Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Một số vấn đề về địa vị pháp lý của tổng công ty nhà nước theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.03 MB, 110 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ MINH CHÂU

MỘT SỐ VẨN ĐỂ VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
CỦA TổNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1Ti'.U‘;AG

lỉAMỌi

Ịth ư v iện õiâô víêk
ị 'v.ò £'K L A 4 Ọ

LUẬN ÁN THẠC s ĩ LUẬT KINH TẾ

Hà nội -1997


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ MINH CHÂU



MỘT SỐ VẨN ĐỂ VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
CỦA TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Chuyên ngành : luật kinh tế
M ã s ố : 50515

LUẬN ÁN THẠC s ĩ LUẬT KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PHÓ TIẾN s ĩ LUẬT. TRẦN ĐÌNH HẢO

Hà nội -1997


LỜI NÓI ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Khi đề cập đến việc đổi mới cơ chế quản lý trong chiến lược ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 của Đảng Cộng sản Việt nam đã
nhấn mạnh:
" Tiếp tục xoá cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hỉnh thành đồng bộ và
vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. " (1)
Trong những năm qua, nền kinh tế của đất nưđc được vận hành theo cơ
ch ế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
tiếp tục được xây dựng một cách đồng bộ hơn và có hiệu quả hơn . Mặc dù
vậy vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết tốt hoặc nhiều vấn đề mới
đã được đặt ra cần phải được giải quyết trong đó nổi lên việc âổi mới tổ chức
quản lý doanh nhiệp Nhà nước, phát huy cao độ quyền tự chủ doanh nghiệp
trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao .Tổng công ty Nhà nước là một loại
hình doanh nghiệp Nhà nước hiện giữ một vị trí trọng yếu trong nền kinh tế

quốc dân, trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước
ta đến năm 2000 là phải từng bước hình thành một số tập đoàn kinh tế lớn
hoạt động trong một hoặc một số ngành kinh tế - kỹ thuật chính có vai trò chi
phối nền kinh tế đất nước, trong đó kinh tế quốc doanh là nòng cốt. Đây có
thể được xem như là một giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế Nhà nước nhằm tập
trung hoá, hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả của hê thống kinh tế này. Vai trò
chủ đạo của nền kinh tế nhà nước đã đến lúc phải được thể hiện bằng sức
mạnh kinh tế và tài chính của các doanh nghiệp nhà nước chứ không phải dựa
vào quyền lực nhà nước. Hệ thống kinh tế nhà nước đang nắm giữ một nguồn
lực quan trọng trong nền kinh tế nhưng chưa phát huy được cái lợi thế về vốn,
về tài sản cố định, về vị trí chiếm giữ trong các ngành then chốt. Việc tập hợp
các nguồn lực này vào các tập đoàn kinh doanh sẽ có điều kiện hợp lý hoá
việc sử dụng, tránh được tình trạng lãng phí phải cho tư nhân thuê để thu lợi
riêng còn nơi thiếu thì phải vay mượn ngắn hạn, chịu lãi suất cao để đầu tư dài
hạn, khiến cho nhiều doanh nghiệp đi đến bờ vực thẳm của nợ nần và có nguy
cơ phá sản.
Nhu cầu tập hơp những doanh nghiệp nhà nước thích hợp để hình thành
các tập đoàn kinh doanh là một việc làm hợp quy luật kinh tế khách quan.
Chính vì lẽ đó, ngày 07/03/1994, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số
90/TTg về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trong đó có việc sắp
sếp, thành lập và đăng ký lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty. Quyết đinh
này có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề hình thành các tập đoàn kinh doanh ỏ
nước ta. Cũng trong ngày 07/03/1994 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết đinh
số 91/TTg về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh ở Việt nam.
Tổ chức các Tổng công ty mạnh theo mô hình tập đoàn kinh doanh Nhà
nước sẽ cho phép tập trung nguồn tài chính đủ để đáp ứng được các yêu cầu


-j L -


phát triển và cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Tập đoàn kinh doanh sẽ thể
hiện vai trò trong tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Ngày 30/4/1995, Chủ tịch nước đã ban hành lệnh số 39- L/CTN công bố
Luật doanh nghiệp Nhà nước ị sau đây gọi tắt là Luật doanh nghiệp). Theo
điều 2 của Luật này thì Tổng công ty Nhà nước là một loại hình của doanh
nghiệp Nhà nước.
Sau khi Luật doanh nghiệp Nhà nước ra đời và có hiệu lực thi hành, để có
cơ sở pháp lý cho các Tổng công ty nhà nước xây dựng điều lệ về tổ chức và
hoạt động của Tổng công ty của mình, Chính phủ đã ra Nghị đinh số 39/CP
ngày 27/6/1995 ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng công
ty Nhà nước ị sau đây gọi tắt là Điều lệ mẫu TCT )
Thực tế hơn một năm thi hành luật doanh nghiệp Nhà nước và các văn bản
dưới luật ở các Tổng công ty Nhà nước đã cho thấy, các quy định của pháp
luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước đã thực sự đi
vào cuộc sống, thể hiện tác dụng tích cực của nó trong sự nghiệp phát triển
kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng cho thấy, do Tổng công Nhà nước và
hệ thống pháp luật tương ứng điều chỉnh nó lần đầu tiên được xây dựng ở
nước ta, chúng ta chưa đủ thời gian và chưa có kinh nghiệm để có thể nhanh
chóng có đủ và hoàn thiện được hệ thống pháp luật đó.
Bên cạnh những vấn đề thực tiễn nêu trên, về mặt lý luận, hệ thống pháp
luật trong đó pháp luật kinh tế là một bộ phận, luôn luôn phải thể chế hoá kịp
thời những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã định ra. Đại hội
Đảng lần thứ v m Đảng cộng sản Việt nam đã chỉ rõ phương hướng công tác
xây dựng pháp luật của Nhà nước ta trong giai đoạn tới như sau: " Ban hành
các đạo luật cần thiết đ ể điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội. ưu tiên
xây dựng các luật về kinh tế... coi trọng tổng kết thực tiễn Việt nam, nâng cao
chất lượng xây dựng pháp luật, ban hành các văn bản luật với những quy định
cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Giảm dần các luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở
những nguyên tắc chung, muốn thực hiện được phải có nhiều văn bản hướng

dẫn thi hành ( 2 ). Trước yêu cầu đó, pháp luật về Tổng công ty Nhà nước một bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật kinh tế - không đứng ngoài
cuộc, không thể mâu thuẫn với những đòi hỏi của thực tiễn và lý luận mà phải
góp phần tích cựuc vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội mà Đại hội
đảng lần thứ v m đã đề ra. ở đây, về mặt pháp lý, vấn đề đặt ra là:
Cần tiếp tục nghiên cứu việc điều chỉnh về mặt pháp lý những vấn đề tổ
chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước theo luật doanh nghiệp Nhà
nước và Điều lệ mẫu để làm sáng tỏ địa vị pháp lý của Tổng công ty Nhà nước
và tiếp tục hoàn thiện địa vị pháp lý của mô hình doanh nghiệp náy sao cho
phù hợp với những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đinh ra,
phù hợp với những điều kiện mới của giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường
với việc phải tôn trọng nhiều quy luật khắc nghiệt của nó. Nói khác đi, địa vị
pháp lý của Tổng công ty Nhà nước phải được xác đinh một cách tối ưu để có


%

thể có được một thể chế, một chế độ pháp lý hữu hiệu bảo đảm việc tổ chức
và hoạt động của các Tổng công ty Nhà nước, đáp ứng được các yêu cầu và
nội dung của cơ chế kinh tế mới- cơ chế thị trường, hoạt động có hiệu quả ,
đảm nhận được vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Đồng thời,
địa vị pháp lý của Tổng công ty Nhà nước phải tạo điều kiện để nền kinh tế
đất nước có khả năng tham gia và hoà nhập với nền kinh tế thế giới đặc biệt là
khu vực " Châu á - Thái bình dương đang là khu vực phát triển năng động với
nhịp độ tăng trưởng cao....tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và
liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mai và nhiều lĩnh vực hoạt
động khác. Hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt." (3 )
Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
điều chỉnh pháp lý tổ chức và hoạt động của các Tổng công ty Nhà nước luôn
có ý nghĩa thòi sự. Việc nghiên cứu địa vị pháp lý của Tổng công ty Nhà nước
một mặt sẽ làm sáng tỏ các văn bản pháp luật hiện hành để giúp cho việc thực

hiện được đúng đắn và đầy đủ, mặt khác sẽ góp phần xây dựng những cơ sở lý
luận, để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về Tổng công
ty Nhà nước.
Đó cũng chính là lý do bức xúc khiến tôi chọn đề tài này làm luận án tốt
nghiệp chương trình đào tạo cao học Luật.
Tình hình nghiên cứu của đê tài:
Trong những năm qua, những khía cạnh lý luận và thực tiễn của chế định
địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Nhà nước đã được các nhà khoa học pháp
lý và các nhà quản lý loại hình doanh nghiệp này đi sâu nghiên cứu. Những
nghiên cíai ấy đã góp phần làm sáng tỏ dần khái niệm địa vị pháp lý của
doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế cũ và trong cơ chế mới, đã đưa ra được
những giải pháp pháp lý cụ thể quy định vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn
của loại hình doanh nghiệp Nhà nước nói chung đáp ứng được những yêu cầu
khách quan của nền kinh tế thị trường. Đó là những đóng góp quan trọng về
cơ sở lý luận để Nhà nước ta xây dựng và ban hành Luật Doanh nghiệp Nhà
nước và điều lệ mẫu trong thời gian vừa qua.
Song, việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta mới
được tiến hành không lâu, Tổng công ty Nhà nước mới được Chính phủ thành
lập và đưa vào hoạt động dưới hình thức thí điểm. Vì vây, việc nghiên cứu
những vấn đề pháp lỷ của nền kinh tế thị trường, vấn đề địa vị pháp lý của
doanh nghiệp nhà nưóc nói chung dường như mới bắt đầu. Vấn đề của Tổng
công ty Nhà nước nói riêng là một trong những vấn đề như vậy.
Với việc tiếp tục làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về địa vị
pháp lý của Tổng công ty Nhà nước, luận án cũng nêu ra và bước đầu giải
quyết một số vấn đề chủ yếu nhằm cụ thể và tiếp tục hoàn thiện địa vị pháp lý
của Tổng công ty Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam trong giai
đoạn hiện nay.


M ục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án:

Căn cứ vào những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước, vào những
phương hướng chủ yếu hình thành và phát triển cơ chế quản lý mới; căn cứ
vào luật doanh nghiệp Nhà nước và Điều lệ mẫu; trên cơ sở những kết quả
nghiên cứu đã thu được từ trước đến nay và nhất là xuất phát từ những nhu cầu
bức thiốt là phát huy cao độ quyền tự chủ của doanh nghiệp Nhà nước nói
chung và của Tổng công ty Nhà nước nói riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ
được giao.
Do tính chất rộng lớn của vấn đề, nên trong luận án này chúng tôi không
có tham vọng giải quyết được tất cả những vấn đề lý luận và thực tiễn vốn
thuộc về địa vị pháp lý của Tổng công ty Nhà nước trong cơ chế mới mà
chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản, từ đó có những kiến
nghị cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện địa vị pháp lý của Tổng công ty nhà
nước trong giai đoạn tói. Vấn đề đó là: Phân tích các yếu tố chủ yếu quy
định đỉa vị pháp lý của Tổtig công ty theo Luật doanh nghiệp N hà nước và
Điêu lệ mẫu TCT; qua đó có nhữiig kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện
đia vị đó trong điều kiện phát triển nền kinh tế kinh tê thị trường ở Việt
nam.
Để thực hiện được mục đích trên, luận án phải giải quyết được những
nhiệm vụ :
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn của quá
trình hình thành và phát triển tập đoàn kinh doanh trên thế giới, đó là: quá
trình hình thành các tập đoàn kinh doanh; một só hình thức liên kết phổ biến
của tập đoàn kinh doanh; mục tiêu hoạt động của cac tập đoàn kinh doanh;
đặc điểm của các tập đoàn kinh doanh. Từ đó xác định các yêu cầu và những
điều kiện cần thiết để thành lập các tập đoàn kinh doanh dươí hình thức Tổng
công ty Nhà nước ở Việt nam.
- Phân tích các yếu tố về khái niệm địa vị pháp lý của Tổng công ty Nhà
nước.
Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận:
Luận án giải quyết những nhiệm vụ đã nêu trên cơ sở :

- Đặt vấn đề nghiên cứu địa vị pháp lý của Tổng công ty Nhà nước trong
công cuộc đổi mói tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước, phát huy cao độ
quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; xây
dựng Nhà nước pháp quyền theo tinh thần của Nghị quyết của Banchấp hành
trung ương Đảng VIII. Chúng tôi nghiên cứu địa vị pháp lý của Tổng công ty
Nhà nước căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành và trong sự biến động
của nền kinh tế và xã hội của cả nước; tham khảo trên cơ sở nghiên cứu những
cơ sở lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn của quá trình hình thành và phát
triển tập đoàn kinh doanh trên thế giới. Xác định quan điểm phương pháp luận
như vậy để việc nghiên cứu được bảo đảm đi dúng hướng đã định.


- Phân tích quá trình phát triển của các yếu tố chủ yếu quy đinh địa vị pháp lý
của Tổng công ty Nhà nước ở Việt nam, từ đó rút ra những bài học và kế thừa
những kinh nghiệm tốt trong việc điều chỉnh pháp luật tổ chức và hoạt động
của Tổng công ty Nhà nước.
- Dự đoán xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt nam trong
giai đoạn tới để từ đó đề xuất những phương hướng, biện pháp hoàn thiện địa
vị pháp lý của Tổng công ty Nhà nước nhằm bảo đảm cho Tổng công ty Nhà
nước hoạt động phù hợp với những điều kiện mới.Để hoàn thành mục đích và
những nhiệm vụ trên, luận án vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật
biện chửng ,và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh, phương pháp kết hợp lôgích và lịch sử trong quá
trình phân tích và luận giải các vấn đề đã đề ra.
Đóng góp mới về khoa học của luận án :
Có thể nói đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về địa vị
pháp lý của Tổng công ty Nhà nước trong điều kiện Chính phủ thí điểm thành
lập tập đoàn kinh doanh ở Việt nam. Luận án trên cơ sở phân tích có hệ thống
cả về mặt lý luận và thực tiễn các yếu tố cơ bản tạo nên địa vị pháp lý của
Tổng công ty Nhà nưóc và cũng qua đó mạnh dạn đề xuất những phương

hướng, biện pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của Tổng công ty Nhà nước ở Việt
nam.
Y nghĩa của luận án:
Luận án góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện địa vị
pháp lý của các Tổng công ty Nhà nước trong cơ chế thị trường, góp phần tạo
môi trưphát triến , đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường, góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý Nhà nước ở nước ta hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của
luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo không chỉ đối với sinh
viên mà còn rất có ích cho bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu về tập đoàn kinh
doanh ở Việt nam và thế giới. Tuy nhiên, với sự hạn chế về khả năng và kiến
thức, với sự eo hẹp về tư liệu và thời gian, luận án không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô
giáo và bạn bè đổng nghiệp.


CHƯƠNG I
C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIÊN VỂ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
CỦÃ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TẬP ĐOÀN KINH DOANH

1.1.1. Khái quát vê các tập đoàn kinh doanh trên th ế giới
Tập đoàn kinh doanh hình thành và phát triển là kết quả của quá trình tập
trung và tích tụ trong nền kinh tế thị trường. Việc nghiên cứu về việc hình
thành và phát triển tập đoàn kinh tế trên thế giới cũng như nghiên cứu về
những điều kiện và tiến trình thành lập tập đoàn kinh tế ở Việt nam là một
trong những xuất phát điểm để nghiên cứu vấn đề về địa vị pháp lý của Tổng
công ty Nhà nước ờ việt nam.
Trên thế giới, vào cuối thế kỷ thứ 18, nhờ sự phát triển của hệ thống ngân
hàng, thị trường tài chính ( trong đó có thị trường chứng khoán ) và hình thái

công ty cổ phần đã thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất và phân công lao
động. Trong quá trình đó, có sự di chuyển linh hoạt các luồng vốn của các
chủ sở hữu ờ các công ty khác nhau nhằm tìm kiếm lợi nhuận và phân chia rủi
do theo phương châm : “ để trứng ở nhiều giỏ Với sự điều chỉnh của hệ
thống pháp luật dân sự - kinh tế, quá trình chu chuyển các luồng vốn thông
qua thị trường tài chính đã dần dần tích tụ lại thành những công ty hoặc ngân
hàng có sức mạnh tài chính rất lớn nhờ tham dự cổ phần khống chế vào các
công ty không chỉ ở cùng ngành sản xuất mà vươn sang cả những ngành khác.
Những công ty tài chính lớn đã dần tập trung một loạt các công ty thành viện
bị chúng kiểm soát và chi phối để hình thành nên những tập đoàn kinh doanh
lớn. Công ty chủ đạo này có thể là một công ty trực tiếp sản xuất - kinh doanh
với doanh số chiếm phần lớn trong tập đoàn hoặc là một công ty không tham
gia sản xuất nhưng chi phối việc cung cấp và điều hoà vốn trong tập đoàn,
thường là các ngân hàng, công ty tài chính hoặc một hãng bảo hiểm. Có thể
nói, sự phát triển hình thái công ty cổ phần ở các nước có nền kinh tế phát
triển đã ngày càng hình thành nên các loại hình liên kết các công ty có tính
chất tập đoàn. Nếu xét về tính chất phát triển của lực lượng sản xuất thì sự
phất triển của các tập đoàn kinh tế phản ánh quá trình tích tụ và tập trung tư
bản đê mở rộng quy mô sẩn xuất và thị trường nhằm giữ ổn định hoặc tăng tỷ
xuất lợi nhuận của các nhà tư bản.
Nghiên cứu về quá trình lịch sử của tập đoàn kinh doanh với tính chất là
một tổ chức liên kết thâu tóm các công ty thì chúng ta sẽ thấy các mô hình
khác nhau của tập đoàn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp tuỳ theo
hình thức và mức độ liên kết về công nghệ và tài chính giữa các công ty với
nhau. Sự hình thành các tập đoàn công ty ở các nước phát triển như ở Mỹ đã
minh hoạ điều này. Lúc đầu các tập đoàn nổi tiếng như General Motors,
Eastman Kodak ... chỉ là những cơ sở sản xuất do gia đình nắm giữ dưới hình
thức doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời với sự phát triển của doanh nghiệp sản



xuất là sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại để tiến hành các hoạt
động lưu thông, phân phối sản phẩm hàng hoá. Sự phát triển của sức sản xuất
hàng hoá và quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh làm cho nhu cầu thị
trường ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng, hệ thống
phân phối mới được hình thành với thị trường chứng khoán, các cửa hàng siêu
thị, hệ thống phân phối qua bưu điện đã tạo ra khả năng phân phối hàng loạt
giúp cho doanh nghiệp thương mại tạo ra những mãi lực thị trường to lớn.
Trước những yêu cầu của thị trường, các công ty phải liên kết với nhau
để kiểm soát giá cả và khối lượng hàng hoá cung cấp. Các hiệp hội được hình
thành và ngày càng mối liên hệ chặt chẽ, thâm nhập lẫn nhau giữa các hội
viên trở thành các tổ chức mang dáng dấp của các Các - ten hoặc Xanh - đi ca. Điều này dẫn đến tập trung theo chiều ngang và hình thành các tập đoàn
kinh doanh cùng ngành.
Đồng thời với quá trình trên, các công nghệ sản xuất hàng loạt được
nghiên cứu và triển khai đòi hỏi phải có khối lượng vốn lớn vì vậy các công ty
sản xuất phải liên kết hoặc thôn tính lẫn nhau để có những công nghệ hiện
đại, quy mô sản xuất lớn. Hiện tượng này lan sang cả các công ty thương mại
nhằm giữ vững và chiếm thị trường. Kết quả là các công ty làm nhiệm vụ
cung ứng các nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cũng được tập hợp lại trong
một hệ thống với các công ty sản x u ất. Sự liên kết và tập trung theo hàng dọc
của các công ty đã hình thành nên các tập đoàn kinh doanh dựa trên các mối
liên kết dọc. Mục đích của loại liên kết này là gia tăng lợi nhuận bằng cách
tăng khối lượng tiêu thụ và giảm giá thành. Càng về sau, các tập đoàn dưới
hình thức này ngày càng nhường chỗ cho các tập đoàn hoạt động đa ngành và
trong nhiểu lĩnh vực.
Về mặt sở hữu, các thành viên chính của tập đoàn cùng nhau góp vốn
đầu tư và kiểm soát cổ phần của mình. Hoạt động kinh doanh ngaỳ càng phát
triển và nhu cầu cần nguồn lực từ bên ngoài như vốn, công nghệ, quản lý
chuyên môn, mạng lưới phân phối, thị trường... không chỉ giới hạn trong một
quốc gia mà có tính chất xuyên quốc gia. Các công ty đầu tư, các tổ chức tài
chính quốc tế... tham gia ngày càng nhiều và có vai trò rất quan trọng trong

việc tăng cường sức mạnh của các tập đoàn.Sự trình bày khái quát quá tình
hình thũành các tập đoàn kinh doanh trong lịch sử đã cho thấy một trong
những yếu tố quan trọng để hình thành tập đoàn kinh doanh là phải có một
chế độ tham dự về vốn của các công ty thành viên, trong đó công ty chủ đạo
chiếm phần lớn số vốn trong tập đoàn. Điều này cho thấy rằng theo đúng
nghĩa đầy đủ thì tập đoàn kinh doanh phải là một tổ chức liên kết giữa các
công ty đạt đến mức thống nhất về tài chính và quản trị trên cơ sở c h ế độ
tham dự cổ phẩn.
M ột số hình thức liên kết p h ổ biến của tập đoàn kinh doanh.
Trong khoa học pháp lý, việc phân loại có thể thực hiện theo nhiều cách,
căn cứ váo các tiêu thức khác nhau. Các tập đoàn kinh doanh trên thế giới


được phân thành loại ba loại dựa trên tiêu thức về hình thức liên kết giữa các
công ty. Đó là các tập đoàn dựa trên mối liên kết ngang, các tập đoàn dựa trên
mối liên kết dọc, các tập đoàn dựa trên mối liên kết cả ngang lẫn dọc. Ngoài
ra cũng có thể phân loại các tập đoàn dựa trên mối liên kết cứng, các tập đoàn
dựa trên mối liên kết mền, các tập đoàn dựa trên mối liên kết không cứng quá
cũng không mền quá. Nhưng xem xét nội dung pháp lý cụ thể của sự phân
loại tập đoàn, có thể thấy một số hình thức kinh tế dưới dạng tập đoàn tồn tại
phổ biến trong nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển như sau :
Các tập đoàn kinh tế dựa trên mối liên kết ngang :
Các - ten ( Cartel) : thường là những công ty trong cùng một ngành, có
thể liên kết với nhau bằng các hợp đồng nhằm mục tiêu hạn chế cạnh tranh
giữa các thành viên, v ề thực chất các hợp đổng thường thống với nhau về giá
bán, về số lượng mà mỗi thành viên đồng thời tránh sự phá giá có hại cho
người cung ứng.
Xanh - đi - ca ( Syndicate ) : sự liên kết của nhiều doanh nghiệp có hoạt
động giống nhau, nhằm thực hiện một dự án lớn hoặc một chiến lược kinh
doanh chung.

Group ( Tập đoàn ): đây là sự liên kết của các doanh nghiệp có hoạt
động kinh doanh gần giống nhau nhằm mục tiêu hỗ trợ cho nhau phát triển,
mở rông sản xuất.
Các tập đoàn dựa trên mối liên kết dọc :
Trust : đây là hình thức kết hợp cao nhất, có thể bao gồm rất nhiều
công ty thuộc nhiều ngành khác nhau dưới sự lãnh đạo của một tập thể cẵc
nhà tài phiệt. Ban lãnh đạo này sẽ đưa ra mọi chiến lươc kinh doanh để tiêu
diệt đối thủ và tăng cường hơn nữa độc quyền. Sự độc quyền này sẽ gây tác
hại cho người tiêu thụ, vì vậy ở nhiều nước đã có những Bộ luật cấm các hình
thức độc quyền ( luật chống tơ - rớt ). Chẳng hạn ở Mỹ, Toà án sẽ bắt buộc
các tơ - rớt phải giải tán khi chứng minh được khả năng lũng đoạn nền kinh tế
do nó gây ra.
Combinat ( Liên hợp) : là sự kết họp của nhiều doanh nghiệp trong
cùng một khu vực kinh tế để phối hợp các hoạt động có liên quan đến nhau.
Incorporation : là sự hợp nhất nhiều công ty nhỏ thành công ty lớn, đây
là một hình thức mở rộng và tăng quy mô hoạt động của doanh nghiệp.c. Các
tập đoàn kết hợp liên kết dọc và liên kết ngang
Consortium ( Công - xooc - xi -um ): Một sự liên kết giữa nhiều công ty
thành viên nhằm mục tiêu thực hiện một chiến lược kinh doanh nhất đinh.
Thường các Công - xooc - xi - um được thành lập là xuất phát từ nhu cầu huy
động tài chính qua cổ phần của các công ty tham gia để thực hiện các dự án
lớn đồng thời cũng là cách các công ty thành viên chu chuyển vốn hoặc phân
tán rủi ro sang các lĩnh vực kinh doanh khác.


Conglomerate ( Công - gơ - lô - mê - rat ) : kết hợp của nhiều danh
nghiệp có hoạt động rất khác nhau, dưới sự lãnh đạo của một số nhà tài phiệt
để tạo ra một chiến lược chung trong kinh doanh.
Holding company : là một loại công ty mẹ không tham gia trực tiếp
vào hoạt động cộng nghiệp và thương mại nhưng nắm giữ nhiều cổ phần của

nhiều công ty khác. Thông qua Hội đồng quản trị của tập đoàn Holdinh
Company thực hiện các hoạt động quản lý và định hướng chiến lược của tập
đoàn nhờ dự phần tài chính của mình.
Concem (Tập đoàn công ty) : là một tổ chức của nhiều công ty có tư
cách pháp nhân được liên kết với nhau bởi các khoản vốn góp cổ phần trong
đó có một công ty chủ đạo chi phối và kiểm soát các công ty khác. Nguyên
tắc chung là sự liên kết càng chặt chẽ về mặt tài chính, quy mô kinh doanh
càng lớn thì càng có nhiều ưu thế cạnh tranh hơn, đồng thời việc quản trị hoạt
động của các tổ chức này cũng khó khăn hơn.
Xét về lịch sử phát triển , chúng ta nhận thấy hình thức tập đoàn kinh
doanh dựa trên mối liên kết ngang, sau đó hình thức tập đoàn kinh doanh dựa
trên mối liên kết dọc chỉ tồn tại ở thời kỳ đầu của sự hình thành các tập đoàn.
Bởi lẽ, các công ty trong tập đoàn dựa trên mối liên kết ngang vẫn còn duy trì
sự độc lập về tài chính, chỉ ràng buộc vói nhau bằng các hợp đồng nên sự liên
kết có tính chất lỏng lẻo, không ổn định trong tập đoàn rất lớn. Còn đối các
tập đoàn dựa trên mối liên kết dọc thì sự ràng buộc về công nghệ và thị trường
đã bước đầu duy trì được sự ràng buộc nhất định về tài chính giữa các công ty
vói nhau, nhưng xu hướng độc quyền trong các ngành bị tơ - rơt hoá ngày
càng bị lên án và Chính phủ thông qua các đạo luật đã ra tay can thiệp mạnh
mẽ đến xu hướng này. Mặt khác, cuộc đại khủng hoảng năm 1929 - 1933 đẵ
kết thưc nhanh chóng Tơ - rơt ở các nước có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là
ở Mỹ. Vì vậy, các tập đoàn dựa trên mối liên kết dọc này nhường chỗ cho các
hình thức tập đoàn hỗn hợp. Tính chất hỗn hợp này của tập đoàn trước hết
được quy định bởi sự xâm nhập của các tập đoàn tư bản tài chính vào trong
các công ty lớn thông qua chế độ tham dự về góp vốn cổ phần. Điều này đã
cho phép các tập đoàn kinh doanh phát triển và chuyển hướng hoạt động hết
sức linh hoạt gắn với sự thay đổi của các sản phẩm chiến lược trên thị trường.
Như vậy dựa trên mối liên hệ chặt chẽ về tài chính giữa các công ty
thành viên thì các tập đoàn kinh doanh ngày nay mang hình thức hỗn hợp là
phổ biến hơn các hình thức tập đoàn dựa trên liên kết ngang hay liên kết dọc.

Điều này phản ánh quá trình tiến hoá của các hình thái tập đoàn kinh doanh
từ đơn giản, sơ khai đến phức tạp, gắn bố hữu cơ với nhau; từ chỗ dựa vào
các quan hệ hợp đồng lỏng lẻo đến chổ dựa vào chế độ tham dự tài chính chặt
chẽ hiên nay.
Bằng các hình thức pháp luật vừa chặt chẽ vừa mền dẻo linh hoạt, có thể
thấy các tập đoàn kinh doanh ngày nay mở rộng và phát triển theo theo những
cách sau :


- Các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc cung cấp và
tiêu thụ hàng hoá. Những khoản nợ lẫn nhau theo kiểu " ứng trước trả sau "
dần dần chuyển thành những khoản đầu tư cho nhau để tiếp kiệm chi phí và
cùng nhau chia lợi nhuận. Sau đó các doanh nghiệp này trở thành thành viên
của tập đoàn.
- Một doanh nghiệp vay mượn của doanh nghiệp khác trong quá trình
kinh doanh, dần dần chuyển khoản vay mượn này thành vốn góp và trở thành
doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn. Trong trường họp này thường xảy ra
đối với các tập đoàn có các ngân hàng hay công ty tài chính đóng vai trò chủ
đạo.
- Lúc đầu có thể là các liên doanh vốn góp thành lập các doanh nghiệp
mới để thực hiện các dự án lớn, trong thời gian hoat động, doanh nghiệp này
trở thành một công ty thành viên trong tập đoàn.
- Một doanh nghiệp có cổ phiếu phát hành thên thị trường dần dần rơi
vào quỹ đạo chi phối của doanh nghiệp hoặc tập đoàn khác có cổ phần khống
chế và quyết định trong Hội đồng quản trị công ty.
- Việc mua bán và sáp nhập những công ty nhỏ giữa các tập đoàn với
nhau.
Như vậy, các tập đoàn kinh doanh duy trì được sự hoạt động và lớn mạnh
không ngừng là do cơ chế tài chính và quản trị của nó dựa trên sự vận hành
theo khung pháp lý của hình thái công ty cổ phần. Điều này thể hiện rất rõ

trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khi môt công ty ngày hôm nay là của tập
đoàn này, ngày mai có thể thuộc về tập đoàn khác. Và những vụ mua bán, sáp
nhâp, liên doanh của các công ty diễn ra thường xuyên thực sự là một phương
thức điều chỉnh thích hợp để thực hiện sự phân công hoạt động trong các lĩạh
vực kinh tế giữa các tập đoàn.
Mặt khác, đó cũng là một phương thức cạnh tranh mới giữa các tập đoàn
để chiểm lĩnh những thị trường, sản phẩm chiến lược, có nhiều triển vọng.
M ục tiêu hoạt động của các tập đoàn kinh doanh.
Các tập đoàn kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thi trường hiện đại
không nhằm ngoài mục đích thu được lợi nhuận tối đa cho những người đầu
tư. Muốn vậy nhu cầu cần phải có một cơ chế tập trung được tư bản với khối
lượng lớn, khả năng chiếm lĩnh nhanh các yếu tố có nhiều hứa hẹn và luôn
nâng cao được thế cạnh tranh, đây là những đòi hỏi chủ yêú để các công ty
hay các tập đoàn có thể tồn tại và phát triển và pháp luật có trách nhiệm phải
kịp thời phúc đáp. Dựa trên cơ sở của chế độ tham dự cổ phần, quá trình liên
kết, liên hiệp hoá của các công ty, doanh nghiệp thuộc nhiều chủ sở hữu khác
nhau được thực hiện vừa bảo đảm nhanh quá trình tích tụ tập trung tư bản vừa
duy trì được lợi ích cá nhân của sở hữu chủ. Với cơ chế này, các tập đoàn kinh
doanh đã vươn dần ra khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên thực tế, có
thể nhận thấy các tập đoàn kinh doanh được hình thành và hoạt động là nhằm
các mục tiêu sau:


- Hạn chế cạnh tranh làm tổn hại đến lợi ích giữa các doanh nghiệp với
nhau, đổng thời nâng cao được sức cạnh tranh tập thể trên thị trường. Đây
cũng là cách để chống lại sự thôn tính của các tổ chức độc quyền khác ở trong
và ngoài nước.
- Các tập đoàn hình thành sẽ tạo điều kiện về tài chính và công nghệ để
mở rông sản xuất - kinh doanh ra nhiều ngành khác nhau, đồng thời đẩy mạnh
phân công chuyên môn hoá ở từng công ty thành viên để vừa tăng sức mạnh

cạnh tranh trên thị trường trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ lại vừa
có thể phân bố rủi ro để có tỷ xuất lợi nhuận ổn định cho cả tập đoàn.
Việc hình thành các tập đoàn kinh doanh còn là phương thức để tập
trung sức mạnh tài chính trong việc triển khai các dự án có quy mô lớn, có
trình độ kỹ thuật cao, đồng thời cũng tạo điều kiện để nhanh chóng đổi mới
công nghệ nhằm chiếm lĩnh các thị trường sản phẩm có nhiều hứa hẹn thu
được nhiều lợi nhuận siêu ngạch.
- Hoạt động của các tập đoàn kinh doanh ngày nay đã mở rộng quy mô
ra khắp thế giới, do đó sự hình thành các tập đoàn còn là một phương thức
thường được mỗi quốc gia áp dụng để chống lại các áp lực cạnh tranh của các
tập đoàn nước ngoài xâm nhập vào thị trưpờng trong nước. Điều này đã được
chứng minh ở nhiều nước đang phát triển đặc biệt là các nước trong khu vực
châu A thai bình dương.
Đặc điểm của các tập đoàn kinh doanh
Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của các tập đoàn kinh doanh ,
có thể thấy các tập đoàn kinh doanh có các đặc điểm chung nhất như sau:
Đặc điếm thứ nhất, là chế độ tham dự cổ phần giữa cắc chủ thê là thành
viên với nhau trong một tập đoàn kinh doanh. Đây là một nguyên tắc pháp lỹ,
trong mỗi một tập đoàn thường có rất nhiều công ty, doanh nghiệp thành viên
gồm nhiều chủ sở hữu khác nhau, gắn bó với nhau trên nguyên tắc tham dự cổ
phần. Các chế định tài chính trong một công ty cổ phần được tôn trọng và mở
rông trong hoạt động của tập đoàn kinh doanh. Vì vậy thông thường trong mỗi
tập đoàn có một công ty hoặc một doanh nghiệp chủ đạo có cổ phần tham dự
chiếm đa số chi phối hoạt động tài chính và chiến lược kinh doanh của tập
đoàn.
Đặc điểm thứ hai, là phạm vi hoạt động của các tập đoàn kinh doanh
thường trải rộng trên khắp cả nước và có thể vươn ra thị trường quốc tế mang
tính chất xuyên quốc gia. Vì vậy vốn kinh doanh và doanh số bấn hàng của
các tập đoàn rất lớn.
Đặc điểm thứ ba, là các tập đoàn kinh doanh thường hoạt động trên

nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có một số sản phẩm chủ đạo chiếm được
ưu thế và uy tín trên thị trường.Tuy nhiên các sản phẩm này cũng luôn phải
thay đổi theo đòi hỏi của thị trượng trong từng thời kỳ.Có thể lấy tập đoàn
Sam sung của Hàn quốc làm ví dụ. Vào những năm 1939, tập đoàn này mới là
một doanh nghiệp của một gia đình bắt đầu hoạt động trong ngành mua và


chế biến nông sản xuất sang thị trường Trung quốc. Nhiều năm sau Sam sung
vẫn tiếp tục kinh doanh trong lĩnh vực này nhưng đã mở rộng sang các hoạt
động thương mại khác. Năm 1945, Sam- sung xây dựng nhà máy sản xuất
đường kết tinh đồng thời đầu tư sang Hnh vực công nghiệp nhẹ như dệt len và
kinh doanh các thiết bị về len. Vào những năm của thập kỷ 60 Sam sung tập
trung vào các ngành công nghiệp then chốt của Hàn quốc như hoá dầu, luyện
kim và tham gia cổ phần vào công nghiệp chế tạo ôtô. Từ cuối năm 1960
chuyển hướng tập trung vào công nghiệp điện tử và trở thành một trong những
tập đoàn phát triển nhất về công nghiệp chế tạo các sản phẩm điện tử dân
dụng. Từ những năm 1980 đề nay Sam sung tham gia đầu tư vào các ngành kỹ
thuật cao như máy tính, rôbốt công nghiệp và các loại vật liệu mới.
Đặc điểm thứ tư là các công ty trong tập đoàn kỉnh doanh đều là những
pháp nhân độc lập theo luật công ty. Điều này có nghĩa là xét về mặt pháp lý,
mối liên kết giữa các cộng ty trong tập đoàn chỉ liên quan đến khía cạnh tài
chính- vốn góp cổ phần, đồng thời nó cũng cho thấy tính chất tự nguyện được
đề cao, ví nó được hình thành theo nhu cầu của các sáng lập viên. Mô hình tổ
chức và quản trị chủ yếu của các tập đoàn dựa theo các chế định pháp lý về tổ
chức và hoạt động của công ty cổ phần :
- Có một Hội đồng quản trị để lãnh đạo và quyết định các vấn đề cơ bản
trong hoạt động của tập đoàn. Hội đồng quản trị được tổ chức và hoạt động
theo chế định pháp luật là căn cứ vào tỷ lệ tham gia vốn góp cổ phần .
- Hệ thống điều hành hoạt động kinh doanh có Ban giám đốc được Hội
đồng quản trị thuê tuyển để thực hiện các hoạt động quản trị các công ty

thành viên
Là một tập đoàn nhiều công ty, trong đó có một công ty tài chính làm
chức năng điều hoà vốn trong tâp đoàn . Trong các tập đoàn thường có một
công ty tài chính hoặc ngân hàng hoặc một công ty bảo hiểm để làm chức
năng huy động vốn và cung cấp vốn cho các nhu cầu đầu tư của các đơn vị
thành viên. Các công ty này thường nắm vai trò chủ đạo trong tập đoàn như
những công ty mẹ hoặc Holding company.
Đặc điểm thứ năm : Tập đoàn là một tổ hợp các công ty hoạt động đa
ngành mà chế định tài chính được tôn trọng nhất trong việc phân bố rủi ro
thấp nhất cũng như thu được lợi nhuận bình quân tối ưu của các công ty thành
viên, Vì vây trong tập đoàn thường có sự tập trung cao về công nghệ, kỹ thuật
, khoa học ở trình độ hiện đại cũng như xây dựng những cơ sở nghiên cứu
khoa học, ứng dụng và triển khai các công nghệ, kiến thức tiếp thị và quản lý
cho các đơn vị thành viên của tập đoàn.
1.1..2. S ự hình thành tổng công ty nhà nước ở việt nam
Tổng công ty nhà nước được thành lập ở Việt nam trên cơ sở xuất phát từ
yêu cầu cần thiết phái thành lập các tập đoàn kinh doanh ở Việt nam. Trong
Chiến lược ổn đinh và phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta đến năm 2000


>ị

đã đề ra việc phải từng bước hình thành một số tập đoàn kinh tế lán có vai trò
chi phối nền kinh tế của đất nước, trong đó kinh tế quốc doanh là nòng cốt.
Đây có thể được xem như là một trong những giải pháp cơ cấu lại kinh tế nhà
nước nhằm tập trung hoá, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả của hệ thống
kinh tế này. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đã đến lúc phải được cụ thể
hóa bằng khả năng hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước mà các
Tập đoàn kinh doanh giữ vị trí quan trọng,trong đó vai trò chủ đạo của nền
kinh tế nhà nước phải được thể hiện bằng sức mạnh kinh tế và tài chính của

mình chứ không phải bằng cách dựa vào quyền lực Nhà nước.
Theo số liệu của Tổng cục quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp - Bộ
Tài chính ( 4 ) đến nay, nước ta hiện có 6.400 doanh nghiệp Nhà nước với
tổng số vốn là 63.000 tỷ đồng ( đã bảo toàn vốn ) tương đương vói khoảng 5,5
tỷ USD. Tổng số vốn này tuy là một nguồn lực quan trọng trong nền kinh tế
nhưng cũng chỉ tương đương với một tập đoàn trung bình của các nước phát
triển. Tổng số vốn đã nhỏ chưa tương xứng với vị trí của 6400 doanh nghiệp
mà lại phải phân bổ cho tới 6.400 doanh nghiệp đó, vì vậy quy mô của các
doanh nghiệp là rất nhỏ, có tới 4.284 doanh nghiệp chiếm tới 68% có số dưới
1 tỷ đồng, trong khi đó một doanh nghiệp cỡ nhỏ của các nước trong khu vực
cũng có số vốn trên dưới 1 triệu USD ( tương đương với 11 tỷ đồng Việt n am )
Cơ cấu vốn cũng không hợp lý : 81 % là vốn cố đinh; 19% là vốn lưu
động. Trong vốn cố định có 39,3% là nhà xưởng và vật kiến trúc; 16,3% là
phương tiện vận tải; thiết bị sản xuất chính chỉ có 12,4%. Thiết bị công nghệ
lạc hậu so với thế giới 2 - 3 thế hệ, có ngành đến 5 thế hệ như đường sắt, đóng
tàu, cơ khí, dệt.v.v...phần lớn thiết bị công nghệ đã được sử dụng từ 16 - 30
năm, chỉ có 5% là mới đươc đầu tư đưa vào sử dung từ năm 1990.
Với số vốn đầu tư nhỏ và phân tán như vậy đã làm cho rất nhiều doanh
nghiệp bị phân tán các nguồn lực, không thể đầu tư chiều sâu, đổi mới công
nghệ theo hướng hiện đại hóa và do đó không nâng cao được sức cạnh tranh
trên thị trường. Hơn nữa do cơ chế quản lý tài chính của chúng ta chưa chặt
chẽ và hợp lý nên có tình trạng có các doanh nghiệp đã để lãng phí vốn và tài
sản phải cho tư nhân thuê để thu lợi riêng, còn nơi thiếu thì phải vay mượn
ngắn hạn, chịu lãi xuất cao để đầu tư dài hạn, kiến cho nhiều doanh nghiệp đi
đến bờ vực thẳm của nợ nần và có nguy cơ phá sản.
Nhu cầu tập hợp những doanh nghiệp Nhà nước thích hợp để hình thành
các tập đoàn kinh doanh là một việc làm hợp quy luật kinh tế khách quan, là
giải pháp hết sức quan trọng nhằm cơ cấu lại hệ thống các doanh nghiệp nhà
nước hiện nay khi chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa với bên ngoài hơn
nữa nó còn là điều kiện để tập hợp các nguồn lực để hợp lý hóa việc sử dụng,

tránh được tình trạng kể trên. Chính vì lẽ đó,ngày 07/03/1994 Thủ tướng
Chính phủ đã có quyết định số 90/Ttg về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp
nhà nước trong đó có việc sắp xếp, thành lập và đăng ký lại các liên hiệp xí
nghiệp, tổng công ty. Quyết định này có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề cho
việc hình thành các tập đoàn kinh doanh ở nước ta. Cũng trong ngày

13


/r

07/03/1994 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 91/TTg về việc thí điểm
thành lập tập đoàn kinh doanh ở Việt nam.
Đến nay, sau Nghị định 388/HĐBT ngày 20/ 11/ 1991 về Quy chế thành
lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước thì các doanh nghiệp hiện đang tồn tại
đều đã thay đổi nhiều các phương hướng họat động kinh doanh của mình theo
hướng đa ngành, phân tán rủi do và tránh được những bế tắc của thị trường khi
thực hiện kinh doanh chuyên môn hóa một mặt hàng nhất định. Chính vì vậy,
một tập đoàn kinh doanh hình thành sẽ tạo điều kiện vừa phát triển đa ngành
trong phạm toàn bộ tập đoàn, vừa thực hiện được sự phân công chuyên môn
hóa ở từng đơn vị thành viên, giúp cho từng thành viên tập trung khắc phục
được các mặt yếu kém trong quản lý, đầu tư chiều sâu chuyên môn hóa để
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trương trong nước và quốc tế. Việc hình
thành các tập đoàn cũng đồng thời tạo điều kiện khác phục sự cạnh tranh bừa
bãi vì lợi ích cục bộ của các doanh nghiệp gây thiệt hại cho chính người chủ
sở hữu là nhà nước. Đó là điều phi kinh tế và nhức nhối hiện nay của khu vực
kinh tế nhà nước.
Mặt khác, nhu cầu đối tác với các công ty nước ngoài làm cho các doanh
nghiệp Nhà nước phải có sự tổ chức lại để tạo lợi thế tránh sự thua thiệt về lợi
ích quốc gia trong quá trình liên kết, liên doanh và hợp tác với các doanh

nghiệp nước ngoài. Khi phát triển một nền kinh tế mở của với bên ngoài thì
một nhược điểm được bộc lộ đối với doanh nghiệp Việt nam là trong nhiều
trường hợp không tìm được tiếng nói chung khi gặp các đối tác nước ngoài.
Trong khi đó, các công ty nước ngoài tham gia đối tác, liên doanh đều trên
danh nghĩa các tập đoàn kinh doanh có kinh nghiêm và truyền thống làm ăn
lâu đời trong nền kinh tế thị trường thế giới. Sự thua thiệt trong các liên doanh
và các công việc hợp tác kinh doanh luôn luồn thuộc về các doanh nghiép
Việt nam. Đã đến lúc nhu cầu thành lập tập đoàn để có được tiếng nói chung
trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam đối với các đối tác nước
ngoài là cần thiết để có thể đẩy nhanh quá trình học tập, chuyển giao công
nghệ hiên đại và kinh nghiệm của các tập đoàn công ty nước ngoài một cách
có hiệu quả và thống nhất.
Hơn nữa, nhu cầu liên hiệp và hợp tác kinh tế là một tất yếu khách quan
trong nền kinh tế thị trường. Các loại hiệp hội ra đời trong các ngành nghề
kinh doanh ngày càng nhiều. Trong khu vực kinh tế nhà nước các Tổng công
ty, liên hiệp xí nghiệp đã được hình thành và đã có sự phát triổn nhất định.
Tuy nhiên những hình thức này vẫn không đáp ứng được nhu cầu phát triển
nhanh của đất nước cũng như của các doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nưóc chủ
trương xây dựng những cơ sở pháp lý ban đầu cần thiết cho quá trình tiến tới
thành lập các tập đoàn kinh doanh đủ mạnh làm nòng cốt cho sự phát triển
công nghiệp và thương mại của đất nước trong những năm tới.
Vê những điêu kiện cần thiết đ ể hình thành tập đoàn kỉnh doanh ở
Việt nam , như phần trên chúng ta đã trình bày, tập đoàn kinh doanh hình


thành trong điều kiện nền kinh tế thị trường đã phát triển cao, trong đó thị
trường tài chính đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Nhờ đó sự di chuyển linh
hoạt các luồng vốn của các cá nhân và tổ chức đầu tư trong các doanh nghiệp
thuộc những ngành khác nhau thông qua thị trường chứng khoán đã tạo điều
kiện kinh tế quan trọng để các doanh nghiệp liên kết với nhau thành các tập

đoàn kinh doanh. Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động theo luật công ty đã tạo ra
những tiền đề pháp lý quan trọng cho các công ty xây dựng hệ thống quản trị
và nhân sự trong các tập đoàn.
Một tiền đề quan trọng để hình thành nên cơ chế hoạt động của tập đoàn
cũng như chuẩn bị sẵn một đội ngũ các nhà quản trị thành thạo công việc. Do
đó hình thức tập đoàn không phủ đinh các công ty mà vẫn bảo đảm được tư
cách pháp nhân và quyền hành động của mỗi công ty.
ở Việt nam, trình độ và quy mô phát triển thấp của thị trường, hình thái
công ty cổ phần còn chưa trở thành phổ biến, các doanh nghiệp thuộc sở hữu
nhà nước chiếm hầu như tuyệt đại bộ phận , do đó tính chất đa sở hữu và chế
độ tham dự cổ phần trong hoạt động các công ty còn hết sức mới lạ. Tuy
nhiên ở nước ta cũng đã có những tiền đề bước đẩu đ ể hình thành các tập
đoàn kinh doanh. Đó là :
Thứ nhất, sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữ các doanh nghiệp nhà nước
và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo sức mạnh phát
triển và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh sự phân công, hiệp
tác, liên kết, liên hiệp trong các mô hình hiệp hội, tổng công ty, liên hiệp xí
nghiệp đang ngày được củng cố là sự hình thành một cách khách quan các
nhóm doanh nghiệp ở nhiều ngành có liên quan với nhau dựa trên nguyên tắc
góp vốn, chia lợi nhuận và rủi do trên vốn góp. Sự liên kết này đang ngày
càng chặt chẽ và dần trở thành một tập họp gồm nhiều doanh nghiệp xung
quanh một doanh nghiệp nòng cốt trong quá trình thực hiện một số hoạt động
kinh doanh cụ thể.
Thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước được củng cố sau nhiều lần tổ chức
lại. Nhiều doanh nghiệp đã đứng vững, làm ăn có hiệu quả trong cơ chế thi
trường. Nhiều doanh nghiệp đã mở rộng được quy mô sản xuất và đa dạng hóa
hoạt động kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có những sự
phát triển nhanh chóng theo hình thức công ty và tập đoàn như Công ty Bình
Tiên; Công ty Minh Phụng.
Thứ ba, đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp cũng được rèn luyện, sàng

lọc và trưởng thành trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, thông qua những hoạt
động hợp tác, liên doanh với các công ty nước ngoài đã tích lũy được nhiều
kinh nghiệm làm ăn với thế giới.
Thứ tư, hệ thống các văn bản pháp luật và đường lối chính sách của Đảng
và nhà nước đã tạo môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh doanh và bước
đầu xác lập được những tiền đề để hình thành tập đoàn kinh doanh trong
nước.Trước đây, trong nền kinh tế Việt nam đã có những loại hình mẫu mang
dáng dấp tập đoàn kinh doanh như các Tổng công ty, các liên hiệp xí nghiệp,


các công ty lớn... Nhưng do thoát thai từ cơ chế cũ nên tính chất hành chính
của cấp trung gian còn nặng nề. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp đều muốn thoát khỏi vòng quản lý của các tổ chức này, trong
khi đó nhu cầu hiệp tác vẫn còn là một đòi hỏi khách quan. Các hình thức
hiệp hội tỏ ra không đáp ứng được những đòi hỏi này của các doanh nghiệp
thành viên vì tự bản thân nó không làm chức năng kinh doanh sinh lời, không
phải là một pháp nhân kinh tế, các quan hệ tài chính cũng rất lỏng lẻo vì vậy
không biến thành một sức mạnh chung của cả một tổ chức.
Điều quan trọng để cả một tập đoàn hoạt động có hiệu quả là xác định
được địa vị pháp lý , một cơ chế tài chính phù hợp vừa bảo đảm được quyền
quyết định tập trung, tối cao của tập đoàn về quản trị vừa bảo đảm được quyền
tự chủ của các đơn vị thành viên. Đồng thời, cơ chế này phải cho phép chu
chuyển linh hoạt được các nguồn vốn trong các doanh nghiệp để mở rộng tích
tụ và tập trung, taọ cơ sở vươn sang những lĩnh vực kinh doanh khác và thành
lập những doanh nghiệp mới trong tập đoàn. Cho đến nay chưa có một cơ
chế nào tỏ ra ưu việt hơn cơ chế kiểu công ty cổ phần trong việc đáp ứng các
hoạt động sản suất kinh doanh của tập đoàn. Vì vậy, các Tổng công ty Nhà
nước hiên nay được thiết kế theo mô hình hội đồng quản trị để thay thế dần
vai trò chủ quản của các Bộ và địa phương. Nguyên tắc tài chính sẽ được thực
hiện theo cơ chế góp vốn đầu tư và phân chia lợi nhuận. Điều này cho phép

các Tổng công ty có điều kiện kết nạp và bổ sung các doanh nghiệp mới,
đồng thời mở rộng khả năng hoạt động của nó trên thị trường
•Cùng với việc phải chuyển nhanh, chuyển mạnh, chuyển hẳn sang cơ
chế thị trường, hình thành đồng bộ cơ cấu thị trường, thúc đẩy các hình thưc
công ty cổ phần phát triển , hoàn thiện mội trường pháp lý thì nhà nước cần có
chính sách, biên pháp đồng bộ và chủ động để thúc đẩy quá trình chuyển các
Tổng công ty ( mô hình cũ ) sang mô hình tập đoàn. Điều này sẽ tạo điều kiện
để tăng nhanh quá trình tích tụ tập trung tư bản dưới một hình thức mới phù
hợp với quá trình đa dạng hóa sở hữu trong nền kinh tế thi trường, tạo những
tiển đề để hình thành nhiều tập đoàn kinh doanh mạnh đủ sức đối tác với các
công ty nước ngoài.TỔ chức các Tổng công ty Nhà nước theo mô hình tập
đoàn sẽ cho phép tập trung nguồn tài chính đủ để đáp ứng được các yêu cầu
phát triển và cạnh tranh trong cơ chế thị trường.Đến nay, theo quyết đinh số
91/ TTg ngày 7/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ, có 18 Tổng công ty Nhà
nước sau được thành lập theo mô hình tập đoàn kinh tế mạnh gồm:
1. Tổng công ty điện lực Việt nam
2. Tổng công tý Than việt iiam
3. Tổng công ty Thép Việt nam
4.Tổng công ty Hoá chất Việt nam
5.Tổng công ty Đá quý và Vàng Việt nam
6.Tổng công ty Dệt - May Việt nam
7.Tổng công ty Thuốc lá Việt nam
8.Tổng công ty Giấy Việt nam

16


t> r

9.Tổng công ty Cao su Việt nam

10.Tổng công ty Cà phê Việt nam
11 .Tổng công ty Lương thực miền Bắc
12.Tổng công ty Lương thực miền Nam
13.Tổng công ty Hàng hải Việt nam
14.Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt nam
15.Tổng công ty Dầu khí Việt nam
16-Tổng công ty Xi măng Việt nam
17.Tổng công ty Hàng không Việt nam
18.
Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam

17


/*

1.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA T ổ N G CÔNG TY NHÀ NƯỚC

1.2.1. Những quan điểm phương pháp luận
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 quy đinh
" Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu nền kinh tế nhiều
thành phẩn với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên
chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn
dân, sở hữu tập thể là nền tảng "( Điều 15).
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường mà chúng ta đang tập trung mọi sức lực và trí tụê để xây dựng đó, kinh
tế quốc doanh và một bộ phận quan trọng của nó là các Tổng công ty Nhà
nước - một loại hình của hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước đã và đang giữ
một vị trí , vai trò rất quan trọng, được phát triển theo nguyên tắc " Hiệu quả

kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển " (5 ) mà
Đảng ta đã xác định. Để đạt được những mục tiêu đó, việc xác định bằng các
văn bản pháp luật quy định và thực hiện nghiên chỉnh có hiệu quả các quyền,
nghĩa vự và trách nhiệm của các Tổng công ty Nhà nước là một việc có ý
nghĩa quyết định.
Khi xác định vị trí, vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung,
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 quy đinh "
kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là những ngành then
chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc
doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, sản xuất, bảo đảm sản xuất kinh
doanh có hiệu q u ả "( Điều 19 )
Để bảo đảm phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân trong nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy doanh nghiệp Nhà
nước hoạt động có hiệu quả và thực hiện đúng các mục tiêu do Nhà nước giao
cho doanh nghiệp, thì việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh
nghiệp Nhà nước, tăng cường quản lý Nhà nước đối doanh nghiệp có ý nghĩa
quyết định. Thực tiễn qua những năm đổi mới kinh tế và việc thành lập thí
điểm các tập đoàn kinh doanh và đưa chúng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh ở nước ta trong một thời gian ngắn qua cho thấy đây là một vấn đề hết
sức mới mẻ và cực kỳ phức tạp.Tổng công ty Nhà nước là một doanh nghiệp
Nhà nước có quy mô lớn, có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc
dân. Cũng như các hình thức doanh nghiệp khác, Tổng công ty Nhà nước là
người sản xuất hàng hoá và kinh doanh có quyền tự chủ kinh tế trong nền
kinh tế nhiều thành phần, có sự hợp tác và cạnh tranh với các chủ thể sản xuất
kinh doanh khác và đều bình đẳng trước pháp luật.
Đó là những nguyên tắc cơ bản nhất thể hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước ta trong việc xác định vị trí và hoạt động của các doanh nghiệp

18



H

Nhà nước nói chung và của các Tổng công ty Nhà nước nói riêng trong nền
kinh tế nước ta hiện nay.
Tạo điếu kiện cho các Tổng công ty Nhà nước hoạt động có hiệu quả
trong đờì sống kinh tế hết sức đa dạng và năng động theo những nguyên tắc
căn bản đó, thì điều có ý nghĩa quyết định là phải xấc định được cụ thể và
chính xác về mặt pháp lý vị trí của chúng trong nền kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay, xác định những khả năng và giới hạn cũng như cácbảo đảm về tổ
chức và hoạt động của chúng trong nền kinh tế đó. Nói cách khác, xác lập địa
vị pháp lý của các Tổng công ty Nhà nước là yêu cầu khách quan của chính
sự phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường hiện nay. Việc
xác lập địa vị pháp lý và trao cho các Tổng công ty Nhà nước các quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm sao cho luôn phù hợp thực tiễn phát triển kinh tế xã
hội Việt nam, bảo đảm cho các Tổng công ty phát huy được vai trò đích thực
của mình là một trong những công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc quản
lý có hiệu quả nền kinh tế ở tầm vĩ mô, đổng thời tăng cường tích tụ tập trung
vốn và tài sản, phân công lao động xã hội chuyên môn hoá và hiệp tác sản
xuất đ ể thực hiên nhiệm vụ Nhà nước giao; nâng cao khả năng kinh doanh
của các đơn vị thành viên và của toàn TỔng công tỵ; đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế, đây thực sự là vấn đề cấp thiết và cực kỳ khó khăn.
Luật doanh nghiệp Nhà nước và Điều lệ mẫu TCT về cơ bản đã tìm ra
được những giải pháp cụ thể và thích hợp cho quy chế pháp lý của các Tổng
công ty Nhà nước trong giai đoạn phát triển kinh tế của nước ta hiện nay và đã
được đưa vào hoạt động có tính chất thí điểm. Như vậy có nghĩa là mặc dù đã
có nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu thực tiễn qua thí điểm, giải
quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quá trình thí điểm đó để

xây dựng những căn cứ, những cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện địa vị pháp
lý của các Tổng công ty Nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi thấy
cần thiết phải xác đinh rõ những vấn đề sau :
Một là, cần tiếp tục xác định những quan điểm cơ bản là những xuất phát
điểm để nghiên cứu vấn đề địa vị pháp lý của các Tổng công ty Nhà nước
trong nển kinh tế ở nước ta hiện nay, đó là :
Vị trí, vai trò của Tổng công ty Nhà nước là công cụ có sức mạnh vật
chất để Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định
hưómg xã hội chủ nghĩa. Điều đó biểu hiện ở chỗ Nhà nước đã có những giải
pháp cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân như thành lập một loại hình doanh
nghiệp Nhà nước là Tổng công ty Nhà nước có quy mô lớn, bao gồm các đơn
vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công
nghệ, thông tin, đào tạo, tiếp thị, nghiên cứu hoạt động trong một số ngành
kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường tích tụ tập trung vốn và tài sản, phân
công lao động, chuyên môn hoá và hiệp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ
Nhà nước giao; nâng cao khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và
của toàn Tổng công ty; đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

1Q


2—?

Tổng công ty Nhà nước là một mô hình mới về phát triển kinh tế đang
được thí điểm hoạt động và được thực tiễn cuộc sống kiểm nghiện đánh giá.
Hai là, Tổng công ty Nhà nước được thí điểm hành lập và hoạt động
trong nền kinh tế thị trường còn đang ở giai đoạn hình thành, chưa có thị
trường đồng bộ. Tổng công ty Nhà nước cũng như các chủ thể kinh tế khác
mới bắt đầu làm quen và chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố tích cực và
tiêu cực của cơ chế thị trường, đó là khi các nguồn bao cấp dần dần bị cắt bỏ;

sự cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác ở trong nước và cả với nước ngoài
Ba là,Tổng công ty Nhà nước ra đời và hoạt động trong điều kiện chưa có
một môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh. Hệ thống
chính sách, pháp luật chưa đồng bộ hoặc có yếu tố như là " giải pháp tình th ế
" đặc biệt để xử lý những tình huống đặc biệt trong quản lý kinh tế. Pháp luật
cũng đã được xây dựng một cách cơ bản , song chưa đầy đủ và đồng bộ để
đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh của hoạt động kinh doanh trong cơ chế mới
là tạo cho Tổng công ty Nhà nước những bảo đảm pháp lý trong một môi
trường pháp lý ổn định. Trong điều kiện ấy, hoạt động của các Tổng công ty
chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Như vậy, địa vị pháp lý của Tổng công ty Nhà nước phải luôn được xem
xét, nghiên cứu trong sự phát triển chung của nền kinh tế, trong mối quan hệ
qua lại với các yếu tô'khác của một nền kinh tế đang vận hành theo cơ ch ế thị
trường ở nước ta hiện nay. Để từ đó xác định các quy định pháp lý về vị trí,
vai trò của các Tổng công ty Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân và trao cho
nó những chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ thể hiện tính tự chủ của một chủ thể
kinh doanh trong hoạt động, đáp ứng được nhu cấu của thị trường.
1.2.
2. Khái niệm và đặc điểm về đỉa vị pháp lý của Tổng công ty N hà
nước
Tổng công ty Nhà nước là một loại hình của doanh nghiệp Nhà nước như
đã được xác định tại Điều 1 của bản Điều lệ mẫu TCT, vì vậy, khi cần xác
định khái niệm về Tổng công ty Nhà nước thì về cơ bản định nghĩa về Tổng
công ty Nhà nước cũng vẫn là định nghĩa về doanh nghiệp Nhà nước đã được
xác định tại Điều 1 Luật Doanh nghiệp Nhà nước : “ Là tổ chức kinh tế do
Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kỉnh doanh... □
Cũng như các loại hình doanh nghiệp Nhà nước khác, Tổng công ty Nhà nước
là một đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự,
tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do

doanh nghiệp quản lý.Từ khái niệm này, chúng ta thấy Tổng công ty Nhà
nước cũng sẽ phải mang các đặc điểm pháp lý chung, cơ bản của một doanh
nghiệp Nhà nước như các đặc điểm về thủ tục thành lập; về tài sản; về đối
tượng quản lý; về trách nhiệm trong kinh doanh; về tư cách pháp nhân. Tuy
vậy, so với các loại hình doanh nghiệp Nhà nước khác, Tổng công ty Nhà
nước có những đặc điểm riêng sau:

90


Một là, Tổng công ty Nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành
lập trên cơ sở quyết định trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ . Quy định này
xuất phát từ tính chất đặc biệt quan trọng của loại hình doanh nghiệp này. Các
doanh nghiệp Nhà nước khác cũng do Nhà nước thành lập nhưng trên cơ sở
quyết định trực tiếp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc của các
Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật; Thủ trưởng các cơ quan ngang
Bộ; Thủ trường các cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch u ỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính
phủ.
Hai là, tài sản của Tổng công ty Nhà nước bên cạnh việc mang dấu hiệu
quan trọng nhất đặc trưng của một doanh nghiệp Nhà nước là tài sản đó thuộc
sở hữu Nhà nước ( 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước ) thì Tổng công ty Nhà
nước còn mang thêm một dấu hiêu pháp lý đặc thù là vốn và tài sản đó có giá
trị rất lớn. Theo Quyết định số 91/TTg ngày 7/ 3/ 1994 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập tập đoàn kinh doanh thì một tập đoàn phải có vốn pháp
định là 1.000 tỷ đồng Việt nam.
Ba là, phạm vi hoạt động của Tổng công ty Nhà nước rất rộng trong
phạm vi cả nước và vươn ra cả nước ngoai. Tổng công ty Nhà nước trong hoạt
động của mình bên cạnh việc hoạt động theo định hướng một ngành chủ đạo
thì còn có thể hoạt động đa ngành, tức là Tổng công ty có quyền kinh doanh

những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ được Nhà nước giao,
được mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Tổng công ty và nhu cầu
của thị trường, kinh doanh những ngành nghề khác nếu được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép.
Bốn là,Tổng công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở
liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích
kinh tế , công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên
cứu, tiếp thị hoạt động trong một số chuyên ngành kỹ thuật chính nhằm tăng
cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện các nhiệm
vụ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện được mục đích trên
Tổng công ty Nhà nước phải là một tập đoàn có ít nhất 7 doanh nghiệp thành
viên trở lên ( theo Quyết định số 91- TTg ngày 7/ 3/ 1994 ) với các loại đơn vị
thành viên như sau:
- Đơn vị hạch toán độc lập;
- Đơn vị hạch toán phụ thuộc;
- Đơn vị sự nghiệp.
Như vậy, Tổng công ty Nhà nước với tư cách là một loại hình của doanh
nghiệp nhà nước, nên về nguyên tắc, địa vị pháp lý của Tổng công ty sẽ có
những nội dung đầy đủ và cơ bản như địa vị pháp lý của một doanh nghiệp
Nhà nước. Đặt vấn đề như vậy để có thể nói rằng việc nghiên cứu về địa vị
pháp lý của Tổng công ty Nhà nước có liên quan chặt chẽ vàphải nằm trong
trong khuôn khổ địa vị pháp lý của doanh nghiệp Nhà nướcnói riêng và của

91


các chủ thể luật kinh tế nói chung. Địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh
là một trong những khái niệm pháp lý được sử dụng nhằm thể hiện tư cách
pháp lý của một loại chủ thể pháp luật trong quá trình điều chỉnh pháp lỷ của
một loại chủ thể trong quá trình điều chỉnh pháp lý đối với sự tồn tại của

chúng.
Về mặt học thuật, khái niệm địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Nhà
nước nói chung và của các Tổng công ty Nhà nước nói riêng được hiểu là tổng
thể các quyển, nghĩa vụ và trách nhiệm cũng như vai trò, vị trí của Tổng
công ty trong hệ thống quản lý kỉnh tế, quản lý Nhà nước, trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh được th ể hiện trong các quy định của pháp luật,
điều lệ của Tổng công ty và trong các quan hệ pháp luât có sự tham gỉa của
Tổng công ty. Như vậy, thẩm quyền của Tổng công ty Nhà nước không chỉ
giới hạn trong khuôn khổ của khái niệm thẩm quyển kinh tế và chế đinh địa vị
pháp lý của Tổng công ty Nhà nước không phải là chế định riêng có của Luật
kinh tế. Tuy nhiên hiện nay khoa học pháp lý vẫn xem xét chế đinh này trước
hết trong khuôn khổ thẩm quyền kinh tế.
Ớ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ, vấn đề địa vị pháp lý của
các chủ thể pháp luật kinh tế nói chung đã được nghiên cứu nhiều và dừng lại
ở quan điểm thống nhất cho rằng : địa vị pháp lý trong luật kinh tế là tổng hợp
các quyền và nghĩa vụ của một chủ thể pháp luật kinh tế được Nhà nước trao
cho để đảm nhận chức năng của nó trong quá trình tái sản xuất của nền kinh
tế quốc dân và địa vị pháp lý trong luật kinh tế là biểu hiện pháp lý quyền
quyết định của chủ thể pháp luât kinh doanh và phản ảnh vị trí của nó trong
hệ thống quản lý và kế hoach hoá nền kinh tế quốc dân và trong hê thống các
tổ chức kinh t ế .
Ổ Việt nam, vấn đề địa vị pháp lý của các chủ thể pháp luật nói chung và
của các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng ít được các nhà khoa học pháp lý
nghiên cứu một cách cơ bản, tổng quan mà chỉ được nghiên cứu với từng khía
cạnh khác nhau. Còn đối với địa vị pháp lý của các Tổng công ty Nhà nước có
lẽ vì lý do nó chỉ là một loại hình của doanh nghiệp Nhà nứơc - cho dù đó là
loại hình đặc biệt, hơn nữa Tổng công ty Nhà nước chỉ mới được thành lập và
hoạt động với thời gian đã qua là rất ngắn và lại chỉ mang tính thí điểm vì vậy
cho đến nay chưa có công trình khoa học nào dù lớn, dù nhỏ nghiên cứu về
nó.

Cho đến nay, với sự đầu tư nghiên cứu của một số nhà khoa học pháp lý
ỞViệt nam đã làm sáng tỏ dần địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Nhà nước,
đã đưa ra được những giải pháp pháp lý cụ thể quy đinh vị trí, vai trò, nhiệm
vụ và quyền hạn của loại doanh nghiệp này. Nhưng dù sao, phần nhiều những
nghiên cứu xem xét vị pháp lý của doanh nghiệp Nhà nước trong mối liên hệ
với cơ chế kinh tế cũ - cơ chế tập trung quan liêu bao cấp hoặc ở giai đoạn
chuyển tiếp từ cơ chế cũ sang cơ chế mới - cơ chế thị trường . Vì vậy, mặt hạn
chế của các công trình nghiên cứu đó là ở chính hoàn cảnh lịch sử chung của
cả hệ thống kinh tế và quan điểm khoa học tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu, ở


×