Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điên ABS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.09 MB, 77 trang )

Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

MỤC LỤC………………………………………………………………………………2
Danh mục bảng biểu …………………………………………………………………..3
Danh mục sơ đồ ………………………………………………………………………..4
Mở đầu …………………………………………………………………………………5
Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ………………………………………6
1.1 Giới thiệu chung về đơn vị thực tập ………………………………………………..6
1.2 Khái quát hoạt động sản xuất- kinh doanh của đơn vị thực tập………………...11
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập……………………………………..17
1.4 Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị thực tập……………………………………..19
Phần 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU
THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY……………………………………………….25
2.1 Đặc điểm về tiêu thụ thành phẩm tại công ty…………………………………….25
2.2 Kế toán chi tiết về tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành phẩm…………………….33
2.3 Kế toán tổng hợp …………………………………………………………………..49
2.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ………………………………...60
Phần 3:MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN
TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY ABS…..73
3.1 Nhận xét chung về kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công
ty……………………………………………………………………………………….73
3.2 Một số ý kiến đề xuất và hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành
phẩm tại công ty………………………………………………………………………74
Kết luận ……………………………………………………………………………….75
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Nhận xét của đơn vị thực tập

Nguyễn Thu Quỳnh



2

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang
Danh mục bảng biểu

Biểu 1: Giấy phép đăng kí kinh doanh
Biểu 2: Tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty ABS
Biểu 3: Thẻ tính giá thành
Biểu 4: Kết quả tình hình tiêu thụ của công ty trong năm năm
Biểu 5: Phiếu xuất kho số 0000333
Biểu 6: Hóa đơn GTGT số 0000333
Biểu 7: Giấy báo có
Biểu 8: Hợp đồng kinh tế với Nam Anh
Biểu 9: Phiếu xuất kho số 0000330
Biểu 10: Hóa đơn GTGT số 0000330
Biểu 11: Giấy báo có
Biểu 12: Trích sổ chi tiết thành phẩm của HĐ 0000333
Biểu 13: Trích sổ chi tiết bán hàng của HĐ 0000333
Biểu 14: Trích sổ chi tiết thanh toán với khách hàng của HĐ 000033
Biểu 15: Trích sổ chi tiết TK 632 của HĐ 0000333
Biểu 16: Trích sổ cái TK 632 của HĐ 0000333
Biểu 17: Trích sổ nhật kí chung của HĐ 0000333
Biểu 18: Trích sổ cái Doanh thu bán hàng TK511
Biểu 19: Trích sổ nhật kí chung hóa đơn 0000333

Biểu 20: Trích sổ cái TK 131
Biểu 21:Trích sổ nhật kí chung
Biểu 22: Phiếu chi
Biểu 23: bảng thanh tóan lương tháng 12
Biểu 24: Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 12
Biểu 25: Trích sổ cái TK 6422
Biểu 26: Trích sổ nhật kí chung tháng 12
Biểu 27: Trích sổ cái TK 911
Biểu 28: Trích sổ nhật kí chung tháng 12

Nguyễn Thu Quỳnh

3

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang
Danh mục sơ đồ

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 2: Tổ chức sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ 5: Quy trình ghi sổ kế toán

Nguyễn Thu Quỳnh


4

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước,
các doanh nghiệp đang có một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, được tự do phát
triển, cạnh tranh và bình bẳng trước pháp luật, thị trường trong nước mở cửa, song cũng
vấp phải không ít những khó khăn từ sự tác động của quy luật cạnh tranh của cơ chế mới .
Để vượt qua quá trình chọn lọc, đào thải khắt khe của thị trường các doanh nghiệp phải
giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
mình trong đó việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mang tính sống còn
của doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Công tác kế toán
bao gồm nhiều khâu, nhiều phần hành khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu
cơ gắn bó tạo thành 1 hệ thống quản lý hiệu quả. Trong số đó, kế toán thành phẩm và tiêu
thụ thành phẩm là một trong những mắt xích quan trọng không thể thiếu được.
Nhận thức được tầm quan trọng của công việc kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định
kết quả tiêu thụ, qua thời thực tập tại công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điên ABS,
cùng với kiến thức chuyên ngành kế toán đã tích lũy được trong 4 năm, em đã lựa chọn đề
tài:“Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công
ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điện ABS” làm đề tài cho báo cáo thực tập của mình.
Báo cáo thực tập của em được trình bày gồm 3 phần chính:
Phần 1: Khái quát chung về công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điện ABS
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu
thụ tại công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điện ABS

Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điện ABS .
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Trang,
cùng các anh chị cán bộ kế toán tại Công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điện ABS đã
giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Sau đây em xin trình bày cụ thể nội dung chi tiết như sau:

Nguyễn Thu Quỳnh

5

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu khát quát về đơn vị thực tập
1.1.1. Tên doanh nghiệp
 Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY VÀ
THIẾT BỊ ĐIỆN ABS
 Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: ABS ELECTRICAL AND MACHINERY
JOINT STOCK COMPANY
 Tên công ty viết tắt: ABS.,JSC
 Công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điện ABS được thành lập vào ngày 19
tháng 03 năm 2012 và đăng kí thay đổi lần thứ 3 ngày 02 tháng 12 năm 2015 theo
mã số doanh nghiệp 0105826428 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
1.1.2. Giám đốc, Kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp

Giám đốc: Nguyễn Thị Huyền
Kế toán trưởng: Tưởng Thị Thúy
1.1.3. Địa chỉ
Km14 – Quốc lộ 1A – Xã Liên Ninh – Huyện Thanh Trì – Hà Nội
Điện thoại: 0422060227
Fax: 0438614464
Email:
1.1.4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Mã số doanh nghiệp: 0105826428
Ngày hoạt động: 19/03/2012
Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng (Một tỷ Việt Nam đồng)

Nguyễn Thu Quỳnh

6

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

1.1.5. Loại hình doanh nghiệp (hình thức sở hữu doanh nghiệp)
Công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điện ABS thuộc loại hình công ty cổ phần
Biểu 1: Giấy phép đăng kí kinh doanh

Nguyễn Thu Quỳnh

7


Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

Nguyễn Thu Quỳnh

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

8

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

Nguyễn Thu Quỳnh

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

9

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang


1.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0105826428 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp
lần đầu ngày 19/03/2012 và thay đổi lần thứ 3 ngày 02/12/2015, ngành nghề đăngkí kinh
doanh hiện tại của doanh nghiệp công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điện ABS bao
gồm:
 Đúc sắt thép
 Sản xuất các cấu kiện kim loại
 Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng
 Sản xuất mô tô, máy phát, biến thể điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện
 Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại
 Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn
 Sửa chữa máy móc, thiết bị
 Sửa chữa thiết bị điện
 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
 Xây dựng nhà các loại
 Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
 Phá dỡ
 Chuẩn bị mặt bằng
 Lắp đặt hệ thống điện
 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
 Hoàn thiện công trình xây dựng
 Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
 Bán ô tô, xe máy
 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe máy
 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy
 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Nguyễn Thu Quỳnh


10

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

 Bán buôn kim loại và quặng kim loại
 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

1.1.7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ
Giai đoạn 1 (từ năm 2012- 2014):
Khi mới thành lập công ty gặp rât nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất nghèo nàn, nhà xưởng
cũ nát, máy móc thiết bị lạc hậu, số vốn ban đầu bỏ ra còn hạn chế. Nhiệm vụ đặt ra trong
thời kì này là tổ chức lại bộ máy quản lý, ổn định đời sống cho cán bộ, công nhân viên,
đồng thời phải xây dựng thêm cơ sở vật chất để nhanh chóng bước vào sản xuất đáp ứng
nhu cầu ngày càng khó khăn của thị trường. Với sự cố gắng vượt bậc, công ty đã từng
bước tháo gỡ được khó khăn và chứng tỏ được khả năng và tiềm lực phát triển của mình.
Giai đoạn 2 (từ năm 2014 đến nay):
Với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học- Công nghệ cùng với sự canh tranh gay gắt của
nền kinh tế thị trường không cho phép công ty dừng bước phát triển mà phải tìm hiểu,
nghiêm cứu để từng bước phát triển. Đến nay nhờ sự cố gắng không ngừng phát triển và
khẳng định vị thế của mình trong ngành sản xuất điện tử dân dụng công ty đã có một chỗ
đứng vững chắc trong ngành nghề đầy cạnh tranh này. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
ngày càng hoàn thiện, đời sống của cán bộ, công nhân viên cũng từng bước được cải thiện

hơn.
1.2 Khái quát hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty ABS
1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh
Công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điện ABS sản xuất nhiều mật hàng trong đó chủ
yếu là các sản phẩm liên quan đến máy biến áp. Các sản phẩm của công ty bao gồm:
Nguyễn Thu Quỳnh

11

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

 Vỏ máy biến áp (các dòng máy khác nhau từ 15KVA cho đến 1800KVA, máy biến
áp 1P, 2P…., máy biến dòng)
 Gia công chế tạo hệ khung kết cấu thép
 Một số sản phẩm thiết bị điện khác (như cánh sóng MBA, chân đế, Puly, Khớp
nối…)
Công ty chủ yếu sản xuất nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất máy biến
áp, máy biến dòng… cũng như các doanh nghiệp có liên quan đến các thiết bị điện.
Thị trường chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm cần có
các thiết bị điện hoặc các đại lý bán buôn thiết bị điện.
1.2.2. Quy trình sản xuất- kinh doanh
a) Sơ đồ quy trình sản xuất- kinh doanh
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất- kinh doanh
Quy trình sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điện ABS
như sau:


Hợp đồng
mua bán
hàng,
Đơn đặt
hàng

Nhập,Xuất
NVL
chính,
NVL phụ

Làm
phần thô

Xử lý bề
mặt

KCS

Thanh
lý hợp
đồng

b) Thuyết minh quy trình thực hiện
 Bước 1: Xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất lõi máy biến áp
sẽ đặt hàng vỏ máy theo yêu cầu kỹ thuật riêng của họ (bao gồm: kích thước dài, rộng,
độ cao, ....) Sau khi tiếp nhận đơn hàng, công ty có trách nhiệm hoàn thành sản phẩm
theo đúng yêu cầu của đối tác.
Nguyễn Thu Quỳnh


12

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

 Bước 2: Sau khi nhận được đơn đặt hàng hoặc khi kiểm kê trong kho thành phẩm còn
ít khi đó doanh nghiệp sẽ sản xuất tạo thành phẩm:
* Công ty nhập nguyên vật liệu nhâp kho. Để sản xuất được một thành phẩm cần nhập
chủ yếu những NVL sau:
-

Thép ống, thếp tấm các loại, thép cuộn…

-

Que hàn, dây hàn

-

Sơn bột tĩnh điện

-

Sơn chống gỉ, sơn màu, dung môi pha sơn…


-

Các loại khí Oxy, CO2 đóng chai, Argon đóng chai, C2H2 hòa tan

-

Gas hóa lỏng

* Xuất NVL vào sản xuất
 Bước 3 - Làm thô: Giai đoạn này bao gồm công đoạn cắt thép, nung thép, gò, hàn ta
có được phần vỏ máy thô.
 Bước 4 : Xử lý bề mặt: Ở giai đoạn này sau khi đã tạo thành phần thô, công nhân sẽ
dùng chất xử lý bề mặt đề làm nhẵn bề mặt vỏ máy như mài nhãn, bôi sơn tĩnh điện,
bôi sơn chống gỉ…
 Bước 5 - Kiểm tra KCS: Là giai đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm, giai đoạn này do
nhân viên kỹ thuật của đối tác thực hiện. Bên đối tác sẽ cử người xuống phân xưởng
kiểm tra chất lượng vỏ máy có đúng với yêu cầu trong đơn đặt hàng không.
 Bước 6: Thanh lý hợp đồng: Công ty xuất kho thành phẩm cho khách hàng theo hợp
đồng hoặc theo đơn đặt hàng
1.2.3. Tổ chức sản xuất- kinh doanh

Nguyễn Thu Quỳnh

13

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội


GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

Sơ đồ 2: Tổ chức sản xuất- kinh doanh

Ban giám đốc: Điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
Tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng kinh tế. Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra
nhằm tổ chức hoạt động sẩn xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả
 Phòng Tài Chính- kế toán: Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật, bản vẽ trong hợp
đồng, tính toán và lập phiếu xuất NVL cho bộ phận phân xưởng tiến hành sản xuất
 Phòng Kinh doanh: Thực hiện xây dựng chiến lược bán hàng, quảng bá, xây
dựng kế hoạch làm việc theo đúng tiến độ, xây dựng ý tưởng kinh doanh trình
Tổng giám đốc phê duyệt.
 Phòng hành chính nhân sự: Tổ chức tuyển dụng, quản lý hồ sơ, theo dõi thực
hiên chế độ cho người lao động theo quy định của công ty…
 Phân xưởng sản xuất: bao gồm các tổ sản xuất, bộ phận vật tư, Bộ phận KCS: Có
trách nhiệm trong việc sản xuất thành phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn
Nguyễn Thu Quỳnh

14

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

thành công việc đúng tiến độ, tiêu chuẩn kĩ thuật theo thỏa thuận trong hợp đồng
thỏa thuận.
1.2.4. Khái quát tình hình sản xuất- kinh doanh của đơn vị thực tập trong thời gian

gần đây
Biều 2: Tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty ABS từ năm 2015-2019
Năm
Chỉ tiêu

1. Tổng vốn kinh doanh

ĐVT

2015

2016

2017

2018

2019

triệu đồng

9,097

8,202

14,306 18,780

22,589

triệu đồng


9,875

8,227

14,979 15,802

18,155

30

28

32

31

31

triệu đồng

193

165

250

280

320


triệu đồng

10,410

8,543

15,266 15,874

18,338

triệu đồng

56,6

44,9

66,5 72,829

88,690

triệu đồng

24

3.2

triệu đồng

45,3


triệu đồng

2. Tổng chi phí sản xuất kinh
doanh
3. Tổng số lượng lao động
bình quân

Người

4. Sản lượng sản phẩm cung
cấp hàng năm
5. Doanh thu bán hàng và
CCDV
6. Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
7. Lợi nhuận khác
8. Lợi nhuận sau thuế TNDN
9. Thuế TNDN
10. Thu nhập bình quân người

triệu đồng/

lao động

tháng

Nguyễn Thu Quỳnh

15


24

0

0

38,5

53,2 58,271

70,952

11,3

9,6

13,3 14,568

17,738

5,2

5,5

6.0

6,2

6,8


Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

Nhận xét:
Trong 5 năm 2015-2019 công ty đã từng bước phát triển:
- Tổng nguồn vốn kinh doanh tăng theo từng năm tăng từ 9,097 triệu đồng lên tới
22,589 triệu đồng cho thấy sự kinh doanh có hiệu quả.
- Tổng số lao động và sản lượng sản phẩm cũng tăng theo hàng năm cho thấy doanh
nghiệp có mở rộng quy mô để sản xuất. Tuy doanh thu hàng năm vẫn tăng nhưng chi phí
cũng tăng theo tương ứng, lợi nhuận của doanh nghiệp chưa cao.
- Thu nhập bình quân lao động có xu hướng tăng cho thấy doanh nghiệp cũng rất
quan tâm đến nhu cầu của công nhân.
- Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng qua hàng năm nhưng chưa thật cao năm
2019 so với năm 2018 tăng 12.681 triệu đồng.
Qua bảng biểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ABS ta thấy doanh nghiệp đang
sản xuất kinh doanh có hiệu quả:
-

Về doanh thu: Không ngừng tăng lên qua các quý, quý sau cao hơn năm

-

Về chi phí: Doanh thu tăng đồng nghĩa với chi phí tăng, nhưng tỉ lệ tăng chi

trước.

phí vẫn khá cao, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả.
Ta có Công thức: Lợi nhuận = doanh thu – chi phí, vì doanh thu của công ty tăng
lên qua các quý nên lợi nhuận cũng tăng.
-

Đồng thời thuế TNDN nộp cho Nhà nước cũng tăng, góp phần tăng ngân

sách Nhà nước.
-

Thu nhập bình quân trên đầu người tăng qua các quý góp phần ổn định cuộc

sống của cán bộ nhân viên.

Nguyễn Thu Quỳnh

16

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty ABS
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Hội đồng quản trị


Giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng kĩ thuật

Phòng kế toán

Kho xưởng

Nguyễn Thu Quỳnh

17

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất công ty, quyết định những vấn đề quản lý công ty,
có nhiệm vụ đưa ra những giải pháp phát triển như chiến lược phát triển hàng năm, mở
rộng thị trường, đổi mới công nghệ…
Sau Hội đồng quản trị là Ban Giám đốc: là người đại diện công ty tham gia ký kết các hợp
đồng kinh tế, chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật như có tranh chấp kinh tế…quyết
định cách thức tổ chức, quản lý, sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc cũng là người
trực tiếp chỉ đạo các phòng ban thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

đồng thời còn là người đưa ra các quyết sách quan trong trong công ty. Giám đốc chính là
người nắm vai trò quan trọng quyết định sự sống còn của công ty.
Phòng kế toán:
 Hệ thống chứng từ kế toán, theo dõi đối chiếu phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong toàn công ty; lưu trữ tài liệu kế toán
 Lập hệ thống các sổ kế toán
 Tính toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành lập báo cáo tài chính
 Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính hàng ngày để đưa ra những ý kiến có liên
quan đến việc sử dụng tài chính trong công ty để giám đốc có thể đưa ra những quy
định đúng đắn.
Phòng kinh doanh:
 Thực hiện chiến lược giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường cũng như thu hút
khách hàng mới
 Thực hiện lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động kinh doanh, tính toán giá thành
và lập hợp đồng với khách hàng
 Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đề xuất chiến lược marketing, công tác
phát triển thị trường.

Nguyễn Thu Quỳnh

18

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

Phòng kĩ thuật: có nhiệm vụ thiết kế, định mức sản phẩm, cải tiến các sản phẩm đồng thời

kiểm tra thoi dõi việc thực hiện các tiêu chuẩn kĩ thuật trong sản xuất, kiểm tra sản phẩm
hoàn thành trước khi bàn giao cho khách.

1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp

Công ty cổ phẩn chế tạo máy và thiết bị điện ABS có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực
tuyến – chức năng. Đứng đầu là Giám đốc, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công
ty, các bộ phận phòng ban trong công ty vừa tham mưu cho Giám đốc vừa thực hiện
nhiệm vụ cấp trên giao. Bộ máy đơn giản, gọn nhẹ, hợp lý giữa các phòng ban có sự phối
hợp chặt chẽ với nhau làm cho hoạt động của công ty được thống nhất và đồng bộ.
Các phòng ban trong công ty có mối quan hệ gắn bó và liên kết chặt che với nhau giúp
cho hoạt động kinh doanh của công ty vận hành suôn sẻ, nâng cao hiệu qur công việc,
hoàn thành mục tiêu đề ra, giúp công ty ngày càng phát triển hơn nữa.

1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty ABS
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy kế toán

Nguyễn Thu Quỳnh

19

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

PHÒNG KẾ

TOÁN

KẾ TOÁN
TRƯỞNG

Kế toán công nợ và
Kế toán kho

Kế toán thanh toán

THỦ QUỸ

KẾ TOÁN TỔNG
HỢP

Để phục vụ cho việc hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi tình hình hoạt
động của công ty, thực hiện tình hình nghĩa vụ với nhà nước Công ty tổ chức phòng kế toán
riêng theo hình thức tập trung với 5 người phụ trách. Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh
đạo của Ban Giám Đốc công ty, có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công
tác kế toán, thống kê trong phạm vi toàn doanh nghiệp, tổ chức các thông tin kinh tế, hướng
dẫn chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận trong công ty, thực hiện đầy đủ sự ghi chép ban đầu và chế
độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính. Do công ty thực hiện công tác kế toán tập
trung, không có đơn vị trực thuộc vì vậy để đảm bảo và chỉ đạo tập và chỉ đạo tập trung,
thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng, phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm và tổ chức
quản lý sản xuất, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
Nguyễn Thu Quỳnh

20

Lớp K25KT1



Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty và cơ quan pháp
luật về tất cả công việc kế toán. Theo dõi chung. Chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành
công tác kế toán, đôn đốc giám sát, kiểm tra tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có nghĩa vụ lập báo cáo tài
chính khi hết kỳ kế toán.
Kế toán kho: Cập nhập chi tiết lượng hàng hóa, dụng cụ xuất ra cho các văn phòng, công
ty và lượng hàng hóa mua vào của công ty. Căn cứ vào các chứng từ xuất nhập vật tư cuối
tháng tình số tiền phát sinh và làm báo cáo.
Kế toán công nợ: Phản ánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả các khoản phải nộp, phải
cấp cũng như tình hình thanh toán với đối tượng (người mua, người bán, người cho vay,
cấp trên, ngân sách…) Tính tiền lương và các khoản trích theo lương theo đúng chế độ kế
toán hiện thời.
Thủ quỹ: Phản ánh thu, chi, tồn quỹ tiền mặt hàng ngày đối chiều tồn quỹ thực tế với sổ
sách để phát hiện những sai sót và xử lý kịp thời đảm bảo quỹ thực tế tiền mặt bằng số dư
trên sổ sách.
Kế toán tổng hợp: Thực hiện công tác cuối kì, lên sổ cái tổng hợp, lập báo cáo nội bộ
cho bên ngoài đơn vị theo định kỳ báo cáo hoặc yêu cầu đột xuất.
Hiện nay bộ máy kế toán của công ty đã được trang bị máy tính có hỗ trợ phần mềm
Excel đã góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin đáp ứng kịp cho nhu cầu quản lý,
nâng cao năng suất lao động kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu số liệu
cũng như in ấn, lưu trữ các tài liệu kế toán có liên quan hơn.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Trong các doanh nghiệp hiện nay, thường áp dụng 1 trong 4 hình thức kế toán sau:
 Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

 Hình thức kế toán Nhật ký chung
 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Nguyễn Thu Quỳnh

21

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

 Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
 Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ chứng từ kế toán được ghi vào sổ Nhật ký chung
theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Sau đó lấy số liệu trong sổ Nhật
ký chung để vào Sổ Cái. Tuy nhiên một số đối tượng kế toán có lượng phát sinh lớn như:
mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền có thể mở thêm sổ Nhật ký chung dùng để ghi chép
nhằm giảm tải số lượng ghi vào Nhật ký chung. Nhật ký chuyên dùng là một phần của
Nhật ký chung nên đã ghi vào Nhật ký chuyên dùng thì không ghi vào Nhật ký chung. Số
liệu trên Nhật ký chung và Nhật ký chuyên dùng đều được ghi vào Sổ Cái.
 Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán sau:

 Sổ nhật ký chung
 Sổ cái các tài khoản
 Sổ nhật ký chuyên dùng
 Sổ cái chi tiết các bảng phân bổ các thẻ chi tiết khác

Ở công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điện ABS thì hình thức ghi sổ kế toán đang

được áp dụng là Nhật ký chung theo TT133/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính.

Nguyễn Thu Quỳnh

22

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

Sơ đồ 5: Quy trình ghi sổ kế toán

Ghi cuối tháng
Ghi hàng ngày
Kiểm tra đối chiếu

Hàng ngày kế toán dựa vào chứng từ gốc để nhập số liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Trên cơ sở các chứng từ gốc đã nhập máy tính tự động xử lý để ghi sổ nhật ký chung, sổ
cái, sổ chi tiết các tài khoản, sổ quỹ (đối với các chứng từ thu chi tiền mặt). Cũng trên cơ
số liệu đã nhập máy tính tự động xử lý và đưa ra bảng cân đối số phát sinh, báo cáo kế
toán, bảng tổng hợp số liệu chi tiết vào cuối kì.
Nguyễn Thu Quỳnh

23

Lớp K25KT1



Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

(5) Cộng các sổ thẻ kế toán chi tiết để lấy sổ liệu lập các bảng tổng hợp chi tiết vào cuối
tháng
(6) Cuối tháng cộng sổ cái tài khoản, lấy số liệu trên sổ cái đối chiếu với các bảng tổng
hợp chi tiết có liên quan
(7) Sổ cái sau khi đối chiếu khớp đúng được dùng để lập bảng đối chiếu số phát sinh các
tài khoản
(8) Cuối tháng căn cứ vào bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản, bảng tổng hợp chi
tiết, sổ quỹ để lập báo cáo kế toán (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ).
1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng tại công ty ABS
 Chế độ kế toán: Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo TT 133/2016/TT-BTC.
Công ty thực hiện chế độ lập và gửi báo cáo tài chính năm, sử dụng hệ thống sổ
sách, chứng từ kế toán và hệ thống tài khoản theo thông tư trên.
 Đồng tiền sử dụng trong hạch toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
 Kỳ kế toán của công ty là 1 năm (theo năm dương lịch) bắt đầu từ 01/01 và kết
thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
 Phương pháp hạch toán thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
 Phương pháp tính giá hàng tồn kho: áp dụng phương pháp tính giá bình quân gia
quyền.
 Phương pháp khấu hao TSCĐHH: phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
 Hình thức kế toán: áp dụng theo hình thức Nhật ký chung.
 Tuân thủ 2 điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính tại chuẩn mực kế toán
số 14.


Nguyễn Thu Quỳnh

24

Lớp K25KT1


Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

Phần 2: Thực trạng nghiệp vụ kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ
thành phẩm tại công ty ABS
2.1. Khái quát chung về thành phẩm và tình hình tiêu thụ thành phẩm của công ty
ABS
2.1.1. Đặc điểm về thành phẩm tiêu thụ tại công ty
-

Công ty cổ phần chế tạo máy và thiết bị điện ABS là doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt
hàng chủ yếu là các sản phẩm liên quan đến máy biến áp. Các sản phẩm của công ty
bao gồm:
 Vỏ máy biến áp ( các dòng máy khác nhau từ 15KVA cho đến 1800KVA , máy
biến áp 1P,2P…, máy biến dòng…)

Nguyễn Thu Quỳnh

25

Lớp K25KT1



Đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS Nguyễn Thanh Trang

 Gia công chế tạo hệ khung kết cấu thép

 Một số sản phẩm thiết bị điện khác như cánh sóng MBA, chân đế, Puly, khớp
nối…

Nguyễn Thu Quỳnh

26

Lớp K25KT1


×