưa cho
từng vùng sinh thái của các năm tương lai đến năm 2100 trên các kịch bản phát thải thấp
(B1), trung bình (B2, A1) và cao (A2) và khả năng nước biển dâng tại vùng Đồng bằng
sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh ở các kịch bản 65,75 và 100 cm (MONRE,
2009).[Kịch bản BĐKH Việt Nam]
Phan Văn Tân (2010) - Nghiên cứu tác động của BĐKH toàn cầu đến các yếu tố và
hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng
phó. Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu
tố và hiện tượng khí hậu cực đoan. Đánh giá tác động của BĐKH đến các yếu tố, hiện
tượng khí hậu cực đoan và đề xuất các giải pháp chiến lược ứng phó phục vụ phòng tránh
và giảm nhẹ tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan [60].
Nguyễn Văn Thắng (2010), Viện KTTVMT - Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến
các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng
tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Nghiên cứu đã làm rõ được những tác động của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài
10


nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam và đề xuất được các giải pháp chiến lược
nhằm thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ tác động xấu do BĐKH gây ra [66].
Lê Văn Ân (2010) – Các biến động môi trường và tài nguyên tự nhiên do nước biển
dâng và các động thái cần thực thi nhằm hạn chế biến động giảm nhẹ thiên tai – Hội thảo
khoa học địa lý – Đại học sự phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết đã đánh giá sự nâng

cao mực nước biển trên thế giới và Việt Nam, nêu ra các biến động cơ bản của tài nguyên
môi trường do nước biển dâng và các giải pháp cần thiết để hạn chế [3].
Nguyễn Phú Quỳnh (2011), Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam - Nghiên cứu giải
pháp xây dựng mới và nâng cấp các công trình kiểm soát mặn ở ĐBSCL nhằm thích ứng
với BĐKH. Mục tiêu là nghiên cứu các giải pháp xây dựng mới công trình thuỷ lợi kiểm
soát mặn mới ở ĐBSCL và đề xuất được các giải pháp nâng cấp công trình thuỷ lợi kiểm
soát mặn hiện có ở ĐBSCL nhằm thích ứng với BĐKH [53].
Ngoài ra, cũng có một số lượng đáng kể các dự án nghiên cứu với quy mô nhỏ do các
tổ chức quốc tế và trong nước tài trợ chủ yếu nhằm đánh giá tác động ở mức độ định tính,
tình trạng dễ bị tổn thương với thiên tai và BĐKH, đề xuất các biện pháp tăng cường năng
lực thể chế chính sách, nâng cao nhận thức cộng đồng và thực hiện thí điểm một số dự án
hỗ trợ cộng đồng trong quản lý bảo vệ môi trường, gắn thích ứng BĐKH với xoá đói giảm
nghèo, được triển khai ở một số vùng nhạy cảm với BĐKH như đồng bằng sông Cửu
Long, đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Duyên hải miền Trung.
1.2.3. Những tác động của BĐKH đến ĐDSH của Việt Nam
Việt Nam được xem là một nước có tính ĐDSH cao, chủ yếu tập trung ở hệ thống
khu bảo tồn. Việt Nam cũng được xác định là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng
nặng nhất do BĐKH toàn cầu. Mực nước biển dâng cùng với cường độ của bão tố, thay
đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước sẽ đe dọa đến sự suy
thoái và sống còn của rừng ngập mặn cũng như các loài sinh vật rất đa dạng trong đó.
Khi mức nước biển dâng lên cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước có tầm
quan trọng mức quốc gia, sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa,
đẩy lùi nhiều loài động, thực vật nước ngọt của hệ sinh thái và ảnh hưởng đến nguồn
nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. 36 khu bảo tồn, trong đó
có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập.
Trước những tác động của BĐKH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - môi
trường, trong đó có vấn đề về đa ĐDSH, Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học với sự hỗ trợ của
Chương trình SEMLA, đã tiến hành xây dựng dự án “Nghiên cứu đánh giá tác động của
BĐKH tới các khu bảo tồn của Việt Nam và đề xuất các giải pháp thích ứng”. Theo các
nhà nghiên cứu, hàng trăm loài thực vật và động vật đã buộc phải thay đổi vùng phân bố

11


và thời gian của chu kỳ sống của chúng để thích ứng với BĐKH, cụ thể như vùng phân
bố của nhiều loài cây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía Bắc và lên vùng cao
hơn. Nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn,
nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm
hơn ở Bắc bán cầu; san hô bị chết trắng ngày càng nhiều,…Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn
thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản quan trọng và nhiều loài
sinh vật biển khác, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn, sẽ bị suy
thoái do nhiệt độ nước biển tăng [20].
BĐKH với những tác động đa chiều đã và đang làm thay đổi căn bản các hệ sinh
thái và các nguồn tài nguyên mà xã hội loài người phụ thuộc. Theo ước tính của các nhà
khoa học, biến đổi khí hậu có thể góp phần làm tuyệt chủng 1/3 số loài vào năm 2050,
bao gồm rất nhiều loài từng được cho là miễn dịch với hiểm họa tuyệt chủng. Điều này
gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sự cân bằng HST, sinh kế của loài người và sự phát
triển nền kinh tế Quốc gia.
Nghiên cứu của ELI cũng nhấn mạnh, tính đến năm 2050, BĐKH có thể khiến 30%
số loài bị tuyệt chủng, hơn 20% loài động vật và thực vật bị đe dọa tuyệt chủng khi nhiệt
độ tăng từ 2-30C, số lượng cá thể các loài quý hiếm suy giảm đáng kể. Đặc biệt, ELI đã chỉ
ra bốn tác động cơ bản của BĐKH xâm hại đến ĐDSH bao gồm các tác động về nhiệt độ
tăng, thay đổi chế độ và lượng mưa, tăng tần suất thiên tai và nước biển dâng. Mỗi một tác
động lại tương ứng với các biểu hiện và mức độ xâm hại cụ thể. Đơn cử, tác động nhiệt độ
tăng cao với các biểu hiện tăng số ngày nóng, băng tan, nhiệt độ nước tăng, giảm độ che
phủ của tuyết khiến tình trạng khô hạn thêm trầm trọng, tình trạng nhiễm mặn gia tăng, chế
độ thủy văn bị thay đổi, nhiều loài sinh vật biển cũng bị mất môi trường sống [20],…
BĐKH, với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất
sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái ÐDSH nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh
thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể
ít, cũng vì thế mà sẽ tăng nguy cơ diệt chủng của động thực vật, làm biến mất các nguồn

gen quí hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh (theo thông báo Quốc gia lần thứ nhất).
Hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra ngày một rõ ràng, trong đó có tác động
lên ÐDSH, nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, nhưng chúng ta cũng chưa nghiên
cứu về lĩnh vực này một cách nghiêm túc.
1.2.4. Tình hình nghiên cứu về tác động của BĐKH đến ĐDSH ở Việt Nam
Như đã khẳng định ở trên , Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới bị tác
động nhiều nhất của BĐKH , vì vậy vấ n đề bảo vệ tài nguyên ĐDSH bởi các tác động do
BĐKH cần phải được quan tâm hàng đầu. Hiện đã có rất nhiều chương trình nghiên cứu
12


về BĐKH trong nước nhằm đưa ra các giải pháp giảm nhẹ và ứng phó với BĐKH trên
các quy mô khác nhau.
Nghiên cứu “BĐKH châu Á: Nghiên cứu cho Việt Nam” (1994) do Viện Quy hoạch
Thủy lợi đã có đánh giá bước đầu tác động của BĐKH lên nguồn nước, ĐDSH các vùng
ven biển ở Việt Nam và đề xuất các biện pháp thích ứng, giảm thiểu tác hại cho các
ngành kinh tế khác nhau [81].
Nguyễn Văn Hải, (1995) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tăng và biến đổi
lượng mưa. Khi khí hậu nóng lên, các yếu tố như sự biến động nhiệt độ, lượng mưa,
nước biển dâng sẽ là những yếu tố tác động mạnh nhất lên hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Các đợt lạnh cực đoan thì gây ra hiện tượng sương muối nhiều hơn và chính là một nhân tố
hạn chế sự sinh trưởng của cây, thể hiện rõ ở triệu chứng là lá cây bị khô cháy. Theo
Nguyễn Văn Hải (1995), ở khu Đông Bắc Việt Nam vào những ngày khô hanh trong mùa
đông lạnh bất thường, thường có sương muối vào ban đêm gây tổn thất cho cây ngập mặn,
nhất là vào những ngày nước triều kiệt. Hiện tượng lá của một số cây ngập mặn ở ven biển
Quảng Ninh như Rhizophora stylosa, Bruguiera gymnorhiza, Excoccaria agallocha và
Cerbera manga đã quan sát thấy bị khô cháy và chết từng phần do sương muối khi nhiệt
độ ban đêm xuống dưới 00C [31].
Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải và nnk (1995), tác động của nước biển
dâng tới HST rừng ngập mặn (RNM) của Việt Nam có thể ở các dạng như ảnh hưởng lên

sự bồi đắp phù sa và trầm tích vùng RNM, đẩy nhanh tốc độ xói lở vùng ven biển có
RNM [30],… Dưới tác động của BĐKH, gió mùa và bão sẽ xảy ra thường xuyên hơn,
gây nên gió to, sóng lớn là mực nước biển dâng cao hơn và thường xuyên hơn, góp phần
đẩy nhanh tốc độ xói lở bờ biển, nhiều khu RNM của Việt Nam đã bị chìm xuống biển
như dải rừng suốt dọc phía đông mũi Cà Mau, làm mất nơi ở của nhiều loài động vật
trong rừng và ở bãi triều, làm mất nơi đẻ của một số loài tôm, cá. Ở phía Nam một số cửa
sông của khu vực ĐBSCL như cửa Hàm Luông, cửa Định An, cửa Trần Đề cũng có hiện
tượng xói lở bờ biển và RNM do gió mùa Đông Bắc và nước biển dâng. Nhiều vùng cửa
sông cũng bị xói lở từng mảng. Nước biển dâng cùng với gió mùa, bão, triều cường đã
làm xói lở bờ biển, gây xói mòn nền đất RNM, lộ rễ cây, sạt lở bờ sông ở các vùng cửa
sông, cuốn trôi cây ngập mặn.
Có thể thấy tác động của BĐKH cũng như tác động từ con người, sự tương tác và
vận động giữa các quá trình biển, lục địa diễn ra phức tạp hơn, ảnh hưởng lớn tới địa
hình, địa mạo và hình dạng của các đầm phá ven biển miền Trung nước ta. Ví dụ như hệ
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, theo Trần Đức Thạnh (1998) và Nguyễn Đức Cử (2002),
đây là hệ đầm phá có sự phát triển và biến đổi rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác
13


nhau, và ảnh hưởng lớn HST tự nhiên trong đầm. Đặc biệt là sự biến đổi của các cửa của
Tam Giang - Cầu Hai. Ban đầu hệ đầm phá này chỉ có 01 cửa (cửa Tư Hiền), sau đó lũ
lụt đã mở thêm cửa Hoà Duân (1904), tiếp theo thay đổi vị trí và dịch chuyển dần để có
vị trí cửa Thuận An như ngày nay. Sự lấp cửa, chuyển mở cửa đầm phá đột ngột do các
hiện tượng thời tiết bất thường như vậy thường là những tai biến gây nhiều hậu quả nặng
nề về môi trường, sinh thái, thiệt hại lớn về dân sinh, kinh tế và tạo ra trạng thái phát
triển không bền vững ở vùng ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế [64].
Các nguy cơ trên đã làm giảm đa dạng sinh học của các HST điển hình ven biển
như rạn san hô, rừng ngập mặn,… Các HST này bị giảm diện tích phân bố, giảm năng
suất và sinh khối hệ, giảm mật độ phân bố, sinh khối và kích thước cá thể nhiều loài và
hệ mất dần các chức năng sinh thái của mình. Các HST này suy thoái làm ảnh hưởng

nghiêm trọng đến cả nghề cá ven bờ và ngoài khơi.
Tại Việt Nam, nhiều khu vực rạn san hô bị suy giảm chất lượng hoặc biến mất đã
được ghi nhận với nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân từ những tác
động của BĐKH. BĐKH góp phần quan trọng gây nên hiện tượng san hô chết hàng loạt
hoặc biến đổi chất lượng trong thời gian qua tại các vùng ven biển Việt Nam. Theo
nghiên cứu của Đỗ Công Thung (2008), hiện tượng El-Nino kéo dài trong các năm 19821983 và 1997-1998 đã làm xuất hiện hiện tượng san hô chết trắng ở vùng biển Cát Bà.
Nguyên nhân được giải thích có thể là do sự tăng cao nhiệt độ, đục hoá hoặc ngọt hoá
nguồn nước và ô nhiễm môi trường gây mất tảo cộng sinh, làm chết trắng san hô
(bleaching coral) [71]. Nghiên cứu của Nguyễn Chu Hồi và cs (2004) cũng đã đánh giá
rằng hiện tượng El-Nino năm 1997 đã làm cho khoảng 16% diện tích rạn san hô trên thế
giới bị ảnh hưởng và tẩy trắng, trong đó có rạn san hô ở Việt Nam [35].
Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan từ BĐKH như lũ lụt lớn, bão lốc, sóng
bão lớn còn làm cho nhiều đầm phá khu vực miền Trung bị ngọt hoá và mặn hoá. Theo
Trần Đức Thạnh (1998) và Nguyễn Đức Cử (2002), tại đầm Cầu Hai thường chịu lượng
mưa lớn tập trung trong vòng 4 tháng (tháng 9-12) nên thường xuyên xảy ra lũ lớn làm
ngọt hoá hệ đầm phá, ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn lợi sinh vật, đặc biệt là những loài có
vòng đời trên 1 năm tuổi, các loài nước mặn phải di cư từ trong phá ra biển về mùa mưa,
còn các loài nước ngọt phải di cư từ sông ra phá. Ngược lại trong mùa khô, với tần suất
xuất hiện nhiều hơn các đợt nắng nóng bất thường, làm lượng bốc hơi trong các đầm phá
cao và tập trung nhiều vào các tháng khô và nóng như tháng 5 - 7, làm cho mực nước
trong đầm phá thấp hơn mực nước biển khi triều cao (với phá Tam Giang), làm nước
biển chảy vào phá qua các cửa, làm tăng độ muối của nước trong phá và tạo ra sự phân
tầng độ muối. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến các loài hẹp muối, đặc biệt là các loài
cỏ nước, các loài sinh vật đáy do khả năng di động kém [64].
14


1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở QUẢNG NAM
Quảng Nam là một trong những tỉnh miền Trung - nơi đang chịu nhiều ảnh hưởng do
biến đổi khí hậu toàn cầu. Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như bão, lũ lụt, hạn hán,

dịch bệnh,… đã tác động không nhỏ tới kinh tế, xã hội của tỉnh, trong đó có tài nguyên
ĐDSH. Trong khuôn khổ dự án BĐKH cũng đã có một số công trình được công bố:
Đinh Phùng Bảo (2001) – Đặc điểm thủy văn tỉnh Quảng Nam, trung tâm dự báo
khí tượng thủy văn Quảng Nam. Báo cáo đã trình bày, phân tích các đặc điểm về điều
kiện thủy văn. Qua đó nêu ra nguyên nhân chính của vấn đề và đưa ra các nhóm giải
pháp nhằm giảm thiểu vấn đề này [4].
Đỗ Quang Thiên, Trần Hữu Tuyên (2005), Các kiểu xói lở bờ sông Thu Bồn và tác
động của nó đến môi trường khu vực: Quá trình xói lở sông Thu Bồn đang diễn ra rất
mạnh mẽ cả về mặt không gian lẫn thời gian, nhiều nơi tốc độ xói lở đến 30-40m/năm.
Hiện tượng xói lỡ không chỉ xảy ra vào mùa lũ lớn mà còn xuất hiện trượt lỡ sau lũ do
nhiều bờ bị xói mất chân, trong đó có một số nơi xói lỡ rất khó định dạng và không tuân
theo một quy luật nào cả [67].
Nguyễn Hữu Đại, Phạm Viết Tích, 2007: Gắn kết bảo tồn ĐNN hạ lưu sông Thu
Bồn và khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Tạp chí Khoa học & Sáng tạo tỉnh
Quảng Nam, số 57 (10/2007). Kết quả đề tài để áp dụng quản lý khai thác bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên vùng bờ, quản lý lưu vực sông, rừng đầu nguồn những nơi mà lợi ích
cộng đồng phải được hiểu đúng mực, đầy đủ và cần phải có những giải pháp tích cực
nhằm giải quyết các mâu thuẫn lợi ích [26].
Nguyễn Hữu Đại, 2007: Đánh giá hiện trạng tài nguyên ĐNN (chủ yếu là dừa nước
- DN) ở hạ lưu sông Thu Bồn, Quảng Nam và các giải pháp quản lý, bảo vệ, phục hồi”.
Báo cáo lưu trữ Ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm [27].
Vũ Huấn và cs (2010) - Mô hình hóa mối quan hệ giữa BĐKH và trượt lở đất ở các
khu vực nghiên cứu (tỉnh Quảng Nam). Báo cáo đã nghiên cứu phân tích nguyên nhân, cơ
chế hình thành trượt lở đất và mô hình hóa mối quan hệ giữa trượt lở đất với BĐKH. Từ đó
xây dựng bản đồ chuyên đề về hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất trên địa bàn tỉnh để nghiên
cứu ứng dụng cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương [36].
Nguyễn Trọng Xuân (2010) - Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đối với phát triển
kinh tế ở tỉnh Quảng Nam. Qua báo cáo đã nêu lên được những tác động của BĐKH đến
sinh kế và nguồn lực sinh kế của tỉnh Quảng Nam, cũng như tác động của BĐKH cơ cấu
sản xuất, tính đa dạng của hoạt động sinh kế [82].

Vũ Thu Lan và cs (2010) nghiên cứu tác động của BĐKH đến ngập lụt lưu vực
sông Thu Bồn – Vu Gia [38] và Vũ Thu Lan (2010) [39], đánh giá tác động của BĐKH
15


đến các thiên tai liên quan đến dòng chảy (lũ lụt, khô hạn) tỉnh Quảng Nam. Hai báo cáo
này là một công trình nghiên cứu sử dụng mô hình Mike 11 – GIS để đưa ra những dự
báo trong tương lai về hai loại thiên tai liên quan đến dòng chảy là lũ lụt và hạn hán theo
kịch bản phát thải.
Trần Văn Tương (2010), nghiên cứu tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp
ở Quảng Nam và các giải pháp thích ứng. Nghiên cứu này đã chỉ ra những ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu đến nông, lâm, ngư nghiệp và các giải pháp thích ứng hiệu quả
trong từng lĩnh vực. Góp phần giúp cho người dân, các cơ quan và chính quyền có những
giải pháp thích hợp nhằm đối phó với vấn đề an ninh lương thực của tỉnh Quảng Nam
nói riêng và của cả nước nói chung [76].
Mặc dù vấn đề BÐKH bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ những nãm 1990
nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có một chương trình khoa học công nghệ chính thức để
có thể nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về BÐKH cũng như các giải pháp giảm
nhẹ, thích ứng với BÐKH. Một số ít các đề tài, dự án liên quan tới BÐKH, đã được triển
khai độc lập hoặc nằm trong các chương trình khoa học công nghệ về phòng chống giảm
nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường và tài nguyên ÐDSH, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của
môi trường,… Các đề tài, dự án này vẫn dừng ở mức độ nghiên cứu thí điểm, thiếu sự
điều phối, chia sẻ thông tin về kết quả nghiên cứu. Việc quan trắc, sử dụng và chia sẻ các
thông tin, dữ liệu liên quan đến khí tượng thủy văn, môi trường,... để dự báo tác động
của BĐKH còn nhiều bất cập.
Vấn đề đánh giá tác động của BÐKH đến ÐDSH, nghiên cứu tìm ra giải pháp thích
ứng, giảm thiểu tác động tiêu cực, tăng cường tác động tích cực của BÐKH và lồng ghép
các vấn đề này trong các chương trình phát triển bền vững ÐDSH, phát triển kinh tế xã
hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ. Mặt khác,

những năm gần đây trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và vùng hạ lưu Sông Thu Bồn nói
riêng đã hứng chịu rất nhiều tác động xấu của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Vì vậy
việc nghiên cứu đánh giá những tác động của BÐKH đến ÐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam là một yêu cầu cấp thiết.
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG HẠ LƯU SÔNG THU
BỒN, TỈNH QUẢNG NAM
1.4.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên vùng hạ lưu sông Thu Bồn
1.4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
- Vị trí địa lý: Vùng hạ lưu sông Thu Bồn nằm ở vùng cửa sông - ven biển, cuối tả
ngạn sông Thu Bồn, từ 15026’0” đến 15015’15” độ vĩ Bắc và từ 108023’10” đến
16


108017’08” độ kinh Đông. Với diện tích tự nhiên: 6.146,88 ha, trong đó đất liền chỉ có
4.597,76 ha (chiếm 73,50%) [14], [21], [22].
Phía Đông giáp biển Đông
Phía Tây giáp huyện Điện Bàn và huyện Duy Xuyên
Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên
Phía Bắc giáp huyện Điện Bàn

Hình 1.1 - Sơ đồ vị trí địa lý vùng hạ lưu sông Thu Bồn
- Địa hình: Đồng bằng ven biển, bị chia cắt bởi các con sông, độ cao trung bình 5 – 7m
so với mực nước biển, độ dốc nhỏ, có xu hướng thấp từ Tây Bắc xuống Đông Nam [21].
17


1.4.1.2. Chế độ khí hậu, thời tiết
Khí hậu, thời tiết là một nhân tố quyết định đến cảnh quan tự nhiên và đời sống của sinh
vật. Cùng với địa hình, khí hậu tác động đến đa dạng sinh học, chế độ thủy văn của vùng [22].
a. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 - 260C. Nhiệt trung bình hàng tháng dao động
230C - 300C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng VI – VII, thấp nhất là tháng XII – I [14].
Bảng 1.4. Chế độ khí hậu, thời tiết trong năm 2011 ở vùng hạ lƣu sông Thu Bồn
Tháng
I

II

III

IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI

XII

TB

Khí hậu
Nhiệt độ

23,1 24,4 24,6 26,9 29,4 29,7 29,1 28,1 27,7 25,9 23,7 22,5 26,3


(0C)

Số giờ
92
nắng (giờ)

178 189 155 232 247 218 233 136 143

97

132

171

Lượng
111,8 24,8 6,1 242,9 81,8 92,7 138,7 61,2 1176 414,5 168,2 186,2 225,3
mưa (mm)
(Nguồn: Khí tượng – Thủy văn tỉnh Quảng Nam năm 2011)
0

C

Hình 1.2. Đồ thị biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2011

18


Qua hình 1.2 cho thấy, từ tháng IV đến tháng IX, thành phố Hội An nhiệt độ trung
bình dao động từ 26,90C đến 29,70C. Trong năm, nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng

VI (29,70C) và thấp nhất vào tháng XII (22,50C).
Như vậy, ở khu vực sông Thu Bồn Hội An nhiệt độ tương đối cao. Điều đó đã tác
động mạnh đến quá trình phân bố, sinh trưởng, dinh dưỡng và chín muồi sản phẩm sinh
dục của các thủy sinh sống trong sông. Tuy nhiên, nhiệt độ cao tuyệt đối có ngày đạt trên
390C và kéo dài gây ảnh hưởng tới giới hạn sinh lý, quang hợp của thực vật thủy sinh
làm cho quá trình hô hấp tăng, ôxy hóa các hợp chất hữu cơ xảy ra nhanh chóng. Nhiệt
độ môi trường luôn luôn thay đổi theo các tháng trong năm đã tạo ra những nhóm sinh
vật có khả năng thích nghi khác nhau.
b. Nắng
Khu vực Hội An mỗi năm có khoảng 2200 – 2300 giờ nắng. Tháng có giờ nắng cao
nhất là tháng VI và thấp nhất là tháng I. Trong năm số giờ nắng tăng nhanh nhất vào
tháng IV, V và giảm tương đối nhanh từ tháng X đến tháng XI (bảng 1.4).
Nằm trong khu vực nội chí tuyến nên độ dài ban ngày từ lúc mặt trời mọc đến lúc
mặt trời lặn tại Hội An biến đổi trong khoảng 11 - 13 giờ. Thời gian chiếu sáng của mặt
trời dài và ít biến đổi nên Hội An nhận được lượng bức xạ mặt trời dưới dạng bức xạ trực
tiếp và khuyếch tán khá lớn [14].

Hình 1.3. Đồ thị biểu thị số giờ nắng các tháng trong năm 2011
Qua hình 1.3 cho thấy, Hội An có số giờ nắng nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho
quá trình quang hợp của thực vật, có vai trò to lớn trong việc tạo ra năng suất sinh học sơ
19


cấp và tạo ra thảm thực vật phong phú của hệ thống sông. Bên cạnh đó, nắng nóng kéo
dài sẽ làm tăng thêm nhiệt độ nước, tăng khả năng bốc hơi nước, đưa đến những biến đổi
khác của các nhân tố môi trường tạo thuận lợi cho tảo phát triển làm dồi dào dinh dưỡng
của nguồn hữu cơ trong sông.
c. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình tương đối cao, dao động 84 - 90%. Độ ẩm cao ở tháng
XII, với giá trị nhiều năm là 90%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng VII, với giá trị trung

bình nhiều năm là 75%. Trong mùa khô, khi có sự hoạt động của gió Tây Nam khô nóng
mạnh, độ ẩm không khí thấp có thể xuống 25 - 30%. Tuy nhiên, ở vùng ven biển mức độ
ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng không mạnh như ở những vùng nằm sâu trong đất
liền [22].
d. Lượng mưa
Mưa trung bình hằng năm từ 2100 - 2500mm. Do độ dốc của địa hình lớn nên hằng
năm vùng hạ lưu sông vùng ven biển thường xuyên bị ngập lụt ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống của đại bộ phận nông – ngư dân [21], [22].

Hình 1.4. Biểu đồ mô tả lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2011
Qua hình 1.4 cho thấy lượng mưa lớn thường tập trung từ tháng IX đến tháng XII
hàng năm, các tháng X và XI là những tháng mưa nhiều nhất. Lượng mưa ngày lớn nhất
đạt từ: 400 – 670 mm. Mùa khô từ tháng I đến tháng VIII, trong đó tháng III có lượng
mưa thường nhỏ nhất.

20


Như vậy, sông Thu Bồn, Hội An nhận nước từ các con sông đổ về, vì thế khi mùa
mưa mực nước sông ở vùng hạ lưu dâng cao. Tạo ra “sự ngọt hóa” ở vùng hạ lưu, điều
này đã ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng của các loài thủy sinh vùng hạ lưu.
e. Chế độ gió
Do cơ chế hoàn lưu và địa hình nên chế độ gió tại hạ lưu sông Thu Bồn, Hội An và
vùng lân cận theo hai mùa rõ rệt: từ tháng X đến tháng IV năm sau gió thịnh hành thiên
về thành phần Bắc gồm các hướng: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc; từ tháng V đến tháng IX,
gió thịnh hành thiên về thành phần Tây, hướng chính là Tây Nam; ngoài ra còn xen vào
gió Đông, Đông Nam. Tốc độ gió trung bình năm từ 3,5 đến 4,5m/s, trong mùa mưa tốc
độ gió lớn hơn mùa khô. Tần suất lặng gió từ 18 - 32% [21], [22].
* Gió mùa Đông Bắc
Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến Hội An chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu: từ

tháng IX đến tháng XII, giai đoạn này thường gây ra những đợt mưa vừa, mưa to và lạnh.
Một số đợt xuất hiện cùng các nhiễu động Nam biển Đông tạo nên những đợt mưa lớn, kéo
dài gây nên lũ lụt lớn; Giai đoạn sau, từ tháng I đến tháng IV, lượng mưa giảm hơn. Gió
mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng XII đến tháng III thường gây mưa phùn, rét lạnh, trời
âm u ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và sức khoẻ của con người [21], [22].
* Gió Tây Nam
Nằm ở dải đất Miền Trung, trong mùa hè Quảng Nam chịu sự chi phối của gió mùa
Tây Nam, có nguồn gốc từ vịnh Bengan thổi đến Việt Nam theo các hướng:
- Hướng gió Nam và Đông Nam: Gió Tây Nam có nguồn gốc từ vịnh Bengan khi
đến Việt Nam chuyển hướng tạo thành gió Nam và Đông Nam. Hàng năm xuất hiện
khoảng từ tháng II đến tháng IX, mang không khí mát mẻ [21].
- Gió Tây Nam khô nóng: Thổi theo hướng Tây Nam, sau khi đã tiêu hao gần hết hơi
nước do gây mưa ở phía Tây Trường Sơn và mang đến miền Trung Việt Nam một luồng khí
nóng và độ ẩm thấp. Hội An, hàng năm thường chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng
từ tháng V đến tháng VIII. Trung bình hàng năm có 35 - 40 ngày có gió Tây Nam khô nóng.
Trung bình mỗi đợt gió Tây Nam khô nóng kéo dài từ 3 – 3,5 ngày, dài nhất có thể đến 20 –
21 ngày. Chính trong thời gian này, Hội An và vùng phụ cận ít mưa, nên nước sông thường
“mặn hóa”, ảnh hưởng đến sự phân bố các nhóm thủy sinh vật [22].
1.4.1.3. Điều kiện thủy văn, thủy triều
a. Điều kiện thủy văn
Đặc điểm thủy văn phản ánh rõ nét nhất tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng
thời phản ánh mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong sông.
21


Sông ngòi là một thành phần khá đặc biệt của môi trường tự nhiên, đóng vai trò
quan trọng trong việc tuần hoàn và trao đổi vật chất, năng lượng của khu vực nói chung
và Hạ lưu sông Thu Bồn nói riêng [91].
Hầu hết các sông suối xuất phát từ các vùng núi cao, có sườn dốc đứng và được bao
phủ bởi một lớp thảm thực vật tốt, nên về mùa mưa chúng chuyển tiếp vào một lượng lớn

nước ngọt và theo một lượng chất hữu cơ màu mỡ. Đây chính là nguồn thức ăn dồi dào
cho các loài thủy sinh sống trong sông.
Dòng chảy trên các sông chia thành hai mùa: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ gồm 4
tháng liên tục từ tháng IX đến tháng XII, mùa cạn gồm 8 tháng còn lại từ tháng I đến tháng
VIII. Trong đó tháng I là tháng chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn và tháng VIII là tháng
chuyển tiếp từ mùa cạn sang mùa mưa lũ, do đó ở những tháng này vẫn có khả năng xuất
hiện lũ muộn hoặc lũ sớm.
Dòng chảy Hạ lưu sông Thu Bồn - Hội An có chế độ dòng chảy của vùng sông ảnh
hưởng triều. Sự biến đổi về dòng chảy theo thời gian chịu sự chi phối trực tiếp của dòng
chảy từ thượng nguồn đổ về và dòng triều từ Cửa Đại chảy ngược lên. Trong mùa cạn,
dòng chảy từ thượng nguồn đổ về ít biến đổi nên tốc độ, lưu lượng dòng chảy ở đây chủ
yếu là do dòng triều chi phối. Dòng chảy trên các sông khu vực này có 2 chiều thay đổi
phụ thuộc vào quy luật lên xuống của thuỷ triều.
Vào mùa lũ, do lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn lớn nên tốc độ dòng triều lên
giảm đi và tốc độ dòng chảy xuôi tăng lên đáng kể. Khi có lũ lớn thì sự ảnh hưởng của
thuỷ triều sẽ giảm dần, dòng chảy ngược sẽ không còn, biên độ dao động mực nước triều
cũng giảm dần và mất hẳn khi lũ trên thượng nguồn đạt đến một độ lớn nào đó. Khi đó
dòng chảy trên sông chỉ hoàn toàn là dòng chảy lũ.
b. Chế độ thủy triều
Chế độ triều tại khu vực Hội An, Cửa Đại chiếm ưu thế là chế độ bán nhật triều.
Trung bình trong mỗi tháng có 12 ngày nhật triều và 18 ngày bán nhật triều; tháng có số
ngày bán nhật triều nhiều nhất là 29 ngày và ít nhất cũng phải có 4 ngày. Tháng III -V,
tháng VII, VIII thường là tháng có chế độ bán nhật triều chiếm hơn 2/3 số ngày trong
tháng. Tháng XII là tháng có chế độ nhật triều chiếm ưu thế hơn. Tháng I và XI thường
có số ngày nhật triều và bán nhật triều tương đương nhau (bảng 1.5)[91], [21].

22


Bảng 1.5. Số ngày nhật triều và bán nhật triều tại vùng biển Hội An (ngày)

Trung bình
Tháng

Nhật
triều

I

Max
Nhật
triều

15

Bán
nhật triều
16

II
III

11
10

IV
V
VI

Min
Nhật

triều

22

Bán
nhật triều
25

6

Bán
nhật triều
9

17
21

16
14

22
27

6
4

13
17

9

11
12

21
20
17

13
26
25

27
29
28

3
2
2

17
5
5

VII

14

17

24


29

2

7

VIII
IX
X

11
10
12

20
20
18

19
16
19

28
26
25

3
4
6


12
14
9

XI
XII
TB
Max
Min

13
18
12

15
13
18

20
27

23
27

5
4

10
4


27

29
2

4

+ Biên độ triều
Tính cho trung bình nhiều năm thì biên độ triều trung bình tại vùng biển Hội An là
0,78 – 0,81m; lớn nhất 1,57 – 1,76m .
Biên độ triều có sự thay đổi rõ rệt trong tháng theo một chu kỳ nhất định. Trong
mỗi tháng thông thường có 2 kỳ triều cường và 2 kỳ triều kém; kỳ triều cường xảy ra vào
những ngày trăng tối và trăng tròn, biên độ triều lớn nhất xuất hiện vào thời kỳ này.
Nhờ chế độ nhật triều không đều đó, sông Thu Bồn luôn nhận được lượng nước từ
biển Đông làm thay đổi độ mặn theo không gian và thời gian.
1.4.1.4. Nồng độ muối
Độ muối tại các điểm khảo sát giao động từ 0 – 270/00, có sự phân hóa rõ giữa các
điểm khảo sát (bảng 1.6). Sông Thu Bồn do được tiếp nhận nước ngọt từ các con sông,
đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều nên độ mặn của sông thay đổi đáng kể.
Nồng độ muối ở đây thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa khô, tại một vài thủy vực có nồng độ
muối khá cao như V1 (Cửa Đại 270/00), V2 (Cẩm Thanh 220/00), V3 (Cẩm Châu 180/00),
V4 (Cẩm Nam 140/00), V7 (Duy Vinh 160/00), V10 (Duy Nghĩa 220/00). Vào đầu mùa mưa
(tháng IX), nồng độ muối tại các thủy vực này giảm xuống đáng kể, giao động từ 3 –
23


80/00. Như vậy biên độ giao động giữa mùa mưa và mùa khô tại các thủy vực này khá lớn
từ 3 – 270/00 (hình 1.5). Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ sinh vật sống
trong sông, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài cá [89].

Bảng 1.6. Nồng độ muối tại các điểm qua các đợt khảo sát
Đơn vị tính: 0/00
Tháng

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

Cửa Đại – Hội An

1,6

1,7

25,0

27,0

20,0


10,3

8,3

Cẩm Thanh – Hội An

1,4

0,8

20,0

22,0

14,8

6,5

3,5

Cẩm Châu – Hội An

1,0

0,4

16,0

18,0


14,3

3,5

1,5

Cẩm Nam – Hội An

0,3

0,2

12,0

14,0

10,3

2,0

1,0

0

0

0,3

0,4


0,2

0

0

0,4

0,1

10,0

13

7,9

1,0

0,8

Duy Vinh – Duy Xuyên

1

1,3

15

16


10

4,3

3.0

Đập Para – Duy Thành

0

0

0

0

0

0

0

Bà Rén – Duy Thành

0

0

0


0

0

0

0

Duy Nghĩa – Duy Xuyên

1,4

1,9

14

22

14,3

4,5

3,4

Chợ Bà – Bình Giang

1,2

1,5


12

18

12

4,0

3

Bình Dương – Bình Giang

0,8

1,2

11

16

10

3,5

3

Địa điểm

Cầu Mống – Duy Xuyên
Cẩm Kim – Hội An


(Nguồn: Kết quả quan trắc mặt nước trong các đợt thu mẫu)
S0/00

Hình 1.5. Sự biến động độ muối qua các đợt khảo sát
(Nguồn: Kết quả quan trắc mặt nước trong các đợt thu mẫu)
24


d. Tốc độ triều
Tốc độ triều của một số vùng khảo sát ở hạ lưu sông Thu Bồn chúng tôi đã xác định
được như sau:
Bảng 1.7 . Tốc độ triều lên và xuống cực đại ở vùng hạ lƣu sông Thu Bồn
Tốc độ triều Tốc độ triều lên (Vmax)

Tốc độ triều xuống (Vmax)

Địa điểm

(m/s)

(m/s)

Cửa Đại

0,69

0,82

Ngã ba Duy Vinh


0,59

0,72

Cẩm Nam

0,55

0,79

Ngã ba Cẩm Kim

0,33

0,81
(Nguồn: Kết quả quan trắc, 2011)

1.4.2. Các nguồn tài nguyên
1.4.2.1. Tài nguyên rừng
Tỉnh Quảng Nam có 457.418 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 44%. Diện tích rừng tự
nhiên là 392.686 ha, rừng trồng là 64.732 ha có khoảng 389.600 ha, với trữ lượng gỗ
khoảng 30 triệu m3 và 50 triệu cây tre nứa, trong đó rừng giàu khoảng 10.000ha, phân bố
chủ yếu là các đỉnh núi cao. Diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung
bình và rừng tái sinh. Ngoài gỗ, rừng Quảng Nam còn nhiều lâm sản khác, như tre nứa,
song mây [90],...
1.4.2.2. Tài nguyên nước
Tổng chiều dài hệ thống sông ngòi nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam khoảng 900
km, bao gồm 9 con sông lớn. Nguồn nước mặt lớn, với diện tích lưu vực sông Vu Gia
5.500 km2 , Thu Bồn 3.350 km2, Tam Kỳ 755 km2. Hiện trên toàn tỉnh có khoảng 30 hồ

(loại hồ có dung tích trên 1triệu m3 nước), tổng dung tích là 500 triệu m3, trong đó đáng
kể có hồ Phú Ninh 343 triệu m3, hồ Khe Tân 54 triệu m3, hồ Thạch Bàn 9,6 triệu m3,...
Nguồn nước ở Quảng Nam khá dồi dào, cung cấp cho hoạt động của nhiều nghành kinh
tế nói chung, trong đó quan trọng nhất là sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề nông
thôn khác [90].
Đặc điểm tài nguyên nước lưu vực sông Thu Bồn: Hệ thống sông Thu Bồn bao
gồm dòng chính Thu Bồn và sông Vu Gia kết hợp với chiều dài sông 205km đổ ra biển
tại vịnh Đà Nẵng qua 3 phân lưu: sông Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Hội An) và Trường
Giang (cửa Lở). Do tác động của điều kiện địa hình mạng lưới sông suối trong lưu vực
phát triển mạnh dạng tia toả với độ cao bình quân (552m) cũng như độ dốc bình quân lưu
25


×