Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hướng dẫn thiết kế giáo án ngữ văn THCS Thi viên chức giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.52 KB, 4 trang )

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN THIẾT KẾ MỘT BÀI DẠY
GIÁO ÁN NGỮ VĂN THCS
I. Các vấn đề cần có
1. Mục tiêu bài học
- Yêu cầu: Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ,
định hướng phát triển phẩm chất năng lực.
- Cụ thể: Xác định mục tiêu bài học trên các phương diện sau
+ Mục tiêu kiến thức
+ Mục tiêu kĩ năng
+ Mục tiêu thái độ
+ Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
2. Xác định công việc chuẩn bị
- Yêu cầu: Chuẩn bị nội dung, phương tiện của thầy và trò để đạt được mục tiêu bài học
(chuẩn bị cần phù hợp với thực tế giảng dạy, có tính logic, sáng tạo…)
- Cụ thể: Công việc chuẩn bị từ hai phía
+ Chuẩn bị của giáo viên
+ Chuẩn bị của học sinh
3. Xây dựng các hoạt động nhằm thực hiện tốt các mục tiêu bài học
- Yêu cầu: Đây là các hoạt động cơ bản, có tính logic, phù hợp tâm lý tiếp nhận của học
sinh trong một giờ học; các hoạt động này có tính chất ổn định như “bộ khung” chính của
một thiết kế tổ chức tiết học.
- Cụ thể: Một giờ dạy cần thực hiện các hoạt động sau
+ HĐ1: Ổn định tổ chức lớp
+ HĐ2: Khởi động
+ HĐ3: Hình thành kiến thức mới
+ HĐ4: Củng cố, vận dụng, luyện tập
+ HĐ5: Định hướng hoạt động tiếp theo
4. Dự định sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học
- Yêu cầu: Lựa chọn phù hợp với mỗi hoạt động dạy học, hình thức tổ chức phù hợp, hiệu
quả, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
- Cụ thể:


+ Tiết dạy truyền thống: Sử dụng phương tiện đơn giản (A4, bút dạ, bảng phụ…)
+ Tiết dạy hiện đại: Sử dụng các phương tiện CN cao
5. Dự định phương pháp, kĩ thuật sử dụng trong bài dạy
- Yêu cầu: Phương pháp và kĩ thuật dạy học phải được chọn lựa và sử dụng trong giờ dạy
một cách sinh động; hình thức tổ chứu cần phù hợp, hiệu quả nhằm tích cực hóa hoạt động
1


học tập của học sinh. Tránh căn bệnh “ôm đồm”, đơn điệu gây nhàm chán, máy móc.
- Cụ thể:
+ Một số kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng nhiều trong giờ dạy học Ngữ văn:
Kĩ thuật chia nhóm/ làm việc nhóm; kĩ thuật KWL; kĩ thuật giao nhiệm vụ; kĩ thuật đặt câu
hỏi; kĩ thuật khăn trải bàn; kĩ thuật các mảnh ghép; kĩ thuật “lược đồ tư duy”; kĩ thuật “viết
tích cực”; kĩ thuật đọc hợp tác …
+ Một số phương pháp thường được sử dụng nhiều trong giờ dạy học Ngữ văn: PP
dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP đóng vai, PP đọc sáng tạo, PP trò chơi, PP dạy học
theo dự án, PP bàn tay nặn bột, PP dạy học theo góc…
6. Một số yếu tố khác
- Những năng lực cần được hình thành: Năng lực chung (tự học, hợp tác, giao tiếp, quan sát,
phát hiện và giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống …); Năng lực riêng (đọc
hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại, cảm thục thẩm mỹ, sử dụng ngôn ngữ…) .
- Tổ chức hoạt động cho học sinh: Chuyển giao nhiệm vụ - hướng dẫn thực hiện – báo cáo
(HS) – chuẩn hóa nội dung (GV)
- Dẫn dắt các phần kiến thức, diễn đạt hệ thống câu hỏi: Cần uyển chuyển, sinh động, hấp
dẫn, logic, gần gũi với đời sống; câu hỏi phải được sắp xếp theo trật tự tăng tiến khả năng
tiếp nhận, tránh vụn vặt hoặc khó hiểu, lộn xộn.
- Dự kiến tình huống có thể xảy ra với chi tiết trong tác phẩm để có những dự định xử lý
một cách chủ động.
B. Các mục ý cơ bản trong nội dung giáo án (đọc hiểu văn bản nghệ thuật)
I. Đọc hiểu chung

1. Tác giả (Căn cứ: Chú thích, tìm hiểu mở rộng)
- Tiểu sử
- Sáng tác
+ Tác phẩm tiêu biểu (giai đoạn sáng tác)
+ Đặc điểm sáng tác (phong cách nghệ thuật)
- Đánh giá chung về:
+ Vị trí
+ Thành tựu
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
(Đọc:
+ Hướng dẫn đọc, thực hành đọc văn bản
+ Chú giải)
- Thể loại, phương thức biểu đạt
2


- Bố cục, kết cấu (mạch cảm xúc)
II. Đọc hiểu chi tiết
(Dựa vào bố cục triển khai thành các luận điểm)
III. Tổng kết (Căn cứ: Ghi nhớ, dựa vào II)
IV. Củng cố, vận dụng/luyện tập
- Củng cố: Gợi nhắc lại các đơn vị kiến thức trọng tâm
- Vận dụng, luyện tập
V. Định hướng hoạt động tiếp theo
- Hoàn thành bài tập (nếu có)
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới
C. Mô hình đơn giản của một giáo án Văn
Tiết abc. TÊN BÀI DẠY

- Tác giả I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
2. Định hướng phát triển phẩm chất năng lực
- Năng lực chung (…)
- Năng lực riêng (…)
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
II. Chuẩn bị của giáo viên (GV) và học sinh (HS)
1. Chuẩn bị của GV
2. Chuẩn bị của HS
III. Kế hoạch tổ chức hoạt động
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
T.gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Đọc hiểu khái quát
Hoạt động 3: Đọc hiểu chi tiết
Hoạt động 4: Tổng kết
3


C. Luyện tập, vận dụng
D. Hướng dẫn hoạt động tiếp theo.

4




×