Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận: Tìm hiểu các dạng tai biến địa chất trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.35 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
MÔN ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG

BÀI TẬP LỚN
TÌM HIỂU CÁC DẠNG TAI BIẾN ĐỊA CHẤT TRÊN THẾ
GIỚI

Sinh viên thực hiện:

Hà Nội, tháng 5/2015


I. Các TBĐC nguồn gốc nội sinh
Động đất: là một dạng tai biến cực mạnh xảy ra ở các vùng chịu ảnh
hưởng của hoạt động đứt gãy. Chỉ trong vài giây, một trận động đất lớn có thể
san phẳng cả một thành phố. Động đất là dạng tai biến thiên nhiên tức thời có
sức tàn phá mạnh nhất trong tất cả các loại tai biến. Động đất có thể xem là
dạng tai biến nhân sinh xét trên phương diện hầu hết các thiệt hại về người là
do sập đổ nhà cửa, công trình xây dựng đè lên. VD: Trận động đất xảy ra ở
Nhật Bản vào năm 2011 với cường độ 9 độ Richter có kèm theo sóng thần đã
khiến 20.000 người phải thiệt mạng.

Núi lửa: là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng
nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa là một hiện
tượng tự nhiên trên Trái đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn
khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. VD:
Ngày 15/9/2013, ngọn núi lửa Sinabung tại khu vực quận Tanah Karo, phía
bắc tỉnh Sumatra, Indonesia đột ngột phun trào sau 3 năm ngủ yên, khiến gần
6.000 người dân phải sơ tán.



Đứt gãy hoạt động: là các đứt gãy kiến tạo có biểu hiện hoạt động trong
khoảng 10.000 năm trở lại đây. Đứt gãy hoạt động là yếu tố gây ra tai biến
động đất hoặc tiềm ẩn tai biến động đất cũng như các tác nhân gây ra trượt lở.
VD: Các trận động đất ở tỉnh Lào Cai xảy ra vào khoảng tháng 4 năm 2013
vừa qua cho thấy các đới đứt gãy ở nước ta đang có xu hướng hoạt động trở
lại.
II. Các TBĐC nguồn gốc ngoại sinh
Lũ quét: là một loại lũ có tốc độ và mực nước lên rất nhanh khi có một
khối lượng nước khổng lồ di chuyển từ nơi có địa hình cao xuống địa hình
thấp. VD: Trận lũ quét ngày 7/9/2013 xảy ra ở tỉnh Lào Cai khiến cho 11
người chết và mất tích, 17 người bị thương, 10 ngôi nhà bị trôi hoàn toàn, 14
ngôi nhà bị hư hỏng nặng.


Xói mòn bề mặt: là quá trình bốc đất, đá, trầm tích và các hạt khác
trong môi trường tự nhiên và thường làm địa hình bị hạ thấp.Nó thường xuất
hiện do sự vận chuyển của gió, nước hoặc băng, hoặc các khôi đá, vật liệu
trượt xuống sườn dốc dưới tác dụng của trọng lực, bởi các động vật đào hang
trong trường hợp xâm thực sinh vật. VD: Hiện tượng xói mòn đất bề mặt đất
đai do mưa lũ ở Đắk Nông dẫn đến mưa lũ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến
kinh tế và xã hội.


Xói lở và bồi tụ sông.Xói lở là hiện tượng xói mòn thẳng do nước theo
những dòng chảy tập trung, ăn sâu tạo thành các rãnh xói, mương xói. Bồi tụ
sông là quá trình tích tụ các vật liệu như đất, đá, cát, trầm tích lên các con
sông, bãi bồ. VD: bồi tụ phù sa ở sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Xói mòn bờ biển ( xói lở và bồi tụ biển ): là quá trình bóc lớp đất, đá,
cát ở bờ biển và làm địa hình bị hạ thấp. VD: các núi đá vôi ở Vịnh Hạ Long

bị nước biển ăn mòn.
Sục đất cục bộ (lún đất cục bộ): là hiện tượng đứt gãy dưới lòng đất gây
sụt, lún phía bên trên. VD: hiện tượng sụt, lún nền đất ở phường Cẩm Đông –
TP.Cẩm Phả vào tháng 8/2013.

Thổi mòn, cát bay: là tác dụng xâm thực do gió có cuốn theo các hạt cát
va đạp vào bề mặt đá, phá hủy đá và tạo lên các hình dạng độc đáo. Thường
xảy ra ở những nơi có khí hậu khô hạn. VD: Những cột đá chọc trời bị thổi
mòn ở hẻm Bryce , Mỹ


Xâm nhập mặn: là hiện tượng nước mặn ( độ mặn 4 phần nghìn ) từ
biển xâm nhập vào trong nội địa và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển
của các cây trồng và vật nuôi nước ngọt. VD: Ở đồng bằng sông Cửu Long
nước biển mặn đã vào sâu tới 70km.
Các TBĐC liên quan tới hiện tượng Karst. Karst là hiện tượng phong
hóa của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Sự xói mòn không phải
do cơ chế lực cơ học, mà chủ yếu là do khí CO 2 trong không khí hòa tan vào
nước, cộng với các ion dương của H+ tạo thành axit cacbonic. VD: Phong hóa
các hang động đá vôi ở Vịnh Hạ Long.


Các TBĐC liên quan tới ĐCTV ( bán ngập nước các tầng chứa thông
nhau, hiện tượng phun bùn ). Địa chất thủy văn là ngành khoa học nghiên cứu
về nguồn gốc tạo thành, quy luật phân bố, tính chất vật lý và thành phần hóa
học, động lực và động thái của nước dưới đất trong lịch sử Trái đất, nhằm sử
dụng hợp lý các mặt hữu ích của chúng trong nền kinh tế quốc dân và khắc
phục những mặt có hại của chúng trong hoạt động kinh tế của con người. Vậy
các tai biến địa chất liên quan tới địa chất thủy văn là các tai biến liên quan
đến các vấn đề về tính chất vật lý, hóa học, động lực của nước dưới lòng đất.

VD: Phun trào bùn ở Ninh Thuận là tai biến địa chất liên quan tới địa chất
thủy văn.

III. Các TBĐC nguồn gốc nhân sinh
Tai biến do khai thác khoáng sản, nước dưới đất. Là những tai biến xảy
ra trong hoặc sau quá trình khai thác khoáng sản, nước dưới lòng đất gây ảnh
hưởng đến đời sống của các sinh vật trên bề mặt.VD: khai thác than hầm lò
gây nguy cơ sập hầm ảnh hưởng tới đời sống của người dân bên trên mặt đất.
Động đất kích thích: là sự giải phóng sớm các ứng suất kiến tạo đã tích
lũy trong lòng đất trong quá trình vận động kiến tạo. Điều kiện để xảy ra động
đất kích thích là phải có các đứt gãy kiến tạo hoạt động liên quan đến thủy
văn và hồ chứa, liên quan đến quá trình tích nước và hoạt động của hồ chứa.


VD: Thủy điện sông Tranh 2 ( Bắc Trà My, Quảng Nam ) thường xuyên phải
hứng chịu các trận động đất kích thích từ các hồ chứa.
Ô nhiêm đất: là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn đất bằng các chất ô
nhiễm. Ô nhiễm đất có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: hóa học, vật lý,
sinh học … VD: Việc sử dụng các loại phân bón hóa học trong việc trồng trọt
có thể gây ô nhiễm đất trồng.
Ô nhiễm nước: là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn nước bằng các
chất ô nhiễm. Ô nhiễm nước cũng do nhiều nguyên nhân như: hóa học, vật lý,
sinh học… VD: Hiện tượng tràn dầu ra biển của các tầu trở dầu gây ô nhiễm
đến môi trường nước.

IV. Các TBĐC nguồn gốc hỗn hợp
Trượt đất: trượt đất, lở đất, trượt đá, lở đá, đá đổ, đá rơi, dòng đá rắn
(debris flow). Là hiện tượng địa chất được đề cập đến sự chuyển động của
một phần nền địa chất so với phần khác theo một bề mặt do ự mất căn bằng
về trọng lực. Mặc dù vai trò của trọng lực là yếu tố chính gây đất trượt, nhưng

còn những yếu tố khác góp phần làm mất cân bằng đối với sự ổn định mái dốc
ban đầu. VD: Trượt đất ở Vân Nam, Trung Quốc làm 43 người chết.


Nứt đất: là hiện tượng xảy ra do lớp vỏ Trái đất không hoàn toàn đồng
nhất về thành phần và chiều dày, có những khu vực vỏ Trái đất mỏng manh
hoặc các hệ thống đứt gãy chia cắt vỏ trái đất thành những khối, mảnh nhỏ
(Trích TS Trần Văn Hải, Khoa Địa chất, trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nôi).
VD: Nứt đất ở đồng bằng sông Hồng vào các mùa khô hạn.

Các TBĐC liên quan đến trường từ, điện, xạ.
Tai biến địa hóa sinh thái (thừa thiếu vi nguyên tố, dị thường vi nguyên
tố độc hại gây bệnh diện rộng và hẹp) ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vật
nuôi, thực vật.


KẾT LUẬN
Tai biến địa chất là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá
trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển".
Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trường phát sinh trong thạch
quyển. Các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm núi lửa phun, động đất, nứt
đất, lún đất, trượt lở đất. Chúng liên quan tới các quá trình địa chất xảy ra bên
trong lòng trái đất.
Nguyên nhân chính là do lớp vỏ trái đất hoàn toàn không đồng nhất về
thành phần và chiều dày, có những khu vực vỏ trái đất mỏng manh hoặc các
hệ thống đứt gãy chia cắt vỏ trái đất thành những khối, mảng nhỏ. Do vậy, lớp
vỏ trái đất trong thực tế luôn chuyển động theo chiều đứng cũng như chiều
ngang.



CÁC TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO

/> /> />ach_hoi_dap_ve_bdkh.pdf
/>


×