Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu thuyết don quixote – nhà quý tộc tài ba xứ mancha của miguel de cervantes có phải là “một lời thóa mạ dài” đối với tiểu thuyết hiệp sĩ hay không tại sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.62 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
~ Khoa Ngữ văn ~
------

Các thể loại và tác gia tiêu biểu
Văn Học Tây Âu – Mỹ
Đề bài: Tiểu thuyết Don Quixote – nhà quý tộc tài ba xứ Mancha của
Miguel de Cervantes có phải là “một lời thóa mạ dài” đối với tiểu thuyết
hiệp sĩ hay không? Tại sao?
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Linh Chi

HÀ NỘI, 2019
1


MỤC LỤC
I. Tìm hiểu chung:
1. Bối cảnh xã hội
2. Tác giả
3. Tác phẩm
4. Ảnh hưởng của tiểu thuyết hiệp sĩ

II. Quan điểm về nhận định:
1. Giải thích khái niệm
2. Chứng minh qua tác phẩm
2.1. Chế giễu những tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ lạc hậu
2.1.1. Nhân vật Don Quixote
2.1.2. Nhân vật Sancho Panza
2.2. Giá trị của tác phẩm
2.2.1. Sự thức tỉnh của nhân vật Don Quixote
2.2.2. Vẻ đẹp của nhân vật Don Quixote



III. Tổng kết

2


I. Tìm hiểu chung
1. Bối cảnh xã hội
Tây Ban Nha thế kỉ XV thường xuyên xảy ra những cuộc tranh đoạt ngai
vàng, lãnh thổ chưa được thống nhất. Sang thế kỉ XVI, sau khi đuổi sạch quân xâm
lược, đất nước Tây Ban Nha thống nhất và phát triển mạnh mẽ. Nhờ vơ vét nhiều
vàng bạc châu báu ở châu Mĩ và bóc lột các thuộc địa ở châu Âu, đất nước này
giàu lên mau chóng. Dân chúng và quý tộc đổ xô sang châu Mĩ sinh cơ lập nghiệp
và truyền bá tôn giáo cùng nền quân chủ.
Nền quân chủ Tây Ban Nha gắn bó chặt chẽ với lí tưởng thiên chúa giáo,
chỉ phục vụ lợi ích quí tộc phong kiến và đẳng cấp tăng lữ. Thị dân và nông dân
không ủng hộ nhà nước. Tôn giáo lộng hành, những kẻ cuồng tín, mê nuội và
những nhà thờ tu viện dày đặc khắp đất nước.
Đến giữa thế kỉ XVI, nền kinh tế khủng hoảng suy thoái, nông dân phá sản
lây lan sang giới tiểu chủ, quý tộc cấp thấp. Công thương nghiệp cũng đình đốn.
Tham nhũng, trộm cướp, tệ nạn xã hội cờ bạc đĩ điếm. Một tâm trạng chung là hoài
nghi bi quan lan tỏa. Những tình hình trên đã được phản ánh vào tác phẩm văn học.
Đây là thời kì hoàng kim của văn học Tây Ban Nha, đạt tới đỉnh cao ở nửa sau thế
kỉ XVI vươn dài tới giữa thế kỉ sau, trong khi kinh tế xã hội nước này vẫn suy
thoái.
Văn học Phục Hưng Tây Ban Nha có thể chia hai giai đoạn:
- Giai đoạn sơ kì Phục Hưng: Sau khi chiếm được vùng Napoli của Ý, vua TBN
là Anphongse V quyết tâm biến thành phố này thành vùng văn hóa TBN. Nhưng
chính nền văn hóa Phục Hưng Ý lại chinh phục được những kẻ đi chinh phục.
Những tác phẩm Ý đã hấp dẫn cuốn hút các nghệ sĩ TBN gây nên phong trào học

tập và bắt chước mẫu mực Ý. Các vua TBN cũng bắt chước các vua Ý đứng ra đỡ
đầu cho các nhà bác học và văn nghệ sĩ giúp họ sáng tạo. Thơ ca TBN lúc đầu chịu
ảnh hưởng thơ Ý, thành tựu đáng kể là " Romencero" được Victor Hugo gọi là "
bản anh hùng ca Illiade của dân tộc Tây Ban Nha ". Tiểu thuyết hiệp sĩ cũng phát
triển mạnh trong giai đoạn đầu.
- Giai đoạn Phục Hưng nở rộ: Văn học phát triển toàn diện nhưng nổi bật là thơ
ca, tiểu thuyết và kịch. Thơ ca nhiều dòng: dòng thơ Ý, thơ truyền thống, thơ
Salamant và dòng thơ thành Seville. Thơ phản ánh toàn diện tâm tư tình cảm đa
dạng của giới trí thức Tây Ban Nha về đất nước lịch sử, dân tộc, về thời đại mới
đang đến, về tình yêu... Các nhà thơ tiêu biều là: Juan Bocan, Cristobal, Louise
Lenon, Fernando và De Vega.
Tiểu thuyết: Hơn bất cứ nước nào ở Tây Âu, tiểu thuyết TBN phát triển rất
mạnh, đạt tới đỉnh cao hiếm có như Don Quixote của Cervantes. Trước tiểu thuyết
độc đáo này có ba dòng tiểu thuyết: tiểu thuyết hiệp sĩ, tiểu thuyết mục ca và tiểu
thuyết Pycarete.
3


Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến tiểu thuyết hiệp sĩ là các tác phẩm ca tụng
nhân vật hiệp sĩ lí tưởng của chế độ phong kiến trung cổ. Đến cuối thế kỉ XVI, loại
tiểu thuyết này suy tàn vì chẳng còn người đọc. Tiểu thuyết hiện thực Phục Hưng
đánh dấu bằng kiệt tác Don Quixote của Miguel De Cervantes. Don Quixote đã chế
giễu tiểu thuyết trung cổ lỗi thời cùng với lí tưởng hiệp sĩ Tây Ban Nha, đóng vai
trò kết thúc dứt điểm thể loại này.

2. Tác giả
Tên đầy đủ : Miguel de Cervantes Saavedra
Sinh ngày 29 tháng 9 năm 1547 tại Alcalá de Henares, Tây Ban Nha
Mất ngày 23 tháng 4 năm 1616 tại Madrid, Tây Ban Nha
Công việc : tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà soạn kịch.

Cuộc đời
-

Tuổi thơ:

Cervantes sinh ra tại thị trấn Ancala đơ Heenaret gần thủ đô Mađrit. Cha của
ông làm nghề thầy thuốc và thuộc dòng dõi tiểu quý tộc . Cụ có bảy người con và
Sevantes là người con thứ tư. Hầu như gia đình không có ruộng đất cả nhà sống
nhờ những môn thuốc gia truyền của cụ.
Khi Servantes năm tuổi cả gia đình ông bỏ quê hương lên kinh thành
Valađôlit. Khi triều đình rời đô về Mađrit gia đình ông lại chuyển theo sang đấy
bấy giờ Servantes bốn tuổi. Mấy năm sau cha ông lại đưa bốn người con đến
Xeevilo, năm sau lại thấy mấy cha con ông quay trở lại về Mađrit. Chắc rằng
những cuộc di chuyển ấy không phải vì tiếng gọi của danh vọng vì trước sau cha
của Servantes vẫn chỉ là một ông lang nghèo mà là vì đời sống gieo neo đắt đỏ .
Vàng bạc từ Châu Mĩ đổ về phá giá thị trường, gây nên khủng hoảng, khiến đời
sống của những tầng lớp nghèo càng them vất vả. Tầng lớp tiểu quý tộc rất nhiều
người đứng trước nguy cơ bị phá sản.
May mắn Servantes vẫn được học hết bậc đại học.
-

Thời niên thiếu:

Năm hai mươi mốt tuổi sau khi tốt nghiệp, Servantes được theo hầu giáo chủ
Aquaviva, đặc sứ của Giáo hoàng tại Tây Ban Nha. Cơ hội để tiến thân bằng con
đường phục vụ các bậc quyền quý vậy là đã đến với anh sinh viên nghèo, xuất thân
từ hàng ngũ tiểu quý tộc. Khi vị giáo chủ này về Italia người ta thấy Servantes
cũng theo về Italia thời bấy giờ là mơ ước của thanh niên tri thức Châu Âu nói
chung. Đó là chiếc nôi của trào lưu văn hóa mới, là vùng đất giàu đẹp hiếm có. Đối
với Servantes hẳn là chuyến đi này rất thú vị và bổ ích. Nhưng rồi vị giáo chủ đó

qua đời Servantes ra nhập quân đội Tây Ban Nha đồn trú ở Italia.
4


Năm 1571 Servantes chiến đấu dung cảm và bị thương nặng , mất một cánh
tay. Năm 1575 ông được phép trở về thăm Tổ quốc và gia đình, ông có mang theo
mình thư tiến cử ông với triều đình hoàng đế Philip II, cả hai lá thư đều giới thiệu
ông là người chiến sĩ anh dũng và đề nghị triều đình khen thưởng và cất nhắc.
-

Biến cố:

Tuy nhiên, không may mắn trong chuyến đi này thuyền của ông bị bọn cướp
bể Bắc Phi chặn đánh. Ông cùng đồng đội đã chiến đấu đến cùng nhưng do lực
lượng quá chênh lệch, ông và một số người sống sót bị bắt sang Angieri.
Mãi đến năm 1850, ông mới được chuộc ra. Tiền chuộc do gia đình bạn bè
góp nhặt một phần, phần khác do nhà dòng giúp đỡ. Triều đình Tây Ban Nha dửng
dung không can thiệp gì vào việc giải phóng cho những người đã chiến đấu hi sinh
vì nó. Những thực tế của đất nước của quê hương và gia đình lại sớm làm cho ông
đau khổ. Về đến nhà thì cha ông vừa mất, gia đình đã khánh kiệt nay lại phải sống
trong cảnh túng thiếu hơn xưa. Quê hương và cả đất nước phơi bày cảnh đói nghèo
ra trước mắt. Trong khi đó thì cung đình lại rất mực xa hoa lộng lẫy
Lúc này, Servantes có đến kinh đô với hi vọng là công lao của mình sẽ được
đáp đền xứng đáng. Nào ngờ hoàng đế Philip II chỉ ban cho ông 50 đồng vàng,
kèm theo là tờ lệnh phái ông sang công cán đặc biệt ở Bắc Phi. Sau chuyến đi thì
tiền cũng hết. Triều đình tự coi là đã đền bù thích đáng cho một cánh tay cụt và 5
năm tù tội của ông, nên sau đó khi ông quay lại xin một chức tước nhỏ để đủ sống
họ cũng không đoái hoài quan tâm.
Servantes trở về cuộc đời làm lính. Một thời gian ông sang đóng ở Bồ Đào
Nha. Nhưng rồi chán ngán với con đường công danh lận đận ông xin giải ngũ về

nhà lấy vợ (1585). Khi đó để kiếm sống ông làm thơ và viết kịch.
Tuy nhiên cuộc sống vẫn vô cùng khó khăn vất vả, ông bèn xin việc. Quân
đội thương tình cho ông một chân giữ việc thu lương. Nhưng không may mắn
1597, ông phải đi tù tại Crown of Seville do những trục trặc về tài khoản.
1607, Cervantes định cư tại Madrid, Tây Ban Nha. Đây cũng chính là nơi
làm việc, sinh sống của ông đến cuối đời.
Cervantes mất ngày 23 tháng 6 năm 1616 (theo lịch Gregory) tại Madrid.
Sự nghiệp sáng tác
Nhờ chăm chỉ, siêng năng ham học hỏi nên từ lúc còn nhỏ cho đến khi lớn
lên, Cervantes đã sở hữu khối lượng tri thức đáng mơ ước. Ông chăm đọc sách và
lấy kinh nghiệm từ đời sống hằng ngày. Bởi thế, độc giả chúng ta biết đến
Cervantes không chỉ với tư cách là một tiểu thuyết gia mà còn là một nhà thơ, một
nhà soạn kịch nổi tiếng.
5


Thơ : Thơ của ông ít có tiếng vang. Tập Galatê và cuộc hành trình đến thi
sơn có gây được ít nhiều ấn tượng.
- Kịch:
-

Ông viết được khoảng 30 vở tuy nhiên các tác phẩm kịch của ông cũng
giống thơ và không được chú ý nhiều.
Vở kịch đến nay còn gây được sự xúc động hơn cả là Nuymanxia dựng lên
cuộc chiến đấu của nhân dân thành phố Nuymanxia chống sự xâm lược của
quân La Mã. Họ đã quyết tử để bảo vệ lấy tự do. Họ đã hi sinh tất cả, thà
chết chứ không chịu làm nô lệ.
-

Truyện ngắn:


Thành công hơn thơ và kịch. Nhưng ở thời ông nó vẫn không được tán
thưởng cho lắm. Cho đến nay các truyện ngắn của ông mới được đánh giá cao và
ghi nhận giá trị của nó.
Tuyển tập truyện ngắn được ông cho xuất bản gồm 15 truyện lấy nhan đề là
Những truyện ngắn đáng nêu gương. Trong lời tựa ông viết: “Tôi dám tự nhận
mình là người đầu tiên đã viết truyện ngắn bằng tiếng Tây Ban Nha. Vì rằng vô số
những truyện hiện lưu hành và in ra bằng tiếng của chúng ta thì đều là vay mượn
của nước ngoài. Còn những truyện ngắn này là của tôi, không phải là của đi bắt
chước hay đánh cắp , trí óc tôi đẻ ra chúng, ngòi bút của tôi đưa chúng ra ánh mặt
trời”.
Một số truyện ngắn đáng chú ý như: Ngài võ quan bị cầm tù, Đám cưới bịp,
Cô gái Xugan, Thầy cử Vidoriena,…
-

Tiểu thuyết

1585, ông xuất bản một cuốn tiểu thuyết mục vụ tên là “La Galatea”, song
tác phẩm này cũng không gây được tiếng vang
Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết hai tập “Don Quyxote de
la Mancha”. Đây là cuốn tiểu thuyết được coi như tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của
châu Âu, một trong những tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học phương Tây, và là
tác phẩm lớn nhất bằng tiếng Tây Ban Nha từng được viết.
 Có thể kết luận sự nghiệp sáng tác cũng như cuộc sống của Cervantes rất gian
nan, nghèo túng, vất vả gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên càng về những năm cuối
đời các tác phẩm của ông càng nở rộ, đây là thời kì phát triển cao độ tài năng của
ông.

6



3. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác :
Ở giai đoạn sơ kì Phục hưng đã xuất hiện cuốn Amadi xứ Gôn. Trong nửa
đầu thế kỉ XVI, tiểu thuyết hiệp sĩ vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Đến nửa thế kỉ sau
tiểu thuyết hiệp sĩ dần thưa thớt vì không còn thu hút được độc giả như trước.
Cuốn Don Quixote của Servantes ra đời gồm 2 phần nhằm chế diễu tính chất tai
hại và lỗi thời của lí tưởng hiệp sĩ, nhại lại phong cách tiểu thuyết hiệp sĩ, là đòn
kết liễu số phận của loại tiểu thuyết này
Cervantes viết Don Quixote không phải để ca ngợi tinh thần hiệp sĩ mà là để
phê phán một tư tưởng đã quá lỗi thời. Ông sáng tác một tác phẩm theo đúng kiểu
tiểu thuyết hiệp sĩ nhưng đọc lên ai cũng hiểu ông muốn nói gì. Ông xây dựng một
nhân vật hiệp sĩ già nua (dấu hiệu của sự hết thời), đầu óc chứa đầy những ý tưởng
tốt đẹp nhưng phi thực tế, do đó không sao thực hiện nổi bởi lực bất tòng tâm và
hoàn cảnh xã hội cũng không còn như trước nữa. Những thất bại liên tiếp trong
trạng thái u mê của nhân vật này chính là lời cảnh tỉnh đối với những người chỉ
thích sống trong hoài niệm cùng những lí tưởng viển vông.
Tác phẩm cũng không hoàn toàn được sáng tác với ý nghĩa hài hước, qua tác
phẩm, Cervantes chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong
kiến , đả kích một thị hiếu tầm thường đang phổ biến trong công chúng, hiển thị
khát khao hướng đến một xã hội hậu phong kiến công bằng và nhân đạo hơn.
b) Tóm tắt tiểu thuyết:
Tiểu thuyết Don Quixote – nhà quý tộc tài ba xứ Mancha gồm 2 phần:
+ Phần I có 52 chương
+ Phần II có 74 chương.
Phần I: Don Quixote tên thật là Alonso Quyxano là một quý tộc nghèo, gần 50
tuổi, gầy gò, cao lênh khênh. Say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu mà đầu óc lão trở
nên mụ mẫm. Lão muốn trở thành hiệp sĩ, giang hồ khắp bốn phương trời, diệt trừ
lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự công lí. Lão tìm sắm binh khí, giáp trụ đã
hoen gỉ của tổ tiên, đem sửa chữa, đánh bóng lại để tự vũ trang cho mình. Con

ngựa gầy còm được lão phong cho một cái tên rất oai: chiến mã Rô-xi-nan-tê. Còn
lão mang cái tên rất oách: Nhà hiệp sĩ Don Quixote xứ Mancha. Một hiệp sĩ cứu
nguy đời phải đúng “mốt” nghĩa là phải có người tình xinh đẹp. Lão nhớ tới một
phụ nữ mà lão thầm yêu thời trai trẻ, lão liền ban cho mụ nhà quê này cái tên nghe
rất dài: Công nương Dulcinea ở Toboso. Lão tổ chinh chiến: Quán trọ thành lâu
7


đài, gã chủ quán thành lãnh chúa, cuổn sổ bán hàng thành “Kinh Thánh” hai cô hầu
gái thành hai công nương. Lần thứ nhất ra đi, một trận đấu nảy lửa giữa lão và bọn
lái buôn, vì họ không nhận ra Dulcinea ở Toboso là đẹp nhất trần gian. Don
Quixote bị một trận đòn nhừ tử, may mà được người quen đưa về làng. Sau đó lão
lại ra đi với một nông dân béo lùn, cục mịch được lão phong cho chức giám mã
Sancho Panza. Hai thầy trò ngược xuôi, ngang dọc khắp đất nước Tây Ban Nha.
Thầy thì mang theo bao mộng tưởng hão huyền đến nực cười: đánh nhau với cối
xay gió - lũ khổng lồ, chiếc chậu thau của bác thợ cạo, tưởng là lũ sắt của Mambri-nô, một phu nhân ngồi trong xe ngựa, tưởng là công chúa bị lão phù thủy bắt
cóc, đàn cừu tưởng đoàn diễu hành... Trò lẽo đẽo theo thầy với mộng tưởng thực
tế: sẽ được thầy, khi đã công thành danh toại ban cho chức tước cai trị vài hòn đảo.
Trong một trận đánh lớn Don Quixote đã đánh tan một đám lễ tang, đạp què chân
một sinh viên, giám mã Don Quixote bất ngờ bị hai người quen bắt nhốt cũi đưa về
cho gia đình; lợi dụng một lúc được tự do, lão lại lao vào đám rước cầu mưa để
giải thoát bức ảnh Đức mẹ Đồng trinh mà lão tưởng là một công chúa bị bọn phản
nghịch bắt cóc, Lão bị đánh tơi bời và người thân phải khiêng lên xe đưa bò đưa về
nhà phục thuốc.
Phần II: Don Quixote lại lên đường. Lão gặp “Hiệp sĩ Gương soi”, hai bên giao
đấu. Đối thủ chẳng may ngã ngựa. Don Quixote chiến thắng. Hai thầy trò đắc
thắng nghênh ngang trên đường và gặp một xe chở đôi sư tử; Don Quixote ra lệnh
cho người hộ tống mở ngay cũi! Lạ thay, sư tử nằm im trong cũi, ngó nhìn ra.. Với
chiến công này Don Quixote đổi danh hiệu thành “Hiệp sĩ Sư tử”. Thầy trò Don
Quixote gặp hai vợ chồng bá tước. Họ đón tiếp Don Quixote với kiểu cách hiệp sĩ

và phong cho giám mã Sancho Panza chức quan Thống đốc đảo Ban-ta-ri-a. Màn
bi hài kịch diễn ra. Một trận tấn công giả được tổ chức. Thống đốc đảo bị một trận
đòn nhừ tử. Còn Don Quixote bị trêu chọc, giễu cợt đủ đường. Trận đánh giữa
“Hiệp sĩ vầng trăng bạc” với “Hiệp sĩ Sư tử” xảy ra, Don Quixote đại bại, lão cam
kết trở về nhà. Ốm đau, kiệt sức bây giờ lão ta mới nhận ra cái hại của những cuốn
truyện hiệp sĩ, Lão viết di chúc và chết trong vòng tay cũng những người thân.

4. Ảnh hưởng của thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ:
- Ảnh hưởng tích cực:
 Nâng cao vốn hiểu biết, khả năng cảm thụ văn học cho người đọc
 Góp phần làm phong phú cho nên văn học thế giới.
- Ảnh hưởng tiêu cực:
Tiểu thuyết hiệp sĩ bấy giờ tràn ngập thị trường gây ra nhiều tác hại đáng lo ngại,
làm thị hiếu thẩm mĩ của người đọc bị lệch lạc, méo mó. Người đam mê tiểu thuyết
8


hao tốn tiền bạc, bỏ công bỏ việc. Lối sống giang hồ phóng đãng của các hiệp sĩ
trong truyện cũng thực sự là 1 lối sống có hại cho trật tự an ninh xã hội,... .Sáclơ
Canh một mặt ra lệnh cấm đọc loại tiểu thuyết độc hại này nhưng ông lại lén lút
say mê cuốn Đông Bêlianit người Hi Lạp, một cuốn tiểu thuyết hiệp sĩ kì quái và
đáng ghê tởm vào bậc nhất thời bấy giờ. Các nhà tu hành - những kẻ phải nêu cao
tấm gương đạo đức lại càng say mê không kém. Bà thánh Têreza ngốn cuốn tiểu
thuyết hiệp sĩ chẳng thua gì Sac Lơ V. - Chính vì vậy mặc dù có lệnh cấm năm
1543 rồi kiến nghị của triều đình đòi đốt hết năm 1555 tiểu thuyết hiệp sĩ vẫn cứ
lưu hành. Mãi đến khi cuốn Don Quixote xuất hiện loại sách truyện này mới mất
hết độc giả. Dư luận Tây Ban Nha nhiệt liệt tán thưởng cuốn tiểu thuyết hài hước
châm biếm mà không kém phần sâu sắc này . Ngay sau đó ảnh hưởng của nó lan
toả khắp Tây Âu và lần lượt được dịch ra nhiều thứ tiếng.


II. Quan điểm về nhận định
1. Giải thích khái niệm
- thóa mạ: Thốt ra những lời xúc phạm nặng nề để sỉ nhục người khác hoặc một sự
kiện, hiện tượng nào đó (đồng nghĩa với lăng nhục, lăng mạ, nhục mạ)
- tiểu thuyết hiệp sĩ:
Trước Cervantes tiểu thuyết Tây Ban Nha phân ra làm ba dòng: tiểu thuyết
hiệp sĩ, tiểu thuyết mục ca và tiểu thuyết Picaret. Ở gia đoạn sơ kì Phục hưng đã
xuất hiện cuốn Amađi xứ Gôn. Trong nửa đầu thế kỉ XVI, tiểu thuyết hiệp sĩ vẫn
tiếp tục phát triển mạnh. Các cuốn nổi tiếng nhất là Panmơranh nước Anh
(Palmerin de Inglaterra), Lizuyac người Hi Lạp (Lisuarte de Grecia) Amadi người
Crexia (Amadis de Crecia). Đến nửa sau thế kỉ, tiểu thuyết hiệp sĩ thưa thớt dần và
không còn thu hút được độc giả như trước.
Cần hiểu rõ, tiểu thuyết hiệp sĩ ở đây không phải là những cuốn tiểu thuyết
mang tinh thần hiệp sĩ chân chính, mà chủ yếu nội dung các tác phẩm này là những
chuyện hoang đường phi lý về các hiệp sĩ, gây ra những tác hại nguy hiểm cho
người đọc với thị hiếu, nhận thức méo mó, lệch lạc.

2. Chứng minh qua tác phẩm
Don Quixote - hiệp sĩ tài ba xứ Mancha có thể nói được viết theo thể loại tiểu
thuyết hiệp sĩ. Tuy nhiên, từ cách xây dựng nhân vật đến cách tạo dựng các tình
huống, sự kiện, cốt truyện,... qua đó thể hiện thế giới quan, tư tưởng, tình cảm của
Cervantes, người đọc có thể nhận ra rằng ông đã dùng cách sử dụng chính thể lại
tiểu thuyết hiệp sĩ để viết nên một lời thóa mạ dài với tiểu thuyết hiệp sĩ thời trung
cổ và đầu Phục Hưng. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở sự phủ nhận một thể loại
truyện trước đó, tiểu thuyết Don Quixote còn mang những giá trị khác để tạo nên
một áng văn chương bất hủ.

2.1. Chế giễu những tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ lạc hậu
9



2.1.1. Nhân vật Don Quixote
- Xuất thân: Don Quixote vốn thuộc dòng dõi quý tộc tuy nhiên nay đã sa sút. Tên
thật là Quixada; trạc năm mươi tuổi, vóc cao, mặt gầy, có sức khỏe. Lão sống nhàn
hạ bên một người cháu gái trạc hai mươi tuổi và một mụ quản gia trạc bốn mươi
tuổi. Công việc thường ngày của lão là trông nom đồng ánh với thú vui săn bắn.
Thường lui tới nhà Quixote có một lão tu sĩ và một bác thợ cạo - người cùng thôn
vì họ cùng có cái thú bình luận truyện kiếm hiệp và trao đổi về việc đi săn.
 Don Quitxote (Quixada) vốn là một con người bình thường với đầu óc hoàn toàn
tỉnh táo, thậm chí có phần uyên bác vì lão đọc rất nhiều sách, với những thú vui và
đam mê lành mạnh.
- Tuy nhiên, sau khi đọc quá nhiều loại tiểu thuyết hiệp sĩ hoang đường, đầu óc lão
bắt đầu loạn lên và dần không phân biệt được đâu là hư, đâu là thực và bắt đầu
nuôi khát khao trở thành một hiệp sĩ.
- Bước đầu tiên để trở thành hiệp sĩ, lão trang bị cho mình trang phục, vũ khí. Lão
trèo lên gác, lục lại những vũ khí đều đã han rỉ từ thời cha ông để lại. Thậm chí,
chiếc mũ sắt đã long ra từng mảnh, lão phải lấy dây thép buộc lại. Sau đó, lão đem
con ngựa già gầy trơ xương hông, lông rụng gần hết làm tuấn mã và đặt cho nó cái
tên thật kêu Rocinante.
 Mở đầu tác phẩm, Cervantes đã thành công trong việc xây dựng nên hình tượng
một nhân vật hết sức nực cười, như một bức tranh biếm họa. Don Quixote là một
người đã quá già để bắt đầu trở thành hiệp sĩ và với những thứ trang bị áo giáp, vũ
khí đã cũ mèm và han rỉ, tất cả như dự báo trước về hành trình trở thành hiệp sĩ của
lão thành công thì ít mà đa phần là nhận về những thất bại ê chề. Đồng thời cũng
gợi ra sự lạc lõng, khập khiễng và lố bịch của nhân vật so với thời đại lúc bấy giờ
do bị ảnh hưởng của thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ mà lão đã đọc.
- Sự chế giễu của Cervantes càng được thể hiện rõ hơn qua 3 chuyến đi của Don
Quixote với bác giám mã Sancho Panza. Với đầu óc ngày càng mê muội, suy nghĩ
tư tưởng của lão dần trở nên máy móc, sách vở dập khuôn theo những cuốn sách
hiệp sĩ lạc hậu, lỗi thời. Lão tin tất cả những điều xảy ra trong truyện đều có thật và

tự ảo tưởng ra những điều phi thực tế từ thực tế và vì thế nên dù có lí tưởng tốt
đẹp, lão luôn hành động điên rồ, hại mình hại người và trở thành trò cười cho thiên
hạ, nhận lại những thất bại đắng cay, ê chề.
* Lần ra đi thứ nhất:
Vào một buổi sớm tinh sương tháng 7, lão bắt đầu rong ruổi trên con đường
trở thành hiệp sĩ. Chiều tối, Don Quixote dừng chân 1 quán trọ mà với sự ảo tưởng
của mình, trong mắt lão nơi đây là một tòa lâu đài lộng lẫy với hai cô hầu bàn là
hai bậc vương phi, xinh đẹp như những đóa hoa còn chủ quán thành bậc vương tôn
quyền quý.
Một lần nữa hình ảnh bộ áo giáp lại hiện lên: chúng làm Don Quixote cử
động rất khó và lão cởi mụ sắt mãi không ra. Khi lão ăn, hai cô hầu bàn phải xúc
thức ăn đổ vào mồm đến lúc uống lại càng gay go, hai cô phải lấy ống sậy đút vào
10


mồm để đổ rượu.  Cervantes tiếp tục gây ấn tượng cho người đọc về một vẻ ngoài
lố bịch, lỗi thời của Don Quixote đồng thời trong bộ áo giáp đấy, dường như con
người cũng trở nên vô dụng, không làm được từ nhưng điều đơn giản nhất.
Học theo một cách máy móc trong thứ sách mình đọc được, Don Quixote
cầu xin lão chủ quán phong cho mình làm hiệp sĩ. Mặc dù nhận ra sự điên rồ của
lão, nhưng viên chủ quán chắc mẩm phen này sẽ được một trận cười thỏa thích nên
đồng ý sẽ làm lễ tấn phong cho y. Đêm hôm ấy, bắt chước như một hiệp sĩ thực
thụ, Don Quixote không ngủ mà ra sân thức trắng đêm để tâm niệm, đặt khí giới
lên một chiếc gàu kéo nước bên cạnh giếng. Đêm khuya, một chú la thức dậy ra
giếng kéo nước, thấy các thứ lộn xộn đặt trên chiếc gàu, chú toan vứt đi khiến Don
Quixote tức giận, cho rằng danh dự của mình bị xúc phạm nên rút giáo nện một
phát làm chú giữ la nằm vật ra bất tỉnh nhân sự. Một lát sau, chú giữ la thứ hai đến
và câu chuyện tiếp tục xảy ra tương tự như vậy. Điều ấy làm bọn chăn la hết sức
tức giận, ầm ầm kéo đến, lấy gạch đá ném tới tập vào người Don Quixote. Chủ
quán thấy phiền hà nên muốn tống khứ Don Quixote đi chỗ khác càng nhành càng

tốt, bèn vội vã bày trò làm lễ tấn phong cho lão. Vô cùng hạnh phúc vì tin rằng giờ
đây mình đã là một hiệp sĩ chân chính, lão lên ngựa ra đi với khát vọng đạp bằng
những bất công trong thiên hạ.  Qua đây có thể thấy, Cervantes đã chế giễu cái
quy trình trở thành một hiệp sĩ được viết trong thể loại tiểu thuyết Don Quixote hay
những con người đương thời vẫn đang say mê đọc. Nó hết sức lố bịch, nhảm nhí,
nực cười và thậm chí còn gây ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Trên đường trở về, Don Quixote đã gặp và giúp đỡ một chú bé chăn cừu.
Trong suy nghĩ của mình, lão tin rằng đã giúp được chú bé thoát khỏi trận đòn roi
của ông chủ và đòi lại công bằng, đòi lại tiền công mà chú bé xứng đáng được
nhận. Tuy nhiên, trên thực tế mọi chuyện xảy ra lại hoàn toàn trái ngược. Khi Don
Quixote vừa rời đi thì chú bé thậm chí còn bị đánh đập tàn nhẫn hơn trước nhiều
lần.
 Cervantes như muốn chế giễu cái chiến công nửa vời của Don
Quixote và qua đó, nói lên số phận đáng thương của những người thuộc tầng lớp
dưới và vạch trần bộ mặt tàn ác của tầng lớp thống trị hay có địa vị trong xã hội.
Tiếp tục chuyến đi, Don Quixote gặp bọn lái buôn đi từ thành phố Toledo
đến Murcia để mua tơ lụa. Bọn họ có 6 người, đi theo có 4 người phu giúp việc. Và
bằng con mắt ảo tưởng của mình, Don Quixote lại cho rằng đó là bọn hiệp sĩ giang
hồ và chặn đường họ lại để bắt họ công nhận nàng Dulcinea ở thôn Toboso là
người tuyệt thế giai nhân, đẹp nhất trên đời. Kết quả bị nện cho một trận nhừ tử,
một lúc lâu sau mới lồm cồm bò dậy được. May mắn được một bác thợ cày nhận ra
và vực lên ngựa đưa về nhà.  Cervantes lại tiếp tục chế giễu sự ảo tưởng của Don
Quixote cùng những hành động nhảm nhí xuất phát từ cái thể loại tiểu thuyết hiệp
sĩ ngông cuồng.
Cùng lúc ấy, tại nhà của Don Quixote, mọi người bàn tán xôn xao và mụ
quản gia cùng cô cháu gái, lão tu sĩ, bác thợ cạo - những con người tỉnh táo; đi đến
quyết định đốt hết sách hiệp sĩ của lão - thứ sách nhảm nhí và gây tác hại nguy
11



hiểm cho người đọc. Họ hi vọng sau những thất bại ở chuyến hành trình vừa qua,
cùng với sự biến mất của những cuốn sách, Don Quixote sẽ tỉnh ngộ và rút ra bài
học xương máu.

* Lần ra đi thứ hai:
Trái ngược với kì vọng của mọi người, khi vừa hồi phục, Don Quixote đã
ngấm ngầm lên kế hoạch một chuyến đi khác. Lão tìm đến nhà một anh nông dân
tên là Sancho Panza để gạ làm giám mã cho mình. Bị cám dỗ bởi lời hứa hẹn sẽ
được làm chúa tể của một hòn đảo, Sancho liền nhận lời. Thế là vào một sớm tinh
mơ, hai thầy trò lại cất bước ra đi, bắt đầu một cuộc hành trình mới. Đang mải mê
trò chuyện thì Don Quixote nhìn thấy những cối xay gió và với đầu óc ảo tưởng,
lão cho rằng đấy là những tên khổng lồ cần phải diệt trừ để mang lại bình yên cho
mọi người. Mặc cho Sancho hết sức can ngăn những Don Quixote vẫn một mực
xông vào kết quả là lúc lão đâm vào cánh quạt của cối xay gió thì một cơn gió thổi
tới khiến cánh quạt quay làm Don Quixote bị nhấc bổng lên cao và quật xuống đất
nhừ tử, ngọn giáo thì gãy tan và con ngựa gầy Rocinante thì rách toạc cả nửa vai.
Không chấp nhận sự thực, không chấp nhận thất bại, Don Quixote lại cho rằng tất
cả là tại tên phù thủy Friston vừa biến những tên khổng lồ thành cối xay gió.  Đây
là cách tiếng cười được tạo dựng trong tác phẩm. Độc giả cười khi lòng nhiệt
thành, ý chí, sức mạnh, sự dũng cảm, trí tuệ (nếu có) của nhân vật lẽ ra phải đạt
được chiến thắng thì lại phải nhận một thất bại cay đắng. Sự tray khoáy này cũng
mang lại cho tiếng cười nhiều tầng nghĩa: Bên trên là tiếng cười hài hước - cười
Don Quixote ảo tưởng, điên rồ đi đánh nhau với cối xay gió. Bên cưới là tiếng cười
mỉa mai, bi đát - con người bất lực trước những tên khổng lồ xấu xa, trước những
thế lực đen tối, trước bánh xe của lịch sử. Sau khi nhận lấy thật bại nặng nề và đầy
đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần, Don Quixote vẫn tiếp tục tuyệt đối tuân theo lí
tưởng hiệp sĩ của mình, không hề lung lay. Qua cuộc đối thoại với Sancho Panza,
Don Quixote đã thú nhận: Đúng thế, và ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ
có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả ruột ra ngoài. Dường như
lời thú nhận thật thà này lại chính là sự giễu cợt tiểu thuyết hiệp sĩ một cách mạnh

mẽ nhất. Con người dù có gan dạ, cứng rắn đến mấy thì vẫn phải lên tiếng khi bị
thương nặng - xổ cả ruột. Nhưng ở đây, tiểu thuyết hiệp sĩ lại đi dạy con người ta
làm trái với quy luật tự nhiên.
Tiếp tục chuyến hành trình của mình, hai thầy trò Don Quixote gặp hai thầy
tu, phía sau là chiếc xe chở một người đàn bà thuộc hàng quý tộc và mấy người tùy
tùng và với đầu óc ảo tưởng của mình, Don Quixote lại nghĩ rằng có hai tên phù
thủy đang bắt cóc một vị công chúa nhốt trong xe. Sau khi dọa nạt khiến hai thầy
tu sợ hãi chạy đi, Don Quixote cứ đứng trước cửa xe lải nhải kết quả là xảy ra cuộc
giao chiến với một tên tùy tùng và bị hắn chém văng nửa cái vành tai. Hai thầy trò
12


lại tiếp tục chuyến đi thì gặp một đàn cừu, và với sự ảo tưởng, Don Quixote lại cho
rằng đó là hai đạo quân đang chuẩn bị giao chiến nên xông vào đàn cừu chém loạn
xạ, chém cả những chú cừu non. Thấy vậy, bọn chăn cừu nhặt đá ném ào ào; một
viên trúng ngay giữa mặt Don Quixote khiến lão ngã xuống bất tỉnh nhân sự,…
Sau một vài sự việc nữa thì Don Quixote gặp một đoàn tù nhân đang bị áp giải.
Sau khi nghe những lời bịp bợm của bọn tù nhân: bị tội vì trót yêu bọc vàng của
một tên hà tiện, vì quá thành thật nên nhận đã bắt gặp đám súc vật ở ngoài đồng và
đem chúng về, vì thiếu mười đồng vàng để hối lộ tên chánh án và lục sự, vì muốn
làm giảm nỗi đau khổ của những cặp tình nhân,… Don Quixote đã giúp bọn chúng
thoát thân và yêu cầu chúng đến thôn Toboso tìm nàng Dulcinea kể chiến công của
lão cho nàng nghe. Bị từ chối, Don Quixote đùng đùng nổi giận và dọa đưa những
tên phạm nhân trở lại tòa nên tức thì bị chúng ném đá như mưa vào người và cướp
sạch đồ đạc. Lão tiếp tục ảo tưởng và gây ra những hành động điên rồ, nực cười
khiến bác thợ cạo và lão tu sĩ phải bày mưu, cho Don Quixote vào cũi để lên xe bò
đưa về.  Sự chế giễu, nhạo báng hình tượng hiệp sĩ mang tư tưởng của loại tiểu
thuyết viển vông, lỗi thời đã được Cervantes tăng lên khi Don Quixote giờ đây
không chỉ khiến bản thân phải nhận những thất bại ê chề mà còn gây ảnh hưởng
đến mọi người xung quanh (chém giết đàn cừu, cướp chậu thau của anh thợ cạo,..)

và thậm chí còn gây hại, trở thành mối nguy cho xã hội khi giải thoát cho đoàn tù
nhân xấu xa, gián tiếp tiếp tay cho những tội ác.
* Lần ra đi thứ ba:
Khi mới lại sức, Don Quixote và Sancho Panza lại cùng nhau lên đường vào
một đêm tối trời, tiếp tục những chuyến phiêu lưu của hiệp sĩ. Trải qua một số
chuyện, sau đó hai thầy trò gặp gỡ vợ chồng quận công và được mời về lãnh địa
của họ. Tại nơi đây, Don Quixote và Sancho Panza bị lừa bịp, đem ra làm trò cười
mua vui cho mọi người. Hai thầy trò lại tiếp tục cuộc hành trình đến Barcelona. Tại
nơi đây, Don Quixota đã giao đấu với hiệp sĩ Vầng Trăng(do Samson Carrasco người cùng quê với Don Quixote đóng giả) và thất bại, nên buộc phải thực hiện lời
hứa từ bỏ con đường hiệp sĩ.
Xuyên suốt ba cuộc hành trình của Don Quixote, ta còn nhận thấy tư tưởng
“vinh thân” trong nhân vật này hết sức rõ nét. Những chàng hiệp sĩ xưa lập chiến
công với mục đích lớn nhất là làm rạng danh tên tuổi, Don Quixote cũng không
ngoại lệ. Lão muốn làm hiệp sĩ giang hồ cũng bởi “Muốn tên tuổi mình được rạng
rỡ và bản thân mình giúp ích được cho nước nhà, chẳng cần phải làm hiệp sĩ giang
hồ, một thương một ngựa chu du thiên hạ, tìm kiếm chuyện phiêu lưu, làm những
việc mà các trang hiệp sĩ giang hồ đã làm như viết trong sách, bênh vực kẻ hèn
yếu, đạp bằng mọi gian nguy, để tiếng thơm lưu truyền mãi mãi”. Trong chuyến
hành trình của mình không ít lần Don Quixote nhắc đi nhắc lại quan niệm của
mình: “Ta nhắc lại rằng ta sinh ra để làm sống lại tinh thần của các hiệp sĩ Bàn
Tròn, của 12 vị đình thần nước Pháp và của chín danh nhân thế giới. Ta sinh ra để
13


thiên hạ lãng quên những hiệp sĩ khác như Olivante, Trante,… cùng tất cả đám
hiệp sĩ thời xưa và để cho những chiến công hiển hách nhất của họ bị lu mờ vì
những chiến công vĩ đại và kì diệu của ta. Không những muốn tên tuổi rạng rỡ mà
mong muốn của lão còn là vượt lên trên họ. Mong muốn làm những điều phi
thường, những chiến công vĩ đại làm lu mờ tất cả những hiệp sĩ khác. Tư tưởng
“vinh thân” chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Don Quixote. Lão luôn muốn

lập những chiến công để làm rạng rỡ tên tuổi của mình, tên tuổi dòng họ. Để lập
được những chiến công, lão làm theo mọi điều trong sách, học theo những hiệp sĩ
xưa. Có những khi hành động của lão trở nên điên rồ đến khó tin. Trước mỗi sự
việc, Don Quixote luôn đinh ninh một điều chắc chắn sẽ có một cuộc phiêu lưu thú
vị, và đây là cơ hội để lão lập nên những chiến công. Gặp cối xay gió chàng nghĩ
đó là những tên khổng lồ gian ác, gặp một đàn bò mộng chàng nghĩ ngay đến một
cuộc hành quân của hai đạo quân hùng mạnh, gặp cỗ xe chở phu nhân chàng nghĩ
ngay đến việc có một quý phu nhân bị bắt cóc,… tất cả theo lão đều là những cuộc
phiêu lưu mạo hiểm, chờ đợi những chiến công hiển hách sẽ diễn ra. Tư tưởng vinh
thân hiệp sĩ còn thể hiện ở việc Don Quixote yêu cầu mọi người ghi nhận những
chiến công của mình và bắt buộc họ phải tôn vinh tên tuổi của lão. Khi giải thoát
cho đoàn tù khổ sai, lão yêu cầu họ phải đeo lại gông cùm và đến trình diện trước
tình nương Dulcinea để nói về chiến công của mình. Việc “giải thoát” được cho
quý phu nhân khi đánh thắng hiệp sĩ Viscaia, lão cũng yêu cầu họ phải đến gặp tình
nương để kể về chiến công đã đạt được,…Thế nhưng, tư tưởng vinh thân của Don
Quixote vấp phải một thực tế là lão luôn phải chịu hậu quả sau những yêu cầu
muốn được ghi nhận của mình. Lão bị đoàn tù khổ sai ném cho một trận đòn đá tơi
tả, phu nhân cùng đoàn tùy tùng chỉ hứa suông cho qua chuyện mà chắc chắn
không bao giờ thực hiện lời hứa đó. Trong suy nghĩ của họ, Don Quixote là một
tên gàn dở, không tỉnh táo chứ chẳng phải hiệp sĩ với mong muốn tên tuổi được
rạng rỡ. Có thể thấy, tư tưởng “vinh thân” là một nét lỗi thời trong quan niệm hiệp
sĩ. Quan niệm này khiến các chàng hiệp sĩ hành động một cách máy móc, cầu kỳ,
xa rời hiện thực cuộc sống. Tất cả chỉ nhằm hướng đến mục đích cá nhân vị kỷ và
Cervantes đã chế giễu nó bằng cách đưa tư tưởng vinh thân thành một trong những
nguồn gốc gây ra hành động điên rồ, ngớ ngẩn của Don Quixote.

 Qua những thất bại ê chề của Don Quixote, nhà văn Cervantes đã khẳng định
tiểu thuyết hiệp sĩ là có hại và nguy hiểm, phê phán tư tưởng cũ kĩ, lỗi thời được
viết ở những cuốn tiểu thuyết với nội dung sai trái cùng những con người có thị
hiếu tầm thường đang nuối tiếc quá khứ, cố bám víu nó bằng cách xây dựng cho

mình những ảo vọng, phù du, xa rời thực tế khiến đầu óc ngày càng mê muội. Thời
Phục Hưng không có và cũng không cần phương thức giải quyết mâu thuẫn xã hội
bằng con đường hiệp sĩ. Đây như một hồi chuông cảnh tỉnh với đất nước Tây Ban
Nha nói riêng và phương Tây nói chung.
14


 Hơn thế, qua cách xây dựng hình tượng nhân vật Don Quixote với giọng điệu
chế giễu, Cervantes còn muốn nói lên thực trạng trong bộ máy thống trị xã hội
đương thời. Cervantes vốn yêu thiết tha đất nước Tây Ban Nha của mình, muốn
góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh, nên ông càng cay đắng khi chứng kiến
sự sa sút của đất nước và cho rằng triều đình cùng bọn thống trị phong kiến và tăng
lữ Tây Ban Nha thời bấy giờ phải chịu trách nhiệm cho điều ấy. Triều đình thì bất
lực, ngoan cố, vơ vét của nhân dân để ăn chơi phè phỡn. Nửa sau thế kỉ XVI,
phong trào văn hóa Phục Hưng cũng như phong trào cải cách tôn giáo rộ lên mạnh
mẽ khắp Tây Âu, mang đến một làn gió mới cho thế giới tù túng, ngột ngạt của con
người. Đẳng cấp tăng lữ và giai cấp phong kiến thì lại giống như Don Quixote bị
những ảo vọng làm cho mu muội, bất chấp thực tại khách quan mà đắm đuối trong
thế giới tư tưởng chủ quan của chúng; ngoan cố bám giữ quyền lợi của mình và
biến Tây Ban Nha thành dinh lũy chống lại phong trào cải cách đó - chẳng khác gì
Don Quixote đem ngọn giáo cùn đánh cối xay gió. Tuy nhiên dù thế nào thì bánh
xe lịch sử vẫn tiến lên, sẽ hất tung và nghiền nát những thứ đã lỗi thời, sai trái để
hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
2.1.2. Nhân vật Sancho Panza
- Xuất thân: là một người nông dân, công việc thì tháo vát nhưng trí óc thì rất thiển
cận. Ngoại hình nhân vật được khắc họa trên cơ sở đối lập với Don Quixote: vóc
người lùn tịt, gương mặt tròn quay. Tính cách bản chất của y thì chất phác, hồn
nhiên, thực tế, coi trọng cuộc sống đời thường từ hạnh phúc gia đình, cá nhân đến
việc ăn uống, ngủ nghỉ,… Tuy nhiên, là người thuộc tầng lớp tiểu tư hữu, lại bị
tiêm nhiêm bởi những thói xấu của thời đại tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa

nên đôi lúc Sancho tỏ ra khá tham lam, ranh mãnh và tính toán, thủ đoạn để đạt
được mục đích làm giàu. Nhưng may mắn thay, nhờ cái lương tri lành mạnh, đầu
óc thực tế và sự ảnh hưởng bởi những lí tưởng tốt đẹp của Don Quixote nên
Sancho Panza chưa bao giờ lún sâu vào con đường tội lỗi.
- Trong suốt chuyến hành trình của hai thầy trò, Sancho Panza đóng vai là một
người giám mã đi theo Don Quixote. Được cho là một nhân vật tỉnh táo, thậm chí
sống thực tế đến mức thực dụng tuy nhiên liệu Sancho Panza có hoàn toàn tỉnh táo
không khi lại chấp nhận đi theo và tin vào lời hứa sẽ ban cho làm chúa đảo của một
con người mu muội và sống trong ảo tưởng như Don Quixote? Phải chăng, con
người xuất phát từ tầng lớp nông dân này cũng đang nuôi trong mình một ảo vọng,
được đổi đời và trở thành tầng lớp quý tộc có tiền, có địa vị trong xã hội. Để từ đó,
tiếp tay cho những hành động điên rồ của Don Quixote.
 Cervantes đã xây dựng nhân hình tượng vật này bằng một giọng điệu có phần
chế giễu từ ngoại hình đến tính cách để góp phần làm nên một lời thóa mạ dài đối
với tiểu thuyết hiệp sĩ cho tác phẩm.
15


 Don Quixote và Sancho Panza đã cùng nhau trở thành một cặp nhân vật bất hủ
trong văn học. Hai tính cách trái ngược đã bổ sung cho nhau, chịu ảnh hưởng của
nhau để có thể trở nên hoàn thiện hơn. Dù hai nhân vật còn nhiều điểm đáng chê
trách, còn nuôi trong mình những ảo vọng viển vông, xa rời thực tế tuy nhiên cả
hai lại có những điểm tốt không thể phủ nhận.

2. Giá trị khác của tác phẩm:
Có thể nói, cuốn thiểu thuyết của Cervantes đã là lời thóa mạ dài đối với tiểu
thuyết hiệp sĩ – thứ tiểu thuyết đem lại cho con người ta những ảo vọng, miêu tả
những chuyện rùng rợn hoang đường phi lý có nguy cơ làm cho thị hiếu thẩm mỹ
trí tưởng tượng bị méo mó lệch lạc.
Tuy nhiên, nếu như đó là tất cả những gì mà nhà văn Cervantes muốn tập trung thể

hiện thì có lẽ, tác giả cũng như tác phẩm của ông đã không thể gây tiếng vang trên
khắp đất nước Tây Ban Nha nói riêng và toàn châu Âu nói chung ngay khi vừa ra
đời. Xét cho đến cùng, nếu một tác phẩm ra đời chỉ để phủ nhận tính chất một thể
loại truyện trước đó thì tác phẩm đó quá thường, quả thực không có nhiều giá trị.
Cervantes đã phả vào cuốn tiểu thuyết “ Don Quixote – Nhà quý tộc tài ba xứ
Mancha” hơi thở của hiện thực xã hội sinh động, của bản chất xã hội Tây Ban Nha
với những màu sắc thật của địa phương, của thời đại. Và hơn cả, đó là tầm tư tưởng
và giá trị nhân văn mà tác giả muốn truyền tải tới bạn đọc thông qua hình tượng
nhân vật lưỡng diện Don Quixote.

2.1. Giá trị hiện thực:
Toàn bộ cuốn tiểu thuyết “Don Quixote - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” gồm 126
chương, là một bức tranh sinh động về xã hội Tây Ban Nha với những màu sắc thật
của địa phương, của thời đại. Tác giả đã đưa vào truyện trên hai trăm con người
thuộc đủ lứa tuổi và tầng lớp, từ lão chủ quán "giảo quyệt" đến những cô gái quán
trọ "nom cũng chẳng phải thiện nhân", từ chàng sinh viên Grixôxtômô si tình đến
cô Marxêla xinh đẹp và yêu tự do, từ gã lái la độc ác đến tên chủ trại tham lam, cha
xứ, bác phó cạo, bà quản gia, ông thầy tu, lão chăn dê, viên cảnh sát, đám phạm
nhân cùng một loạt vương tôn công tử, quan lại, nhà giàu... Và ngần ấy con người
xoay quanh hai nhân vật chính là anh chàng quý tộc nhưng nghèo Don Quixote và
bác giám mã Xantrô Panza, một thợ cày chính cống. Tác giả đã đưa hiệp sĩ và giám
mã của chàng đi khắp đó đây trên đất nước Tây Ban Nha, từ thành thị đến thôn
quê, từ những cánh đồng bao la tới những miền núi sâu vực thẳm, từ những quán
trọ bình dân tới chốn thâm nghiêm quyền quý. Cảnh vật, con người đều có thật. Và
nếu như trí tưởng tượng phong phú của Don Quixote đã biến quán trọ thành lâu
16


đài, chậu thau thành mũ sắt, đàn cừu thành đạo quân thì, trái lại, những lời nói giản
dị mà chí lý của bác giám mã gốc nông dân luôn luôn lôi kéo ta về với hiện thực.

Tóm lại, Cervantes phản ánh khá toàn diện cuộc sống thật của xã hội đương thời.
Bên cạnh, việc đưa con người Tây Ban Nha, cuộc sống Tây Ban Nha vào trong
cuốn tiểu thuyết của mình, Cervantes đã đưa cả những vấn đề xã hội đất nước mình
lúc bấy giờ vào trong đó. Don Quixote là hình ảnh tượng trưng cho đẳng cấp tăng
lữ và giai cấp phong kiến cố hết sức lấy cái lí tưởng cũ kĩ, ngoan cố chống lại tư
tưởng Phục Hưng. “Chàng quý tộc ấy nảy ra ý định làm hiệp sĩ giang hồ, một
thương một ngựa chu du thiên hạ, tìm kiếm những chuyến phiêu lưu làm những
việc mà các hiệp sĩ giang hồ đã làm như viết trong sách, bênh vực kẻ hèn yếu, để
tiếng thơm lưu truyền mãi mãi. Chưa chi chàng quý tộc đáng thương của chúng ta
đã mơ tưởng, bằng cách tay dũng mãnh của mình chinh phục được Vương quốc
Trapisonđa”, mang trong mình lòng yêu chính nghĩa, công lý, mong muốn cánh tay
dũng mãnh của mình mang lại cuộc sống yên vui cho mọi người. Với một tinh thần
dũng cảm, Don Quixote không ngại khó khăn, gian khổ, đơn phương độc mã lao
vào cuộc chiến đấu không cân xứng. Thế nhưng, những vũ khí mà Don Quixote sử
dụng trong cuộc hành trình làm hiệp sĩ của mình đã cũ, đã quá cổ giống như người
hiện đại mang trong mình một cái gì đó đã rất cũ. Chàng “đánh bóng những vũ khí
han gỉ của các cụ tổ để lại, vứt ở một xó từ hàng bao thế kỉ nay. Trong lúc hì hụi
lau chùi và sửa sang lại chúng, chàng bỗng phát hiện ra chiếc mũ sắt chỉ còn lại
một nửa…” mang cái lí tưởng đã cũ kĩ để hành hiệp trượng nghĩa, dường như nó
không hợp thời với cái xã hội thời bấy giờ.
Trong chương 8, 9 khi hai thầy trò Don Quixote đi qua cánh đồng và thấy những
chiếc cối xay gió. Don Quixote đã cho rằng những chiếc cối xay gió là những tên
khổng lồ hung tợn và có ý định kết liễu những tên khổng lồ hung tợn ấy. Chàng kị
sĩ Don Quixote đã vác ngọn giáo và đâm thẳng mũi giáo vào những cánh quạt cối
xay, khiến ngọn giáo tan tành và bản thân Don Quixote cũng bị thương. Đem ngọn
giáo đã cũ từ hàng thế kỉ để đối đầu với những chiếc cối xay vững chắc. Cũng như
đem lí tưởng đã cũ kĩ ngoan cố của mình để chống lai cái tư tưởng đang hiện hành.
Người kị sĩ vác ngọn giáo đã thất bại, còn lịch sử vẫn tiến lên (bánh xe lịch sử vẫn
quay).


2.2 Giá trị nhân đạo:
a) Cái chết và sự thức tỉnh của Don Quixote – hướng con người đến lối sống

đúng đắn, lí tưởng cao đẹp hơn của thời Phục Hưng:
- Trong cuốn tiểu thuyết này, Cervantes đã mượn nhân vật phát ngôn cho mình
những tư tưởng mới, những suy ngẫm, quan niệm về chính tri, xã hội, tôn giáo,
17


nghệ thuật, đặc biệt là nhân sinh quan. Và chính cái chết cũng như sự thức tỉnh của
nhân vật Don Quixote sau này cũng thể hiện tư tưởng nhân văn muốn hướng con
người đến lí tưởng cao đẹp và lối sống đúng đắn.
- Sau nhiều lần thất bại trong trận chiến với một hiệp sĩ khác do người cạnh nhà
của chàng đóng giả cùng với lời giao kết nếu ai thua người đó sẽ không được làm
hiệp sĩ nữa. Cuối cùng Don Quixote thua vì một lời hứa danh dự như một chàng
hiệp sĩ thực thụ. Về đến nhà, chàng buồn rồi lăn ra ốm. Trên giường bệnh, chàng
mới có dịp hồi tâm chuyển ý. Lúc này, chàng mới nhận ra rằng, tiểu thuyết hiệp sĩ
đã làm cho chàng điên rồ thảm hại. Thấy sức mình đã kiệt, chàng viết di chúc để
lại, mấy ngày sau thì chàng mất.
=> Như vậy, sau sự dằn vặt, suy nghĩ mà chàng đã nhận ra chân lí của cuộc sống,
chàng rời xa cái thế giới ảo mộng, hão huyền để trở về với thực tại. Nhưng đáng
tiếc thay, khi vừa chợt nhận ra điều đó thì chàng đã phải từ dã cuộc sống.
=> Qua đó là sự nuối tiếc, lòng thương cảm của tác giả hay cũng chính là sự lên án,
tố cáo xã hội phong kiến, xã hội thối nát, ngang trái, bất công. Tây Ban Nha dưới
ách thống trị của bọn tăng lữ bị phơi bày. Cái chết của Don Quixote cho thấy tư
tưởng rời xa lý tưởng viển vông về hiệp sĩ đã bao phủ lấy suy nghĩ của người dân ,
trong suốt bao năm dưới thời phong kiến lịch sử. Qua đó bày tỏ niềm tin vào sự
thức tỉnh, quay trở lại với con đường lí tưởng cao đẹp, lối sống đúng đắn cho con
người.


2.2.2. Vẻ đẹp của Don Quixote:
Don Quixote không hoàn toàn mơ mộng viển vông mà đã có những lúc ông
có suy nghĩ thực tế. Hơn ai hết lão nhận thức được rõ bản chất xã hội thời chàng:
“Ngày nay lười biếng thắng siêng năng, nhàn rỗi thắng cần mẫn, phi nghĩa thắng
chính nghĩa, ngạo mạn thắng dũng cảm và lí thuyết thắng thực hành”. Bên cạnh đó,
bởi được xây dựng lưỡng diện nên ở Don Quixote vẫn mang những phẩm chất tốt
đẹp của một hiệp sĩ chân chính chứ không hoàn toàn ngu muội trong ảo tưởng.
* Trí tuệ, uyên bác: GS Đặng Thai Mai đã nhận xét: “Don Quixote điên nhưng
cũng có những giờ phút rất tỉnh táo. Qua hơn một trăm chương sách, người độc giả
đã nghe nhà kị sĩ nói chuyện cũng đủ hạng người, về đủ mọi vấn đề án tình, luân
lý, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật, cho đến tất cả các vấn đề chính trị quân
sự nữa. Trong những lúc ấy thì con người ấy quả thực là không điên chút nào mà
còn là một khối óc bách khoa và một tay hùng biện học thức rộng rãi, kiến thức sâu
và lời lẽ sắc sảo nữa là khác.
- Trên chặng đường của mình, Don Quixote gặp nhà quý tộc áo xanh Don Diego.
Trước những lời lẽ sắc sảo thuyết phục của Don Quixote về việc lựa chọn nghề
nghiệp, Don Diego “không khỏi sửng sốt và ý nghĩ cho rằng chàng là một kẻ mất
18


trí cũng tiêu tan dần trong đầu óc ông”. Trong những ngày được mời lại ở chơi nhà
ông quý tộc Don Diego, Don Quixote đã trao đổi cùng hai cha con họ về nhiều vấn
đề thơ ca, chiêm tinh học, nghề thầy thuốc… Với chủ đề nào Don Quixote cũng tỏ
ra rất am tường hiểu biết cặn kẽ và đưa ra những lời bình xét rất xác đáng. Điều đó
khiến cho cha con Don Diego phải thốt lên rằng: “Những câu nói xen lẫn khôn
ngoan và ngớ ngẩn của Don Quixote”, “Ông ta chỉ điên từng lúc, lúc khác lại tỏ ra
sáng suốt”. Sự hiểu biết của chàng cũng khiến cô cháu gái của chàng cũng phải
công nhận rằng: “Cậu biết rất rộng và nếu cần, chắc cậu có thể bước lên bục hoặc
ra giữa phố để truyền giáo”.
- Không chỉ có trí tuệ uyên bác, Don Quixote còn có khả năng thuyết phục người

khác với những lời lẽ sắc sảo. Khi khuyên ngăn những người dân làng không nên
trả thù chỉ vì tiếng kêu nhại của một con lừa chàng đã khiến mọi người lắng nghe
chăm chú, khiến Sancho bụng bảo dạ: “Quỷ tha ma bắt tôi đi nếu như ông chủ tôi
không phải là một nhà thần học”.
Chàng không chỉ am hiểu về lĩnh vực lý thuyết mà cả những vấn đề đời
sống, chàng cũng đã giải quyết một cách rất cặn kẽ và đưa ra được những lời
khuyên vô cùng thực tế. Đó là lời khuyên chàng dành cho Basillo “Yêu nhau mà
lấy được nhau là đạt được mục đích tốt đẹp nhất. Song phải coi chừng vì kẻ thù lớn
nhất của tình yêu là sự đói khổ và túng thiếu triền miên”. Khi Sancho Panza đượcc
ông bà công tước “bố trí” cho đi làm chúa đảo, Don Quixote đã dặn Sancho những
điều mà “Ai nghe cũng nghĩ rằng chàng là một người không những khôn ngoan mà
còn đầy thiện chí”. Chàng chỉ cho Sancho những điều rất có lý có tình: “Phải biết
nhận thức bản thân, thận trọng và khôn ngoan, biết trân trọng xuất thân”, “Hãy
hãnh diện vì mình nghèo hèn mà có đức hơn kẻ quyền quý nhưng vô hạnh… Nếu
anh bằng đức độ của mình làm được những việc tốt khiến anh thấy tự hào đừng vì
lý do gì mà ghen tỵ với các ông hoàng bà chúa vì dòng máu mang tính di truyền,
đức hạnh phải do tu dưỡng mới có, và đức hạnh tự nó có giá trị cao hơn dòng
máu”.
 Don Quixote cho chúng ta thấy chẳng những am hiểu mọi vấn đề đời sống mà
còn là một triết nhân. Những lí lẽ luận điểm chàng đưa ra giống như những chân lý
cuộc sống. Phải có một trí tuệ thông sâu hiểu đời, hiểu người mới có thể đưa ra
những lời khuyên như vậy. Chàng tỉnh táo trong mọi vấn đề trừ một vấn đề hiệp sĩ
– giang hồ.
* Phẩm chất của một hiệp sĩ chân chính:
a) Quan niệm sống: Vì lí tưởng công bằng - tự do - hạnh phúc cho mọi người:
- Lí tưởng tự do:

Chủ nghĩa nhân văn – trào lưu tư tưởng văn hóa và văn học thời Phục Hưng
ở Châu Âu đề cao con người, giải phóng cá nhân khỏi sự đè nén tinh thần của chế
19



độ phong kiến, chống chủ nghĩa kinh viện và giáo hội, hướng con người và xây
dựng cuộc sống thực tại. Chịu ảnh hưởng và tiếp thu tinh thần nhân văn dân chủ
của văn học Phục Hưng, tiểu thuyết Don Quixote của Cervantes đã thể hiện rõ tư
tưởng tự do, giải phóng con người, đem đến cho con người quyền làm chủ, quyền
tự quyết định số phận và vận mệnh của mình.
Lý tưởng tự do là lý tưởng xuyên suốt mà cuộc đời Don Quixote hướng tới.
Lí tưởng này cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng thôi thúc
Don Quixote lên đường, thoát ra khỏi những tù túng rằng buộc ngay trong chính
ngôi nhà, ngôi làng, và những người thân thuộc của mình. Trên chặng đường phiêu
lưu đầy gian truân của mình để đến cuối cùng chàng đã đúc kết và thấm thía: “Tự
do là một trong những món quà quý nhất Chúa dành cho con người, những kho báu
nằm trong lòng đất hay dưới đáy biển cũng không thể so sánh được”. Xuất phát từ
chính điều đó nên trên chặng đường hành trình của mình Don Quixote đã ra sức
giành lại tự do hay lên tiếng bảo vệ quyền được tự do của con người. Chàng giải
thoát cho những con người mà chàng cho là bị bắt cóc, cầm tù. Don Quixote đã
đánh hai thầy tu dòng thánh Beneto vì tưởng rằng đó là bọn phù thủy bắt cóc một
nàng công chúa mang đi… Chàng giải cứu cho một đoàn tù khổ sai để trả lại tự do
cho họ, lao vào đám rước đang làm lễ cầu mưa để giải cứu cho một bức ảnh Đức
mẹ mà chàng tưởng rằng đó là một phu nhân bị bắt cóc. Đặc biệt trong câu chuyện
được nghe kể và khi tận mắt chứng kiến cô gái Marcela yêu tự do, chàng đã không
ngần ngại lên tiếng bảo vệ và ủng hộ quyết định của nàng “ Không ai được đi theo
nàng Marcela xinh đẹp, bất kể người đó ở địa vị nào và thuộc dòng dõi nào nếu
không sẽ chịu sự phẫn nộ của ta… Nàng Marcela sinh ra tự do và để sống được tự
do nàng đã khiến bao chàng trai si tình tuyệt vọng nhưng Don Quixote rất hiểu và
cảm thông với người con gái vừa được si mê, vừa bị nguyền rủa ấy. Đồng điệu với
khát vọng tự do chàng đã bảo vệ cô ấy, ý thức được “Phải mang cánh tay hiệp sĩ
của mình ra che chở cho người con gái đẹp trong cơn nguy khốn”.
-


Lí tưởng công bằng:

Trong tiểu thuyết Don Quixote, ước vọng công bằng dân chủ là một lý tưởng
quan trọng trong suy nghĩ của Don Quixote. Không phải tự nhiên mà đối tượng
chàng luôn hướng đến là những kẻ nghèo khổ, những người bị áp bức, những cảnh
đời bất hạnh… Chính họ là những con người thường không nhận được sự công
bằng trong xã hội. Trên chặng đường phiêu lưu của mình, chàng hiệp sĩ Don
Quixote đã thực hiện nhiều hành động nghĩa hiệp chân chính để đem lại công bằng.
Chàng bênh vực chú bé Andress bị chủ quỵt tiền và ức hiếp, chú đang phải nhận
một trận đòn roi. Chàng đã lấy cái quyền uy dũng mãnh của hiệp sĩ giang hồ để
dọa tên chủ trại: “Ta là hiệp sĩ dũng sĩ xư Mancha, chuyên đi bênh vực những kẻ
hèn yếu và ngăn chặn những điều sai trái, phải nhớ và làm đúng lời hứa nếu không
ta trị tội. Hay khi chàng xông vào đám tang trong đêm tối để trả thù cho kẻ tử nạn
20


mà chàng tưởng đó là một hiệp sĩ như chàng – một người mà chàng chưa từng gặp
mặt. Không phân biệt là người hay vật, chàng cho rằng mọi sự đều cần có sự công
bằng. Chàng đã tấn công đám lái la để “trả thù” cho con lừa Rocimante của chàng
bị bọn họ đánh vì đã “trêu ghẹo” đám la cái của họ. Một lần nữa vì con Rocimante
chàng đã định giao chiến với đám triều đình thần chết (một gánh hát)… Trên hành
trình của mình, chàng còn can ngăn những người dân làng mang giáo mác sang
làng khác để trả thù, lấy lại công bằng cho làng mình chỉ vì chuyện nhỏ tiếng kêu
của một con lừa. Chàng cho rằng lẽ công bằng phải xuất phát từ những lý do cao
cả, chính đáng.
-

Lòng bác ái, yêu thương con người:


Bên cạnh lý tưởng tự do và công bằng thì lý tưởng hạnh phúc là điều mà
Don Quixote cũng luôn hướng tới. Con người được tự do, công bằng nếu hạnh
phúc cuộc sống sẽ càng có ý nghĩa hơn. Ước vọng của Don Quixote là làm sống lại
thời đại hoàng kim “Thời đại hạnh phúc và những thế kỉ hạnh phúc”. Cuộc sống
hạnh phúc trong lí tưởng của Don Quixote không chỉ là cuộc sống hạnh phúc trong
tình yêu, mà còn là cuộc sống thân ái, hòa hợp, yên bình, ấm no. Hạnh phúc mà
chàng tìm kiếm không chỉ là hạnh phúc cá nhân đơn lẻ mà là hạnh phúc của tất cả
mọi người. Vì lẽ đó mà khi gặp bất cứ một mảnh đời nào chàng cho là bất hạnh
cũng đều ra tay cứu giúp. Chàng phá ngang vở kịch múa rối, làm tan tành những
con rối trên sân khấu vì nghĩ rằng chúng là bọn Moro đã bắt cóc vợ chàng hiệp sĩ
Don Gaipherox khiến vợ chồng chàng phải chịu cảnh chia lìa và truy đuổi gắt gao
“chừng nào ta còn sống và có mặt tại đây, ta sẽ không cho ai đụng tới lông chân
của một hiệp sĩ nổi danh và yêu mãnh như Don Gaipherox. Khi ở tại lâu đài của
hai vợ chồng công tước, nghe được câu chuyện của nữ bá tước Triphaldi (do bà
quản gia Dolorida đóng giả) chàng đã sẵn sàng lên con ngựa gỗ mà vợ chồng công
tước dựng lên bất chấp sau đó bị phóng đi bằng hỏa tiễn và pháo chịu nhiều đau
đớn. Chàng làm tất cả là để giải trừ phép mọc râu của bà bá tước và những người
hầu cận. Vì hạnh phúc của người khác chàng sẵn sàng làm tất cả, kể cả làm người
hầu cận, bảo vệ họ. Chàng tự nguyện làm người canh giữ quán trọ mà chàng tưởng
là lâu đài để cho mọi người có được một đêm yên giấc. Khi lí tưởng hạnh phúc,
mong muốn hành động vì người khác của chàng không thực hiện được, chàng đã
buồn khổ, thất vọng. Lí tưởng hạnh phúc là lý tưởng nhân văn cao cả bởi lẽ đó là lý
tưởng hành động vì người khác, mong muốn đem lại niềm vui, xua tan mọi nỗi ưu
phiền. Don Quixote luôn ý thức được điều đó và hành động kiên quyết để thực
hiện lý tưởng của mình: “Ta quyết không thể và không nên coi những việc nhằm
mục đích hạnh phúc là trò đùa”.
 Tóm lại, lý tưởng tự do – công bằng – hạnh phúc là lý tưởng mà Don
Quixote theo đuổi. Đó là một nhân sinh quan tích cực và tiến bộ. Chàng
đã sống hết mình cho lý tưởng mình đã chọn.
21



b) Mục đích sống: Xả thân, quyết tâm vì lí tưởng đến cùng.

Chàng không quản ngại gian nguy, kể cả tính mạng của mình hòng làm xã hội
thay đổi theo hướng tích cực. Lão được khắc họa là con người hành động và luôn
vững tin vào lí tưởng của mình. Bản lĩnh của tinh thần nhân văn Phục Hưng thể
hiện rõ ở điểm này: thất bại không hề làm trang hiệp sĩ nản chí, ngược lại Don
Quixote vẫn đeo đuổi lí tưởng mà ông cho là đúng đến cùng. Hơn thế nữa, con
người Don Quixote luôn luôn lạc quan và củng cố niềm tin của mình qua sách vở,
qua tình nhân, và thậm chí là qua cả khát vọng làm nở mặt nở mày con cái ở tương
lai.
c) Don Quixote mang trong mình một tinh thần dũng cảm tuyệt vời: Bản tính
của ông là ưa phiêu lưu, mạo hiểm, lại sẵn sàng xả thân, không tiếc thân mình để
bảo vệ cho lí tưởng và con đường hiệp sĩ của mình. Điển hình là trong cuộc đánh
nhau với cối xay gió, khác với Sancho Panza cứ mặc sức rên la, Don Quixote dù
đau đớn cũng không rên la. Đó có lẽ cũng là sự noi gương các hiệp sĩ trong tiểu
thuyết, dù là trái với quy luật tự nhiên nhưng qua đó, ta vẫn thấy được tinh thần
dũng cảm của Don Quixote. Và mặc dù ông biết rằng đây là một cuộc chiến không
cân sức, ông chỉ đơn phương độc mã, còn bên kia là những kẻ khổng lồ nhưng ông
vẫn lao tới, xả thân chiến đấu với suy nghĩ chàng phải bắt cối xay gió – thứ mà ông
coi là thế lực tội ác, thù địch đền tội.

III. Tổng kết:
Cervantes thông qua hình tượng Don Quyxote đã chế giễu những tàn dư của
lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích một thị hiếu tầm thường đang
phổ biến trong công chúng, biểu lộ khát khao hướng đến một xã hội hậu phong
kiến công bằng và nhân đạo hơn.
“Don Quyxote – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” là một trong những tác
phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục hưng và là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của

châu Âu. Qua hình tượng Don Quyxote, tác giả phản ánh được tính đa diện của con
người, bên cạnh tính cách gàn dở là sự tế nhị, thương yêu đồng loại, yêu quý tự do
và ghét thói xa hoa ăn bám của bọn quý tộc đương thời và biết trọng đạo lý. Hành
động đánh nhau với cối xay gió đã trở thành điển tích nhằm chỉ những người bất
bình thường trong hành động hoặc chỉ một hành động bất bình thường trong thực
tế. Cả hai nét nghĩa trên đều rút ra từ phẩm chất của chàng hiệp sĩ Mặt Buồn: giầu
trí tưởng tượng và kiên quyết sống, tin tưởng vào thế giới của mình.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi, Giáo trình văn học phương
Tây , NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.
[2] Trương Đắc Vị dịch, Đôn Kihôtê – Nhà quý tộc tài ba xứ Mantra, NXB Văn
học, 2005.
[3] Võ Quảng phỏng dịch, Hiệp sĩ Don Quixote, NXB Kim Đồng, 2017.
[4] Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2012.
[5] Tuổi trẻ Online, 400 Đôn Kihôtê: Cuốn tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại, 2004.
[6] Nhiều tác giả, Văn học phương Tây.

23



×