Tải bản đầy đủ (.pdf) (255 trang)

Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 255 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
***************

NGUYỄN THỊ KIM QUỲNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY
QUẢN LÝ TÀI SẢN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – NĂM 2020


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ....................................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI .................................... 9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài ..........................................9
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nƣớc ........................................17
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................22
CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA


CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN ............................................................................ 24
2.1. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu ...................................................................24
2.1.1. Khái niệm nợ xấu ............................................................................................24
2.1.2. Nguyên nhân của nợ xấu .................................................................................26
2.1.3 Tác động của nợ xấu ........................................................................................29
2.1.4 Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu ...........................................................................30
2.2. Hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản .....................................32
2.2.1. Công ty Quản lý tài sản ...................................................................................32
2.2.2. Hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản .......................................40
2.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu qua AMC của một số Quốc gia và bài học đối
với việt nam ..............................................................................................................47
2.3.1 Bối cảnh ra đời, mục tiêu, biện pháp xử lý nợ xấu của các AMC .................47
2.3.2 Hình thức sở hữu của các AMC .....................................................................54
2.3.3 Hệ thống pháp lý vận hành hoạt động AMC..................................................56
2.3.4 Hiệu quả xử lý nợ xấu của các AMC .............................................................60
2.3.5 Bài học về nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho các AMC Việt Nam ...........64
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA VAMC .... 68
3.1. Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.....68
3.1.1. Thực trạng về nợ xấu của các tổ chức tín dụng ..............................................68


iv
3.1.2. Xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng ..........................................................69
3.2. Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC ..............................................72
3.2.1. Khái quát về VAMC .......................................................................................72
3.2.2. Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC ................................................77
3.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC .....125
3.2.4. Đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013-2019...............138
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 157
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CHO

VAMC .................................................................................................................... 158
4.1. Định hƣớng, quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho
VAMC ....................................................................................................................158
4.1.1. Định hướng....................................................................................................158
4.1.2. Quan điểm .....................................................................................................161
4.1.3. Mục tiêu ........................................................................................................161
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC ..............................162
4.2.1. Nhóm giải pháp về mô hình, chức năng nhiệm vụ .......................................162
4.2.2. Nhóm giải pháp về vốn .................................................................................172
4.2.3. Nhóm giải pháp về năng lực quản trị rủi ro ..................................................175
4.2.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân sự ................................................................176
4.2.5. Nhóm giải pháp về công nghệ.......................................................................178
4.2.6. Nhóm giải pháp bổ trợ khác ..........................................................................178
4.3. Đề xuất và kiến nghị .......................................................................................180
4.3.1. Kiến nghị đối với Quốc hội ...........................................................................180
4.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ ..........................................................................188
4.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ........................................................189
4.3.4.Kiến nghị đối với các Bộ/Ban ngành .............................................................190
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ...................................................................................... 192
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 193
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 194
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 205


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Giải nghĩa

Chữ viết tắt
ABC


Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc

ABS

Là các chứng khoán được phát hành dựa trên tài sản bảo đảm
cho tài sản của một SPC

AMC

Asset Management Company (Công ty Quản lý tài sản)

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

BĐS

Bất động sản

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BLPHCK

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

BOC


Ngân hàng Trung Quốc

CAR

Hệ số an toàn vốn tối thiểu

CBBank

Ngân hàng thương mại TNHH 1 TV Xây dựng

CCB

Ngân hàng xây dựng Trung Quốc

CCPC

Công ty mua tín dụng hợp tác xã Nhật Bản

CLTD

Chất lượng tín dụng

CKNX

Chứng khoán hóa nợ xấu

CSTT

Chính sách tiền tệ


CTCK

Công ty Chứng khoán

CTCP

Công ty cổ phần

Danaharta

Công ty Quản lý tài sản Malaysia

Danamodal

Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước

DATC

Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam

DICJ

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DPRR


Dự phòng rủi ro

FDIC

Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


vi
Giải nghĩa

Chữ viết tắt
GTTT

Giá trị thị trường

HĐTV

Hội đồng thành viên

ICBC

Ngân hàng công thương Trung Quốc

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế


IRCJ

Cơ quan xử lý và thu hồi nợ - RCC, Cơ quan tái thiết công
nghiệp

KAMCO

Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc

KDIC

Bảo hiểm tiền gửi của Hàn Quốc

KH

Khách hàng

KN

Khoản nợ

KH&QLRR

Kế hoạch và Quản lý rủi ro

KRW

Won Hàn Quốc


LHKH

Loại hình khách hàng

MB

Ngân hàng TMCP Quân Đội

MTV

Một thành viên

NDT

Nhân dân tệ

NĐT

Nhà đầu tư

NH

Ngân hàng

NHNNVN

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

NHNo&PTNT


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTW

Ngân hàng trung ương

NSNN

Ngân sách nhà nước

NQ

Nghị quyết

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế



vii
Giải nghĩa

Chữ viết tắt
PBOC

Ngân hàng nhân dân Trung Quốc

PCA

Hành động điều chỉnh tức thời

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

RCC

Công ty thu nồi và xử lý nợ

Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

SPC


Công ty chứng khoán hóa tại Hàn Quốc

SRR

Xử lý các Tổ chức tài chính có vấn đề

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCPH

Tổ chức phát hành

Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

TMCP

Thương mại cổ phần

TMNN

Thương mại Nhà nước

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TPĐB

Trái phiếu đặc biệt

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

UBCKNN

Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước

VAMC

Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Vietcombank

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

VĐL


Vốn điều lệ


viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Đặc điểm của Công ty Quản lý tài sản .....................................................33
Bảng 2.2: Tỷ trọng các phương thức xử lý nợ trên tổng nợ xấu đã được xử lý ........42
Bảng 2.3 Nợ xấu của các NHTM 1994 - 2003 .........................................................48
Bảng 2.4: Các AMC xử lý nợ xấu của Nhật Bản ......................................................52
Bảng 2.5: Hình thức sở hữu của các AMC ...............................................................54
Bảng 2.6: Số liệu về nợ xấu và lượng nợ xấu Kamco đã mua ..................................60
Bảng 2.7: Xử lý nợ xấu và thu hồi tài sản - tháng 12/2001 (tỷ NDT) ......................62
Bảng 2.8: Kết quả hoán đổi nợ thành cổ phần của các AMC Trung Quốc...............62
Bảng 2.9: Diễn biến hoạt động chứng khoán hóa tại Trung Quốc............................63
Bảng 2.10: Giá trị các khoản nợ được Danaharta mua từ năm 1998 đến 2002 ........64
Bảng 3.1: Nợ xấu của các TCTD giai đoạn 2013-2019 ............................................68
Bảng 3.2: Nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu của các TCTD (2013-2019) ..................71
Bảng 3.3: Diễn biến nhân sự VAMC từ 2013–2019 .................................................76
Bảng 3.4: Kết quả mua nợ bằng TPĐB 2013-2019 ..................................................84
Bảng 3.5: Phân loại nợ xấu VAMC mua bằng TPĐB theo loại hình TCTD ............87
Bảng 3.6: Phân loại nợ xấu VAMC mua bằng TPĐB theo LHKH giai đoạn 20132019 91
Bảng 3.7: Phân loại nợ xấu VAMC mua bằng TPĐB theo ngành kinh tế................95
giai đoạn 2013-2019 ..................................................................................................95
Bảng 3.8: Tình hình thanh toán TPĐB của VAMC giai đoạn 2013-2019 ...............98
Bảng 3.9: Kết quả mua nợ theo GTTT giai đoạn 2013-2019 ...................................99
Bảng 3.10: Kết quả xử lý thu hồi nợ của VAMC giai đoạn 2013-2019 .................103
Bảng 3.11: Kết quả xử lý thu hồi nợ của VAMC theo từng biện pháp ..................105
Bảng 3.12: Cơ cấu thu nợ theo các phương thức bán nợ đối với khoản nợ mua bằng
TPĐB giai đoạn 2013-2019 ....................................................................................107

Bảng 3.13: Cơ cấu thu nợ theo các phương thức bán nợ đối với khoản nợ mua theo
GTTT giai đoạn 2013-2019 ....................................................................................108
Bảng 3.14: Cơ cấu thu nợ theo phương thức bán TSBĐ của các khoản nợ mua theo
GTTT giai đoạn 2013-2019 ....................................................................................110
Bảng 3.15: Kết quả cơ cấu lại nợ của VAMC từ 2013-2019 ..................................112


ix
Bảng 3.16: Kết quả hoạt động đấu giá của VAMC giai đoạn 2013-2019 ..............115
Bảng 3.17: Kết quả hoạt động thu giữ TSBĐ của VAMC giai đoạn 2013-2019 ...118
Bảng 3.18: Tỷ lệ nợ xấu VAMC mua (theo dư nợ gốc nội bảng) từ các TCTD so với
tổng dư nợ xấu của các TCTD ................................................................................120
Bảng: 3.19: Tỷ trọng nợ xấu được xử lý thông qua bán nợ cho VAMC so với tổng
nợ xấu được xử lý của các TCTD ...........................................................................121
Bảng 3.20: Tỷ lệ thu hồi nợ xấu của VAMC so với nợ xấu mua về. ......................121
Bảng 3.21: Tỷ lệ dư nợ, khách hàng được cơ cấu nợ/tổng dư nợ xấu nội bảng, khách
hàng VAMC đã mua của NHTM. ...........................................................................122
Bảng 3.22: Tỷ lệ dư nợ thu hồi từ xử lý TSBĐ/tổng dư nợ thu hồi ........................123
Bảng 3.23: Tỷ trọng các phương thức xử lý nợ trên tổng nợ xấu đã được xử lý ....124
Bảng 3.24: Vòng quay vốn mua nợ thị trường của VAMC ....................................125
Bảng 3.25: Các thang đo trong mô hình nghiên cứu ..............................................126
Bảng 3.26: Kiểm định KMO cho biến phụ thuộc ...................................................132
Bảng 3.27: Phân tích hồi quy tuyến tính .................................................................133

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ nợ xấu của bốn ngân hàng Trung Quốc .......................................50
Biểu đồ 2.2 Diễn biến nợ xấu tại Nhật Bản giai đoạn 1997 – 2006 .........................51
Biểu đồ 2.3: Diễn biến tỷ lệ nợ xấu tại Malaysia giai đoạn 1996 – 2003 .................53
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nợ xấu của các TCTD giai đoạn 2013-2019 ...............................69
Biểu đồ 3.2: Kết quả xử lý nợ xấu của các TCTD giai đoạn 2013-2019 ..................70

Biểu đồ 3.3: Kết quả xử lý nợ xấu của các TCTD theo từng biện pháp xử lý nợ.....71
Biểu đồ 3.4: Kết quả mua nợ bằng TPĐB giai đoạn 2013-2019 ..............................85
Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng nợ xấu VAMC mua bằng TPĐB theo loại hình TCTD .........88
Biểu đồ 3.6: Diễn biến mua nợ của VAMC theo loại hình TCTD ...........................88
giai đoạn 2013-2019 ..................................................................................................88
Biểu đồ 3.7: Mua nợ bằng TPĐB của VAMC theo loại hình khách hàng................92
Biểu đồ 3.8: Diễn biến mua nợ bằng TPĐB theo loại hình KH giai đoạn ................93
2013-2019..................................................................................................................93


x
Biểu đồ 3.9: Diễn biến số lượng KH VAMC mua nợ theo loại hình KH giai đoạn
2013-2019..................................................................................................................94
Biểu đồ 3.10: Mua nợ bằng TPĐB của VAMC theo ngành kinh tế .........................96
Biểu đồ 3.11: Diễn biến mua nợ bằng TPĐB theo loại ngành kinh tế......................96
giai đoạn 2013-2019 ..................................................................................................96
Biểu đồ 3.12: Diễn biến số lượng KH VAMC mua nợ theo ngành kinh tế ..............97
Biểu đồ 3.13: TPĐB đã thanh toán và còn lại của VAMC giai đoạn 2013-2019 .....98
Biểu đồ 3.14: Kết quả mua nợ theo GTTT giai đoạn 2013-2019 ...........................100
Biểu đồ 3.15: Kết quả thu hồi nợ của VAMC từ năm 2013-2019 ...........................103
Biểu đổ 3.16: Tỷ trọng xử lý thu hồi nợ của VAMC theo từng biện pháp .............105
Biểu đồ 3.17: Diễn biến thu hồi nợ của VAMC giai đoạn 2013-2019 ...................106
Biểu đồ 3.18: Cơ cấu thu nợ theo các phương thức bán nợ khoản nợ mua bằng
TPĐB giai đoạn 2013-2019 ....................................................................................107
Biểu đồ 3.19: Cơ cấu thu nợ theo các phương thức bán nợ đối với khoản nợ mua
theo GTTT giai đoạn 2013-2019.............................................................................108
Biểu đồ 3.20: Cơ cấu thu nợ theo các phương thức bán TSBĐ đối với khoản nợ mua
theo GTTT giai đoạn 2013-2019.............................................................................110
Biểu đồ 3.21: Kết quả cơ cấu lại nợ của VAMC từ 2013-2019 ..............................113
Biểu đồ 3.22: Kết quả cơ cấu lại nợ đối với khoản nợ mua bằng TPĐB của VAMC

từ 2013-2019 ...........................................................................................................113
Biểu đồ 3.23: Cơ cấu đấu giá thành của VAMC giai đoạn 2013-2019 ..................116
Biểu đồ 3.24: Diễn biến hoạt động đấu giá của VAMC giai đoạn 2013-2019 .......116
Biểu đồ 3.25: Kết quả hoạt động thu giữ của VAMC giai đoạn 2013-2019 ..........119
Biểu đồ 3.26: Tỷ trọng thu giữ trước và sau Nghị quyết số 42...............................119
Biểu đồ 3.27: Tỷ lệ nợ xấu VAMC đã mua so với tổng dư nợ xấu ........................120
Biểu đồ 3.28: Tỷ lệ nợ xấu VAMC thu hồi từ xử lý TSBĐ ....................................123
Biểu đồ 3.29: Tỷ trọng thu hồi theo từng phương thức xử lý nợ của VAMC .......124
qua các năm .............................................................................................................124

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


xi
Sơ đồ 2.1: Hệ thống cấu trúc luật pháp áp dụng cho các AMC ở Trung Quốc ........59
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của VAMC ...................................................................75
Sơ đồ 3.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC
128
Sơ đồ 4.1: Quy trình phát hành CKNX ...................................................................170
Sơ đồ 4.2: Cơ cấu tổ chức của VAMC giai đoạn 2021-2030 .................................172


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kinh nghiệm quốc tế của nhiều quốc gia cho thấy trong bối cảnh nền kinh tế
rơi vào khủng hoảng hoặc trì trệ do tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh thì việc hình thành một
Công ty Quản lý tài sản (AMC) tầm cỡ quốc gia để kích thích quá trình xử lý nợ
xấu là hết sức cần thiết. Việc trì hoãn hình thành một định chế như vậy có thể sẽ
làm cho tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tăng lên, càng làm cho tình hình kinh tế vĩ mô bị

xấu đi. Xử lý nợ xấu của các TCTD qua AMC quốc gia được nhiều nước trên thế
giới nghiên cứu, áp dụng và dần trở thành khung lý thuyết chung để các nước tham
khảo khi thành lập và vận hành AMC quốc gia. Tuy nhiên, không có một khuôn
mẫu AMC nào chung cho các nước. Các nghiên cứu, đánh giá đều chỉ ra rằng, do
đặc điểm kinh tế - xã hội, hệ thống tài chính, pháp luật và điều kiện lịch sử của các
quốc gia khác nhau nên: (i) Mỗi nước đều có mô hình, cơ chế hoạt động và xử lý nợ
xấu thông qua AMC riêng, hay nói cách khác là không có một khuôn mẫu AMC
nào chung cho các nước; (ii) Ngay cả những nước có AMC khá tương đồng thì kết
quả xử lý nợ xấu thu được là khác nhau.
Ở nước ta, giai đoạn 2011- 2013, nền kinh tế phải đối mặt với vô vàn khó
khăn, đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng cao, rủi ro tín dụng hiện hữu ảnh
hưởng nghiêm trọng đến thanh khoản và an toàn hệ thống TCTD. Nợ xấu ngân
hàng đã được ví như “cục máu đông”, làm xói mòn sức khỏe của hệ thống và gây
tắc nghẽn dòng vốn trong hệ thống ngân hàng, khiến việc luân chuyển vốn giữa
các khu vực của nền kinh tế bị đình trệ, đặc biệt là dòng vốn chảy vào khu vực
sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Vì vậy, xử lý nợ các TCTD không còn là
nhiệm vụ của riêng ngành ngân hàng, mà cả hệ thống chính trị cũng đã vào cuộc
để xử lý nợ xấu các TCTD. Ngày 18/5/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số
53/2013/NĐ-CP thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD
Việt Nam (viết tắt là Công ty Quản lý tài sản/VAMC) để tập trung xử lý nợ xấu
cho hệ thống TCTD ở cấp độ quốc gia. Trong quá trình hoạt động, các qui định


2
pháp lý cơ chế hoạt động, các qui định về nghiệp vụ của VAMC không ngừng
được hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.
Mặc dù VAMC ra đời đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của NHNN,
của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành nhưng trong quá trình hoạt động vẫn còn
nhiều khó khăn, vướng mắc như cơ chế, chính sách quy định pháp luật chưa hoàn
thiện; nguồn vốn hoạt động còn hạn chế; Việt Nam chưa thực sự hình thành thị

trường mua bán nợ; … Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các khoản nợ được
VAMC thu mua về mặc dù khá lớn nhưng con số xử lý lại còn khá khiêm tốn.
Nghiên cứu sinh với mục đích khái quát hóa một cách có hệ thống nhằm làm
rõ cơ sở lý luận về hiệu quả xử lý nợ xấu, nhìn nhận thực trạng và nguyên nhân, xác
định được yếu tố ảnh hưởng, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam nhằm
đưa ra những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng hiệu quả xử lý nợ
xấu, đây là một vấn đề cấp thiết nhằm giúp Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các
Cơ quan chức năng hiểu rõ về hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC, những nhân tố tác
động đến kết quả này để từ đó có thể vận dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả
xử lý nợ xấu cho VAMC. Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có một số công
trình khoa học nghiên cứu về hoạt động của VAMC. Tuy nhiên, chưa có công trình
khoa học nào nghiên cứu về hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC đối với các tổ chức
tín dụng Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả xử lý
nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Nghiên cứu một cách toàn diện về hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC, đánh giá
những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu, tập trung sâu vào các vấn đề có
tính chất nút thắt trong quá trình xử lý nợ xấu của VAMC đối với các TCTD Việt Nam
để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC.


3
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu chung ở trên, Luận án hướng đến giải quyết các mục
tiêu sau:
- Một là, Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về nợ xấu, hiệu quả xử lý nợ xấu

của Công ty Quản lý tài sản. Làm rõ nội hàm về việc xử lý nợ xấu; nhân tố ảnh
hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu;
- Hai là, Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về xử lý nợ xấu thông qua
Công ty Quản lý tài sản và rút ra bài học cho Việt Nam;
- Ba là, Đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013-2019,
xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC.
- Bốn là, Đề xuất giải pháp phù hợp cho VAMC để nâng cao hiệu quả xử lý
nợ xấu.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành những mục tiêu nêu trên, quá trình nghiên cứu của luận án đi
vào giải quyết các câu hỏi sau:
Một là: Thế nào là hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản? Những
tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản? Nhân tố
nào tác động đến hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản?
Hai là: Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013 – 2019
như thế nào? Sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC
giai đoạn 2013 – 2019 được đánh giá như thế nào?
Ba là: Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC? Để thực
hiện những giải pháp đó, VAMC có cần sự hỗ trợ gì từ các cơ quan hữu quan?
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản
lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam, trong đó tập trung làm rõ: Cơ sở
lý luận về hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản, Kinh nghiệm xử lý nợ
xấu của một số AMC trên thế giới, Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC


4
giai đoạn 2013-2019, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu
của VAMC.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi nội dung:
Luận án đánh giá về hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối
với các Tổ chức tín dụng Việt Nam, làm cơ sở để đề xuất những giải pháp để nâng
cao hiệu quả xử lý nợ cho Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng
Việt Nam trong thời gian tới.
Thêm vào đó để đánh giá toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả
xử lý nợ xấu của VAMC, Luận án đã thực hiện khảo sát thông qua các nhà lãnh đạo
tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ/ngành: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tòa
án Nhân dân tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn
phòng Chính phủ, Bộ Công an; các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng,
Lãnh đạo các Tổ chức tín dụng; Lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Công ty Quản lý
tài sản.
3.2.2 Phạm vi thời gian
Dữ liệu thứ cấp về tình hình nợ xấu, kết quả xử lý nợ xấu của hệ thống các Tổ
chức tín dụng được thu thập từ báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước, báo
cáo của các Tổ chức tín dụng; báo cáo nghiên cứu của các hội thảo, các tổ chức
kinh tế thế giới như World Bank, IMF,…giai đoạn 2013-2019.
Dữ liệu thứ cấp về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC được thu thập
từ báo cáo tổng kết hàng năm của VAMC giai đoạn 2013-2019.
Dữ liệu sơ cấp về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC
được thu thập thông qua khảo sát từ tháng 1-9/2019.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả sử dụng
tổng hợp các phương pháp như sau:
4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
4.1.1 Nguồn số liệu sơ cấp


5

Trong quá trình nghiên cứu luận án, tác giả đã tham gia các hội thảo về xử lý
nợ xấu. Bên cạnh đó tác giả cũng tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành
trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đặc biệt về xử lý nợ xấu để góp ý khoa học cho
luận án. Đây chính là cơ sở để tác giả xây dựng khung lý thuyết và hoàn thiện giải
pháp cho luận án.
Trong phạm vi luận án, phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả thực
hiện bằng phương pháp phỏng vấn các Lãnh đạo chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và của Công ty Quản lý tài sản. Tác giả cũng đã nghiên cứu và tổng hợp
tài liệu từ giáo trình, các nghiên cứu có liên quan đã được công bố giúp tác giả tập
hợp các nhân tố và biến quan sát từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ cho quá
trình điều tra thử với các chuyên gia. Tác giả tận dụng tối đa cơ hội phỏng vấn các
chuyên gia trong ngành để chỉnh sửa mô hình nghiên cứu và xây dựng các công cụ
thu thập số liệu sơ cấp trong quá trình điều tra chính thức.
Sau khi nghiên cứu định tính tác giả đã đưa ra bảng câu hỏi sơ bộ và tiến hành
điều tra thí điểm để biết những khó khăn, vướng mắc khi điền thông tin vào bảng
câu hỏi để điều chỉnh, sửa đổi, hình thành bảng câu hỏi chính thức. Sau khi thiết kế
phiếu khảo sát hoàn chỉnh và chọn mẫu tiến hành điều tra, phỏng vấn chính thức với
đối tượng điều tra là các nhà quản lý từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các
Bộ/ngành: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân tối cao, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu vư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an; các
chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Lãnh đạo các Tổ chức tín dụng và
Lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Công ty Quản lý tài sản.
Tác giả đã gửi“Phiếu tham khảo ý kiến”, qua email, đến gặp trực tiếp và gửi
qua bưu điện tới 300. Kết quả đã thu về được 258 phiếu trả lời hợp lệ. Nội dung
phiếu khảo sát bao gồm: Nội dung phiếu khảo sát bao gồm 3 phần chính: (1) Thông
tin người được khảo sát; (2). Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu
quả xử lý nợ xấu của VAMC; (3). Đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC
4.1.2 Nguồn số liệu thứ cấp
Ngoài các thông tin sơ cấp, tác giả tiến hành thu thập thông tin thứ cấp về thực



6
trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC (quy chế, chính sách, quy trình, báo cáo về
tình hình xử lý nợ tại VAMC). Ngoài ra, tác giả còn thu thập thông tin thứ cấp về
diễn biến nợ xấu và xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD giai đoạn 2013-2019 thông
qua báo cáo của Ngân hàng Nhà nước; báo cáo của VAMC, báo cáo của các
Bộ/ngành; báo cáo của các Tổ chức tín dụng; báo cáo nghiên cứu của các hội thảo,
các tổ chức kinh tế thế giới như World Bank, IMF,…
4.2 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu
4.2.1 Số liệu sơ cấp
Từ kết quả tổng hợp số liệu sơ cấp về nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý
nợ xấu của VAMC, luận án sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định
Cronbank’s Alpha nhằm kiểm tra chất lượng thang đo, sử dụng phương pháp nhân
tố khám phá EFA nhằm xác định mức độ tác động của từng thang đo và biến quan
sát đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. Kết quả trả lời được tổng hợp minh
chứng khách quan, bổ sung cho những đánh giá, đề xuất, kiến nghị của luận án
4.2.2 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập, phân loại và hệ thống hóa theo năm trên cơ sở
báo cáo thường niên năm, báo cáo nghiên cứu hội thảo…và sử dụng các phương
pháp xử lý số liệu sau:
Phương pháp thống kê mô tả: trên cơ sở thống kê số liệu thu thập được, tác
giả thực hiện mô tả và diễn giải các số liệu và chỉ ra những đặc tính cơ bản nhất của
nguồn số liệu thu thập được.
Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế: Trên cơ sở tổng hợp, phân tích
một số công trình trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, từ đó rút ra những
vấn đề lý luận về hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản.
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận logic: Thông qua việc
thống kê, thu thập số liệu tác giả so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu báo cáo để đánh
giá thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức
tín dụng Việt Nam giai đoạn 2013-2019. Từ đó tác giả suy luận logic để đề xuất các

giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài


7
sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động xử lý nợ
xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam, luận án có
những đóng góp mới sau:
5.1 Những đóng góp về mặt lý luận
Một là: Luận án hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về nợ xấu, hiệu quả xử lý
nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; đặc biệt là các tiêu chí đánh giá và nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản.
Hai là: Luận án đã tổng kết được kinh nghiệm về xử lý nợ xấu thông qua
Công ty Quản lý tài sản của một số nước trên Thế giới, từ đó, luận án rút ra
những bài học có giá trị tham khảo cho VAMC về xử lý nợ xấu.
Ba là: Luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu định lượng gồm 10
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. Kết quả nghiên cứu cho
thấy mức độ ảnh hưởng khác nhau của các nhân tố đến hiệu quả xử lý nợ xấu của
VAMC mà các nghiên cứu trước đây chưa được kiểm chứng.
5.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn
Một là, luận án đã phân tích chi tiết thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu của
VAMC: từ thực trạng hệ thống văn bản pháp lý tác động tới hoạt động xử lý nợ
xấu của VAMC tới hiệu quả xử lý nợ của VAMC giai đoạn 2013-2019. Đặc biệt,
bằng việc thu thập thông tin qua phiếu khảo sát, luận án đã đánh giá, phân tích
các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. Sự kết hợp giữa
nghiên cứu định tính và định lượng đã góp phần tăng độ tin cậy cho những nhận
xét và đánh giá của luận án về hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. Điều này rất
cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách từ Quốc hội, tới Chính phủ cũng
như Ngân hàng Nhà nước, bởi lẽ cho đến nay còn thiếu những phân tích, luận cứ

chi tiết, khoa học về thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản.
Hai là, trên cơ sở định hướng nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC
trong thời gian tới, luận án đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý


8
nợ xấu của VAMC, đồng thời, đề xuất một số khuyến nghị với Quốc hội, Chính
phủ, NHNN và các Bộ ngành khác nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của
VAMC. Các giải pháp và kiến nghị đã phần nào bám sát theo những phân tích lý
luận và thực tế đánh giá về hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục, bố
cục của luận án chia thành 4 chương bảng biểu, hình vẽ, đồ thị minh họa như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về Đề tài
Chương 2: Lý luận cơ bản về hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản.
Chương 3: Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC.
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC.


9
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƢỚC NGOÀI
1.1.1. Không có một định nghĩa duy nhất hay tối ƣu nào về nợ xấu trong các
nghiên cứu trƣớc đây.
Trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều nghiên cứu về nợ xấu với đầy đủ các
khía cạnh liên quan đến vấn đề này, ví dụ như định nghĩa, cách phân loại nợ xấu;
nguyên nhân gây ra nợ xấu và ảnh hưởng tiêu cực của nó đến hệ thống tài chính,
tổng thể nền kinh tế cũng như các biện pháp xử lý nợ xấu và hạn chế chúng phát
sinh trong tương lai.

Về định nghĩa và cách phân loại nợ xấu, các nghiên cứu hầu hết đều cho thấy
không có một định nghĩa chính xác và tối ưu nào về nợ xấu cũng như các tiêu chí để
phân loại các khoản nợ này. Sự đa dạng về định nghĩa và tiêu chí phân loại bắt
nguồn từ sự khác biệt trong đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia;
cũng như sự khác nhau về mục đích phân loại và quản lý nợ xấu của các cơ quan
quản lý.
Fofack (2005) định nghĩa nợ xấu là các khoản nợ không tạo ra thu nhập trong
một thời gian dài, tương tự với Ernst & Young (2004) khi cho rằng nợ xấu là các
khoản nợ không trả được (defaulted loans) và ngân hàng không thể thu lợi từ nó.
Trong khi Berger và DeYoung (1997) đưa ra khái niệm rất chung về nợ xấu là các
khoản vay có vấn đề (problem loans), thì Stephan (2013) trong một nghiên cứu về
nợ xấu tại các nước Đông Âu lại cụ thể hai yếu tố cơ bản hình thành nên định nghĩa
về nợ xấu, đó là (i) gốc hoặc lãi quá hạn từ 90 ngày trở lên và (ii) xác định được sự
tồn tại của những điểm yếu cơ bản của các khoản vay hoặc người vay tiền.
Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2015) thì cho rằng nợ xấu là:
“Một khoản cho vay được coi là không sinh lời khi tiền thanh toán lãi và /hoặc tiền
gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc
hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày


10
nhưng có nguyên nhân ghi ngờ về việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ.”
Theo nhóm chuyên gia tư vấn Advisory Expert Group (AEG): Nhóm chuyên
gia AEG của Liên hợp quốc cho rằng định nghĩa về nợ xấu: “Một khoản nợ được
coi là nợ xấu khi quá hạn lãi và hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả
từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận;
hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắn chắn
để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.
Theo Ủy Ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS): BCBS không đưa ra định
nghĩa cụ thể về nợ xấu, tuy nhiên trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại

nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định việc khoản nợ bị coi là
không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: ngân
hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện
hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. Dựa trên
hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày
và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ.
Như vậy, không có một định nghĩa duy nhất hay tối ưu nào về nợ xấu. Điều
này bắt nguồn từ sự khác biệt về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc
gia, do mục đích phân loại và quản lý nợ xấu của các cơ quan quản lý là không
giống nhau; và do cách thức tiếp cận của các nhà nghiên cứu là khác nhau. Tuy
nhiên, tựu chung lại, có thể nhận thấy nợ xấu có thể định nghĩa thông qua một trong
ba phương thức sau: (1) khoản thanh toán nợ gốc và lãi quá hạn từ 90 ngày trở lên;
(2) có dấu hiệu của sự suy giảm khả năng trả nợ xuất phát từ chính khoản nợ hoặc
người đi vay; (3) khoản nợ và người đi vay bị xếp vào nhóm nợ có mức rủi ro cao.
1.1.2 Các nghiên cứu đều đi đến thống nhất hệ lụy của nợ xấu là rất to lớn
Các nghiên cứu đều cho rằng, nợ xấu mang lại hệ lụy to lớn cho nền kinh tế,
đặc biệt là là sự phá sản của những định chế tài chính này. Nhiều nghiên cứu về
nguyên nhân sụp đổ của ngân hàng đã chỉ ra rằng chất lượng tài sản là yếu tố dự
báo quan trọng về tình trạng không trả được nợ (Balgova, M (2018)) và những ngân
hàng phá sản luôn có mức độ nợ xấu cao trước khi sụp đổ. Ngay cả khi ngân hàng


11
không sụp đổ vì nợ xấu thì nợ xấu cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng (Bing Wang and Richard Peiser (2005)). Điều đó cho thấy rằng
nợ xấu là một trong những nguyên nhân cốt yếu gây nên các vấn đề trì trệ của nền
kinh tế. Mỗi một khoản nợ xấu trong khu vực tài chính là sự phản ánh một doanh
nghiệp, một tổ chức hoạt động không hiệu quả, không mang lại lợi nhuận. Các tổ
chức tài chính cũng sẽ không thu được lợi ích từ những khoản nợ đó. Việc gia tăng
của nợ xấu khiến các ngân hàng không muốn chấp nhận rủi ro mới và thắt chặt các

điều kiện cho vay, hay còn gọi là tình trạng “thắt chặt tín dụng” (credit crunch).
Theo Hội đồng Cố vấn Kinh tế Hoa Kỳ (1991), tình trạng thắt chặt tín dụng là một
tình huống trong đó việc cung cấp tín dụng bị hạn chế dưới mức lãi suất thị trường
hiện hành và lợi nhuận của dự án đầu tư. Các ngân hàng không muốn cho vay,
doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng dẫn đến dư cầu tín dụng, từ đó ảnh
hưởng đến việc điều hành CSTT (Woo (2000)). Không chỉ có vậy, theo Shih, V
(2004), nợ xấu tăng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những yếu tố khác của nền
kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế thực, tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát; do
đó khẳng định quan điểm cho rằng không thể có được sự tăng trưởng bền vững và
lành mạnh nếu không có một hệ thống ngân hàng bình ổn và hiệu quả. Cũng từ
quan điểm này, việc loại bỏ nợ xấu là điều kiện cần thiết để cải thiện tình trạng của
nền kinh tế. Nếu nợ xấu tiếp tục tồn tại và tăng cao thì nguồn lực bị tắc nghẽn tại
những khu vực không mang lại lợi nhuận, kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế và
làm suy giảm hiệu quả kinh tế.
1.1.3 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu từ cả vĩ mô và
nguyên nhân từ phía ngân hàng
Thứ nhất, nhóm nguyên nhân về các yếu tố vĩ mô. Có nhiều nghiên cứu thực
nghiệm quan trọng về sự biến động không có chu kỳ của nợ xấu. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao dẫn đến thu nhập cao hơn sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả
nợ của khách hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế có những dấu hiệu chững lại hoặc
lâm vào khủng hoảng, bất ổn, mức độ nợ xấu tăng lên khi tỉ lệ thất nghiệp tăng và
khách hàng vay đối mặt với nhiều khó khăn trong việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ


12
(Fofack, 2005). Những chỉ số kinh tế vĩ mô khác được chứng minh có ảnh hưởng
đến chất lượng tài sản của ngân hàng bao gồm tỉ giá hối đoái, lãi suất và lạm phát.
European Banking Coordination “Vienna” Initiative (2012), nghiên cứu việc
xử lý nợ xấu ở khu vực trung, đông và đông nam Châu Âu. Nghiên cứu nhận định
nợ xấu khu vực Châu Âu chủ yếu đến từ các chu kì kinh tế đặc trưng của chủ nghĩa

tư bản (boom-bust cycle) và có khả năng trở thành yếu tố cản trở tăng trưởng kinh
tế khu vực. Việc giải quyết nợ xấu cũng diễn ra với tốc độ chậm chạp bất chấp
những nỗ lực từ phía các ngân hàng cũng như chính phủ. Có rất nhiều rào cản đối
với việc giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực pháp lý, thuế, quy định v…v…, thêm vào
đó là cả vấn đề về phối hợp giữa các bên liên quan. Nghiên cứu là một cách tiếp cận
tổng thể và hoàn chỉnh đối với việc giải quyết vấn đề nợ xấu tại Châu Âu, trong đó
từng vấn đề được đưa ra phân tích kĩ lưỡng và gợi ý các phương án giải quyết. Việc
tham gia trực tiếp của chính phủ vào giải quyết nợ xấu nên được hạn chế và giải
quyết nợ xấu cần phải đi kèm với việc báo cáo các số liệu một cách minh bạch, rõ
ràng và kịp thời giữa các quốc gia để thuận tiện cho quá trình đánh giá, phân tích và
so sánh hiệu quả giải quyết nợ xấu.
Thứ hai, nhóm nguyên nhân xuất phát từ hệ thống ngân hàng. Berger và
DeYoung (1997) đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa nợ xấu, hiệu quả chi phí và vốn
của các NHTM Mỹ giai đoạn 1985-1994 và tìm ra mối quan hệ nhân quả hai chiều
giữa hiệu quả chi phí và nợ xấu. Hai nhà nghiên cứu này giải thích sự tác động của
nợ xấu đến hiệu quả chi phí của ngân hàng chủ yếu là do sự suy giảm trong điều
kiện kinh tế vĩ mô, trong khi hiệu quả chi phí tác động đến nợ xấu thông qua các giả
thuyết về việc quản lý yếu kém. Cụ thể, hiệu quả chi phí thấp là dấu hiệu của việc
quản lý không tốt, dồn nhiều nguồn lực nhưng chất lượng quản lý kém, các khoản
vay không được kiểm soát một cách chặt chẽ thì nợ xấu sẽ có điều kiện phát sinh và
gia tăng. Tuy nhiên, trái ngược lại, Berger và DeYoung (1997) cũng cho rằng hiệu
quả chi phí cao cũng nguy cơ dẫn đến nợ xấu. Điều này được lý giải bằng việc tiết
kiệm chi phí quản lý các khoản vay thông qua sử dụng ít nguồn lực có thể dẫn đến


13
nợ xấu cao trong tương lai. Giả thuyết này cũng chứng minh là phù hợp nhờ nghiên
cứu của Lee, S (2002).
1.1.4 Các nghiên cứu trƣớc đã chỉ ra rằng để xử lý nợ xấu cần áp dụng đa dạng các
biện pháp xử lý nợ

Do đặc điểm kinh tế, chính trị các nước khác nhau nên các nước áp dụng đa dạng
các hình thức xử lý nợ xấu khác nhau.
Yanfei (2003) đã đánh giá tác động của việc xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng thương mại ở Trung Quốc ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô. Nghiên
cứu đã đưa ra thực trạng về nợ xấu và tình hình kinh tế tại Trung Quốc giai đoạn
1992–2002, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết nợ xấu bao gồm phân
loại nợ xấu, bơm vốn hỗ trợ hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc ngân hàng hay thành
lập công ty Quản lý tài sản nhằm xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu, chứng khoán
hóa nợ xấu…. Các giải pháp này cũng phần nào trùng khớp với kinh nghiệm xử lý
nợ xấu tại một số nước khác trên thế giới và trong khu vực như Hàn Quốc (Kataoka,
1999; He, 2004) và Ireland (Connell và Woods, 2012).
Trong khi đó, Shih, V(2004) cho rằng Chính phủ Trung Quốc định hướng xử
lý nợ xấu, cải cách hệ thống tài chính tập trung mà không tự do hóa ngành ngân
hàng. Nghiên cứu đã chỉ ra ba trường hợp phân loại biện pháp xử lý nợ xấu của
Trung Quốc theo đặc điểm như: chính trị hóa vấn đề nợ xấu, các chính sách được
thiết kế để làm chậm việc tạo ra nợ xấu và chính sách nhằm xử lý nợ xấu.
Lee, S (2002) đã phân tích việc Hàn Quốc và Nhật Bản đã đối phó với tình
trạng nợ xấu tăng cao do cuộc khủng khoảng tài chính vào cuối những năm 1990
bằng cách tái cấu trúc các tổ chức tài chính như thế nào. Công trình nghiên cứu
phân tích những thành công và những đánh đổi để tái cấu trúc tài chính, giải quyết
các khoản nợ xấu, tăng cường vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng. Một lượng
lớn quỹ công đã được huy động để theo đuổi các mục tiêu chính sách này. Chính
phủ Hàn Quốc đã thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn bằng cách đóng cửa hoặc
sáp nhập nhiều tổ chức tài chính thất bại, tái cấu trúc tài chính cũng tạo điều kiện
cho sự tập trung của ngân hàng tại Hàn Quốc và Nhật Bản, sinh ra một ngân hàng


14
lớn.
Bing Wang and Richard Peiser (2005) lại cho rằng sự thành công của xử lý nợ

xấu cần áp dụng nhiều biện pháp trong đó thể hiện mức độ quyết tâm của Chính
phủ. Giống như Ernst and Young (2011) đã chỉ ra rằng ngân sách tham gia xử lý nợ
của Chính phủ thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong xử lý nợ xấu, cụ thể:
Chính phủ Anh sử dụng 585 tỷ bảng, Irleand là 540 tỷ euro và thứ ba là Đức với 480 tỷ
euro. Các khoản trợ giúp từ chính phủ các nước châu Âu được thực hiện trực tiếp tới các
trung gian tài chính. Trong đó, công ty quản lý tài sản của Ireland (NAMA) đã áp dụng
một biện pháp mạnh đó là mua với giá rất thấp các tài sản đảm bảo chất lượng thấp
(toxic assest) của các khoản nợ xấu từ các ngân hàng thương mại.
1.1.5 Thành lập Công ty Quản lý tài sản để xử lý nợ là cần thiết, hiệu quả xử lý nợ
của Công ty Quản lý tài sản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Xử lý nợ xấu thông qua Công ty Quản lý tài sản đã được các nghiên cứu
trước đây chỉ ra rằng là cần thiết, tuy nhiên để đạt được hiệu quả thì các Công ty
Quản lý tài sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
Woo (2000) cho rằng xử lý nợ xấu thông qua các công ty quản lý tài sản đem
lại một số lợi ích như sau: Thứ nhất, nâng cao kỉ luật tín dụng (Enhancement of
credit discipline): Theo đó cần phải tách biệt rõ các khoản nợ xấu cần xử lý khỏi các
khoản nợ khác để có thể đưa ra cách xử lý hiệu quả. Thứ hai, chuyên môn hóa lao
động (Division of Labor): tách biệt nợ xấu khỏi các khoản nợ tốt sẽ giúp cho các
nhà quản lý ngân hàng tập trung vào tái cơ cấu ngân hàng và giải ngân các khoản
vay mới; trong khi đó ban lãnh đạo của AMC chỉ cần tập trung vào xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên, Woo (2000) cũng cho rằng sự phân tách nợ xấu khỏi nợ tốt cũng có những
hạn chế, cụ thể như sau: (i) định giá các khoản nợ xấu là rất khó, đặc biệt là trong bối
cảnh nền kinh tế vĩ mô gặp khó khăn (khó có thể định giá chính xác); (ii) sự can thiệp
chính trị: thực tế cho thấy phần lớn các AMC đều thuộc sở hữu nhà nước nên khó có thể
tránh khỏi sự ảnh hưởng về mặt chính trị cũng như can thiệp chính trị. Trong khi đó,
Daniela Klingebiel (2000), cho rằng Việc sử dụng công ty quản lý tài sản như một
giải pháp đối phó với khủng hoảng ngân hàng. Tác giả đã chỉ ra 2 loại AMC chính:


15

AMC để giúp tái cấu trúc nợ và doanh nghiệp và AMC để xử lý nhanh chóng nợ
xấu bằng cách thanh lý tài sản đảm bảo hoặc bán nợ. Tác giả nghiên cứu và so sánh
7 AMC, trong đó có 3 AMC thuộc nhóm 1 và 4 AMC thuộc nhóm 2. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, 2 trong 3 AMC nhóm 1 có kết quả không thực sự tốt trong khi
đó 2 trên 4 AMC thuộc nhóm 2 đã đạt được mục tiêu đề ra. Nghiên cứu kết luận
rằng, AMC có thể là một công cụ hiệu quả để xử lý nợ, tuy nhiên để thành công cần
phải có những điều kiện nhất định.
Ben Fung, Jason George, Stefan Hohl và Guonan Ma (2004), đánh giá mô
hình AMC ở Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Đài
Loan và Philipines. Với mỗi quốc gia, do những đặc điểm kinh tế- xã hội và lịch sử
thì AMC sẽ có cách thức hoạt động riêng, tuy nhiên, nghiên cứu tổng kết những
điểm chung như sau: Thứ nhất, các chính phủ đều cam kết thực hiện với nguồn tài
chính để thực hiện xử lý nợ xấu thông qua cơ chế AMC. Thứ hai, cơ chế tự chủ của
AMC được thực hiện ở các cấp độ khác nhau ở mỗi quốc gia nhưng đều được đánh
giá là một trong những điều kiện của việc xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Thứ a,
việc định giá các khoản nợ xấu, tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu của hệ thống
ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho việc xử lý các khoản nợ xấu hiệu quả hơn.
Alvaro Piris & Arne Berggren (2015), tác giả đưa ra các ưu điểm và khuyết
điểm của một công ty quản lý tài sản (AMC) tập trung do nhà nước quản lý tại
Hungary. Tác giả đã nêu ưu điểm: (i) có khả năng quản lý hiệu quả và dễ dàng hơn
trong các khâu xử lý nợ như tịch biên tài sản, tái cấu trúc nợ và tái cấu trúc hoạt động
của khách hàng vay; (ii) có khả năng tập trung nguồn lực tài chính và nguồn lực con
người của toàn hệ thống tài chính; (iii) có khả năng xây dựng và sử dụng các tiêu chí
đánh giá nhất quán đối với nhiều khoản vay khác nhau nhằm tạo ra một cơ chế định giá
hiệu quả đối với các khoản nợ xấu và tài sản đảm bảo; (iv) có thể được cung cấp những
quyền lực đặc biệt, ưu tiên để dễ dàng xử lý nợ xấu... Bên cạnh đó, những khuyết điểm
của mô hình AMC tập trung có thể kể đến như áp lực về chính trị, các mục tiêu và ưu
tiên không rõ ràng, mức độ minh bạch thấp, khó thu hút nhân tài… Ngoài ra, nghiên
cứu cũng đề cập đến các vấn đề trong xây dựng mục tiêu, quản trị, nguồn vốn, định giá,



×