Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

tạo động lực cho người lao động tại công ty tnhh in và quảng cáo tâm việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 71 trang )

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
1. Mục đích viết báo cáo .............................................................................................. 4
2. Lý do chọn đề tài và đơn vị thực tập ..................................................................... 4
3. Giới hạn của đề tài................................................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 7
5. Nội dung nghiên cứu và kết cấu đề tài .................................................................. 7
Phần II: Khái quát chung về công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt .................... 9
2.1.

Giới thiệu khái quát về công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt ................ 9

2.2.

Tổ chức bộ máy quản lý .................................................................................... 12

2.2.1.

Sơ đồ bộ máy quản lý .................................................................................. 13

2.2.2.

Chức năng từng bộ phận ............................................................................ 14

2.2.3.

Mối quan hệ các bộ phận trong công ty .................................................... 14

2.3.


Công nghệ sản xuất – kinh doanh .................................................................... 14

2.4. Khát quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo động lực tại
công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt ................................................................ 18
2.4.1. Trang thiết bị lao động .................................................................................. 18
2.4.2. Lao động ......................................................................................................... 18
2.4.3. Vốn ................................................................................................................... 18
2.4.4. Khái quát kết quả kinh doanh ....................................................................... 19
Phần III: Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH In và
Quảng cáo Tâm Việt ........................................................................................................ 22
3.1. Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH In và Quảng
cáo Tâm Việt ................................................................................................................. 22
3.1.1. Nội dung tạo động lực cho người lao động ................................................... 22
3.2. Phân tích tạo động lực lao động tại công ty ........................................................ 30
3.2.1. Xác định nhu cầu của người lao động tại công ty ........................................ 30
3.2.2. Các hoạt động tạo động lực bằng kích thích tài chính ................................ 33
3.2.3. Các hoạt động tạo động lực bằng kích thích phi tài chính ......................... 44
2


3.3. Các tiêu chí đánh giá động lực của cán bộ nhân viên ........................................ 53
3.3.1. Mức độ hài lòng của người lao động ............................................................. 53
3.3.2. Năng suất lao động.......................................................................................... 55
3.3.3. Sự gắn bó lâu dài của người lao động ........................................................... 55
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tạo động lực tại công ty......................... 56
3.4.1. Các nhân tố bên ngoài công ty ....................................................................... 56
3.4.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong công ty ........................................ 58
3.5. Đánh giá về công tác tạo động lực tại công ty .................................................... 60
3.5.1. Những mặt đạt được ...................................................................................... 60
3.5.2. Những mặt hạn chế ......................................................................................... 60

Phần IV: Xu hướng phát triển của công ty và khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động
tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt .... 61
4.1. Xu hướng, triển vọng của công ty đến năm 2025 ............................................... 61
4.2. Kiến nghị 1 số giải pháp về công tác tạo động lực tại công ty........................... 62
Phần V: Kết luận ............................................................................................................. 65

3


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Mục đích viết báo cáo
-

Củng cố kiến thức chuyên ngành thông qua việc tiếp cận, tìm hiểu thực tiễn
của ngành và chuyên ngành đào tạo tại một đơn vị (tổ chức, doanh nghiệp)

-

Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để nghiên cứu, phân tích và xử lý các
vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực ngành/ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại đơn
vị thực tập; Phát triển khả năng phát hiện vấn đề từ thực tế kinh doanh của đơn
vị thực tập cần nghiên cứu để đề xuất nội dung viết khóa luận tốt nghiệp

-

Tìm hiểu yêu cầu và môi trường làm việc trong lĩnh vực thực tập để chủ động
thích nghi trong công việc thực tiễn

-


Rèn luyện kĩ năng giao tiếp với khách hàng, với đồng nghiệp, xử lý các vấn đề
thực tiễn phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

-

Củng cố kĩ năng thực hành cũng như phương pháp học tập, nghiên cứu nhằm
mục đích đạt chuẩn chất lượng trong đào tạo và đáp ứng yêu cầu của xã hội.

-

Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc.

2. Lý do chọn đề tài và đơn vị thực tập
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung
đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế, thì tất cả nước phải đẩy mạnh
thay đổi tạo ra bước đột phá mới, khôi phục và phát triển kinh tế của mình. Để có
thể làm được điều đó thì các công ty phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh
từ chính bản thân công ty mình từ nhiều khía cạnh: Dây chuyền máy móc thiết bị,
nguồn nguyên vật liệu, quy trình sản xuất,… Nhằm tạo ra những sản phẩm ưu việt
hơn, không những giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty phục hồi mà còn
cạnh tranh với các công ty cùng ngành khác. Nguồn lực quan trọng hơn hết, đóng
vai trò chủ đạo trong tiến trình thay đổi đó là con người. Nguồn lực con người là sợi
chỉ xuyên suốt đánh dấu sự thành bại trong việc khôi phục và phát triển của một
công ty. Vì thế, mỗi công ty đều nhận thức được rằng cần phải xây dựng một đội
ngũ nhân sự có chất lượng, có nhiệt huyết thì mới có thể đảm bảo sự cạnh tranh
mạnh mẽ, sự thành công lâu dài cho một công ty.
4


Chúng ta đang sống trong thời đại mà nhịp độ thay đổi đang diễn ra với tốc độ

chóng mặt. Đó là thời kì bùng nổ công nghệ, bùng nổ công nghệ thông tin. Những
bùng nổ này đã tác động mạnh tới dây chuyền sản xuất, cung cách quản lí, nếp sống
và suy nghĩ của mỗi người trong xí nghiệp, cơ quan. Chính sự bùng nổ này mà nhu
cầu đào tạo và phát triển trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, các cấp lãnh đạo cần
quan tâm hơn về trang bị cho lao động kiến thức kỹ năng mới để theo kịp sự thay
đổi.
Làm thế nào để xây dựng được một đội ngũ với kiến thức và kỹ năng trình độ
chuyên mông cao, tinh thần nhiệt huyết đối với công ty là vấn đề khó khăn và làm
đau đầu đối với các nhà quản trị. Trước hết mỗi nhà quản trị phải thấy được tầm
quan trọng của nguồn lực con người, mà từ đó đặt một mối quan tâm sâu sắc để
tuyển dụng lao động, xây dựng , đào tạo kích thích tinh thần làm việc, để từ đó tăng
tính trách nhiệm với công ty. Để thực hiện được những mục tiêu trên thì đòi hỏi
công ty phải có một hệ thống động lực giúp cho nguồn lực con người cảm nhận,
thảo mãn và tích cực sát cánh cùng công ty đi đến thành công. Tuy nhu cầu cấp thiết
là vậy nhưng thực trạng thì có nhiều vấn đề làm chúng ta suy nghĩ. Đã có một thời
gian Việt Nam tự hào là có nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ nhưng quan niệm ấy
ngày nay cần phải được nhìn nhận và thay đổi. Cuộc sống ngày càng đi lên thì chất
lượng cũng như nhu cầu của người lao động ngày càng tăng cao. Vì thế, hệ thống
động lực cho người lao động cần phải hoàn thiện và phát triển hơn nữa. Đối với hội
nhập toàn cầu các doanh nghiệp Việt Nam càng cần chú trọng tới công tác quản lý
nhân sự trong tổ chức, bên cạnh đó việc nghiên cứu mô hình của nhiều công ty lớn
trên thế giới để dần dần hoàn thiện cơ chế quản lý của mình. Đó cũng là mục tiêu và
những tiêu chí hàng đầu mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng trên con
đường phát triển và hội nhập kinh tế.
Trong nền kinh tế chỉ các công ty biết nhìn nhận trước vấn đề và quyết tâm thay đổi
thì mới có thể thành công. Các công ty ngày nay hơn nhau ở phẩm chất, trình độ, sự
gắn bó của nhân viên đối với công ty. Chính vì vậy công ty nào biết tận dụng và
phát huy tốt nguồn lực con người bằng cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người
lao động thì mới có thể giữ chân lao động, tránh các tình trạng nhân lực rời bỏ công
5



ty cũng như hiện tượng “Chảy máu chất xám” đang được nhà nước cũng như các
công ty ngày nay quan tâm. Để có thể gắn kết mối quan hệ giữa người lao động với
công ty là một khối, tạo nên một sức mạng to lớn có thể vượt qua tất cả khó khăn
thử thách cùng nhau đi đến cái đích thành công.
Công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt hiện đã và đang hoạt động rất ổn định
trong ngành in với mười năm hoạt động. Bởi vậy em đã chọn công ty để thực tập
bởi những gì công ty đã đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ mang lại
cho em những kinh nghiệm thực tiễn . Đồng thời cũng giúp em phát huy được
những kiến thức đã theo học trong những năm học đại học vừa qua.
Với những lý do trên em quyết định chọn đề tài “Tạo động lực cho người lao động”
làm đề tài nghiên cứu của mình . Qua đó, em muốn có dịp để tìm hiểu nghiên cứu
sâu hơn về công tác quản lý, trong môi trường hiện tại và sự phát triển trong tương
lai. Sự đúc kết hài hòa giữa lý thuyết và thực tế sẽ giúp em đưa ra những đề xuất
những hướng giải quyết đối với những giải pháp tạo động lực cho người lao động
tại doanh nghiệp em đang thực tập cũng như là những ưu nhược điểm mà công ty
đang có đâu là những hạn chế cần sửa đổi đâu là những mặt tích cực mà công ty cần
phát huy trong thời gian sắp tới.
3. Giới hạn của đề tài
Qua thời gian thực tập và khảo sát mô hình của công ty TNHH In và Quảng cáo
Tâm Việt chuyên in ấn và các dịch vụ liên quan tới in ấn , sản xuất các loại bao bì,
thùng carton, túi đựng, kinh doanh vật tư thiết bị ngành quảng cáo,… Muốn như thế
công ty phải chú trọng nhiều đến khâu nhân lực tập trung mạnh mẽ vào quản trị
nhân sự bố trí dùng người đúng việc, có những chính sách khuyến khích động viên
môi trường làm việc. Trên cơ sở đó, bài luận của em chủ yếu tập trung vào nghiên
cứu tình hình tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ
công việc tại doanh nghiệp, tình hình kích thích lao động như khuyến khích bằng
vật chất, chế độ tiền thưởng hay các phúc lợi của công ty. Đây là vấn đề chủ yếu
góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH In và

Quảng cáo Tâm Việt. Từ đó đề ra giải pháp giúp công ty thay đổi nhằm thu hút, duy
6


trì, nâng cao hiệu quả lao động và tạo mối quan hệ khăng khít đối với nhân viên
trong công ty. Cụ thể hơn bài luận này em sẽ đi vào phân tích trọng tâm tình hình
lao động, thực trạng công tác tạo động lực, đánh giá thực trạng hệ thống tạo động
lực và đề xuất một số giải pháp về công tác tạo động lực cho người lao động tại
công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt. Những phần khác em sẽ điểm qua một
số nét cơ bản bởi do thời gian và khả năng để hoàn thành nội dung có hạn nên em
chưa thể trình bày cụ thể tất cả các vấn đề hiện có tại doanh nghiệp em đang theo
thực tập.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào số liệu được thu thập từ những văn bản thống kê số liệu thực tế , tài liệu
cung cấp tại các phòng ban, các báo cáo và thông báo làm đề xuất để xin ý kiến của
trưởng bộ phận và ý kiến của giám đốc công ty để được cung cấp tài liệu và sớm
hoàn thành báo cáo của mình.

5. Nội dung nghiên cứu
T rong thời gian học tại Khoa Kinh tế - Trường Đại học mở với những kiến thức
đã tích luỹ được, sau một thời gian thực tập tại Công ty … và nhận thức rõ xu
hướng cũng như vấn đề của quản trị nhân sự. để nắm vững được công tác tổ chức
nhân sự và tình hình quản trị nguồn lao động với mô hình cụ thể, chúng ta sẽ tìm
hiểu công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt là 1 đơn vị kinh doanh hàng đầu
trong lĩnh vực in ấn có tuổi đời lâu năm tại Hà Nội.
Thực trạng về công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH In và
Quảng cáo Tâm Việt là nội dung được trình bày trong phần 3, nói lên được thực
trạng của công tác quản lý tại một công ty. Qua phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về
mô hình tổ chức quản trị và hệ thống tạo động lực , phát triển nguồn nhân lực. Đây
là vấn đề cần tìm hiểu rõ qua quá trình phân tích, tổng hợp để đi đến sự đúc kết một

cách chính xác và có hệ thống.

7


Vấn đề sau cùng được đề cập tới trong báo cáo của em dựa trên cơ sở các lý
thuyết đã được học và quá trình nghiên cứu mô hình thực tế tại công ty. Từ đó bản
thân em đưa ra một số khuyến nghị và biện pháp nhằm hoàn thiện hơn trong công
tác quản trị nhân sự của công ty và đó cũng là vấn đề được đề cập đến ở phần 4.
Bằng những kiến thức đã được tích lũy trong những năm tháng học tập, những
phương pháp nghiên cứu khoa học, mục tiêu của đề tài là lấy kinh nghiệm thực tiễn
trong quản lý nhân lực của doanh nghiệp, đồng thời mong muốn đưa ra những giải
pháp tối ưu nhất để giúp doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đề ra,
đó là tạo động lực làm việc cho người lao động nhằm đáp ứng những yêu cầu công
việc trong giai đoạn tới. Em đã chọn đề tài “Tạo động lực cho người lao động tại
công ty…” làm báo cáo tốt nghiệp. Dựa vào số liệu được thu thập từ những văn bản
thống kê số liệu thực tế , tài liệu cung cấp tại các phòng ban, các báo cáo và thông
báo làm đề xuất để xin ý kiến của trưởng bộ phận và ý kiến của giám đốc công ty để
được cung cấp tài liệu và sớm hoàn thành báo cáo của mình.

Kết cấu của báo cáo gồm 5 phần:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt
Phần III: Thực trạng hoạt động tạo động lực cho người lao động tại công ty
TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt
Phần IV: Xu hướng, triển vọng phát triển của công ty và khuyến nghị nhằm
hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH In và
Quảng cáo Tâm Việt
Phần V: Kết luận


8


Phần II: Khái quát chung về công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt
2.1.

Giới thiệu khái quát về công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt
• Công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt
• Tên quốc tế: TAMVIETADPRINT.,LTD
• Mã số thuế: 0104509909
• Địa chỉ: 460 Trần Quý Cáp, Phương Văn Chương, Quận Đống Đa,
Hà Nội, Việt Nam
• Người đại diện pháp luật: Trần Thị Lý (sinh năm 1970 – Thái
Nguyên)
• Điện thoại: 0979812880
• Ngày hoạt động: 03/05/2010
• Quản lý bởi: Chi Cục Thuế Đống Đa
• Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên ngoài nhà
nước
• Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp giấy phép chứng nhận
đăng kí kinh doanh)

Công ty In ấn Tâm Việt xác định nguồn nhân lực chuyên nghiệp chính là tài sản
có giá trị cao nhất của công ty. In Tâm Việt luôn chú trọng đào tạo nâng cao trình
độ, kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Khuyến khích nhân viên
tự phát huy khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm, thể hiện
được tính sáng tạo của bản thân mỗi nhân viên, trong đó các họa sỹ thiết kế, các
biên dịch viên…đều có chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm làm việc.
Tầm nhìn:
Trở thành một trong những Công ty in thương mại hàng đầu Việt Nam thông qua

việc cung cấp các sản phẩm in ấn đạt tiêu chuẩn “chất lượng, giá thành, thời gian”.
Sứ mệnh in Tâm Việt:
• Chung tay xây dựng và phát huy tối đa thương hiệu doanh nghiệp Việt.
9


• Đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm in ấn chất lượng tốt,
dịch vụ hoàn hảo, thời gian nhanh chóng với giá thành hợp lý
• Tạo lập một môi trường làm việc mang lại hiệu quả cao nhất nhằm phát huy
toàn diện tiềm năng của từng cán bộ công nhân viên.
Giá trị cốt lõi:
• Tính chuyên nghiệp: Thành thạo công việc, năng động, sáng tạo và hiệu
quả.
• Tính trung thành: Trung thành với lợi ích của Công ty.
• Tính quyết liệt: Tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự phát
triển của Công ty.
• Yếu tố con người: Tôn trọng, phát huy tối đa tiềm năng của mỗi người.
Triết lí kinh doanh:
• Chất lượng sản phẩm: Là sự sống còn của doanh nghiệp, là yếu tố tạo nên
sự bền vững của Công ty.
• Cải tiến liên tục: Không có sự vĩnh cửu trong suy nghĩ, mọi sáng kiến đều
được tôn trọng và đóng góp vào sự thành công chung.
• Tinh thần đoàn kết và sự thống nhất: là nền tảng tạo lên sức mạnh phát triển
không ngừng của Công ty.
• Kiểm soát rủi ro: Các yếu tố rủi ro đều được tính đến trong mọi hoạt động
của Công ty.
• Phương châm hành động: Quyết định kịp thời, triển khai quyết liệt.
Lĩnh vực hoạt động:
In và các dịch vụ liên quan đến in :
• Thiết kế, in ấn các sản phẩm cho quảng cáo, ấn phẩm văn phòng, tạp chí,

catalogue, profile, tờ rơi, tờ gấp, tem – nhãn, hóa đơn, phong bì thư, name
card…
10


• Các sản phẩm bao bì, thùng carton, túi đựng, hộp điện thoại, lịch tết, thiếp
mời …
• Sản xuất, mua, bán bao bì, giấy và các sản phẩm từ giấy.
• Kinh doanh vật tư, thiết bị phục vụ ngành quảng cáo…
• Dịch vụ quảng cáo thương mại và phi thương mại, dịch vụ quảng cáo trên
báo chí, trên truyền hình.
Năng lực nhân sự:
Công ty In Tâm Việt xác định nguồn nhân lực chuyên nghiệp chính là tài sản có
giá trị cao nhất của Công ty. In Tâm Việt luôn chú trọng đào tạo nâng cao trình độ,
kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Khuyến khích nhân viên tự
phát huy khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm, thể hiện được
tính sáng tạo của bản thân mỗi nhân viên, trong đó các họa sỹ thiết kế, các biên
dịch viên…đều có chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm làm việc.
Đội ngũ công nhân tay nghề cao, cùng với các cán bộ quản lý giỏi luôn hợp tác
tích cực nhất vì lợi ích khách hàng và mục tiêu phát triển chung của công ty.
Năng lực kĩ thuật:
In Tâm Việt sử dụng trang thiết bị, máy móc in ấn cao cấp, chạy đa chủng
loại với nhiều kích thước giấy khác nhau như : máy 4 màu :Heidelberg, máy 2
màu Komori, máy 1 màu Komori…Cùng các thiết bị phục vụ cho việc gia
công sau in như : Máy bế, máy láng, máy sấy UV, máy làm khuôn, ép nhũ,
máy dán phong bì, máy khoan, máy ônhê (1 đầu, 2 đầu) máy dán keo gáy
sách, khâu sách, máy đóng lỗ lịch, máy gấp dán hộp …

Phương châm hoạt động:


11


Trong môi trường cạnh tranh với rất nhiều Công ty hoạt động cùng lĩnh vực
In Tâm Việt chủ chương tạo sự khác biệt với phương châm : “Cung cấp dịch
vụ, sản phẩm chất lượng hoàn hảo, giá cả cạnh tranh, đúng tiến độ”, hướng tới
mục đích đảm bảo cho Công ty hoạt động trong khuôn khổ chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp và kinh doanh chuyên nghiệp, lấy sự hài lòng của khách hàng
làm thước đo đánh giá sự thành công. Với phương châm hoạt động này In
Tâm Việt đã và đang từng bước phát triển một cách vững chắc, có được sự tín
nhiệm từ phía khách hàng để trở thành một trong những Công ty in ấn – thiết
kế - quảng cáo hàng đầu Việt Nam.

2.2. Tổ chức bộ máy quản lí
2.2.1.

Sơ đồ bộ máy quản lí
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế
toán –vật tư

Phòng kinh
doanh

12

Phòng nhân

sự


Chú thích:
Mối quan hệ trực tuyến:
Mối quan hệ hỗ trợ, phối hợp:
Mối quan hệ thông tin phản hồi:
2.2.2. Chức năng của từng bộ phận
a) Giám đốc: Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, xây dựng và điều hành
toàn bộ hoạt động quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách
nhiệm các nhân về hiệu quả sả xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật
của nhà nước.
Chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới để tăng sản lượng sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Là người chỉ đạo trực tiếp phòng kế toán
vật tư, phòng kinh doanh, phòng nhân sự.

b) Phó giám đốc: Là người tham mưu và trợ giúp đắc lực cho giám đốc tròng
việc điều hành một hoặc một số lĩnh vực trong công ty theo sự phân công
của giám đốc, trực tiếp quản lí công tác tổ chức trong nội bộ công ty và
chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật.
c) Phòng nhân sự: Thực hiện công tác quản lý hành chính, văn thư, tài sản
công cộng. Quản lý công ty về mặt nhân sự và thực hiện các chế độ, chính
sách trong công ty như tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, giải
quyết các đơn khiếu nại của người lao động theo đúng luật lao động, theo
dõi thi đua khen thưởng và kỉ luật. Đồng thời xây dựng kế hoạch tuyển
dụng, đào tạo nhân sự trong công ty.
Phòng hành chính nhân sự chỉ có thẩm quyền tuyển dụng và ký kết những
hợp đồng lao động ngắn hạn. Khi tuyển dụng nhân sự cho những vị trí then
chốt trong công ty phải có quyết định của giám đốc.


13


d) Phòng kế toán - vật tư: Giám sát hoạt động tài chính kế toán của công ty
theo đúng pháp lệnh kế toán và pháp luật của Việt Nam. Tham mưu cho
giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác tài chính, hạnh toán thống kê,
đối chiếu công nợ, báo cáo quyết toán định kì, lập kế hoạch thu phí, phân
tích hoạt động kinh doanh theo đúng qui định của nhà nước,… Thay mặt
nhà nước giám sát, quản lí các hoạt động tài chính của đơn vị, chỉ đạo thực
hiện về chuyên môn nghiệp vụ đối với kế toán, chịu trách nhiệm về độ
chính xác của các số liệu báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất
tham gia ý kiến trong tuyển dụng, điều động, nâng lương, khen thưởng kỉ
luật, đào tạo nhân viên kế toán,…

e) Phòng kinh doanh: Thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm, liên hệ hợp
đồng mua bán với khách hàng, chịu trách nhiệm bán và giao nhận hàng, tìm
kiếm khách hàng mới, giám sát và tìm hiểu thị hiếu khách hàng nhằm
không ngừng nâng cao và sáng tạo trong công việc tạo mẫu sản phẩm, tổng
hợp doanh thu, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh. Đưa ra các phương án nhằm
nâng cao doanh số, mở rộng thì trường.
2.2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh , công ty TNHH In và Quảng
cáo Tâm Việt có các phòng ban: phòng kinh doanh, phòng kế toán vật tư,
phòng nhân sự.
Phó giám đốc là người điều hành các phòng chức năng này.
Các phòng chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh
doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho Ban giám dốc, đảm bảo
lãnh đạo sản xuất kinh doanh hoạt động thống nhất. Bên cạnh đó, các
phòng ban này được đề xuất với ban giám đốc những ý kiến vướng mắc
trong quá trình thực hiện các quyết định quản lí.

2.3. Công nghệ sản xuất - kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt được
thực hiện theo các trình tự như sau:
14


Thống nhất ý tưởng với
khách hàng

Thiết kế

In mẫu proof

Dàn trang

In ấn

Gia công sau in

Thành phẩm

Kiểm tra và giao hàng

Lắng nghe phản hồi, cải
thiện dịch vụ
15


Bước 1: Công ty sẽ trao đổi ý tưởng với khách hàng
Bên cạnh những mẫu thông dụng được bày bán sẵn trên thị trường, thì phần lớn

khách hàng ưa chuộng những thiết kế độc đáo, chuyên dụng cho sản phẩm mình. Đối
với những mẫu hoàn toàn mới, công ty làm việc với khách hàng để:





Hiểu được ý tưởng của khách hàng về loại bao bì cần sản xuất? Hộp giấy, túi giấy,
tem nhãn hay sản phẩm quảng cáo POSM…
Mục đích mà khách hàng mong muốn khi sử dụng loại bao bì này là gì? Túi giấy
đựng quà tặng cao cấp hay chiếc hộp carton vận chuyển hàng, tem nhãn cho sản
phẩm xuất khẩu hay cần POSM để giới thiệu sản phẩm mới…
Số lượng, thời gian khách hàng cần sản phẩm?

Khi đã hiểu được nhu cầu và mục đích, nhà sản xuất sẽ có cơ sở để tư vấn chất liệu,
kích thước, nội dung, hình ảnh thể hiện, số màu in cũng như kỹ thuật sản xuất tối ưu
nhất.
Nếu khách hàng đã có mẫu thiết kế thì việc trao đổi, tư vấn vẫn là điều cần thiết để
thống nhất ý tưởng, tạo ra những sản phẩm bao bì tốt nhất.
Bước 2: Công ty sẽ thiết kế cấu trúc, hình ảnh sản phẩm
Trong bước này, công ty sẽ hình ảnh hóa ý tưởng và nhu cầu của khách hàng trên phần
mềm thiết kế phù hợp. Bao gồm hình dạng, cấu trúc, thông tin và hình ảnh của bao bì.
Thiết kế cấu trúc không chỉ thể hiện hình dạng mà còn tính toán khả năng chứa đựng, độ
chịu lực khi xếp chồng lên nhau, thậm chí đo lường tính khả thi khi treo hoặc trưng bày
sản phẩm trên kệ hàng.

Bước 3: In thử và làm thử mẫu bao bì
Sau khi đã có thiết kế cấu trúc và hình ảnh, công ty sẽ làm một mẫu thật theo thiết
kế để kiểm tra lại hình dáng, thông tin trên sản phẩm, màu sắc, sức chứa, chịu lực của
sản phẩm để điều chỉnh nếu cần. Mục đích của bước này để kiểm tra tính khả thi của

bao bì, khách hàng duyệt mẫu, duyệt màu trước khi sản xuất hàng loạt.
Nhờ bản in proof (in mẫu), cả hai bên có thể hạn chế tối đa những sai sót trước khi sản
xuất bao bì như:


Nội dung thông tin, hình ảnh: Liệu có lỗi chính tả? Dùng hình ảnh đã hợp lý chưa?
Nội dung có chỗ nào bất hợp lý?
16







Phông chữ: Lựa chọn phông chữ đã phù hợp? Kích thước, màu sắc hay các lỗi liên
quan căn chỉnh chữ viết…
Màu sắc: Độ lệch màu ở mức nào? Dùng màu này có tốt không? Có cần thay đổi
thông số màu sắc hay không?
Ký hiệu đồ họa
Chỉnh lề, bố cục các khối hình, chữ viết
So với in nhanh thì in proof được đánh giá vượt trội hơn hẳn vì chế độ phân giải
màu của in proof tương đồng với in offset, thường bản in mẫu proof và sản phẩm
thật chính xác từ 95% - 100%.

Bước 4: Dàn khuôn và chế bản các bản in bao bì
Một trong những bước quan trọng trong quá trình sản xuất bao bì là dàn khuôn. Dàn
khuôn là quá trình sắp xếp bản in trên khổ giấy định in, đặt thang màu, tram màu, cấn
bế an toàn để cho công đoạn gia công sau in được dễ dàng. Đặt tram màu CMYK,
thang màu in ở 4 góc và 2 cạnh trên và dưới bài in để khi in thợ in nhận biết kẽm màu

C, M, Y, K và dễ dàng căn chỉnh màu.
Tiếp theo, sắp xếp các bản in trên khuôn sao cho tối ưu nhất, trong công đoạn này,
người thiết kế sẽ tính toán và đo lường để có sản phẩm chất lượng nhưng vẫn đảm bảo
tính kinh tế. Bao gồm:



Các bản in được sắp xếp vừa vặn khổ giấy in (hạn chế dư giấy quá nhiều)
Sắp xếp các bản in phù hợp để quá trình gia công sau in thuận tiện và nhanh chóng
nhất.
Chế bản in là quá trình tạo các hình ảnh cần in lên tấm nhôm làm bản in offset,
xuất kẽm đối với CTP.

Bước 5: Công ty tiến hành in ấn sản phẩm
Công ty sẽ dùng máy in offset để in các hình ảnh của bao bì lên giấy. Có thể máy in
offset 4 - 5 -6 màu tùy theo bản thiết kế. In offset làm cho các hình ảnh dính mực
in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) rồi mới ép từ miếng cao su
này lên bề mặt giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm
nước dính lên giấy theo mực in. In offset có nhiều ưu điểm vượt trội nên được nhiều
khách hàng lựa chọn.
Các ưu điểm nổi trội của in offset bao gồm:

17








Chất lượng hình ảnh cao, nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng
cao su áp đều lên bề mặt cần in
Ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, da thô
nhám)
Chế tạo các bản in offset dễ dàng hơn
Các bản in có tuổi thọ lâu hơn

Bước 6: Gia công sau in các sản phẩm bao bì
Sau khi in xong, tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm, công ty bao bì sẽ tiến hành
các bước gia công sau in như:





Cấn, bế: Là quá trình dùng máy bế để cắt và tạo rãnh tờ in theo hình dạng thiết kế
Dập chìm, dập nổi: Kỹ thuật để nhấn mạnh một chi tiết trên bao bì như logo, biểu
tượng, phần chữ… nổi lên hoặc chìm xuống trên mặt phẳng của ấn phẩm
Cán màng bóng, màng mờ: Là phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp màng Polyme.
Cán màng bóng đem lại sự tươi sáng, cán màng mờ tạo sự tinh tế, sang trọng
Ép kim: Mục đích của kỹ thuật này tương tự dập chìm, dập nổi, là nhấn mạnh một
phần chi tiết trên bề mặt sản phẩm bằng nhũ vàng, nhũ bạc hay màu sắc khác

Bước 7: Kiểm tra chất lượng bao bì và giao hàng
Sau khi sản xuất, công ty sẽ tiến hành loại bỏ các sản phẩm bao bì chưa đạt chất
lượng như nhăn giấy, dập sóng, trầy xước bề mặt in ấn, rách giấy, bung keo... Việc
kiểm tra dựa trên những quy chuẩn chất lượng nhất định. Bước này đảm bảo các sản
phẩm bao bì khi giao đến khách hàng, có thể đạt độ chính xác cao nhất.
Thời gian giao hàng tùy vào số lượng và yêu cầu của khách hàng.
Bước 8. Lắng nghe phản hồi của khách hàng và cải thiện chất lượng

“We all need people who will give us feedback. That’s how we improve.” –
Bill Gates
(Tạm dịch: Tất cả chúng ta đều cần sự phản hồi từ người khác bởi đó là cách
giúp chúng ta tiến bộ)
Lắng nghe ý kiến của khách hàng là một trong những bước quan trọng trên hành
trình phát triển. Bước này thường là những phản hồi của khách hàng về sản phẩm bao
bì, chất lượng dịch vụ, tiến độ giao hàng... giúp công ty bao bì cải thiện và mang đến
trải nghiệm tốt hơn cho đối tác.
2.4. Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
2.4.1. Trang thiết bị lao động
18


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Số lượng
3
2

4
2
3
1
4
2
2
3
2
2

Tên thiết bị
Máy 4 màu Heidelberg
Máy 2 màu Komori
Máy 1 màu Komori
Máy bê
Máy láng
Máy ép nhũ
Máy làm khuôn
Máy sấy UV
Máy khoan
Máy gấp dán hộp
Máy đóng lỗ lịch
Máy dán phong bì

Tình trạng
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt

Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt

Bảng 1: Trang thiết bị máy móc năm 2019
2.4.2. Lao động
2015
2016
2017
2018
Khối quản lý
4
4
5
6
Khối nhân viên
28
30
31
34
Tổng số
32
34
36
40

Bảng 2: Số lượng lao động của công ty năm 2015 đến 2019
Bảng 3: Kết cấu lao động theo giới tính năm 2019
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng

Số lượng
39
21
60

2019
10
50
60

Phần trăm
65%
35%
100%

Trình độ
Số lượng
Đại học
18
Trung cấp
22
Sơ cấp
10

Phổ thông
10
Tổng
60
Bảng 4: Kết cấu lao động theo trình độ năm 2019

Tỷ lệ (%)
30%
36,8%
16,6%
16,6%
100%

2.4.3. Vốn
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hoạt động sản xuất kinh doanh luôn
cần có sự tiến bộ qua thời gian đạt được những thành tựu kết quả tốt .
19


Chỉ tiêu
Tài sản
I. Tiền và tương đương tiền
II. Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu khác
III. Hàng tồn kho
IV. Tài sản cố định
1. Nguyên giá
2. Giá trị hao mòn lũy kế

Tổng tài sản
Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
1. Phải trả người bán
2. Người mua trả tiền trước
3. Vay và nợ thuê tài chính
II.
Vốn chủ sở hữu
1. Vốn góp của chủ sở hữu
2. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
Tổng nguồn vốn

Số cuối năm

Số đầu năm

883.502.811
1.838.246.259
1.761.360.974
0
76.885.285
2.308.077.558
1.405.832.706
2.770.872.729
(1.365.040.023)
6.510.671.629

531.308.990
1.702.061.799

1.660.705.183
9.992.026
31.364.590
3.427.260.506
1.263.223.291
2.398.145.455
(1.134.922.164)
7.127.246.036

4.784.126.620
828.026.620
3.956.100.000
1.726.545.009
1.980.000.000
(253.454.991)

5.425.245.532
3.087.804.902
49.740.630
2.287.700.000
1.702.000.504
1.980.000.000
(277.999.496)

6.510.671.629

7.127.246.036

Bảng 5: Bảng báo cáo tài chính năm 2019
Qua bảng trên ta có thể thấy tại ngày 31/12/2018, tiền và tương đương tiền của công ty là

531.308.990đ ( chiếm 7,45% tổng tài sản) thì sang đến 31/12/2019 tỷ lệ này tăng lên
883.502.811 ( chiếm 13,57% tổng tài sản).
Tương tự đối với các khoản phải thu tại ngày 31/12/2018 các khoản phải thu chiếm
23,88% tổng tài sản thì tại ngày 31/12/2019 tỷ lệ này tăng lên 28,23% tổng tài sản . Sự
thay đổi chủ yếu đến từ phải thu khách hàng.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tải sản tại cuối năm 2018 chiếm
48,08% cho đến cuối năm 2019 giảm còn 35,45% tổng tài sản. Bởi công ty ngoài những
đối tác lớn và tầm trung thì vẫn sản xuất nhỏ lẻ nên hàng tồn kho nhiều.
Công ty TNHH In và Quảng cáo Tâm Việt hoạt động sản xuất phải đầu tư máy móc nhà
xưởng nên tài sản cố định sẽ lớn. Tài sản cố định chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu
tổng tài sản của công ty cuối năm 2018 chiếm 17,7% đến cuối năm 2019 tăng lên là
21,5% tổng tài sản .

20


Khoản phải trả người bán của công ty từ cuối năm 2018 đến cuối năm 2019 đã giảm giảm
cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn. Việc giảm các khoản nợ nhà cung cấp
cũng giúp cho rủi ro thanh toán của công ty giảm đi. Tuy nhiên thì vay nợ thuê tài chính
của doanh nghiệp lại tăng. Tăng nợ vay sẽ làm cơ cấu tài chính của công ty thấp đi và rủi
ro tài chính tăng lên.
Về vốn chủ sở hữu của cuối năm 2018 cho đến cuối năm 2019 không có sự thay đổi
nhiều bởi vốn góp chủ sở hữu là tương đương nhau chỉ thay đổi 1 chút về lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối và không có phát sinh nào khác.
Chỉ tiêu
1. Doanh thu
bán hàng và
cung cấp
dịch vụ
2. Giá vốn

hàng bán
3. Lợi nhuận
gộp về bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ
4. Doanh thu
hoạt động
tài chính
5. Chi phí tài
chính
- Trong đó:
Chi phí lãi
vay
6. Chi phí
quản lý kinh
doanh
7. Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doah
8. Tổng lợi
nhuận kế
toán trước
thuế
9. Chi phí thuế
TNDN

2015
4.190.354.322


2016
4.586.133.650

2017
6.952.639.904

2018
8.143.112.730

2019
11.705.894.173

3.923.324.533

4.391.019.601

6.778.220.610

7.874.861.553

11.415.306.954

182.351.114

195.114.049

174.419.294

268.251.177


290.587.219

232.424

245.874

851.402

578.998

590.443

0

0

0

46.956.772

38.349.028

0

0

0

46.956.772


38.349.028

152.351.114

157.575.445

155.809.460

193.125.985

222.148.003

35.662.623

37.784.478

19.461.236

28.747.418

30.680.631

35.421.533

37.799.314

19.461.563

28.747.418


30.680.631

0

0

0

0

6.136.126

21


10.Lợi nhuận
sau thuế
thu nhập
doanh
nghiệp

35.421.533

37.799.314

19.461.563

28.747.418


24.544.505

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 6: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 và 2019
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 ta có thể thấy doanh thu bán hàng
của công ty năm 2019 so với năm 2018 tăng 3.562.781.443 tương ứng với tỉ lệ
30,43% . Chi phí tài chính là yếu tố cần quan tâm khi mà năm 2019 tỉ trọng của nó
giảm 8.607.744 tương ứng với 18.33% so với năm 2018. Giá vốn hàng bán năm 2019
tăng so với năm 2018 là 3.567.445.401 tương ứng với 30,47% . Điều này giúp cho lợi
nhuận gộp về bán hàng và cung cấp tăng 22.336.042 tương ứng 7.68%. Chi phí quản lí
doanh nghiệp cũng có sự thay đổi về mặt giá trị tăng 28.022.018 tương ứng 12,67% .
Và sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, số lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
năm 2019 giảm so với 2018 là 3.202.913 tương ứng 11,14%.
PHẦN III: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH IN VÀ QUẢNG CÁO TÂM VIỆT
3.1. Thực trạng hoạt động tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH In
và Quảng cáo Tâm Việt.

3.1.1. Nội dung tạo động lực lao động
a) Xác định nhu cầu của người lao động
Hệ thống nhu cầu của con người rất phức tạp. Với mỗi người cụ thể khác
nhau trong xã hội có các nhu cầu rất khác nhau tùy theo quan điểm của từng cá
nhân. Có thể chia ra 2 nhóm nhu cầu cơ bản của người lao động là nhu cầu vật
chất và nhu câu tinh thần:

22


❖ Nhu cầu vật chất: Lợi ích vật chất hướng vào sự thỏa mãn các nhu cầu tồn

tại thiết yếu của con người. Về cơ bản, nhu cầu vật chất của người lao động
khi tham gia hoạt động của tổ chức bao gồm:
- Thu nhập cao (lương, thưởng…): người lao động mong muốn có thu nhập
cao để phục vụ cuộc sống của bản thân cũng như gia đình. Lương, thưởng
là vấn đề luôn được quan tâm rất lớn không chỉ với người lao động mà cả
người sử dụng lao động.
- Chế độ phúc lợi tốt: bao gồm các phúc lợi cho người lao động như các
khoản hỗ trợ tài chính; hỗ trợ phương tiện đi lại; chế độ bảo hiểm; chế độ
chăm sóc khi ốm đau, thai sản…Tùy vào ngành nghề, đặc thù sản xuất
kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần thực hiện chế độ phúc lợi phù hợp cho
người lao động, để người lao động yên tâm công tác và gắn bó với công
việc lâu dài.
- Hỗ trợ tài chính: doanh nghiệp có thể xem xét hỗ trợ tài chính khi người
lao động gặp phải khó khăn hoặc thật sự cần sự trợ giúp, giúp đỡ. Nhà
quản trị cần tìm hìm tiểu xem nhu cầu vật chất của người lao động đang
thiếu hụt ở đâu, và có thể cải thiện hoặc tạo điều kiện cho người lao động
không, cần tìm hiểu kịp thời để có chính sách phù hợp thỏa mãn nhu cầu
vật chất của người lao động trong phạm vi và điều kiện cho phép.
❖ Nhu cầu tinh thần: là những điều kiện để con người tồn tại và phát triển về
mặt trí lực; là nhu cầu phong phú và đa dạng. Nhu cầu tinh thần của người
lao động có thể kể đến như:
- Công việc phù hợp với năng lực hiện có: việc bố trí đúng người đúng việc
có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó quyết định đến năng suất lao động của
mỗi người. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện để mỗi người lao động đều
làm việc đúng sở trường, phát huy hết công suất khả năng của mình.
- Công việc có tính ổn định: doanh nghiệp cần có định hướng phát triển lâu
dài, đảm bảo tính ổn định về công việc cho người lao động bởi không một
ai muốn gắn bó với một doanh nghiệp không có tương lai rõ ràng; điều đó
trực tiếp ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động.
23



- Có cơ hội thăng tiến: Những người có năng lực và có trí tiến thủ luôn
muốn gắn bó với một doanh nghiệp mà họ nhìn được cơ hội thăng tiến của
bản thân. Đó cũng là cách mà họ được ghi nhận với những cống hiến của
mình cho doanh nghiệp.
- Môi trường làm việc thân thiện: một môi trường làm việc đạt được sự hài
hòa của các mối quan hệ đồng nghiệp; quan hệ với cấp trên, cấp dưới sẽ
tạo tâm lý thoải mái, hứng khởi để người lao động yên tâm làm việc.
- Điều kiện làm việc thuận lợi (điều kiện vật chất sẵn có): người lao động
được làm việc với đầy đủ thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc, dưới
điều kiện làm việc phù hợp như đảm bảo ánh sáng, không khí ... cũng tạo
tâm thế làm việc tốt nhất và hiệu quả làm việc cao hơn.
- Được đào tạo nâng cao trình độ: doanh nghiệp cần nắm bắt được nhu cầu
muốn được trau dồi kĩ nẵng, kiến thức chuyên môn của người lao động; có
chính sách đào tạo phù hợp cho người lao động
- Thường xuyên được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao. Các hoạt động tập thể sẽ gắn kết các cá nhân trong tổ chức lại gần
nhau hơn, giúp họ hiểu nhau hơn, là nền tảng vững chắc của doanh
nghiệp. Đối với doanh nghiệp, để tạo động lực một cách hiệu quả thì cần
phải xác định xem trong số các nhu cầu của người lao động nhu cầu nào
đang là 17 nhu cầu cấp thiết nhất của đại bộ phận người lao động trong
doanh nghiệp và sau đó phải phân loại nhu cầu theo từng nhóm đối tượng
để từ đó xây dựng kế hoạch công tác tạo động lực một cách hợp lý, thỏa
mãn những nhu cầu cấp bách trước, có sự ưu tiên thỏa mãn nhu cầu nào
trước, nhu cầu nào sau.
b) Tạo động lực bằng biện pháp kích thích tài chính
Các biện pháp kích thích tài chính liên quan đến thỏa mãn nhu cầu vật chất
của người lao động, bao gồm các biện pháp sau:
❖ Xây dựng thực hiện chế độ tiền lương phù hợp


24


Một trong những chức năng của tiền lương là chức năng kích thích, tác động,
tạo ra động lực trong lao động. Khi xây dựng chế độ trả lương phải đảm bảo
được một số yêu cầu cơ bản sau:
-

Việc trả lương phải đúng theo mức độ hoàn thành công việc và phù hợp với
tình hình sản xuất kinh doanh của tổ chức. Doanh nghiệp không thể trả
lương quá cao cho người lao động vì nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại cũng không nên trả lương quá
thấp cho người lao động, việc đó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của họ
khiến họ không tích cực làm việc thậm trí họ còn có thể rời bỏ doanh
nghiệp.

-

Việc trả lương phải được thực hiện đúng hạn và đầy đủ.

-

Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, có nghĩa là tiền lương
phải đảm bảo được mức chi tiêu tối thiểu của người lao động, mức lương
được trả không hấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định dùng để
trả cho những người lao động làm công việc bình thường, chưa qua đào tạo
nghề.
Việc xây dựng hệ thống tiền lương cần hướng tới mục tiêu cơ bản là: thu hút


nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích động viên nhân viên và đáp
ứng yêu cầu của pháp luật. Đặc biệt với công tác tạo động lực cho người lao
động, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống tiền lương cho phù hợp 18 để đảm
bảo tính công bằng trong trả lương. Muốn vậy phải xác định được các tiêu chí
để đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc và trả lương tương xứng.
❖ Xây dựng và thực hiện chế độ khen thưởng
Khen thưởng cũng là biện pháp tạo động lực cho người lao động. Hình
thức khen thưởng thường được thực hiện thông qua tiền thưởng, phần
thưởng. Bên cạnh tiền lương cố định hàng tháng/ hàng năm/ hàng kỳ, trong
doanh nghiệp còn có hình thức khuyến khích là tiền thưởng. Tiền thưởng là
khoản tiền bổ sung ngoài tiền lương và tiền công nhằm khuyến khích người
lao động.

25


Tiền thưởng và phần thưởng gắn liền với kết quả lao động nên có ảnh
hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của người lao động. Mức thưởng càng
cao sẽ càng tạo động lực cho họ làm việc. Hình thức khen thưởng thông qua
tiền thưởng, phần thưởng không những thỏa mãn một phần nào đó nhu cầu
vật chất của người lao động mà còn có tác dụng kích thích tinh thần của
người lao động, thể hiện sự đánh giá, ghi nhận năng lực và những đóng góp
của người lao động. Khi xây dựng quy chế khen thưởng và đánh giá khen
thưởng cần phải rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp, gắn vào các chỉ tiêu thưởng cụ
thể và phải phân loại; có các mức chênh lệch khác nhau rõ rệt để so sánh với
những người cùng vị trí nhưng đạt các mức thưởng khác nhau, là động lực để
người lao động cố gắng trong công việc. Doanh nghiệp cần áp dụng các hình
thức thưởng thông qua việc đánh giá kết quả công việc để nâng cao sự nỗ lực
trong công việc của người lao động.
Xây dựng chế độ khen thưởng cho người lao động phải gắn vào các chỉ

tiêu thưởng cụ thể và phải phân loại, có các mức chênh lệch khác nhau rõ rệt
để so sánh với những người cùng vị trí nhưng đạt các mức thưởng khác nhau,
là động lực để người lao động cố gắng trong công việc; khi xây dựng quy chế
xét thưởng và đánh giá xét thưởng phải rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với khả
năng làm việc và đảm bảo công bằng cho mỗi người lao động.
❖ Xây dựng và thực hiện các chế độ phúc lợi
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng hỗ trợ về cuộc sống
cho người lao động. Việc cung cấp các hoạt động phúc lợi (Chế độ bảo hiểm;
hỗ trợ ăn ca, ăn trưa, hỗ trợ phương tiện đi lại; hỗ trợ chi phí khám chữa
bệnh; chi phí đào tạo bồi dưỡng…) có tác dụng động viên người lao động
yên tâm hơn với công việc của mình.
Phúc lợi đóng vai trò đảm bảo cuộc sống cho người lao động, góp phần
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người lao động, do đó sẽ làm tăng động
lực làm việc của người lao động. Các doanh nghiệp biết vận dụng và khai
thác tốt các chính sách phúc lợi sẽ có tác động động viên người lao động
trong công việc, đặc biệt là các phúc lợi tự nguyện có hiệu quả nâng cao
26


×