Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

2020 đề THI THỬ dự đoán 02 môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.4 KB, 5 trang )

THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020
ĐỀ DỰ ĐOÁN SỐ 02 – TYHH
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
➤ Tham gia thi thử tại group: />• Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H=1; O=16; Cl=35,5; N=14; C=12; Na=23; K=39; Ca=40; Ba=137; Al=27; Fe=56; Cu=64; Ag=108.
• Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước
Câu 1: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành kết tủa và giải phóng khí H2?
A. Ba.
B. K.
C. Na.
D. Mg.
Câu 2: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaHSO4 và K2CO3. B. Na2S và BaCl2.
C. CaCl2 và Na2CO3.
D. NaHCO3 và HCl.
Câu 3: Chất nào sau đây có một liên kết đôi trong phân tử?
A. Axetilen.
B. Etilen.
C. Etan.
D. Buta-1,3-đien.
Câu 4: Thành phần hóa học của nước rửa tay khô gồm có: chất E, nước tinh khiết, chất giữ ẩm, chất tạo
hương, chất diệt khuẩn. Chất E được dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Ở nước ta đã
tiến hành pha E vào xăng truyền thống với tỉ lệ 5% để được xăng E5. Chất E là
A. axit axetic.
B. glucozơ.
C. etanol.
D. saccarozơ.
Câu 5: Ở điều kiện thích hợp, kim loại Ca tác dụng với chất nào sau đây tạo thành Ca(OH)2?
A. Cl2.
B. H2O.
C. O2.


D. HCl (dd).
Câu 6: Loại dầu, mỡ nào dưới đây không phải là lipit?
A. Mỡ động vật.
B. Dầu thực vật.
C. Dầu cá.
D. Dầu mazut.
Câu 7: Hợp chất X là chất rắn màu trắng, không tan trong nước và kém bền với nhiệt. Công thức X là
A. Al2O3.
B. NaAlO2.
C. Al(NO3)3.
D. Al(OH)3.
Câu 8: Kim loại sắt không tác dụng được với dung dịch muối nào sau đây?
A. Fe(NO3)3.
B. ZnCl2.
C. CuSO4.
D. AgNO3.
Câu 9: Thủy phân este X trong dung dịch NaOH, thu được muối natri propionat. Công thức của X là
A. HCOOC2H5.
B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOCH3.
D. CH3COOC2H5.
Câu 10: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Glucozơ.
B. Chất béo.
C. Saccarozơ.
D. Xenlulozơ.
Câu 11: Kim loại nào sau đây có 1 electron ở lớp ngoài cùng?
A. Al.
B. Na.
C. Fe.

D. Ca.
Câu 12: Este được điều chế từ axit axetic và ancol etylic có công thức là
A. HCOOC2H5.
B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOCH3.
D. CH3COOC2H5.
Câu 13: Cho dung dịch Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu
A. trắng.
B. nâu đỏ.
C. xanh thẫm.
D. trắng xanh.
o
Câu 14: Chất nào sau đây tác dụng được với H2 (t , Ni)?
A. Alanin.
B. Anđehit axetic.
C. Glixerol.
D. Metylamin.
Câu 15: Ở điều kiện thường, kim loại Hg tác dụng được với phi kim nào sau đây?
A. Cl2.
B. O2.
C. S.
D. N2.
Câu 16: Ở điều kiện thích hợp, phản ứng của Al với chất nào sau đây gọi là phản ứng nhiệt nhôm?
A. CuO.
B. HCl (dd).
C. O2.
D. NaOH (dd).
Câu 17: Đun nóng nước cứng tạm thời thu được kết tủa, vì nước cứng tạm thời chứa muối
Mã đề 02 - Trang 1/4



A. Ca(HCO3)2.
B. MgSO4.
C. CaSO4.
D. MgCl2.
Câu 18: Dung dịch NaHCO3 phản ứng với dung dịch nào sau đây sẽ thu được kết tủa?
A. CaCl2.
B. NaOH.
C. Ba(OH)2.
D. Ca(NO3)2.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Etylamin là chất khí, mùi khai khó chịu.
B. Dung dịch lysin là quỳ tím chuyển màu xanh.
C. Thủy phân Ala-Gly trong dung dịch HCl dư, thu được Ala, Gly.
D. Hợp chất Ala-Gly-Lys có 4 nguyên tử nitơ.
Câu 20: Cho 100 ml dung dịch KHCO3 0,5M tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch
chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 5,3.
B. 10,6.
C. 6,9.
D. 13,8.
Câu 21: Cho dung dịch HCl lần lượt tác dụng với các chất sau: Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3, FeS. Số trường
hợp xảy ra phản ứng là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 22: Điều chế ancol etylic từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 85%.
Khối lượng ancol thu được là
A. 458,58 kg.

B. 485,85 kg.
C. 398,8 kg.
D. 389,79 kg.
Câu 23: Cho 1,12 gam sắt tác dụng hết với khí clo, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 1,625.
B. 2,54.
C. 3,25.
D. 1,27.
Câu 24: Chất X là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối. Thủy
phân hoàn toàn chất X, thu được chất Y. Chất Y có nhiều trong quả nho chín nên được gọi là đường nho.
Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. Tinh bột và glucozơ.
B. Xenlulozơ và glucozơ.
C. Saccarozơ và fructozơ.
D. Xenlulozơ và fructozơ.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Ca(HCO3)2 bằng dung dịch NaOH.
B. Đun nóng nước có tính cứng vĩnh cửu không thu được kết tủa.
C. Hòa tan hoàn toàn nhôm trong dung dich NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan.
D. Nối thanh đồng với vỏ tàu biển bằng thép thì vỏ tàu được bảo vệ.
Câu 26: Cho các polime: poli(butađien-stien), poliacrilonitrin, polibutađien, poliisopren, poli(butađienacrilonitrin), poli(etylen-terephtalat). Số polime dùng làm cao su là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 27: Cho 0,1 mol Ala-Gly tác dụng hết với 300 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 29,6.
B. 24,0.
C. 22,3.

D. 31,4.
Câu 28: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X

Công thức của Y là
A. CH4.

B. HCl.

C. C2H4.

D. NH3.

Mã đề 02 - Trang 2/4


Câu 29: Cho m gam kg một loại quặng apatit (chứa 93% khối lượng Ca3(PO4)2, còn lại là tạp chất trơ
không chứa photphat) tác dụng vừa đủ với H2SO4 đặc để sản xuất supephotphat đơn. Độ ding dưỡng của
supephotphat thu được sau khi làm khô hỗn hợp sau phản ứng là:
A. 34,20%
B. 42,60%
C. 53,62%
D. 26,83%
Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(b) Cho hỗn hợp Al, Al2O3, Na (tỉ lệ mol 2:2:5) tác dụng với nước dư.
(c) Hòa tan hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 4:5) trong dung dịch HCl.
(d) Cho dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch BaCl2 đun nóng.
(e) Cho từng lượng nhỏ Na vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 3.

B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu
được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol KOH trong dung
dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của
a là
A. 27,70.
B. 27,30.
C. 26,40.
D. 25,86.
Câu 32: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,35a mol hỗn
hợp khí Y gồm H2, CO và CO2. Sục hỗn hợp khí Y vào dung dịch Ba(OH)2 kết quả thí nghiệm được biểu
diễn theo đồ thị:

Giá trị của a là
A. 1,5.
B. 1.
C. 1,1.
D. 1,3.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng giấm ăn hoặc một số loại quả chua để khử mùi tanh của cá.
(b) Ở điều kiện thường, có thể rửa sạch bát đĩa dính dầu ăn bằng nước.
(c) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một
loại monosaccarit duy nhất.
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(e) Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.

C. 4.
D. 5.
Câu 34: Hỗn hợp E gồm 6 este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho 16,32 gam E tác dụng
hoàn toàn với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được hỗn hợp chất hữu cơ gồm các ancol và 18,78 gam
hỗn hợp muối. Cho toàn bộ ancol thu được vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối
lượng chất rắn trong bình tăng 3,83 gam so với ban đầu. Nếu cháy toàn bộ lượng ancol rồi dẫn sản phẩm
cháy và bình đựng nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 33,49.
B. 45,31.
C. 23.
D. 17.
Câu 35: Nhiệt phân hoàn toàn 20,2 gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X.
Dẫn từ từ hỗn hợp khí X vào nước (không có không khí), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
2 lít dung dịch Y và còn 0,448 lít khí (đktc) thoát ra. pH của dung dịch Y là
A. 1,3.
B. 2.
C. 1.
D. 2,3.
Mã đề 02 - Trang 3/4


Câu 36: Thủy phân hoàn toàn este E (công thức phân tử C12H12O4, có vòng benzen, thuần chức) bằng
dung dịch NaOH, thu được một muối X và hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Z mạch hở, chứa 3 nguyên tử
cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol muối X, thu được 7 mol CO2. Cho các phát biểu sau:
(a) Y được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men.
(b) Có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của E.
(c) Phân tử khối của Z là 60 đvc.
(d) Phân tử X chứa 4 nguyên tử hiđro.
(e) E tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:2.
Số phát biểu đúng là

A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 10,33 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit ađipic, axit propanoic, ancol
etylic (trong đó số mol axit acrylic bằng số mol của axit propanoic) thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn
Y vào 3,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 27 gam kết tủa và nước lọc Z. Đun nóng nước lọc Z lại
thu được kết tủa. Nếu cho 10,33 gam hỗn hợp X ở trên tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 2M sau
phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được khối lượng chất rắn là
A. 14,05.
B. 12,21.
C. 10,12.
D. 17,25.
Câu 38: Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+2N2O6) và chất Y (CmH2m+6N2O3) có tỉ lệ mol tương ứng 7 : 8.
Đốt cháy hoàn toàn a gam E cần vừa đủ 1,265 mol O2, thu được 1,27 mol H2O. Mặt khác, cho a gam E
tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol Z; một amin T đơn
chức ở thể khí và x gam hỗn hợp muối khan gồm ba muối (trong đó có muối của axit cacboxylic đa
chức). Biết Z và T có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Giá trị của x là
A. 32,53.
B. 31,55.
C. 25,63.
D. 30,57.
Câu 39: Thủy phân hoàn toàn 34,32 gam hỗn hợp E gồm hai este X và Y (đều mạch hở, không phân
nhánh, MX > MY) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 2 muối (có cùng số nguyên tử cacbon trong
phân tử) và hỗn hợp Z hai ancol đơn chức, kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z, thu được 17,472 lít khí
CO2 (đktc) và 22,68 gam H2O. Nếu cho 34,32 gam E tác dụng hoàn toàn với 300 ml dung dịch hỗn hợp
NaOH 1M, KOH 1,2M thu được dung dịch T. Cô cạn T thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 47.
B. 42.

C. 45,96.
D. 51,72.
Câu 40: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 1 – 2 ml dung dịch hồ tinh bột.
Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở bước 1, thấy dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh tím.
→ khoâng maøu ⎯⎯
→ xanh tím.
(b) Ở bước 2, màu của dung dịch có sự biến đổi như sau: xanh tím ⎯⎯

(c) Nếu nhỏ vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt của quả chuối xanh thì màu xanh tím cũng xuất hiện.
(d) Cho một ít tinh bột vào ống nghiệm đựng 1 – 2 ml dung dịch HCl rồi đun nóng khoảng 1 – 2 phút,
sau đó để nguội. Dung dịch thu được có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
(e) Tinh bột là hỗn hợp của amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm tỉ lệ cao hơn.
Số nhận định đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
-----------------------------------------------

---------------------- HẾT ---------------------

Mã đề 02 - Trang 4/4


Mã đề 02 - Trang 5/4




×