Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng bình tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 78 trang )

HÀ NỘI THÁNG 03 NĂM 2020

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới toàn
thể Qúy thầy cô trong trường Đại học Mở Hà nội, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa
Kinh tế, đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá cho em trong
suốt 4 năm học tại trường.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới cô giáo Trương Thị Hồng Phương đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc cùng các anh chị trong phòng ban
Kế toán của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên đã cho em thực tập,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mặt số liệu để em có thể thực hiện bài khóa luận
này.
Do vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập có hạn nên em không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý và đánh giá của các
thầy cô và anh chị trong công ty, giúp em có thể hoàn thiện kiến thức của mình sau
này.
Em xin chúc toàn thể Qúy thầy cô trong trường và các anh chị trong công ty có
một sức khỏe dồi dào và công tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Vui
Vũ Thị Vui

2


LỜI MỞ ĐẦU
0.1: Mục đích viết báo cáo
Giúp cho sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại các đơn vị, qua đó
có điều kiện so sánh, đánh giá giữa lý thuyết và thực tiễn với trọng tâm là kiến thức


chuyên sâu đã học.
Bước đầu tiếp cận thực tế các nội dung đã học ở chuyên ngành, sinh viên thực
tập, học hỏi và làm quen với chuyên môn được đào tạo để khi tốt nghiệp có thể làm
việc được ngay tại các doanh nghiệp.
Vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào một (hay một số) nội dung liên
quan đến công việc cụ thể tại đơn vị thực tập. Sinh viên thực tập nghiên cứu và trình
bày kết quả bằng một báo cáo thực tập tốt nghiệp.
0.2: Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành
phẩm.
Mô tả thực tế kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH
sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên chi nhánh Miền Bắc.
So sánh giữa lý thuyết và thực tế nhằm rút ra sự khác biệt và đưa ra một số những
ý kiến nhận xét, đề xuất biện pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kế toán tiêu
thụ thành phẩm tại Công ty.
Ngoài ra, củng cố kiến thức sau những năm tháng miệt mài trên giảng đường
Đại học, gắn kết lý thuyết vào thực tiễn, tiếp xúc với môi trường thực tế, tạo tiền đề
vững vàng về việc làm sau khi dời ghế nhà trường.
0.3: Lý do chọn nghiệp vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành
phẩm tại công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên chi nhánh Miền Bắc.
Để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và bộ phận kế toán
tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm nói riêng trong việc đánh giá hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài:” Kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả tiêu thụ tại công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên chi nhánh Miền
Bắc”. Qua việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp em nắm rõ hơn về thị trường tiêu
thụ của doanh nghiệp, xem xét việc thực hiện hệ thống kế toán nói chung, kế toán xác
định kết quả tiêu thụ nói riêng ở doanh nghiệp như thế nào, việc hạch toán đó có khác
so với những gì đã học được ở trường đại học hay không?
0.4: Ý nghĩa tầm quan trọng của báo cáo
Đối với sinh viên thực tập thì hoạt động thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng

không chỉ với quá trình học tập làm báo cáo mà còn với cả sự nghiệp của sinh viên
3


sau này. Kết quả thực tập tốt nghiệp thường được tính điểm với trọng số tương đối
lớn trong học kỳ, ảnh hưởng đến kết quả xếp loại tốt nghiệp của sinh viên. Nhưng
thực ra, điểm số chỉ đóng một vai trò không đáng kể. Thực tập sẽ giúp sinh viên định
hướng tương lai và tăng mối quan hệ từ các mối quan hệ. Nói chung thực tập giúp
chúng ta những lợi ích vô cùng nhiều.
Thực tập và làm báo cáo thực tập chính là tiền đề để sinh viên làm tốt luận văn.
Hơn nữa, ngoài mục tiêu lấy thông tin và các số liệu tại doanh nghiệp phục vụ cho
Báo cáo thực tập, thời gian này sẽ là cơ hội để sinh viên học hỏi về kỹ năng làm việc,
cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc, cách ứng xử và mối
quan hệ nơi công sở…
0.5: Nghiệp vụ thực tập
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
0.6: Kết cấu của báo cáo
Phần 1: Khái quát chung về công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên
chi nhánh Miền Bắc.
Phần 2: Thực trạng nghiệp vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành
phẩm tại công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên chi nhánh Miền Bắc.
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên
chi nhánh Miền Bắc.

4


MỤC LỤC
Mở đầu ................................................................................................................... 3

Danh mục bảng biểu............................................................................................... 6
Danh mục hình vẽ ....................................................................................................
Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU
DÙNG BÌNH TIÊN CHI NHÁNH MIỀN BẮC .................................................
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên chi
nhánh Miền Bắc ....................................................................................................... 11
1.2 Khái quát hoạt động sản xuất-kinh doanh tại của công ty TNHH sản xuất hàng
tiêu dùng Bình Tiên chi nhánh Miền Bắc ................................................................ 14
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên
chi nhánh Miền Bắc ......................................................................................... 18
1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên chi
nhánh Miền Bắc ................................................................................................ 24
Phần 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
BÌNH TIÊN CHI NHÁNH MIỀN BẮC ...............................................................
2.1 Đặc điểm về tổ chức và quản lý tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công
ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên chi nhánh Miền Bắc ..................... 32
2.2 Kế toán chi tiết tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH sản xuất
hàng tiêu dùng Bình Tiên chi nhánh Miền Bắc ................................................... 37
2.3 Kế toán tổng hợp tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH sản
xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên chi nhánh Miền Bắc............................................ 51
Phần 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ
TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TIÊN CHI NHÁNH
MIỀN BẮC ………………………………………………………………………...
3.1 Nhận xét chung về kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty
TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên chi nhánh Miền Bắc ........................ 71
3.2 Một số ý kiến đề xuất và hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành
phẩm tại công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên chi nhánh Miền Bắ…74
Kết luận………………………………………………………………………… …76.

Nhận xét của đơn vị thực tập………………………………………………… ….. 78
5


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Giám đốc

Phó giám đốc

Kế toán trưởng

Phòng quản lí nhân

(kế toán tổng hợp)

sự và kinh doanh

Kế toán lương

Kế toán công nợ

Kế toán thanh toán

Kế toán thuế

Kế toán hàng hóa


Thủ quỹ

6


Sơ đồ 02: Bán buôn qua kho

TK156

TK156

TK 632

TK911

TK511

TK111,112, 113

Gía vốn

Kết chuyển

Kết chuyển

Doanh thu

Hàng bán

GVHB


DT thuần

chưa thuế

TK157

TK3331
Thuế

Xuất hàng
Gửi bán

Gía vốn

Thuế

hàng bán

GTGT
Phải nộp

TK111,112, 113

TK521
Số giảm trừ

Kết chuyển

doanh thu chưa các khoản

thuế

giảm trừ DT

TK3331
Thuế GTGT
tương ứng
phải nộp

7


Sơ đồ: Bán hàng thông qua đại lý
Tại đơn vị giao đại lý
TK156

TK157

TK632

TK911

TK511

TK131

Xuất hàng

Gía vốn


Kết chuyển

Kết chuyển

Doanh thu

gửi đại lý

hàng bán

GVHB

DT thuần

chưa thuế

TK642

TK133

TK3331

Kết chuyển

Thuế GTGT

chi phí QLDN

đầu ra


Thuế GTGT
hoa hồng đại lý
Hoa hồng trả cho bên nhận đại lý

Tại đơn vị nhận đại lý

TK911

TK5111

TK331

TK111,112,131

Kết chuyển

Hoa hồng đại lý

Số tiền phải trả

doanh thu thuần

được trả

bên giao đại lý

TK3331
Thuế GTGT đầu ra

Trả tiền hàng cho bên giao đại lý


TK003
Giá trị hàng nhận đại lý

Gía trị hàng nhận đại lý bán được,

Trả lại hàng nhận đại lý

8


Đồ thị : Kế toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kì

TK151,156,157

TK611

TK632

Kết chuyển giá trị

hàng tồn đầu kỳ

Gía vốn hàng bán

TK111,112,131

TK151,156,157

Trị giá hàng nhập

trong kì chưa thuế
Kết chuyển giá trị hàng tồn cuối kỳ

TK133

TK111,112,131

TK521

Thuế GTGT

Số giảm trừ doanh thu

đầu vào

chưa thuế

TK3331
Thuế GTGT đầu
ra tương ứng

9


Đồ thị 02: Sơ đồ hình thức sổ kế toán Nhật kí – Sổ Cái
Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Chứng từ tổng

hợp

Sổ, thẻ kế toán chi tiết
các TK 156, 511,
521, 632, 642, 911.

NHẬT KÝ – SỔ CÁI
TK156,157,511,521,632,642,911

Bảng tổng hợp chi
tiết.

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

-

-

Ưu điểm: cách ghi chép đơn giản, dể kiểm tra, dễ đối chiếu.
Nhược điểm: kết cấu mẫu sổ theo chiều ngang, không thích hợp với các doanh
nghiệp sử dụng nhiều tài khoản, khó phân công lao động kế toán vì chỉ có một
sổ tổng hợp duy nhất
Điều kiện áp dụng: các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động đơn giản và có
ít nghiệp vụ phát sinh

10


Đồ thị 03: Sơ đồ hình thức Sổ kế toán Nhật kí chung


Chứng từ gốc

Nhật ký đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ

Sổ,thẻ kế toán chi tiết
các TK156, 157, 511,
521, 632, 642, 911.

SỔ CÁI TK156,157,511,632,
Bảng tổng hợp

911.

Chi tiết
Bảng cân đối
Phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

-

Ưu điểm: + Mẫu số đơn giản, dễ thực hiện

+ Có thể thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số hiệu kế toán cho từng
đối tượng kế toán ở mọi thời điểm. Vì vậy, kịp thời cung cấp thông tin cho nhà quản
lý.
-


Nhược điểm: lượng ghi chép tương đối nhiều, mất thời gian.
Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt thích hợp
với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Thuận lợi cho việc sử dụng kế
toán máy.

11


Sơ đồ 04: Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ
-

Ưu điểm: Mẫu sở đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động
kế toán.
Nhược điểm: Số lượng ghi chép nhiều. Việc kiểm tra số liệu diễn ra vào cuối
kì, cuối tháng, ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin, số liệu cho nhà quản lý.
Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn,
sử dụng nhiều tài khoản kế toán khi hạch toán.

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

Sổ đăng kí chứng
từ ghi sổ

Bảng tập hợp chứng từ
kế toán cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết các TK156, 157,
511, 521,632,642,911

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Sổ Cái các TK 156,157,
511,521,632, 642, 911

Bảng cân đối
phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

12

Bảng tổng hợp chi
tiết


Sơ đồ : Hình thức sổ kế toán máy vi tính
-

-

-

Ưu điểm: + Dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí thuê kế toán và tiết kiệm thời gian
thực hiện.
+ Các thao tác tính toán được thực hiện tự động nên độ chính xác
cao, dữ liệu được lưu trữ cẩn thận.
Nhược điểm: Đòi hỏi sự chính xác về dữ liệu và thông tin ban đầu, nếu xảy ra
lỗi sẽ dẫn đến kết quả sai lệch trong quá trình hệ thống làm việc.
Chi phí mua phần mềm thực hiện khá cao.

Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và lớn.

Chứng từ kế toán

PHẦN MỀM KẾ
TOÁN TRÊN MÁY
VI TÍNH

Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại

-

Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán
quản trị

13

Sổ tổng hợp và chi
tiết các TK 156, 157,
511, 521, 632,642,
911


PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TIÊN CHI NHÁNH MIỀN BẮC
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Chi nhánh
Miền Bắc

1.1.1 Tên doanh nghiệp
Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên tại Miền Bắc
1.1.2 Giám đốc, Kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp
Giám đốc: Nguyễn Thị Bích Phượng
Kế toán trưởng: Nguyễn Thị Hậu
1.1.3 Địa chỉ
Lô CN1, cụm CN Yên Nghĩa – phường Yên Nghĩa – Quận Hà Đông – Thành phố
Hà Nội
1.1.4 Loại hình doanh nghiệp – hình thức sở hữu doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay đây là loại hình doanh nghiệp
có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên: Đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thuộc điều 38 luật doanh nghiệp là doanh nghiệp
trong đó có Thành viên của công ty có thể tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công
ty không vượt quá 50 .Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;Phần
vốn của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43,44,45 của Luật
Doanh nghiệp công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy phép kinh
doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần;về vốn
của công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng hoặc không
bằng nhau. Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên chịu trách nhiệm bằng tài
sản của công ty; các thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty.về thành viên của công ty. Trong
suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có từ hai thành viên và tối đa không quá 50 thành
viên tham gia công ty.về phát hành chứng khoán. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Phần vốn góp của
các thành viên công ty được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

1.1.5 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
14



15


Mã số ĐTNT

Tên chính
thức

0301340497-027

Chi Nhánh Công Ty TNHH

Ngày cấp

01-062005

Ngày đóng MST

Tên giao dịch

Sản Xuất Hàng Tiêu Dùng
Bình Tiên Tại Miền Bắc
Nơi đăng ký
quản lý
Địa chỉ trụ
sở

Chi cục Thuế Quận Hà Đông


Điện thoại /
Fax

0433527141 / 0433527142

Lô CN1, cụm công nghiệp Yên Nghĩa, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố
Hà Nội

Nơi đăng ký
nộp thuế

Điện thoại /
Fax

0433527141 / 0433527142

Địa chỉ nhận
thông báo
thuế
QĐTL/Ngày
cấp

01-06-2005

C.Q ra quyết
định

Hội đồng thành viên C.ty


GPKD/Ngày
cấp

0301340497-027 /
14-06-2005

Cơ quan cấp

Thành phố Hà Nội

Năm tài
chính

01-06-2005

Mã số hiện
thời

Ngày bắt
đầu HĐ

6/1/2005 12:00:00 AM

Vốn điều lệ

Cấp
Chương
loại khoản
Chủ sở hữu


Nguyễn Thị Bích Phượng

Ngày nhận TK

01/06/
2005

200 tỷ

Tổng số lao động

200

Hình thức
h.toán

Phụ
Thuộc

PP tính thuế GTGT

Khấu
Trừ

Địa chỉ chủ
sở hữu

Tổ dân phố số 10-Phường Yên NghĩaQuận Hà Đông-Hà Nội

Tên giám

đốc
Kế toán
trưởng
Ngành nghề
chính

Nguyễn Thị Bích Phượng

Nguyễn Thị Hậu
Bán lẻ hàng may mặc, giày
dép, hàng da và giả da trong
các cửa hàng chuyên doanh

Địa chỉ
Địa chỉ
Loại thuế
phải nộp

16






Giá trị gia tăng
Thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập cá nhân
Môn bài





Phí, lệ phí

1.1.6 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên
doanh
- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
- Vận tải hành khách đường bộ khác
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường tủ, bàn ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ
đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng
chuyên doanh
1.1.7 Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ
- Năm 1982: khởi nghiệp từ hai tổ hợp sản xuất Bình Tiên và Vạn Thành tại
đường Bình Tiên, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh với 20 công nhân, chuyên
sản xuất các loại dép cao su đơn giản.
- Năm 1986: hai tổ hợp tác sáp nhập lại thành Hợp Tác Xã cao su Bình Tiên hoạt
động tại quận 6, chuyên sản xuất các loại dép, hài, tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu sang các nước Đông Âu và Tây Âu.
- Năm 1989: Hợp tác xã Cao su Bình Tiên trở đơn vị ngoài quốc doanh đầu tiên
của Việt Nam được Nhà nước cho quyền trực tiếp xuất - nhập khẩu.
- Năm 1990: Hợp tác xã Cao su Bình Tiên đầu tư mới hoàn toàn công nghệ
của Đài Loan và sản xuất sản phẩm mới (giày dép xốp EVA) để tăng tính cạnh
tranh với hàng ngoại nhập.
- Năm 1991: thành lập công ty liên doanh Sơn Quán - đơn vị liên doanh giữa Hợp
tác xã Cao su Bình Tiên với công ty SunKuan Đoài Loan - chuyên sản xuất hài,

dép xuất khẩu. Đây là Công ty liên doanh đầu tiên giữa một đơn vị kinh tế tư
nhân Việt Nam với một Công ty nước ngoài (thời hạn 18 năm).
- Năm 1992: Hợp tác xã Cao su Bình Tiên chuyển thể thành Công ty Sản xuất
Hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti's); chuyên sản xuất dép xốp các loại, xăng-đan
thể thao, giày da nam nữ, giày thể thao, giày tây, hài,... tiêu thụ trong và ngoài
nước.
- Năm 1995: thành lập công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's)
- Năm 2000: thành lập văn phòng đại diện tại Vân Nam, Trung Quốc.
- Năm 2001: Biti's được tổ chức BVQI và QUACERT cấp giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001: 2000.
- Năm 2002: thành lập Trung tâm thương mại Biti's Tây Nguyên.
17


-

Năm 2005: thành lập Trung tâm Thương mại Biti's Miền Bắc.
Năm 2006: thành lập Trung tâm Thương mại Biti's Lào Cai.
Năm 2006: thành lập Trung tâm Kinh doanh Biti's Đà Nẵng.
Năm 2008: thành lập chi nhánh Biti's Miền Tây.
Năm 2009; thành lập chi nhánh Biti's Miền Nam, ra mắt tuyến tàu lửa Sapaly
Hà Nội – Lào Cai – Hà Nội
Năm 2013: khai trương khách sạn 4 sao đầu tiên tại Lào Cai: Sapaly Hotel Lào
Cai

1.2 Khái quát hoạt động sản xuất-kinh doanh của đơn vị thực tập
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh
Hiện nay công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên đang thực hiện sản
xuất các mặt hàng giày dép, hàng da, giả da, hàng may mặc và đồ gia dụng,..
Những mặt hàng này được kinh doanh tại các trung tâm thương mại và cửa hàng

tiếp thị trong nước. Ngoài ra doanh nghiệp còn kinh doanh xuất khẩu cung cấp giày
dép cho hơn 40 quốc gia như: Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Nga,
Pháp, Ý, Nam Mỹ,…
Với nhu cạnh tranh ngày càng cao, vì vậy các sản phẩm mà công ty đưa ra luôn
phù hợp với tất cả mọi lứa tuổi và nghề nghiệp, đảm bảo đáp ứng được toàn bộ nhu
cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
1.2.2 Quy trình sản xuất – kinh doanh
 Quy trình sản xuất – kinh doanh
1. Giác mẫu và tính định mức
2. Nghiên cứu mẫu
3. Xuất nguyên vật liệu xuống xí nghiệp
4. Cắt vải, da thành bán thành phẩm
5. May thành sản phẩm hoàn chỉnh
6. Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm
7. Nhập kho thành phẩm
8. Ép mếch
9. Tiêu thụ thành phẩm
Như đã biết, giày búp bê có xuất xứ từ giày múa ba lê, là một kiểu giày rất linh
hoạt và tiện lợi dành cho phái nữ. Đặc biệt, mẫu giày này phù hợp với mọi lứa tuổi từ
học sinh,sinh viên,công sở hay cả các quý cô tuổi trung niên vẫn có thể sử dụng một
cách thoải mái. Giày búp bê còn được gọi là “vị cứu tinh” của các nàng muốn che
khuyết điểm đôi chân của mình, ngay cả các nàng có kích cỡ chân hơi to vẫn có thể
đi vừa vặn mà chẳng hề lộ khuyết điểm của bàn chân. Các bạn có thể dễ dàng mang
đi làm, đi chơi hay chỉ đơn thuần trong một buổi dạo phố vào một ngày đẹp trời. Chắc
chắn không ít người trong chúng ta vẫn chưa biết cách để tạo ra một đôi giày búo bê
18


đẹp là như thế nào. Vậy hãy cùng xưởng giày Bitis đi tham khảo quy trình để sản
xuất ra những đôi giày búp bê xinh xắn này nhé.

1. Thiết kế và lên mẫu giày
Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất giày dép, không chỉ riêng về
mẫu giày búp bê mà tất cả các mẫu giày dép trước khi được sản xuất sẽ đều trải qua
công đoạn này. Sau khi thiết kế bản vẽ, các nhà thiết kế sẽ bắt đầu lên form mẫu dựa
trên kích thước thật của đôi giày và sau đó sẽ đưa ra quyết định có sản xuất hay không.
2. Tìm nguyên liệu để sản xuất
Thường các đôi giày búp bê sẽ được sản xuất bằng các chất liệu như si và da.
Tuy nhiên si và da cũng có rất nhiều loại khác nhau vì vậy xưởng sản xuất phải trải
qua quá trình chọn lọc kĩ lưỡng rồi mới bước vào khâu sản xuất. Chất liệu phổ biến
nhất được sử dụng làm giày búp bê đó là da bò vì độ bền và mềm mại của nó. Da khi
mua về sẽ được xử lí bằng các thiết bị máy móc chuyên dụng để làm cho bề mặt da
được nhẵn nhụi hơn và đẹp mắt hơn. Sau đó, người thợ sẽ cắt da ra thành nhiều miếng
nhỏ phù hợp với kích thước của đôi giày sắp tạo ra.
3. May da và ráp đế
Đây có thể nói là công đoạn quan trọng nhất của qui trình sản xuất ra một đôi
giày búp bê. Giày làm ra có đẹp hay không phụ thuộc vào tay nghề của người thợ may
và thợ đế. Tay nghề thợ giỏi sẽ cho ra những đôi giày với đường kim mũi chỉ sắc nét
tạo cảm giác bắt mắt đối với người tiêu dùng. Sau đó, những người thợ đế sẽ tiếp nhận
khâu láp ráp, họ sẽ cắt gọt tỉ mỉ chi tiết giày sao cho mẫu thật phải giống với bản phát
thảo ban đầu đề ra.
4. Kiểm tra chất lượng của giày
Công đoạn cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, đây là bước kiểm
tổng thể một đôi giày trước khi được xuất ra bên ngoài thị trường. Xưởng giày sẽ đi
kiểm tra từng đôi giày một để phòng ngừa những lỗi nhỏ phát sinh trong quá trình sản
xuất. Trường hợp giày lỗi xưởng sẽ kịp thời sửa chửa để đảm bảo những đôi giày đến
tay người tiêu dùng sẽ là những đôi giày có chất lượng cao nhất.
1.2.3 Tổ chức sản xuât – kinh doanh
Do sản phẩm công ty có nhiều loại khác nhau, tính đặc thù của sản phẩm là chất
lượng phải đảm bảo đúng kỹ thuật, hình thức phải đẹp phù hợp với yêu cầu thị hiếu,..
nên để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn hóa công ty tổ chức sản xuất theo từng xí

nghiệp. Tính đến nay, cơ cấu tổ chức hệ thống công ty bao gồm 2 xí nghiệp và 3 trung
tâm thương mại cùng rất nhiều cửa hàng tiếp thị giới thiệu sản phẩm.
Công ty xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu cho các đơn vị thành
viên trực thuộc công ty như sau:

19


-

-

-

-

-

-

Các xí nghiệp may và dệt có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng may mặc, giày
dép,.. phục vụ tiêu dùng nội địa cũng như xuất nhập khẩu theo kế hoạch của
công ty giao hàng năm.
Các cửa hàng kinh doanh giao dịch và giới thiệu sản phẩm thuộc xí nghiệp
phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là trung tâm giao dịch, kinh doanh, giới thiệu
và bán các loại vật tư, sản phẩm hàng hóa, đồ gia dụng,..
Trung tâm huấn luyện có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thợ kỹ thuật may bậc
cao và chương trình đào tạo nghề theo kế hoạch bổ sung lao động hàng năm của
công ty.
Các xí nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc công ty, có nhiệm vụ tiếp

nhận và hoàn thành thường xuyên hay đột xuất của công ty giao. Đồng thời chủ
động xây dựng và khai thác thêm nhiều nguồn hàng, tổ chức sản xuất, hạch toán
kết quả sản xuất trên cơ sở kế hoạch mà công ty giao.
Giám đốc xí nghiệp chịu sự chỉ huy trực tiếp của Giám đốc công ty, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
mình.
Tại các xí nghiệp trực thuộc công ty được chia thành các tổ sản xuất tiến hành
sản xuất theo sự phân công của ban tổ chức xí nghiệp.

Như vậy, cơ cấu ngành nghề của công ty gồm 2 lĩnh vực dệt may và bán đồ gia
dụng. Hoạt động sản xuất giày dép là chính, bán các đồ dùng cho gia đình như giường,
tủ, đèn là phụ.
1.2.4 Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập trong thời
gian gần đây
-

-

Gần đây, nền kinh tế trong và ngoài nước đều có sự biến động rất lớn.
Sự xuất hiện các mặt hàng trôi nổi đến từ Trung Quốc, Thái Lan mang lại sự
bất lợi rất lớn cho công ty. Do các sản phẩm của công ty đa phần có nguyên liệu
nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến giá thành cao. Ngược lại các sản phẩm trôi
nổi lại có giá thành vô cùng thấp.
Hơn nữa, với khí hậu thay đổi thất thường của miền Bắc việc bảo quản hàng
hóa cũng gặp nhiều kho khăn. Các sản phẩm nếu bị tồn kho lâu sẽ không thể
bán ra được do bị hỏng hoặc đã lỗi mốt. Điều này sẽ khiến công ty bị tổn thất
một khoản chi phí lớn.

20



Chỉ tiêu

Năm

ĐVT
2015

2016

2017

2018

2019

1. Tổng vốn kinh doanh
2. Tổng chi phí sản xuất kinh
doanh
3. Tổng số lượng lao động bình
quân

Tỷ
đồng
Tỷ
đồng

250

300


350

450

450

150

180

200

230

260

Người

250

255

275

300

300

4. Sản lượng sản phẩm, hàng hóa

và dịch vụ cung cấp hàng năm

Triệu
đôi

5. Doanh thu bán hàng và CCDV
6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
7. Lợi nhuận khác
8. Lợi nhuận sau thuế TNDN
9. Thuế TNDN
10. Thu nhập bình quân người
lao động

>20

Tỷ
đồng
Tỷ
đồng
Tỷ
đồng
Tỷ
đồng
Tỷ
đồng

>20

>20


>20

>20

450

492

530

635

696

300

312

330

405

436

150

170

220


220

260

240 249,6

264

324

348,8

Trđ

60

62,4

66

81

87,2

69

72

74


76

78

Biểu đồ phân tích đánh giá chỉ số
doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thu nhập bình quân
800
700

696
635

600
500
450

530

492

300

300

200

330

312


260

230

180

200

69

72

74

76

78

2015

2016

2017

2018

2019

150

100

436

405

400

0

5. Doanh thu bán hàng và CCDV

2. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh

6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

10. Thu nhập bình quân người lao động

21


Nhìn chung công ty kinh doanh có hiệu quả. Thu nhập vẫn tăng đều qua các
năm, tuy nhiên chi phí của doanh nghiệp cũng tăng cao, điều này cho thấy khâu quản
lý của doanh nghiệp vẫn chưa được tốt.
Có thể thấy doanh thu của công ty năm 2018 đã có sự tăng đột biến (+105 tỷ
đồng) nguyên nhân là do công ty đã nắm bắt được sự ảnh hưởng từ các ngôi sao đối
với giới trẻ. Từ đó mời các ca sỹ nổi tiếng quảng cáo cho dòng sản phẩm của mình,
giúp cho doanh thu tăng cao.
Thu nhập bình quân người lao động của công ty mỗi năm tăng 2 triệu đồng,
nhưng thu nhập bình quân năm 2019 của người lao động chỉ là 78tr đồng cho thấy

tiền lương nhân viên vẫn còn rất thấp, đời sống nhân viên gặp nhiều khó khăn.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH sản xuất hàng tiêu
dùng Chi nhánh Miền Bắc
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế toán
Tài chính

Phòng quản lí nhân
sự và kinh doanh

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Giám đốc: Là người điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinh doanh
hằng ngày của công ty. Xem xét bổ nhiệm, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên
đảm bảo hoạt động công ty một cách hiệu quả và phát triển lâu dài.
-

Phó giám đốc: Là người hỗ trợ cho Giám đốc trong việc quản lý, điều hành
công ty, hoạt động theo chỉ đạo của Giám đốc, triển khai các công việc được
Giám đốc giao phó, Phó Giám đốc có thể thay mặt Giám đốc quản lý công việc,
kí và chịu trách nhiệm về các văn bản, các công việc được ủy quyền khi Giám
đốc đi vắng.

22



-

Phòng Kế toán-Tài chính: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh, công nợ, các khoản đầu tư và phản ánh kết quả kinh doanh của công ty.
Bộ phận này sẽ quản lý toàn bộ, tài sản công ty, tổ chức công tác Kế toán-Tài
chính, thống kê kịp thời, chính xác tình hình tài sản và nguồn vốn giúp Giám
đốc kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của công ty.

-

Phòng quản lí nhân sự: Hỗ trợ Giám đốc về công tác hành chính, tổ chức, điều
động nhân lực. Bộ phận này làm công tác quản lí hồ sơ nhân viên, thực hiện chế
độ bảo hiểm, giải quyết chế độ chính sách với cán bộ công nhân viên trong công
ty. Ngoài ra còn thiết lập ban bảo vệ đảm bảo công tác an ninh và cơ sở vật chất
cho công tác điều hành ngày, tổ chức chăm lo đời sống tinh thần sức khỏe cho
nhân viên, chịu trách nhiệm tiếp khách và hội nghị.

-

Phòng kinh doanh: Là bộ phận có nhiệm vụ lên kế hoạch phân phối tiêu thụ
hàng hóa, xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng, đẩy mạnh công tác
tiếp thị, quảng cáo để nâng cao hiệu quả tiêu thụ.

1.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh
nghiệp
- Với Giám đốc: thông qua việc tính toán chi phí để tính được giá thành sản phẩm
từ đó báo cáo với Ban Giám đốc tình hình lãi lỗ của công ty để có biện pháp
điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh.
-


Với Phó giám đốc: Phòng kế toán làm báo cáo để báo cáo tình hình chi phí sử
dụng vật tư, trang thiết bị chi phí bỏ ra để sử dụng máy thi công, báo cáo tình
hình thực hiện kế hoạch và các khoản chi phí sản xuất kinh doanh tình hình về
mức dự bán thành phẩm trong sản xuất.

-

Với phòng quản lí nhân sự: Phòng quản lí nhân sự cung cấp cho phòng kế toán
tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, những tài liệu cần thiết về quỹ tiền
lương, tiền lương và những khoản chi tiết cấu thành nên tổng quỹ lương, tiền
thưởng cũng như định mức thời gian lao động, đơn giá, tiền lương để kế toán
có sơ sở đối chiếu, so sánh với thực tế để phân bổ chi phí sản xuất, quản lý và
xác định thành phẩm và bán thành phẩm dở dang cuối kỳ,..

-

Với phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ cung cấp kế hoạch sản
xuất theo tháng, quý, năm theo từng mặt hàng cùng với vật liệu sản xuất giá
thành dự toán cho chi phí sản xuất giá thành kế hoạch. Cung cấp cơ sở dự toán
cho từng khoản mục chi phí để kế toán giá thành có cơ sở phân tích, so sánh
phân tích số liệu thực tế cung cấp cho kế toán có kế hoạch mua sắm dự trữ vật
23


tư. Đối chiếu, kết hợp với phòng kế toán để đánh giá kết quả hoàn thành các chỉ
tiêu kinh doanh.
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH sản xuất hàng tiêu
dùng Chi nhánh Miền Bắc
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG

(kế toán tổng hợp)

Kế toán lương

Kế toán thanh toán

Kế toán công nợ

Kế toán thuế

Kế toán hàng hóa

Thủ quỹ

 Kế toán trưởng
Làm chức năng phụ trách công việc chung của phòng, tổ chức thực hiện công
tác hạch toán kế toán của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động
tổ chức kế toán của công ty, đồng thời kiêm luôn nhiệm vụ của một kế toán tổng hợp,
là phản ánh tổng hợp các số liệu từ các bộ phận kế toán khác, tập hợp chi phí, lên sổ
tổng hợp.
 Kế toán lương
– Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian
lao động và kết quả lao động; tính lương, BHXH và các khoản phụ cấp, trợ
cấp; phân bổ tiền lương và BHXH vào các đối tượng sử dụng lao động.
24




Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán phân xưởng và các phòng ban

thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về tiền lương, mở sổ sách
cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động tiền lương đúng chế độ, đúng
phương pháp.
– Lập báo cáo về lao động, tiền lương.
– Phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, quỹ tiền lương, năng
suất lao động.
 Kế toán thanh toán, kiêm tài sản
- Tiếp nhận – kiểm tra hồ sơ – hạch toán các bộ hồ sơ từ các bộ phận liên quan.
- Thực hiện đối chiếu thu chi hộ với các trung tâm-chi nhánh và với công ty.
- Thực hiện thẩm tra giá (khảo sát giá ngoài thi trường).
- Phân tích số dư – lập bảng truy thu.
- Lập kế hoạch chi tiền mặt tại đơn vị.
 Kế toán công nợ
- Tham gia vào việc soạn thảo, quản lý các hợp đồng kinh tế.
- Hàng ngày căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho,.. Kế toán công nợ tiến
hành nhập dữ liệu. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Căn cứ vào hợp đồng, kế toán công nợ phải theo dõi tình hình phải thu và phải
trả.
- Kiểm tra công nợ
- Cuối tháng (quý, năm) Kế toán lập các báo cáo công nợ và bảng theo dõi tình
hình các khoản nợ quá hạn, nợ quá mức tín dụng cho phép rồi gửi về cho kế
toán trưởng hoặc trưởng bộ phận chuyên trách.
 Kế toán thuế
- Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh
- Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng
cơ sở.
- Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu.
- Hằng tháng lập lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn doanh nghiệp,
phân loại theo thuế suất.
- Hằng tháng lập lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn doanh nghiệp,

phân loại theo tỷ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ.
- Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của
doanh nghiệp.
- Kiểm tra hóa đơn đầu vào, lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,…
 Kế toán hàng hóa
- Theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn hàng hóa dự trên các hóa đơn, chứng từ.
- Theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty.
 Thủ quỹ
25


Căn cứ phiếu thu chi do kế toán lập, thủ quỹ tiến hành thu chi tiền mặt để ghi
vào sổ quỹ, đối chiếu số liệu trên sổ quỹ với sổ cái và sổ chi tiết tiền mặt tương ứng.

1.4.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên chi nhánh Miền Bắc sử dụng
hình thức Sổ Nhật kí chung trên máy vi tính với phần mềm kế toán SAP.

26


×