Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Một số vấn đề về quyền tác giả trong bộ luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.57 MB, 105 trang )


lŨ H ỈỈÁ O DỤC VẢ H Ả O TẠO

lỉỘ T Ư IM ĨA P

TRƯỜNG ĐẠI
LUẬT
HÀ NỘI
n HỌC
•«
*

K liíir n iị THANH

MỘT SỐ VẤN »ể vế QUV€N TÁC GIỎ
ĨRONG m ậ* ĩ íỉâN Sự
é V
m lậ NflM
í 'huyên n " à n h : L ii ậ t Dím sụ
Míì Sũ: 5 0 5 0 7

L U Ậ N ÁN H I Ạ C S Ỹ L U Ậ T H Ọ C

.(ỈỊĨƠĨ H Ư Ớ N r , J\\"V k h o V M Ọ C :
Í S. ÍỈOAINCr T H Ế L I Ế N
VIí' M ! P Ư Ở N G V Ì Ệ N N G H Ỉ Ê N C Ú lJ K H O A H Ọ C P H Á P LÝ
BÔ T ư PHÁP

THƯ VỈẼN
ĨRƯÒNG ĐẠI HỌC l(J?ĩ HÀ NỘ!
PHCNO€>ỌCGV,. ị ị ? / ệ



H Ả NỘI - 19 99


(B Y ĩf

qhỉ

lu ậ it

;m

rm u

ftn a il

rằ n g

lu ậ r t

án

íủ

cung

t r h ilf

u g []iíM t


cứ u

^
ị1
hỈỊna I|ỌC rỏ tilftền s á ì t g tạ o củi riÊHCỊ h a u tljan tức g i ả t m t ciY s ử c6 s ự
tlỊnm

I

h l Ị n o , íĩê t Ỉ Ị ừ a m ô t 5 ấ (lúiiìi f r t ể m t ừ I t í | u ' u t à i í í ê u

h l } u a ÍỊOC, í à t

liệit

c l Ị i i ụ ê n l ì ĩ í m ÍTà r á c t à i l i ệ u ỉ il ịít í.

ỉ ì ồ u q 11Ịòtì tác tụ'ả l u ậ i t l á u x h t clịân tÍỊàulỊ c ả m 0’u (là t m m g nlỊậ tt
ữ ư ự r UỈỊUÌUỊ ú íũếit ?Ú1U£ qóị.i]xây ì ụ ủ t q c ủ a các iÍỊĩlụ cô i.Ịtáo, c ủ a các b ạ n

Sổnạ

nqÍỊÌCỊ.1, c ủ a

lu ậ n

án

u 1ị ũ ’u


^

ỉn \rò 't

lỊitan

tâm

fiốu

tro n g

( tA

fic: t à i -

^ ă c

hiệt,

e â it

sắc

tác

giá

/
x in


f i i í ọ ’i.- h à u

tỏ

(ìẾ u ị

lú u Í Ị

Iric í

rfn

tở í

tỈỊầụ

I ‘
'
|Kr<'‘m q ® ljế ^ÌOiên, (Hiếu s ỡ lỊiật học, plltệit írư ỏ iU Ị ỊHÌtCut ìtỊ^ÍỊÌên cửu hI|UH
ỈỊỌI' p!|á|.ì lý - l i ộ tHu’ plj;ì||, n g u ’iVi 5 ã t ậ u tìuỈỊ ÍỊit’á’n g ồ ẫ u , g i ú p tí õ’ Oà

ồộtiạ hiên tác íỹả íỊlùn t 111Aiị[| bản íiụttt áit nàụ.

Hà nội ngày 9 tháng 9 năm 1999


M Ụ C LỤC

r h ĩìn mử đ ầ u ......................................................................................................................3

1. T í n h c ấ p thiết cùa việc n g hiên cứu dề lài.............................................................3
2. M ụ c tiêu v à nliiộin vụ n e h iô n c ứ u ......................................................................... 4
3. P h ư ơ n g p h á p n g h iê n c ứ u .......................................................................................... 5
4. Ý n g h ĩ a k h o a học và th ự c tiễn c ủ a luận ;ín......................................................... 5
5. C ư c ấ u c ủ a luận á n ....................................................................................................... 6

C h ư ơ n g 1 - M ộ t s ố vấn (ỉề c h u n g về quyến lác g i á ........................................... 7
I . I . Khái n i ệ m q u y ề n lác g i ả ....................................................................................... 7
! .2. Đ ặ c trưng của q u y ề n (ác g i á .............................................................................. 10
1.3. V ấ n d ề b ả o hộ tác p h ẩ m ...................................................................................... 13
1.4. C ổ n g ưổ'c q u ố c lể và luậl ph áp các nước về qu y ền tác

g i ả ................... 19

1.5. Kli.ìi lược CÍÍC qui đ ịnh về q u y ề n lác giả ở Việt n a m .............................. 28

Chirưng 2 - T á c giả và chủ sỏ' lũíu lác plúim, Các quyền của lác giá và
ciíc q u y ề n của chủ s ở hfi'u (ác p h ẩ m .....................................................................35
2.1. T á c g i ả và chù s ớ hữu (ác p h ẩ m ....................................................................... 35
2.1.1. T á c g i ả ................................................................................................................35
2.1.2. C h ủ s ở hữu tác p h ẩ i n ................................................................................... 43
2.2. C á c q u y ề n của lác giả và cá c quyền của c h ủ sử hữu tấe p h ẩ m .......... 4 6
2 . 2 . 1.Các q u y ề n CIKI lác giả đ ồ n g thời là chủ sở hữu tá c pliẢm.............. 47
2 . 2 . 2 . C á c q u y ề n củ;i lấc giả k h ô n g dồng thời là c h ủ s ở hữu tác phẩ m 61
2 . 2 . 3 . Q u y ề n của chủ so' hữu tác phẩm không d ồ n g thời là tác g i ả ........ 61
2.2.4.Các
q u y ề n k h á c c ủ a lác giả, chủ sỏ' hữu lác p h ẩ m ...................... 62
2 . 2 . 5 . Giói h ạ n quyồii lác g i ả .................................................................................64
2.2.6.Thò'i h ạn b ả o họ q u y ồ n (ác [’iả.................................................................. 67
2.2.7/L’hừa k ế q u y ề n tác ai ả ..................................................................................69


C liuơn g 3 - T h ự c liễn thi hàn h các qui định cùa Hộ luật Diìn sự về
q u y ể n (ác giả và một số kiến n g l ì ị . ..................................................................... 7 í
3.1. T h ự c íiễn thi himli cá c qui dịnh của 13LDS vồ q u y ề n tác g i ả .................7 1
3.2. M ộ t s ố k iế n nghị Ilìực llii và lionn lliiện qui clịnh về o u y ề n Lác lỊÌả
Iro ng I 3 L D S .......................................................... .................................................. .......90
3 . 2 . 1. Kiến nghị llụĩc thi qui dịnli về quyền lác ụiả t r o n g B L D S .........90
3.2.2. M ộl số kiến nehị n h a m ỉioìin (hiẹn lịíii tlịnh vẻ q u y ề n lác giả
tro n g B L D S .............. .....................................’................................ ................ ......... 92
3.2.3. K i ế n nghị về vAìi đ ê Viẹl n;im lliíim Ịiia c ỏ n g ư ớ c q u ố c t ế vé
q u y c n lác g i ả .............................................................................................................. 95
Kết l u ậ n ..............................................................................................................rrr^...99

D a n h m ục lài liẹu tham k l i ỉ i o .............................................................................. 101


PHẨN MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Từ lAu, vấn đề

Víii

Irò và tầm quan trọng của hoạt dộng sáng tạo trí tuệ dối với

sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế và văn hoá, xã hội dã được nhận
thức lương đối thống nliâì trong phạm vi một quốc gia cũng như trcii loàn thế giới.
Những thành quả của hoạt dộng sáng tạo trí tuệ của con người cũng dược thừa nhận
là tài sản và gọi là tài sản trí tuệ. Sở hữu các tài sản (rí tuệ được gọi lắt là sở hữu trí
tuệ. Khác với íài sản vột chất thuộc phạm trù tài sản và quyền sở hữu theo nghĩa
truyền thống thì tài sản trí tuệ là loại tài sản đặc biệl. Chúng dặc biệt ở tính chất vô

hình nhưng lại chứa dựng giá trị tinh (hán, vật chất vô cùng lo lớn .
Sở hữu trí tuệ dược clìia làm hai bộ phận là quyén lác giả và quyền sở hữu công
nghiệp. Trong hệ thống pháp luật Việt nam hiện h àn h , ngoài qui tlịnli của Hiến pháp
thì quyẻn sở hữu trí tuệ thiực điều chỉnh tại Bộ luật dân sự (BLDS) được Quốc hội
klioá 9 kỳ họp thứ 8 lliông qua ngày 28. 10.i995, được Chủ tịch nước công bố ngày
9.11.1995 và có hiệu lực từ ngày 1.7.1996, trong dó từ Điều 745 dến Điều 789 qui
dịnli về quyến tác giả. Các qui định này của BLDS là cơ sở pháp lý vô cùng quan
trụng bảo vệ quyền tác giả các tác phẩm ván học, nghệ thuật, khoa học ; dà thực sự
tạo nôn làn gió mới trong cuộc dấu tranh chống lại các hành vi vi phạm quyền tác
giả, bảo vệ kịp thời và có hiệu quả quyền lợi tinh thán, vật chất cho (ác giả, cho chủ
sử lũru lác phẩm. Mặt khác, với xu Inrớng chung của nhiều hiệp ước quốc tế hiện
nay la đều chứa đựng nhiều diều khoản về sở hữu trí tuệ mà các quốc gia lliànli viên
pluìi cam kết tôn trọng và trong diều kiện Việt nam ta dã trở thành thành viên dầy đủ
của Asean, thiết lập quan liệ chính Ihức với Liên minh Châu Âu, ký Iliệp (.lịnh về
quyển tác giả với Hoa kỳ, clniẩn bị ctíini phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới cũng như diều kiện liong nước và liến trình giao lưu, hội nhỌp quốc lế đòi hỏi
chúng ta phải xúc tiến việc xin gia nhập Công ước quốc tế Bernc về Bảo hộ quyền
lác giả các tác phẩm văn học, nẹhệ thuật thì các qui định về quyền tác giả trong
BLDS lại càng có ý nghĩa lớn về chính trị, pháp lý, vf>n lioá, xã hội, ngoại giao...
Tuy nhiên, các ý nelVĩa trên chỉ có thổ dạt được mội cách ckly đù khi chúng ta
dam bảo thực thi có hiệu quả các qui định về quyền lác giả tỉ ong BLDS. Điều này
klióng chỉ đòi hỏi phai có mộl hệ thống các văn han hướng dẫn thực hiện BLDS

3


dóng bộ, thống nliấl mà còn dòi hỏi mộl đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản
lý, cán bộ xcl xử...có trình độ và chái lượng cao trong khi thực tiễn bảo hộ sở hữu ti í
tuộ nói chung, bảo hộ quyền tấc giá nói riêng ở Viột níim ta do còn rất mới mẻ nên
có nhiều hạn cliế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong điều kiện nói trên, việc nghiên cứu đề lài “ Một số vấn đề về quyền tác
giả trong luật dân sự Việt nam” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực liễn nhằm
làm sáng tỏ qui định pháp luật trong lĩnh vực này, góp phần bảo vệ tốt hơn các
quyền của tác giả, các quyền của chủ sở hữu tác phẩm đối với (ác pliẩm văn học,
nghệ tliuậl, khoa học. Đồng thòi việc làm này cũng nhằm góp một phần nhỏ bé vào
việc “ Làm lốt công tác bảo hộ quyền tác giả” là một trong những nhiệm vụ quan
trọng, dặc biệt dược ghi tại Nghị quyết T U 5 ( Khoá 8 ) của Đảng Cộng sản Viột nam
trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. M ụ c tiêu và nliiệm vụ nghiên cứu.
Trong luân áĩi lác giả cố gắng làm sáng tỏ các qui định của BLDS về quyổn lác
giả iheo hướng nghiên cứu, bình luận mọi khía cạnh của vấn dề, giải quyếl I1Ó trong
mối quan hộ vứi mộl số vấn dề khác có liên quan. Đồng thời lác giả cũng cố gắng
nghiên cứu một cách có hệ thông sự bảo hộ pháp lý về quyền tác giả được thể hiện
trong các vãn bản pháp lu ạt (rước khi có BLDS, thực tiễn thực thi BLDS về các qui
clịnli này, cũng như sự bảo hộ pháp lý về quyền lác giả của một số nước Irôn thế giới,
mộl số công ước quốc tế trong lĩnh vực này để từ đó có những so sánh, kết luận cần
lliiếl, lìm ra và đề xuAt những giải pháp với mong muốn góp phán hoàn thiện qui
(lịnh pháp luậl Irong lĩnh vực này.
Để đạt dược mục liêu trên, luận án sẽ giải quyếl những nhiệm vụ sau dây:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền lác giả như khái niệm, đặc
Irưng của quyền tác íiiả, nguyên nhíìn dẫn đến yêu c;ìu bảo hộ pliáp lý về quyền tác
giả...
- Phân lích và lý giai qui dịnh của BLDS về một số nội dung trọng lAm của sự
bảo hộ pháp lý quyẻn tác giả như qui định về tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; các
quyền của tác giả và các quyền của chủ sỏ' hữu tác phẩm... cùng nhiều vấn dề khác
có liên quan.

4



-

Tìm hiểu tình hình thực liễn lliực thi qui định pháp luậí về quyền tác giả Uong

những năm qua, đặc biệt là kể từ khi BLDS có hiệu lực. Từ đó đề ra một số giải pháp
nhằm đảm bảo quá trình đó đạt hiệu quả cao, cũnn; như nhằm hoàn thiện qui định
của BLDS trong lĩnh vực này .

3. P hương p h á p ng h iên cứu c ủa luận án.
- Chúng lôi coi chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là
cơ sở phương pháp luận dể nghiên cứu đề tài.
- Các phương pháp m à chúng tôi sử dụng để nghiên cứu đề tài bao gồin:
phương pháp phồn tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu kết hợp với phương pháp điều
tra, khảo sát thực tế tại một số cơ quan nhà nước hữu quan như Cục Bản quyền tác
giả, Cục Xuất bản, To à án nhân dân thành phố Hà nội...từ đó kết hợp lý luận với thực
tiễn dể dề xuất giải pháp hữu hiệu cho quá trình thực thi và hoàn thiộn qui định của
pháp luật nói cluiiìg, BLDS nói riêng về quyền tác giả.

4. Ý nghĩa kh o a học và thực tiễn của luận án.

Kêt quả dạt dược của luận án có ý nghĩa trong việc góp phẩn tìm hiểu một
cách có hộ thống các qui định của pháp luật từ trước tới nay về quyền tác giả, tăng
cường pháp c h ế trong lĩnh vực này, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước .
Kết quả đạt được của luận án còn có ý nghĩa trong việc góp phần làm rõ cơ sở
lý luận trong các qui định của BLDS về quyền tác giả và vai trò của các qui định này
trong quá trình bảo hộ các quyền lợi tinh thần và vậl chất của tác giả, của chủ sở hữu
lác phẩm.
Với những kết quả bước đầu đạt. được trong quá trình nghiên círu, hy vọng

luận án này được sử dụng trong quá (rình giảng dạy, học tập ở các trường dại học
chuyên ngành luật . Đồng thời chúng tối cũng hy vọng luận án sẽ nhân được sự quan
tfim, iham khảo, góp ý của các bạn đồng nghiệp, các nhà chuyên môn, các nhà quản
lý...khi nghiên círu, giải quyết những vấn đề, sự việc có liên quan đến qui định của
pháp 1uột nói chung, BLDS nói riêng về quvền tác giả.

5


5. C ơ cấu cíỉa luận án.
Luộn án được kết cấu với Phán m ở đầu, 3 chương, kết luận và đanli mục các tài
liệu tham khảo.
P h ầ n m ở đ ầ u : Phân này trình bày tính cấp thiết của việc nghiên cứu dề tài,
mục liôu và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và
thực liễn của luận án...
C h ư ơ n g 1 - Klúíi niệm chung về quyền tác giả.
Phần này Irình bày một số vấn đề lý luận về quyền tác giả như khái niệm
quyền tác giả, đặc trưng của quyền tác giả, các loại hình tác phẩm dược bảo hộ theo
luật quyền tác giả...
C h ư ơ n g 2 - Tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. Các quyền của (ác giả và các
quyén của chủ sở hữu lác phẩm.
Phần này lán lượt trình bày nhũng nội dung trọng tâm của qui định pháp luật
về quyền tác giả. Đó là việc xác định lác giả, chủ sở hữu của tác phẩm; các quyền
nl)fm lliAn và các quyển tài sản của liọ với tư cácli là người sáng tạo tác phẩm, với lư
cách là chủ sở hữu lác phẩm cùng một số vấn đề có lièn quan khác như việc giới hạn
quyển lác giả, thừa kế quyền tác giả...
C h ư ơ n g 3 - Thực tiễn thi hành qui định về quyền tác giả trong BLDS và một
số kiến nghị.
Phẩn này trình bày kết quả tìm hiểu quá trình thực thi BLDS về quyển tác giả,
đổ xu rú phương hướng hoàn thiện qui định pháp luật trong lĩnh vực này .

Kết luận: Tóm (ắt sơ lược nội dung và kết quả nuhicii cứu dề tài.

6


C H Ư Ơ N G 1 - M Ộ T SỐ VẤN Đ Ể C H U N G VỂ Q U Y Ể N

t á c g iả

1.1. Khái niệm quyển tác giả.
Đừi sống con người không đơn thuần là đời sống vật chất mà còn bao gồm cả
dời sống tinh thần với các nhu cầu ngày càng cao can được tlioả mãn. Một phán khá
lớn các nhu cầu trong dời sống tinh thần của con người được đáp ứng thông qua việc
liếp cẠn các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do chính con người sáng tạo ra.
Đó là các sáng tạo mang lính nghệ thuật như bản nhạc, bài Ihơ, truyện ngắn, tiểu
thuyết... hoặc mang tính khoa học như các bài giảng, sách giáo khoa, giáo trình, các
công trình nghiên cứu khoa học ... Các sáng tạo trí tuệ này là kct quả của quá trình
suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu, tư duy, tổng hợp của con người. Con người phải lao
động cực nhọc mới tạo ra chúng. Chính các sáng tạo trí tuệ dó lại được con người sử
dụng rộng rãi và có vai trò to lớn trong việc nâng cao nhận thức và xAy dựng tình
cảm lành inạnli cho con người, có tác động sâu sắc tói việc giáo dục nhân cách con
người, giiìp con người có những khám phá và hiểu biết mới về văn hoá, khoa học,
nghệ thuật, lịch sử... Chúng ta hãy dọc một đoạn bình của nhà văn Nguyễn Tuân
“ Một người thợ kim hoàn về ngôn ngữ Việt nam ” (theo đánh giá của nhà thơ Tố
IIỮII - Báo Văn nghộ ngày 14.3.1999 ) về một tác ph;im văn học rất quen thuộc trong
nhà Irường - tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố - để thấy lác phẩm đó có thể
mang lại cho người dọc nhũng giá trị Iilur thế nào về hình tượng người phụ nữ thôn
quê Việt nam trong xã hội cũ: “Chị Dậu liêu biểu ciio cái lẽ phải thông thường của
những con người nông dân lành mạnh, cây lúa thòm ánh sáng như thế nào thì chị
cũng íuông ra khỏi bóng tối như lliế. Trong thời cũ, văn học và văn chương chỉ diễn

tả những lâm trạng phụ lũr thị dân và thảng hoặc có chấm phá đến phụ lũr làng thì
cliỉ đưa ra những nét thôn nữ dìu dịu. Ngô Tất Tố đã đưa ra, đã dám đưa ra một nhãn
vật đàn bà nông thôn khoẻ khoắn, lành mạnh như chị Dậu... Nếu tôi (tức nhà văn
Nguyễn Tuân) được làm một luận đề khoa văn ở đại học về người (làn bà trong văn
học Việt Nam thì tối không thể không bàn tán đến chị Dậu của cloản thiên Ngô Tất
Tố. Trên cái lối giời, tối ctấl của đổng lúa ngày xưa, thấy sừng sững cái chân dung
lạc quan của chị Dậu” Ị2 7 Ị .
Khi xa hội đón nliận và đánh giá lác phẩm của lác giả, có nghĩa ]à tác giả dược
xã hội ghi nhộn quyền lợi linh ihần là người sáng tạo lác phẩm, tác phẩm !hể hiện

7


dâu ấn riêng của tác giả về trí tuệ, lài năng, phong cách... Tuy nhicn, liêu bản thân
tác giả khôna; (lược bù đắp chi phí mà họ dã bỏ ra dể sáng tạo tác phẩm và gia dinh
họ kh ổng có thư lìhập từ những sản phẩm do họ sáng tạo ra, thì họ sẽ tìm con đường
khác cho công việc của mình và khi đó thế giới chúng ta đang sống sẽ nghèo di vì
ihicìi tiếng nói và sự sáng tạo của họ. Bởi

VI,

để tạo ra tài sản trí tuệ nói chung, tác

phẩm nói riêng con người phải bỏ ra rất nhiều công sức và chi phí nhưng khi tác
phẩm dược hoàn thành thì sự bắt chước lại rất dễ dàng. Một khi hàng hoá bắt chước
dược lưu thông trên thị trường thì chính bản thân người sáng tạo, bản than tác giả sẽ
chịu thiệt hại nặng nề. Do đó, cần xây dựng luật pháp để bảo vệ quyền của người
sáng tạo tác phẩm, để đối phó một cách có hiệu quả với sự xâm phạm cũng như để
xíìy dựng và hoàn thiện cơ c h ế sử dụng các sáng tạo trí tuệ đạt hiệu quả xã hội cao
nhất. Nghĩa là sự bảo hộ pháp lý quyền tác giả là một trong những phương liện hữu

dung và có hiệu quả góp phán thúc đẩy sự sáng tạo trí tuệ của con người, khuyến
khích và bảo đảm cho các nlià văn thì viết văn, các hoạ sỹ thì vẽ, các nhạc sỹ í hì
sáng t;íc nhạc... Từ dó Ihế giới chúng ta liếp tục C.Ó sự sáng tạo phone, phú, thiết thực
Imng lĩnh vực vìín học, khoa học, nghệ thuật. Phải chăng đó là một trong những ]ý
(lo cơ bản dể những dòng chữ sau dây được khắc liên vòm của toa nhà là trụ sở
chính của Tổ chức s ở hữu trí luộ thế giới (WIPO) ở (ỉeneva: “T ài sản của con nqười
xuất p h át từ Ììììíúìỉị tắc p h ổ m văn học vả công trình sá nẹ tạo. N hững tác plĩảm và
rông iiình này dược đảm bảo bân ẹ tời sởn trong suốt cuộc đời của con người. Đ ó ỉà
ĩìỉiiệiìì vụ cửa các quốc giơ đảm bảo m ột cách hữu hiệu việc bảo hộ tác p h ẩ m văn
học và công trĩnh sánÍỊ tạo đ ó ”. Những dòng chữ này nhấn m ạn h tẩm quan trọng của
các lác phẩm văn học và công (rình sáng tạo là kết quả của hoạt dộng sáng lạo trí tuệ
CỈU1 con nẹười trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế cùng với việc bảo hộ chúng
mội cách có hiệu quả bằng pháp luật của các quốc gia.
Như vậy, việc lác giả sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học dã làm
xuÁt hiện quyền của lác giả dối với l;ic phẩm CỈU1 mình ( au thor’s 1'ighl). Ở phương
diệu này, khái niệm quyền tác giả được dùng để đề cập đến chính các quyền của tác
u,iả - người dã sáng tạo ra tác phẩm và được gọi là tấc giả của lác phẩm. Có hai loại
quyền Irone; quyền tác giả: quyền kinh tế (ở ta gọi là quyền tài sản) và quyền tinh
thÀiì (ở ta gọi là quyền nhân thân). Quyển kinh (ố là quyền của lác giả cHrực hưởng
lợi ích về mặt tài chính lừ việc cho phép người khỉíc sử dụng lác phíỉni của mình.

X


Quyén tinh thần đảm bảo cho lác gia đưa ra và thực hiện những công việc cụ thể
uliằm duy trì mối liên liệ cá nhân giũa bản thân tác giả với tác phẩm. Vì vậy có thể
dưa ra khái niệm về quyển tác giả như sau: Quyền lác giả là các quyền kinh tế (còn
gọi là quyền tài sản) và quyền tinh thrin (còn gọi là quyền nhân thân)của tác giả với
tư cách là ne;ười sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuât,
khoa học.

Quyền kinh tế của tác giả được thực hiện thông qua việc cho phép người khác
sử dựng tác phẩm của mình dã được bảo hộ bằng luật quyền tác giả. Mọi luật quyền
tác giả đều ghi nhận rằng íác giả có quyền cho phép hoặc ngăn cấm người khác thực
hiện các công việc cụ thể liên quan [ới tác phẩm như sao chép tác phẩm, trình diễn
lác pliíỉm trước công chúng, phát thanh lác phẩm hoặc chuyển tải tác phẩm tới công
chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khác, dịch tác phẩm, chuyển
thổ tác phẩm...
Quyền sao chép tác phẩm là quyền rất cơ bản theo luật quyền tác giả. Thông
qua việc thực hiện quyền này mà các bản sao tác phẩm được chuyển đến công chúng
từ một bản gốc của tác phẩm, bất kể các bản sao đó dược tạo ra dưới dạng các bản in
do (lược in ấn hay hằng phương tiên sao chép ghi số như đĩa CD... Một số quyền
khác dược công nhộn tuỳ theo pháp luật của từng quốc gia, thực chất nhằm bảo đảm
cho quyền sao chép được tôn trọng. Ví dụ: quyền cho phép phân bố các bản sao tác
phẩm, quyền cho phép cho thuê các bản sao tác phẩm theo danh sách cụ thể...
Quyền trình diễn tác phẩm được hiểu là bất kỳ việc trình diễn một tác phẩm
nào tại một địa điểm mà công chúng được xem hay có thể dược xem. Trên cơ sở
quyền trình diễn tác phẩm mà tác giả có thể được phép trình diễn sống động một tác
phíủn của mình trước công chúng. Ví dụ: trình diễn một vở kịch ở sAn khấu kịch
hoặc trình diễn nhạc giao hưởng ở nhà hát...
Ngoài ra, quyền kinh tế của tác e,iả còn bao gồm qLiyền được hưởng lợi ích tài
chính từ việc cho phép người khác sử dụng tác phẩm bằng nhiều hình thức kỉiác như
phát llianli, truyền hình, trưng bày, triển lãm tác phẩm, dịch tác phẩm...
Cùng với quyển kinh tế, quyền tinh thần của tác giả

cũiií;

có vai 1rò không

kém phần quan trọng, Ihậm chí quyền này còn được coi là tiền đồ, là xuất phát điểm


9


củ;\ quyền kiuh lố. Bởi nếu không cổ quyền linli thẩn phát sinh lừ sự sáng lạo tác
plúỉm Ihì (ác giả cũng không 11lể cổ quyển kinh tế. Theo thông lộ và lập quán

( ỊU ố c



thì quyền tinh thẩn dành cho tác giả bao gồm: quyền được đòi hỏi xác dịnli chặt chẽ
mối quan hệ giữa tác giả với tác phẩm, quyền được phản đối bâì kỳ sự sửa dổi hoặc
bóp irtéo hoặc xuyên tạc tác phẩm và quyền lên án, tố cáo những hành vi phạm pháp
liên quan đến tác phẩm làm phương hại đến thanh danh của tác giả. Các quyền linh
thíin được xem là dộc lập với quyền kinh tế và nói chung vẫn được dành cho lác giả,
kể cả sau khi tác giả đã chuyển giao quyền kinh tế của mình cho tổ chức ,cá nhân
khác. ITiậm chí nếu ìnộl ai đó là chủ sở hữu quyền kinh tế của tác phẩm (ví dụ : nhà
xuất bản...) thì cũng chỉ riêng cá nhân người sáng tạo hưởng

cỊiiyẻn tinh

thán mà

thôi.
Tóm lại, sự bảo hộ pháp lý quyền tác giả bằng nhũng qui định cho phép và bảo
(lảm cho tác giả được hưởng các quyển nhân thân và các quyền tài sản từ sự sáng tạo
!ác phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc khuyến khích tác giả tìm tòi, nghiên cứu sáng
tạo nhiều tác phrỉm văn học, nghệ thuật, khoa học có giá trị, dồng Ihời đảm bảo giữ
gìn và pliát lniy bản sắc , truyền thống díln tộc Irong phát triển văn hoá, xã hội. Mặt
khác, sự bảo hộ pháp lý này còn nhằm (hu hút và bảo vệ những đ;1u lư cẩn thiết của

lổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuâì, phân pliôi tư liệu văn hoá, thông tin hữu
ích, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước, kliuyến khích đầu lư của nước ngoài...
cíĩng như tạo ra sự tin tưởng cần cổ cho tác giả và những người có liên quan khác
trong việc bảo vệ sự toàn vẹn cho các sản phẩm của họ, khi chúng được dem ra sử
dụng rộng rãi trước công chúng. Bởi dặc biệt hơn bất kỳ một sản phẩm nào khác, tác
phẩm dược sáng lạo lừ trí óc và bàn tay của tác giả đã clúra dựng biếl bao chi phí và
công sức tri’ tuệ của họ và họ xứng đáng được hưởng các quyền lợi vật chất, tinh
tỊ1À11 nhằm bù dắp lại các chi phí và công sức mà họ đã bỏ ra.

1.2. Đ ặ c trung của quyền tác giả.
Ọnyền tác giả các lác phẩm văn học, nghệ thuât, khoa học là một bộ phận của
quyền sở hữu Irí tuệ. Quyển sở hữu trí tuệ bảo hộ sự sáng tạo từ trí óc con người, từ
trí tuệ con người. Điều này giải thích tại

SÍIO

loại hình sử hữu này dược gọi là sở hữu

trí luô và clning không thổ được hiểu là có nội đung tươnq tự Iilur quyền sở hữu tài
sản (bâl (lộiiíị sản hoặc dộng siin). Nói cách khác, hoàn toàn có lliể phân biệt được

10


quyển sở hưu lài sản trí tu ộ (trong dó có quyền tác giả) vứi quyền sở hưu tài sản vật
C'hất( thường chỉ gọi tắt là quyền sở lũru tài sản).

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại quyền trên trước hết thể liiện ở thuộc tính
củíi dối tượng sở hữu. Với sở hữu tài sản thông thường người la hiểu theo nghĩa
Iruvền (hống là sở hữu tài sản vật chất, tài sản hữu hình - là những tài sản mà con

người có thể chiếm giữ, sờ, nắm được. Ví dụ: một toà nhà, một chiếc xe máy, ô tô...
CÒ11 với sở hữu trí tuệ, đối tượng sở hữu là tài sản vô hình, tài sản trí tuệ, là kết quả
của lioạl dộng tư duy sáng tạo của con người, con người không thể nắm bắt chúng
một cách cụ thể. Ví dụ: nhạc sỹ sáng tác một ca khúc, hoạ sỹ vẽ một bức tranh... Từ
sự khác biệt lớn nhất này đã dẫn đến sự khác biệt rất quan trọng khác về nội dung
chiếm hữu đối tượng sở hữu. Trong sở hữu tài sản vật chất, quyền chiếm hữu có một
vị trí quan trọng dặc biệt bởi nó thể hiện trong thực tế ai là người đang chiếm giữ,
quản lý tài sản, người đó có phải là chủ sở hữu của lài sản đó hay không. Nếu họ
không phải là chủ sở hữu tài sản, thì việc chiếm hữu đó có được chủ sở hữu chuyển
giao hoặc theo căn cứ hợp pháp khác không, từ đó cần áp dụng biện pháp gì để bảo
vệ quyền sở hữu, bảo vệ quyền chiếm hữu hợp pháp. Còn trong sở hữu tài sản trí tuệ,
do dục tính vô hình của các đối tượng sở hữu trí tuệ liên nội dung này hầu như
không có ý nghĩa dối vói hầu hêt các sản phẩm trí tuệ.Đặc tính vô hình (hay đặc tính
không liữu hình) cuả các đối Lượng sở hữu trí tuệ đã làm cho chúng sau khi được bộc
lộ công khai có thể lan truyền vô giới hạn tới mức không thể kiểm soát được. Điều
dó cỏ nghĩa là người sáng tạo sản phẩm trí tuệ chỉ có thể giữ sản phẩm làm “của
riêng” bằng cách giữ bí mật về sản phẩm, bằng cách không công bố, không cho
người khác biêì về kết quả sáng lạo của mình... Muốn vậy họ phải hoặc là không dưa
sản phẩm vào khai thác hoặc là khai thác nhưng phải bằng mọi cách không cho
người khác biết về bản chất của đối tượng. Trong thực tế diều này hầu như không thể
tliực hiện được hoặc nếu thực hiện thì cũng không có ý nghĩa. Các sáng tạo trí tuệ
(rong háu hết Irường hợp thể hiện trình độ, tài năng, nhân cách, kinh nghiệm... và
nhiều khi còn gắn liền với nghề nghiệp, thu nhập, cuộc sống của bản thân người
sáng tạo. Do đó, nếu không công bố sán phẩm, không sử dụng sản phẩm hoặc không
dược sử dụng sản phẩm thì các giá trị trên không thể khảng định dược và sự sáng tạo
trở nôn không có ý nuhĩa. Mong muốn sản phẩin củíi mình được công bố, sử dụng là
ước 111Ơ hết sức chính dáng của những người hoại động sáng tạo trí tuệ. Vì vậy nội

II



(lung quan trọng nhất của quyền sở hữu trí tuệ là quyền sử dụng đối tượng, Iilurng
khác với quyền sò hữu lài sản VỘI cliất, khái niệm quyền sử dụng đối lượng sở hữu
trí tuệ luôn luôn được gắn liền với mục đích thương mại của việc sử dụnụ. Do dỏ,
nếu inộl người thứ ba sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ mà không dược phép của chủ
sở lũru thì bị coi là vị phạm quyền của chủ sở hữn, nhưng nếu việc sử dụng không
nliãni mục đích thương mai (không nhằm kiếm lời, thu lợi nhuận) hoặc không nhằm
phương hại đến hoạt dộng thương mại của chủ sở hữu thì sẽ không bị coi là xâm
phỉunị 19, Ir 316].
Quyền tác giả là một bộ phận của quyền sởliữu trí tuệ nên tâì yếu (lặc trưng cơ
bản về tính vô hình, vồ quyển sử clụng mang tính thương mại của dối lượng sở hữu
lií tuệ cũng được thổ hiện trong quyền tác giả. Xã hội thường liếp cẠn với Ccío sản
phẩm sáng lạo trí tuệ của tác giả thông qua các dạng thể hiện cụ thể của chúng, lức
là khi chúng đã dược vật chất hoá hoặc dược thể hiện trên vật mang cụ thể (một bức
lioạ, mội pho tượng khắc gỗ, một cuốn sách...). Luật quyền tác giá bảo hộ hình thức
thể liiộn ý lirởng của tác giả, bảo hộ sư sáng tạo trong việc phát hiện, lựa chọn và sắp
xếp các từ ngữ, các nôì nhạc, mầu sắc, hình dáng,... nhằm chống lại những người
sao chép nó hoặc niử rộng hơn nữa là lấy và sử dụng hình (hức Irong tác phẩm gốc
dã (Hrực tác giả thổ hiện. Điều này giải thích tại sao không chỉ tác giả tác pliắiiì gốc
là người Irực tiếp sáng tạo tác phẩm han đầu đirợc bảo hộ quyền tác giả mà c;’i Iigưừi
tlịcl) lác phẩm, người phổng lác, cải hiên, chuyển thể tác phẩin cũng đưực công nhận
là lác giả của các tác plưỉm đó. Ngoài ra, những người trình diễn tác phẩm của tác
giả trước công chúng, chuyển lải lííc phẩtn của tác giả đến công cliíing tliỏng quy
các phương tiện truyền tin như băng, đĩa âm thanh; băng, đĩa hình... cũng có các
nghĩa vụ va quyền nhất định (quyền kề cạn hoặc quyền liên quan tuỳ llieo thuật ngữ
của một số quốc gi?ọ.
Ngoài dặc trưng cơ bản trên dây, quyển tác uiả còn có những dặc uưng khác.
Dưới góc tlộ là một quyền dân sự của cá nhân, quyến tác giả là loại quyền nhân thân
gắn với tài sản. Là quyền nhân thân nên quyển tác £Úả mang đáy (1ủ bản châì pháp lý
là quyển gắn liền với mỗi cá nhẫn, không thể chuyển giao cho Ịtíỉirời khác trừ trường

hợp pháp luật cỏ quị (lịnh (Điều 26 BLDS). Niiitnc, quyền tác giả là quyển nhân thân
g;in với lài sản nên ngoài các giá

niiân thân, chủ thể quycn lác giả còn được

hướng các lợi ích lài sản. ơ dày, giá trị nhân tliíìn \ì\ tiền đổ, là cơ sở dể chù thể

!2


lurởng quyc.il tài sản. Quyển lài sản là hệ quả pháp lý của quyền nhân thân. Rõ ràng,
nếu íác giả không sáng lạo tác phẩm llieo quyền tự do sáng tạo của mình, không có
các quyền nhân thân từ việc sáng tạo tác phẩm như quyền dặt tên lác phẩm, quyền
đứng tên tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm... thì lác giả không ihể có
quyền hưởng nhuận bút, không thể cổ quyền hưởng lợi ích vật chất từ việc cho phép
người khác công bố, sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, lái bản,
dịch, phóng tác, trưng bày, triển lãm tác phẩm... Từ sự phân biệt hai loại quyền:
quvền nhan thân và quyền tài sản của tác giả, dễ ílang hình dung tại sao luật quyền
tác giả lại có qui định riêng biệt về chuyển giao quyền tác giả, thời hạn bảo hộ
quyền tấc giả... bởi dó là sự phù hợp giữa qui định của pháp luât vói dặc trưng của
quan hệ xã hội m à luật diều chỉnh. Rõ ràng sự chuyển giao quyền tác eiả, thừa kế
quyển (ác giả, thời hạn bảo hộ quyển lác giả chỉ đưực áp dụng đối với các quyền tài
sản và một số quyền nhAn thân gắn liền với việc khai Ihác, sử đụng tác phẩm vì mục
đích kinh tế, (hương mại. Còn các quyền nhân thân khác theo bản chất của nó phải
gắn bó vĩnh viễn với bản thân người sáng lạo, kliông thể chuyển giao, không thể
thừa kế, không thể giới hạn thời gian bảo hộ. Nói cách khác, cííc quyền nhăn thíìn dó
phản ánh rõ nct nhất đặc (rưng của quyền tác giả nên luôn gắn liền với con người và
tên tuổi tác giả, kh ôn? chỉ trong suôi cuộc đời họ mà còn mãi mãi sau này - khi các
thể hệ tiếp Iiối còn trân trọng, tiếp cận và thưởng thức lác phẩm của lác giả.


1.3.Vấn đề bảo lìộ tác p h ẩ m .
1.3.1. Các loại hình tác phẩm (lược bảo hộ.
Tác phẩm

văn học, nghệ thuật, khoa học là kếl quả của hoạt động lao dộng

Sííriíĩ tạo trí tuệ của tác giả. Chúng mang lính vô hình và dược xã hội tiếp cận thông
qua các dạng biểu hiện cụ thể, thông qua một hình thức vật chất nhất định. Đó là các
loại hình tác phẩm được bảo hộ theo luật quyền lác giả, không pha 11 biệt hình thức,
ngổn ngữ thể hiện và chất lượng của lác phẩm.
Điều 2 Công ước Bcrne I 886 về hảo hộ các tác: phẩm văn học , nghệ thuật qui
clịnli về việc hảo hộ “ Các tác phẩm văn học, nghê thuật bao gồm mọi thành quả
lrong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bâì kể hình thức hoặc phương thức
biểu hiện như thế nào như sách, sách nhỏ, và tác pliẩm bằng văn tự khác; bài giảng,
bài phái biểu, bài thuyết giáo và tác phẩm cùng loại khác; tác phíim kịch hoặc nhạc

13


kịch; lác phẩm nghệ thuật múa và kịch câm; bản nhạc có lời liay không lời; tác
phẩm diện ảnh vỉ\ lác phẩm mà phương pháp biểu hiện tương tự Iilnr diện ảnh; lác
pliẩm dồ họa, sơn dầu, kiến trúc, chạm trổ, điêu khắc, tranh khắc bản; tác phẩm
nhiếp ảnh và tác phẩm mà phương pháp biểu hiện lương tự như nhiếp ảnh; lác phẩm
Iigliộ thuật ứng dụng; tác phẩm minh họa, địa đồ, bản thiết kế, bíìn phác hoạ và tác
phẩm ba chiều liên quan dến địa lý, địa hình, kiến trúc bay khoa học; tác phẩm dịch,
cải hiên, chuyển thể từ một tác phẩm văĩi học hoặc nghệ thuật đều dược hảo hộ như
nguyên lác, nhưng không dược làm phương hại đến quyền tác eiả của nguyên lác.
Việc biên soạn lác phẩm văn học hoặc nghệ thuật, ví dụ bộ bách khoa toàn thư và
luyển tập dược chọn lọc và sắp xếp thể hiện sự sáng tạo được bảo hộ nlur nguyên
lác, ĩilurng không dược làm phương hại đến quyền lác giả của từng tác phẩm tạo lác

phẩm hiên soạn đ ó ”.
Việl nam chưa phải là thành viên của Công ước Beine nhưng qui (lịnh của
BLDS tương dối phù hợp với quy định của Công ước này về các loại hình lác phẩm
(lược bảo hộ. Theo điều 747-BLDS và Điều 04-Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996
của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong BLDS (lừ
dày gọi tắt là NĐ 76/CP)

thì tác phẩm văn học, nghệ thuệt, khoa liọc dược Nhà

nưỏt’ hảo hộ quyền lác giả bao gổm :
1.3.1.1. Tác phẩm viết là tác phẩm được thể hiện dưới hình thức chữ viêì lioặc
ký lự như (iổu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, búí ký, ký sự, tuỳ bút, hổi ký, thơ,
trường ca, kịch bản, bản nhạc, công Irình văn hoá, văn học, nghệ lliuậl và các bài
viết khác. Đây là loại hình tác phẩm chiếm số lượng đông đảo nliỉíl và thường dược
sử (lụng dưới hình Ihức xuất bản pliẩm. Có những nhà văn, nhít sáng tác dược lôn
vinh như mội đỉnh cao khó ai vượt nổi của mộl hoặc một vài lĩnh vực như Nguyễn
Tuíìn vói tuỳ bút, vứi tliể loại ký thể hiện văn phong độc đáo và hết sức linh diệu
trong việc sử dụng ngôn ngữ lièng Việt. 11oài Thanh vói phô bình, tiểu luện. Chế
Lan Viên vứi sự tliôno, thái , Lrí tuệ của thơ hiện dại. Nguyễn Khải với đỉnh cao của
nghệ thuật vãn chương lliông lấn. Hổ Xuân Hương xưa và Xuíui Quỳnh nay với sự
lài hoa, sắc sảo và tinh tế của thơ nữ...
1.3.1.2. Các hài ciảng, bài phát biểu được viết sắn lioặc đuợc tlình bày bằng lời
nói. song dược £Ìii âm và lưu hành thành văn bản. Đây là dặc thù của loại hình tác

14


phiu 11 này bởi bài giang, hài phát biểu lluròng được liình bày tnrớc nhiều người nghe
và dể được bảo hộ thì phải được lưu giữ qua băng ghi âm hoặc vãn bản.
1.3.1.3. Tác phẩm săn khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác là

những tác phẩm được trình diễn trên sân khấu như vở diễn, ca nhạc, múa, xiếc, rối
và các hình thức tương tự (múa ba lê, kịch câm, ảo thuật, trượt hăng nghệ thuât...)
1.3.1.4. Tác phẩm điện ảnh, video là tác phẩm được tạo nên theo một nội dung
được thể aliiện bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp, có hoặc không có âm thanh kèm
tỉieo, được chiếu thông qua những thiết bị phù hợp .
1.3.1.5. Tác phẩm phát thanh, truyền hình là lác phẩm được tạo ra (lể truyền
đến công ch úng q ua sóng điện từ.
1.3.1.6. Tác phẩm báo chí gổm báo in, báo nói, báo hình bằng tiếng Việt, tiếng
các đím lộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
1.3.1.7. Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm âm thanh gổm thanh nhạc và khí nhạc,
được thể hiện bằng giọng hát, nhạc cụ.
1.3.1.8. Tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ thiết k ế thể hiên ý tưởng sáng tao về
ngôi nhà, cô ng trình xây dựng, quy hoạch khôn g gian đã hoặc chưa xây dựng.
1.3.1.9. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụn g là tác phẩm dược tạo nên bởi tổ
hợp các đường nét, màu sắc hay hình khối với chất liệu khác nhau bao gồm hội hoạ,
dồ lioạ, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng hoặc các hình thức lương tự.
1.3.1.10. Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh của vạt thể khách
q m n Irên vật liệu bắt sáng.
1.3.1.11. Công trình khoa học, sách giáo khoa, giáo trình là tác phẩm khoa học
thuòc các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, huấn luyện.
1.3.1.12. Các bức hoạ đồ, bản vẽ, sơ đổ, bản đồ có liên quan đến địa hình, kiến
trúc, công trình kho a học là những hình vẽ phản ánh những hiện lượng địa lý, giải
Ihícli những nguyên lý hoặc cơ cấu các dối tượng hoặc các mẫu như bản đồ địa lý,
bản sơ đổ âm thanh, bản vẽ giải phẫu...

15


1.3.1.13.


Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải,

tuvển tập, hợp tuyển.
Tác phẩm dịch là tác phẩm chuyển từ ngôn ngũ' này sang ngôn ngữ khác, từ
chữ Nôm ra chữ quốc ngữ.
Tác phẩm phóng tác là tác phẩm được sáng tạo ra dựa theo nội dung của một
(ác phíỉm đã có.
Tác phẩm cải biên là việc tạo ra một tác phẩm mới trên cơ sở một tác phẩm
góc hằng cách thay đổi hình thức diễn đạt.
Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm được chuyển từ loại hình này sang loại hình
khác.
Tííc phẩm biên soạn là tác phẩm được tuyển chọn theo một chủ đề có bình
luận, (lánh giá.
Tác phẩm chú giải làm rõ nghĩa một số từ, câu, địa danh của một tác phẩm dã

Tác phẩm tuyển tập tập hợp những tác phẩm hoặc bài viết được chọn lọc của
một hoặc nhiều tác giả.
Tác phẩm hợp tuyển được tuyển chọn từ nhiều tác phẩm của nhiều tác giả theo
một ycu cđu nhất định.
Cuối cùng, phẩn mềm máy tính gồm chương trình máy tính, tài liệu mô tả
chương trình, tài liệu hỗ trợ, cơ sở dữ liệu cũng là cũng là một loại hình tác phẩm
dược bảo hộ theo luật quyền tác giả Việt Nam.

1.3.2. Các đổi tượng được bảo hộ theo qui định riêng của pháp luật.
Ngoài các loại hình tác phẩm được bảo hộ theo sự phân loại mang tính liệt kê
như trên, trong thực tế còn có những sản phẩm trí tuệ của con người thể hiện những
đặc tliìi riêng, do đó được bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật. Theo Điều 748
BLDvS

thì các (ác phẩm, văn bản, tài liệu sau dây dược Nhà nước bảo hộ theo quy


định liêng:

16


1.3.2.1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Không có một khái niệm pháp lý, một định nghĩa thế nào là một tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian nhưng tác phẩm này vẫn tồn tại với inột sức sống mãnh
liệt trong đời sống xã hội. Đó là những tác phẩm văn học dân gian truyền miệng
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua biết bao thế hệ “bà kể cháu
nghe, mẹ kể con nghe” như truyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Sự tích trầu cau và
vôi...Đó cũng là những tác phẩm nghệ thuật trường tổn với bản sắc riêng của đời
sống cộng đồng Việt nam như điêu khắc đình làng với những nét cong tinh tế mà
không kém phần khoẻ khoắn; tranh Đông hồ với những nét vẽ tự nhiên, tinh nghịch,
mầu sắc, bố cục iươi tắn, độc đáo...Một điểm chung nhất của các tác phẩm văn học
nghệ ihuật dân gian là người ta không thể xác định ai là tác giả của tác phẩm, chỉ
biết rằng với đặc tính lưu truyền, với sức sống lâu dài của chúng thì chúng được coi
là sáng tác chung của nhân dAn, có giá trị thẩm mỹ, nhân vãn, có ý nghĩa giáo dục
dạo thíc sâu sắc. Việc sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian trong giáo dục
học rli.rờng, trong việc bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc phải tuân theo quy định
riêng của pháp luật.

1.3.2.2. Văn bản của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ cliức chính
trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp , tổ chức kinh tẽ và bản
dịch ciỉa những văn bản đó.
Trong quá trình tồn tại và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trên luôn có
những văn bản được ban hànli nhằm điều hành, thống nhất hoạt động của cơ quan,
tổ chức và duy trì mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức với nhau. Chúng không thể
thuộc bất cứ loại hình tác phẩm văn học, nghê thuệl, khoa học nào bởi chúng không

đánh dấu sự sáng lạo cá nhân của tác giả, không hướng người tiếp cận với những giá
trị nghệ thuật, thẩm mỹ, khoa học nào... Vì vậy, chúng cần được Nhà nước bảo hộ
theo quy định liêng, chủ yếu nhằm tránh sự xâm phạm có thể làm tổn hại, ảnh
hưởng đến uy tín, địa vị pháp lý, xã hội của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

1.3.2.3.Tin lức thòi sụ thuần tu ý đưa tin.
ĐAy cũng là một đối tượng không thể bảo hộ ỉheo luật quyền tác giả bởi đấu
ấn “sáng tạo” S|Í||<^|H

I hững tin tức (hời sự thuẩn tuý dưa tin này hầu

ĩRƯỒNGtlẠỈ HỌC LUẠĩHỳỊĐl
r>uAur> AAr n\f
/IX


như không có hoặc chỉ có rất ít, không đáng kể. Cliííng có ý nghĩa chủ yếu là nhằm
chuyển tải (mang tính chất dưa liu ) về một hoặc nhiều sự kiên, sự việc nào đó mới
phát sinh (rong thực tế với nội dung đơn giản, tính thời gian ngắn đến cho người tiếp
cận. Có thể nói loại đối tượng này được đưa đến công chúng với đúng sự hiện diện
của chúng trong thực tế mà không mấy thể hiện sự sáng tạo của con người. Vì vậy
chúng cũng chỉ có thể dược bảo hộ theo những quy định riêng của pháp luật.

1.3.3. Tác phẩm không (lược bảo hộ.
Bên cạnh những quy định về các loại hình tác phẩm được Nhà nước bảo hộ
theo luật quyén tác giả, về các đối lượng được bảo hộ theo quy định riêng, BLDS
còn có quy định về lác phẩm không được Nhà nước bảo hộ. Quy định này là cần
lliiết bởi mặc dù theo nguyên lắc chung sự bảo hộ pháp lý quyền tác giả là sự bảo hộ
hình thức, phương thức biểu hiện của tác phẩm nhầm chông lại sự sao chép không
dược phép, không phụ thuộc vào yếu tố nào khác như quy mô, dung lượng thông tin,

hàm lượng trí tuệ chứa đựng trong nó... nhưng về nội dung, chủ đề tư tưởng thì tác
phíỉm vẳn phải đảm bảo phù hợp với pháp luật, với đạo đức xã hội. Nghĩa là luật
quyền tác giả không đánh giá nhưng có quan tâm đến nội dung của tác phẩm nhằm
định hướng chúng vào một quỹ đạo nhất định không thể đi ngược lợi ích Nhà nước,
lợi ích chung xã hội.
Vì vậy , Điều 7 Pháp lênh Bảo hộ quyền tác giả trước kia và Điều 749 BLDS
hiên nay đã quy định Nhà nước không bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm có nội
dung sau đây :
a) Chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
b) Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và
nhcin dân các nước; truyền bá tư tưởnữ. văn hoá phản động, lối sống đâm ô đồi truỵ,
các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội; mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
c) Tiếl lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối
ngoại, bí mật dời tư của cá nhân và các bí mật khác do pháp luật quy định.

18


ti) Xuyên tac lịch sử, phủ nlicin thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh
hùng ckìn tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ clníc, danh dự và nhân phẩm của cá
nhân.
Mọi giao dịch về việc lưu hành, sử dụng và hưởng lợi đối với các tác phẩm có
nội dung như trên là bất hợp pháp và vô hiệu, người vi phạm bị xử lý theo quy định
của pháp luật.

1.4. C ô n g uớc quốc tẽ và luật pháp các nước về quyền tác giả.
Qua nghiên cứu những lài liệu lịch sử, người ta biết rằng ý tưởng về bảo hộ
quyển tác giả chỉ được bắt đầu từ khi con người sáng chế ra máy in cho phép nhân
bản các tác phẩm văn học bằng tiến trình cơ khí thay thế cho việc chép bằng tay.
Đicu này chỉ thực sự diễn ra từ cuối thế kỷ 15, vì Irước đó con người phải viết chữ

trên vỏ cây, da thú, mảnh vải hoặc khắc chữ lên gỗ thì rõ ràng việc sao bản một tác
phẢni vẫn là cần thiết nhưng số lượn£ không nhiều. Nhưng muốn in nhiều thì phải
có liền và các ông chủ nhà in đã đầu tư tiền bạc với hy vọng được bù đắp và có lãi.
Để làm được điều này, việc trước tiên họ cần được bảo đảm về mặt độc quyền để các
nhft in khác không dược in lác phẩm mà họ đã in. Những yêu cầu bức bách đã thúc
(lẩy liình thành một dạng bảo hộ các đặc quyền do cơ quan quyền lực ban cho. ở
Anh và Pháp cơ quan quyền lực này là nhà vua, còn ở Đức là các hoàng thân ở các
bang. Các đặc quyền đó đã đem lại quyền sản xuất và phân phối các bản sao tác
phẩm văn học trong một Ihời hạn nhất định cùng những hình phạt đối với kẻ vi
phạm bản quyền bằng cách phạt tiền, bắt giữ, tịch thu các văn bản... Do đó, các ông
chù nhà in đã thu được liền lời lừ việc in tác phẩm.
Tuy vậy, chẳng hao lâu sau người ta nhận ra rằng nếu không có tác giả là người
sáng tạo ra tác phẩm thì các ông chủ nhà in không có tác phẩm để in. Điều đó nói
len mục đích của việc ban hành luật đầu tiên về quyền tác giả. Luật này được gọi là
Đạo luật của Nữ hoàng Aime được Iighị viện Anh Ihông qua năm 1709, có hiệu lực
từ ngày 10.4.1710. Đây là đạo luật đẩu tiên trên thế giới thừa nhận tác giả có một số
quyền như 14 năm đối với sách đã in trước ngày ban bố đạo luật và 14 năm nữa nếu
tác giả còn sống khi hết hạn đầu tiêiì. Nhưng để được hưởng các quyền đó ,tác giả
phải dăng ký lác phẩm và tên tác giả, phải nộp lưu chiểu 9 bản lác phẩm cho các
trường dại học và thư viộn[20, tr 5|.

19


Sau Đạo luật Anne, vấn dề tác quyền lan đốn nhiều quốc gia khác. Trước hết
phải kể đến Hiến pháp Hoa kỳ năm 1787 tại Mực 8 Điều 1 đã cho phép Quốc hội có
quyền: “Đẩy mạnh tiến bộ khoa học và nghệ thuâl có ích bằng cácli bảo đảm trong
một thời gian hạn định cho các tác giả và người sáng chế độc quyền về những bản
viết và phát minh của h ọ ” . Tiếp theo, Đan mạch cũng công nhận quyển của các tác
giả bằng một Sắc lệnh năm 1790. Còn ở Pháp, hai Nghị định về quyền (ác giả được

ban liành năm 1791 và 1793, trong đó một Nghị định quy định quyền tác giả được
bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 5 năm tiếp theo kể từ năm tác giả chết. Nghị
định thứ hai ghi nhộn quyền tái bản tác phẩm của tác giả được hưởng suốt đời và kéo
dài thêm 10 năm kể từ năm tác giả chết. Vào cuối thế kỷ 18, theo sáng kiến của một
số nhà triết học vĩ đại như Kant, đã cho ràng quyền tác giả không phải chỉ là một
quyền về tài sản, mà hơn thế nữa, I1Ó CÒI1 là quyền về nhân cách. Tác phẩm không
phải là một thứ hàng hoá mà nó là nhân cách của (ác giả và là sự kéo dài chính bản
than con người tác giả. Trào lưu tư tưởng này đã có một ảnh hưởng to lớn đến sự tiến
triển trong các bộ luật về quyền tác giả ở Tây Ầu sau này và đó cũng là nguồn gốc
sản sinh ra quyền tinh thần của tác giả[20,tr 6]. Đến giữa thế kỷ 19, Australia và Tây
ban nha cũng xây dựng các luật quyền tác giả riêng của họ. Một số nưóc Châu Mỹ
La linh cũng theo xu hướng bím hành luật quyền tác giả như Chi lê năm 1834, Pê ru
1849, Áchentina 1869 và Mêxico 1871... ở nhiều nước Châu Á các đạo luật về sở
hữu trí tuệ nói chung và quyền lác giả nói riêng cũng tiếp tục được ban hành.
Tại Nhạt bản, Luật xuất bản dược ban hành năm 1869 để Chính phủ kiểm soát
khu vực xuất bản tư nhân. ĐAy là luật đầu tiên liên quan đến quyền tác giả của Nhật
bản. Theo luật này, Chính phủ cấp một chứng chỉ cho tác giả về việc xuất bản và đặt
ra hình phạt đối với hoạt động vi phạm. Chứng chỉ chỉ được cấp cho sách và tác
phẢin nhiếp ảnh. Năm 1887, Nhật bản chính thức ban hành Luật quyền tác giả. Luật
này clã dành cho tác giả những quyền như là quyền tư hữu, được áp dụng đối với
sách, tác phẩm nhiếp ảnh, kịch bản và lác phẩm íìm nhạc đã dăng ký với thời hạn
bảo hộ là suốt cuộc dời tác giả và 5 năm sau khi tác giả chết. Sau đó, luật trên dược
sửa dổi năm 1899. Theo sự sửa đổi này thì tất cả các loại hình tác phẩm đều được
hảo hộ trong suốt cuộc dời tác giả và 30 năm tiếp Iheo năm tác giả chết, không yêu
cđu ihể ihức đăng ký hoặc các ký hiệu về bản quyc.il tác phẩm. Luật năm 1899 tiếp
tục dược sửa đổi vào các năm 1970, 1985, 1986 nliằin đáp ứng tốt hơn sự phát triển

20



về kinh tế, văn hoá, xã hội của Nhật bản, cũng như phù hợp với các Công ước quốc
tế m à Nhật bản tham gia.
Ở Phillipin, Hiến pháp năm 1987 tại Điều 4 - phần 13 quy định: “Nhà nước sẽ
bảo vệ và bảo đảm các quyền riêng biệt cho các nhà khoa học, nhà phát minh, các
nghệ sỹ và những công dân có tài năng khác về sự sáng lạo sở hữu trí tuệ của họ, đặc
biệt khi có lợi cho nhân dân sẽ có thể được quy tlịnh trong pháp luật” . Trên cơ sở
dó, Luột Sở hữu trí tuệ đã dược Tổng thống p. Ramos ký lệnh công bô ngày 6.6.1997
và có hiệu lực từ ngày 1.1.1998. v ề khía cạnh quyền tác giả, Luật Sở hữu trí tuệ
Phillipin đã dưa ra khái niệm cơ bản về các tác phẩm sẽ được bảo hộ duy nhất cho
sự sáng tạo, khôn g phân biệt hình thức thể hiện cũng như nội dung và mục tiêu của
chúng và nhiều định nghĩa khác về tác giả, về truyền thông tới công chúng, về trình
diên công cộng, về việc cho thuê, tái bản tác phẩm...
Còn ở Singapore, Đ ạo luật Quyền tác giả ban hành năm 1987 đã quy định chi
tiết dối tượng bảo hộ quyền tác giả bao gồm hai loại lớn chủ yếu là :
- Các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu, văn học (kể cả chương trình
trên máy vi tính).
- Các nội dung khác ngoài tác phẩm bao gồm các bản ghi âm thanh, phát
sóng, phim, các chương trình truyền thanh và xuất bản tác phẩm.
Từ đó, theo luật Singapore, hai loại đối tượng trên được quy định các quyền
khác nhau phù hợp vói bản chất của từng loại đối tượng. Thời hạn bảo hộ là suốt
cuộc đời tác giả và thêm 50 năm sau khi tác giả chết. Nếu tác phẩm được xuất bản
sau khi tác giả đã chết thì thời hạn 50 năm được tính từ ngày phát hành tác phẩm.
Riêng tác phẩm nhiếp ảnh thời hạn 50 năm tính từ ngày xuất bản.
Một số nưóc khác như Indonexia cũng ban hành Luật quyền tác giả từ năm
1982 và được sửa đổi năm 1987.
Tuy vây, ở dây còn m ột vấn đề về quyền lác giả cẩn dề cộp tới thể hiện trong
hai hệ thống pháp luật La tinh và Ảnglô Sác xon, dó là mối quan hệ ba chiều giữa
tác giả với người truyền bá tác phẩm của tác giả và với công clúmg[20, tr6, tr7].
Theo quan niệm Latinli thì việc bảo hộ cho tác giả dược ưu tiên hàng đầu, còn theo


21


quan niệm Anglô Sác xon, luy cung có một chút quan điểm như vây, nhưng lợi ích
của người truyền bá và công chúng dược coi trọng nhiều hơn.
Chính vì thế mà cần phải giải Háp một cãu hỏi: vậy luật quyền tác giả bảo hộ
ai, bảo hộ cái gì? Đây là một vấn đề không đơn giản, bởi như chúng ta dã biết, để
đưa dược tác phẩm của mình tới công chúng, lác giả cần phải dựa vào một lớp người
trung gian. Nhà viết kịch không thể không nhờ đến diễn viên để đưa vở kịch của
mình lên sân khấu; nhà soạn nhạc phải dựa vào nhạc công, ca sĩ để thể hiện tác
phẩm của mình... Rồi công nghệ ghi âm, ghi hình, phát thanh, truyền hình phát triển
đã góp phần mạnh mẽ trong việc đưa tác phẩm đến với công chúng và qua đó đã làm
cho công chúng biết đến tác giả. Và đến lúc các 1rợ thủ đó cũng đòi hỏi cho mình
được hưởng sự bảo hộ. Họ cho rằng nếu khổng có họ, tác phẩm không thể đến được
với công chúng.
Truyền thống pháp lý Latinh giải quyết việc này như sau: tác giả và chỉ riêng
tác giả mới được hưởng sự bảo hộ quyền lác giả cho sự sáng tạo của mình. Còn
những Irợ thủ có vai trò đưa lác phẩm tới công chúng cũng được bảo hộ nhưng
không phải là bảo hộ về quyền tác giả, mà đó là sự bảo hộ được gọi là quyền kề cận
(neighboring rights). 'Pheo Luật quyền tác giả công bố ngày 3.7.1985 của Cộng hoà
Pháp thì bên cạnh quyền tác giả có ghi quyền kề cận. Quyền kề cận này bảo hộ các
quyền cho những npười sản xuất băng nhạc và đĩa CD. Truyền thống pháp lý Ảnglô
Sac xon lại nghiêng về bảo hộ những người truyền bá tác phẩm bằng quyền tác giả.
Anh và M ỹ là hai nước có nền công nghiệp đĩa hát rất phát triển, họ coi bản ghi âm
là tác phẩm và bảo hộ như quyền tác giả.
Về vấn đề quyền tác giả phát sinh từ khi nào. quan điểm truyền thống Latinh
giải quyết rằng quyền tác giả ra đời từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm và tác giả
được Nhà nước bảo hộ ngay từ lúc đó, không phải đợi đến lúc tác phẩm được công
hố, phổ biến. Còn theo quan điểm truyền thống Ảtiglô Sác xon, để khuyến khích tác
giả công bố tác phẩm của mình, trước kia người ta chỉ bảo hộ tác phẩm khi đã được

xuất bản. Nếu không, muốn được bảo hộ, tác giả phải đăng ký và nộp lưu chiểu. Sau
này, quan điểm đó mất dần, người ta thấy nó không còn được thể hiện trong Đạo
luật quyền tác giả náin 1956 cửa Mỹ, đến Luật quvển tác giả của Mỹ ban hành năm
1976, tuy không bỏ hết các thủ lục nhưng cũng gạt bỏ đi rất nhiều.

22


Một vấn dề nữíì là người sáng tạo tác phẩm thực hiện theo kliuôn khổ liợp đồng
(dặt hàng), viên chức nhà nước sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ do cơ quan nhà
nước giao cho thì các nước theo truyền thống pháp lý Latinh có khuynh hướng
khẳng định: tuy quyền tác giả nảy sinh từ người sáng tạo nhưng có thể dễ dàng
chuyển giao quyền vật chất cho tổ chức, cá nhân đặt hàng hoặc cơ quan giao nhiệm
vụ .vì đồy là những người có quyền công bố, phổ biến tác phẩm. Ở các nước theo
truyền thống pháp lý Ánglô Sác xon, cách giải quyết vấn đề này khác hẳn, người ta
nhấn mạnh đến vai trò phổ biến tác phẩm của cá nhân, tổ chức đặt hàng hoặc cơ
quan nhà nước giao nhiệm vụ. Họ nhấn mạnh mối quan hệ pháp lý của người sáng
tạo với cá nhân, tổ chức đặt hàng hoặc với r ơ quan nhà nước nên quyền tác giả đối
với những tác phẩm được sáng tạo theo hợp đồng hoặc theo nhiệm vụ được giao, thì
ngay từ nguồn gốc ,đã phải trao cho người phổ biến chứ không phải tác giả. Đối với
tác phẩm điện ảnh cũng vậy, nói chung người sản xuất không có vai trò sáng tạo gì
trong việc làm phim, nhưng họ có một vị trí hết sức trọng yếu, vì nếu họ không đầu
tư tài chính thì không khi nào phim được sản xuất. Người ta bỏ tiền ra làm phim với
hy vọng kiếm lời trong quá trình khai thác bộ phim sau này. ở các nước theo truyền
thống Latinh, người ta không tước đi sự bảo hộ tài sản văn học của tác giả, còn ở các
nước theo tniyển thống Ảnglô sắc xon, người ta không ngần ngại trao quyền lác giả
cho người sản xuất.
Tóin lại, luật pháp về quyền tác giả ở mỗi nước là khác nhau căn cứ vào tình
hình kinh tế, văn hoá, xã hội của từng nước khác nhau. Nhưng vượt lên trên sự khác
biệt ấy là sự thoả thuận giữa các nước ngày càng m ở rộng và tác giả sẽ được hưởng

một sự bảo hộ thoả đáng ở bất cứ nước nào khi người ta sử dụng tác phẩm của tác
giá. Luật quyền tác giả của một nước chỉ có hiệu lực ở nước đó, trong khi đó tác
phAm văn học, nghệ thuật, khoa học ngày càng được sáng tạo nhiều hơn và chúng đã
vượt qua biên giới giữa các quốc gia lilnr mội loại hàng hoá với một sức mạnh không
một ai có thể ngăn cản nổi.
Với lý do trên, việc xuất hiện các Hiệp ước quốc tế về quyền tác giả hoàn toàn
là mội tất yếu khách quan.
Trên phương diện llioả thuận quốc tế, thoả thuận dầu tiên giữa các quốc gia về
bảo liộ quyền lác gia được tiến hành và thông qua ngày 9.9.1886 tại Berne-Thuỵ sỹ.

23


×