Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Kế toán tiêu thụ thành phẩm và kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH một thành viên thương mại, sản xuất và dịch vụ hưng tuyết HD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 84 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... ii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ............................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ...................................... 3
1.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập.......................................................................... 3
1.2 Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập.................................... 6
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập ............................................... 12
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của đơn vị thực tập ............................................... 14

PHẦN 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ
TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
THƯƠNG MẠI, SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ HƯNG TUYẾT HD .......................... 18
2.1 Khái quát chung về thành phẩm và tình hình tiêu thụ TP của công ty .......................... 18
2.2 Kế toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm ............................................................................ 20
2.3 Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm ........................................................................ 42
2.4 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ............................................................. 52

PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ
TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI, SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ HƯNG
TUYẾT HD ................................................................................................................ 79
3.1 Nhận xét chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại đơn vị Công ty
TNHH một thành viên thương mại, sản xuất và dịch vụ Hưng Tuyết HD ............................ 79
3.2 Một số ý kiến hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại
Công ty TNHH một thành viên thương mại, sản xuất và dịch vụ Hưng Tuyết HD ............... 80

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 84



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

29
30

Cụm từ viết tắt
TNHH
DTT
DT
GVHB
TK
GTGT
NVL
QLDN
CT
SH
NT
TNDN
KT
TSCĐ
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
PKT
TKĐƯ
BP
LN
CKTM
CKTT
MTV
BHTN
BHXH

BHYT
KPCĐ
TT-BTC

Giải thích
Trách nhiệm hữu hạn
Doanh thu thuần
Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Tài khoản
Giá trị gia tăng
Nguyên vật liệu
Quản lý doanh nghiệp
Chứng từ
Số hiệu
Ngày tháng
Thu nhập doanh nghiệp
Kế toán
Tài sản cố định
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Phiếu kế toán
Tài khoản đối ứng
Bộ phận
Lợi nhuận
Chiết khấu thương mại
Chiết khấu thanh toán
Một thành viên
Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Thông tư – Bộ Tài Chính

Page | i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình sản xuất - kinh doanh của đơn vị trong 5 năm gần đây ..............9
Bảng 2: Trích Báo cáo kết quả kinh doanh 5 năm liên tục (2015 – 2019) ............... 10
Bảng 3: Phiếu xuất kho ............................................................................................. 32
Bảng 4: Sổ chi tiết bán hàng...................................................................................... 35
Bảng 5: Sổ chi tiết thanh toán với người mua .......................................................... 39
Bảng 6: Sổ chi tiết thành phẩm ................................................................................. 40
Bảng 7: Sổ cái TK 632 (trích) .................................................................................... 44
Bảng 8: Sổ cái TK 511 (trích) .................................................................................... 47
Bảng 9: Sổ cái TK 131 (trích).................................................................................... 51
Bảng 10: Sổ cái TK 642 (trích) .................................................................................. 55
Bảng 11: Sổ cái TK 911 ............................................................................................. 59
Bảng 12: Sổ cái Tk 33311 (trích) ............................................................................... 61
Bảng 13: Sổ cái TK 112 (trích) .................................................................................. 63
Bảng 14: Sổ cái TK 111 (trích) .................................................................................. 65
Bảng 15: Sổ cái TK 4212 ........................................................................................... 67
Bảng 16: Sổ Nhật Ký Chung ..................................................................................... 72

Page | ii


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 1: Sơ đồ quy trình sản xuất tôn PU..................................................................7
Đồ thị 2: Tổ chức sản xuất ..........................................................................................8
Đồ thị 3: Đồ thị xu hướng kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm liên tục (2015 2019) ........................................................................................................................... 11
Đồ thị 4: Sơ đồ tổ chức sản xuất – kinh doanh ......................................................... 12
Đồ thị 5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................14
Đồ thị 6: Sơ đồ hình thức sổ Nhật ký chung ............................................................. 16
Đồ thị 7: Quy trình luân chuyển hóa đơn GTGT tại công ty...................................22
Đồ thị 8: Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho của công ty ..................................24

Page | iii


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

MỞ ĐẦU
Đề tài: Báo cáo Thực tập Kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành phẩm tại
Công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại, Sản Xuất Và Dịch Vụ Hưng Tuyết HD
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế
giới. Nền kinh tế nước ta và đặc biệt ở các địa phương cũng đã có những chuyển biến
mạnh mẽ do có sự đổi mới, mở cửa hội nhập với các cường quốc trên thế giới như Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản,...cùng với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường xuất hiện với những ưu điểm vượt
bậc đã tạo cho nền kinh tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có nhiều
cơ hội phát triển mới. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta cũng đặt ra nhiều khó khăn cho các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết
sức linh hoạt trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh để có hiệu quả cao
nhất.
Kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý các hoạt

động của doanh nghiệp, thông qua các số liệu trên sổ sách kế toán mà người quản lý có
thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào. Với tư cách là công
cụ quản lý kinh tế, kế toán đã và đang cần có sự đổi mới không chỉ dừng lại ở việc ghi
chép và lưu trữ các dữ liệu mà quan trọng hơn là thiết lập một hệ thống thông tin quản lý.
Do đó kế toán về mặt bản chất là hệ thống đo lường xử lý và truyền đạt những thông tin
có ích làm căn cứ cho các quyết định kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau ở bên trong
và cả bên ngoài doanh nghiệp. Việc thực hiện công tác kế toán tốt hay xấu đều ảnh hưởng
đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Công tác kế toán ở công ty có nhiều
khâu, nhiều phần hành và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết, hữu cơ gắn bó với nhau
tạo nên một hệ thống quản lý có hiệu quả.
Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là
quá trình đưa các loại sản phẩm đã sản xuất ra vào lưu thông bằng các hình thức bán
hàng. Sau khi thành phẩm đã tiêu thụ ra thị trường, cuối mỗi kỳ kế toán doanh nghiệp
cần xác định được doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, từ đó tính được doanh thu
thuần. Sau khi xác định giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, các khoản thu khác, chi phí khác, doanh nghiệp sẽ xác định được kết quả kinh
doanh trong kỳ hạch toán.
Nắm bắt được tầm quan trọng của nghiệp vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất, cùng với sự cho phép và tạo điều kiện của quý
Công ty, em đã chọn viết đề tài Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty
Hưng Tuyết HD.
Qua quá trình tực tập kế toán tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại,
Sản Xuất Và Dịch Vụ Hưng Tuyết HD, với sự dẫn dắt và chỉ bảo tận tình của các thầy
cô giáo, và các anh chị kế toán của công ty, em đã hoàn thành phần báo cáo tổng hợp
tình hình thực hiện công tác kế toán của công ty.
Báo cáo gồm 3 phần chính như sau:
Phần 1: Khái quát chung về công ty
Phần 2: Thực trạng nghiệp vụ kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công
ty
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tại công ty

Page | 1
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

Tuy thời gian thực tập ngắn nhưng em đã hiểu thêm phần nào công tác tổ chức
hạch toán kế toán. Điều đó giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này. Mặc dù đã
hết sức cố gắng song do trình độ nhận thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu và thực tập
không dài nên không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiều sót. Em rất mong nhận
được sự góp ý quý báu của các thầy cô và quý Công ty để báo cáo thực tập được hoàn
thiện hơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Lê Ngọc Anh

Page | 2
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập
1.1.1. Tên doanh nghiệp
- Tên giao dịch: Công Ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại, Sản Xuất Và

Dịch Vụ Hưng Tuyết HD
- Tên quốc tế: Hung Tuyet HD Services And Production Trading Company
Limited
1.1.2. Giám đốc, Kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp
- Giám đốc: Nguyễn Văn Hưng
- Kế toán trưởng: Phạm Thị Thu Phượng
1.1.3. Địa chỉ
- Địa chỉ: Thôn Phú Lương, Xã Nam Đồng, Thành phố Hải Dương, Hải
Dương, Việt Nam
- Điện thoại: 0913084849
1.1.4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
- Ngày cấp giấy phép: 11/07/2013
- Ngày hoạt động: 10/07/2013 (Đã hoạt động 7 năm)
- Mã số thuế: 0801036054
- Vốn điều lệ: 9.000.000.000 Việt Nam Đồng (Bằng chữ: Chín tỷ đồng chẵn)
- Các loại thuế phải nộp:
 Giá trị gia tăng
 Thu nhập doanh nghiệp
 Thu nhập cá nhân
 Môn bài
1.1.5. Loại hình doanh nghiệp
Hình thức sở hữu doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
ngoài Nhà Nước
1.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Sản xuất và tiêu thụ tôn PU, tôn xốp cách nhiệt, tôn mạ màu,…
- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- …
1.1.7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ
Công Ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại, Sản Xuất Và Dịch Vụ Hưng

Tuyết HD được thành lập tháng 7 năm 2013. Bước đầu thành lập, công ty còn gặp nhiều
khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng bên cạnh đó công ty cũng đã sản xuất được sản phẩm
Tôn PU có chất lượng cũng như độ chính xác cao, có khả năng cách nhiệt và chống ồn
cực tốt.
Từ năm 2015 đến nay, công ty đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại hơn, sản
xuất các loại sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng, theo yêu cầu sản xuất của
doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất, tuyển và đào tạo thêm nguồn nhân lực có tay
nghề để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất sản phẩm. Sau 7 năm hoạt động, công ty đã có uy
tín với nhiều khách hàng, đặc biệt với những khách hàng có yêu cầu cao và khắt khe về
chất lượng.

Page | 3
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

Page | 4
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

Page | 5
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

1.2 Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh
Hiện tại, hoạt động kinh doanh chính của đơn vị là sản xuất và tiêu thụ các loại
tôn theo đơn đặt hàng hoặc tiêu thụ các mặt hàng có sẵn, có nguồn đầu vào chất lượng
cao đảm bảo được cung cấp bởi các doanh nghiệp lớn uy tín như Việt Nhật, Hòa
Phát,…Ngoài ra, công ty có 1 số nghành nghề phụ như vận tải đường bộ, chở hàng, gia
công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại,… Đối tượng khách hàng chủ yếu là các công
ty thương mại kinh doanh tôn, các nhà xưởng lớn, và các khách hàng nhỏ lẻ,… Thị
trường chủ yếu công ty nhắm đến là khu vực miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh, thành phố
lớn như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh…
1.2.2 Quy trình sản xuất Tôn PU
a/ Vẽ sơ đồ quy trình sản xuất – kinh doanh

Page | 6
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

Máy xả cuộn tôn

Bộ phận cắt phía
sau


Máy cán tấm lợp

Băng tải cao su trên

Băng tải cao su dưới

Tủ điều khiển động


Tủ điều khiển

Hệ thống ra giấy

Máy phun bọt PU

Gia nhiệt băng tải

Quạt phân tán nhiệt

Bình chứa hóa chất
PU

Hệ thống nén băng
tải

Máy cắt sản phẩm

Tủ điều khiển


Dàn con lăn đỡ

Đồ thị 1: Sơ đồ quy trình sản xuất tôn PU

Page | 7
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

b/ Thuyết minh quy trình thực hiện
Có 4 bước cơ bản:
Bước 1: Tôn mạ kẽm từ 2 dàn máy nhả cuộn sau đó đi tới 2 máy cán tôn trên và
dưới để tạo sóng cho tấm lợp.
Bước 2: Tôn sóng ở bước 1 được tạo ra sẽ đi qua máy ép, tại vị trí đầu phun lớp
PU sẽ phun một lớp tùy theo thiết lập.
Bước 3: Sản phẩm ở bước 2 sẽ được đi ra khỏi máy ép và đi ngang qua máy cắt
tôn, máy này có công dụng là tự tính độ dài chính xác và cắt tại vị trí đó.
Bước 4: Sau quá trình sản xuất tôn PU cách nhiệt trên ta thu được thành phẩm
và dàn con lăn sẽ chuyển sản phẩm ra bên ngoài.
1.2.3 Tổ chức sẩn xuất

Trong Phân Xưởng Sản Xuất
Bộ phận Xả tôn: Cuộn tôn sau khi nhập về được
cho vào máy xả cho phẳng

Bộ phận Cán tôn: Tôn phẳng sẽ được cán theo yêu
cầu khách hàng, lượn sóng hoặc thiết kế riêng


Bộ phận Phun hóa chất: Các tấm tôn được xếp lên
dây chuyền để phun hóa chất PU. Nếu tấm rời sẽ
được cố định tạm thời bằng băng dính để chắc chắn

Bộ phận Cắt: Đo đạc và cắt miếng theo số liệu trong
bản kế hoạch

Bộ phận Kiểm tra kĩ thuật và nhập kho: Kiểm tra
chất lượng tôn và vận chuyển về kho hoặc đem giao
luôn cho khách

Đồ thị 2: Tổ chức sản xuất

Page | 8
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

1.2.4 Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập trong thời gian
gần đây

Năm
2016

Năm
Năm

2017

Năm
2018

Năm
2019

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm
2015

1. Tổng vốn kinh
doanh

Triệu đồng

4.700

9.200

15.000

41.000

27.000


2. Tổng chi phí sản
xuất kinh doanh

Triệu đồng

1.699

6.444

14.734

30.014

25.107

Người

15

13

18

29

24

3. Tổng số lượng
lao động bình
quân

4. Sản lượng sản
phẩm, hàng hóa,
dịch vụ cung cấp
hàng năm

Không thể liệt kê do có nhiều sản phẩm khác đơn vị tính

5. Doanh thu bán
hàng và CCDV

Triệu đồng

1.657

6.267

14.844

29.978

25.125

6. Lợi nhuận từ
hoạt động sản
xuất kinh doanh

Triệu đồng

(41)


(177)

109

(36)

18

7. Lợi nhuận khác

Triệu đồng

0

0

21

(33)

0

8. Lợi nhuận sau
thuế TNDN

Triệu đồng

(41)

(177)


131

(70)

18

9. Thuế Thu nhập
DN

Triệu đồng

0

0

0

0

0

10. Thu nhập bình
quân người lao
động

Triệu
đồng/Năm

67,2


70,8

84

98,4

78

Bảng 1: Tình hình sản xuất - kinh doanh của đơn vị trong 5 năm gần đây

Page | 9
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

Nhận xét:
Nhìn chung, ta thấy công ty hoạt động không ổn định. Cụ thể, năm 2015 và năm 2018
lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ lần lượt là 41 triệu đồng và 70 triệu
đồng. Năm 2016 lợi nhuận thuần chịu lỗ nặng nhất (177 triệu đồng). Năm 2017 và năm
2019 có lãi lần lượt là 109 triệu đồng và 18 triệu đồng. Có thể thấy rằng con số lãi lỗ
cũng đều tăng giảm mạnh, thất thường, không hiệu quả và ổn định. Để phân tích kĩ hơn
nguyên nhân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định, em xin được trình
bày thêm các chỉ tiêu sau:

Đơn vị
tính


Năm
2015

Năm
2016

Năm
Năm
2017

1. Doanh thu thuần

Triệu
đồng

1.657

6.267

14.844

29.978

25.125

2. Giá vốn hàng bán

Triệu
đồng


1.611

6.031

14.496

29.038

24.632

3. Lợi nhuận gộp

Triệu
đồng

46

235

348

940

493

4. Lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh
doanh


Triệu
đồng

(41)

(177)

109

(36)

18

Chỉ tiêu

Năm
2018

Năm
2019

Bảng 2: Trích Báo cáo kết quả kinh doanh 5 năm liên tục (2015 – 2019)

Page | 10
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong


1000

800

600

400

200

0
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

-200

-400
Doanh thu thuần

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp


Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Đồ thị 3: Đồ thị xu hướng kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm liên tục (2015 - 2019)
Từ biểu đồ trên nhận thấy, doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2015
đến 2018 tăng mạnh và có xu hướng tăng nhanh giữa các năm lần lượt là 4.610 triệu
đồng (278%) và 8.577 triệu đồng (518%), đặc biệt tăng đột biến 15.134 triệu đồng vào
năm 2018 (913%), sau đó giảm khoảng 4.853 triệu đồng (293%) vào năm 2019.
Theo đó, giá vốn hàng bán có xu hướng tương tự, gần như xấp xỉ với tỷ lệ tăng giảm
của doanh thu thuần. Cụ thể, giá vốn hàng bán tăng mạnh và có xu hướng tăng mạnh từ
năm 2015 đến 2018 với các con số lần lượt là 4.420 triệu đồng (274%), 8.465 triệu đồng
(526%), đặc biệt tăng mạnh vào năm 2018 là 14.542 triệu đồng (902%). Sau đó giảm
đột ngột vào năm 2019 là 4.406 triệu đồng (273%)
Do giá vốn hàng bán vẫn luôn giữ ở mức thấp hơn so với doanh thu thuần nên nhìn
chung công ty vẫn thu được lợi nhuận gộp với mức tỷ lệ tăng giảm tương đương với 2
chỉ tiêu trên qua các năm, trung bình lợi nhuận gộp ở mức 243 triệu đồng, cao nhất là
940 triệu đồng vào năm 2018 và thấp nhất là 46 triệu đồng vào năm 2015.
Page | 11
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

Qua những nhận định trên, việc doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế thấp và lỗ ở các
năm 2015, 2016, 2018 là do các nguyên nhân khác như: Chi phí quản lý kinh doanh,
hoạt động tài chính và các hoạt động khác.
Về số người lao động, có thể thấy số lượng lao động của công ty dao động từ 10 đến 20
người và có thu nhập khoảng 5 đến 7 triệu mỗi tháng (không tính các khoản trích theo

lương), đây là một mức lương khá ổn định cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt
Nam.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Bộ phận giám đốc
và phó giám đốc

Bộ phận kinh
doanh

Bộ phận kế toán

Bộ phận kĩ thuật

Bộ phận điều hành
xưởng sản xuất

Đồ thị 4: Sơ đồ tổ chức sản xuất – kinh doanh
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
 Bộ phận giám đốc và phó giám đốc:
- Là bộ phận chức năng trực thuộc chỉ đạo của giám đốc, chịu trách nhiệm trước
giám đốc về các công tác tổng hợp bao gồm: tổ chức, hành chính, vật tư, đối nội,
đối ngoại.
- Chức năng:
+ Thực hiện công tác tổ chức, nhân sự, hành chính
+ Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tổ chức nhân sự, tổ chức hành
chính.
+ Tìm kiếm nhà cung cấp, mua sắm và chuẩn bị vật tư cho các bộ phận
sản xuất kinh doanh theo các phương án đã được phê duyệt.

+ Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng.
 Bộ phận kế toán:
- Là bộ phận chức năng trực thuộc sự chỉ đạo của ban giám đốc, chịu trách nhiệm
trước giám đốc về công tác tài chính.
- Chức năng:
+ Xây dựng hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách, hệ thống báo cáo phù
hợp với tình hình đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và
chế độ kế toán của nhà nước.
+ Quản lý, giám sát thực hiện về mặt tài chính với toàn công ty. Theo dõi,
phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, bao gồm tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng, vật tư hàng hóa, tài sản cố định, công cụ dụng cụ, công nợ
phải thu, phải trả, tính lương cho công nhân viên, chi phí và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
+ Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ
phận liên quan khi cần thiết
+ Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh
Page | 12
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

+ Kiểm soát việc mua sắm, sửa chữa
+ Thực hiện định kỳ công tác báo cáo tài chính, kiểm kê, đánh giá tài sản
trong công ty, kiến nghị thanh lý tài sản vật tư tồn đọng, kém chất lượng,
không còn đem lại hiệu quả cao trong sản xuất
+ Thực hiện các công tác kế toán và nhiệm vụ đối với Nhà nước

+ Lưu trữ chứng từ, sổ sách đúng theo quy định
 Bộ phận kĩ thuật:
- Là một bộ phận chức năng thuộc sự chỉ đạo của giám đốc, chịu trách nhiệm trước
giám đốc về công tác kỹ thuật trong các khâu từ tiếp nhận, xử lý đơn đặt hàng.
- Chức năng:
+ Triển khai thiết kế sản xuất sản phẩm, theo dõi, giám sát thực hiện công
tác lập kế hoạch sản xuất và công tác kỹ thuật của xưởng sản xuất.
+ Nghiên cứu, cải tiến sản phẩm mới, xây dựng quy trình, cải tiến công
nghệ sản xuất.
+ Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác giám sát quá trình lập
kế hoạch, sản xuất theo tiêu chuẩn đã đặt ra.
+ Chuẩn bị các bước để đảm bảo sản phẩm tôn, tôn cách nhiệt hay tấm lợp
PU thành phẩm đúng tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng như: Xác định
kích thước chính xác của mỗi tấm tôn PU, chọn màu tôn phù hợp trước
khi sản xuất, lựa chọn độ dày của lớp PU, trang bị các bảo hộ lao động cho
người vận hành dây chuyền, chuẩn bị máy cẩu nâng cuộn tôn thả vào dây
chuyền.
 Bộ phận điều hành xưởng sản xuất
- Là bộ phận thuộc sự chỉ đạo của ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc
về gia công sản phẩm theo lệnh sản xuất.
- Chức năng:
+ Tổ chức sản xuất, thi công theo kế hoạch đã đặt ra.
+ Phụ trách giám sát các trình tự sản xuất, thi công theo bản kế hoạch đã
được phê duyệt.
 Phòng kinh doanh:
- Là bộ phận chịu sự giám sát trực tiếp từ giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám
đốc về sự tăng trưởng doanh thu trong doanh nghiệp
- Chức năng:
+ Tham mưu và giúp ban giám đốc điều hành và trực tiếp thực hiện các hoạt động
kinh doanh của công ty.

+ Tham mưu xây dựng chính sách bán hàng, bao gồm chính sách về giá, khuyến
mãi, chiết khấu và các chương trình quảng bá, tiếp cận khách hàng, để trình ban
giám đốc phê duyệt.
+ Đề suất chính sách cho khách hàng, nhóm khách hàng, trình ban giám đốc và
thực hiện theo chính sách được phê duyệt.
+ Lập mục tiêu bán hàng trình ban giám đốc phê duyệt định kỳ và thực hiện tổ
chức triển khai bán các hàng hóa thuộc chức năng nhằm đạt mục tiêu đã được phê
duyệt.
+ Tuân thủ các quy định của Công ty trong công tác đề xuất các chính sách
cho khách hàng khi cung cấp hàng hóa thuộc chức năng nhiệm vụ.
1.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp
Các mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp hoạt động
độc lập với nhau. Mỗi bộ phận đều có chức năng riêng, nhưng lại thống nhất với nhau ở
giám đốc điều hành và tồn tại trong công ty.
 Mối quan hệ của phòng tài chính kế toán với các bộ phận khác
- Tham mưu cho ban giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán
Page | 13
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

- Tham mưu cho ban giám đốc về công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỉ luật cán bộ theo phân cấp của công ty.
- Với các phòng ban khác trong công ty có mối quan hệ cung cấp số liệu cho
phòng kế toán. Dựa vào số liệu đó phòng kế toán cung cấp giúp ban giám đốc nắm được
tình hình kinh doanh của công ty lãi hay lỗ, từ đó dễ dàng hơn trong việc đề ra kế hoạch
sản xuất kinh doanh cho công ty. Phòng kế toán thực hiện thu chi từ các phòng ban khác

trong công ty nên dễ dàng nhận ra các điểm bất hợp lí nếu có tại các phòng ban khác, sớm
đưa ra các điều chỉnh để xử lý. Mặt khác, nhờ vậy mà tránh được các khoản chi sai, chi
thừa giúp giảm thiểu chi phí tiết kiệm cho công ty, góp phần vào sự phát triển của công
ty.
 Mối quan hệ của phòng kinh doanh với các bộ phận khác:
- Phối hợp thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thuộc chức năng,
nhiệm vụ của phòng kinh doanh.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho phòng kế toán – tài chính. Thực hiện các hướng
dẫn của phòng kế toán – tài chính để đảm bảo đúng quy định về chế độ kế toán
trong hoạt động chi tiêu của phòng.
- Cung cấp số liệu về doanh thu, chi tiết từng mặt hàng cho kế toán nhằm phục vụ
cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh.
 Mối quan hệ phòng kĩ thuật với các phòng khác
- Trực tiếp giám sát xưởng sản xuất làm theo bản kế hoạch
- Trao đổi với phòng kế toán về số liệu
- Tham mưu cho giám đốc trong công tác lập kế hoạch sản xuất và cải tiến máy
móc, công nghệ
 Mối quan hệ xưởng sản xuất với các phòng khác
- Cung cấp định mức, liệt kê nguyên liệu đầu vào cho phòng kế toán
- Cung cấp thông số cơ bản sản phẩm cho phòng kinh doanh
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của đơn vị thực tập
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán thanh toán

Kế toán thuế


Kế toán vật tư

Đồ thị 5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán:
- Kế toán trưởng:
 Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế
toán
 Xây dựng, tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của luật kế
toán
 Theo dõi, kiểm tra, phân công công việc trong phòng, chịu trách nhiệm về
lập Báo Cáo Tài Chính và tham mưu công việc cho giám đốc
 Tổng hợp số liệu báo cáo của những kế toán phần hành ghi sổ sách, lập
báo cáo tổng hợp cuối kỳ.
Page | 14
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

Kế toán tổng hợp:
 Được phân công theo dõi các khoản nợ, vay, lãi suất và các nghiệp vụ vay
vốn, bảo lãnh ngân hàng, lập ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.
 Hằng ngày, lập chứng từ và nhập số liệu chứng từ vào sổ nhật ký chung,
sổ tiền mặt, sổ quỹ ngân hàng để theo dõi số tồn cuối ngày trong quỹ, tài
khoản ngân hàng với thủ quỹ.
 Quản lý thu, chi qua các chứng từ phiếu thu, chi hợp pháp. Cuối ngày, cuối
tháng đối chiếu với kế toán tiền mặt.

- Kế toán thanh toán:
 Chịu trách nhiệm theo dõi công nợ khách hàng cũng như nguồn vốn thanh
toán đơn hàng, đồng thời tính lương và các khoản trích theo lương (BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN) của cán bộ, công nhân viên trong công ty và làm
việc với cơ quan Bảo hiểm.
 Theo dõi số lượng hàng hóa đã được tiêu thụ
- Kế toán thuế:
 Kiểm tra tính hợp pháp, đầy đủ của các chứng từ, tổng hợp hóa đơn và làm
báo cáo thuế
 Thu thập, xử lý, sắp xếp, lưu trữ hóa đơn chứng từ kế toán
 Kê khai làm những loại báo cáo thuế theo tháng như: Thuế GTGT, Thuế
thu nhập cá nhân
 Làm báo cáo thuế theo quý: Lập tờ khai thuế tạm tính thuế TNDN
 Lập bảng kê báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
 Hằng năm nộp lệ phí môn bài
- Kế toán vật tư:
 Hằng ngày theo dõi số liệu chi tiêu tình hình xuất, nhập nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ từ mua ngoài và cho vào sản xuất.
Đây là cách tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Hình thức này có ưu
điểm là đảm bảo, tập chung thống nhất các công tác kế toán, thuận tiện cho phân công
công việc cho các phần hành kế toán. Hình thức này phù hợp với các đơn vị có quy mô
vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh trên cùng một địa bàn, có khả năng đảm bảo
việc luân chuyển chứng từ các bộ phận sản xuất kinh doanh nhanh chóng, kịp thời. Theo
hình thức này chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm, tất cả các công việc kế toán như
phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp chi
tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế đều được thực hiện tập trung ở phòng
kế toán của đơn vị.
-

Page | 15

SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

1.4.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Chứng từ, bảng kê chứng từ

Sổ quỹ

Nhật ký đặc biệt

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Nhật ký chung

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối tài khoản

BCTC

Đồ thị 6: Sơ đồ hình thức sổ Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc cuối kỳ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Đặc điểm: Tất cả những nghiệp vụ kinh tế phát sinh chứng từ kế toán được ghi vào sổ
nhật ký chung theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Sau đó lấy số
liệu trên sổ nhật ký chung để vào sổ cái. Tuy nhiên, một số đối tượng kế toán có lượng
phát sinh lớn như mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền có thể mở thêm sổ nhật ký chuyên
dùng (hay nhật ký đặc biệt) để ghi chép nhằm giảm tải số lượng ghi vào nhật ký chung.
Nhật ký chuyên dùng là một phần của nhật ký chung nên đã ghi vào chuyên dùng thì
không ghi vào chung. Số liệu trên nhật ký chung hay nhật ký chuyên dùng đều ghi vào sổ
cái. Ngoài ra, theo yêu cầu quản lý có thể mở thêm một số chi tiết như vật tư, hàng hóa,
phải thu, phải trả,…
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết
ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật
ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ
kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được
ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào
các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát
sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên
Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều
sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Page | 16
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối tài khoản. Sau

khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về
nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối tài khoản
phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ
Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật
ký đặc biệt) cùng kỳ.
1.4.3 Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
- Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư 133/2016/TT-BTC
- Kỳ kế toán: Năm
- Kỳ quyết toán thuế: Quý
- Đồng tiền hạch toán: Việt Nam Đồng
- Phương pháp tính khấu hao Tài Sản Cố Định: Đường thẳng
- Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ dự trữ
- Phương pháp tính thuế Giá Trị Gia Tăng: Khấu trừ
- Sử dụng phần mềm kế toán Misa

Page | 17
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

PHẦN 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT
QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI, SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ HƯNG
TUYẾT HD
2.1 Khái quát chung về thành phẩm và tình hình tiêu thụ TP của công ty
2.1.1 Đặc điểm về thành phẩm tiêu thụ tại công ty


- Công ty sản xuất và cung cấp ra thị trường sản phẩm Tôn PU, tôn mạ màu theo đơn đặt
hàng của khách và bán sỉ lẻ trên một số thị trường khác. Chất lượng của sản phẩm luôn
có độ tỉ mỉ và chính xác cao, sử dụng để thi công cách nhiệt mái nhà xưởng, thi công cách
âm, thi công phòng sạch tiêu chuẩn GMP, lắp đặt các nhà tạm và tiền chế, thi công cách
nhiệt cho kho lạnh siêu thị, hầm chứa cá tàu thủy…
- Cách bảo quản trước khi thi công: Trước khi xuất xưởng sản phẩm ra khỏi kho lưu trữ
thì tôn PU cách nhiệt được bảo quản phải cận thận và đạt đươc các yêu cầu sau:







Luôn đặt sản phẩm trên pallet nhựa hoặc pallet gỗ và lót phía dưới bằng cao su
non hoặc giấy carton.
Chất chồng khoảng 130 – 150 lớp không chất quá cao có thể gây hư hỏng sản
phẩm lớp dưới.
Bảo quản tôn PU cách nhiệt tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào tôn.
Đặt sản phẩm trong khu vực thoáng mát, trong môi trường trung tính tức là PH =
7 để sản phẩm không bị oxi hóa.
Tránh xa các nguồn điện và nguồn nhiệt cao có thể gây cháy nổ.
Bên trên không được đặt các vật sắt nhọn gây trầy xước lớp sơn.

- Cách bảo quản sau khi thi công: Đặc biệt chú ý vì sẽ kéo dài thời gian sử dụng của
chúng:






Không để các vật dụng có khối lượng quá nặng đặt lên bề mặt tôn.
Hạn chế di chuyển trên tôn vì có thể gây móp méo cong vênh hoặc gãy có thể bị
dột mái.
Luôn giữ vệ sinh mái tôn không đề rác và lá cây đọng lại nhiều khi gặp mưa
nước không lưu thông được sẽ gây ra nước sốc ngược lại và các sóng.
Không đặt các chất gây oxi như axit hoặc muối sẽ làm sản phẩm bị mài mòn và rỉ
sét.
Page | 18

SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp




GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

Bảo quản tôn PU cách nhiệt đúng cách là không kéo điện ngang gần mặt tôn hoặc
trên mặt tôn sẽ dễ bị rò điện gây cháy nổ và chết người.
Tôn PU được đặt trên các pallet khi muốn chuyển lên các xe để xuất xưởng cần
sử dụng xe điện nâng hàng 1.5 tấn trở lên hoặc cẩu với kích thước lớn để đưa các
khối sản phẩm đặt trên pallet lên xe.

- Đặc điểm tiêu thụ: Mùa hè là mùa tiêu thụ nhiều nhất (từ tháng 5 đến tháng 10), đặc
biệt là các sản phẩm tôn chống nắng, có độ bền cao. Trái lại, vào những mùa mưa, việc
tiêu thụ tôn trở nên kém hơn, lý do là điều kiện thời tiết mùa mưa không thuận lợi cho

việc thi công, lắp đặt, hàn xì mái tôn ở ngoài trời được.
- Thành phẩm xuất kho tính giá theo phương pháp: Bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
+ Cách tính:

Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ (
cuối kỳ)

Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập
trong kỳ
=
Lượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập
trong kỳ

+ Ví dụ minh họa:
Nguyên liệu A tồn kho đầu kỳ 2.000 kg giá 2.000 đồng/kg. Tổng nhập trong kỳ của
nguyên liệu A là 8.000 kg giá 1.800 đồng/kg. Tổng xuất trong kỳ của nguyên liệu A là
5.000 kg.
Kế toán tính giá xuất kho 5.000 kg nguyên liệu A như sau:
Giá bình quân 1 kg
nguyên liệu A trong kỳ:

(2.000 x 2.000) + (8.000 x 1.800)
2.000 + 8.000

=

1.840 (đồng)

Giá thực tế của nguyên liệu A xuất kho trong kỳ: 1.840 x 5.000 = 9.200.000 (đồng)
2.1.2 Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm tại công ty

- Đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty thương mại kinh doanh tôn, các
nhà xưởng lớn, và các khách hàng nhỏ lẻ,… Thị trường chủ yếu công ty nhắm đến là
khu vực miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Dương, Hải
Phòng,…
- Phương thức tiêu thụ Tại công ty hiện đang áp dụng chủ yếu là phương thức
bán hàng trực tiếp. Số hàng này khi giao cho người mua thì được trả tiền ngay hoặc
người mua chấp nhận thanh toán.
- Tổ chức tiêu thụ: Thành phẩm sau khi xuất kho sẽ do bộ phận kinh doanh phụ
trách vận chuyển và giao đến khách hàng.
- Trong việc thanh toán tiền hàng với khách hàng, Công ty áp dụng hai hình thức
thanh toán sau:
 Thanh toán ngay bằng tiền mặt, séc hay qua ngân hàng
Hình thức này áp dụng với khách hàng mua lần đầu, không thường
xuyên, mua với khối lượng nhỏ và chưa có tín nhiệm với công ty. Khách
hàng thường yêu cầu lấy hàng và thanh toán tiền ngay sau đó. Ngoài tiền
Page | 19
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

mặt trực tiếp, Công ty cũng chấp nhận thanh toán khách hàng thông qua
Ủy nhiệm thu ngân hàng với giá trị lớn. Hình thức này đảm bảo cho công
ty thu hồi được vốn nhanh và tiếp tục tái đầu tư cho hoạt động kinh
doanh.
 Thanh toán trả chậm
Phương thức thanh toán này chỉ được áp dụng đối với những khách hàng
có tín nhiệm hoặc xuất bán hàng theo những hợp đồng kinh tế lớn. Thời

hạn thanh toán được xét cụ thể theo từng trường hợp hoặc được xác định
trên hợp đồng. Thông thường, thời hạn thanh toán trong vòng 30 ngày kể
từ khi mua hàng hóa.
- Khái quát tình hình tiêu thụ của công ty trong những năm gần đây:
Doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2015 đến 2018
tăng mạnh và có xu hướng tăng nhanh giữa các năm lần lượt là 4.610 triệu đồng
(278%) và 8.577 triệu đồng (518%), đặc biệt tăng đột biến 15.134 triệu đồng vào
năm 2018 (913%), sau đó giảm khoảng 4.853 triệu đồng (293%) vào năm 2019.
Giá vốn hàng bán có xu hướng tương tự, gần như xấp xỉ với tỷ lệ tăng
giảm của doanh thu thuần. Cụ thể, giá vốn hàng bán tăng mạnh và có xu hướng
tăng mạnh từ năm 2015 đến 2018 với các con số lần lượt là 4.420 triệu đồng
(274%), 8.465 triệu đồng (526%), đặc biệt tăng mạnh vào năm 2018 là 14.542
triệu đồng (902%). Sau đó giảm đột ngột vào năm 2019 là 4.406 triệu đồng
(273%)
Do giá vốn hàng bán vẫn luôn giữ ở mức thấp hơn so với doanh thu
thuần nên nhìn chung công ty vẫn thu được lợi nhuận gộp với mức tỷ lệ tăng
giảm tương đương với 2 chỉ tiêu trên qua các năm, trung bình lợi nhuận gộp ở
mức 243 triệu đồng, cao nhất là 940 triệu đồng vào năm 2018 và thấp nhất là 46
triệu đồng vào năm 2015.
Nhìn chung, tình hình tiêu thụ ở công ty diễn ra không ổn định, tăng
giảm bất thường, cụ thể tăng mạnh vào các năm từ 2015 đến 2018 và giảm đột
ngột vào năm 2019.
2.2 Kế toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm
2.2.1 Chứng từ sử dụng
Các chứng từ sử dụng phản ánh tiêu thụ theo hình thức bán lẻ:
1. Hợp đồng nguyên tắc
“Hợp đồng nguyên tắc” được sử dụng trong các giao dịch thương mại hoặc được áp
dụng trong hợp đồng đại lý phân phối,… Nó thực chất là một cách gọi cụ thể tương
tự như “hợp đồng kinh tế”. Về bản chất, đây là một loại hợp đồng, là sự thỏa thuận
của các bên. Hợp đồng này chính là một quy tắc thực nghiệm chi phối các mối quan

hệ giữa các bên. Đây thường chỉ là những thỏa thuận dành cho hành vi của các bên.
Sau khi kết thúc việc kí kết hợp đồng nguyên tắc, các bên sẽ kí kết một số hợp đồng
hoặc phụ lục hợp đồng lao động trong đó có nội dung, có thể là những vấn đề như:
giá cả, danh sách hàng hóa/ dịch vụ, khối lượng, số lượng,… mà không thể hiện các
quyền và nghĩa vụ các bên, hoặc theo các điều khoản giải quyết tranh chấp. Mục
đích của việc xác lập hợp đồng là tính thực thi và hiệu quả kinh doanh cho các bên
tham gia. Chính vì vậy, cũng như các hợp đồng khác, trước khi kí kết hợp đồng
nguyên tắc, ban giám đốc cần cân nhắc, chú trọng đến khả năng thực thi của các nội
dung đã thỏa thuận.

Page | 20
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: T.S Trần Thị Thu Phong

2. Hóa đơn GTGT
Hóa đơn giá trị gia tăng hay còn gọi là hóa đơn VAT, hóa đơn đỏ, do Bộ Tài Chính
ban hành. Là 1 loại hóa đơn được sử dụng dùng vào đích buôn bán sản phẩm, hàng
hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
Hóa đơn giá trị gia tăng này doanh nghiệp sẽ tự viết, tự bảo quản và có trách nhiệm
thông báo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng hoặc theo quý tùy từng trường hợp
(Báo có sử dụng hóa đơn). Cơ quan quản lý thuế sẽ dựa vào tình hình sử dụng hóa
đơn để truy thu thuế giá trị gia tăng đối với giá trị của hàng hóa xuất ra dựa trên các
hóa đơn. Được sự đồng ý của cơ quan thuế quản lý trực thuộc bằng việc ký văn bản
phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp đặt in hóa đơn GTGT của công ty
cổ phần in Hồng Hà.
Cách sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng:

Lưu ý không viết cách hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng thời điểm, xuất hóa
đơn không đúng thời điểm có thể bị phạt tiền rất nặng và có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Chính vì vậy doanh nghiệp luôn cẩn thận trong khâu xuất hóa đơn 1
cách chính xác và hợp lệ.
Trường hợp xuất hóa đơn sai doanh nghiệp sẽ lưu lại và làm thông báo tình hình sử
dụng hóa đơn và lý do hóa đơn sai hoặc thiếu. Doanh nghiệp xuất hóa đơn phải lưu
trữ cần thận tránh trường hợp mất hóa đơn sẽ bị phạt trên hóa đơn (6 triệu đồng 1
tờ).
Quy trình lập và sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra:
Khi bán hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp tiến hành viết hóa đơn cho khách hàng.
Nội dung trên hóa đơn phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không được tẩy
xóa, sửa chữa, phải dùng bút cùng màu mực, loại mực không phai, không dùng mực
đỏ… Phải ghi rõ giá bán chưa thuế GTGT, phụ thu và tính giá ngoài giá bán, thuế
GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế. Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên,
nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một
số. (Liên 1: Lưu, Liên 2: Giao cho người mua, Liên 3: Lưu hành nội bộ). Hóa đơn
được lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn.
Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:
-

-

-

-

“Ngày lập hóa đơn” đối với bán hàng hóa: Là thời điểm chuyển giao quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được
tiền hay chưa thu được tiền.
“Tên, địa chỉ, mã số thuế”: Công ty phải ghi đúng “mã số thuế” của người mua

và người bán. Tên, địa chỉ của người mua và người bán phải được viết đầy đủ,
chính xác.
“Tiêu thức số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành
tiền”, ghi theo thứ tự trên hàng hóa, dịch vụ bán ra và gạch chéo phần bỏ trống
(nếu có).
Tiêu thức “người bán hàng” cần được kí, đóng dấu, ghi rõ họ tên
Tiêu thức “người mua hàng” kí, ghi rõ họ tên
“Đồng tiền ghi trên hóa đơn”: Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Việt Nam Đồng.

Page | 21
SV: Lê Ngọc Anh – K25KT1


×