Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hoạt động đánh giá của các chủ thể áp dụng pháp luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.16 MB, 102 trang )

- rz I.JT-rX.•W
.r\'' _/
"> u r*
,
V V/ 'I '■
_£./ õ*Alw j w
AA
**
«w


-'I
Ạ-. -—
/

>vy1 w■
w. --*-•*'-iH
*

ra ư ò ằ ^ G BẠ . h o g

E

/-N

V

ir»

H i XỘ,


TRƯỜNG ĐH LUẬT HÀ NÒ!
THU VIEN

34(V)410

r a

i

'i - £ ấ v ::c >

i. 7_ ĩL: '; xJ
^ ,Rr —
' : I :■'? úv_
ti." '
í/V
l £I
**
o O, I_yXL -\
ií l pl

,

r;.7" .
sỉ A 'V™ ;f
w/ _Ạ_* w „Á : o Io ’ r. s.

' * ..................A ™
ỵB jUU _\V UV . ____íÍL
_ _ ú i _




s > ;"
_\ __ .WL-

^

w

x- r V / T' S - /


r]rr;Q.Ị L. ^

\* v




r -

o

r *

^

^


*s


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THÊ VINH

HOẠT
ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHỦ THỂ
■ ĐỘNG

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH s ự

Chuyên ngành: Luật Hình sự
Mã số: 50514

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Mạnh Kháng


MỤC LỤC
Lời nói đ ầ u ................................................................................................................3
Chương I: Một sô vấn đề chung về hoạt động đánh giá của các chủ thê
áp dụng pháp luật hình sự.................................................................. 8

1.1 Pháp luật hình sự và quyền áp dụng pháp luật hình sự :...............................8
1.1.1 Trách nhiệm hình sự và vấn đề áp dụng pháp luậthình sự :........................ 8
1.1.2 Chủ thể áp dụng pháp luật hình sự:...............................................................14
1.2

Hoạt động đánh giá của các chủ

thể áp dụng pháp luật hình sự:

khái niệm và cơ sở của hoạt động đánh g iá ...............................................18
1.2.1 Khái niệm về hoạt động đánh g iá :................................................................18
1.2.2 Cơ sở của hoạt động đánh g iá :....................................................................... 32
1.2.2.1 Các tiêu chí (căn cứ) của hoạt động đánh g iá :........................................32
1.2.2.2 Cơ sở của hoạt động đánh giá.................................................................... 34
Chương II: Hoạt động Đánh giá: thẩm quyền và giới hạn đánh giá của
các chủ thể áp dụng pháp luật hình sự......................................... 49
II. 1 Đánh giá - quyền và nghĩa vụ của các chủ thể áp dụng pháp

luật

hình sự.............................................................................................................. 49
11.2

Giới hạn đánh giá của các chủ thể áp dụng pháp luật

hình sự...........55

11.2.1 Giới hạn đối tượng đánh giá của các chủ thể áp dụng pháp

luật


hình sự............................................................................................................ 57
11.2.2

Giới hạn nội dung đánh giá của các chủ thể áp dụng pháp luật
hình sự............................................................................................................ 70

Thay

phần kếtlu ậ n ...............................................................................................88

Tài liệu t h a m

k h ả o .............................................................................................. 100


LỜI NÓI ĐẨU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI :

Sự ra đời của Bộ luật Hình sự năm 1999 có ý nghĩa quan trọng trong đấu
tranh phòng và chống những hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội, trong giai
đoạn phát triển mói của đất nước, nhằm giữ vững kỷ cương pháp luật và xây dựng
môi trường lành mạnh cho sự phát triển, góp phần thực hiện công cuộc đổi mới,
đẩy mạnh công nghiệp và hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên có quy phạm pháp luật tốt là cần nhưng chưa phải là đủ, pháp luật
chỉ thực sự phát huy tác dụng khi các quy phạm pháp luật được thực hiện, được áp
dụng trong đời sống thực tế, thông qua hành vi của những chủ thể pháp luật. Các
quy phạm pháp luật hình sự cần phải được áp dụng để truy cứu trách nhiệm đối
với những chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội. Có như vậy thì Bộ luật Hình sự
mới thực sự phát huy vai trò của mình.

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng trong
thời gian qua mặc dù có nhiều kết quả, nhưng cũng chưa phải đã hết những thiếu
sót, tồn tại và thậm chí có cả những hiện tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Đó là việc điều tra, truy tố, xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm, áp dụng hình phạt
không tương xứng với hành vi phạm tội, cho hưởng án treo không đúng quy định
của pháp luật... Đây là những biểu hiện của việc áp dụng quy phạm pháp luật hình
sự không phù hợp với thực tế. Hiện tượng "hình sự hoá quan hệ dân sự, kinh tế"
hoặc "dân sự hoá các quan hệ hình sự" như các phương tiện thông tin đăng tải và
được bàn luận nhiều trong thời gian vừa qua, cũng là biểu hiện của việc áp dụng
(hoặc không áp dụng) quy phạm pháp luật hình sự không phù hợp với thực tế.
Trong hoạt động áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng không đúng quy
phạm pháp luật vào trường hợp thực tế là hệ quả của việc đánh giá không đúng
của chủ thể áp dụng pháp luật về ý nghĩa pháp lý của các vụ việc thực tế - vói tính
cách là các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống xã hội.
Với suy nghĩ làm thế nào để có được những giải pháp hạn chế và đi tói loại
bỏ việc áp dụng không đúng các quy phạm pháp luật hình sự trong hoạt động truy


:ứu trách nhiệin hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện, chúng tôi đã
Ịuyết định chọn đề tài "Hoạt động đánh giá của các chủ thể áp dụng pháp luật
lình sự" để viết luận văn Thạc sỹ luật học của mình.
Chúng tôi thiết nghĩ, hạn chế và đi tới loại bỏ những vi phạm, thiếu sót trong
íp dụng pháp luật hình sự là vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra đối với hoạt động
;ủa cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Bởi lẽ, áp dụng không đúng các quy phạm
)háp luật hình sự, không chỉ trực tiếp gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, lợi
ch của xã hội và của chủ thể khác, mà nó còn làm ảnh hưởng tói uy tín của cơ
quan Nhà nước, ảnh hưởng tới ý thức tôn trọng và tin tưởng vào pháp luật của
ìhân dân, của xã hội. Trong xu thế xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
Ighĩa ở nước ta hiện nay, thì việc đảm bảo tính pháp chế ngay trong hoạt động
của các cơ quan nhà nước nói chung - trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ

pháp luật nói riêng, cần được đặc biệt quan tâm và sớm có những biện pháp thực
ltiện hữu hiệu.
Mặt khác, việc nghiên cứu về "Hoạt động đánh giá của các chủ thể áp dụng
pháp luật hìiứi sự" còn mang tính cần thiết đối với lĩnh vực nghiên cứu lý luận.
Bời lẻ pháp luật ià một hệ thống thống nhất, và pháp luật còn là một cơ chế thống
rhất thực hiện việc điều chỉnh tới các quan hệ xã hội. Nghiên cứu pháp luật
không thể chỉ ỏ phạm vi của ngành luật, không chỉ ở phạm vi của những chế định
cụ thể, mà còn phải nghiên cứu pháp luật ở tính hệ thống, ở tính là một cơ chế
ciều chỉnh quan hệ xã hội. Tuy nhiên, ít lâu nay trong nghiên cứu lý luận về pháp
luật hình sự, tính thống nhất trong cơ chế điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm
hình sự chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vấn đề áp dụng pháp luật
hình sự được giới nghiên cứu đi vào làm rõ về các chế định cụ thể của luật hình
SJ, hoặc nghiên cứu áp dụng pháp luật hình sự dưới góc độ tố tụng hình sự - một
ngành luật độc lập; hoặc nghiên cứu áp dụng pháp luật hình sự với tính là hoạt
động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình
sự. Chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu hoạt động áp dụng
pháp luật hình sự ở tính thống nhất của quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự; ở
tính thống nhất giữa luật nội dung và luật về thủ tục trong hoạt động của các chủ


thể áp dụng pháp luật hình sự; ở tính thống nhất giữa hoạt động xây dựng pháp
luật - xây dựng quy phạm pháp luật hình sự, với hoạt động áp dụng pháp luật - áp
dụng pháp luật hình sự, trong cơ chế điều chỉnh pháp luật về vấn đề trách nhiệm
hình sự.
Hoạt động đánh giá của chủ thể áp dụng pháp luật hình sự, cho thấy mối liên
hệ về tính thống nhất giữa xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật của cơ chế
điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm hình sự. Vì vậy, nghiên cứu về hoạt động
đánh giá của chủ thể áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng pháp luật hình sự nói
riêng là một nội dung cần thiết trong nghiên cứu lý luận pháp luật hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN


cứu

ĐỂ TÀI

Với mục đích lớn nhất là đề ra được những giải pháp nhằm đảm bảo tính
pháp chế trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, và đảm bảo tính thống nhất
trong cơ chế điều chỉnh pháp luật quan hệ pháp luật hình sự, luận văn đã lấy hoạt
động đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là đối tượng nghiên cứu.
Bàng phương pháp iứiận thức duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong
bản luận văn này "Hoạt động đánh giá của các chủ thể áp dụng pháp luật hình sự"
được xem xét dưới góc độ là hoạt động nhận thức có mục đích của những chủ thể
nhất định trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng là phương pháp nghiên cứu
chính trong luận văn.
Bản luận văn đã làm rõ về chủ thể áp dụng pháp luật hình sự, làm rõ về hoạt
động đánh giá mà các chủ thể này phải thực hiện khi áp dụng pháp luật hình sự,
cùng các cơ sở của hoạt động đánh giá đó.
Bản luận văn đi sâu vào làm rõ giới hạn đánh giá của các chủ thể áp dụng
pháp luật hình sự. Những giói hạn này cho thấy rõ hơn thẩm quyền của các chủ
thể áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt động đánh giá. Và từ đó tìm ra những
giải pháp cụ thể để đảm bảo cho tính thống nhất trong cơ chế điều chỉnh pháp luật
về trách nhiệm hình sự, và tính pháp chế trong áp dụng pháp luật hình sự thông
qua hoạt động đánh giá của các chủ thể áp dụng pháp luật hình sự.


3. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VÃN

Đây là công trình nghiên cứu lý luận pháp luật đầu tiên về "Hoại động đánh
giá của các chủ thể áp dụng pháp luật hình sự" với góc độ là hoạt động nhận thức

có mục đích của những chủ thể nhất định trong quá trình truy cứu trách nhiệm
hình sự người phạm tội.
Những giải pháp đề ra trong luận văn này hoàn toàn khả thi và cần thiết
được thực hiện trong thời gian tới, để sớm hạn chế và đi tới loại bỏ những vi
phạm, thiếu sót trong áp dụng pháp luật hình sự. Và đây cũng là những đảm bảo
cần thiết cho pháp luật hình sự nói chung, Bộ luật Hình sự năm 1999 nói riêng
thực sự phát huy vai trò của mình trong thực tiễn.
Bản luận văn này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ
nghiên cứu, giảng dạy, cũng như làm công tác áp dụng pháp luật ở Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát và Tòa án.
4. C ơ CẤU CỦA BẢN LUẬN VÃN GỔM:

- Lời nói đầu
Chương I: Một số vấn đề chung về hoạt động đánh giá của các chủ thể áp
dụng pháp luật hình sự.
- Chương II: Hoạt động đánh giá: thẩm quyền và giới hạn đánh giá của các
chủ thể áp dụng pháp luật hình sự.
- Thay phần kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về hoạt động của các chủ thể áp dụng
pháp luật hình sự, dưới góc độ là hoạt động nhận thức ý nghĩa pháp lý hình sự của
các vụ việc thực tế trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, khó tránh
khỏi những hạn chế nhất định, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các nhà nghiên cứu, của các cán bộ làm công tác trong các cơ quan bảo vệ
pháp luật và các bạn đọc có quan tâm tới vấn đề này. Đây là những ý kiến rất có
giá trị để giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình.


Bản luận văn này được hoàn thành với sự nỗ lực , cố gắng của tác giả , cùng
với sự chỉ bảo , hướng dẫn của các thầy giáo , cô giáo tham gia giảng dạy lớp Cao

học Luật hình sự khoá VI . Đặc biệt là sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Kháng đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công trình nghiên
cứu này.

r p

/

_

• 2

Tác giá


CHƯƠNG I
MỘT SỐ VÂN ĐỂ CHUNG VỂ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHỦ
THỂ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH s ự .
1.1 PHÁP LUẬT HÌNH S ự VÀ QUYEN á p d ụ n g p h á p l u ậ t h ì n h sự :

1.1.1 Trách nhiệm hình sự và vấn đề áp dụng pháp luật hình sự:
Nhà nước thông qua pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật được
xem là một chuẩn mực xã hội được Nhà nước duy trì và đảm bảo thực hiện. Sự
điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội thể hiện ở tác động trực tiếp bằng pháp
luật tới hành vi của các thành viên trong xã hội, các chủ thể pháp luật.
Qui phạm pháp luật qui định quyển và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể
pháp luật. Đây là qui tắc xử sự các chủ thể phải thực hiện khi tham gia vào quan
hệ pháp luật. Pháp luật được thực hiện khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ
thể được thực hiện.
Thưc hiên pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui

định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của chủ
thể pháp luật. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật do Nhà nước
tiến hành, với tư cách là chủ thể pháp luật đặc biệt. Áp dụng pháp luật là hoạt
động mang tính quyền lực nhà nước, bởi quyền chủ thể pháp luật của Nhà nước
thể hiện quyền lực nhà nước trong xã hội. Bằng hoạt động áp dụng pháp luật, Nhà
nước đảm bảo cho những qui phạm pháp luật được thực hiện trong cuộc sống, qui
phạm pháp luật chung được cá biệt hoá vào các tnrờng hợp cụ thể, đối với những
chú thể xác định.
Trong một số quan hệ pháp luật, Nhà nước thực hiện quyền chủ thể pháp
luật để điều chỉnh cá biệt, bổ sung đối với quan hệ pháp luật nhất định trên cơ sở
mệnh lệnh chung của các qui phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý là một trong
các trường hợp đó.


Dưới góc độ hệ thống, cơ chế điều chính pháp luật được hiểu là một hệ
thống thống nhất các phương tiện, qui trình pháp lý có quan hệ mật thiết với
nhau, tác động lẫn nhau, mà qua đó thực hiện sự tác động của pháp luật lên các
quan hệ xã hội. Một trong các yếu tố hợp thành của cơ chế điều chỉnh pháp luật là
trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ phải gánh chịu các biện pháp tác động pháp
lý, của chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Các biện pháp tác động pháp lý mà
chủ thể vi phạm phải gánh chịu do Nhà nước qui định, nó thể hiện sự phản ứng
của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp lụât.
Chủ thể vi phạm pháp luật là chủ thể có hành vi vi phạm quyền của chủ thể
khác hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý của chính mình trong các quan
hệ pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật phá vỡ trật tự pháp lý chung của Nhà
nước, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật duy trì và bảo vệ, gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội. Vì vậy chủ thể vi phạm pháp luật phải
chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước. Trách nhiệm pháp lý là phương tiện để
Nhà nước loại trừ và đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, trách nhiệm pháp lý là nội dung của quan hệ pháp luật đặc biệt
giữa Nhà nước và người vi phạm pháp luật. Pháp luật điều chỉnh quan hệ trách
nhiệm pháp lý ở hai mức độ: Điều chỉnh phổ biến và Điều chỉnh cụ thể.
+ Điều chỉnh phổ biến: Trách nhiệm pháp lý là chế tài pháp luật, được áp
dụng đối với các chủ thể không thực hiện đúng qui tắc xử sự chung mà pháp luật
chỉ ra trong qui phạm pháp luật. Chế tài pháp luật này chỉ ra loại trách nhiệm
pháp lý mà chủ thể vi phạm có thể phải gánh chịu khi ở trong tình huống được giả
định, đã không làm theo qui định của qui phạm đó. Tùy theo nội dung, tính chất
của hành vi vi phạm mà các chế tài pháp luật có thể là : Trách nhiệm dân sự, trách
nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật hoặc trách nhiệm hình sự.
+ Điều chỉnh cụ thể: ở mức độ điều chỉnh này trách nhiệm pháp lý được
pháp luật qui định cụ thể phạm vi và mức độ tác động, của mỗi loại trách nhiệm
pháp lý nhất định với các biện pháp trách nhiệm cụ thể. Trách nhiệm pháp lý


được qui định cụ thể cho từng trường hợp vi phạm đã được cá thể hoá bằng các
dấu hiệu khách quan và chủ quan của hành vi vi phạm.
Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất, được áp
dụng đối với chủ thể pháp luật là cá nhân có hành vi bị coi là tội phạm. Trách
nhiệm hình sự được các qui phạm pháp luật hình sự điều chỉnh cụ thể. Trong quan
hệ pháp luật hình sự, mà nội dung là trách nhiệm hình sự của người phạm tội,
Nhà nước là chủ thể có quyền xác định và áp dụng các biện pháp trách nhiệm
hình sự cụ thể đối với bên chủ thể thứ hai là người phạm tội.
Hiện nay theo pháp luật Việt Nam, các qui phạm pháp luật hình sự nằm
trong một văn bản pháp luật là Bộ luật Hình sự. Bộ luật Hình sự hiện hành có đầy
đủ các qui phạm pháp luật qui định cụ thể về các vấn đề có liên quan đến việc xác
định và áp dụng trách nhiệm hình sự, nó gồm các chế định về tội phạm; hình
phạt; về các vấn đề khác có liên quan đến xác định tội phạm, áp dụng hình phạt.
Về cấu trúc, Bộ luật Hình sự được tạo bởi hai phần: Phần chung và Phần các
tội phạm.

+ Phần chung: gồm các qui định về hiệu lực, nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự,
nguyên tắc xử lý, cơ sở trách nhiệm hình sự, tội phạm, hình phạt và các chế định
khác có liên quan đến tội phạm và hình phạt.
+ Phần các tội phạm: gồm các qui định về dấu hiệu pháp lý của các tội phạm
cụ thể, loại và mức hình phạt áp dụng đối với các tội phạm cụ thể đó.
Qui định thuộc phần chung và phần các tội phạm trong Bộ luật Hình sự, mặc
dù có tính độc lập nhưng chúng có mối liên hệ thống nhất với nhau. Sự thống nhất
biện chứng của chúng trong Bộ luật Hình sự thể hiện, đầy đủ ý chí Nhà nước
trong việc dùng pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm pháp lý hình sự ở mức độ cụ
thể nhất: qui định chi tiết, cụ thể phạm vi và nội dung của trách nhiệm hình sự đối
với người phạm tội, trong các trường hợp phạm tội cụ thể được dự liệu.
Điều chỉnh pháp luật đối với Trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc: bằng các
qui phạm pháp luật hình sự Nhà nưóc qui định cơ sở của trách nhiệm hình sự, qui
định việc xác định và áp dụng trách nhiệm hình sự cụ thể đối với từng trường hợp
phạm tội cụ thể.


+ Cơ sở của trách nhiệm hình sự !à tội phạm, gồm hai yếu tố gắn liền với
nhau là chủ thể tội phạm và hành vi phạm tội. Điều chỉnh pháp luật về cơ sở trách
nhiệm hình sự tức là qui định các điều kiện, các dấu hiệu pháp lý của chủ thể tội
phạm và của hành vi phạm tội. Thể hiện ở Bộ luật Hình sự trong các qui định về
khái niệm tội phạm, những vấn đề chung của tội phạm, những dấu hiệu pháp lý
đặc trưng của các tội phạm cụ thể. Đây là căn cứ pháp lý xác định sự kiện làm
phát sinh quan hệ trách nhiệm hình sự giữa Nhà nước và người phạm tội.
+ Việc xác định và áp dụng trách nhiệm hình sự với từng trường hợp phạm
tội cụ thể là nội dung của quan hệ pháp lụât hình sự. Đây là quyền của Nhà nưócmột bên chủ thể quan hệ pháp luật hình sự, xác định nghĩa vụ pháp lý phải thực
hiện đối với người phạm tội - bên chủ thể thứ hai trong quan hệ pháp luật hình sự.
Điều chỉnh pháp luật ở nội dung này thể hiện ở các qui định về nguyên tắc xử lý,
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, những vấn đề
về hình phạt, quyết định hình phạt, các biện pháp tư pháp, loại và mức hình phạt

đối với từng tội cụ thể, những vấn đề liên quan đến việc thi hành án... Đây là căn
cứ pháp lý để xác định và áp dụng trách nhiệm hình sự với loại và mức biện pháp
trách nhiệm cụ thể đối với người phạm tội xác định trong thực tế.
Hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự.
Quan hệ pháp luật hình sự phát sinh và tồn tại ngay khi một hành vi phạm tội
được thực hiện, nhưng nội dung của quan hệ pháp luật này sẽ không được thực
hiện khi chưa xác định được người phạm tội với hành vi phạm tội cụ thể. Một chủ
thể thực hiện hành vi phạm tội thì không phải ngay sau đó trách nhiệm hình sự tự
động phát sinh và người phạm tội tự giác chấp hành các biện pháp trách nhiệm
tương ứng. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội chỉ được xác định và thực
hiện khi các qui phạm pháp luật hình sự được thực hiện trong quan hệ pháp luật
hình sự.
Nhà nước thực hiện quyền chủ thể của mình trong quan hệ pháp luật hình
sự, thể hiện ơ việc kết tội và áp dụng các biện pháp trách nhiệm cụ thể với người
phạm tội mới làm hình thành trách nhiệm hình sự cụ thể mà người phạm tội phải
gánh chịu.


Tội phạm do Bộ luật Hình sự qui định. Một người bị kết tội khi hành vi của
họ mang đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một tội phạm cụ thể mà Bộ
luật hình sự đã qui định. Kết tội là việc Nhà nước xác định một người nào đó có
tội, với tội danh cụ thể, tương ứng với qui phạm pháp luật xác định trong Bộ luật
Hình sự. Người phạm tội luôn bị đe dọa bởi khả năng phải chịu các biện pháp
trách nhiệm hình sự được Bộ luật hình sự qui định tương ứng với hành vi phạm
tội. Biện pháp trách nhiệm hình sự cụ thể áp dụng đối với người phạm tội đó được
xác định trong phạm vi khung hình phạt, mà điều luật qui định tội danh cụ thể thuộc Phần các tội phạm trong Bộ luật Hình sự, tương ứng qui định. Việc kết tội
và áp dụng biện pháp trách nhiệm đối với người phạm tội để đảm bảo chính xác,
cụ thể còn cần phải dựa vào các qui định về những nội dung có liên quan đến
việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt nói chung - thuộc Phần chung
trong Bộ luật Hình sự.

Như vậy ta thấy rằng, các qui phạm pháp luật hình sự được cá biệt hoá vào
các trường hợp cụ thể trong thực tế đối với những chủ thể nhất định, thể hiện nội
dung cá thể hoá trách nhiệm hình sự trong thực tế- cá thể hoá hình phạt, qua việc
Nhà nước thực hiện quyền chú thể của mình trong quan hệ pháp lụât hình sự là
kết tội và áp dụng biện pháp trách Iihiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền
chủ thể của Nhà nước trong quan hệ pháp luật hình sự được thực hiện qua quá
trình, và bằng cơ chế truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.
Bằng hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, các qui phạm pháp luật hình
sự được cá biệt hoá cụ thể, chính xác vào trường hợp phạm tội cụ thể, đối với
người phạm tội xác định. Truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội là hoạt
động mang tính quyền lực nhà nước, vì nó là quá trình thực hiện quyền chủ thể
của Nhà nước trong một quan hệ pháp luật hình sự xác định.
Rõ ràng qua phân tích, chúng ta thấy rằng xét từ góc độ thực hiện pháp luật
nói chung, hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội là hoạt động
áp dụng pháp luật hình sự.
Thuộc về truy cứu trách nhiệm hình sự là những hoạt động khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử và cưỡng chế thi hành biện pháp trách nhiệm hình sự. Những hoạt


động này là hình thức pháp lý của hoạt động thực hiện quyền chủ thể của Nhà
nước trong quan hệ pháp luật hình sự. Các hoạt động này là các giai đoạn mang
tính là các thủ tục tố tụng kế tiếp nhau trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình
sự được Bộ luật Tố tụng hình sự qui định.
Áp dụng pháp luật hình sự, cũng như các hoạt động áp dụng pháp luật nói
chung, là phải áp dụng đúng qui phạm pháp luật về nội dung và phải tuân thủ
nghiêm ngặt các qui định về hình thức tố tụng.
Mỗi giai đoạn tố tụng hình sự có nội dung và mục đích pháp lý khác nhau,
nhưng chúng là một thể thống nhất biện chứng liên quan, chi phối, và phụ thuộc
lẫn nhau trong một quá trình. Sự thống nhất biện chứng của các giai đoạn tố tụng
trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, do mục đích pháp lý chung của cả

quá trình tố tụng qui địiih, đó là : "Phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý
công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội" (Điều 1-BLTT HS).
Các giai đoạn tố tụng với sự thống nhất biện chứng trong quá trình truy cứu
trách nhiệm hình sự, có ý nghĩa là những bước kế tiếp nhau của quá trình áp dụng
pháp luật hình sự:
+ Khởi tố là xác định thời điểm bắt đầu của quá trình thực hiện quyền chủ
thể của Nhà nước trong quan hệ pháp luật hình sự - bắt đầu các hoạt động nhằm
cá biệt hoá các qui phạm pháp luật hình sự vào trường hợp thực tế.
+ Điều tra là giai đoạn phân tích, đánh giá đúng, chính xác mọi chi tiết trong
sự kiện phạm tội thực tế xảy ra.
+ Truy tố là giai đoạn lựa chọn qui phạm pháp luật hình sự phù hợp, phân
tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của qui phạm pháp luật đối với trường hợp phạm tội
cụ thể cần áp dụng.
+ Xét xử là giai đoạn đánh giá chính thức ý nghĩa pháp lý hình sự của vụ
việc phạm tội, trên cơ sở những căn cứ thực tế và căn cứ pháp lý nhất định; ấn
định cụ thể loại và mức biện pháp trách nhiệm hình sự áp dụng đối với người
phạm tội cụ thể. Văn bản áp dụng pháp luật hình sự được ban hành.


+ Cưỡng chế thi hành biện pháp trách nhiệm là giai đoạn tổ chức thực hiện
nội dung quyết định áp dụng pháp luật thể hiện trong văn bản áp dụng pháp luật
hình sự đã ban hành.
Tính độc lập tương đối trong mối liên hệ thống nhất biện chứng của các giai
đoạn tố tụng trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, làm cho mỗi giai đoạn
tố tụng có ý nghĩa là một hoạt động áp dụng pháp luật hình sự (ở những mức độ
và nội dung nhất định). Vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội được xem
xét và giải quyết ở từng giai đoạn của quá trình tố tụng truy cứu trách nhiệm hình
sự. Bởi không bỏ tội phạm, không làm oan người vô tội cũng là mục đích của
từng giai đoạn tố tụng. Qui phạm pháp luật hình sự được cá biệt hoá ở những mức

độ khác nhau trong từng giai đoạn tố tụng nhất định. Những trường hợp quá trình
truy cứu trách nhiệm hình sự kết thúc hoặc chấm dứt giữa chừng vì lí do được
pháp luật cho phép, thì văn bản áp dụng pháp luật hình sự được thể hiện ở những
hình thức văn bản pháp lí tố tụng hình sự nhất định tuỳ thuộc vào giai đoạn tố
tụng cụ thể, mà tại đó quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự dừng lại.
1.1.2 Chủ th ể áp dụng pháp luật hình sư:
Như đã nêu ở trên, áp dụng pháp ỉuật hình sự là hoạt động thực hiện quyền
chủ thể của Nhà nước trong quan hệ pháp luật hình sự. Hình thức pháp lý của hoạt
động này là quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự gồm các giai đoạn tố tụng do
pháp luật tố tụng hình sự qui định.
Nhà nước là chủ thể pháp luật đặt biệt. Quyền chủ thể của Nhà nước trong
các quan hệ pháp luật được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chủ
thể áp dụng pháp luật hình sự là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện
quyền chủ thể pháp luật của Nhà nước trong quan hệ pháp luật hình sự.
Bộ máy Nhà nước ta tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa,
quyền lực Nhà nước thống nhất, có phân công phối hợp thực hiện chức năng Nhà
nước giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà nước.
Các cơ quan Nhà nước được thành lập theo qui định của pháp luật. Mỗi cơ
quan là một tổ chức hoàn chỉnh, có cơ cấu chặt chẽ, đảm bảo tính chính trị và tính


chuyên nghiệp thực hiện các công việc cụ thể. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan nhà nước do pháp luật qui định rõ ràng, cụ thể là cơ sở pháp lý để
các cơ quan này độc lập và chủ động tiến hành các hoạt động thực hiện các công
việc được giao. Phạm vi quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ do pháp luật qui định
tạo nên thẩm quyền hoạt động của các cơ quan nhà nước. Mọi hoạt động trong
phạm vi thẩm quyền đó là hoạt động thực hiện chức năng nhà nưóc và mang
quyền lực nhà nước.
ở mỗi lĩnh vực hoạt động thực hiện chức năng nhà nước, những cơ quan nhà
nước nhất định có thẩm quyền tiến hành hoạt động thực hiện quyền chủ thể của

Nhà nước trong các quan hệ pháp luật nhất định.
Thực hiện quyền chủ thể của Nhà nước trong quan hệ pháp luật hình sự là
tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, gồm các hoạt động tố
tụng: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Như vậy cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và
thi hành án là các chủ thể áp dụng pháp luật hình sự.
Pháp luật tố tụng hình sự qui định trình tự thủ tục và thẩm quyền tiến hành
các hoạt động tố tụng trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm
tội. Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành, hoạt động tố tụng gồm: Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.
Các cơ quan này nằm trong Bộ máy nhà nước. Toà án và Viện kiểm sát là
hai hệ thống cơ quan thuộc Bộ máy nhà nước. Cơ quan điều tra thuộc hệ thống cơ
quan quản lý nhà nưốc và có cơ quan điều tra của Viện kiểm sát.
Căn cứ pháp lý để các cơ quan này tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự
với tư cách chủ thể nhân danh Nhà nước, hoạt động mang tính quyền lực nhà
nước, là qui định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác qui định tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này. Đây là cơ sở pháp lý để Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án độc lập và chủ động thực hiện các hoạt
động chức năng chủ thể nhân danh Nhà nước trong các quan hệ pháp luật.
Như vậy, các chủ thể áp dụng pháp luật hình sự là Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát và Toà án.


Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là chủ thể áp dụng
pháp luật hình sự, phạm vi thắm quyền của các cơ quan này được Bộ luật Tố tụng
hình sự qui định cụ thể, chi tiết, trên cơ sở chức nămg, nhiệm vụ chung của mỗi
loại cơ quan.
- Cơ quan điều tra có nhiệm vụ tiến hành điều tra tất cả các tội phạm theo
qui định của Bộ luật Hình sự, gồm có:
+ Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát được tổ chức ở cấp Trung ương và cấp

Tỉnh.
+ Cơ quan điều tra tổ chức trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, có:
. Cơ quan điều tra của lực lượng An ninh nhân dân.
. Cơ quan điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân.
. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
(Và có một số cơ quan khác có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra
nhất định - theo qui định của pháp luật).
- Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật trong quá
trình tố tụng hình sự, thực hành quyền công tố tại Toà. Cơquan Viện kiểm sát
được tổ chức từ Trung ương đến các địa phương, gồm:
+ Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.
+ Các Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh, Huyện.
+ Các Viện kiểm sát quân sự.
- Toà án là cơ quan tiến hành các hoạt động tố tụng trong giai đoạn xét xử
và thi hành án hình sự. Toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước. Cơ quan Toà án
gồm có:
+Toà án nhân dân Tối cao.
+Các Toà án nhân dân địa phương Tỉnh, Huyện.
+Các Toà án quân sự.
+Các Toà án khác do pháp luật qui định.
Mỗi một cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền thực hiện những hoạt
động ở từng giai đoạn tố tụng nhất định, trong quá trình truy cứu trách nhiệm
hình sự người phạm tội. Như đã phân tích ở phần trước, các giai đoạn tố tụng


trong sự thống nhất biện chúng với nhau có mang tính độc lập nhất định, mỗi giai
đoạn tố tụng cũng là một hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Vì vậy, mỗi cơ
quan tiến hành tố tụng là một chủ thể áp dụng pháp luật hình sự độc lập trong
phạm vi thẩm quyền thực hiện hoạt động tố tụng do pháp luật qui định.
Quyền chủ thể áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng

được thực hiện thông qua hành vi pháp lý của những con người cụ thể. Họ là
nhũng người mang chức danh pháp lý thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà
án. Pháp luật tố tụng hình sự qui định cho họ thực hiện các hành vi tố tụng nhất
định, theo thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng làm hiện thực hoá quyền chủ
thể của Nhà nước trong quan hệ pháp luật hình sự. Những người này bao gồm:
+ Người được giao nhiệm vụ trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng trong
quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các trường
hợp thực tế cụ thể. Đó là: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và
Thư ký phiên toà. Hành vi pháp lý của những người này có ảnh hưởng rất lớn đến
quá trìiih áp dụng pháp hình sự. Đặc biệt là hoạt động của Thẩm phán, Hội thẩm
trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự.
+Ngu'ời lãnh đạo, thủ trường các cơ quan tiến hành tố tụng, có vị trí, vai trò
rất quan trọng trong quá trình thực hiện quyền chủ thể áp dụng pháp luật hình sự.
Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện Trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Toà án là
những người tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động của các cơ quan áp dụng
pháp luật hình sự - với ý nghĩa là hoạt động thực hiện chức năng nhà nước. Trong
nhiều giai đoạn tố tụng, hành vi pháp lý của những người này thể hiện chính thức
hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Trong giai đoạn xét xử, thực hiện quyền chủ thể áp dụng pháp luật hình sự
thuộc về Hội đổng xét xử, gồm Thẩm phán và các Hội thẩm. Khi xét xử Thẩm
phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy vậy, chủ thể áp dụng
phíip luật hình sự vẫn là Toà án. Bởi lẽ: áp dụng pháp luật là một trong các mặt
hoat động thực hiện chức năng Iihà nước, nó là hoạt


quyền lực, và theo qui định của Hiến pháp, Toà án là cơ quan thực hiện chức năng
xét xử của Nhà nước. Thẩm phán và Hội thẩm trong Hội đổng xét xử là những
người được giao nhiệm vụ thực hiện quyền chủ thể áp dụng pháp luật hình sự của
Toà án khi xét xử các vụ án cụ thể.

1.2 HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHỦ THỂ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH sự:
KHÁI NIỆM VÀ C ơ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ

1.2.1 Khái niệm vê hoạt động đánh giá:
“Đánh giá” hiểu theo nghĩa chung nhất là “nhận định giá trị” ( Từ điển
Tiếng Việt, 1994, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Trung tâm từ điển học,Viện
ngôn ngữ).
"Giá trị" là “cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là quí về một mặt
nào đó” (Từ điển tiếng Việt,s đ d).
Hiểu theo nghĩa triết học thì “Xét bề ngoài, các giá trị là các đặc tính của sự
vật hoặc của hiện tượng, tuy nhiên, chúng không phải là cái vốn có do thiên nhiên
ban cho sự vật hoặc hiện tượng, không phải đơn thuần do kết cấu bên trong của
bản thân khách thể mà do khách thể bị thu hút vào phạm vi tồn tại xã hội của con
người và trở thành cái mang những quan hệ xã hội nhất định” (Từ điển Triết
học,Bản Tiếng Việt, 1986,Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva,tr. 206)
Như vậy đánh giá là hoạt động mang tính chủ quan của con người, nhận
định về tính có ích lợi, về ý nghĩa của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ xã hội
nhất định.
Ý nghĩa của sự vật, hiện tượng là các đặc tính khách quan nhất định của sự
vật, hiện tượng, khi những đặc tính này cùng với chính sự vật, hiện tượng đó được
thu hút vào phạm vi tồn tại của quan hệ xã hội và chúng trở thành cái mang quan
hệ xã hội. Các đặc tính của sự vật hiện tượng thể hiện ở các dấu hiệu đặc trưng,
tất yếu phản ánh mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng đó.
Điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội, Nhà nước đặt ra các qui phạm
pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật. Các qui phạm


pháp luật là mô hình qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, nó được đặt ra
không phải chi để điều chỉnh một quan hệ pháp luật cụ thể, mà là để điều chỉnh
chung cho một loại quan hệ pháp luật theo phạm vi điều chỉnh của từng ngành

luật nhất định. Nghĩa là các qui phạm pháp luật được sử dụng trong mọi trường
hợp cụ thể khi xuất hiện những hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu trong qui
phạm pháp luật đó.
Các quan hệ xã hội cụ thể phát sinh trong thực tế là đối tượng điều chỉnh của
pháp luật. Với ý nghĩa là các hiện tượng xã hội khách quan, nó luôn diễn ra và
phát triển với những đặc thù sinh động. Pháp luật - các qui phạm pháp luật, với
yêu cầu về tính ổn định và áp dụng chung, không thể theo kịp và dự liệu cụ thể,
chi tiết tất cả các trường hợp thực tế có thể diễn ra. Các qui phạm pháp luật chỉ
phản ánh những yếu tố, những dấu hiệu là đặc trưng, khái quát cho thấy mối liên
hệ tất yếu bên trong của mô hình xử sự được dự liệu và tương ứng với nó là (các)
khả năng chế tài được áp dụng. Các yếu tố, các dấu hiệu ghi trong qui phạm pháp
luật có ý nghĩa là những cái chung tất yếu, đặc trưng mang tính khái quát dưới
dạng thuần tuý, nó bỏ qua những cái ỉà đặc thù, đơn nhất, không phổ biến.
Trong hoạt động áp dụng pháp luật, các qui phạm pháp luật có tính khái
quát, được dùng để điều chỉnh những quan hệ pháp luật cụ thể, với các tình tiết và
chủ thể xác định cụ thể. Các tình tiết và chủ thể xác định đó lại là khác nhau,
không giống nhau nhưng cùng thuộc một loại quan hệ pháp luật nhất định, cho
nên cùng được một loại qui phạm pháp luật, một ngành luật điều chỉnh. Điều này
có nghĩa là (trong một phạm vi nhất định) áp dụng pháp luật là áp dụng một đại
lượng như nhau, một qui tắc xử sự chung, với các chủ thể trong các trường hợp
thực tế không như nhau.
Tính khái quát và tính bắt buộc chung của qui phạm pháp luật cùng với yêu
cầu về tính cá biệt của hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tế, tồn tại như một
khách quan, đây là mâu thuẫn của hai mặt đối lập trong một quá trình thống nhất.
Đó là quá trình dùng pháp luật như một công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội.


Giải quyết vấn đề này, trong cơ chế điều chỉnh pháp luật phải cần đến vai trò
của các cơ quan áp dụng pháp luật, với yếu tố mang tính chủ quan nhất định trong
hoạt động của chủ thể áp dụng pháp luật.

Cá biệt hoá chính xác, cụ thể các qui phạm pháp luật mang tính khái quát
vào các trường hợp thực tế mang tính cá biệt cụ thể, cần có nhận thức về sự đổng
nhất bản chất giữa trường hợp thực tế là quan hệ xã hội đã phát sinh với mô hình
trường hợp được dự liệu trong các qui phạm pháp luật.
Bản chất của trường hợp được dự liệu trong qui phạm pháp luật thể hiện
bằng những dấu hiệu, những yếu tố đặc trưng khái quát, mang tính chung và tính
tất yếu ở dạng thuần tuý được xác định trong các qui phạm pháp luật này. Chủ thể
áp dụng pháp luật với tri thức về những dấu hiệu, những yếu tố đặc trưng, tất yếu
này trong tri thức pháp lý chung, đã có nhận thức về bản chất của trường hợp mà
pháp luật dự liệu cùng với mô hình xử sự mà pháp luật qui định tương ứng.
Vấn đề đặt ra là chủ thể áp dụng pháp luật phải tiến hành nhận thức bản chất
của trường hợp thực tế xảy ra, với ý nghĩa là một quan hệ xã hội, lấy đó so sánh,
đối chiếu với qui định của pháp luật và lựa chọn biện pháp xử sự cho phù hợp với
thực tê trong phạm vi pháp luật qui định.
Để nhận thức bản chất của trường hợp thực tế, chủ thể áp dụng pháp luật
phải xác định những dấu hiệu, yếu tố là đặc trưng, tất yếu trong trường hợp thực
tế đó với ý nghĩa là quan hệ xã hội khách quan.
Trong thực tế, các hiện tượng xã hội khách quan tồn tại ở dạng là cái cụ thể,
đơn nhất bao gồm những dấu hiệu đặc thù, ngẫu nhiên. Cái đặc trưng, tất yếu
trong các hiện tượng này không ở dạng thuần tuý, không nhận biết được ngay mà
chúng tồn tại ở những mặt, những yếu tố nhất định gắn liền và thành tạo nên hiện
tượng xã hội, chúng tồn tại ở đó trong mối liên hệ hữu cơ với cái đặc thù, ngẫu
nhiên. Các dấu hiệu đặc trưng, tất yếu đó chỉ biểu hiện ra qua cái đặc thù, ngẫu
nhiên khi xem xét các mối liên hệ của hiện tượng xã hội này với các sự vật hiện
tượng khác, trong những điều kiện và hoàn cảnh mà hiện tượng xã hội đó tồn tại.
Con người nhận thức được nó trong tư duy.


Để rút ra cái đặc tiung, tất yếu phản ánh bản chất, từ những cái đặc thù,
ngẫu nhiên của trường hợp thực tế cụ thể, chủ thể áp dụng pháp luật cần đến hoạt

động tư duy trên cơ sở xem xét các mặt, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài
của trường hợp đó với ý nghĩa là hiện tượng xã hội đã diễn ra trong thực tế.
Sau khi nhận thức được bản chất của trường hợp cụ thể diễn ra trong thực tế,
chủ thể áp dụng pháp luật cần so sánh, đối chiếu với qui định của pháp luật để có
thể lựa chọn và quyết định biện pháp xử sự phù hợp. Các dấu hiệu, các yếu tố đặc
trưng khái quát mang tính tất yếu, được qui định trong các qui phạm pháp luật có
ý nghĩa như là những tiêu chuẩn để xác định sự đổng nhất hay không đồng nhất
của trường hợp thực tế với những dự liệu của pháp luật.
Sẽ là đồng ìủiất pháp lý khi trường hợp thực tế gồm những mặt, những mối
liên hệ chứa đựng các dấu hiệu đặc trưng, tất yếu phù hợp đầy đủ, chính xác vói
các yếu tố, các dấu hiệu pháp luật qui định.
Sẽ là không đồng nhất pháp lý khi trường hợp thực tế đó không chứa đựng
đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng, tất yếu như pháp luật qui định.
Việc đối chiếu, so sánh bản chất của trường hợp thực tế - gồm các mặt, các
môi liên hệ đậc trưng tất yếu, với các qui định của pháp luật, cho phép nhận định
được ý nghĩa về mặt pháp lý của trường hợp thực tế cụ thể đang xem xét, cũng
như ý nghĩa về mặt pháp lý của các mặt, các mối liên hệ của trường hợp cụ thể
này.
Ý nghĩa về mặt pháp lý của trường hợp thực tế giúp chủ thể áp dụng pháp
luật xác định được: Trường hợp thực tế này có thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp
luật hay không; nếu có thì nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với trường đó là
như thế nào.
Ý nghĩa về mặt pháp lý của các mặt, các mối liên hệ của trường hợp cụ thể,
giúp chủ thể áp dụng pháp luật xác định được: Có hay không có các dấu hiệu, các
yếu tố mà pháp luật qui định trong trường hợp thực tế cụ thể; nếu có thì ảnh
hưởng của nó tới ý nghĩa pháp lý của trường hợp thực tế này là như thế nào.


Xét trong một thể thống nhất, ý nghĩa pháp lý của các mặt, các mối liên hệ
và ý nghĩa pháp lý của chính trường hợp thực tế xảy ra, có quan hệ biện chứng với

nhau, thể hiện mối liên hệ giữa các "bộ phận" và cái "toàn thể".
Xác định chính xác, đầy đủ các mặt, các mối liên hệ của trường hợp thực tế,
Iihận thức chúng một cách sâu sắc và đối chiếu, so sánh với qui định của qui
phạm pháp luật, chủ thể áp dụng pháp luật nhận định được ý nghĩa pháp lý của
trường hợp thực thế xảy ra, cũng như ý nghĩa pháp lý của các mặt, các mối liên hệ
trong trường hợp thực tế đó. Đây là nội dung hoạt động đánh giá của chủ thể áp
dụng pháp luật.
Trên cơ sở hoạt động đánh giá, chủ thể áp dụng pháp luật có thể cá biệt hoá
chính xác và cụ thể các qui phạm pháp luật, lựa chọn được cách thức xử sự mà
pháp luật qui định phù hợp với trường hợp thực tế xảy ra.
Hoạt động đánh giá của chủ thể áp dụng pháp luật là một đòi hỏi mang tính
khách quan. Nó là phương cách để giải quyết mâu thuẫn giữa tính khái quát, bắt
buộc chung và tính phải được áp dụng cụ thể của các qui phạm pháp luật trong cơ
chế điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội.
Do đó hoạt động đánh giá - nhận định ý nghĩa pháp lý các hiện tượng thực tế
cần điều chỉnh cá biệt, là hoạt động gắn liền với quyền chủ thể áp dụng pháp luật.
Đây là hoạt động có mục đích của chủ thể áp dụng pháp luật, ìứiằm tạo cơ sở cho
việc thực hiện yêu cầu đặt ra đối với hoạt động áp dụng pháp luật, đó là cá biệt
hoá chính xác, cụ thể các qui phạm pháp luật vào thực tế.
Qua phân tích, chúng ta thấy rằng hoạt động đánh giá của chủ thể áp dụng
pháp luật là một đòi hỏi khách quan, gắn liền với quyền chủ thể áp dụng pháp
luật. Đây là quá trình xem xét các tình tiết, các sự kiện của trường hợp thực tế xảy
ra, đối chiếu với các qui định của pháp luật để nhận định ý nghĩa pháp lý của
chúng, làm cơ sở cho các quyết định áp dụng pháp luật cụ thể.
Áp dụng pháp luật hình sự xét từ góc độ cơ chế điều chỉnh pháp luật, là hoạt
động điều chỉnh cá biệt một quan hệ pháp luật hình sự xác định, trên cơ sở các
qui định của Bộ luật Hình sự. Với ý nghĩa như vậy, áp dụng pháp luật hình sự
phải đảm bảo tính thống nhất pháp lý với điều chỉnh pháp luật chung các quan hệ



pháp luật hình sự. Yêu cầu này đòi hỏi, những nội dung, mục đích và yêu cầu
Nhà nước đặt ra khi điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự phải được thực hiện
đầy đủ và đúng đắn trong áp dụng pháp luật hình sự.
Nội dung, mục đích, yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự do
Nhà nước đặt ra, thể hiện cụ thể trong từng qui phạm pháp luật hình sự, cũng như
trong thể thống Iihất biện chứng của các qui định trong Bộ luật Hình sự. Các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật hình sự trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật
phải xuất phát từ mục đích, yêu cầu và thực hiện đầy đủ, đúng đắn các nội dung
được qui định trong Bộ luật Hình sự, phải coi đó là mục đích, yêu cầu và là nội
dung hoạt động của chính cơ quan mình.
Áp dụng pháp luật hình sự là hoạt động điều chỉnh cá biệt cụ thể, với đòi hỏi
về tính thống nhất pháp lý trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, các chủ thể áp dụng
pháp luật hình sự phải cá biệt hoá chính xác, cụ thể các qui phạm pháp luật hình
sự vào trường hợp thực tế đang xem xét.
Hình thức pháp lý của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự là hoạt động
truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Đây là quá trình các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vấn đề trách nhiệm
hình sự trong một vụ việc cụ thể. Để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, cơ
quan tiến hành tố tụng phải xác định hành vi của một người đã thực hiện trên thực
tế là tội phạm hay không là tội phạm; nếu là hành vi phạm tội thì xem xét tiếp đến
khả năng có cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với con người đó
không; trong trường hợp cần phải truy cứu thì vấn đề hình phạt được quyết định
cụ thể như thế nào; sau khi quyết định mức hình phạt cụ thể, cần xác định việc thi
hành hình phạt đó trong thực tế.
Trách nhiệm hình sự thể hiện thái độ phản ứng, lên án của Nhà nước đối với
người thực hiện hành vi phạm tội - hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Bằng
pháp luật, với các qui phạm pháp luật trong Bộ luật Hình sự, Nhà nước qui định
cơ sở làm phát sinh trách nhiệm hình sự, nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự
trong các trường hợp cụ thể, qui định loại và mức biện pháp trách nhiệm hình sự



áp dụng với các tội phạm, cũng như các vấn đề liên quan đến việc thi hành trong
thực tế những biện pháp đó.
Nội dung các qui định trong Bộ luật Hình sự mang tính dự liệu chung với
các trường hợp thực tế có thể xảy ra. Tùy những trường hợp dự liệu khác nhau,
mà vấn đề trách nhiệm hình sự được giải quyết khác nhau, thể hiện ở nội dung
của các qui phạm pháp luật hình sự nhất định.
Để giải quyết chính xác, cụ thể vấn đề trách nhiệm hình sự, phù hợp vói các
trường hợp thực tế cụ thể trên cơ sở các qui định của Bộ luật Hình sự, các cơ quan
tiến hành tố tụng - các chủ thể áp dụng pháp luật hình sự phải cá biệt hoá chính
xác, cụ thể các qui phạm pháp luật hình sự vào trường hợp thực tế đó với con
người cụ thể xác định.
Như vậy qua phân tích, dù dưới góc độ cơ chế điều chỉnh pháp luật, hay dưới
góc độ nội dung của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, thì yêu cầu đặt ra
đối với hoạt động áp dụng pháp luật hình sự là phải căn cứ vào các qui định của
Bộ luật Hình sự, phải cá biệt hoá cụ thể, chi tiết và chính xác các qui phạm pháp
luật hình sự vào trường hợp thực tế với chủ thể bị áp dụng xác định.
Qui phạm pháp luật hình sự cũng như qui phạm pháp luật nói chung, mang
tính khái quát và qui định những phạm vi áp dụng chung cho những người không
như nhau.
Tội phạm là hành vi Nhà nước ngăn cấm thực hiện bằng pháp luật hình sự.
Các qui phạm pháp luật hình sự qui định những hành vi bị coi là tội phạm - với tội
danh cụ thể, bằng cách mô tả các dấu hiệu đặc trưng mang tính khái quát của tội
phạm cụ thể đó, hoặc chỉ đơn giản là nêu ra tên gọi hành vi phạm tội mà không
kèm theo sự mô tả nào khác (những tội phạm này do có những dấu hiệu đặc trưng
mà thực tiễn áp dụng pháp luật thừa nhận là đã rõ nên trong cấu thành tội phạm
không cần mô tả nữa. Ví dụ: Tội trộm cắp tài sản). Các dấu hiệu mô tả một tội
phạm cụ thể ghi trong các qui phạm pháp luật hình sự, được nhà làm luật lựa chọn
trên cơ sở đã nhận thức ý nghĩa chính trị, xã hội của hành vi và khái quát hoá các

dấu hiệu đặc trưng, tất yếu của các hành vi đó. Các dấu hiệu này trong sự kết hợp
với nhau thể hiện đầy đủ nhất tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi tội


×