Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài thu hoạch: Tìm hiểu về hệ sinh thái ở Tam Đảo Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.31 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÀI THU HOẠCH
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ HỆ SINH THÁI TAM
ĐẢO – VĨNH PHÚC

Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Giáo viên hướng dẫn:
Mssv:


Hà Nội, 08/2015


LỜI NÓI ĐẦU
Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về hệ sinh thái của các loài
sinh vật sinh trưởng và phát triển trên Trái Đất. Sách vở, giáo trình hay các
phương tiện truyền thông là những hành trang tốt giúp chúng ta hiểu biết
thêm về môn khoa học này. Tuy nhiên, nó không thể phản ánh được sự muôn
hình muôn vẻ và thực tế khách quan của hệ sinh thái. Chính vì vậy, sau khi
được hiểu biết thêm về những kiến thức nền tảng của bộ môn sinh thái học,
chúng tôi, tập thể lớp kĩ thuật môi trường – k56 đã tổi chức buổi tham quan
hệ sinh thái của khu du lịch nghỉ mát Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc.
Đây là chuyển đi tham quan lần đầu tiên của lớp chúng tôi sau 2 năm
học về môi trường. Người ta có câu:” Đi một ngày đàng, học một sàng
khôn”. Qua buổi tham quan, chúng tôi đã được tận mắt nhìn và cảm nhận
thấy một hệ sinh thái rừng thực sự mà trước đây chúng tôi chỉ được ngắm
nhìn nó qua tranh ảnh. Điều này đã giúp chúng tôi bổ sung thêm được một
phần kiến thức rất lớn và bổ ích, rất cần thiết cho quá trình học tập, nghiên


cứu của chúng tôi trong bộ môn sinh thái học. Và sau đây là bài thu hoạch
sau chuyến tham quan khu sinh thái Tam Đảo.


LỊCH TRÌNH CHUYẾN ĐI
Ngày 30/3/2013
 15h00 Khởi hành tại cổng trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.
 16h30’ Có mặt tại khách sạn Ánh Dương ở thị trấn Tam Đảo Vĩnh Phúc.
 17h00-19h00 là thời gian để mọi người chụp ảnh quang cảnh Tam
Đảo.
 19h00-22h00 Tham quan xung quanh thi trấn đặc biệt là chợ ở Tam
Đảo.
 22h00 tổ chức đốt lửa trại và liên hoan ca nhạc.
Ngày 31/3/2013
 8h00-11h30 tham quan tháp truyền hình VTV và hệ sinh thái rừng
ở Tam Đảo.
 12h30-15h00 tham quan Thác Bạc ở Tam Đảo.
 15h30-17h30 than quan Thiền Viện Trúc Lâm thuộc xã Đại Đình,
huyện Tam Đảo, Vinh Phúc.
 19h00 về đến trường Đại học Mỏ-Địa chất.



KẾT QUẢ THU HOẠCH
1. Vườn quốc gia Tam Đảo
1.1 Vị trí địa lý và lịch sử phát triển
Xuất phát từ cổng trường Đại học Mỏ - Đại chất Hà Nội, đi gần 2
tiếng đồng hồ, chúng tôi đã có mặt tại thi trấn Tam Đảo. Đường lên Tam Đảo
rất ngoằn ngoèo đèo dốc. Tam Đảo là một dãy núi lớn trải dài 80km, chạy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam bao gồm 3 đỉnh núi lớn bao quanh thị trấn:

đỉnh ở giữa có tên là Bàn Thạch cao 1388m ;đỉnh bên trái là Thiên Nhị cao
1375m. bên trên có tháp truyền hình VTV; đỉnh bên phải là đỉnh Phú Nghĩa
cao 1400m.

Thị trấn Tam Đảo – Vĩnh Phúc

Ngày 12/11/2002 Thủ tướng chính phủ có quyết định số
155/2002/TTg về việc điều chỉnh lại ranh giới vườn quốc gia Tam Đảo và
diện tích xuống còn 34.995ha. Ranh giới Vườn quốc gia Tam Đảo được xác
định từ độ cao 100m trở lên (so với mực nước biển). 1/1/2004 huyện Tam


Đảo được thành lập theo quyết định của chính phủ. Thị trấn Tam Đảo đã trở
thành 1 trong 9 đơn vị hành chính xã – thị trấn của huyện. Thị trấn Tam Đảo
có tọa độ địa lý từ 21 độ 21’ đến 21độ 42’ vĩ độ Bắc và 105 độ 23’ đến 105
độ 44’ kinh độ Đông, cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên 24km về phía
Đông Bắc; cách trung tâm huyện 14.5km. Thị trấn Tam Đảo giáp xã Quân
Chu, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên về phía Đông Bắc; xã Hợp Châu, xã
Minh Quang về phía Tây Nam; phía Đông giáp xa Hồ Sơn. Dân số toàn thị
trấn là 693 nhân khẩu với 259 hộ, gồm có 04 đân tộc cùng sinh sống là Kinh,
Mừng, Sán Dìu, Nùng.
Năm 1904 một phái đoàn quân sự Pháp đã tìm được trong dãy núi Tam
Đảo có một khoảng đất hình lòng chảo có thể làm nơi nghỉ dưỡng cho các
viên chức Âu vào mùa hè. Khi đó địa phận thị trấn Tam Đảo là một bản có
hơn 10 hộ người Cao Lan sinh sống, khi người Pháp quyết định khai phá và
xây dựng Tam Đảo thành khu nghỉ dưỡng, số người dân này bị chuyển đi nơi
khác. Năm 1906 phủ toàn quyền quyết định xây dựng Tam Đảo. Năm 1911
bắt đầu mở đường bộ từ Vĩnh Yên. Năm 1915, hình thành đường cho xe thô
sơ lên Tam Đảo. Đến năm 1939, từ một nơi núi rừng hoang vắng nay đã trở
thành đô thị với hơn 150 ngôi biệt thự, có đường cho xe ô tô từ Vĩnh Yên lên

và có trên 1000 người sinh sống vào mùa hè.
1.2 Đặc điểm của hệ sinh thái
Ở đây ta có thể cảm nhận được khí hậu của 4 mùa trong một ngày.
Buổi sáng gió se của mùa xuân, buổi trưa khi những tia nắng xuyên qua
khiến thời tiết trở lên nóng ấm như mà hè. Buổi chiều sương mù kéo đến
kèm theo gió heo may của mùa thu, buổi tối khi sương mù dày đặc kèm theo
cái se lạnh của mùa đông. Khí hậu nơi đây cũng có độ ẩm cao, địa hình đa
dạng do đó động thực vật phát triển nhanh và phong phú.


Tam Đảo gồm có các nhân tố sinh thái như: đất, nước , khí hậu, con
người, thực vật, động vật …Điều này tạo nên sự đa dạng sinh học cho vùng
núi này.
Đất hay còn gọi là “ thổ nhưỡng” ở Tam Đảo bao gồm 4 nhóm đất
chính: đất feralit mùn vàng phát triển trên đá macma axit, xuất hiện trên độ
cao từ 700m trở lên; đất feralit mùn vàng đỏ phân bố trên độ cao từ 400700m; đất ferailit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau phân bố từ
độ cao 100-400m; cuối cùng là đất dốc tụ và phù sa ở độ cao 100m trở
xuống.
● Thực vật.
Vườn quốc gia Tam Đảo rộng 34.995 ha trong đó có 26.163 ha rừng,
chủ yếu là dạng rừng tự nhiên mưa ẩm với độ che phủ chiếm 70% diện tích
toàn vườn. Ngoài ra, trong Vườn quốc gia Tam Đảo cũng tồn tại một số kiểu
rừng khác như rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng lùn
trên đỉnh núi, rừng tre lứa, rừng phục hồi sau khai thác, rừng trồng, trảng cây
bụi, trảng cỏ….


Theo kết quả điều tra cho thấy ở Tam Đảo có 8 kiểu rừng và thực bì
khác nhau, mà mỗi kiểu rừng đó thường đại diện cho một loại hình lập địa
và tương ứng với một tổ thành loài cây nhất định như:

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này thường bao
phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều
tầng tán và những loài cây có giá trị kinh tế như: Chò chỉ ( Shorea
chinensis), giổi (Michelia SP), re (Cinamomim Ital), trường mật (pavviesia
annammensis)…
Rừng thường kín xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này
phân bố từ độ cao 800m trở lên và trong quần thể thực vật của kiểu rừng này
không còn các loài thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Thực vật ở đây gồm
các loài trong họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ chè (Theaceae), họ
mộc lan (Magrolieaceae), họ sau sau (Hamamelidocene)… Từ độ cao
1000m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: Thông nàng
(Dacrycarpus imbrricatus), Pơ Mu (Fokieria hodginsii), thông tre
(Podocarpus neriifolicy), kim giao (Nageia fleuryi)…Dưới tán kiểu rừng này
thường có loài như: Vầu đắng, sặt gai. Các loài cây bụi thuộc họ cà phê
(Rubiaceae), đơn nem (Myrsiraceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae)…
Rừng lùn trên đỉnh núi: Là kiểu phụ đặc thù của rừng thường kín xanh
mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp mà thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ
quyên (Ercaceae), họ re, họ dẻ, họ hồi (Illiciaceaec), họ thích (Aceraeae)…
Kiểu rừng này xuất hiện ở các đỉnh núi cao khoảng 1000m trở lên.
Rừng tre nứa: ở Vườn quốc gia Tam Đảo rừng tre nứa không có nhiều
(chỉ có 884 ha) và phân bố ở độ cao trên 800m, có các loại tiêu biểu là: Vầu,
sặt gai ở độ cao 500m.
Rừng phục hồi sau nương rãy, sau khai thác: Trước khi thành lập
Vườn quốc gia Tam Đảo, rừng ở đây chỉ được bảo vệ từ độ cao 400m trở


lên, dưới 400m là rừng kinh tế, nên rừng ở đây các đường lâm trường đã
khai thác gỗ với cường độ cao và một phần diện tích ở đây được dân làm
nương rãy. Ngày nay diện tích này được bảo vệ phục hồi rừng với các loại
cây: Dung (Symplocos PS), màng tang (Litsea cubeba), dền (Xylopia

vielana), ba soi (Macarauga denticulate)…
Tràng cây bụi: Loại này thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô
hạn, nhiều ánh sáng, điển hình là: Thẩu tấu (Aporosa dioica), thổ mật
(Bridelia romentosa), thao kén (Helicteres SP), me rừng (Phyllanthus
embrica)…
Tràng cỏ: Loại này được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác,
đất bị thoái hóa mạnh và được phân ra thành 2 loại hình: Tràng cỏ cao, có
chiều cao khoảng 2m và mọc thành từng bụi như: Lách (Saccharum
spontanneum), cỏ chít (Thysamolema maxima), cỏ lào (Chromolaena
odorata) … Tràng cỏ thấp, gồm các loại cỏ thấp dưới 2m, mọc thành từng
thảm cỏ dày đặc rải rác, điển hình là cỏ tranh (Imperata cylyndrica), cỏ đắng
(Paspalum scrobiculatum), cỏ sâu róm (Setaria viridis) …
Thảm thực vật ở đây thể hiện rỏ nét nhất đặc điểm của thực vật vùng
rừng khí hậu nhiệt đới gió mùa.Theo thống kê của các nhà thực vật học thì
trong Vườn quốc gia Tam Đảo có 130 họ, 344 chi, 490 loài thực vật bậc cao.
Trong đó, nhóm quyết thực vật là 21 họ, 23 chi, 53 loài; nhóm thực vật hạt
kí có 102 họ, 305 chi, 436 loài. Xét về công dụng có thể phân thực vật rừng
Tam Đảo thành các nhóm sau: nhóm cho gỗ có 83 loài, nhóm cho rau ăn có
54 loài, nhóm cho thuốc có 214 loài và nhóm cho quả có 62 loài. Trong số
đó nhiều loài có giá trị cao như Pơmu, La Hán, Kim Giáo, Sam Phông, Trầm
Hương. Những loại thực vật quý hiếm này tập trung ở đỉnh Rùng Rinh va
phân bố ở độ cao trên 800m. Các loại gỗ tứ thiết đinh, lim, sến, táu, lát hoa,


nhiều cây thuốc quý như Sa nhân, Ngũ gia bì, Hà thủ ô.v..v. và nhiều loại
cây búng báng thường gặp trong rừng núi Tam Đảo.

Quả La Hán

Bảng 1. Giá trị sử dụng của thực vật ở Tam Đảo


Nhóm
I

Giá trị sử dụng
Cây lấy gỗ

Số loài
379

Tỷ lệ (%)
41.92

25
20

2.76
2.11

II
III

Cây cho quả
Cây cho sợi

IV
V

Cây làm thuốc
Cây cho tinh dầu


311
32

34.4
3.54

VI
VII

Cây làm rau ăn
Cây làm canh

30
102

3.32
11.28

VIII

Cây cho tinh bột

5

0.55

Trong các loài thực vật trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm
cần được bảo tồn và bảo vệ như Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium
daoensis), trà hoa dài (Camellia longicaudata), trà hoa vàng Tam



Đảo(Camellia petelotii), hoa tiên (Asarum petelotii), chùy hoa leo (Molas
tamdaoensis), trọng lâu kim tiền (Paris delavayi)…

Ruộng su su ở Tam Đảo

● Động vật
Theo thống kê cho thấy ở Tam Đảo có 4 lớp, 26 bộ, 86 họ, 281 loài.
Trong đó lớp lưỡng cư có 19 loài, đặc biệt là cá cóc Tam Đảo được đưa vào
danh sách đỏ nhưng loài động vật cực kỳ quý hiếm. Lớp bò sát có 46 loài,
trong đó tắc kè, kỳ đà, thằn lằn, là những loài có số lượng lớn. Lớp chim
nhiều hơn cả, gồm 158 loài trong đó có nhiều loài quý hiếm như gà lôi trắng,
gà tiền. Lớp thú có 58 loài, các loài lớn như gấu, hổ, báo …. Các loài nhỏ
như: cầy, sóc, chuột, hươu , lai, hoẵng… một số loài có giá trị khoa học cao
như cheo cheo, vọoc đen má trắng, vọoc mũi hếch …


Gà lôi trắng

Bảng 2. Đa dạng thành phần động vật VQG Tam Đảo

Lớp

Số bộ

Số họ

Số giống


Số loài

Thú

8

25

48

64

Chim

16

50

140

239

Bò sát

3

14

46


75

Lưỡng cư

3

7

11

28

Côn trùng

8

48

271

434

Tổng số

39

144

516


840

Những loài đặc hữu hẹp chỉ có ở Vườn quốc gia Tam Đảo: 22 loài và
phân loài. Trong đó: chim có 9 loài; bò sát có 4 loài; ếch nhái có 3 loài; côn
trùng có 6 loài.
Những loài đặc hữu của Việt Nam, ở Vườn quốc gia Tam Đảo có 6
loài, trong đó có 5 loài chim; ếch nhái có 1 loài.
Trong số động vật ở Tam Đảo hiện có 8 loài nguy cấp, 17 loài sẽ nguy
cấp, 13 loài hiếm có và 18 loài đang bị đe dọa.
Cá cóc Tam Đảo ( có danh pháp khoa học là Paramesotriton
deloustali) hay còn gọi là tắc kè nước, sa going bụng hoa hay cá cóc bụng
hoa, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo, Việt


Nam. Cá cóc Tam đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn. Chúng có đuôi dẹp
và da thiếu vảy. Trên da có nhiều mụn xù xù và tiết chất nhầy. Những mụn
cóc này thường làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá có
màu đen, bụng mày đỏ, có nhũng đường xám đen nối với nhau tạo thành
hình mạng vân đỏ. Chiều dài 144 – 206.5mm. Thân trước có 2 chi nhô ra va
có thể di chuyển, thân sau có vây và đuôi như loài cá.

Cá cóc Tam Đảo

Cá cóc có thể di chuyển và sống cả ở trên cạn lẫn dưới nước, khi di
chuyển trên cạn loài này dung 2 chi trước của mình, hình thù của nửa thân
trước cùng dáng di chuyển có phần giống với loài coc sống trên cạn. Loài cá
cóc này thường được phân bố ở các suối của dãy núi Tam Đảo và ở một số
nơi thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Cá cóc Tam Đảo được ghi nhận là 1 trong loài cá cóc Việt Nam theo
chương trình hợp tác nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam giữa “Viện

sinh thái và tài nguyên sinh vật (IEBR) với “Bảo tang động vật Konic”, Bon
(Đức – ZFMK). Loài này hiện số còn lại rất ít và đang có nguy cơ tuyệt


chủng. Trước đây tại khu vực các thác nước trong khu du lịch Tam Đảo mà
điển hình là ở Thác Bạc, người ta có thể dễ dàng tìm thấy những chú cá cóc
nhỏ này, nhưng hiện nay hầu như không còn thấy xuất hiện. Theo một số
người dân bản địa đang sống tại đây, hiện giờ chỉ có thể thấy loài này trong
các khe suối rậm rạp sâu trong rừng. Một vấn đề nữa là hiện nay đang có
hiện tượng săn lung cá cóc của một số người sống xung quanh khu vực vườn
quốc gia Tam Đảo để bán cho những người sưu tầm động vật quý hiếm hay
các mục đích bất chính khác càng đe dọa hơn nữa về số lượng cá thể ít ỏi
của loài này. Loài này được chính phủ nước ta xếp vào nhóm 1B ( những
loài động vật cần bảo vệ đặc biệt, cấm hoàn toàn việc khai thác) trong nghị
định 32 của Thủ tướng chính phủ Việt Nam.
Bướm có rất nhiều loài, chúng được phân biệt nhờ tập tính và hình thái
bên ngoài. Ví dụ như: bướm phấn, bướm đốm …Ngoài ra còn có bướm kiếm
đuôi vàng, là một loài bướm có giá trị cao và đang rất quý hiếm. Bướm có
hai thế hệ trong năm, thế hệ đầu vào khoảng cuối tháng 3 đến giữa tháng 5
và thế hệ thứ hai vào gần cuối tháng 7 đến đầu tháng 9. Chúng ngừng bay
khi trời mưa và khi có ánh nắng mặt trời chúng lại bay lên và bay rất nhanh.
Thức ăn chủ yếu của bướm là phấn hoa và kiến. bướm cũng có một số loài
có độc ở trên cánh của chúng để làm tê liệt kẻ săn mồi. Vòng đời của loài
bướm rất đặc biệt, từ ấu trùng như các con sâu đến dạng biến thái là dạng
nhộng rồi cuối cùng là dạng trưởng thành có cánh.


Bướm đuôi kiếm đốm vàng - Bướm đốm – Bướm phấn

Vẻ đẹp của loài bướm là nguyên nhân chính cho sự suy vi của nó, bởi

các nhà sưu tầm săn bắt nói với số lượng rất lớn. Một số loài bướm như
bướm đuôi kiếm đốm vàng được sử dụng như một thứ đồ trang trí ngày nay
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hiện nay thì một số loài bướm đang được
bảo vệ, chúng được nuôi ở các khu bảo tồn động vật hoặc các trang trại.
Tam Đảo là nơi có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành và rất yên
tĩnh. Điều này rất thích hợp cho việc trở thành một khu du lịch sinh thái của
Vĩnh Phúc. Đây cũng là phương thức lao động chính của người dân nơi đây.
Các khách sạn và các khu nghỉ dưỡng là hình thức kinh doanh chính ở Tam
Đảo. Ngoài ra, việc trồng trọt và chăn nuôi cũng đem lại nhiều sản phẩm để
sinh sống. Con người và thiên nhiên nơi đây đã tạo ra các mối quan hệ sinh
thái với nhau. Họ trồng rừng, bảo vệ rừng để làm nơi sinh sống và phát triển
cho các loài động vật và thực vật. Ngược lại, động vật và thực vật đêm lại
nguồn sống cho họ. Thực vật cung cấp oxi cho sự sống, còn là nguồi cung
cấp gỗ quý (lim, keo, bạch đàn…) , cung cấp lương thực thực phẩm ( su su ),
các loại thực vật làm thuốc ( Sa Nhân, Hà Thủ Ô …). Động vật cung cấp
lương thực, các loại lâm sản từ long và da động vật v..v..


Điếu cày được làm từ ống tre – nứa

Vườn quốc gia Tam Đảo là tài sản quý của quốc gia, có nhiều lợi ích
cho cộng đồng dân cư trong khu vực. Vườn còn đem lại giá trị to lớn trong
việc bảo vệ môi trường, điều tiết và cung cấp ôxi cho sự sống, cung cấp
nước, phục vụ cho nghiên cứu khoa học cũng như hệ sinh thái của các loài
động – thực vật. Ngoài ra, vườn còn là khu du lịch và nghỉ mát lý tưởng
trong những ngày hè nóng bức, cung cấp các loại lâm sản, dược liều, thực
phẩm… Đồng thời, Tam Đảo còn là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là
kho dự trữ các nguồn gen động – thực vật quý hiếm của nước ta. Nguồn tài
nguyên thiên nhiên quý giá này cần phải được bảo vệ để gớp phần làm đa
dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới.


2. Bảo vệ môi trường hệ sinh thái
2.1 Thực trạng còn tồn tại
Hiện nay các khu vực nhạy cảm về môi trường trên địa bàn huyện Tam
Đảo dự báo là những vùng có hoạt động du lịch và đô thị sôi động. Điều này
cũng đồng nghĩ với việc tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vực này
ngày càng tăng. Cụ thể như:


Khu vực xung quanh nhà máy Z95 và sân golf Tam Đảo, khu đân cư là
nơi bị ô nhiễm bởi nguồn nước từ sân golf, tiếng ồn, không khí và cả nguồn
nước từ nhà máy Z95.

Ô nhiễm nguồn nước từ sân golf của Tam Đảo

Khu du lịch Tam Đảo 2 dự kiến trên diện tích 300 ha (chưa kể đường
giao thông ) nằm trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Tam
Đảo. Dự án này bao gồm cả hạng mục công trình: Công viên thiên nhiên,
khu nhà nghỉ cao cấp, trung tâm hội nghị, sòng bạc, sân golf, khu biệt thự,
bãi đỗ trực thăng, trại sinh thái, khu truồng ngựa, khu điều dưỡng, khu gom
rác … điều này có thể là mối đe dọa đối với an toàn sinh học tại Vườn quốc
gia Tam Đảo, cũng nhưng môi trường sống của cư dân quanh vùng. Xây
dựng các công trình du lịch đồng nghĩa với việc phá rừng và làm giảm độ
che phủ, mất đi môi sinh của một số loài động vật hoang dã.
Đối với việc canh tác, trồng trọt và chăn nuôi của người dân trong
vùng, đặc biệt là trồng su su bằng việc sử dụng các loại phân bón hữu – vô
cơ, các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể bị thẩm thấu, rửa trôi, gây ô nhiễm
nguồn nước mặt và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm.



Các loài động vật quý hiếm hiện nay cũng đang bị đe dọa là có nguy
cơ bị tuyệt chủng. Nhiều loài động vật ở mức quý hiếm đang dần bị đưa vào
sách đỏ do nạn săn bắt và khai thác quá múc. Một phần cũng là do ô nhiễm
môi trường nên nhiều loài bị mất nơi sinh sống nên số lượng cá thể loài ngày
càng suy giảm.
Hiện nay, việc nở rộ các hoạt động thương mại phục vụ các du khách
cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Khu di tích danh thắng Tây
Thiên ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Các họa động như mua bán đồ lưu niệm,
dịch vụ đồ ăn nhanh, cúng tế … đã thải ra môi trường khu du lịch một lượng
chất thải khá lớn. Các loại vỏ đồ hộp chiếm khoảng 30% lượng rác thải ở
khu du lichjm còn lại là cá loại rác thải hữu cơ như đồ ăn thừa, vỏ hoa quả.
Rác thải bị vứt bừa bãi trong khu di tích đang gây ô nhiễm các dòng suối và
ảnh hưởng lớn đến cảnh quan khu di tích. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng
của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa có biện pháp thu gom và xử lý rác thải ở khu
vực này.

Hình ảnh du khách đến tham Tây Thiên – Tam Đảo


2.2 Các biện pháp giảm thiểu và xử lý tác động xấu đối với môi
trường.
Trước thực trạng xấu về môi trường của toàn khu vực Vườn quốc gia
Tam Đảo như vậy. Ủy Ban Nhân Dân huyện Tam Đảo đã đưa ra được nhiều
biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường của
Vườn quốc gia. Cụ thể là:
Đối với các khu vực như sân golf và nhà máy cần đánh giá chính xác
mức độ ô nhiễm, mức độ ảnh hưởng để có kế hoạch di dời khu vực dân cư
xung quanh, đồng thời xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, khử
mùi, khí thải, trước khi thải ra môi trường. Hệ thống xử lý chất thải – nước
thải phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định quản lý môi trường khu công

nghiệp.
Về phần rừng quốc gia Tam Đảo cần phải có nhưng biện pháp nghiêm
ngặt rừng, nghiên cứu thật kỹ lưỡng, nghiêm túc về các phương án chuyển
đổi mục đích sử dụng đất …Việc bảo vệ các loài động vật quý hiếm đang có
nguy cơ tuyệt chủng cũng là một việc làm cấp bách cần phải thực hiện ngay.
Đồng thời nghiêm khắc xử phạt các hành vi săn bắt trái phép các loài động
vật quý hiếm.
Người dân sống sinh sống quanh khu vực vườn quốc gia Tam Đảo cần
có những biện pháp xử lý chất thải và nước thải, trong quá trình canh tác và
chăn nuôi bằng các công nghệ như: xây dựng các hầm biogas, thu gom, xử
lý nước thải, tăng cường máy hút bụi … để đảm bảo tiêu chuẩn trước khi
thoát ra song suối.
Ở các khu di tích danh thắng như Tây Thiên và Thiền Viện Trúc Lâm
cần đưa ra các biện pháp định hướng nhằm giảm thiểu những tác động tiêu
cực đến môi trường. Ví dụ như công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức
của người dân và du khách.


2.3 Nhiệm vụ của sinh viên đối với vấn đề môi trường hệ sinh thái
Môi trường hệ sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối lien quan
chặt chẽ với nhau. Nó bao gồm các yếu tối: đất, nước, không khí và cơ thể
sống trong phạm vi toàn cầu. Sự ô nhiễm môi trường hệ sinh thái sẽ gây ra
hậu quả nghiêm trọng đến cuộc sống của các loài sinh vật. Là sinh viên học
về ngành môi trường, chúng ta cần phải có những hiểu biết về môi trường
cũng như hệ sinh thái. Điều này có thể thông qua sách vở hoặc trên thực tế
cuộc sống. Không những thế, chúng ta cần phải có những biện pháp phù hợp
để bảo vệ môi trường hệ sinh thái như: vận động tuyên truyền về các ảnh
hưởng của môi trường đối với cuộc sống của con người cũng như của các
loài sinh vật, lên án các hành vi làm gây hại tới môi trường, tham gia các
hoạt động vì môi trường ( trồng cây gây rừng, thu gom rác thải …).



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Vườn quốc gia Tam Đảo là một đặc khu sinh thái của nước ta. Nó bao
gồm cả yếu tố tự nhiên và nhân tạo : nước, đất, không khí, địa hình, khí hậu
sinh vật và con người. Điều này tạo nên sự đa dạng về sinh học cho Vườn
quốc gia Tam Đảo. Đây cũng là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài
động – thực vật quý hiếm ở nước ta. Còn là nơi cung cấp tài nguyên rừng
với nhiều loại lâm sản quý hiếm với nhiều công dụng khác nhau. Với khí
hậu trong lành và mát mẻ Tam Đảo còn là khu nghỉ mát lý tưởng trong
những ngày hè nóng bức kèm theo những đặc sản dân dã của vùng. Các khu
di tích và danh thắng của vùng như Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm, Tháp
Truyền hình VTV cũng góp phần làm đa dạng cho hệ sinh thái nơi đây.
Bên cạnh đó Vườn quốc gia Tam Đảo vẫn còn tồn tại nhiều ảnh hưởng
xấu tới môi trường như: vấn đề về khai thác tài nguyên sinh vật ở Tam Đảo;
việc xử lý nước thải, chất thải, rác thải sinh hoạt và công nghiệp; ý thức của
du khách đến tham quan các danh lam thắng cảnh nơi đây, đang là vấn đề
đáng lo ngai nhất. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc
cũng đã có những biện pháp để giảm thiểu và xử lý các tác động xấu đối với
môi trường này.
2. Kiến nghị
Từ thực trạng về môi trường của Vườn quốc gia Tam Đảo nói trên em
xin đưa ra một số ý kiến về việc bảo vệ môi trường như sau:


Cần đưa những loại động vật đang bị đe dọa, có nguy cơ tuyệt

chủng vào khu bảo tồn động vật quý hiếm của quốc gia để bảo vệ chúng
khỏi những kẻ săn bắt động vật trái phép





Việc xử lý rác thải sinh hoạt còn rải rác vậy nên cần có một khu

xử lý rác thải chung cho toàn khu vực


Đối với khu danh lam thắng cảnh như Tây Thiên và Thiền Viện

Trúc Lâm là nơi đông du khách cũng như các dịch vụ buôn bán đồ lưu niệm,
đồ ăn nhanh … Đồng thời cũng là tâm điểm của việc rác thải nhiều nhất. Vì
vậy, cần có thùng rác công cộng và các biển hiệu nhắc nhở nhằm tuyên
truyền cho về việc quản lý lượng rác thải nơi đây.
Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc bảo vệ tài nguyên và quản lý
rác thải môi trường. Tôi rất mong những ý kiến này sẽ có thể đóng góp phần
nào cho việc giảm thiểu các tác động xấu của môi trường ở Vườn quốc gia
Tam Đảo hiện nay.



×