Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

quy hoạch chi tiết 1 500 công viên văn hóa hàm luông xã mỹ thạnh an, thành phố bến tre, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 47 trang )

i

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Hồ
Bắc -giảng viên khoa quy hoạch đô thị trường đại học Tôn Đức Thắng đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt
nghiệp với đề tài “ Quy hoạch chi tiết công viên văn hóa Hàm Luông, khu đô thị số
2, xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre”.
Tác giả cũng xin gửi lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc
chân thành đến các giảng viên trong khoa Kỹ thuật công trình-trường đại học Tôn
Đức Thắng đã dạy dỗ cho tác giả kiến thức về các môn đại cương cũng như các
môn chuyên ngành, chỉ bảo tận tình chu đáo giúp tác giả có được cơ sở lý thuyết
vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, đồ án
tốt nghiệp này không thể tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được
sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tác giả có điều kiện bổ sung, nâng
cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 21 tháng 2 năm 2019
Tác giả

Cao Trần Cẩm Tú


ii

Lời cam đoan
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả và được sự
hướng dẫn khoa học của TS.KTS Nguyễn Hồ Bắc. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước


đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tác giả gây ra trong quá trình thực hiện
(nếu có).
Tp.HCM, ngày 21 tháng 2 năm 2019
Tác giả

Cao Trần Cẩm Tú


iii

Mục lục
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh mục bảng biểu................................................................................................ viii
Danh mục hình ảnh ................................................................................................... ix
Chương 1. Giới thiệu chung ........................................................................................1
1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ...........................................................................1
1.2. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................3
1.3.1. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................3
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3

1.4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4.1. Phạm vi không gian ...........................................................................................3
1.4.2 Phạm vi thời gian ...............................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
1.6. Cấu trúc của thuyết minh đồ án ...........................................................................4
Chương 2. Tổng quan về khu vực lập quy hoạch .......................................................5
2.1. Vị trí và quy mô ...................................................................................................5
2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................5
2.1.2. Mối liên hệ vùng ...............................................................................................7
2.1.3. Giới hạn khu đất ................................................................................................8
2.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................9
2.2.1. Địa hình .............................................................................................................9
2.2.2. Khí hậu ..............................................................................................................9
2.2.3. Thổ nhưỡng .....................................................................................................10
2.2.4. Thủy văn ..........................................................................................................10
2.3. Hiện trạng khu vực thiết kế ................................................................................10


iv

2.3.1. Hiện trạng dân cư ............................................................................................10
2.3.2. Hiện trạng cây xanh, mặt nước .......................................................................12
2.3.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật .............................................................................13
2.3.4. Hiện trạng địa hình ..........................................................................................14
2.3.5. Hiện trạng sử dụng đất: ...................................................................................14
2.3.6. Phân tích chung hiện trạng theo phương pháp SWOT ...................................15
2.4. Tính chất chức năng khu vực quy hoạch ...........................................................16
Chương 3. Cơ sở nghiên cứu và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật .........................................17
3.1. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................17
3.2. Cơ sở kinh nghiệm thực tiễn ..............................................................................18

3.2.1. Công viên lịch sử văn hóa dân tộc Quận 9......................................................18
3.2.2. Công viên giải trí Asia Park ............................................................................19
3.3. Cơ sở lý luận ......................................................................................................20
3.3.1. Tổ chức không gian cảnh quan .......................................................................20
3.3.2. Lưu ý khi thiết kế cảnh quan công viên ..........................................................22
3.4. Dự báo quy mô nghiên cứu ................................................................................23
3.5. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong đồ án .........................................23
Chương 4. Triển khai phương án ..............................................................................24
4.1. Ý tưởng đề tài .....................................................................................................24
4.2. Cơ cấu tổ chức không gian .................................................................................24
4.2.1. Cơ cấu phương án so sánh ..............................................................................24
4.2.2. Cơ cấu phương án chọn...................................................................................26
4.3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất ...............................................................27
4.3.1. Xác định khu chức năng ..................................................................................28
4.3.2. Thống kê chi tiết sử dụng đất ..........................................................................29
4.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ...........................................................30
Chương 5. Hệ thống quản lý .....................................................................................31
5.1. Quản lý quy hoạch khu công viên văn hóa Gò Vấp...........................................31
5.1.1. Quản lý về kiến trúc công trình .......................................................................31


v

5.1.2. Quản lý hệ thống cây xanh cảnh quan, mặt nước, quảng trường ....................31
5.1.3. Khung thiết kế quản lý từng khu chức năng ...................................................33
5.2. Quản lý về hạ tầng kỹ thuật................................................................................36
5.2.1. Quản lý về hệ thống chiếu sáng ......................................................................36
5.2.2. Quản lý lộ giới.................................................................................................37
Chương 6. Kết luận và kiến nghị ..............................................................................38
6.1. Kiến nghị ............................................................................................................38

6.2. Kết luận ..............................................................................................................38
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................39
Phụ lục: bản vẽ A3 đính kèm


vii

Danh mục các từ viết tắt
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BT

Xây dựng - Chuyển giao

CP

Chính phủ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN


Khu công nghiệp

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm



Nghị định

ng.đ

Ngày đêm

NQ

Nghị quyết



Quyết định

TTg

Thủ tướng

TW

Trung ương


UBND

Ủy ban nhân dân


viii

Danh mục bảng biểu

Bảng

Tên

Trang

2.1

Bảng thống kê hiện trạng đất đai

16

2.2

Bảng đánh giá SWOT

17

4.1

Bảng cân bằng đất đai phương án so sánh


27

4.2

Bảng cơ bằng đất đai phương án cơ cấu chọn

28

4.3

Bảng thống kê sử đụng đất

31


ix

Danh mục hình ảnh

Hình

Tên

Trang

2.1

Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trong tỉnh Bến Tre


5

2.2

Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trong khu đô thị số 2

5

2.3

Sơ đồ ước lượng khoảng cách các khu chức năng

7

2.4

Mối liên hệ vùng

8

2.5

Vị trí và giới hạn khu đất trên không ảnh

10

2.6

Sơ đồ hiện trạng dân cư


11

2.7

Hình hiện trạng dân cư khu vực

12

2.8

Sơ đồ hiện trạng cây xanh, mặt nước

15

2.10

Hình hiện trạng các mảng xanh và mặt nước

15

2.11

Sơ đồ hiện trạng giao thông

16

2.12

Hình hiện trạng giao thông trong khu vực


17

2.13

Sơ đồ địa hình

17

2.14

Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan

17

3.1

Công viên lịch sử văn hóa dân tộc quận 9

22

3.2

Công viên Asia Park, Đà Nẵng

23

4.1

Sơ đồ cơ cấu phương án so sánh


26

4.2

Sơ đồ cơ cấu phương án chọn

32

4.3

Bản đồ sử dụng đất

35

4.4

Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

35

5.1

Khu hành chính

36

5.2

Khu quảng trường trung tâm


37

5.3

Khu thể dục thể thao

37

5.4

Khuvui chơi giải trí

38

5.5

Khu tĩnh

38

5.6

Khu văn hóa lễ hội

39


1

Chương 1. Giới thiệu chung

1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Tỉnh Bến Tre hiện nay sau khi có cầu Rạch Miễu, Hàm Luông, Cổ Chiên đã trở nên
thuận lợi về giao thông bộ với các trục giao thông Quốc gia quan trọng như Quốc lộ
60, Quốc lộ 57, giao thông thủy có sông Hàm Luông là tuyến giao thông thủy Quốc
gia cùng với một số hệ thống sông rạch rất thuận lợi kết nối Bến Tre với các tỉnh
trong vùng ĐBSCL và Vùng TP.HCM.
Thành phố Bến Tre đóng vai trò là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của
tiểu vùng kinh tế đông bắc và chuỗi hành lang đô thị ven biển Đông, trong giai đoạn
sắp tới thành phố đang điều chỉnh mở rộng ranh giới hành chánh Thành phố, đặc biệt
là mở rộng không gian đô thị hướng ra phía sông Hàm Luông.
Khu vực nghiên cứu lập đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 công viên văn hóa Hàm
Luông thuộc khu đô thị số 2, xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre có vị trí địa lý
thuận lợi, tiếp giáp với các khu du lịch và sông Hàm Luông, khu vực phát triển mạnh
về du lịch phía Nam thành phố.
Theo định hướng Quy hoạch phân khu khu đô thị số 2, Thành phố Bến Tre, khu vực
công viên thuộc cấp đô thị trở thành một công viên lớn phục vụ cho người dân trong
và ngoài khu vực.
1.2. Lý do chọn đề tài
Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng thành phố Bến Tre, khu vực nghiên cứu
có vị trí thuộc quy hoạch phân khu khu đô thị số 2, được xác định là khu đô thị mới
phía Nam sông Bến Tre và có vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng thành phố
Bến Tre lên đô thị loại II, không gian khu đô thị gắn liền với khu trung tâm hành
chính dự kiến của thành phố Bến Tre và khu vực cảng tổng hợp theo định hướng quy
hoạch chung, đây sẽ là khu đô thị ưu tiên phát triển về dịch vụ và du lịch trên cơ sở
khai thác lợi thế quỹ đất lớn và cảnh quan thiên nhiên thuận lợi, tiếp giáp sông Bến
Tre và sông Hàm Luông. Trong đó, khu vực quy hoạch công viên là một thành tố
chính trong hệ thống không gian mở công cộng của thành phố. Công viên giúp hình


2


thành nên những không gian giao lưu và dịch vụ đô thị chung cho thành phố và khu
vực.
Khu vực đô thị số 2 kết nối với khu vực phía Bắc thông qua cầu Mỹ Hóa, tiếp cận
đường Đường tỉnh 887, dự kiến khai thác cầu Hoàng Lam phía ngã 3 sông Hàm luông
và sông Bến Tre kết nối các khu du lịch ven sông Hàm Luông ở phía Nam và Bắc
sông Bến Tre.
Tiềm năng phát triển cảnh quan không gian đặc trưng ( không gian dừa, không gian
sông nước), khai thác cảnh quan thiên nhiên hiện có, phát triển công viên văn hóa, tạo
không gian xanh cũng như không gian sinh hoạt cộng đồng.
Vị trí tiếp cận với các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, có tính chất là không gian xanh,
có nét đặc trưng riêng của miền Tây, thu hút du lịch, đồng thời kết hợp hồ điều hòa
cho khu đô thị.
Với vị trí và lợi thế về cảnh quan , khu vực nghiên cứu là một trong những vị trí có
điều kiện thuân lợi cho việc phát triển công viên văn hóa, kết hợp dịch vụ vui chơi
giải trí, tổ chức các điểm du lịch gắn với văn hóa truyền thống.
Khu vực nghiên cứu tiếp cận sông Hàm Luông, con sông gắn liền với những chiến
thắng lịch sử trong chiến tranh chống Mỹ góp phần khai thác được giá trị lịch sử khi
hình thành công viên văn hóa.
Hiện nay, Thành phố Bến Tre chưa có các công viên quy mô lớn,các công viên trong
thành phố diện tích cây xanh nhỏ, quy mô phục vụ nhu cầu người dân hạn chế.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu vực nghiên cứu còn chưa khai thác,
cùng những tác động tiêu cực bên ngoài như các hiện tượng nước biển dâng, xâm lấn
mặn,… là những thách thức đối với Bến Tre cũng như khu vực nghiên cứu.
Tiềm năng cảnh quan sông nước hiện chưa được khai thác triệt để, nhất là các rạch tự
nhiên, cần tôn tạo nhằm khai thác không gian cây xanh, mặt nước và làm rõ sắc thái
của đô thị thông qua các yếu tố tự nhiên.
Do các yếu tố trên nên việc lập “Quy hoạch chi tiết 1/500 công viên văn hóa Hàm
Luông, khu đô thị số 2, xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre” là một
phần thiết yếu, đáp ứng cho nhu cầu người dân trong và ngoài khu vực thành phố Bến



3

Tre, góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh và hiệu quả, trở thành một điểm thu
hút khách du lịch, phát triển kinh tế khu vực, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn
hóa cộng đồng.
1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
Cụ thể hóa một phần của đồ án quy hoạch phân khu (QHPK) khu đô thị số 2 đã được
phê duyệt, làm công cụ quản lý quy hoạch đồ án, các dự án đầu tư, danh mục đầu tư
thuộc phạm vi nghiên cứu của đồ án này.
Cụ thể hóa hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật của khu vực nghiên cứu.
Xác định được các chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật (KTKT) cho khu đất, để phát triển theo
đúng định hướng.
Tạo ra được một tổ chức với các khu chức năng hài hòa, hợp lý phối hợp với nhau
một cách hiệu quả, đồng thời quản lý khu vực quy hoạch chặt chẽ.
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và vui chơi giải trí, nghỉ ngơi của người dân cũng như du
khách.
Bảo vệ và phát triển quỹ đất xanh của thành phố Bến Tre, đồng thời quảng bá đặc
trưng văn hóa và lịch sử khu vực.
Lập kế hoạch khai thác và sử dụng đất một cách hợp lý, tạo ra môi trường không
gian, kiến trúc cảnh quan đặc trưng cho khu vực.
Xây dựng không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng của đô thị cũng như cải thiện môi
trường sống, mang lại nét văn hóa đặc trưng của khu vực miền Tây sông nước.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi không gian
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc khu đô thị số 2, xã Mỹ Thanh An, thành
phố Bến Tre, tỉnh Bến

Các mặt tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp Đường Vành Đai phía Nam


4

Phía Nam giáp đường N17 dự kiến.
Phía Tây giáp đường D5.
Phía Đông giáp đường D1 dự kiến.
Quy mô diện tích: 41,86 ha
1.4.2 Phạm vi thời gian
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Lập quy hoạch phân khu khu đô thị số 2 đến năm 2025
tầm nhìn 2030. Theo định hướng QHPK đến năm 2025 của thành phố Bến Tre đã
được phê duyệt tại quyết định số 3149/QĐ-UBND
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp, phân tích và tổng hợp số liệu: Số liệu tổng hợp dựa trên các báo cáo,
quyết định, các thuyết minh có liên quan đến phạm vi nghiên cứu, chỉ tiêu kinh tế, số
liệu thống kê hiện trạng, các dữ liệu về điều kiện hiện trạng tự nhiên.
Phương pháp phân tích đánh giá: Từ những số liệu đã tổng hợp được, phân tích đánh
giá theo phương pháp S.W.O.T để tổng quan được điểm mạnh, điểm yếu và các cơ
hội, thách thức cần phải thực hiện.
Phương pháp đi khảo sát điều tra thực tế: Trước tiên, tiến hành khảo sát hiện trạng
dựa vào bản đồ hiện trạng khu vực (đã được phê duyệt) và khảo sát thực tế. Sau đó,
căn cứ vào QHPK xác định chỉ tiêu sử dụng đất của khu vực từ đó tính toán hợp lý,
tiến hành lập quy hoạch chi tiết cho khu vực nghiên cứu. Đồng thời đề xuất các quy
chế quản lý, thực thi, chính sách, các giải pháp rồi kết luận và đề xuất kiến nghị.
1.6. Cấu trúc của thuyết minh đồ án
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Tổng quan về khu vực lập quy hoạch
Chương 3: Cơ sở nghiên cứu và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Chương 4: Định hướng phát triển không gian khu vực lập quy hoạch
Chương 5: Hệ thống quản lý
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.


5

Chương 2. Tổng quan về khu vực lập quy hoạch
2.1. Vị trí và quy mô
2.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí khu vực quy hoạch trong tỉnh Bến Tre:
Thành phố Bến Tre là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bến Tre, là trung tâm kinh tế, văn
hóa, xã hội nằm trên cù lao Bảo, chung với các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Ba
Tri.
Thành phố Bến Tre có QL60 đi qua nối với các Tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc
Trăng. Đây là tuyến giao thông huyết mạch ven biển Đông, có ý nghĩa quan trọng về
an ninh, quốc phòng, có vai trò quan trọng trong việc kết nối chuỗi các đô thị từ
Thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang – Bến Tre đến Trà Vinh – Sóc
Trăng. Khu vực quy hoạch năm về phía Nam thành phố, đây sẽ là khu trung tâm công
cộng cấp thành phố và trung tâm hành chính thành phố. Cách TP.HCM 87 km, TP.
Mỹ Tho khoảng 15 km, thành phố Cần Thơ 70 km theo hướng quốc lộ QL 1A và QL
57.Vị trí khu vực lập quy hoạch trong tỉnh Bến Tre. Vị trí được xác định như trong
hình 2.1:

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trong tỉnh Bến Tre


6

Vị trí khu vực quy hoạch trong khu đô thị số 2:

Vị trí khu vực quy hoạch: thuộc khu B, một phần xã Mỹ Thạnh An trong QHPK khu
đô thị số 2, thành phố Bến Tre.
Giáp với các đơn vị ở của khu đô thị và giáp khu chức năng đặc thù ( khu du lịch,
cảng tổng hợp dự kiến)
Các tuyến đường kết nối vào khu vực quy hoạch:
Đường tỉnh 887, đường Đồng Văn Cống hướng Bắc Nam
Đường Phạm Ngọc Thảo, đường Nguyễn Văn Nguyễn theo hướng Đông Tây
Đường tiểu dự án ( đường cảnh quan ven sông Hàm Luông) tiếp giáp các khu du lịch.
Khu vực lập quy hoạch thuộc xã Mỹ Thạnh An, nằm trong khu đô thị số 2 của Thành
phố Bến Tre. Vị trí được xác định như trong hình 2.2:

Hình 2.2. Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trong khu đô thị số 2
Khu vực quy hoạch cách các khu vực xung quanh khu đô thị số 2 dưới 3 km:
Cách các trung tâm đơn vị ở 500m, 1 km, 1.3 km, 2.1 km, 2.7 km.
Cách khu hành chính trung tâm thành phố 1.5 km.
Cách các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu cảng tổng hợp ( khu chức năng đặc thù)
400m, 700m.
Vị trí khu vực quy hoạch đảm bảo tương đối đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui
chơi giải trí của người dân và du khách.


7

Sơ đồ ước lượng khoảng cách các khu vực chức năng xung quanh được thể hiện ở
hình 2.3:

Hình 2.3. Sơ đồ ước lượng khoảng cách các khu chức năng xung quanh
2.1.2. Mối liên hệ vùng
Hệ thống giao thông đường thủy của Thành phố Bến Tre phát triển mạnh và là một
đặc thù của miền sông nước ĐBSCL. Sông Hàm Luông ở phía Tây thành phố, sông

Bến Tre là trục cảnh quan chính nằm giữa Thành phố nối kết với kênh Chẹt Sậy ở
phía Đông. Hệ thống sông rạch nhiều, phát triển du lịch sông nước, giao thông đường
thủy.
Sự tác động ảnh hưởng từ các khu chức năng khác: Khu đất được lựa chọn quy hoạch
có vị trí đắc địa, xung quanh nó có nhiều dự án lớn mang tính quan trọng tạo tiền đề,
động lực cho sự phát triển khu đất, cụ thể hơn như sau:
Khu chức năng đặc thù (cảng tổng hợp dự kiến) cách trung tâm khu đất được lựa
chọn quy hoạch khoảng 1km về phía Nam, kết nối bằng trục đường Tiểu dự án.
Tiếp giáp các khu du lịch (khu nghỉ dưỡng Mỹ An, khu du lịch Lan Vương,…)


8

Khu trung tâm hành chính thành phố cách khu đất quy hoạch 2 km về phía Đông –
Bắc, kết nối với khu đất bằng trục đường Phạm Ngọc Thảo, đường 887.
Sơ đồ mối liên hệ vùng được thể hiện trên hình 2.3:

Hình 2.4. Mối liên hệ vùng
2.1.3. Giới hạn khu đất
Phía Bắc giáp Đường Vành Đai phía Nam
Phía Nam giáp đường N17 dự kiến.
Phía Tây giáp đường D5.
Phía Đông giáp đường D1 dự kiến.
Quy mô diện tích: 41,86 ha
Dân số hiện trạng 334 dân. (hình 2.4)
Vị trí và giới hạn khu đất trên không ảnh thể hiện ở hình 2.5:


9


Hình 2.5. Vị trí và giới hạn khu đất trên không ảnh
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Địa hình
Khu đất nghiên cứu có địa hình tương đối bẳng phẳng với hệ thống kênh rạch (3%),
có khuynh hướng thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, cao độ trung bình so
với mặt nước biển từ 1-5m.
2.2.2. Khí hậu
Thành phố Bến Tre nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm nên
khu đất nghiên cứu cũng có khí hậu tương tự. Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa bình quân năm 1.210-1.500 mm/năm; lượng mưa phân bố không đều
giữa các tháng trong năm, trong mùa mưa lượng mưa chiếm 94%-98% tổng lượng
mưa cả năm. Ðộ ẩm không khí trung bình từ 83% -90%.
Chế độ gió chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính: gió mùa Tây Nam trùng vào
mùa mưa, gió mùa Đông Bắc trùng vào mùa khô ( gió làm dâng mực nước triều đẩy
mặn xâm nhập sâu hơn vào nội vùng làm cho các con sông lớn của Thành phố bị
nhiễm mặn), tốc độ gió trung bình khoảng 1,5m/s.


10

2.2.3. Thổ nhưỡng
Nhìn toàn bộ vị trí địa lý, Bến Tre là một dạng cù lao lớn ở cửa sông Cửu Long hình
thành do quá trình bồi tụ phù sa của những "đảo cửa sông", một trong những dạng
thức lấn biển nhanh chóng của đồng bằng sông Cửu Long trong hàng ngàn năm qua.
Những kết quả khảo sát chi tiết đã xác nhận rằng đất đai Bến Tre mang sắc thái đặc
thù tiêu biểu cho toàn bộ quá trình hình thành đồng bằng này. Riêng tại Bến Tre có
gần 20 dải giồng cát chạy song song từ trong ra ngoài, đánh dấu những chặng đường
lấn biển của vùng cửa sông. Với chiều cao từ 3 đến 5 m, các giồng cát ở Bến Tre đã
tạo thành dạng địa mạo rất đặc trưng của vùng cửa sông Cửu Long ngày nay. Giữa

các dải giồng cát là những trũng giữa giồng, hay phẳng giữa giồng với chiều rộng
chênh lệch khá nhiều. Chính đặc điểm này đã quyết định một số khu vực đất phèn ở
Ba Tri, Bình Đại. Những tên gọi "Cù lao Minh", "Cù lao Bảo" ngày xưa của Bến Tre
minh chứng rằng trước đây Bến Tre vốn là những cù lao hình thành riêng lẻ do sự
lắng đọng phù sa ở cửa sông Tiền, dần dần những nhánh sông chia cắt giữa các cù lao
cũng bị lấp nghẽn bởi lượng phù sa ngày càng lớn và các cù lao chắp lại với nhau, tạo
nên Bến Tre ngày nay.
2.2.4. Thủy văn
Chế độ thủy văn tại khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng chủ yếu từ sông Bến Tre, các
rạch như Rạch Kinh, RạchMiễu,…ngoài ra còn có các rạch nhỏ nối với các rạch
chính, tạo nên một mạng lưới kênh rạch.
Vị trí khu vực giáp sông Bến Tre và có các kênh rạch nên khu vực này thường có khí
hậu mát mẻ quanh năm, thoát nước tự nhiên tốt nên không xảy ra tình trạng ngập úng,
nhiều dòng chảy nên tạo điều kiện thuận lợi hệ thống thực vật cây trồng cũng phát
triển phong phú đa dạng hơn những khu vực khác.
2.3. Hiện trạng khu vực thiết kế
2.3.1. Hiện trạng dân cư
Phần lớn dân cư tập trung theo các trục đường hiện hữu, tuy nhiên nhà cửa phân bố
còn ít và thưa thớt, đa số là nhà cấp 4, nhà tạm. Điều này tạo ra sự thuận lợi cho việc


11

đền bù giải toả và ý tưởng về việc hình thành lại trục đường giao thông. (hình 2.5 và
hình 2.6)

Hình 2.6. Sơ đồ hiện trạng dân cư

Hình 2.7. Hình hiện trạng dân cư khu vực



12

2.3.2. Hiện trạng cây xanh, mặt nước
Phần lớn đất chủ yếu trồng cây lâu năm (cây dừa)
Cây bần, cây dừa nước mọc dọc các kênh rạch
Diện tích cây xanh chiếm 95%, chủ yếu là cây dừa.
Các con Rạch Thơm, rạch Nhà Việc từ sông Hàm Luông, sông Bến Tre đổ vào
Diện tích mặt nước chiếm 1.8% diện tích khu vực thiết kế, chưa kể các diện tích
mương đào dẫn nước cho cây trồng của các hộ dân (hình 2.7 và hình 2.8):

Hình 2.8. Sơ đồ hiện trạng cây xanh, mặt nước

Hình 2.9. Hình hiện trạng các mảng xanh và mặt nước


13

2.3.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
Đường giao thông trong khu vực chủ yếu là đường đất, đá và đường tạm bằng xi
măng, lộ giới 1m -1.6m, chiếm 0.72% diện tích khu vực thiết kế.
Đường tự phát do nhu cầu đi lại của người dân (hình 2.9 và hình 2.10):

Hình 2.10. Sơ đồ hiện trạng giao thông

Hình 2.11. Hình hiện trạng giao thông khu vực


14


2.3.4. Hiện trạng địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thấp nhất (-0.06), cao nhất (2.08)
Khu vực có cao độ âm chiếm tỷ trọng lớn, thuận lợi tạo không gian mặt nước
Khu vực có cao độ dương chiếm tỷ trọng nhỏ, xây dựng các công trình
Nền địa hình là khu đất nông nghiệp, đất yếu, xây dựng thấp tầng. (hình 2.11)

Hình 2.12. Sơ đồ địa hình
2.3.5. Hiện trạng sử dụng đất:
Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất được
thể hiện trên hình 2.12 và bảng 2.1:


15

Hình 2.13. Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan
Bảng 2.1. Bảng thống kê hiện trạng đất đai
Loại đất

STT
1

Đất sản xuất nông nghiệp

2

Diện tích (Ha)

Tỷ lệ (%)

39.57


94.67

Đất ở

1.19

2.85

3

Sông, rạch

0.74

1.77

4

Đất giao thông

0.3

0.72

41.8

100

Tổng


2.3.6. Phân tích chung hiện trạng theo phương pháp SWOT
Quá trình khảo sát, hiện trạng khu vực quy hoạch đánh giá thể hiện qua bảng SWOT
ở bảng 2.2:


16

Bảng 2.2 Bảng đánh giá SWOT
Điểm mạnh

Điểm yếu

Cơ hội

Thách thức

Cảnh quan tự nhiên,

Cơ sở hạ tầng chưa

Tiếp cận các khu du

Chi phí xây dựng hạ

có thể tận dụng một

khai thác

lịch, thu hút du lịch


tầng lớn

phần tự nhiên sẵn có

Nền đất yếu, khó khăn

trong và ngoài nước

Không tận dụng được

Hiện kiến trúc ít,

cho xây dựng, không

Xây dựng hồ điều

tối đa hiện trạng

thuận lợi xay dựng

xây cao tầng

hòa, hồ cảnh quan,

Cảnh quan có khả

Tiếp cận giao thông

Hệ thống giao thông


kết nối kênh rạch

năng bị ô nhiễm khi

chính, trục cảnh quan

hiện trạng chủ yếu

Góp phần chuyển

xây dựng nếu không

Hệ thống sông rạch

bằng đường bê tông,

dịch cơ cấu kinh tế

đảm bảo an toàn.

nhiều, khai thác cảnh

đường đất.

theo hướng dịch vụ

quan sông nước.

Hệ thống điện, chiếu

sang chưa đồng bộ.

2.4. Tính chất chức năng khu vực quy hoạch
Theo định hướng quy hoạch phân khu thành phố Bến Tre, khu vực nghiên cứu có vị
trí thuộc quy hoạch phân khu khu đô thị số 2, được xác định là khu đô thị mới phía
Nam sông Bến Tre và có vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng thành phố Bến
Tre lên đô thị loại II, khu vực quy hoạch công viên được định hướng là công viên văn
hóa, vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu của dân cư khu vực và du khách.


17

Chương 3. Cơ sở nghiên cứu và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
3.1. Cơ sở pháp lý
Cơ sở quản lý quy hoạch xây dựng:
Luật xây dựng số 50/2004/QH13.
Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
Căn cứ nghị định số 209/2014/ NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
Căn cứ nghị định số 16/2005/ NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định số 38/2010/NĐ-CP về quản Lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Quy chuẩn xây dựng việt nam 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng.
Quy chuẩn Việt Nam số 07/2010/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – các công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT);
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm (QCVN 09:2008/BTNMT).
Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây
dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
Các tiêu chuẩn thiết kế của việt nam hiện hành như:

TCVN 3907:2011 tiêu chuẩn thiết kế kích thước dành cho trẻ em.
TCXDVN 276:2003 về công trình công cộng và nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
Cơ sở quy hoạch định hướng:
Quyết định số 3149/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Bến Tre về việc
phê duyệt đồ án xây dựng quy hoạch phân khu khu đô thị số 2, thành phố Bến Tre.


×