TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN.
-------------------------------
TUYỂN TẬP
GIÁO ÁN MẪU LỚP 1
DẠY HỌC THEO SÁCH MỚI
BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
CÁC MÔN HỌC VĂN HÓA
Ở TIỂU HỌC.
Tiểu học
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay,
nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng,
quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước.
Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong
việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan tâm
và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm học là “Tiếp
tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” đối với
giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì
bậc Tiểu học là bậc nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan
trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là
bậc học nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp
tục học Trung học cơ sở. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi
người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định
về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu
được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ.
Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh. Bộ SGK "Cánh Diều" là kết quả hợp tác
giữa Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm TP HCM và Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị
giáo dục Việt Nam. Đây là bộ SGK xã hội hoá đầu tiên.
"Cánh Diều" là bộ sách duy nhất hiện nay có đầy đủ SGK
dành cho tất cả các môn học (Toán 1, Tiếng Việt 1, Tự nhiên
và Xã hội 1, Đạo đức 1, Âm nhạc 1, Mĩ thuật 1, Giáo dục thể
chất 1) và hoạt động giáo dục bắt buộc (Hoạt động trải
nghiệm 1) của lớp 1 theo quy định của Chương trình giáo dục
phổ thông.
Được biên soạn, xuất bản trên quan điểm thống nhất, xuyên
suốt: "Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc
sống", bộ sách được kỳ vọng giúp học sinh có điều kiện tốt
hơn để phát triển năng lực và phẩm chất theo các yêu cầu cần
đạt của Chương trình giáo dục phổ thông
“Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh
những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực môn
học với các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận môn
học, năng lực mô hình môn học, năng lực giải quyết vấn đề
môn học, năng lực giao tiếp môn học, năng lực sử dụng các
công cụ và phương tiện học môn học; phát triển kiến thức, kĩ
năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp
dụng môn học vào đời sống thực tiễn, giáo dục môn học tạo
dựng sự kết nối giữa các ý tưởng môn học, các môn học khác
và giữa môn học với đời sống thực tiễn’’. Trân trọng giới
thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc tham khảo
và phát triển tài liệu:
TUYỂN TẬP
GIÁO ÁN MẪU LỚP 1
DẠY HỌC THEO SÁCH MỚI
BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
CÁC MÔN HỌC VĂN HÓA
Ở TIỂU HỌC.
Chân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
1-
Giáo án dạy môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách
“Cánh diều” ở tiểu học.
2-
Giáo án dạy môn Toán lớp 1 bộ sách “Cánh
diều” ở tiểu học. . (2 Bài 4 tiết)
3-
Giáo án dạy môn HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM lớp 1 bộ sách “Cánh diều” ở tiểu
học. (2 Bài 4 tiết)
4-
Giáo án dạy môn TỰ NHIÊN XÃ HỘI lớp 1 bộ
sách “Cánh diều” ở tiểu học. (2 Bài 4 tiết)
5-
Giáo án dạy môn ĐẠO ĐỨC lớp 1 bộ sách
“Cánh diều” ở tiểu học. (2 Bài 4 tiết)
TUYỂN TẬP
GIÁO ÁN MẪU LỚP 1
DẠY HỌC THEO SÁCH MỚI
BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
CÁC MÔN HỌC VĂN HÓA
Ở TIỂU HỌC.
1.Giáo án dạy môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách “Cánh
diều” ở tiểu học. (8 bài 14 tiết)
b
bễ
I. Phát triển
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ - Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ
sách Cánh Diều
- Nhận biết âm và chữ cái b; nhận biết thanh ngã và dấu ngã ( ); đánh
vần, đọc đúng tiếng có chữ b và tiếng có dấu ngã (mô hình “âm đầu +
âm chính”, “âm đầu + âm chính
+ thanh”): bê, bễ.
- Nhìn hình, phát âm, tự phát hiện được tiếng có âm b, có thanh ngã.
- Đọc đúng bài Tập đọc Ở bờ đê.
- Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng và chữ số: b, bễ, số 2, số 3.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập
viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
- Tranh, ảnh, mẫu vật.
- VBT Tiếng Việt 1, tập một.
- Bảng cài.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trò chơi “Hái táo”, xếp vào giỏ “ê”, giỏ “l”: dê, đê, dế, lá, le le, lọ.
- Đọc các từ vừa học ở bài Tập đọc (tr.23, SGK Tiếng Việt 1, tập
một).
B. DẠY BÀI MỚI
1. GV (chỉ bảng) giới thiệu bài:
- Hôm nay, các em sẽ học 1 âm và chữ cái mới: âm b và chữ b.
GV chỉ chữ b trên bảng lớp, nói: b (bờ). HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc
lại: b.
- Các em cũng học thêm 1 thanh và dấu thanh mới: thanh ngã và dấu
ngã ( ). GV chỉ chữ bễ, nói: bễ. HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bễ.
2. Chia sẻ và khám phá (BT1: Làm quen)
2.1. Âm b và chữ b
- GV chỉ hình con bê trên màn hình / bảng lớp, hỏi: Đây là con gì?
(Con bê).
- GV viết bảng: bê. Cả lớp đọc: bê.
- Phân tích tiếng bê:
+ GV: Trong tiếng bê, có 1 âm các em đã học. Đó là âm nào? HS: âm
ê.
+ GV: Ai có thể phân tích tiếng bê? 1 HS: Tiếng bê gồm có 2 âm: âm
b đứng trước, âm ê đứng sau.
+ HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bê.
- Đánh vần tiếng bê.
+ GV đưa mô hình tiếng bê, HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn):
bờ - ê - bê / bê.
+ GV và HS cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay:
* Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bê.
* Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bờ.
* Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ê.
* Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bê.
- GV giới thiệu chữ b in thường, chữ b viết thường và chữ B in hoa ở
tr. 24, 25.
2.2. Tiếng bễ
- GV chỉ hình cái bễ (lò rèn) trên màn hình / bảng lớp: Đây là cái bễ
ở lò rèn. Bễ dùng để thổi lửa cho lửa to hơn, mạnh hơn. GV chỉ tiếng
bễ: Đây là tiếng bễ.
- GV viết bảng: bễ. Cả lớp đọc: bễ.
- Phân tích tiếng bễ:
+ GV: Ai có thể phân tích tiếng bễ? 1 HS: Tiếng bễ gồm có 2 âm: âm
b đứng
trước, âm ê đứng sau, dấu ngã đặt trên âm ê à 1 số HS nhắc lại.
+ GV: Tiếng bễ khác tiếng bê ở điểm nào? (HS: Tiếng bễ có thêm
dấu). GV: Đó là dấu ngã; đặt trên chữ ê. GV giới thiệu dấu ngã. GV
đọc: bễ. Cả lớp: bễ.
- Đánh vần tiếng bễ.
+ GV đưa lên bảng mô hình tiếng bễ. GV cùng HS đánh vần nhanh
(bê - ngã - bễ), thể hiện bằng động tác tay:
* Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bễ.
* Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bê.
* Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ngã.
* Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bễ.
+ GV hướng dẫn HS gộp 2 bước đánh vần: HS (cá nhân, tổ, lớp)
đánh vần, đọc trơn:
bờ - ê - bê - ngã - bễ / bễ (không chập tay).
2.3. Củng cố:
- HS nói lại chữ và dấu thanh, tiếng mới học là chữ b, dấu ngã, tiếng
bễ.
- HS ghép chữ trên bảng cài: bê, bễ. GV mời 3 HS đứng trước lớp,
giơ bảng cài để các bạn nhận xét.
Bài: g, h
1. Mục đích, yêu cầu:
a. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các âm và chữ cái g, h; cách đánh vần đúng, đọc đúng
tiếng có g, h với mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: ga, hồ.
- Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm g, âm h.
- Đọc đúng bài Tập đọc Bé Hà, Bé Lê.
- Viết đúng trên bảng con các chữ g, h và các tiếng ga, hồ.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày bài tập viết.
3. Đồ dùng dạy – học:
- Giáo viên: + Tranh ga (nhà ga), hồ, tranh bài tập đọc
+ Nội dung bài tập đọc Bé Hà, bé Lê
- Học sinh: + Sgk, Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con
III. Hoạt động dạy và học:
Tiết 1
1. Bài cũ: Lần lượt 3 học sinh đọc lại bài Ở bờ đê
- Lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc
2. Dạy bài mới:
3. Giới thiệu bài: âm và chữ cái g, h
- GV chỉ chữ g, nói: (gờ) – HS (cả lớp, cá nhân): gờ (Làm tương tự
với h)
- GV giới thiệu chữ G, H in hoa
3. Chia sẻ, khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Âm g và chữ g
- GV chỉ vào hình ảnh nhà ga:
? Đây là cái gì? (Nhà ga)
- GV viết chữ g, chữ a. HS nhận biết: g, a = ga. Cả lớp: ga. GV giải
nghĩa: ga/ nhà ga là bến đỗ, nơi xuất phát của các đoàn tàu.
- Phân tích tiếng ga: có 2 âm, âm g đứng trước, âm a đứng sau.
- GV giới thiệu mô hình tiếng ga. GV cùng HS đánh vần ga – gờ - a
– ga (thể hiện bằng động tác tay 1 lần)
- HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, tổ, lớp): gờ - a – ga/ ga
2.2. Âm h và chữ h (thực hiện như âm g và chữ g). HS nhận biết: hờ
- ô – dấu huyền = hồ
- Phân tích tiếng hồ. Đánh vần: hờ - ô – hô – huyền – hồ/ hồ.
2.3. Củng cố: HS nói lại 2 chữ/ 2 tiếng mới học
- HS ghép bảng cài chữ: ga, hồ
4. Luyện tập:
3.1. Mở rộng vốn từ
Bài tập 2: Tiếng nào có âm g? Tiếng nào có âm h?
GV yêu cầu: Chỉ từng hình theo thứ tự cho cá nhân – lớp nói tên từng
sự vật: hổ, gấu, hoa hồng, hành, gừng, gà.
- Từng cặp HS làm bài; báo cáo kết quả: HS1 chỉ các hình trên bảng
lớp, nói các tiếng có âm g (gấu, gừng, gà), HS2 nói các tiếng có âm
h (hổ, hoa hồng, hành)
- GV chỉ từng hình, cả lớp: Tiếng hổ có âm h, tiếng gấu có âm g, ...
- Cho HS nói thêm tiếng có âm g, có âm h
3.2. Tập đọc (Bài tập 3):
- GV chỉ hình minh họa bài Bé Hà, bé Lê giới thiệu bài: Bài có bốn
nhân vật: Hà, bà, bé Lê, ba của Hà.
GV xác định lời nhân vật trong từng tranh: Tranh 1 là lời Hà. Tranh
2: câu 1 lời bà, câu 2 lời Hà. Tranh 3 lời của Hà. Tranh 4: Lời ba Hà.
- GV đọc mẫu từng lời, kết hợp giới thiệu từng tình huống.
- Luyện đọc từ ngữ:
HS (cá nhân, lớp) nhìn bài trên bảng, đọc các từ ngữ (đã gạch chân)
theo thước chỉ của GV: Hà ho, bà bế, cả Hà, cả bé Lê.
Tiết 2
3.3. Tập đọc (BT3)
a, GV đưa lên bảng nội dung bài đọc. Giới thiệu hình ảnh. Các em
cùng xem.
b, Luyện đọc.
- GV chỉ từ dưới hình(1). HS(cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp) đọc trơn: Hà
ho, bà ạ
- GV chỉ từ dưới hình(2). HS (cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp) đọc trơn: Để
bà bế bé Lê đã
- GV chỉ từ dưới hình(3). HS đọc: A, ba! Ba bế Hà!
- GV chỉ từ dưới hình(4). HS đọc: Ba bế cả Hà, cả bé Lê. GV: Hình
ảnh của ba bế hai chị em Hà.
- GV chỉ theo tranh cho HS đọc lại.
c, GV đọc mẫu .
d, Thi đọc bài.
HS (cá nhân, nhóm, tổ) thi đọc bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
* Cả lớp nhìn SGK đọc lại các từ ở trong 2 trang sách vừa học.
3.4.Tập viết (Bảng con- BT4)
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết.
- Chữ g: Cao 5 li gồm 2 nét: nét cong kín như chữ o, thêm một nét
khuyết dưới bên phải.
- Chữ h: Cao 5 li gồm 2 nét, nét khuyết trên và nét móc hai đầu.
- HS viết bảng con g, h. HS giơ bảng, GV nhận xét.
- Viết ga, hồ.
- HS đọc ga và nói chữ nào viết trước, chữ nào viết sau . Đọc hồ và
nói cách viết tiếng hồ.
- GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn HS cách viết.
- HS viết bảng con ga, hồ (2 lần)
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Dặn học sinh đọc lại bài
ở nhà và giới thiệu với người thân các con vật và sự vật Tập đọc.
Xem trước bài 7 chuẩn bị cho bài sau.
- Khuyến khích các em tập viết trên bảng con.
1. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài a và c
Bài 1: a c
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
•
Nhận biết các âm và chữ cái a, c; đánh vần đúng, đọc đúng
tiếng có mô hình “âm đầu+ âm chính” ca
•
Nhìn tranh hình minh họa, phát âm được âm a, c. Tự phát hiện
được âm a, âm c, nhìn tranh đoán tiếng có âm a, c.
•
Tìm được âm a, c trong bộ chữ
•
Viết được âm a, c, ca
2. Năng lực:
•
Phát triển năng lực tiếng việt.
•
Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất:
•
Hs yêu thích học TV.
II. Chuẩn bị:
•
Bộ đồ dùng.
•
Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động học tập của Hs
A. Hoạt động giới thiệu
Hỗ trợ của GV
Gv giới thiệu cho học sinh sách
giáo khoa, bộ đồ dùng môn TV,
…
Gv giới thiệu bài học và ghi tên
đề bài
Hs quan sát, ghi nhớ
Hs đọc lại tên đề bài
B. Chia sẻ
Gv đưa lên bảng hình cái Ca.
Hỏi Hs Đây là cái gì?
Gv chỉ tiếng ca
Gv nhận xét – kết luận
Cái ca
Hs đọc cá nhân, nhóm, tổ ca
C. Khám phá
Gv phân tích tiếng ca; tiếng ca
gồm âm c, âm a. Âm nào đứng
trước?
Hs trả lời: âm c đứng trước, âm a
đứng sau.
Yêu cầu hs nhắc lại
Hs nhắc lại: cá nhân, nhóm, tổ
Gv hướng dẫn cách đánh vần: c –
Hs nhắc lại: cá nhân, nhóm, tổ
a -ca
Gv củng cố, nhận xét.
Tiết 2
D. Luyện tập
Bài tập 3: Mở rộng vốn từ:
Gv yêu cầu học sinh làm việc
nhóm, đọc to, đoán từ có âm a,
Hs thảo luận
đọc nhỏ tiếng không có âm a
Gv chiếu từng hình trên bảng
Gv chiếu từ kèm theo tranh
Hs đọc to hình- trả lời có vần a hay
không
Gv cho Hs đọc lại từ vừa đọc
Hs đọc to
Bài tập 4: Tương tự mở rộng vốn Hs đọc
từ các từ có âm c
Hs thực hành tương tự
Bài tập 5: Gv nêu yêu cầu
Hs lắng nghe
Gv giới thiệu âm a được viết các Hs quan sát, đọc lại, ghi nhớ
con chữ in thường và in hoa.
Gv cho hs chơi trò chơi- ai nhanh
hơn để tìm nhanh bằng bảng gài. Hs chơi trò chơi
Tiết 3
Gv cho hs đọc lại hai trang vừa
học
Hs đọc âm, đánh vần tiếng, đọc
trơn.
F. Tập viết
Gv giới thiệu bảng con và cách
dùng bảng con
Hs quan sát, thực hành
Gv hướng dẫn quy trình viết chữ
a
Hs thực hành viết bóng
về độ cao, các nét- hướng dẫn hs
viết bóng
Hs viết bảng con
Cho hs viết bảng con
Gv hướng dẫn quy trình viết chữ Hs thực hành viết bóng
c
về độ cao, các nét- hướng dẫn hs
viết bóng
Cho hs viết bảng con
Hs viết bảng con
Tương tự quy trình khi cho học
sinh luyện viết chữ ca.
Hướng dẫn học sinh viết và nhận Hs viết theo nhóm và nhận xét theo
xét theo nhóm
nhóm
3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết
của mình
Hs trình bày – Cả lớp nhận xét
E. Củng cố, dặn dò
Gv củng cố đọc lại âm a, c, nhận
Hs lắng nghe
xét tiết học
2. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài Cà cá
Bài 2: Cà cá
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
•
•
Nhận biết các dấu huyền, sắc
Nhìn tranh hình minh họa, phát âm được các tiếng cà, cá. Tự
phát hiện được dấu huyền, dấu sắc
•
Tìm được dấu huyền, sắc trong bộ chữ
•
Viết được tiếng cá, cà
2. Năng lực:
•
Phát triển năng lực tiếng việt.
•
Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất:
•
Hs yêu thích học TV.
II. Chuẩn bị:
•
Bộ đồ dùng.
•
Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động học tập của Hs
Hỗ trợ của GV
A. Hoạt động kiểm tra bài cũ và giới
thiệu
Kiểm tra: c, a, ca
Gv giới thiệu bài học và ghi tên đề
bài: cà, cá
Giới thiệu dấu sắc / (nét xiên phải)
và dấu huyền(nét xiên trái)
Hs đọc, ghi
Hs đọc lại tên đề bài
Hs ghi nhớ
B. Chia sẻ
Gv đưa lên bảng hình cái Cà.
Hỏi Hs Đây là quả gì?
Quả cà
Gv chỉ tiếng cà
Gv nhận xét – kết luận
Hs đọc cá nhân, nhóm, tổ
Tương tự với từ cá
C. Khám phá
Gv phân tích tiếng cà; tiếng cà gồm Âm c, a
âm gì? Có dấu gì.
Dấu huyền
Phân tích tiếng cà
Hs trả lời: âm c đứng trước, âm a
đứng sau dấu huyền trên đầu âm
a.
Yêu cầu hs nhắc lại
Hs nhắc lại: cá nhân, nhóm, tổ
Gv hướng dẫn cách đánh vần: c – a –
Hs nhắc lại: cá nhân, nhóm, tổ
ca – huyền-cà
Gv củng cố, nhận xét.
Tương tự khi phân tích tiếng cá.
D. Luyện tập
Bài tập 3:Mở rộng vốn từ:
Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, Hs thảo luận
đọc to, đoán từ có dấu huyền, đọc
nhỏ tiếng không có dấu huyền.
Gv chiếu từng hình trên bảng
Gv chiếu từ kèm theo tranh
Gv cho Hs đọc lại từ vừa đọc
Hs đọc to hình- trả lời có dấu
huyền hay không
Hs đọc to
Hs đọc
Bài tập 4: Tương tự mở rộng vốn từ
Hs thực hành tương tự
các từ có dấu sắc
Bài tập 5: Gv nêu yêu cầu
Hs lắng nghe
Hướng dẫn Hs dùng thước và bút chì Hs thực hành
thực hành nối tiếng với hình tương
ứng
Gv yêu cầu hs đọc lại tiếng vừa học Hs đọc
Gv nhận xét
Tiết 2
Nhận xét
Gv cho hs đọc lại hai trang vừa học
Hs đọc âm, đánh vần tiếng, đọc
trơn.
F. Tập viết
Gv nêu lại quy trình dạy viết chữ c, a
Hs viết bảng con
chữ ca
Hs viết bóng – bảng con
Gv viết mẫu chữ cà
Hs viết theo nhóm và nhận xét
theo nhóm
Hướng dẫn hs nhận xét
3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của
mình
Luyện viết chữ cái tương tự luyện
viết chữ cà
Hs trình bày – Cả lớp nhận xét
E. Củng cố, dặn dò
Gv củng cố đọc lại tiếng cà, cá nhận
Hs lắng nghe
xét tiết học
3. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài hai con dê
Bài 3: Hai con dê
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
•
Nhận biết được các nhân vật trong truyện
•
•
Kể lại theo tranh các phân đoạn của câu truyện một cách ngắn
gọn
Hát và múa theo bài: Chúng em là học sinh lớp Một
2. Năng lực:
•
•
Phát triển năng lực tiếng việt đặc biệt khả năng sử dụng ngôn
ngữ
Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất:
•
Hs yêu thích học
II. Chuẩn bị:
•
Tranh trong
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động học tập của Hs
Hỗ trợ của GV
A. Hoạt động giới thiệu
Gv giới thiệu bài học và ghi tên đề
bài: Hai con dê
Hs đọc theo
Giới thiệu các nhân vật trong
truyện qua tranh ảnh
Hs nhắc và phân biệt các nhân
vật
Gv giới thiệu bối cảnh câu truyện,
tạo hứng thú cho học sinh.
Hs ghi nhớ
B. Chia sẻ
Gv cho hs xem câu truyện/ nghe kể
chuyện
Hs chú ý quan sát/ lắng nghe
Gv dựa vào các tranh kể lần 1
Hs lắng nghe
Gv dựa vào tranh kể lần 2- hỏi các Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi
câu hỏi theo từng tranh
Hướng dẫn, khuyến khích hs kể câu
chuyện từng tranh dựa vào câu hỏi
Hs kể cá nhân, nhóm, tổ
vừa trả lời
Gv nhận xét – tuyên dương
C. Tìm hiểu ý nghĩa câu truyện
Câu truyện khuyên con điều gì?
Thảo luận nhóm đôi, trình bày
E. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học – Nếu có hs
kể được ý chính toàn bộ câu truyện- Hs lắng nghe
tuyên dương
4. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài o, ô
Bài: o, ô (2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
•
•
Nhận biết được chữ o, ô
Nhìn tranh hình minh họa, phát âm được o, ô, co, cô. Tự phát
hiện được tiếng có chứa âm o, ô
•
Tìm được âm o, ô trong bộ đồ dùng.
•
Viết được tiếng o, ô, co, cô
2. Năng lực:
•
Phát triển năng lực tiếng việt.
•
Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất:
•
Hs yêu thích học
II. Chuẩn bị:
•
Bộ đồ dùng.
•
Tranh trong
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động học tập của Hs
Hỗ trợ của GV
A. Hoạt động kiểm tra bài cũ và
giới thiệu
Kiểm tra: cà, cá
Hs đọc, ghi
Gv giới thiệu bài học và ghi tên đề
Hs đọc lại tên đề bài
bài: o, ô
B. Chia sẻ - khám phá
- Dạy âm o
Gv đưa lên bảng hình kéo (co) và
hỏi hs đây là hoạt động gì?.
Kéo (co)
Vậy cô có tiếng co. Trong tiếng co âm c.
có âm gì chúng ta đã được học?
Còn một âm chưa được học là âm Cả lớp: cá nhân, nhóm, đồng thanh
o. Hôm nay chúng ta học âm o.
o
Vậy ai phát hiện chữ o giống hình
dạng gì?
Quả bóng, quả trứng
Hs phân tích tiếng co
c đứng trước, o đứng sau
Đánh vần tiếng co: cờ- o- co
Hs đánh vần: cá nhân, nhóm, tổ
Đọc trơn: co
Gv nhận xét
Co
- Tương tự với âm ô
C. Luyện tập
Bài tập 2:Mở rộng vốn từ tiếng có
âm o
Gv yêu cầu học sinh làm việc
Hs thảo luận- trình bày
nhóm, đọc to, đoán hình ảnh chứa
từ có âm o đọc nhỏ tiếng không có
âm o.
Gv nhận xét
Gv chiếu từng hình trên bảng
Gv chiếu từ kèm theo tranh, kèm
chữ
Hs đọc to hình- trả lời âm o hay
không
Hs đọc và chỉ âm o trong các từ
Gv cho Hs đọc lại từ vừa đọc
Bài tập 4: Tương tự mở rộng vốn Hs thực hành tương tự
từ các từ có vần ô
Bài tập 5: Gv nêu yêu cầu
Hs lắng nghe
Gv chiếu hình như trong SGK,
Hs thực hành
yêu cầu hs khoanh tròn (lên bảng)chơi trò chơi ai nhanh mắt, nhanh
Hs chơi - chỉ vào và đọc to từ vừa
tay
tìm được
Gv nhận xét
Nhận xét
Tiết 2
Gv cho hs đọc lại hai trang vừa
học
F. Tập viết
Hs đọc âm, đánh vần tiếng, đọc
trơn.
Gv giới thiệu chữ o, co, ô, cô (mẫu Hs quan sát
chữ)
Hs quan sát
Gv nêu quy trình dạy viết chữ o, ô
chữ co, cô
Hs viết bóng – bảng con
Gv viết mẫu chữ o
Gv viết chữ co
Hs viết bóng – bảng con
Hướng dẫn hs nhận xét
Hs nhận xét theo nhóm;
3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết
của mình
Hs trình bày – Cả lớp nhận xét
Luyện viết chữ cá tương tự luyện
viết chữ cà
Tương tự dạy viết ô, cô
Gv giới thiệu chữ o, ô viết thường Hs quan sát
và viết hoa
Đưa liên tục các chữ, hs khoanh
tròn chữ o, ô thường và viết hoa
Hs khoanh tròn
E. Củng cố, dặn dò
Gv củng cố đọc lại tiếng cà, cá
nhận xét tiết học
Hs lắng nghe
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
LỚP 1: TIẾNG VIỆT
Bài 55: an – at
Thời lượng: 2 tiết
(Tiếng Việt lớp 1 tập 1 trang 102, 103 sách Cánh Diều)
I. Mục tiêu: Bài học giúp học sinh hình thành các phẩm chất và năng
lực sau:
1. Phẩm chất chủ yếu:
- Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (bước đầu biết cảm nhận về
vẻ đẹp của giàn mướp, từ đó hình thành tình cảm với thiên nhiên.)
2. Năng lực chung:
- Kiên nhẫn, biết quan sát, trình bày đẹp bài tập viết.
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp.
3. Năng lực đặc thù:
+ Đọc:
- Nhận biết vần an, at; đánh vần,đọc đúng tiếng có vần an, at.
- Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần an, vần at.
- Đọc đúng vần an, at, tiếng từ có vần an, at. Đọc đúng và rõ ràng bài
Tập đọc Giàn mướp. Tốc độ đọc tốc độ vừa phải: 40 tiếng/ 1 phút.
Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu. Bước đầu biết đọc
thầm. Đọc được các tiếng khó (bướm, giàn mướp, khe khẽ ).
+ Viết đúng chữ viết thường.: an, at, bàn, nhà hát. Biết ngồi viết đúng
tư thế.
+ Nói: Nói rõ ràng các ý tưởng, ý kiến thảo luận các câu hỏi trong
nội dung bài học.
- Hiểu bài tập đọc Giàn mướp.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học:
1. Phương pháp dạy học chính:
- Đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc tổ, đọc cả lớp, thi đua.
- Tổ chức hát thư giãn.
2. Phương tiện dạy học:
- Máy tính có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Tranh, Video được quay sẵn về giàn mướp.
- Tranh ảnh về nhà hát, thợ hàn, màn, con ngan, cái bát, hạt đỗ, quả
nhãn.
2. Học sinh:
- Bộ đồ dùng.
- Vở bài tập Tiếng việt,tập 1.
IV. Các hoạt động học:
Tiết 1
Hoạt động tổ chức, hướng dẫn của GV
Hoạt động học tập của HS
Hoạt động 1: Khởi động: 5 phút
- Mục tiêu : Nhận biết vần an, at; đánh vần,đọc đúng tiếng có vần an,
at. Nói rõ ràng ý kiến bản thân về sự khác nhau của vần an và vần at.
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc cá nhân, tổ , cả lớpHôm nay các em sẽ được học hai vần mới. Bạn nào đọc được hai vần
mới này?
+ GV chỉ từng chữ a và n. Mời HS đọc.
(Sử dụng đồ dùng che từng âm a, n rồi nhập lại = an.
+ GV chỉ từng chữ a và n. Mời HS đọc.
(Sử dụng đồ dùng che từng âm a, t rồi nhập lại = at.
+ GV chỉ vào từng chữ, mời cả lớp đọc.
- Bạn nào phân tích, đánh vần được 2 vần mới này?
- GV: Hãy so sánh vần an và vần at khác nhau chỗ nào?
- GV chỉ vào mô hình từng vần, mời HS đánh vần, đọc trơn:
at an
at an
- Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài
- Chúng ta vừa học được học 2 vần mới nào?
- Các em có muốn biết được trong bài học hôm nay, những tiếng gì
có vần mới học không, chúng ta cùng tìm hiểu qua hoạt động tiếp