Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Những vấn đề pháp lý cơ bản trong việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.23 MB, 125 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TU PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ KIM HOÀNG

NHỦNG v ấ n đ ể p h á p Lý C ơ b ả n t r o n g v i ệ c
SỬA ĐỔI, HOÀN THIỆN PIIÁP LUẬT VỂ CÔNG TY

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
M ã số:
5.05.15

LUÂN
ÁN THAC
SỸ LUÂT
HOC





N gư ời hư ớng dẫn khoa học:
TS. TRẦN NGỌC DŨNG

ì

r



Hự'VIỀN
,

HÀ NỘI - 1999

1
7.

!

1


LỜI CẢM ƠN

Xin trân thành cám ơn Tiến sỹ Trần Ngọc Dũng - Chủ nhiệm Khoa
Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội, các Thầy cô giáo và các bạn bè
đồng nghiệp đã tạo điều kiện giịíp đỡ tôi hoàn thành Bản Luận án tốt
nghiệp này!

'-p/
•2
Tác gia

Đỗ Kim Hoàng


MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU

1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỂ CÔNG TY VÀ PHÁP
LUẬT VỂ CÔNG TY

6

1.1.

Khái niệm và bản chất pháp lý của công ty.

6

1.2.

Sơ lược về quá trình hình thành, phát triển của công ty và
pháp luật công ty trên thế giới.

9

1.3.

Các loại hình công ty chủ yếu trên thế giới.

13

1.4.


Khái quát về sự hình thành, phát triển của công ty và pháp
luật về công ty ở Việt Nam.

39

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ c ơ BẢN VỀ
CÔNG TY THEO LUẬT DOANH NGHIỆP.
2.1.

43

Vị trí, vai trò của công ty (rong đời sống kinh tế - xã hội
Việt Nam.

43

2.2.

Các quy chế pháp lý về công ty.

46

2.3.

Quản lý nhà nước đối với công ty.

88

Chương 3: MỘT s ố KIẾN NGHỊ VỂ VIỆC TRIỂN k h a i t h i
HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ SỬA Đổi,


92

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỂ CÔNG TY.
3.1.

Đánh giá khái quát những ưu điểm của Luật Doanh nghiệp
và sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về công ty.

3.2.

92

Một số kiến nghị về việc triển khai thi hành Luật Doanh
nghiệp và sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về công ty.

'

96

KẾT LUẬN.

115

DANH MỤC TÀI LIỆU TIIAM KHẢO.

117


LỜI NÓI ĐẨU

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Sự nghiệp đổi mới do Đáng cộng sản Việt Nam khởi xướng từ Đại hội
Đảng lần thứ VI (tháng 12-1986) đến nay đã hơn 10 năm. Những năm qua, nền
kinh tế nước ta đã có sự chuyển hướng về căn bản, đổi mới một cách sâu sắc và
toàn diện: từ một nền kinh tế theo cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, quan
liêu bao cấp với sự thuần nhất về thành phẩn và chế độ sở hữu là quốc doanh và
tập thể, chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng
XHCN; không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài.
Quan điểm đổi mới tư duy kinh tế và chuyển hướng nền kinh tế của Đảng
và Nhà nước ta thực sự đã tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội
của đất nước. Sự đổi mới đó không chỉ thể hiện ở những thay đổi trong kết cấu
hạ tầng cơ sở, mà còn làm chuyển biến tích cực các bộ phận của kiến trúc thượng
tầng, đặc biệt là ở các chủ trương, chính sách và pháp luật kinh tế.
Để thể chế hóa kịp thời các đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng
và phát triển kinh tế mà thực tiễn đã chứng minh là đúng đắn, trong những năm
qua, Nhà nước ta đã tiến hành khẩn trương việc xfty dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt nam nói chung, hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng. Từ đó tạo ra
môi trường pháp lý lành mạnh, giải phóng mọi năng lực sản xuất của nền kinh
tế, khuyến khích mọi người dân và các tổ chức đầu tư kinh doanh, làm giàu một
cách chính đáng, thực hiện mục tiêu “Dứ/I giàu, nước mạnli, x ã hội công bằng,
văn minh”.



Trong bối cảnh đó, ngày 21-12-1990 tại kỳ họp thứ 8, khoá VIII Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã thông qua Luật Công ty. Luật
Công ty được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý vũng chắc cho sự ra đời và phát triển

1



của một loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đó là công ty. Sau
khi có Luật Công ty, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản để quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành, nhằm từng bước đưa Luật công ty vào thực tế
cuộc sống.
Thực tiễn gần 9 năm áp dụng và thi hành Luật công ty cùng các văn bản
hướng dẫn đã cho thấy tác dụng tích cực của hệ thống pháp luật về công ty đối
vói sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng và thi hành Luật công ty cũng cho thấy: Do
hệ thống pháp luật về công ty mới được xây dựng lần đầu tiên ở nước ta và khi
x.ãy dựng chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, sự hiểu biết về công ty chưa thấu
đáo, nên các văn bản pháp luật về công ty nói chung và Luật Công ty nói riêng
đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Hơn nữa Luật Công ty (1990) được ban hành
trong bối cảnh của một nền kinh tế mới bắt đầu chuyển đổi. Đến nay, nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đã được định hình rõ; các công
ty đã dần dần đi vào thế ổn định; vì thế Luật công ty đã tỏ ra không còn phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội mới ở Việt nam.
Trước tình hình đó, ngày 12-6-1999 tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khoá X
đã nhất trí thông qua Luật Doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2000, thay thế Luật
công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 21-12-1990 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật công ty; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh
nghiệp tư nhân ngày 22-6-1994.
Như vậy, từ ngày 1-1-2000 các loại công ty ở Việt nam được thành lập, tổ
chức quản lý và hoạt động trên một cơ sở pháp lý mới hoàn thiện hơn đó là Luật
/

Doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp được ban hành để góp phần phát huy nội lực phục vụ

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước: đẩy mạnh công cuộc đổi mói
kinh tế; bảo đảm quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của


các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động
kinh doanh.
Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp đánh dấu một bước phát triển quan trọng
của pháp luật kinh tê Việt Nam; đặc biệt là pháp luât về công ty. Nhưng, với
khuôn khổ hạn hẹp, Luật Doanh nghiệp còn có nhiều quy định chưa thật sự cụ
thể và những hạn chế khác. Từ đó có thể dãn đễn việc triển khai thi hành Luật
Doanh nghiệp vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn.
Vấn đề đặt ra là: cần phải có sự nghiên cứu

một cách toàn

diệnnhững quy

chế pháp lý mới về công ty theo Luật doanh nghiệp (có đối chiếu, so sánh với
Luật Công ty), để từ đó rút ra nhận xét về những ưu điểm, nhược điểm của Luật
Doanh nghiệp trong các quy định đối với công ty. Trên cơ sở đó, có thể đóng
góp những ý kiến tham khảo để các Nhà làm luật xem xét trong tiến trình hoàn
thiện hơn nữa pháp luật về công ty trong thời gian tới. Đây là một công việc hết
sức cần thiết và có ý nghĩa. Do đó, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Nhữiig vấn đề
pháp lý cơ bản trong việc sửa đổi, /toàn thiện pháp luật vê công / y ’làm đề tài
cho Luận án tốt nghiệp Cao học Luật của mình.
2. Tình hình và phạni vi nghiên cứu
Hoàn thiện pháp luật về công ty là một vấn đề có phạm vi rất rộng, đòi hỏi
phải có một sự nghiên cứu toàn diện. Cho đến nay đã có một số công trình khoa
học nghiên cứu về vấn đề này. ở mỗi công trình, người nghiên cứu đều xem xét

vấn đề trên theo một giác độ khác nhau. Các công trình đó đều được thực hiện
trước khi có Luật Doanh nghiệp 12-6-1999. Luận án này nghiên cứu pháp luật về
công ty trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp đã bắt đầu có hiệu lực thi hành và
thay thế Luật Công ty.
Luận án này không nhằm vào việc nghiên

cứumột khía cạnh cụ thể của

pháp luật về công ty, mà xem xét tương đối toàn

diệnnội dung của Luật Doanh

nghiệp. Đồng thời, Luận án có sự đối chiếu, so sánh giữa các quy định về công ty

3


trong Luật Doanh nghiệp với pháp luật Việt Nam về công ty trước đây, với pháp
luật về công ty trên thế giới. Từ đó, chỉ ra những điểm tiến bộ và những điểm còn
hạn chế của Luật Doanh nghiệp trong các quy định về công ty, nhằm góp phần
hoàn thiện hơn nữa pháp luật về công ty.
Do phạm vi rộng lớn của đề tài, luận án này không có tham vọng nghiên cứu
triệt để các vấn đề của pháp luật về công ty mà chỉ giói hạn trong phạm vi nghiên
cứu, xử lý một số nội dung chủ yếu, có tính thời sự, đòi hỏi phải được nhận thức
đúng đắn trong quá trình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp trong thực tiễn;
đồng thời, cũng đặt ra một số vấn đề còn nổi cộm của các quy định về công ty trong
Luật Doanh nghiệp cần được khắc phục. Hy vọng lẳng nhũng ý kiến đó cũng có thể
tham khảo trong tiến trình hoàn thiện hơn nữa pháp luật về công ty.
3. Những đóng góp mới của Luận án
Có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu pháp luật về công ty sau

khi có Luật Doanh nghiệp. Luận án nghiên cứu một cách tổng quát và có hệ
thống các vấn đề liên quan đến công ty. Những vấn đê sau đây có thể được xem
như là những đóng góp mới của Luân án:
- Luận án giới thiệu những đặc điểm pháp lý cơ bản của một số loại hình
công

ty phổ biến trên thế giới. Luận án cũng phântích và so sánh sự khác nhau

của các công ty theo hai hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và Châu Âu lục địa.
- Luận án phân tích, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của các quy
định trong Luật Doanh nghiệp về công tỵ; đồng thời có đối chiếu, so sánh với
pháp luật về công ty theo Luật công ty(1990), từ đó rút ra những nhận xét về sự
phát triển của pháp luật công ty.
- Ti ên cơ sở nhận xét những vấn đề còn hạn chế đối với pác quy định về
công ty hong Luật Doanh nghiệp, luận án đề xuất một số biện pháp về việc triển
khai thi hành các quy định về công ty trong Luật Doanh nghiệp; đồng thời, đưa
ra một số kiến nghị về việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp nói
chung, pháp luật về công ty nói l iêng trong thời gian tới.

4


4. Mục đích - ý nghĩa của luận án
Qua nghiên cứu đề tài “N hữ ng vân đ ề pháp lý cơ bản trong việc sửa đổi,
hoàn thiện pliáp luật vê công ty”, luận án ít nhiều giúp tăng cường nhận thức về
sự phát triển của pháp luật công ty ở Việt Nam, cũng phần nào giúp cho các nhà
kinh doanh hiều biết rõ hơn pháp luật hiện hành về công ty; từ đó tạo tiền đề
thuận lợi cho công tác triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp vào thực tiễn; đồng
thời, luận án cũng góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận thống nhất cho việc
hoàn thiện hơn nữa pháp luật về công ty trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu của luận án có tliể được sử đụng như những tài liệu
khoa học cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về pháp luật công ty ở Việt nam và trên
thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án đã vận dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vạt lịch sử, phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh, khái quát hoá, phương pháp
logic và lịch sử trong việc phân tích và luận giải các vấn đề đã đặt ra.
6. Co cấu của luận án
Luận án gồm có mục lục, lời nói đầu và ba chương là:
Chương 1: Khái quát chung về công ty và pháp luật về công ty.
Chương 2: Các quy định pháp lý cơ bản về công ty theo Luật Doanh
nghiệp.
Chương 3: Một số kiến nghị về việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp
và sửa đổi, hoàn thiện pháp luât về công ty.

'

Ngoài ra, luận án còn có phán kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

5


CH Ư ƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỂ CÔNG TY VÀ PHÁP LUẬT VỂ
CÔNG TY
1.1. KHÁI

NIỆM VÀ BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA CÔNC. TY.


Công ty có thể được hiểu liên nhiều nghĩa và xét trên nhiều khía cạnh
khác nhau. Nếu xét trên giác độ pháp lý thì công ty có thể được hiểu là sự liên
kết của nhiều người để tiến hành thực hiện các hoạt động nào đó với mục đích
kiếm lời.
Trong khoa học pháp lý, các luật gia trên thế giới đã đưa ra lất nhiều
định nghĩa về công ty.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Kubler và Simon thì “ khải niệm công ty được hiểu
là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến
hành các hoạt động đ ể đạt được một mục tiêu chung nào đó
Bộ luật thương mại Thái Lan, Điều 1012 quy định: “Hợp đồng thành lập
công ly hợp danh hoặc công ty là họp đồng, tlieo đó hai hoặc nhiều cá nhân tìioả
thuận cùng nhau thực hiện công việc chung, trên nguyền tắc cùng chia sẻ lợi
nhuận có được từ công việc â (? \2).
Điều 1832, Bộ luật dân sự của Cộng hoà Pháp định nghĩa: “ Công ty là
một họp đồng, thông qua đó, hai huy nhiều người, tìiơả thuận với nhau sử dụng

(') KUBLER rrilEDRlCII và SIMON JURGIÌR- Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hoà liên
bang Đức - Nhà xuất bản pháp lý - Hà nội 1992, lrang29.
(2) Luật công ly của một số nước trôn thế giới - Dự án hình thành và tổ chức quản lý công ty
cổ phẩn (mã số 92 - 0011 - 03) Bộ Kế hoạch và dầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương - Hà n ộ i , tháng 6/1995.

6


tài sản hay khả năng của mình vào một lioạt động chung nhằm chia lợi nhuận
thu được thông qua hoạt động đó" (')
Bộ Dân luật Việt nam Cộng hoà năm 1972 lại qui định : “CÔIIỊỊ ty là một
khê' ước do hai hay nhiều iHỊiiứi tììoả thuận cùng xuất tủi sản, góp lại, chung

nhau đ ể lấy lọi mà chia nhau “ (2).
Luật Doanh nghiệp hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tuy không đưa ra định nghía chung về công ty. Nhưng tại Điều 2 - Luật
Công ty 1990 có quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần gọi
chung lù công ty, là doanh lìghiệp trong dó các thành viên cùng góp vốn, cùng
chia nhau lợi lìliuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp, và chỉ chịu trách
nhiệm về các khoán nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào
công ty .
Như vậy, mỗi nước có cách định nghĩa công ty khác nhau, nhưng tựu trung
lại, các định nghĩa trên đều phản ánh những dấu hiệu chung cơ bản nhất của
công ty, đó là :
Thứ nhất: Công ty phải do hai chủ thể trở lên liên kết lại với nhau để thành
lạp. Bản chất của công ty chính là “sự liên kết.

Sự liên kết này được thể hiện

dưới hình thức một tổ chức. Đây là dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất, đồng thời
cũng là quan niệm truyền thống về công ty từ trước đến nay. Như vậy, công ty
phải luôn là tập họp số nhiều các hội viên; hay nói cách khác, công ty phải có
nhiều thành viên, tuy rằng trong thực tế pháp lý vãn có những công ty tồn tại với
một thành viên duy nhất, Nhưng đây không phải là đặc trưng phổ biến của loại
hìiih công ty. Thái độ của Nhà nước về công ty một thành viên có sự khác nhau,
ở một số nước trên thế giới không tồn tại loại hình công ty này. Pháp luât về
công ty của Việt Nam trước đây cũng chỉ quy định về công ty có nhiều thành

(') M . C0Z1AN - A.V1AND1RE - Tổ chức công ly (tập 1) Viện nghiên cứu khoa học pháp lý
- Bộ Tư pháp 1989 trane, 7.
(2) Lô Tài Triển - Luạt Ihưưng mại Việl Nam dẫn giải, Quyển 2 năm 1973, trang 68Ơ.

7



viên; hiện nay, Luật Doanh nghiệp đã chính thức ghi nhận sự tồn tại của công ty
trách nhiệm hữu Iìợìi một thành viêìuỌ).
Các chủ thể của công ty có thể là thể nhân hay pháp nhân. Công ty được
thành lập trên cơ sở sự liên kết giữa hai hay nhiều thể nhân, hoặc giữa thể nhãn
với pháp nhân hay cũng có thể là giữa các pháp nhân với nhau.
Sự liên kết của các thành viên công ty có thể được thực hiện bằng việc góp
vốn hoặc là sự liên kết bởi uy tín nhân thân hay bằng trình độ chuyên môn...
Thứ hai: Các thành viên phải đóng góp tài sản vào công ty. Tài sản là điều
kiện vật chất không thể thiếu đệ công ty tồn tại và phát triển. Tài sản ở đây cần
được hiểu theo nghĩa rộng: có thể là tiền, vàng, nhà cửa, ruộng đất hay các tài
sản bằng hiện vật khác. Tài sản cũng có thể là công sức hay các giá trị tinh thần
như quyền sở hữu công ty hoặc kinh nghiệm quản lý, uy tín kinh doanh...
Cần phải lưu ý lẳng, nếu tất cả các thành viên đều chỉ góp công sức không
thôi thì không thể thành lập được công ty, mà cần phải có ít nhiều các giá trị tài
sản được đem đóng góp thì công ty mới có thể thành lập và hoạt động được.
Việc “đóng góp tài sản” của các thành viên hoàn toàn mang tính chất tự
do, tự nguyện trên co' sở thống nhất ý chí.
Thứ ba: Các thành viên liên kết với nhau để thành lập côngty với mục đích
kiếm lời. Nghĩa là công ty có mục đích kinh doanh chứ không phải là sự liên kết
giữa các thành viên để nhằm thànlì lộp một tổ chức phi kinh doanh như các hội
từ thiện, hội đoàn chuyên nghiệp.
Những sự liên kết để lập ra các tổ chức mà không nhằm mục đích kinh
doanh thường được gọi là hiệp hội chứ không phải là công ty. (Cộng hoà liên
bang Đức tuy có gọi các hiệp hội không có mục đích kinh đoanh là công ty
nhưng là các công ty dân sự). Các hiệp hội, các công ty dân sự này hoạt động

('). Xem: Luật Doanh nghiệp 12.6.1999.



theo quy chế về hiệp hội và chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự chứ không
phải Luật công ty hay Bộ luật thương mại.

1.2.

Sơ LƯỢC VỂ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN c ủ a c ô n g t y

VÀ PHÁP LUẬT CÔNG TY TRÊN THẾ GIỚI.
1.2.1. Nhân tô xuất hiện công ty.
Cũng như những thực thể khác tồn tại trong xã hội, công ty có cội nguồn
lịch sử của nó. Để có được hình thái tương đối hoàn thiện như ngày nay, công ty
đã phải trải qua những quá trình phát triển lâu dài.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử về công ty thì công ty đã hình thành và
tồn tại khá sớm. Công ty bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ XVII, nhưng những dấu
vết lịch sử của nó thì đã có từ thời kỳ La mã cổ đại và được quy định trong luật
La mã. Từ những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX (khoảng năm 1870), các
công ty - với tư cách là những pháp nhân độc lộp - cùng với những thành viên có
trách nhiệm hữu hạn được hình thành một cách rộng lãi và phổ biến. Những năm
gần đây, công ty ngày càng phát triển và hoàn thiện, khẳng định vi trí quan trọng
của mình trong đời sống kinh tế nói riêng và đời sống xã hội nói chung.
Sự suất hiện của công ty là do những nhân tố kinh tế - xã hội sau đây quyết
định:
Trước hết, do sự phát triển của lực lượng sản suất và những tiến bộ của kỹ
thuật và công nghệ hết sức mạnh mẽ đòi hỏi quy mô sản xuất phải đáp ứng. Ví
dụ: Để xây dựng hệ thống đường sắt, một cơ sở luyện thép hay một nhà máy
điện... thì cắn phải có một lượng vốn rất lớn mà một nhà kinh doanh không thể
đáp ứng được.
Mặt khác, do sự cạnh tranh khốc liệt của nền sản xuất hàng hoá và sự tác
động của qui luật giá trị trong cơ chế thị trường, các nhà kinh doanh phải cải

tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật, đổi mới thiết bị và công nghệ nhằm tăng năng
suất lao động, giảm chi phí sản xuất, sao cho giá trị hàng hoá của mình thấp hơn
9

.



V


hoặc bằng giá trị hàng hoá xã hội thì mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển.
Điều đó cũng đòi hỏi các nhà kinh doanh phải mở rộng qui mô sản xuất và cần
phải có một lượng vốn lớn.
Để đáp ứng được nhu cẩu tất yếu khách quan này, các nhà kinh doanh phải
tìm mọi cách để tích lũy vốn. Nhưng “rõ ràng là tích ỉuỹ - tức là tăng thêm dần
CIIỞ tư bản nhở tái sàn xuất chuyển lử lììiih thức vận động vồng tròn sang hình
thức vận dộng xoáy trôn ốc - ì ù một phươniỊ pháp hết sức chậm, chạp so với sự
tập trung là cách chỉ cần thay đổi sự b ố trí về ỈƯỢìig của các bộ phận gộp thành
tư bản x ã hội. Nếu như cử phải chờ đến khi tích luỹ làm cho một sô tư bản riềng
ìẻ lớn lên đến mức có th ể dám (liíơìiíỊ dược việc xây dựng đường sắt, thì có lẽ đến
ngày nay th ế giỏi vẫn chưa có dường sắt ” (')■
Như vậy, do nhu cầu huy động vốn để mở mang qui mô kinh doanh đã
khiến cho các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau lập ra những hình thức kinh
doanh mới, có khả năng đáp ứng cao hơn và nhanh hơn. Những hình thức tổ chức
kinh doanh mà chỉ bằng cách phân phối khác đi nguồn vốn đã có, bằng cách chỉ
đơn thuần thay đổi sự sắp xếp về lượng của các bộ phận cấu
thành các nguồn vốn trong xã hội thì nguồn vốn của nhà kinh doanh đã có thể
lớn lên tới qui mô khổng lồ. Đúng như C.Mác đã khẳng định: “Qua các rông ty
cổ phần, sự tập trung đã thực hiện được việc dó trong nháy mắt “(2).

Thoạt tiên, sự liên kết này được thực hiện giữa những người quen biết, tin
cậy nhau và tạo ra các công ty đối nhân. Sau đó, sự liên kết của họ mở rộng ra
không chỉ trong phạm vi những người quen biết, tin cậy nhau nữa mà các thành
viên chỉ cần có vốn, có tài sản là đủ để có thể thực hiện sự liên kết, từ đó hình
thành các công ty đối vốn.

(1) C.Mác - Tư bản , lập Ihứ nhất, phần 2 NXB Sự Ihậl, Hà nội 1998, trang 136.
(2) c. Mác - Tư bản, sách đã dẫn, trang 139.
10


Như vậy, trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau và vốn mà các nhà kinh doanh đã
liên kết với nhau theo những cách thức nhất định và tạo ra những hình thức tổ
chức kinh doanh mới - đó là các công ty.
Nhân tố thứ hai: Do trình độ sản xuất xã hội phát triển, làm nảy sinh nhiều
ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh doanh và nhiều mặt hàng mới đem lại tỷ suất lợi
nhuận cao hơn, có sức hấp dẫn đối vói nhà kinh doanh. Nhưng các nhà kinh
doanh lại không thể ngay lập tức xoá bỏ các cơ sở sản xuất kinh doanh mà họ đã
dày công gay dựng để chuyển sang đàu tư cho một cơ sở sản xuất kinh doanh
theo những nghành nghề, lĩnh vực hay các mặt hàng mới. Họ chỉ có thể áp dụng
biện pháp rút bớt và chuyển dần từng phần vốn đã đầu tư sang cho những ngành
nghề, lĩnh vực hay những mặt hàng mới. QTtá trình này, tuy cuối cùng có thể đạt
được mục đích, nhưng phải tốn kém lất nhiều thồri gian và công sức, mà trong
kinh doanh thì yếu tố cơ bản mang tính quyết định đối với nhà kinh doanh là tính
hiệu qủa (tối đa hoá lợi nhuận) chứ không phải là mục đích. Ngược lại, khi nhà
kinh doanh có đặt ra mục đích nào đó thì chẳng qua cũng là để đạt hiệu quả tối
đa hoá lợi nhuận mà thôi. Vì Vậy, quá trình chu chuyển vốn kéo dài sẽ làm cho
nhà kinh doanh lỡ mất thời cơ, không còn khả năng cạnh tranh và chiến thắng.
Điều đó đã khiến cho các nhà kinh doanh phải tìm ra hình thức tổ chức kinh
doanh mới là công ty thì mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu di chuyển vốn

nhanh chóng để phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh và tạo thế đứng vững
chắc cho nhà kinh doanh trên thương trường.
Nhân tố thứ ba: Nền sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, trình độ kỹ
thuật và công nghệ càng cao, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt thì độ rủi
ro trong kinh doanh càng lớn và các nhà kinh doanh càng dễ dàng đi đến gần bờ
vực của sự phá sản. Nguyên tắc kinh doanh “không nên bở tất cả trứng vào một
giỏ ” làm cho các nhà kinh doanh phải tìm cách phân tán rủi

10

có thể gặp phải

bằng cách đầu tư nguồn vốn của mình ở nhiều nghành nghề, nhiều lĩnh vực,
nhiều cơ sở kinh doanh khác nhau; đồng thời thực hiện việc liên kết vói các nhà
kinh doanh khác để khi gặp lủ ro thì nhiều người cùng gánh chịu, tránh tình
11


trạng được ăn cả, ngã về không., như trường hợp kinh doanh riêng lẻ. Mặt khác,
khi liên kết với nhau thì các nhà kinh doanh sẽ phát huy được trí tuệ tập thể,
cũng như tập trung được kinh nghiệm và khả năng của nhiều người để quản lý,
điều hành công việc kinh doanh được tốt hơn.
Tóm lại, khi hai hoặc nhiều nhà kinh doanh cùng liên kết lại để lập ra một
doanh nghiệp nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh kiếm lời chia nhau thì có
nghĩa là họ đã thành lập một công ty. Mô hình liên kết này có nhiều ưu điểm, tỏ
la phù hợp với nền kinh tế thị trường; có sức hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh,
được đa số các nhà kinli doanh ưa chuộng. Có thể khẳng định: sự ra đời của công
ty là kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường, vì nó đáp ứng được yêu cầu
không chỉ của các nhà kinh doanh mà còn của cả nền kinh tế thị trường năng
động. Công ty ra đời là kết quả của việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh,

tự do khế ước và tự do lập hội.

1.2.2.

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về công ty

trên thế giói.
Sự xuất hiện của các công ty tất yếu phát sinh nhu cầu phải có luật lệ riêng
về công ty để điều chỉnh sự phát sinh, phát triển và chấm dứt hoạt động của công
ty. Những quy định sơ khai của pháp luật về công ty được thể hiện trong các qui
định về liên kết, hợp đồng và việc nhận trách nhiệm hữu hạn trong các quan hệ
nợ nần ở Luật La mã (Roman Law). Còn Luật công ty hiện đại được hình thành
trong thời kỳ tự do hoá tư sản đã phát triển đến mức độ cao.
Năm 1807 Pháp đã ban hành Bộ luật thương mại để thể chế hoá quan điểm
tự do hoạt động kinh doanh. Đến năm 1867 Pháp bắt đầu cho phép các doanh
nhân được thành lập công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn. Năm 1811 Luật công
ty chung của Hoa kỳ được ban hành tại New York. Theo các nhà nghiên cứu thì
Luật năm 1811 của Hoa kỳ là văn bản pháp luật đẩu tiên xác định các cá nhân
bắt đầu có các quyền trong công ty kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh, ở
Vương quốc Anh, việc đăng ký kinh doanh được đua ra trong Luật công ty năm


1844. Nhưng chế độ trách nhiệm hữu hạn chỉ được quy định vào khoảng các năm
ì 855 và 1862. Tại Đức, năm 1870 đã ban hành Luật công ty cổ phần và năm
1892 có Luật về công ty trách nhiệm hữu hạn (Luật này được sửa đổi lớn vào
năm 1980 và đến nay vẫn còn đang có hiệu lực). Trên cơ sở Luật công ty trách
nhiệm hữu hạn, các công ty trách nhiệm hữu hạn đã xuất hiện đầu tiên ở Đức,
sau đó được công nhận và phát triển ở Pháp, Italia, Tây Ban Nha và các nước
khác ở Châu Âu lục địa và Nam Mỹ. Các công ty trách nhiệm hữu hạn này
không phải tiết lộ công khai tài khoán của mình nhưng chúng không được bán cổ

phiếu ra công chúng. Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểu này ngày càng phổ biến
hơn so với các công ty cổ phần.'Thời kỳ đầu, việc thành lập công ty cần phải có
giấy phép của Nhà nước. Nhưng đến năm 1870 thì hầu hết các nước đều bãi bỏ
thủ tục cấp giấy phép thành lập. Công dân có quyền tự do thành lập công ty và tự
do hoạt động kinh doanh. Nhà nước chỉ bắt buộc các công ty phải thực hiện
nghĩa vụ đăng ký kinh doanh tại tòa án trước khi đi vào hoạt động. Tòa án thực
hiện việc đăng ký kinh doanh cho các công ty căn cứ vào lời khai của người
thành lập công ty, đổng thòi dựa vào kết quả thẩm định của các chuyên gia kiểm
toán độc lập.
Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai hệ thống pháp luật công ty là hệ thống
Luật công ty Anh - Mỹ và hệ thống Luật công ty châu Âu lục địa. Nhìn chung,
trong hệ thống pháp luật các nước, Luật công ty thuộc tư pháp mà sự phát triển
của nó gắn liền với sự phát triển thương mại.
ở bất cứ hệ thống pháp luật nào, Luật công ty cũng đều là tổng hợp những
qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập,
hoạt động, phát triển và kết thúc hocỊt động của công ty.
/
1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI.
Trong suốt tiến trình hình thành và phát triển, trên thế giới đã từng xuất
hiện nhiều loại hình công ly khác nhau. Đến nay, có nhiều loại công ty vẫn đang
tồn tại và phát triển, ngày càng khảng định được vị thế của mình trong đời sống
13


kinh tế. Song, cũng có những loại công ty do không thích ứng được với điều
kiện kinh tê - xã hội hiện đại nên không còn khả năng phát triển và có xu hướng
mất dần.
Việc nghiên cứu và phân loại các hình thức công ty có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong thực tiễn. Bởi vì, khi một doanh nghiệp có ý định thiết lập quan
h ệ làm ăn với một doanh nghiệp khác, thì trước hết, họ phải hiểu rõ đối tác tương

lai của mình là hình thức tổ chức kinh doanh nào. Đó là công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần hay một doanh nghiêp tư nhân. Từ đó mới biết được những
qui chế pháp lý 1 iêng biệt đối với nó mà quyết định kế sách làm ăn cho phù hợp.
Ví dụ về hình thức huy động vốn, nếu đối tác là công ty trách nhiệm hữu hạn thì
nó không được huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, mà chỉ có thể bằng
cách kết nạp thêm thành viên mới. Hoặc trách nhiệm về việc trang trải nợ nần,
nếu đối tác là một doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách
nhiệm vô hạn dối với mọi khoản Hự của doanh nghiệp. Nhưng nếu đối lác là một
công ty cổ phần hay một công ty trách nhiệm hữu hạn thì mỗi thành viên của nó
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của
mình góp vào cổng ty. Ngoài ra, việc tìm hiểu các loại hình công ty còn giúp chủ
doanh nghiệp hình dung được phần nào qui mô hoạt động, cơ chế quản lý... của
đối tác tương lai. Đổng thời còn có ý nghTa quan trọng đối với các cơ quan Nhà
nước có thắm quyền trong việc lliực hiện chức năng quản lý kinh tế.
Trong khoa học pháp lý, người ta có nhiều cách phân loại công ty. Việc
phân loại công ty được thực hiện theo từng mục đích khác nhau và căn cứ vào
các tiêu thức khác nhau.Trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, căn cứ vào
tính chất hành vi giao kết, mà người ta chia công ty thành hai loại: công ty dân
sự và công ty thương mại (còn gọi là công ty kinh doanh )... . Một cách phân loại
/
chủ yếu và có ý nghĩa quan trọng nhất trong thực tiễn pháp lý là căn cứ vào tính
chất liên kết và chế độ trách nhiệm của các thành viên, người ta chia công ty
thành công ty đối nhân và công ty đối vốn.

14


Dưới đây chí xem xét các loại hình công ly chủ yếu trên thế giới theo cách
phân chia quan trọng nhất nlur đã nói ỏ' trên.


1.3.1. Còng ty đối nhân.
Công ty đối nhân là công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ
bởi độ tin cậy về nhân ỉhíìn của tất cá các thành viên. Đối nhân là trọng về người;
trong công ty đối nhân, yếu tô nhân thân được đề cao, mang tính chất quyết định
cho sự hình thành công ty, còn yếu tố vốn chỉ là thứ yếu. Như vậy, nó là loại
hình công ty ỉi ọng nhân- hơn trọn ạ vốn-, là công ty của những người quen thân
nhau, ý hợp tâm đáu.
Công ty đối nhân có những đặc trưng cơ bản sau đây:
+ ở loại hình công ty này, không có sự tách bạch về tài sản cá nhãn các
thành viên công ty với tài sản của công ty. Cho dù tài sản cá nhân có được đưa
vào kinh doanh hay không thì khi xảy ra vấn đề chịu trách nhiệm tài sản, thành
viên công ty phải bảo đảm trách nhiệm ấy bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của
mình (bao gồm tài sán mang ra để kinh doanh ở công ty và tài sản của cá nhân).
+ Các thành viên của công ty đối nhãn phải liên đới chịu trách nhiệm vô
hạn đối với mọi khoản nợ của công ty hoặc ít nhất phải có một thành viên chịu
trách nhiệm vô hạn về các khoán nợ. Điều đó có nghĩa: khi phát sinh các khoản
nợ nần, chủ nợ có quyền đòi một trong các thành viên phải trả toàn bộ món nợ.
Thành viên này phải thi hành nghĩa vụ trả nợ không chỉ bẳng tài sản của công ty
mà còn bẳng cả tài sản của cá nhân mình. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ,
thành viên này có quyền yêu cầu các thành viên khác phải hoàn trả cho mình
theo từng phần của họ như quy định tại Điều lệ công ty.
+ Trong công ty đối nhân không có sự tách biệt tài sản ca nhân và tài sản
công ty. Chính vì vậy, mà mỗi thành viên công ty đều có tư cách thương gia độc
lập và họ phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Còn bản thân công ty, VI không có tư
cách phấp nhân, nên công (y không phải đóng thuế.

15


Công ty đối nhân thường tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là: công ty hợp

danh và công ty hợp vốn đơn giản.

1.3.1.1. Công ty hợp danh.
Công (y hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân, đã xuất hiện
từ rất sớm . T h e o các nhà Iigliiên cứu thì các c ô n g (y đưực hình thành sớm nhất

trên thế giới là những công ty được tổ chức (heo mô hình công ty hợp danh .
Công ty hợp danh là loại hình công (y tiong đó các thành viên tiến hành
hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô
hạn đối với mọi khoản nợ của công ty.
Đặc điểm cơ bản, quan trọng nhất của công ty hợp danh là trách nhiệm vô
hạn và liên đới của các thành viên trong việc gánh chịu mọi khoản nợ của công
ty. Do tính chất liên đới chịu trách nhiệm vô hạn mà khi thành lập công ty, các
thành viên phái thật sự biết rõ về nhân thân của nhau, tin tưởng nhau và “cùng
sống chết có nhau”. Các nhà kinh doanh thường ưa chuộng loại hình công ty hợp
danh hơn là kinh doanh đơn thươiiíỊ âộc mã: như kiểu cá nhân kinh doanh, bởi vì
họ muốn có vài ba người thân quen cùng làm ăn với nhau trên cơ sỏ' bình đẳng và
không phải một mình lo lắng về trách nhiệm như ở trường hợp doanh nghiệp tư
nhân (cá nhân kinh doanh ).VỚi mô hình công ty hợp danh, các nhà kinh doanh
sẽ có một công ty có cơ cấu đơn giản, chế độ thuế khoá bình thường, có nhiều lợi
thế hơn so với trường hợp kinh doanh riêng lẻ.
Công ty hợp danh có một số đặc trưng sau:
Thứ nhất: Trong công ty, mỗi thành viên đều có phần của mình gọi là phần
lợi. Phần của mỗi người tương ứng với phần vốn của họ góp vào công ty. v ố n
/
góp của các thành viên có thể bằng liền, tài sản hay hiện vật; tliậm chí, có thể
góp vốn bằng uy tín kinh doanh. Nếu có người góp vốn bằng uy tín kinh doanh
hay bẳng các giá trị tinh thần khác thì phần vốn góp này phải được tính trị giá
bằng một phán (phần lợi) lương ứng. Ở công ly hợp danh, phần vốn góp có thể


16


bằng nhau hoặc không bằng nhau và có một đặc tính là không được tự do chuyển
nhượng, cũng không được thừa kế. Do công ty đối nhân là công ty “trọng nhân”
hơn “trựmỊ vân", nên phần vốn góp của các thành viên không thể chuyển nhượng
được cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào. Ngay cả trong trường hợp có
một thành viên chết thì phẩn vốn góp của người này, với tư cách là thành viên
công ty, cũng không thể được chuyển cho người được thừa kế để người này
đương nhiên trở thành thành viên công ty. Đối với trường hợp này, công ty hợp
danh chỉ có thể thanh toán phần vốn góp của người đã chết cho người thừa kế
hoặc giải tán công ty.
Thứ hai: công ty hợp danh phải hoạt động dưới một hãng chung và việc đặt
tên công ty phải (heo nguyên tắc do luật định. Hợp danh có nghĩa là kinh doanh
dưới một tên chung, cho nên tên của công ty phải mang tên của ít nhất một thành
viên kèm theo các chữ “và CÔIIÍỊ ty”, “vờ các con” hoặc “ vờ anh em "... Đặt tên
cho công ty hợp danh là để phân biệt công ty này với công ty khác. Tất nhiên
không chỉ có công ty hợp danh mới có tên, các loại công ty khác cũng có tên,
nhưng điều cần lưu ý đó là chỉ có công ty hợp danh mới đặt tên theo luật định.
Điều này có ý nghĩa ở chỗ nó làm cho người khác chỉ cần đọc tên công ty thôi là
biết được hiện thời trong công ty đó những ai là thành viên, ai là người chịu trách
nhiệm trong quan hệ đối ngoại...
Thứ ba: Trong công ty hợp danh, tất cá những thành viên đều có tư cách
thương gia. Điều này cũng có nghĩa là nếu muốn trở thành thành viên của một
công ty hợp danh thì phái có năng lực cần thiết mà pháp luật, qui định để hành
nghề kinh doanh. Vì có tư cách thương gia nên mỗi thành viên đều phải ghi tên
mình vào sổ thương mại. Nêu công ty bị phá sản thì mỗi thành viên đương nhiên
cũng bị tuyên bố phá sán. Sở dĩ như vậy là vì mỗi thành viên đều phải chịu trách
nhiệm liên đới vô giới hạn về công việc của công ty. Do đó, mặc dù công ty là
một tổ chức biệt lập, trách nhiệm của công ty cũng đồng nhất với trách nhiệm

bán thân của mỗi thành viên. Khi công ty không có khả năng trả nợ tức là công
ty đã bị phá sán thì cũng kéo theo luôn sự phá sản của các thành viên.
.THirVíÊN
T ệ : iiẠÍHỌCỊ. ir- HÀ NỘI

17

í

d í %ị

:


Thứ tư: Trong công ty hợp danh, tất cả các thành viên đều phải chịu trách
nhiệm bản thân, liên đới và vô hạn về mọi khoán nợ của công ty. Tất cả mọi
thành viên của công ty đều phải chịu trách nhiệm như vậy với tư cách hội viên,
bất kể là tên mình có được ghi trên báng hiệu của công tyhay không.
Trách nhiệm vô hạn và liên đới của các thành viên trong công ty hợp danh
là một đặc điểm vô cùng quan trọng và là một trong những lý do chủ yếu khiến
cho các đối tác tlìích làm ăn hơn với loại công ty này. Bởi

V I,

trong quan hệ làm

ăn với công ty hợp danh, các đối tác được quyền bảo đảm không những bằng tài
sản của công ty mà còn bằng cả trên tài sán l iêng của mỗi thành viên.
Việc các thành viên trong công ty hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm
vô hạn về mọi khoản nọ' của công ty có nghĩa là:

-

Các thành viên chịu trách nhiệm một cách trực tiếp cơ bản vì chủ nợ có

quyền đòi bất kỳ ai loàn bộ số tiền nợ.
-Trách nhiệm này không thể bị giới hạn với bất kỳ thành viên nào. Nếu họ
có thoả thuận khác thì lập tức công ty sẽ chuyển sang loại hình công ty hợp vốn
đơn giản.
-Trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công
ty và tài sản cá nhân. Sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với khối tài sản chung
sang tài sản liêng là rất đon giản và nói chung là khó kiểm soát, v ề nguyên tắc,
ngay khi một thành viên chưa được hưởng một chút lợi nhuận nào thì vẫn phải
chịu trách nhiệm. Vì vậy, khả năng rủi ro và nguy hiểm đối với từng thành viên
rất lớn. Nếu công ty thua lỗ thì họ rất dễ bị khánh kiệt gia sản.
Tuy nhiên, lợi thế của công ty hợp danh là khả năng dễ dàng được ngân
hàng cho vay vốn hoăc hoãn nợ, bởi tính chịu trách nhiệm vô hạn là sự đảm bảo
an toàn. Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao nên việc tổ chức, điều
hành trong công ty họp danh không nhất thiết phái tuân theo những qui định
nghiêm ngặt của pháp luật như các loại hình công ty khác. Pháp luật dành quyền
rộng rộng rãi cho các thành viên thoả thuận về những qui định này. Qui định

18


ràng buộc duy nhất mà pháp luật đòi hỏi chính là tính chịu trách nhiệm vô hạn
và liên đới của các thành viên dối với mọi khoản nợ của công ty.
Việc thành lập công ty hợp danh được tiến hành trên cơ sở hợp đổng giữa
các thành viên. Họp đổng thành lập công ty có thể lập thành văn bán hoặc thoả
thuận miệng, v ề nguyên tắc, hợp đồng thành lập phải được đăng ký vào danh ba
thương mại. Tuy nhiên, trong một sô trường hợp, hợp đồng tuy không được đăng

ký nhung được thông báo rộng rãi thì vẫn có giá trị pháp lý.
Trong hợp đổng, điều quan trọng là sự thoả thuận về trách nhiệm của các
thành viên. Một công ty hợp danh được thành lộp nếu ít nhất có hai thành viên
thoả thuận vói nhau cùng chịu trách nhiệm vô hạn.
Cơ cấu lổ chức quán lý của các công ty hợp danh rất đơn giản. Các thành
viên có quyền tho ả thuần trong hợp đồng về việc tổ chức, điều hành và đại diện
công ty. Thông thường, công ty hợp danh được tổ chức dưới hình thức một hãng
chung. Hãng này có thể mang tên của một thành viên hoặc tất cả các thành viên.
Hầu hết pháp luật các nước đều qui định công ty hợp danh không có tư cách
pháp nhân. Dưới hình thức một hãng, công ty hợp danh có tư cách thương gia
độc lập. Tuy nhiên, mỗi thành viên vẫn có tư cách thương gia liêng. Các thành
viên có thể cùng nhau điều hành và đại diện cho công ty hoặc thoả thuận phân
công trách nhiệm và quyền đại diện cho từng người.
Về vấn đề góp vốn, luật không qui định vốn tối thiểu. Các bên có quyền
thoả thuận hình thức góp vốn (bằng tiền, hiện vật, các bản quyền ...). Thậm chí,
vốn góp có khi chỉ là uy tín kinh doanh của cá nhân.
Công hợp danh thường có số lượng thành viên không nhiều, các thành viên
có độ tin cậy cao đối với nhau. Vì thế, việc thay đổi thành viên trong công ty hợp
danh là rất khó khăn. Chỉ cần một trong số các thành viên chết hoặc ra khỏi công
ty là công ty giải thể. Nguực lại, thành viên của công ty hợp danh khi muốn ra
khỏi công ty chỉ có cách xin giải thể công ty hoặc chờ đến ngày công ty hết thời
hạn đăng ký.

19


1.3.1.2. Công ty liọp vốn đon gian.
Công ly hợp vốn đơn giản là loại công ty có ít nhất m ột thành viên chịu
trách nhiệm vô hạn (thành viên nhận vốn) còn những thành viên khác góp vốn
vào công ty và chỉ chịu (lách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp (thành

viên góp vốn).
Theo các tác giả Pháp, mầm m ông của loại công ty hợp vốn đơn giản này

xuất hiện từ thòi Trung cổ và thịnh hành nhất ở một số tỉnh thuộc Italia do sự
thúc đẩy của những nhu cầu thương mại hàng hái tại các nơi này. Ớ Pháp, từ năm

1673 đã có luật qui định về loại công íy hợp vốn đơn giản . Theo đó, khi thành
lập công (y hợp vốn đon gián, bắt buộc các đương sự phải làm hựp đồng viết,

trong đó phân biệt lõ tư cách của íhành viên nhận vốn và thành viên góp vốn. Sự
phân biệt này là hết sức cần thiết để cho các đối tác không nhẩm lẳn giữa tư cách

của người góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp của
mình và người nhận vốn chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công

tyCông ly hợp vốn đơn gián ra đời trước hết là để đáp ứng nhu cầu của
những người có tiền, có vốn như các nhà quí tộc, quan toà, thầy tu, những người
có địa vị xã hội cao... muốn bỏ tiền ra kinh doanh kiếm lời nhưng lại không
muốn hay không thể xuất đầu lộ diện trước công cluing với tư cách là một
thương gia. Những người này vì địa vị cao quí, nhưng vì qui chế, nghề nghiệp
không cho phép họ có nhũng hoạt động kinh doanh công khai, không cho phép
họ có thời gian 1rực liếp diều hành công (y nên họ chỉ có cách duy nhất để (ham

gia vào hoại động kinh doanh bằng cách cấp vốn cho những người khác. Bên
cạnh lý do trên, còn một lý do nữa dẫn đến sự ra đời của các công ty hợp vốn
đơn gián đó là bản (hân một số nhà kinh doanh cũng muốn kinh doanh nhưng lại
không muốn tham gia vào công ly hợp danh do tính chịu trách nhiệm vô hạn của
loại công ty này.

20



Cùng là công ty dôi nhân, về cơ bản, công ty hợp vốn đơn giản giống công
ty hợp danh. Nhưng điểm khác nhau mấu chốt giữa hai loại công ty này là công
ty hợp vốn đơn gián có hai loại thành viên có qui chê pháp lý khác nhau, đó là:
Thành viên nhận vốn (hay còn gọi là thành viên quản trị) là người quản

-

lý và sử dụng vốn, người trực tiếp điều hành công ty. Các thành viên này có trách
nhiệm và nghĩa vụ như các thành viên trong công ty hợp danh, nghĩa là họ phải
chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoán nợ cùa công ty. Thành viên nhận vốn có
trách nhiệm cao hơn thành viên góp vốn, nên đương nhiên họ có quyền lớn hơn
thành viên góp vốn: họ có quyền lấy tên mình đặt tên cho công ty, có quyền
quản lý công ly, có quyền đại diện cho công ty trong quan hệ đối ngoại.
-

Thành viên góp vốn là người bỏ vốn ra cho công ty kinh doanh nhưng

không được lấy tên mình đặt tên cho công ty. Thường thì tên tuổi của thành viên
góp vốn không được ghi công khai trong danh bạ thương mại mà tên họ chỉ có
trong hợp đồng thành lập công ty. Thành viên góp vốn tuy thực chất là một thành
viên của công ty, có gia nhập vào công ty nhưng không vì thế mà họ có tư cách
thương gia. Hành vi bỏ vốn vào công ty của người này là hành vi thương mại
nhưng chính bán thân ngưừi này lại không phải là một (hương gia. So với các
thành viên nhận vốn, thành viên gó|) vốn cỏ trách nhiệm íl liưiì, họ chí phải chịu
trách hữu hạn về mọi khoản nợ của công ty tương ứng với phần vốn góp của
mình. Trong việc điều hành, quản lý công ty, thành viên góp vốn chỉ có quyền
trong quan hệ nội bộ công ty, không được đại diện cho công ty trong quan hệ
đối ngoại.

ớ công ty hợp vốn đơn giản, về nguyên tắc, nếu thành viên góp vốn chết
thì công ty phải giải tán. Tuy nhiên, trên thực tế, khi xảy ra trường hợp này phần
vốn cuả thành viên góp vốn có thể được chuyển cho người thừa kế và người thừa
kế có thể trực tiếp trở thành thành viên góp vốn trong công ty.
Một điểm khác nhau nữa giữa công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn
giản là ở chỗ: tài sán do thành viên c ô n g ty hợp vốn đơn giản góp vào c ô n g ty

21


×