Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích bản kế hoạch chương trình PR của vinamilk “cùng vinamilk chung tay đẩy lùi covid 19”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.17 KB, 15 trang )

Phần 1. Phân tích bản kế hoạch chương trình PR của một cơ quan / tổ chức bất
kì.
Phần 2. Xây dựng kế hoạch chương trình QHCC theo chủ đề tự chọn.
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 7
STT Họ và tên

MSSV

Nhiệm vụ

Đánh
giá

1

Làm mục 1 phần 1

A+

2

Làm mục 4 phần 1

A+

3

Làm mục 2.3.4, 2.3.5, A+
2.3.6 phần 1

4



Làm mục 2.3.7, 2.3.8, 2.4
phần 1

A+

5

Làm mục 2.8

A+

6

Làm mục 1, 2, 3, 4, 5 phần A+
2

7

Làm mục 2.3.1, 2.3.2, A+
2.3.3 phần 1.

8

Làm mục 6,7 phần 2

9

Làm mục 11 phần 2 và A+
thiết kế Slide


A+


MỤC LỤC
Phần 1. Phân tích bản kế hoạch chương trình PR của Vinamilk “Cùng
Vinamilk chung tay đẩy lùi Covid-19”.
I. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.
II. Nội dung chương trình Quan hệ công chúng “Cùng Vinamilk chung tay đẩy
lùi Covid-19” của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.
2.1. Bối cảnh thực hiện chương trình.
2.2. Thực trạng.
2.3. Nội dung thực hiện chương trình.
2.3.1. Mục tiêu.
2.3.2. Đối tượng công chúng.
2.3.3. Thông điệp.
2.3.4. Chiến lược.
2.3.5. Chiến thuật.
2.3.6. Kênh truyền thông.
2.3.7. Kinh phí.
2.3.8. Nguồn lực.
2.4. Diễn biến triển khai chương trình.
III. Đánh giá chương trình.
3.1. Kết quả chương trình.
3.2. Đánh giá chương trình.
3.3.1. Ưu điểm.
3.3.2. Hạn chế.
3.3.3. Bài học và giải pháp.



Phần 2. Xây dựng kế hoạch chương trình “Cùng nhân văn lan tỏa yêu
thương”.
1. Tình hình/ Bối cảnh.
2. Mục đích, ý nghĩa.
3. Mục tiêu.
4. Công chúng.
5. Thông điệp.
6. Chiến lược.
7. Chiến thuật.
8. Hoạt động cụ thể.
9. Thời gian.
10. Kinh phí.
11. Đánh giá.
Phần 1. Phân tích bản kế hoạch chương trình PR của Vinamilk “Cùng
Vinamilk chung tay đẩy lùi Covid-19”.
I. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.
- Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk là một công ty sản xuất, kinh
doanh sữa và các sản phẩm từ sữa, chiếm tới 75% thị phần sữa tại Việt
Nam. Hơn 40 năm phát triển, mạng lưới của Vinamilk hiện nay đã lên tới
gần 200 nhà phân phối trong nước với gần 100.000 điểm bán trải đều
khắp đất nước hình chữ S. Không dừng tại đó, các sản phẩm của
Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước khác như Pháp, Mỹ, Đức,

- Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3
nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm :
+ Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost).
+ Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina).
+ Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle')
- Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong
và ngoài nước sau hơn 40 năm không ngừng đổi mới và phát triển.



- Vinamilk đã và đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến,
sáng tạo, tìm hướng đi mới để công ty ngày càng lớn mạnh, liên tục nhận
các Huân, Huy chương của chính phủ. Như Huân chương Lao động hạng
Nhất, Nhì, Ba vào các năm 1996, 1991,1985 hay Huân chương Độc lập
hạng Nhì, Ba vào các năm 2010 và 2005. Ngoài ra Vinamilk còn được
nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh Hùng lao động thời kì đổi mới năm
2000.
II. Nội dung chương trình Quan hệ công chúng “Cùng Vinamilk chung tay đẩy
lùi Covid-19” của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.
2.1. Bối cảnh thực hiện chương trình.
- Bối cảnh riêng:
+ Đến nay Vinamilk là công ty sản xuất sữa lớn bậc nhất Việt Nam,
với rất nhiều sản phẩm sữa đa dạng. Tiềm năng của Vinamilk được
các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao, do vậy, họ sở hữu đến
49% cổ phần của Công ty. Vinamilk hiện đang cung cấp việc làm
ổn định cho khoảng 6.000 lao động và hơn 8.500 lao động gián tiếp
(không trực tiếp ký hợp đồng lao động) trên khắp các tỉnh thành.
· Bối cảnh chung:
+ Hiện tại do ảnh hưởng từ dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam đã có
nhiều biện pháp quyết liệt bao gồm cách ly các đối tượng nhập
cảnh, phát hiện sớm trường hợp liên quan tại cộng đồng, thực hiện
nghiêm các quy định cách ly của Ban chỉ đạo Quốc gia và Ban chỉ
đạo của địa phương. Số ca mắc có thể sẽ tăng lên bao gồm các
trường hợp đã nhiễm và đưa vào theo dõi tại khu cách ly. Dự kiến
có thể sẽ tiếp tục ghi nhận những ca mắc mới trong thời gian tới
trong đó chủ yếu từ các đối tượng đi về từ nước ngoài, hoặc một số
trường hợp nhiễm thứ phát trong cộng đồng. Với việc triệt để thực
hiện “rà từng ngõ, gõ từng nhà” các đối tượng nhập cảnh tại các địa

phương để theo dõi sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc; cách ly toàn


bộ người về từ nước ngoài, thực hiện quyết liệt giãn cách xã hội,
truy vết người tiếp xúc, số ca mắc mới sẽ không và hạn chế đến
mức thấp nhất các ca mắc mới.
2.2. Thực trạng.
- Tính đến sáng ngày 07/4/2020, Việt Nam có 245 người nhiễm virut
SARS-COV-2 trong đó có 95 người đã điều trị khỏi, 150 người
đang điều trị; 85.295 người được cách ly, trong đó 1.248 người
được cách ly tại bệnh viện, 37.544 người được cách ly tại cơ sở
cách ly tập trung; 46.503 người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
- Để phục vụ công tác phòng chống Covid-19, Việt Nam đã thực
hiện hơn hàng ngàn mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, hiện vẫn có hàng
chục ngàn người đang thuộc diện cách ly tập trung, cách ly tại nhà
và nơi lưu trú, bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài.
Đối với việc số người cách ly có thể gia tăng nhanh theo các diễn
biến của dịch bệnh, thì khâu xét nghiệm chính xác và phát hiện
nhanh virus có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác sàng lọc,
phòng chống dịch và góp phần hạn chế được những rủi ro về lây
lan dịch bệnh ra cộng đồng.Phát hiện sớm cũng giúp các bệnh nhân
nhiễm Covid-19 được chăm sóc, điều trị một cách kịp thời, hiệu
quả. Ngoài ra việc này cũng giúp tăng cường nguồn lực y tế và sự
chủ động cho tuyến địa phương, giảm tải được áp lực lên các cơ sở
y tế, cơ sở cách ly khi số lượng người cần thực hiện các xét nghiệm
tăng nhanh.

2.3. Nội dung thực hiện chương trình.
2.3.1. Mục tiêu.



Quảng bá hình ảnh tập đoàn, củng cố hình ảnh thương hiệu và xây dựng một cái
nhìn thân thiện về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk trong lòng người
tiêu dùng.
2.3.2. Đối tượng công chúng.
Công chúng mục tiêu là Chính Phủ, các nhà đầu tư, nhà phân phối và người tiêu
dùng. Đặc biệt là những người ở tuyến đầu chống dịch covid-19, các y, bác sĩ và
bệnh nhân từ người già đến người trung tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và
đang trong quá trình bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19.
2.3.3. Thông điệp.
“Sức khỏe của con người là tôn chỉ hành động và sứ mệnh mà Vinamilk luôn
theo đuổi. Hơn lúc nào hết, Vinamilk sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ, các
Bộ Ngành, tổ chức xã hội trong hành trình chống dịch covid-19”.
2.3.4 Chiến lược.
- Cùng chung tay góp sức chống dịch Covid - 19, sự đóng góp giúp chúng
ta có nhiều thiết bị y tế phát hiện nhanh Covid - 19.
- Tạo ra sự bùng nổ trong hoạt động ủng hộ cả nước chồng dịch Covid thu
hút giới báo chí mục tiêu.
- Kích thích việc đăng tải và cập nhật liên tục các thông tin về giai đoạn
chống Covid - 19 đồng thời nhắc nhở mỗi cá nhân phải tự bảo vệ sức
khỏe của bản thân cũng như mọi người xung quanh.
2.3.5 Chiến thuật.
- Chiến thuật viết:
❖ Thông cáo báo chí: Vinamilk hỗ trợ 10 tỷ đồng để mua thiết bị y tế
giúp phát hiện nhanh virus SARS-COV-2.
❖ Đăng tải bài viết trên website của Vinamilk.
❖ Nhiều cơ quan báo chí đăng tải đưa tin về việc Vinamilk hỗ trợ
trong đợt chống Covid-19.
- Chiến thuật nói:
❖ Thông cáo báo chí phát trên radio

❖ Thông tin truyền miệng
- Chiến thuật hình ảnh:


❖ Thông tin được phát sóng trên chương trình Chào buổi sáng của
VTV1 “ Vinamilk hỗ trợ phòng chống Covid-19”.
❖ Hình ảnh bà Mai Kiều Liên trao tặng 10 tỷ đồng được đăng tải trên
mục tin tức - sự kiện của trang web Vinamilk.
❖ Nhiều bài viết về hỗ trợ cũng như cùng nhau chống dịch Covid-19
được đăng tải trên mạng xã hội thông qua các fanpage của
Vinamilk
2.3.6 Kênh truyền thông.
- Báo chí
- Truyền hình
- Mạng xã hội

2.3.7 Kinh phí
-Ủng hộ 10 tỷ đồng vào nguồn kinh phí của ngành y tế để mua sắm các thiết bị
sinh phẩm y tế phục vụ công tác xét nghiệm, phát hiện nhanh COVID-19, hỗ trợ
công tác phòng chống dịch bệnh của Chính phủ
- Các sản phẩm dinh dưỡng với tổng trị giá 1 tỷ đồng tiếp sức cho đội ngũ gần
1.000 cán bộ y tế tuyến đầu của thành phố đang trực tiếp chiến đấu chống dịch
3.3.8 Nguồn lực
- Nguồn lực tự chủ từ kinh phí kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam Vinamilk.
- Các sản phẩm dinh dưỡng của Vinamilk như Sữa tươi 100%, sữa chua
uống bổ sung lợi khuẩn Probi giúp tăng cường đề kháng,...
- Mỗi nhân viên của Vinamilk đã tình nguyện ủng hộ một ngày lương cho
các hoạt động chung tay đẩy lùi dịch bệnh
2.4. Hoạt động cụ thể.

Nhằm góp sức cùng toàn ngành y tế phòng chống dịch COVID-19, Công ty Cổ
phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã thực hiện nhiều chương trình đồng hành cùng


các y, bác sĩ, nhân viên y tế, đội ngũ cán bộ tuyến đầu trong công tác phòng
chống, kiểm soát dịch bệnh:
- Vinamilk trao tặng các sản phẩm dinh dưỡng của Vinamilk như Sữa tươi
100%, sữa chua uống bổ sung lợi khuẩn Probi giúp tăng cường đề kháng, ... để
bổ sung dinh dưỡng, tiếp sức cho đội ngũ y tế tuyến đầu chống dịch. Bước đầu,
Vinamilk sẽ triển khai tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.Cụ thể, tại TP.HCM,
Vinamilk đã trao tặng các sản phẩm dinh dưỡng với tổng trị giá 1 tỷ đồng để
"tiếp sức” cho đội ngũ gần 1.000 cán bộ y tế tuyến đầu của thành phố đang trực
tiếp "chiến đấu” chống dịch. Các nhân viên y tế sẽ được bổ sung ít nhất 3 đơn vị
sản phẩm dinh dưỡng trong mỗi ca trực và liên tục trong 2 tháng. Các sản phẩm
dinh dưỡng này sẽ được tăng cường đến 69 điểm gồm các bệnh viện dã chiến,
khu cách ly tập trung và các bệnh viện tuyến đầu đang tiếp nhận những trường
hợp liên quan đến COVID-19 trên địa bàn thành phố.
- Ủng hộ 10 tỷ đồng vào nguồn kinh phí của ngành y tế để mua sắm các thiết bị
sinh phẩm y tế phục vụ công tác xét nghiệm, phát hiện nhanh COVID-19, hỗ trợ
công tác phòng chống dịch bệnh của Chính phủ.
-Công ty sẽ tiếp tục đồng hành với Chính phủ và ngành y tế trong những hoạt
động hỗ trợ đội ngũ y tế cũng như cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch
bệnh COVID-19.
III. Đánh giá chương trình.
3.1. Kết quả chương trình.
- Bài đăng trên Fanpage “Vinamilk - Bí Quyết Ngon Khỏe Từ Thiên
Nhiên” nhận được phản hồi tích cực với hơn 35.000 lượt tương tác, 794
bình luận, 715 lượt chia sẻ.
- Video “ Vinamilk ủng hộ 10 tỷ đồng mua thiết bị y tế phát hiện nhanh
Covid-19” trên Youtube đạt hơn 15.000 lượt xem

- Nhiều đơn vị báo chí lớn đưa tin như VTV, Vnexpress, Dân trí, Tuổi trẻ,
Tiền phong,...
3.2. Đánh giá chương trình.
3.3.1. Ưu điểm.
- Tận dụng được chủ đề HOT, được toàn thế giới quan tâm để thực hiện
chiến dịch CSR


- Sử dụng nguồn lực tự có của doanh nghiệp để thực hiện chiến dịch
- Kinh phí sử dụng cho truyền thông thấp
- Nhận được sự ủng hộ của chính phủ và đông đảo người dân
- Thông điệp lan tỏa đến các đối tượng công chúng một cách hoàn toàn tự
nhiên
3.3.2. Hạn chế.
- Chưa tận dụng được hết sức mạnh của các kênh truyền thông hiệu quả
như Youtube, Facebook
- Các hoạt động truyền thông không để lại được ấn tượng mạnh đối với
một số đối tượng công chúng
- Loại hình CSR từ thiện quá đơn giản, không có điểm nổi bật, mang tính
ngắn hạn, dễ dàng bị trùng lặp
3.3.3. Bài học và giải pháp.
- Khi thực hiện một chiến dịch quan hệ công chúng cần tận dụng bối cảnh
xã hội phù hợp để nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng mục
tiêu
- Nên tận dụng các kênh truyền thông sẵn có như Facebook, Youtube,... để
tiếp cận, tiếp cận phản hồi của những đối tượng quan hệ công chúng khác
nhau
- Khuyến khích nhân viên tham gia vào các dự án truyền thông để giảm chi
phí


Phần 2. Xây dựng kế hoạch chương trình thiện nguyện “Lan tỏa yêu
thương”
1. Tình hình/ Bối cảnh


1.1 Hoạt động thiện nguyện tại Việt Nam
Hoạt động từ thiện và thiện nguyện tại Việt Nam thời gian qua đã có những
bước phát triển nhất định. Nhiều hoạt động được tổ chức thành công, đem lại
những lợi ích nhất định cho cộng đồng và được xã hội ghi nhận.
Đa số người dân biết về các hoạt động cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người nghèo,
hỗ trợ người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam, hoặc trẻ em mồ côi qua
Tivi, loa đài và chính quyền địa phương. Cụ thể, 54% người dân biết về hoạt
động cứu trợ thiên tai qua loa, đài, 30% biết qua Tivi, và 8% biết qua cán bộ địa
phương. Tương tự, 34% người dân biết về việc giúp đỡ người nghèo qua loa
đài, 31% biết qua tivi và 19% biết qua cán bộ địa phương.
Các lĩnh vực người dân hay làm thiện nguyện nhiều nhất đó là các hoạt động,
quyên góp, hỗ trợ cho người nghèo, cứu trợ thiên tai, vì các trường hợp này
thường là ảnh hưởng đến một bộ phận người rất lớn, thường được báo đài đưa
tin nên sự quan tâm và hành động của người dân là nhiều hơn so với các trường
hợp như hỗ trợ người khuyết tật, các hoạt động khuyến học, hiến máu, bảo vệ
môi trường…

1.2 Thực trạng tại Chùa Bồ Đề (Long Biên) - Nơi nuôi dưỡng nhiều trẻ em mồ
côi
Chùa Bồ Đề từ lâu đã được nhiều người biết đến là nơi cưu mang nhiều cháu
nhỏ cơ nhỡ, bị bỏ rơi ngay khi vừa chào đời. Những cháu nhỏ được nuôi dưỡng
tại chùa được chăm sóc bởi các sư thầy và bảo mẫu cùng sự giúp đỡ của rất
nhiều các nhà hảo tâm trên toàn quốc.
Đầu năm 2013, bắt đầu xuất hiện nhiều nguồn tin trên các trang mạng xã hội
phản ánh có những em bé biến mất một cách rất đáng ngờ tại chùa Bồ Đề, đưa

ra nghi án Chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em. Tời đầu tháng 8/2013, cơ quan điều tra
nhận được đơn tố giác của anh Nguyễn Thành Long về việc cháu Cù Nguyên
Công – cháu bé ở chùa Bồ Đề mà anh Long vẫn thường xuyên đón về nhà chăm


sóc bị mất tích. Sau quá trình điều tra, hai bảo mẫu tại chùa Bồ Đề là Nguyễn
Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt đã bị bắt về hành vi mua bán trẻ em.
Trong khoảng 20 năm, chùa Bồ Đề là nơi nuôi dưỡng và cưu mang hàng trăm
trẻ em mồ côi với sự trụ trì của Sư thầy Thích Đàm Lan. Sau biến cố bảo mẫu
buôn bán trẻ mồ côi năm 2014, chùa Bồ Đề trở nên khó khăn hơn vì những nhà
hảo tâm thiện nguyện cho ngôi chùa này ít đi. Hiện tại chùa Bồ Đề đang cưu
mang khoảng 70 em nhỏ được quản lý bởi sư thầy Tuệ Hương. Trong số 70 em
đang được cưu mang có rất nhiều em thường xuyên bị bệnh tật như các bệnh về
đường hô hấp, ngoài da và những dị tật bẩm sinh. Đó cũng là một trong những
nguyên nhân khiến các em bị chính cha mẹ mình chối bỏ ngay từ đầu.

2. Mục đích, ý nghĩa.
2.1 Mục đích
Nhận thấy sự khó khăn của chùa Bồ Đề hiện tại trong việc cưu mang và nuôi
dưỡng các em nhỏ, chúng tôi muốn tổ chức chương trình kêu gọi thiện nguyện
từ những mạnh thường quân để có thể giúp đỡ cho Chùa nuôi dưỡng các em
nhỏ. Đồng thời, chương trình này dự kiến diễn ra vào khoảng tháng 5/2020 để
trao tặng những món quà ý nghĩa vào ngày Tết Thiếu Nhi cho các em nhỏ bị bỏ
rơi đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề.
2.2 Ý nghĩa
Chương trình thiện nguyện “Lan tỏa yêu thương” mong muốn có thể lan tỏa
tình yêu thương, sự đồng cảm tới cộng đồng. “Cho đi là sẻ chia. Cho đi là còn
mãi” - Cả cộng đồng cùng nhau chung tay giúp đỡ những mảnh đời em nhỏ bất
hạnh, kém may mắn đang được nuôi dưỡng tại Chùa Bồ Đề.
Hơn hết, chương trình “Lan tỏa yêu thương” sẽ gửi tới cộng đồng những hình

ảnh chân thực nhất về cuộc sống của những em nhỏ tại Chùa Bồ Đề. Mong rằng
hình ảnh đó có thể truyền cảm hứng cho những tổ chức, nhóm từ thiện khác trên
toàn quốc để cùng chung tay giúp đỡ các em nhỏ.


3. Mục tiêu
- Mục tiêu lan tỏa thông điệp sự kiện đến cộng đồng và truyền cảm hứng
cho nhiều tổ chức thiện nguyện trong và ngoài nước khác có thể hiểu rõ
tình hình hiện tại của các em bé mồ côi tại Chùa Bồ Đề, từ đó ủng hộ và
giúp đỡ chùa.
- Mục tiêu mong muốn
+ Thu hút sự quan tâm của 500 người
+ Phạm vi truyền thông: Khắp cả nước
+ Số người hưởng ứng sự kiện trên MXH: 100 người
+ Số người tham gia sự kiện: 50 người
+ Số tiền ủng hộ: 10 triệu đồng
+ Quà ủng hộ thêm: Quần áo cũ, sách vở, truyện cũ, sữa, bánh kẹo...
4. Công chúng
- Các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trên khắp cả nước. Đó là những
người có khả năng giúp đỡ và quyên góp ủng hộ cho các em bé tại chùa
Bồ Đề
- Những người quan tâm tới vấn đề thiện nguyện, từ thiện. Nhóm công
chúng này có thể là cầu nối giúp chương trình kết nối được với các mạnh
thường quân.
- Báo chí. Đây là đơn vị có thể tăng sự lan tỏa thông điệp của chương trình
tới cộng đồng, những người quan tâm và các mạnh thường quân.
5. Thông điệp
“Lan tỏa yêu thương - Cho đi là sẻ chia. Cho đi là còn mãi” chính là thông
điệp của chương trình thiện nguyện giúp đỡ các em bé mồ côi tại Chùa Bồ Đề.
“Cho đi là sẻ chia. Cho đi là còn mãi” là cùng nhau tốt lên, cùng nhau “tử tế”.

“Lan tỏa yêu thương” sinh ra với ý nghĩa hơn hết chính là cùng nhau chia sẻ
những điều “tử tế” đến với những hoàn cảnh, mảnh đời gặp nhiều khó khăn.

6. Chiến lược
6.1 Chiến lược “Lan tỏa yêu thương”


Trong những năm gần đây hoạt động thiện nguyện tại Việt Nam nói chung cũng
như từng tỉnh thành nói riêng đang diễn ra sôi nổi. Khi mà càng ngày, con người
càng nhận ra chia sẻ, cho đi hay tử tế,.. là những điều để giúp xã hội và chính
chúng ta cùng đi lên. “Cho đi là sẻ chia” là cùng nhau tốt lên, cùng nhau “tử tế”
– một hệ sinh thái từ trong hệ tư tưởng sẽ được hình thành nên.
“Cho đi là còn mãi” – Mục đích chính của tiếp thị sự kiện chính là thu hút được
sự đầu tư, giúp đỡ từ các nhà mạnh thường quân, doanh nghiệp và cá nhân quan
tâm. .“Lan tỏa yêu thương” sinh ra với ý nghĩa hơn hết chính là cùng nhau chia
sẻ những điều “tử tế” đến với những hoàn cảnh, mảnh đời gặp nhiều khó khăn.
Để có thể “lan tỏa”, chiến lược của chương trình sẽ sử dụng tối ưu tốt nhất các
công cụ social để bao phủ khắp các mặt trận. Chương trình gồm 4 giai đoạn
chính:
+Giai đoạn 1: Pre-event
+Giai đoạn 2: Event Launch
+Giai đoạn 3: Day to day
+Giai đoạn 4: Memory
Các giai đoạn này sẽ được chi tiết ở phần tiếp theo.
7. Chiến thuật “Lan tỏa yêu thương”
Chúng ta sẽ có chiến thuật trước - trong – sau tương ứng với 3 giai đoạn kể trên
nhằm duy trì sự nhắc đến của công chúng hoặc báo chí xuyên suốt.
GIAI ĐOẠN 1: PRE-EVENT
Ở giai đoạn này, ta sẽ sử dụng các phương án như sau:
+ Tạo trang landing page riêng cho sự kiện: Cập nhập chi tiết chương trình cũng

như tăng khả năng nhận diện, thu hút sự quan tâm từ sớm, ngay cả khi tất cả các
chi tiết vẫn chưa được hoàn thiện. Bên cạnh đó thu thập được lượng khách hàng
tiềm năng mà sau này có thể liên hệ.
+ Thông báo trên toàn bộ các mặt trận trên social media: Thời kì 4.0 các phương
tiện truyền thông xã hội đóng vai trò tất yếu để quảng bá chương trình, xây
dựng cộng đồng và truyền bá “sứ mệnh” mà chương trình hương tới.
+Tìm đối tác truyền thông: Tìm và liên hệ với những đối tác hỗ trợ hoặc bảo trợ
truyền thông từ trước khi chương trình chính thức ra mắt. Việc này sẽ giúp đội
ngũ truyền thông san bớt việc, và tập trung vào những mảng chủ yếu cũng như
tránh những rủi ro từ việc “quản lý truyền thông sạch”.
+ Liên hệ influencer/KOL: Đa phần những người này đều có lịch trình bận rộn
và không phải lúc nào cũng sẵn sàng, vì vậy việc này cần phải được làm sớm.


GIAI ĐOẠN 2: EVENT LAUNCH
Phải chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn ra mắt sự kiện để gây ấn tượng tốt với mọi
người. Trong thời gian này, việc triển khai các bài post, thông báo, các kênh
social và các kênh đối tác, hỗ trợ truyền thông.
+ Thông cáo báo chí: Đây là việc không thể thiếu để phủ nhanh nhất lên các mặt
báo trong thời gian này.
+ Gửi Email Marketing: Khi sự kiện “sẵn sàng” lên sóng hãy gửi số lượng email
lớn cho những đối tác tiềm năng cùng tham gia, hỗ trợ thêm
+ Book bài Pr lên báo: Đây là cách để tăng độ uy tín cũng như nhận diện của
thương hiệu, đồng thời tăng được những đường link về fanpage, website từ đó
tạo traffic truy cập cho các sự kiện tiếp tới.
GIAI ĐOẠN 3: DAY TO DAY
Khoảng thời từ khi ra mắt đến khi sự kiện chính thức diễn ra là thời điểm cần
đẩy mạnh, phối hợp toàn bộ các kênh email, social,... với khối lượng bài chất
lượng. Đây là giai đoạn quan trọng để đo lường cũng như cân đối lại sự kiện để
chương trình diễn ra tốt đẹp nhất.

Các phương án triển khai:
+ Tạo nội dung tăng chia sẻ: Trong thời điểm này những bài đăng không chỉ
nhằm mục đích thông báo, mà còn là những nội dung khiến người khác phải
chia sẻ, từ đó giúp lan tỏa sự kiện. Xoay chuyển cách thức, linh hoạt tạo nội
dung với các hình thức như infographics, ảnh gifs, podcasts, video,.. nội dung
cần hữu ích, có sức hút, nắm bắt và tận dụng các trends chẳng hạn.
+ Quảng cáo trả phí: Chỉ dựa vào một vài nội dung viral thì vẫn chưa đủ, cần
phải chi tiền quảng cáo. Chúng ta cần phải dự trù một khoản cố định để chi cho
các mạng xã hội. Quảng cáo trả phí sẽ giúp củng cố và khuếch đại các hoạt
động PR khác, giúp chương trình đạt được tầm ảnh hưởng tối đa
GIAI ĐOẠN 4: MEMORY
Đừng quên việc này, sau khi chương trình tổ chức được diễn ra thì ngay sau đó
chúng ta vẫn phải tiếp tục chăm sóc công chúng cũng như các nhà hảo tâm.
+ Kênh social: Đăng tải hình ảnh, video cũng như lời cảm ơn khi chương trình
kết thúc.
+ Tiếp tục book 1,2 trang báo cũng như phủ lên các trang tin điện tử nhằm nhắc
nhớ, tạo tiền đề cho các chương trình tiếp theo.
+ Đừng quên update tình hình của những mảnh đời mà chương trình đã giúp đỡ,
cuộc sống của họ đã thay đổi ra sao, như thế nào,...
+ Tổng kết, email cảm ơn nhà tài trợ kèm đường link file ảnh, video,...
8. Hoạt động cụ thể
Nội dung hoạt động: “Lan Tỏa yêu thương” với mục đích kêu gọi mọi người
quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ các quyền cơ bản (ăn no, mặc ấm, học tập, vui
chơi,...) của trẻ em mồ côi tại Chùa Bồ Đề.


Hoạt động cụ thể:
Đối với công chúng
Thành lập “Quỹ lan tỏa yêu thương”.
Xây dựng fanpage facebook, chạy quảng cáo để tiếp cận tới công

chúng.
Kêu gọi cá nhân, doanh nghiệp chung tay xây dựng quỹ.
Đối với trẻ em tại Chùa Bồ Đề:
Giao lưu, tổ chức hoạt động văn nghệ.
Chăm sóc dinh dưỡng, quần áo.
Hỗ trợ đồ dùng học tập.
Trao quà cho 3 em có thành tích học tập xuất sắc.
Tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề: “Ước mơ cho em”
9. Thời gian dự kiến
Cuối tháng 5 khi gần kết thúc học kì và hết thời gian giãn cách dân để chống
dịch Covid 19
10. Kinh phí
- Gây quỹ bằng các bán các dụng cụ học tập, phụ kiện số tiền thu được sẽ
là quỹ
- Kêu gọi quyên góp ủng hộ trên page
- Kêu gọi ủng hộ từ những người nổi tiếng, những công ty
11. Đánh giá
11.1. Ưu điểm.
- Thông điệp lan tỏa đến các đối tượng công chúng một cách hoàn toàn tự
nhiên
- Kinh phí tới chủ yếu từ các nhà hảo tâm
11.2. Hạn chế.
- Có nhiều chương trình tương tự đã diện ra
- Không đủ nguồn lực để kêu gọi các quỹ từ thiện lớn hơn



×