Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại tổng công ty đầu tư nước và môi trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 85 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ ii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ....................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU
TƢ NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG VIỆT NAM .................................................. 4
1.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập ................................................... 4
1.2 Khái quát hoạt động sản xuất- kinh doanh của đơn vị thực tập ............... 6
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập.......................... 13
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của đơn vị thực tập. ....................... 18
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ NƢỚC
VÀ MÔI TRƢỜNG VIỆT NAM - CTCP ..................................................... 23
2.1 Đặc điểm chung về sản phẩm và tổ chức xây lắp tại công ty ................ 23
2.2. Thực tế kế toán chi phí xây lắp tại công ty .......................................... 25
2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty .................... 65
PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG VIỆT NAM ....... 69
3.1 Nhận xét chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
Tổng công ty .............................................................................................. 69
3.2 Một số ý kiến hoàn thiện ...................................................................... 72
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 80

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ....................................... 11


Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT ........................................................................... 27
Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT ........................................................................... 29
Biểu 2.3: Phiếu xuất kho............................................................................. 31
Biểu 2.4: Sổ chi tiết TK621 ........................................................................ 32
Biểu 2.5: Sổ cái TK621 .............................................................................. 35
Biểu 2.6: Sổ nhật ký chung ........................................................................ 37
Biểu 2.7: Bảng chấm công ......................................................................... 39
Biểu 2.8: Bảng thanh toán tiền lương ......................................................... 41
Biểu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 622 .............................................................. 43
Biểu 2.10: Sổ cái TK622 ............................................................................ 45
Biểu 2.11: Sổ nhật ký chung....................................................................... 46
Biểu 2.12: Sổ chi tiết tài khoản 627 ............................................................ 50
Biểu 2.13: Sổ cái tài khoản 627 .................................................................. 53
Biểu 2.14: Sổ nhật ký chung....................................................................... 55
Biểu 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 154 ............................................................ 59
Biểu 2.16: Sổ cái tài khoản 154 .................................................................. 61
Biểu 2.17: Sổ nhật ký chung....................................................................... 63
Biểu 2.18: Bảng giá thành sản phẩm .......................................................... 65
Bảng 3.1: Bảng danh điểm vật tư ............................................................... 73
Bảng 3.2: Mẫu phiếu theo dõi làm ngoài giờ .............................................. 74
Bảng 3.3: Bảng theo dõi hoạt động của MTC ............................................. 76
Biểu 3.4: Mẫu bảng tính lương cho công nhân điều khiển MTC ................ 76

ii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ tại Tổng Công ty ........................................ 8
Biểu đồ 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty ............................................ 12
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty....................................................... 13

Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ........................................... 18
Sơ đồ 1.4: Quy trình ghi sổ ........................................................................ 21

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây ngày càng hội nhập với nền
kinh tế thế giới, phát triển theo hướng hội nhập làm xuất hiện nhiều thành
phần kinh tế khiến cho tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tăng rõ rệt. Các
doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên khẳng định vị trí của mình cần phải
năng động trong tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
đặc biệt cần làm tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nhằm giảm chi
phí từ đó hạ giá thành sản phẩm song vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng. Ngành
xây dựng cơ bản trong điều kiện phát triển như hiện nay ngày càng giữ vai trò
quan trọng trong quá trình tạo ra cơ sở vật chất cho đất nước và là ngành có số
vốn bỏ ra nhiều do đó hạch toán chi phí lại càng quan trọng nhằm chống thất
thoát lãng phí. Kế toán luôn được xác định là khâu trọng tâm, trong đó kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là bộ phận quan trọng hàng đầu
với mục đích giảm chi phí thông qua việc sử dụng tiết kiệm đầu vào, tận dụng
tốt nguồn lực sản xuất hiện có, kết hợp các yếu tố sản xuất một cách tối ưu
giúp quản lý chi phí, giá thành theo từng công trình, từng giai đoạn, từ đó đối
chiếu, so sánh với số liệu định mức, tình hình sử dụng lao động, vật tư, chi phí
dự toán để tìm ra nguyên nhân chênh lệch, kịp thời ra các quyết định đúng,
điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đã đề ra. Hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp XDCB không chỉ có ý nghĩa to lớn trong
phạm vi ngành mà còn có ý nghĩa to lớn đối với các ngành khác và toàn bộ
nềnkinhtếquốcdân.
Trong thực tế, kế toán ở các doanh nghiệp XDCB nói chung và các
doanh nghiệp xây lắp nói riêng còn nhiều thiếu sót dẫnđến tình trạng thất

thoát, lãng phí vật tư, lao động, tiền vốn. Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ cũng
như hạch toán một cách đầy đủ, kịp thời các chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm là rất cần thiết nhằm mục đích cân đối chi phí và lợi nhuận, giám sát
1


đồng thời cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định củacác
nhà quản trị doanh nghiệp.
Tổng Công Ty Đầu Tư Nước Và Môi Trường Việt Nam là một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp lâu năm, nhận thấy rõ vai trò của kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nên các nhà quản lý
của Tổng Công Ty Đầu Tư Nước Và Môi Trường Việt Nam đã có nhiều
chính sách chú trọng đến vấn đề này. Tuy nhiên trong công tác quản lý chi
phí và tính giá thành vẫn còn một số mặt hạn chế. Qua khảo sát thực tế có
nhiều dự án thực hiện qua nhiều năm, thời gian hoàn thành kéo dài dự án
kéo dài dẫn đến việc tập hợp tính giá thành và phân bổ chi phí liên quan trực
tiếp tới công trình từng hạng mục công trình và cả dự án phải thay đổi
(thường phát sinh do quy định tăng mức tiền lương tối thiểu, tiền sử dụng
đất, chi phí giải phóng mặt bằng … thay đổi về lãi suất, mức thuế suất nên
việc xác định giá vốn đối với diện tích đất đã bán một phần cho nhà đầu tư
thứ cấp cũng như bán cho các khách hàng lẻ và tính giá vốn của cả dự án
gặp rất nhiều khó khăn).
Từ góc độ tiếp cận tr n, để góp phần thực hiện tốt công tác kế toán nói
chung, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Tổng Công Ty
Đầu Tư Nước Và Môi Trường Việt Nam, em tiến hành nghiên cứu đề tài
"Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Tổng Công Ty
Đầu Tư Nước Và Môi Trường Việt Nam”.
Nội dung của bài báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về Tổng công ty Đầu tư Nước và Môi trường
Việt Nam

Phần 2: Thực trạng và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại Tổng công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt
Nam
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tại
Tổng công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam
2


Do trình độ cũng như nhận thức còn hạn chế nên trong báo cáo thực tập
tốt nghiệp của em không tránh khỏi các thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.S
Trương Thị Hồng Phương cùng các anh chị của phòng kế toán công ty đã
giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.

3


PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG
TY ĐẦU TƢ NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG VIỆT NAM

1.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập
1.1.1. Tên doanh nghiệp
T n đầy đủ:Tổng Công Ty Đầu Tư Nước Và Môi Trường Việt Nam CTCP

1.1.2. Giám đốc, Kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp
Giám đốc: Ngô Văn Dũng
Kế toán trưởng: Đoàn Vũ Tiến
1.1.3. Địa chỉ
Số 52 Quốc Tử Giám, Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Điện thoại: (84-24) 37472982
Fax: (84-24) 38431346
Email:
1.1.4 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam – CTCP được thành
lập theo Quyết định số 2188/QĐ-BXD ngày 25/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng và Quyết định số 242/2005/QĐ-TTg ngày 04/10/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Tổng Công ty được thành lập và hoạt động theo mô hình
Công ty mẹ - Công ty con. Trong năm 2014, Tổng Công ty đã chào bán cổ phần
lần đầu ra công chúng theo Quyết định số 2438/QĐ-TTg ngày 16/12/2013 của
Thủ tướng Chính phủ và chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ
phần kể từ ngày 01/07/2014 theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số
0100105976 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
1.1.5. Loại hình doanh nghiệp
Công ty cổ phần
1.1.6 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
4


Với truyền thống và kinh nghiệm hơn 40 năm trong lĩnh vực xây dựng
cấp thoát nước và môi trường, Tổng Công ty VIWASEEN tự hào là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây lắp, xuất
nhập khẩu vật tư thiết bị cho các công trình cấp thoát nước và môi trường, công
trình công nghiệp dân dụng. Tổng Công ty VIWASEEN đã trực tiếp thực hiện
thành công nhiều công trình xử lý nước, hệ thống cấp nước, thoát nước và các
công trình xử lý nước thải, rác thải quy mô lớn theo hình thức EPC trên phạm
vi cả nước góp phần tích cực trong việc đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất
lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước.
1.1.7 Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ
Qua gần 40 năm từ những công ty chuy n ngành trực thuộc Bộ Xây dựng,

Tổng Công ty VIWASEEN đã được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển của ngành Cấp thoát nước Việt Nam.
Ngày 4/10/2005, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 242/2005/QĐTTg ph duyệt Đề án thành lập Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước
và Môi trường Việt Nam (VIWASEEN).
Ngày 25/11/2005 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký Quyết định số 2188/QĐBXD thành lập Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường
Việt Nam tr n cơ sở tổ chức lại các công ty độc lập trực thuộc Bộ Xây dựng
gồm Công ty Xây dựng Cấp thoát nước - WASEENCO (thành lập năm 1975),
Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước - WASECO (thành lập năm 1975),
Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2 - WASE (thành lập năm 1997).
Thực hiện Quyết định 2438/QĐ-TTg ngày 23/12/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ph duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển Tổng công ty
Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam thành Công ty cổ phần và Quyết định số
606/QĐ-BXD ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc điều chỉnh
Phương án cổ phần hóa Tổng công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam.

5


Ngày 05/03/2014, cuộc đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng của
Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam được tổ chức tại Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội.
Ngày 25/06/2014, Tổng Công ty tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông
lần thứ nhất Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam - CTCP.
Ngày 01/7/2014, Tổng công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam –
CTCP chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo Giấy CN
ĐKKD số 0100105976 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp với vốn điều lệ là
580.186.000.000 đồng
TổngCôngty VIWASEENlàdoanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty
mẹ - Công ty con với 23 đơn vị thành vi n là các công ty cổ phần hoạt động
trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cấp thoát nước và môi trường tr n phạm vi cả

nước. Hiện nay, Tổng Công ty có hơn 10.000 cán bộ công nhân vi n, trong đó
có hơn 2.000 kỹ sư có trình độ đại học và tr n đại học, có kiến thức chuy n sâu
và giàu kinh nghiệm, gần 8.000 công nhân kỹ thuật lành nghề.
1.2 Khái quát hoạt động sản xuất- kinh doanh của đơn vị thực tập
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh


Các công trình xây dựng cấp thoát nước, môi trường và
hạ tầng kỹ thuật

THI CÔNG



Khoan khai thác nước ngầm, xử lý nền móng công trình

XÂY LẮP



Các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện



Các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp



Hệ thống điện, trạm biến áp, …




Nhà máy nước, nhà máy xử lý nước thải, xử lý rác thải

ĐẦU TƢ PHÁT



Khu đô thị, khu công nghiệp

TRIỂN



Nhà ở, văn phòng cho thu



Sản xuất năng lượng (thủy điện, phong điện,…)

6


SẢN
XUẤT CÔNG
NGHIỆP

TƢ VẤN,
KHẢO SÁT,
THIẾT KẾ VÀ

NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC



Sản xuất, kinh doanh nước sạch



Sản xuất ống b tông và cấu kiện xây dựng



Sản xuất ống gang và phụ kiện ngành cấp thoát nước



Sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện công nghiệp



Khảo sát địa chất thủy văn, địa chất công trình



Lập quy hoạch cấp thoát nước li n vùng, đô thị vệ tinh,
khu công nghiệp




Lập dự án đầu tư xây dựng



Tư vấn, thiết kế kỹ thuật, giám sát các công trình cấp
thoát nước, xây dựng dân dụng, công nghiệp.



Nghi n cứu, ứng dụng các đề tài khoa học phục vụ
ngành nước

KINH DOANH,



Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị

XUẤT NHẬP



Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành cấp thoát nước

KHẨU,



Xuất khẩu lao động, chuy n gia, tu nghiệp sinh ra nước


THƢƠNG MẠI
VÀ DU LỊCH

ngoài


Du lịch lữ hành

1.2.2 Quy trình sản xuất – kinh doanh
Tổng Công Ty Đầu Tư Nước Và Môi Trường Việt Nam là Công ty
chuyên về xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng, công nghiệp
nên nguồn thu chủ yếu là từ các sản phẩm xây dựng. Sản phẩm xây dựng là
những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp
mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây dựng lâu dài. Từ khi khởi
công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo
dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình.
Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành
nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác
động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt. Chính những đặc
7


điểm này đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu
cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa
phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây dựng.
Chi phí giá thành sản phẩm được tính theo từng giai đoạn, từng hạng mục
công trình và so sánh với giá dự toán, giá trúng thầu là cơ sở để nghiệm thu, xác
định giá quyết toán để đối chiếu thanh lý hợp đồng.
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ tại Tổng Công ty


Dự thầu

Nhận thầu công trình

Thanh lý
hợp đồng

Quyết toán và thẩm
định kết quả

Thi công

Nghiệm thu và
bàn giao

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
* Quy trình hoạt động của Công ty:
+ Bước 1: Dự thầu. Ở bước này kế hoạch dự án sẽ chịu trách nhiệm tìm
kiếm dưới sự giám sát của trưởng phòng dự án. Công việc cụ thể là: Đăng ký mua
hồ sơ thầu, Lập hồ sơ dự thầu, Tham gia bỏ thầu, nhận quyết định trúng thầu, Ký
hợp đồng xây lắp với chủ đầu tư
+ Bước 2: Nhận thầu
Đây là giai đoạn đầu tiên của quy trình xây dựng xảy ra trước khi bắt đầu
thi công. Giai đoạn này Công ty có thể thực hiện tr n cơ sở trúng thầu hoặc chỉ
định thầu.
Bước 3: Thi công các hạng mục dự án và chủ đầu tư theo dõi giám sát, có
thí nghiệm kiểm tra chất lượng dự án. Xong mỗi hạng mục dự án được kiểm tra
đánh giá chất lượng và nghiệm thu lên phiếu giá thanh toán.
8



+ Hoàn thiện: Sau khi thi công xong hạng mục cuối cùng, đơn vị thường
tổ chức hoàn thiện sữa chữa những thiếu sót nhỏ trước khi nghiệm thu bàn giao
dự án đưa vào sử dụng và thanh quyết toán kinh phí với Chủ đầu tư.
Bước 4: Tổ chức nghiệm thu và bàn giao dự án. Bước này phòng kỹ thuật
vẫn chịu trách nhiệm chính để bàn giao dự án hoàn thành cho khách hàng. Cụ thể:
+ Lập hồ sơ hoàn công dự án
+ Duyệt hồ sơ hoàn công và nghiệm thu bàn giao dự án cho đơn vị chủ quản
do hội đồng nghiệm thu bàn giao có mặt của đơn vị thi công, tư vấn giám sát, đơn
vị chủ quản, đại diện chủ đầu tư và các cơ quan li n quan.
Bước 5: Quyết toán và thẩm định kết quả: Thanh quyết toán khối lượng kinh
phí xây lắp dự án cho đơn vị thi công. Bước này, phòng kế toán sẽ phối hợp với
phòng kinh doanh và kỹ thuật để tính toán chi phí và l n kế hoạch đề nghị nhà thầu
thanh quyết toán theo chi phí đã phát sinh khi l n chi phí.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng: Thanh lý hợp đồng là bản ghi nhận hoàn tất một
công trình nào đó được 2 b n (Chủ đầu tư vàĐơn vị thi công) xác nhận khối lượng,
chất lượng, và các phát sinh trong quá trình thi công cùng đồng ý ký t n (B n bàn
giao công trình và b n nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng). Mọi phát sinh
sau khi thanh lý HĐ sẽ do chủ đầu tư chịu.
Sản phẩm chính của Công ty là các công trình xây dựng với chu kỳ sản xuất
kinh doanh dài, có thể kéo dài đến vài năm; các công trình thường phân tán ở nhiều
nơi khác nhau n n gây khó khăn cho việc cập nhật chứng từ kế toán nhanh và chính
xác từ các công trình khác nhau.
1.2.3 Tổ chức sản xuất- kinh doanh
Tổng Công Ty Đầu Tư Nước Và Môi Trường Việt Nam là công ty chuyên
về xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng, công nghiệp nên
nguồn thu chủ yếu là từ các sản phẩm xây dựng. Sản phẩm xây dựng là những
công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính
đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây dựng lâu dài. Từ khi khởi công cho

đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ
9


thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi
công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công
việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của
các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt. Chính những đặc điểm này đã ảnh
hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các
doanh nghiệp xây dựng. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về
chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo
phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây dựng.
1.2.4. Khái quát tình hình sản xuất- kinh doanh của đơn vị thực tập trong
thời gian gần đây

10


Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Tổng vốn kinh doanh

Đơn vị
tính

2016/2015
2015

2016


2017

2018

2019

Tỷ đồng

78.823

Tỷ đồng

173.485 198.269 247.836 259.031 280.606

78.915

89.004

148.231 153.611

2017/2016
Giá

2018/2017
Giá

2019/2018
Giá

Giá trị


%

92

0,12

10.089

12,78

59.227

66,54

5.380

3,63

24.784

14,29

49.567

25,00

11.195

4,52


21.575

8,33

12

16,44

21

24,71

46

43,40

35

23,03

-14

-17,72

9

13,85

-15


-20,27

-11

-18,64

27.886

14,29

55.772

25,00

13.599

4,88

24.112

8,24

3.102

14,29

6.205

25,00


2.404

7,75

2.537

7,59

trị

%

trị

%

trị

%

Tổng chi phí sản xuất kinh
doanh
Tổng số lượng lao động
bình quân

Người

Sản lượng sản phẩm,. hàng
hóa. dịch vụ


Sản phẩm

73

85

106

152

187

79

65

74

59

48

Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ

Tỷ đồng

195.201 223.087


kinh doanh

Tỷ đồng

21.716

24.818

Lợi nhuận khác

Tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Tỷ đồng

16.939

Thuế TNDN

Tỷ đồng

Thu nhập bình quân đầu

Tỷ đồng/

người của lao động

tháng


Lợi nhuận từ hoạt động

278.859 292.458 316.570

31.023

33.427

35.964

19.358

24.198

26.073

28.052

2.420

14,29

4.840

25,00

1.875

7,75


1.979

7,59

4.778

5.460

6.825

7.354

7.912

683

14,29

1.365

25,00

529

7,75

558

7,59


6,38

7,47

7,97

8,45

8,85

1

17,08

1

6,69

0

6,02

0

4,73

(Nguồn: BCTC của công ty năm 2015- 2019)
11



Biểu đồ 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty
2017

2018

2019

195,201
223,087
278,859
292,458
316,570

2016

21,716
24,818
31,023
33,427
35,964

173,485
198,269
247,836
259,031
280,606

78,823
78,915
89,004

148,231
153,611

2015

T Ổ N G V Ố N K I N H T Ổ N G C HI PHÍ S Ả N D O A NH T HU B Á N
DOANH
X U Ấ T K I NH D O A NH HÀ NG V À C U NG
CẤP DỊCH VỤ

L Ợ I N H UẬN T Ừ
H O ẠT Đ Ộ N G
K I N H D O AN H

Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty
DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 đạt 316.570,13 tỷ đồng
trong khi năm 2018 chỉ đạt 292.458,33 tỷ đồng, ứng với tỉ lệ tăng 8,24%. DTT
tăng là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. DTT tăng góp phần
làm gia tăng LN, giúp công ty thu hồi được vốn và gia tăng thị phần tiêu thụ sản
phẩm cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường. Có thể thấy rằng, DT tăng
chủ yếu do tăng sản lượng tiêu thụ. Bên cạnh đó, các khoản giảm trừ doanh thu
(mà cụ thể là khoản “giảm giá hàng bán”, “hàng bán bị trả lại”) mặc dù có xu
hướng giảm 28,77% nhưng cũng khiến cho doanh thu bị giảm đi một lượng
đáng kể (gần 949 tỷ đồng). Công ty cần xem xét nguyên nhân dẫn đến các khoản
giảm trừ DT để có biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm
giữ vững uy tín của công ty với khách hàng, đồng thời gia tăng DT, LN cho
chính mình.
GVHB năm 2018 là 234.202,64 tỷ đồng đến năm 2019 đã tăng 8,64% và
đạt mức hơn 254.442,34 tỷ đồng. Sự gia tăng của GVHB được xem là hợp lý
tương ứng với sự tăng l n của sản lượng sản phẩm và DTT. Bên cạnh đó, trong

năm 2019, một số loại NVL tăng giá nhẹ cộng với sự điều chỉnh tăng giá xăng,

12


điện… làm cho giá vốn tăng. B n cạnh đó, trong năm, công ty đã hoàn thiện hệ
thống định mức kinh tế kỹ thuật, lao động, tiền lương, giao định mức NVL hoàn
thành n n đã tiết tiệm được một lượng lớn chi phí. Và như vậy, sự tăng nhẹ của
tỷ suất này là chấp nhận được, công tác quản lý chi phí của công ty được đánh
giá là tích cực và đang ngày càng phát huy hiệu quả..
Tổng LNST của Công ty năm 2019 so với năm 2018 tăng từ 7.354,92 tỷ
đồng l n đến 7.912,21 tỷ đồng ứng với tốc độ tăng 8,08% chứng tỏ kết quả kinh
doanh của năm 2019 tốt hơn năm trước. Các chỉ tiêu chính về LN đều tăng, Cụ
thể: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 13,53% so với năm trước,
tổng LN kế toán trước thuế năm 2019 đạt 10.668,73 tỷ đồng tăng 791,25 tỷ đồng
so với năm 2018. Điều đó thể hiện sự cố gắng của Công ty trong quá trình tìm
kiếm lợi nhuận, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển của Công ty trong quá
trình KD.
Như vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng l n, trình độ quản lý
chi phí cũng không ngừng được cải thiện và nâng cao, công ty sử dụng tiết kiệm và
hiệu quả chi phí đầu vào hơn từ đó làm gia tăng LN và đây là một biểu hiện tốt
trong việc thực hiện bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty

13


Nguồn: />

14


1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trực thuộc Tổng công ty
VIWASEEN
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty
VIWASEEN là đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu Nhà nước trực tiếp tại
VIWASEEN và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn Nhà
nước đầu tư tại các công ty con và công ty li n kết. HĐQT gồm 05 thành vi n,
là cơ quan quyết định cao nhất của Tổng công ty VIWASEEN.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tính hợp
pháp, trung thực, cẩn trọng của HĐQT, Tổng giám đốc trong việc quản lý và
điều hànhCông ty
- Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập và thực hiện các công việc
khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm,
làngười điều hành hoạt động hàng ngày của VIWASEEN theo mục ti u, kế
hoạch và các nghị quyết, quyết định của HĐQT phù hợp với Điều lệ
VIWASEEN và quy định của pháp luật.
- Các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng: Phó Tổng giám đốc và Kế
toán trưởng do HĐQT tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng,
chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc.
Các Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành VIWASEEN theo
phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của
VIWASEEN, chịu trách nhiệm trước HĐQT, Tổng giám đốc và trước pháp luật
về nhiệm vụ được phân công.
Bộ máy giúp việc: Các phòng ban chuy n môn, nghiệp vụ có chức năng

tham mưu, giúp việc HĐQT,Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành sản xuất
kinh doanh của VIWASEEN. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau:

15


- Phòng Tổ chức - Lao động: Tham mưu cho HĐQT, Ban Tổng giám đốc
Tổng công ty trong việc quản lý nguồn nhân lực, xây dựng, củng cố, kiện toàn,
sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và duy trì bộ máy quản lý tổ chức sản xuất kinh
doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Tổng công ty. Tạo nguồn và
xây dựng kếhoạch phát triển lực lượng lao động là cán bộ vi n chức, chuy n
vi n, kỹ sư, công nhân kỹ thuật và nhân vi n các ngành có đủ năng lực chuy n
môn và phẩm chất đạo đức để đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty. Quản lý, theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác Tổ
chức - Lao động - Tiền lương - Đào tạo - An toàn - Vệ sinh lao động, Chế độ
chính sách đối với người lao động cho các đơn vị trong Tổng công ty….
- Phòng Kế hoạch - Đấu thầu: Tham mưu, giúp việc HĐQT và Ban Tổng
giámđốc trong lĩnh vực kế hoạch và quản lý đấu thầu; Thương thảo, soạn hợp
đồng thi công; Giao nhận khoán, giao nhận thầu phụ; Xây dựng các định mức,
đơn giá nội bộ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Tổng công ty
phù hợp với các quy định của Nhà nước; Thẩm định dự toán, quyết toán thuộc
lĩnh vực đầu tư của Tổng công ty …
- Phòng Kỹ thuật - Thi công: Tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Ban
Tổnggiám đốc Tổng công ty trong công tác quản lý thực hiện các hợp đồng xây
dựng do Tổng công ty thực hiện bao gồm công tác: quản lý tiến độ thực hiện
hợp đồng, quản lý chất lượng, quản lý khối lượng và giá cả hợp đồng, kiểm soát
chi phí, quản lý hiệu quả kinh tế của hợp đồng...
- Phòng Tài chính - Kế toán: Tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Ban
Tổnggiám đốc trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Là đầu mối tổ chức công tác
huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư theo các kế hoạch ngắn,

trung và dài hạn. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty mẹ - Tổng công ty; tổ
chức quản lý, theo dõi và chỉ đạo mọi mặt hoạt động li n quan đến công tác tài
chính, kế toán ở các Chi nhánh trực thuộc; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị
thành vi n trong công tác tài chính, kế toán để phục vụ mục ti u chung của Tổng
công ty…

16


- Phòng đầu tư: Tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Ban Tổng giám đốc
Tổng công ty trong hoạt động đầu tư phát triển: mua sắm máy móc thiết bị thi
công, tài sản cố định; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp, phát
triển đôthị; các dự án góp vốn đầu tư, li n doanh li n kết... …
- Phòng Pháp chế: Tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Ban Tổng giám
đốc trong lĩnh vực phổ biến, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nước, các quy chế, quy định nội bộ trong lĩnh vực hoạt động của
Tổng công ty.
- Văn phòng Tổng công ty: Tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Ban
Tổnggiám đốc trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ, kiểm soát về hình thức văn bản
và toàn bộ công văn, giấy tờ của Tổng công ty, truyền đạt các quyết định và chỉ
đạo của HĐQT, Ban Tổng giám đốc Tổng công ty; tiếp nhận các văn bản giấy tờ
từ b n ngoài chuyển đến… trình lãnh đạo Tổng công ty; hậu cần quản lý đất đai,
quản lý trang thiết bị văn phòng…
- Ban Quản lý dự án VIWASEEN: Quản lý các dự án bất động sản của
Tổng công ty, bao gồm các công việc: thực hiện các thủ tục về giao nhận đất,
xin cấp giấy phép xây dựng. Tổ chức lập hồ sơ thiết kế các giai đoạn, dự toán,
tổng dự toán xây dựng công trình.Tổ chức lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời
thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu. Giám sát quản lý chất lượng, khối lượng, tiến
độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của các công trình xây
dựng.

- Các Chi nhánh, Công ty thành vi n thuộc Tổng công ty:
Các Chi nhánh là đơn vị trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh và chịu sự quản lý của Tổng công ty dưới sự điều hành của Tổng giám
đốc. Giám đốc Chi nhánh do Tổng giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm sau khi có
ý kiến chấp thuận của HĐQT Tổng công ty. Giám đốc Chi nhánh chịu trách
nhiệm trước Ban Tổng giám đốc Tổng công ty về việc tổ chức điều hành hoạt
động của Chi nhánh theo các mục ti u, kế hoạch được Tổng công ty giao và tuân
thủ các quy định về phân cấp, ủy quyền của Tổng công ty.
Hiện tại, Tổng công ty có 07 Chi nhánh trực thuộc, bao gồm:

17


+ Chi nhánh Xây dựng số 1 - địa chỉ số 52 Quốc Tử Giám, Đống Đa, HN
+ Chi nhánh Xây dựng số 2 – địa chỉ số 52 Quốc Tử Giám, Đống Đa, HN
+ Chi nhánh Tư vấn xây dựng và kỹ thuật môi trường
+ Chi nhánh Xây dựng và cơ điện công trình - địa chỉ km 14,5 Li n Ninh,
Thanh Trì, Hà Nội
+ Chi nhánh TP Hồ Chí Minh - địa chỉ số 10 Phổ Quang, Phường 2, Quận
Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
+ Chi nhánh Đà Nẵng – địa chỉ thửa số B1-327, TBDDKT01/1, Tổ
20, Đà Nẵng.
+ Chi nhánh Hải Phòng - địa chỉ: khu dân cư Vọng Hải, Phường Hưng
Đạo, Quận Dương Kinh, TP Hải Phòng
- Các công ty thành vi n: Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty có 23
Công ty thành vi n, bao gồm 14 Công ty con và 09 Công ty li n kết, hoạt động
trong các lĩnh vực xây lắp, tư vấn, sản xuất thiết bị ngành nước, kinh doanh
thương mại, bất động sản, sản xuất kinh doanh nước sạch…
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của đơn vị thực tập.
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:

Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán trƣởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán
tiền mặt

Kế toán tài
sản, tiền
lương

Kế toán các
đội, công
trình

Kế toán
dụng cụ,
vật tư

Thủ
quỹ

Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán phần hành trong công ty:

18


* Kế toán trưởng:
Giúp giám đốc chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán của công ty trong quá

trình xử lý các thông tin kinh tế, đồng thời là người kiểm tra kiểm soát các hoạt
kinh tế - tài chính của chủ sở hữu.
* Kế toán tổng hợp:
- Đôn đốc kiểm tra toàn bộ hoạt động bộ máy kế toán thông qua quá trình
quản lý và hạch toán trên hệ thống tài khoản, chứng từ được tổng hợp vào cuối
tháng.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo đúng quy định của nhà nước.
- Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh trên các chỉ ti u cơ bản,
tham mưu cho kế toán trưởng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
những ưu điểm, và yếu kém còn tồn tại.
- Thực hiện công tác quyết toán đối với tổng và nhà nước.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động đột xuất kinh doanh và quản lý
của công ty
* Kế toán ngân hàng tiền mặt:
Phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, thường xuy n đối chiếu
tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong
việc quản lý và sử dụng tiền mặt.
Phản ánh tình hình tăng giảm và số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày, giám
sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
* Kế toán tài sản tiền lương
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị tài sản
hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn công ty,
cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm
tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế
hoạch đầu tư TSCĐ trong công ty.
- Tính toán và phân bổ chính xác khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất –
kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định.

19



* Kế toán dụng cụ vật tư:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác trung thực, kịp thời số lượng chất
lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho.
- Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất kinh doanh.
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, phát
hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, đọng, kém phẩm chất để công ty có biện pháp xử
lý kịp thời hạn chế tối đa mức thiệt hại có thể xảy ra.
* Thủ quỹ:
- Tiếp nhận, kiểm chứng chứng từ gốc, phiếu thu, phiếu chi theo đúng quy
định về chứng từ gốc do nhà nước ban hành.
- Kiểm két, đối chiếu với kế toán tiền mặt hàng ngày về lượng tiền trong
két, thực hiện thu từ ngân hàng, từ các chủ đầu tư.
- Báo cáo nhanh về tổng, thu tổng chi của ngày hôm trước và số dư đầu
ngày báo cáo.
* Kế toán các đội công trình
- Hạch toán phụ thuộc vào bộ máy kế toán của công ty, kế toán phải tập
hợp chi phí sản xuất theo từng hạng mục, theo mức độ hoàn thành của công việc
theo phương pháp tính giá đã được quy định.
Tính giá trị khối lượng công việc có thể được quyết toán trong một kỳ để
tính doanh thu của công trình, kết thúc công trình cần lập bản quyết toán công
trình.
1.4.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán:

20


Sơ đồ 1.4: Quy trình ghi sổ


Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

SỔ CÁI

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát
sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu kiểm tra:
1.4.3 Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
Công tác kế toán của Công ty được thực hiện theo Luật kế toán
- Ni n độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31
tháng 12 năm dương lịch.
- Áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp k khai thường
xuyên.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Phương pháp giá đích danh.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao theo đường
thẳng.


21


- Hình thức kế toán: Nhật ký chung
- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
- Kỳ kế toán: Quý.

22


×