Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

phân tích nguyên tắc kế toán liên quan về tài sản cố định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.5 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: CÁC TIN TỨC TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN NỔI BẬT: .................................................. 4
1.

TĂNG THUẾ VAT: ...................................................................................................... 4

2.

THỐNG NHẤT MẪU CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ..................... 5

3.

Tài chính di động tại Việt Nam có phát triển như Internet? ......................................... 6

4.

GIÁ BITCOIN TẠI ZIMBABWE TĂNG LÊN 13.500 USD DO BẤT ỔN CHÍNH TRỊ: .... 7

5.

Những điểm mới về BHXH, BHYT trong năm 2017 : ................................................ 8

6.

THUẾ TÀI SẢN VÀ KHOẢNG TRỐNG CƠ SỞ CẦN LẤP ĐẦY: ............................... 10

7.

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCD TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP:12

PHẦN II : PHÂN TÍCH PHẦN HÀNH KẾ TOÁN : ............................................................... 15


II.1 NHỮNG QUI ĐỊNH CẬP NHẬT LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: .. 15
1.

NỘI DUNG CHÍNH:............................................................................................... 15
Chế độ kế toán tài sản cố định ................................................................................. 15
Chuẩn mực kế toán ở Việt Nam và quốc tế về TSCĐ............................................... 16
1.1.Tài sản cố định hữu hình .......................................................................... 16
Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình ............................................................... 16
Áp dụng tiêu chuẩn ghi nhận cho từng trường hợp cụ thể ............................. 17
Xác định giá trị ban đầu ................................................................................. 17
Xác định giá trị sau khi ghi nhận ban đầu....................................................... 18
Khấu hao TSCĐ hữu hình.............................................................................. 18
1.2 Tài sản cố định vô hình ............................................................................. 21
Ghi nhận TSCĐ vô hình ................................................................................. 21
Xác định giá trị ban đầu ................................................................................. 21
Ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình ............................................... 22
Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu ............................................................ 23
Khấu hao TSCĐ vô hình ................................................................................ 23
Ghi giảm TSCĐ vô hình ................................................................................. 24
Trình bày báo cáo tài chính............................................................................ 24
1.3 Tài sản cố định thuê tài chính .................................................................. 25
Phân loại và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thuê tài chính .................................. 25
Nguyên giá ghi nhận ...................................................................................... 25
Giá trị hiện tại của thanh toán tiền thuê tối thiểu ............................................ 26
Giá trị hợp lí của tài sản ................................................................................. 26
Chi phí sau ghi nhận ban đầu ........................................................................ 26
Khấu hao TSCĐ thuê tài chính ...................................................................... 26

2. NHỮNG ĐIỂM MỚI: ................................................................................................ 26
II.2 NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN LIÊN QUAN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: ............................... 27


Page | 2


II.3 HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: ............................................................................. 28

Page | 3


PHẦN 1: CÁC TIN TỨC TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN NỔI BẬT:
1. TĂNG THUẾ VAT:
Người biên tâp: Nguyễn Thị Thúy
Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế GTGT theo hai phương án. Phương
án 1 tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019, phương án 2 là tăng theo lộ trình lên
12% từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021. Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị cân
nhắc phương án 1.


Sức ép từ thâm hụt chi tiêu công, công nợ tăng cao => điều chỉnh để dáp ứng
nhu cầu đảm bảo nguồn thu ngân sách.



Cụ thể, tăng nguồn thu bù đắp cho nguồn thu giảm do giảm thuế thu nhập
(TNDN và TNCN), các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng (GTGT
và TTĐB).



Tại cuộc họp báo do Bộ Tài chính tổ chức chiều 15/8, cơ quan này đã thông

báo về đề xuất sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong đó sẽ áp dụng và tăng
thuế tiêu thụ đặc biệt nhiều mặt hàng như nước ngọt, thuốc lá...



Cùng với việc tăng số lượng các nước sử dụng thuế GTGT để điều tiết tiêu
dùng cũng như tăng số thu ngân sách thì xu thế tăng thuế suất GTGT cũng diễn
ra phố biến.

-Theo quan điểm của Bộ tài chính:
+ Mặt hàng không chịu thuế VAT thì dù VAT tăng bao nhiêu cũng không ảnh hưởng
gì.
+Tác động đối với người dân, đặc biệt là người nghèo là không nhiều.
- Theo ý kiến của các chuyên gia:
+ Tăng thuế VAT sẽ làm người có thu nhập thấp bị tổn thương nhiều hơn.
+ Tăng thuế VAT sẽ dung dưỡng cho việc chi ngân sách vung tay quá trán.

Page | 4


2. THỐNG NHẤT MẪU CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
Người biên tập: Trịnh Thị Phương
Từ 01/01/2018, sẽ thống nhất mẫu chứng từ kế toán tại đơn vị sự nghiệp
Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC
hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp. Thông tư nêu rõ, từ ngày 1/1/2018
các đơn vị hành chính phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định trong
thông tư.
Đối tượng áp dụng của Thông tư số 107/2017/TT-BTC là kế toán của cơ quan
nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi
thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (DN),

áp dụng chế độ kế toán DN khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ
chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN).
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu
tư được áp dụng chế độ kế toán DN, nếu thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước hoặc
có tiếp nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài hoặc có nguồn phí được khấu trừ
để lại thì phải lập báo cáo quyết toán quy định tại Phụ lục 04 của Thông tư số
107/2017/TT-BTC.
Về chứng từ kế toán, các đơn vị hành chính, sự nghiệp đều phải sử dụng thống
nhất mẫu chứng từ kế toán bắt buộc quy định trong Thông tư này. Trong quá trình
thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.
Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc và các văn bản khác, các đơn vị hành
chính, sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại
Điều 16 Luật Kế toán phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư
hỏng, mục nát. Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.
Page | 5


Danh mục, mẫu và giải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán bắt buộc quy định
tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
Bên cạnh đó, Thông tư số 107/2017/TT-BTC cũng có các nội dung khác quy
định về sổ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của các
đơn vị hành chính, sự nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018, Thông tư
107/2017/TT-BTC thay thế Quyết định số 19/2016/QĐ-BTC và Thông tư số
185/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

3. Tài chính di động tại Việt Nam có phát triển như Internet?
Người biên tập: Ngô Thị Lan Anh
Tài chính di động tại Việt Nam có phát triển như Internet?

Tại Việt Nam theo cập nhật của Vụ thanh toán của ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
các phương tiện thanh toán dịch vụ điện tử gần đây đang có xu hướng phát triển mạnh
và đa dạng. Hơn nữa xu hướng sử dụng điện thoại di động làm giao dịch thanh toán
trong những năm gần đây đã và đang hỗ trợ các ngân hàng mở rộng mạng lưới tiếp
cận tới khách hàng, cho phép ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán di động.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có trên 41 ngân hàng thương mại triển khai cung ứng dịch
vụ thanh toán qua điện thoại di động với số lượng, giá trị giao dịch tăng trưởng nhanh.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt
trên 90 triệu giao dịch, với giá trị giao dịch trên 423 nghìn tỷ đồng.
Tài chính di động không đơn thuần là dịch vụ tài chính mà nó còn là hạ tầng cho
ngành tài chính. Ta thấy rằng một ngân hàng thương mại sẽ không sẽ không có lãi khi
cung cấp dịch vụ tài chính thông qua hệ thống chi nhánh cho khách hàng có thu nhập
thấp vì chi phí quá cao và doanh thu cũng không thể bù đắp, chính vì vậy mà trong thế
kỷ 21 tài chính di động đã ra đời để khắc phục những khó khăn này. Nếu khách hàng
mất 2 USD khi giao dịch tại quầy thì họ chỉ tốn 0,1 USD khi thực hiện qua điện thoại.
Theo khảo sát thì có 9 trên 10 người tiêu dùng sẵn sàng thử các phương thức thanh
toán mới, với 88% nói rằng họ rất có thể sẽ sử dụng smartphone để thanh toán, 83%
người tiêu dùng Việt cho biết họ sẽ chọn thanh toán không tiếp xúc ( nếu có ) thay cho
tiền mặt. Theo đó điện thoại thông minh sẽ là công cụ hỗ trợ tích cực giúp người dùng
Việt Nam tiếp cận các giải pháp thah toán không dùng đến tiền mặt. Và chaswsc chắn
một điều rằng trong tương lai tài chính di động sẽ có những bước phát triển nhanh
giống như Internet.

Page | 6


4. GIÁ BITCOIN TẠI ZIMBABWE TĂNG LÊN 13.500 USD DO BẤT ỔN
CHÍNH TRỊ:
Người biên tập: Vũ Anh Văn
Giá Bitcoin đã tăng 10% tại sàn giao dịch tiền ảo Golix ở Zimbabwe vào thứ

Tư sau khi lực lượng vũ trang quốc gia kiểm soát chính quyền.
Đỉnh điểm mỗi Bitcoin tại quốc gia này đổi được đến 13.499 USD, gần gấp đôi
mức giá giao dịch trung bình của thị trường thế giới. Đến 3h34 phút chiều hôm qua,
Bitcoin được giao dịch ở mức 13.010 USD tại thủ đô Harare.
Nhu cầu về Bitcoin tại của Zimbabwe tăng cao do sự thiếu hụt tiền tệ. Golix đã
xử lý hơn 1 triệu USD giao dịch trong vòng 30 ngày qua, so với tổng giá trị 100.000
USD giao dịch trong cả năm 2016. Hiện Zimbabwe không còn đồng tiền riêng của
chính mình mà đang thanh toán bằng đồng USD, đồng rand của Nam Phi và một số
đồng tiền khác, sau khi lạm phát tăng cao từ năm 2009 khiến đồng tiền nước này gần
như vô giá trị.
Theo Taurai Chinyamakobvu, đồng chủ sở hữu của Golix, sàn giao dịch này
hoạt động từ năm 2014 và không bị kiểm soát bởi chính phủ Zimbabwe. Giá Bitcoin
trên sàn được thả nổi theo nhu cầu thị trường. Người bán Bitcoin sẽ được thanh toán
bằng đồng USD điện tử. Để đổi số USD điện tử này ra tiền mặt thật thì người đổi phải
chấp nhận mức giảm giá mạnh trên thị trường chợ đen.
Quân đội Zimbabwe đã tiến vào kiểm soát thủ đô Harare vào hôm thứ Ba sau
một tuần đối đầu với chính phủ của tổng thống Robert Mugabe. Đại diện quân đội cho
biết đây là hành động cần thiết nhằm ngăn chặn xung đột bạo lực kể từ khi tổng thống
lên nắm quyền vào năm 1980.
Biến động chính trị những ngày qua ở Zimbabwe diễn ra trong bối cảnh nước
này đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Quy mô nền kinh tế đã giảm một nửa kể
từ năm 2000. 95% lao động không có việc làm và khoảng 3 triệu người Zimbabwe
phải sống tha hương.
Hầu hết các loại tiền tệ đều hợp pháp tại Zimbabwe. Các nhà nhập khẩu và bán
lẻ chấp nhận mua đồng USD hoặc bất kỳ loại tiền tệ nào dễ đổi sang USD với mức giá
cao, bằng cách thanh toán qua hệ thống đồng USD điện tử. Một đồng USD điện tử
mua được khoảng 8 rand Nam Phi. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái hôm thứ Tư là một USD
thật đổi được 14,32 rand Nam Phi.
Trong khi đó, tiền trái phiếu trị giá tương đương đồng USD của ngân hàng trung
ương Zimbabwe lại không được phổ biến. Nguyên nhân là do các tờ tiền mệnh giá 2

USD và 5 USD này trên thị trường chợ đen chỉ có giá trị 50 cent.
Page | 7


5. Những điểm mới về BHXH, BHYT trong năm 2017 :
Người biên soạn: Võ Thị Thùy Dung
Giảm nửa mức đóng quỹ bảo hiểm, điều chỉnh mức lương hưu hàng tháng... là
những chính sách về bảo hiểm BHXH, BHYT sẽ có sự điều chỉnh từ tháng
6/2017.
Giảm nửa mức đóng bảo hiểm
Theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định mức
đóng BHXH bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/6, người sử dụng lao động hàng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 3, Điều 44 Luật An toàn,
vệ sinh lao động với mức được điều chỉnh như sau:
+ Giảm từ 1% xuống còn 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của
người lao động được quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và h, Khoản 1, Điều 2 Luật
BHXH 2014 (trừ đối tượng là người giúp việc).
+ Giảm từ 1% xuống còn 0,5% trên lương cơ sở đối với người lao động quy định
tại Điểm e, Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH 2014.
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng
đến dưới 3 tháng sẽ thực hiện quy định trên kể từ ngày 1/1/2018.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp
tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả
lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại Điểm a,
Khoản 1 Điều này (0,5%); phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 3 tháng hoặc
6 tháng một lần.
Mức lương hưu hàng tháng
Từ ngày 26/6, Nghị định số 33/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân

nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân
nhân có hiệu lực.Theo đó, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu
bắt đầu hưởng lương hưu hàng tháng từ năm 2016 đến hết năm 2017, tỷ lệ hưởng
lương hưu được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó, cứ thêm
mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa
bằng 75%.
Vật tư y tế được BHYT thanh toán
Ngày 14/04/2017, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BYT về việc ban
hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được
hưởng của người tham gia BHYT, quy định mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế
cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở.

Page | 8


Nếu lấy thời điểm tháng lương cơ sở bằng 1.210.000 đồng, trường hợp người bệnh
là đối tượng tham gia BHYT có mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thì
mức thanh toán = 45 x 100% x 1.210.000 = 54.450.000 đồng.
+Trường hợp người bệnh là đối tượng tham gia BHYT có mức hưởng 95% chi
phí khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đủ thời gian tham gia BHYT liên tục trên 5
năm, mức thanh toán sẽ là 45 x 95% x 1.210.000 = 51.727.500 đồng...Danh mục vật
tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT là cơ sở để quỹ BHYT
thanh toán chi phí vật tư y tế sử dụng cho người tham gia BHYT theo quy định của
pháp luật về BHYT.
+ Trường hợp người tham gia BHYT vào viện trước ngày Thông tư 04/2017/TTBYT có hiệu lực (ngày 1/6/2017) và ra viện trong ngày hoặc sau ngày Thông tư này
có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Không có BHYT sẽ chịu phí khám chữa bệnh cao hơn
Ngày 15/3/2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT quy định mức
tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ
BHYT trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá,

thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp (có hiệu lực từ ngày
1/6/2017), người bệnh chưa tham gia BHYT, người có thẻ BHYT nhưng khi khám
chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán
của Quỹ BHYT sẽ phải chịu mức phí điều chỉnh.
Có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá
tối đa là giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ; giá dịch vụ ngày giường điều trị;
giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện. Trong đó, 2 nhóm
dịch vụ khám bệnh và dịch vụ ngày giường điều trị đều có mức tăng cao gấp 2-4 lần
so với giá hiện tại, tiền khám bệnh đã tăng gấp 4 lần ở phòng khám đa khoa khu vực,
trạm y tế xã; tăng 2 lần ở bệnh viện hạng 1 và hạng 2.
Thông tư cũng bổ sung giá của 35 dịch vụ chưa được BHYT chi trả như: dịch vụ
thẩm mỹ, thay răng giả, trợ thính, điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ...
Mức tăng này sẽ là gánh nặng đáng kể với người bệnh không có BHYT phải điều trị
nội trú dài ngày và tác động mạnh nhất đến người bệnh chưa có thẻ BHYT là nhóm
giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện, bất kể người bệnh
điều trị ngoại trú hay nội trú, điều trị ít ngày hay dài ngày.

Page | 9


6. THUẾ TÀI SẢN VÀ KHOẢNG TRỐNG CƠ SỞ CẦN LẤP ĐẦY:
Người biên tập: Nguyễn Văn Hùng
Mở rộng cơ sở thuế phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhằm tăng thu
ngăn sách nhà nước và tăng cường khả năng quản lý của nhà nước là xu hướng
chung của tất cả các quốc gia. Thuế tài sản ở Việt Nam hiện hành vẫn còn những
khoảng trống về cơ sở thuế.
Thuế tài sản và cơ sở thuế tài sản
Thuế tài sản là tên gọi chung chỉ các sắc thuế lấy giá trị tài sản làm cơ sở tính thuế.
Trong hệ thống thuế của một quốc gia, thuế tài sản tồn tại bên cạnh thuế thu nhập và
thuế tiêu dung.

Cơ sở thuế theo cách hiểu chung nhất là các cơ sở kinh tế mà Nhà nước có thể
điều tiết bằng các sắc thuế. Đối với thuế tài sản, cơ sở thuế chính là các tài sản có thể
đưa vào diện chiu sự điều tiết của thuế tài sản.
Cụ thể, tài sản chịu thuế có thể được lựa chọn theo 6 dạng cơ bản sau:
(i) Toàn bộ tài sản của người nộp thuế (NNT)
(ii) Các tài sản có giá trị lớn của NNT
(iii) Các tài sản của NNT mà Nhà nước cần quản lý
(iv) Các tài sản của NNT mà Nhà nước có thể quản lý
(v) Các tài sản của NNT mà Nhà nước cần và có thể quản lý
(vi) Các tài sản có giá trị lớn của NNT mà Nhà nước cần và có thể quản lý.
Ngoài ra, các trường hợp ưu đãi, miễn giảm thuế tài sản cũng thể hiện mức độ rộng
hẹp của cơ sở thuế tài sản.
Khoảng trống cơ sở thuế tài sản theo luật định hiện hành ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, thuộc loại thuế tài sản chỉ có hai sắc thuế điều tiết vào
cùng một loại tài sản, đó là thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp.
Hai sắc thuế này đều đánh hàng năm vào giá trị quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, khoản thu lệ phí trước bạ hiện hành có quy định xác định số thu bằng
một tỷ lệ phần trăm trên giá trị các tài sản thuộc diện Nhà nước quản lý cũng có tính
chất của thuế tài sản.
Cụ thể, thuế tài sản ở Việt Nam hiện nay ra đời trong điều kiện đời sống kinh tế
- xã hội còn khó khăn nên chỉ mới điều tiết duy nhất một loại tài sản chịu thuế là
quyền sử dụng đất. Cơ sở thuế đã bị thu hẹp đáng kể.
Kiến nghị đối với cơ sở thuế tài sản thời gian tới
Page | 10


Trên cơ sở 6 dạng tài sản chịu thuế nêu trên, có thể thấy, để phù hợp với mục
tiêu, yêu cầu, khả năng quản lý của cơ quan thuế và các cơ quan liên quan, các tài sản
chịu thuế ở Việt Nam nên được xác định theo dạng thứ 6. Vấn đề đặt ra là phải xem

xét, lựa chọn loại tài sản nào sẽ thuộc diện chịu thuế theo các tiêu thức trên.
- Đối với các tài sản tài chính, tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, các tài sản là vũ khí
được phép sử dụng, khó quản lý và đánh thuế.
- Đối với tài sản là quyền sử dụng đất: Tài sản quyền sử dụng đất hiện nay là một
trong những tài sản lớn của các đối tượng trong xã hội, loại tài sản này thỏa mãn đầy
đủ cả ba tiêu thức nói trên và đang được điều tiết hàng năm bằng thuế sử dụng đất. Do
đó, tài sản này cần tiếp tục được điều tiết với những thay đổi phù hợp điều kiện mới.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống được nâng cao, khả
năng tích luỹ lớn, lượng tài sản là nhà ở, vật kiến trúc cũng đã không ngừng gia tăng,
tạo ra khả năng nộp thuế của các đối tượng sở hữu. Bên cạnh đó, sự chênh lệch giàu
nghèo về nhà ở cũng tăng lên, đồng thời, hoạt động của thị trường bất động sản đang
có nhiều bất cập, gây ra sự lũng đoạn, đầu cơ, bất bình đẳng về phân phối nhà ở.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, loại tài sản là nhà, vật kiến trúc trên đất cần đưa
vào diện chịu thuế tài sản hàng năm. Có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:
Thứ nhất, chỉ đánh thuế vào nhà, vật kiến trúc trên đất có giá trị vượt quá mức
khởi điểm chịu thuế. Lúc này, các ngôi nhà, vật kiến trúc trên đất có giá trị (xác định
theo các quy định về giá tính thuế) vượt quá một ngưỡng nhất định sẽ thuộc diện chịu
thuế.
Thứ hai, chỉ đánh thuế vào nhà, vật kiến trúc thứ hai trở đi. Người chỉ sở hữu một
ngôi nhà, vật kiến trúc không phải nộp thuế. Người sở hữu từ hai nhà, vật kiến trúc trở
lên sẽ phải nộp thuế đối với các ngôi nhà, vật kiến trúc còn lại ngoài ngôi nhà, vật kiến
trúc thứ nhất.
- Đối với tài sản là các phương tiện giao thông
Hiện nay, các tài sản loại này (ôtô từ 24 chỗ ngồi trở xuống, xe máy dung tích
xi lanh trên 125cc, du thuyền, máy bay) đã được điều tiết bằng thuế tiêu thụ đặc biệt
bên cạnh thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, đồng thời phải chịu Lệ phí trước bạ khi
đăng ký quyền sở hữu (có tính chất như thuế tài sản đánh một lần), nên việc xem xét
đưa loại tài sản này vào chịu thuế tài sản có thể xem xét trong dài hạn.
Như vậy, các tài sản chịu thuế tài sản có thể điều tiết hàng năm ở Việt Nam
trong thời gian tới cần xem xét bao gồm: Quyền sử dụng đất (nông nghiệp, phi nông

nghiệp); nhà, vật kiến trúc trên đất. NNT tài sản sẽ là các chủ thể có quyền sở hữu tài
sản chịu thuế.
Đối với đất là tài sản thuộc sở hữu quốc gia giao cho đối tượng khác sử dụng,
NNT là các chủ thể có quyền sử dụng đất. Một số tài sản đang có sự tranh chấp về
quyền sở hữu giữa các chủ thể khác nhau thì NNT là chủ thể đang trực tiếp sử dụng tài
sản đó và việc nộp thuế này không bao hàm việc xác lập quyền sở hữu tài sản cho chủ
thể đó.

Page | 11


Bên cạnh đó, cần xem xét các trường hợp tài sản không chịu thuế theo các tiêu
thức như chủ sở hữu, mục đích sử dụng hay các thông lệ chung. Ngoài ra, cần xem xét
nghiên cứu việc đánh thuế tài sản một lần đối với các tài sản mới được tạo dựng và
được chủ sở hữu thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản. Khi đó, hệ thống thuế
tài sản Việt Nam sẽ đảm bảo tính đầy đủ xét trên góc độ cơ sở thuế, phù hợp với điều
kiện phát triển của nền kinh tế cũng như mục tiêu đánh thuế tài sản.

Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính & ETV2 Component 1(2008), Cách đánh thuế tài sản ở Việt Nam, Kỷ
yếu hội thảo khoa học;
2. Nguyễn Đình Chiến, Xây dựng chính sách thuế đánh vào tài sản ở Việt Nam thời
gian tới, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 1 (18) 2005.
3. />
7. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCD TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
SỰ NGHIỆP:
Người biên tâp: Huỳnh Xuân Nam
Tài sản cố định là loại tài sản có giá trị và thời gian sử dụng lâu dài như nhà
cửa, quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị… do vậy, khi đầu tư cần so sánh giữa số
tiền bỏ ra và lợi ích thu được. Tuy nhiên, tại hầu hết các đơn vị hành chính sự nghiệp,

tài sản cố định đều phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, không sinh lời và không đo
lường được giá trị lợi ích kinh tế. Vì vậy, công tác quản lý, sử dụng tài sản này cần
được quan tâm đúng mức để tăng hiệu quả sử dụng.
Quản lý, sử dụng tài sản cố định tại các đơn vị hành chính sự nghiệp
Hiện nay, hành lang pháp lý quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (chủ yếu là
tài sản cố định - TSCĐ) tại các cơ quan, đơn vị đã được quy định khá đầy đủ.
Cụ thể như: Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 và nhiều nghị
định của Chính phủ; thông tư của Bộ Tài chính quy định, hướng dẫn quản lý, sử dụng,
mua sắm… tài sản nhà nước tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập. Nhờ đó, công
tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước nói chung và TSCĐ nói riêng đã từng bước đi
vào nề nếp.
Mặt khác, quy định pháp luật cũng đã phân cấp rõ hơn nhiệm vụ quản lý giữa
Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp, giữa các cơ quan có chức năng quản lý
chuyên ngành với các cơ quan, đơn vị được giao quản lý gắn với sử dụng tài sản nhà
nước. Đồng thời, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp trong quản lý;
trách nhiệm của từng đơn vị trong sử dụng tài sản.
Page | 12


Theo Cơ sở Dữ liệu quốc gia, giá trị về TSCĐ qua các năm có xu hướng tăng,
cụ thể: Trong tổng số TSCĐ tại khu vực hành chính sự nghiệp nêu trên, TSCĐ tại đơn
vị sự nghiệp công lập chiếm tỷ trọng lớn nhất (bình quân là 64,53% về hiện vật và
69,06% về giá trị). Sự gia tăng của TSCĐ chủ yếu là dưới hình thức mua sắm. Theo
quy định, các đơn vị mua sắm tài sản phải theo dự toán được duyệt, nhưng hầu hết
các dự toán lại không sát với nhu cầu thực tế (về chủng loại, chất lượng và giá cả).
Nhiều đơn vị khi lập dự toán chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế dẫn đến khi
mua tài sản về sử dụng không hiệu quả, để tồn kho gây lãng phí. Mặc dù Chính phủ và
Bộ Tài chính có những văn bản quy định rất chặt chẽ về quy định mua sắm và quản lý
tài sản nhưng hình thức đấu thầu vẫn còn phổ biến, từ đó dẫn đến tiêu cực như nâng
khống giá hoặc thay đổi chủng loại để thu lợi bất chính, chưa thực sự quan tâm đến

chất lượng tài sản.
Đặc biệt, trong vài năm gần đây, mặc dù Chính phủ cho phép thí điểm thực
hiện một số phương thức mới trong quản lý, sử dụng TSCĐ của nhà nước như: Mua
sắm tập trung đối với những tài sản có số lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn,
đầu tư xây dựng công trình sự nghiệp theo hình thức đối tác công - tư (PPP), đầu tư
công - quản lý tư; Nhà nước có chính sách ưu đãi trong sử dụng đất đai, khuyến khích
xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao,
môi trường... tuy nhiên, vẫn chưa thu hút được sự tham gia đầu tư của các thành phần
kinh tế.
Công tác kế toán tài sản cố định tại các đơn vị hành chính sự nghiệp
Thông tư 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính quy định
những thay đổi về chế độ quản lý và tính hao mòn TSCĐ đã khắc phục phần lớn
những hạn chế trong quy định về công tác kế toán trước đây. Cụ thể những điểm mới
như:
Thứ nhất, về ghi nhận TSCĐ: Đã quy định rõ đối với TSCĐ đặc thù và TSCĐ
đặc biệt. Theo đó, TSCĐ đặc thù: Những tài sản (trừ tài sản là nhà, vật kiến trúc) có
nguyên giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên 1 năm;
Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ (như thuỷ tinh, gốm, sành sứ…) phục vụ
nghiên cứu khoa học, thí nghiệm có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên.
Tài sản cố định đặc biệt gồm: Tài sản không thể đánh giá được giá trị thực
nhưng đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về hiện vật như các cổ vật, hiện vật trưng bày
trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử…
Thứ hai, về đối tượng ghi sổ kế toán TSCĐ: Ngoài các quy định trước thì có bổ
sung: súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật có giá trị từ 10 triệu
đồng trở lên và vườn cây thuộc khuôn viên đất độc lập có giá trị từ 10 triệu đồng trở
lên, được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán TSCĐ;
Thứ ba, về xác định nguyên giá của TSCĐ: Bổ sung trường hợp TSCĐ hình
thành từ đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được ghi sổ
và hạch toán kế toán TSCĐ kể từ ngày có biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng.


Page | 13


Nguyên giá ghi sổ là nguyên giá tạm tính được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Giá đề
nghị quyết toán; Giá trị xác định theo biên bản nghiệm thu A-B; Giá trị dự toán dự án
đã được phê duyệt.
Thứ tư, về quản lý TSCĐ: Quy định cụ thể các nội dung cần thực hiện: Mọi
TSCĐ hiện có tại đơn vị được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy
định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSCĐ; Đơn vị có trách nhiệm lập thẻ TSCĐ,
hạch toán kế toán đối với toàn bộ TSCĐ hiện có của đơn vị theo đúng quy định của
chế độ kế toán hiện hành, thực hiện kiểm kê định kỳ hằng năm về TSCĐ hiện có thực
tế, báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số
liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán.
Thứ năm, về xác định, quản lý giá trị hao mòn TSCĐ. Việc tính hao mòn
TSCĐ thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khoá sổ kế toán hoặc bất
thường. Phạm vi TSCĐ phải tính hao mòn là tất cả TSCĐ hiện có.
Đối với những TSCĐ có thay đổi về nguyên giá, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị
xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn luỹ kế của TSCĐ đó để
ghi sổ kế toán.
TSCĐ của đơn vị sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn
liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê theo quy định
của pháp luật để phải trích khấu hao TSCĐ.
Mặc dù, đã có văn bản quy định cụ thể về công tác kế toán TSCĐ nhưng việc
nắm bắt, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSNN tại một
số đơn vị còn hạn chế, công tác hạch toán và theo dõi tài sản không kịp thời và đầy
đủ, kế toán chưa tính hao mòn và trích khấu hao TSCĐ đúng chế độ quy định, thậm
chí có đơn vị không phản ánh tài sản vào sổ và báo cáo kế toán.
Đây là kẽ hở để phát sinh thất thoát, nhất là các loại tài sản và thiết bị chuyên
dùng điện tử, tin học. Ngoài ra, nhiều đơn vị chưa thực sự quản lý, theo dõi sát được
thực trạng và biến động của tài sản, nhất là đất đai nên công tác kế toán chưa phản ánh

đúng giá trị của tài sản và khấu hao chưa phù hợp với thực tế.
---- Bài đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 2 tháng 3/2017
Nguồn:
/>
Page | 14


PHẦN II : PHÂN TÍCH PHẦN HÀNH KẾ TOÁN :
II.1 NHỮNG QUI ĐỊNH CẬP NHẬT LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH:
1. NỘI DUNG CHÍNH:
Chế độ kế toán tài sản cố định
Ban hành theo quyết định số 222-TC/CĐKT ngày 11 tháng 10 năm 1980 của Bộ Tài
Chính.
Nguyên tắc chung:
Điều 1: tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị đơn vị từ 500 đồng trở
lên, thời gian sử dụng trên một năm và những tư liệu đặc biệt được coi là TSCĐ
theo quy định tại chế độ khấu hao TSCĐ hiện hành ( Quyết định số 215-TC/CĐTC
gày 2 tháng 10 năm 1980) những tư liệu lao động thiếu một trong những điều kiện
nói trên được coi là công cụ lao động thuộc tài sản lưu động.
Điều 2: TSCĐ của xí nghiệp được phân loại thống nhất theo các cách sau:














Nhà cửa
Vật kiến trúc
Máy móc thiết bị động lực
Máy móc thiết bị công tác
Thiết bị truyền dẫn
Công cụ
Dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm
Thiết bị và phương tiện vận tải
Dụng cụ quản lí
Súc vật làm việc và súc vật sinh sản
Cây lâu năm
Tài sản cố định khác ( bao gồm các chi phí đầu tư được coi là tài sản cốđịnh)

Điều 3: kế toán TSCĐ có nhiệm vụ:
Ghi chép, phản ánh, tổng hợp đầy đủ, đúng sự thật, kịp thời số lượng, giá trị hiện có,
tình hình tăng giảm và hiện trạng của tài sản cố định trong toàn xí nghiệp và ở từng
đơn vị sử dụng TSCĐ.
Ghi chép, phản ánh tình hình sử dụng từng đối tượng TSCĐ, từng loại TSCĐ và
toàn bộ TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng và trong toàn xí nghiệp; tính toán xác định
hiệu quả sử dụng của TSCĐ.
Tính và hạch toán số khấu hao TSCĐ vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu
thông, tính và hạch toán kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ. Giám sát việc trích nộp khấu
hao cơ bản cho nhà nước, cho cấp trên và hoàn trả vốn vay ngân hàng theo chế độ
nhà nước qui định.
Page | 15



Hạch toán đúng đắn các chi phí về sửa chữa TSCĐ, tính toán kịp thời giá
thành các cônng trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, giám sát việc sử dụng đúng
mục đích quỹ khấu hoa sửa chữa lớn, việc chấp hành các định mức và dự toán chi
phí sửa chữa lớn.
Hạch toán kịp thời kết quả về thanh lí TSCĐ và xác định đúng đắn những
thiệt hại hoặc lợi ích do TSCĐ phải thanh lí trước hiawcj sau thời hạn sử dụng qui
định.
Lập báo cáo kế toán về TSCĐ, phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo
quản, sử dụng TSCĐ, đề xuất các biện pháp nhằm không ngừng tăng cường giữ
gìn, bảo dưỡng, đổi mới và nâng cao công suất sử dụng TSCĐ.
Điều 4: TSCĐ được phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán theo nguyên giá.
Nguyên giá của TSCĐ là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc xây dựng hoặc
mua sắm TSCĐ kể cả các chi phí vận chuyển, lắp đặt và chi phí kiến thiết cơ bản.
Nguyên giá của TSCĐ trừ đi hao mòn của chúng gọi là giá trị còn lại của TSCĐ. Giá
trị còn lại của TSCĐ là vốn cố định hiện có của xí nghiệp.
Điều 5: nguyên giá của từng đối tượng TSCĐ ghi trên sổ sách và báo cáo kế toán
không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của TSCĐ tại xí nghiệp, trừ những trường
hợp sau:
Trang bị, đổi mới bộ phận làm tăng giá trị của TSCĐ
Tháo bớt một vài bộ phận của TSCĐ làm giảm giá trị TSCĐ
Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của nhà nước.
Điều 6: đối với TSCĐ cho bên ngoài thuê dài hạn, xí nghiệp cho thuê vẫn ghi
nguyên giá của TSCĐ cho thuê trong bảng tổng kết tài sản của mình, còn xí nghiệp
đi thuê phải căn cứ giá trị ở hợp đồng để ghi vào tài khoản ngoài bảng tổng kết tài
sản
Nếu xí nghiệp đi thuê tài sản bỏ vốn
Chuẩn mực kế toán tài sản cố định bỏ vốn xây dựng thêm, trang bị thêm hoặc đổi
mới một số bộ phận của TSCĐ thuê ngoài, theo sự thỏa thuận trong hợp đồng giữa
hai bên, thì xí nghiệp bên ngoaig phải hạch toán công trình xây dựng thêm, trang bị

thêm đó vào TSCĐ của xí ngiệp mình và phải tiến hành trích khấu hao.
Hết hạn hợp đồng xí nghiệp đi thuê giao trả TSCĐ bao gồm cả công trình xây dựng
thêm hoặc đổi mới cho đơn vị cho thuê. Khi giao nhận đoi bên ghi sổ theo nguyên
giá và số khấu hao của công trình xây dựng thêm hoặc trang bị thêm đó theo
phương pháp kế toán nhượng bán TSCĐ giữa hai xí nghiệp.

Chuẩn mực kế toán ở Việt Nam và quốc tế về TSCĐ
Tài sản cố định hữu hình
Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình

Page | 16


1.1.1.1.1. Định nghĩa và tiêu chuẩn để xác định TSCĐ hữu hình












 Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 3 (VAS3)
Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản.
Có thể xác định được giá trị của tài sản một cách đáng tin cậy.

Có thời gian sử dụng hữu ích lướn hơn một kì kế toán
Tài sản được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh hay cho mục đích
hành chính khác
Tài sản có hình thái vật chất cụ thể
Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo tiêu chuẩn hiện hành
 Theo chuẩn mực kế toán quốc tế 16 (IAS16):
Chúng được doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho mục đích sản xuất và
cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho người khác thuê hay cho các mục đích
quản lí hành chính
Doanh nghiệp dự kiến là có thể sử dụng chúng nhiều hơn một kì kế toán
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế tương lai từ tài sản đó

Nguyên giá của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy.
1.1.1.1.2. Các điểm giống nhau giữa các chuẩn mực
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
Nguyên giá có thể xác định một cách đáng tin cậy
Có thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm
Có hình thái vật chất cụ thể
1.1.1.1.3. Điểm khác biệt giữa 2 chuẩn mực: đó là ở tiêu chuẩn giá trị
 IAS 16 không quy định mức giá trị tối thiểu để ghi nhận TSCĐ hữu hình bởi vì
do hoàn cảnh kinh tế mỗi nước là khác nhau cộng thêm đồng tiền tính giá của
mỗi nước cũng khác nhau dẫn đến ngưỡng giá trị ghi nhận một TSCĐ là khác
nhau
 VAS quy định ở quyết định 206/2003/QĐ/BTC là 10 triệu đồng trở lên.





Áp dụng tiêu chuẩn ghi nhận cho từng trường hợp cụ thể

 Cả IAS 16 và VAS 3 đều thống nhất trong việc hợp nhất các bộ phận riêng lẻ
và không quan trọng để áp dụng tiêu chuẩn ghi nhận vào tổng giá trị.
 Cả VAS 3 và IAS 16 đều thống nhất phân loại các phụ tùng và thiết bị phụ trợ
là tài sản lưu động và hạch toán chúng vào chi phí khi sử dụng và nếu là
TSCĐ hữu hình thì phải có thời gian sử dụng trên 1 năm. Để xác định phụ
tùng và thiết bị có phải là tài sản hay không cả hai chuẩn mực dựa vào yếu tố
là chúng phải có các bộ phận trọng yếu đem lại lợi ích kinh tế lớn cho doanh
nghiệp hay không.

Xác định giá trị ban đầu
 Tiêu chuẩn ghi nhận chi phí phát sinh để có được TSCĐ hữu hình được nêu
trong IAS 16 như sau: chi phí phát sinh cho bất động sả, nhà xưởng và dụng
cụ được ghi nhận là tài sản khi :

Page | 17




Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài
sản đó
 Nguyên giá tài sản đó phải được xác định một cách đáng
tin cậy
 Việc ghi nhận chi phí vào nguyên giá của một TSCĐ hữu
hình ngừng lại khi tài sản đã ở các địa điểm và trạng thái
cần thiết để tài sản có thể vận hành theo cách đã được
định trước.
 Cả IAS 16 và VAS 3 đều thống nhất trong việc xem xét một chi phí liên quan
trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng hay không để
quyết định đưa chi phí đó vào nguyên giá hay để loại bỏ chi phí đó khỏi

nguyên giá. Cả VAS 3 và IAS 16 đều yêu cầu các tài sản đủ tiêu chuẩn ghi
nhận là TSCĐ hữu hình thì đều cần xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.

Xác định giá trị sau khi ghi nhận ban đầu
VAS 3 chỉ cho phép sử dụng phương pháp giá gốc để xác định giá trị của tài
sản sau ghi nhận ban đầu. Còn IAS 16 cho phép đơn vị nắm giữ tài sản được lựa
chọn giữa phương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại.
1.1.1.1.4. Phương pháp giá gốc
 Theo VAS 3 thì ía trị tài sản theo phương pháp giá gốc được xác định bằng
nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế:
Giá trị còn lại= nguyên giá – khấu hao lũy kế
 IAS 16 thì giá trị tài sản theo phương pháp giá gốc được xác định bằng
nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế trừ đi khoản lỗ lũy kế do giảm giá trị tài sản.
1.1.1.1.5. Phương pháp đánh giá lại
 Theo IAS 16, sau ghi nhận, một bất động sản, nhà xưởng hay thiết bị nếu có
thể xác đinh được giá trị của nó một cách đáng tin cậy thì giá trị của nó có thể
được ghi nhận theo giá đánh giá lại. Giá đánh giá lại bằng giá trị hợp lí tại thời
điểm đánh giá lại trừ đi bất kì khoản khấu hao lũy kế nào sau ngày đánh giá
lại và trừ đi bất kì khoản lỗ do giảm giá trị tài sản nào sau ngày đánh giá lại.

Khấu hao TSCĐ hữu hình
1.1.1.1.6. Khái niệm và cách hạch toán
 Cả hai chuẩn mực đều thống nhất : “Số khấu hao của từng thời kì được hạch
toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì trừ khi chúng được tính vào giá
trị của tài sản khác như: khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động sản
xuất kinh doanh trong giai đoạn triển khai là một bộ phận cấu thành nguyên
giá TSCĐ vô hình hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình
tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.”
 Cả hai chuẩn mực cùng đều cho phép doanh nghiệp phân bổ chi phí của tài
sản cho các bộ phận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ

phận cấu thành cũng như được khấu hao một cách riêng biệt. Tuy nhiên VAS
3 cho áp dụng trường hợp này khi từng bộ phận cấu thành tài sản có thời
gian sử dụng hữu ích khác nhau hoặc góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho
doanh nghiệp theo những tiêu chuẩn khác nhau. Còn IAS 16 lại yêu cầu

Page | 18














doanh nghiệp phhair khấu hao riêng các bộ phận của TSCĐ hữu hình khi mà
giá trị của bộ phận đó khá lớn so với tổng giá trị của tài sản đó.
1.1.1.1.7. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình
Cả hai chuẩn mực cho phép tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản không
chỉ bằng thời gian tính bằng năm mà còn bằng tổng số lượng sản phẩm mà
doanh nghiệp ước tính có thể thu được từ việc sử dụng sản phẩm.
Cả hai chuẩn mực cùng cho rằng khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của
TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau:
(a) Mức độ sử dụng ước tính của doanh ngiệp đối với tài sản đó.
Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản

lượng dự tính.
(b) Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá
trình sử dụng tài sản: số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo
quản doanh nghiệp đối với tài sản cũng như việc bảo quản
chúng trong kì không hoạt động.
(c) Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây
chuyền công nghệ hay do dự thay đổi như cầu thị trường về sản
phẩm hay dịch vụ do tài sản sản xuất ra.
(d) Giới hạn có tính pháp lí trong việc sử dụng tài sản như ngày hết
hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính.
 Cả hai chuẩn mực đều yêu cầu doanh nghiệp xem xét lại thời gian
sử dugj hữu ích của tài sản định kì, thường là cuối năm tài chính.
Tuy nhiên do có sự khác biệt về xác định giá trị ban đầu trong mục
TSCĐ của Việt Nam không có đất đai vì đất đai là thuộc sở hữu
của nhà nước nên VAS 3 không đề cập đến vấn đề khấu hao đất,
nhưng IAS 16 lại đề cập rất rõ về vấn đề khấu hao đất, theo đó đất
đai sẽ khoog được khấu hao do có thời gian sử dụng là vô hạn, còn
nhà cửa, công trình kiến trúc găn liền vơi sđất đai có thời gian sử
dụng hữu hạn nên phải khấu hao.
1.1.1.1.8. Phương pháp khấu hao TSCĐ
Về định nghĩa, cả VAS 3 và IAS 16 đều cho rằng phương pháp khấu hao
được sử dụng để phản ánh cách thức mà doanh nghiệp thu được gia strij
kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản.
Cả hai chuẩn mực đều cho rằng phương pháp khấu hao áp dụng cho một tài
sản cần phải xem xét lại ít nhất 1 lần. Nếu có sự tahuy đổi đáng kể trong cách
sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được tahy đổi
phương pháp khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và các năm
tiếp theo. Có 3 phương pháp tính khấu hao :đường thẳng, theo số dư giảm
dần và theo số lượng sản phẩm.
Cả VAS 3 và IAS 16 đều nhấn mạnh phải áp dựng phương pháp khấu hao

cho TSCĐ hữu hình một cách thống nhất qua các thời kì trừ phi có sự thay
đổi trong cách định mức mà doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế tương lai
từ việc sử dụng tài sản đó.
1.1.1.1.9. Giá trị thanh lí của TSCĐ hữu hình
Có một số quy định khá cụ thể ở IAS 16 mà không thấy có ở VAS 3:

Page | 19




Định nghĩa ở VAS 3:giá trị thanh lí là giá trị ước tính có thể thu được khi hết
thời hạn sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ đi chi phí thanh lí ước tính.
 Theo IAS 16 thì giá trị thanh lí của một tài sản là giá trị ước tính mà một
doanh nghiệp có thể thu hồi được tại thời điểm hiện tại từ việc thanh lí tài sản
trừ đi chi phí thanh lí ước tính, giả định là tài sản đã ở trong tình trạng báo
hiệu tài sản đã ở vào cuối thời gian sử dụng của nó.
 Ngoài ra, IAS 16 cũng yêu cầu rằng giá trị thanh lí của tài sản không được
vượt quá giá trị còn lại của tài sản. Nếu giá trị thanh lí mà tăng đến một số giá
trị bằng hoặc lớn hơn giá trị còn lại của tài sản thì chi phí khấu hao sẽ bằng 0
cho đến khi giá trị khấu hao đó giảm đến một ngưỡng dưới giá trị còn lại của
tài sản. Điều này khong đề cập trong VAS3.
1.1.1.1.10. Thời điểm bắt đầu và ngừng trích khấu hao
 VAS 3 không hề đề cập đến, tuy nhiên thì IAS 16 lại nhấn mạnh về 2 thời
điểm này: “ một tài sản được bắt đầu trích khấu hao khi nó đã sãn safg cho
việc sử dụng, tức là trong vị trí và trạng tahsi cần thiết để có thể hoạt động
theo cách đã được định trước. Doanh nghiệp ngừng trích khấu hao cho tài
sản này vào ngày mà tài sản được xếp vào loại tài sản giữ để bán hoặc
doanh nghiệp không còn ghi nhận tài sản ở trên sổ sách nữa.”
1.1.1.1.11. Sự giảm TSCĐ hữu hình

 VAS 3 không yêu cầu doanh nghiệp phải ước tính sự giảm giá trị của tài sản
nhưng IAS 16 lại yêu cầu doanh nghiệp dù là sử dụng phương pháp giá gốc
hay phương pháp đáh giá lại để ghi nhận giá trị của TSCĐ hữu hình thì đều
phải ước tính sự giảm giá trị của tài sản khi có những dấu hiệu cho thấy tài
sản có khả năng giảm giá trị.
1.1.1.1.12. Trình bày báo cáo tài chính
Những thông tin mà cả hai chuẩn mực yêu cầu trình bày
Phương pháp xác định nguyên giá
Phương pháp khấu hao
Thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao
Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kì
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng giảm trong kì
Số khấu hao tăng giảm trong kì và lũy kế đén cuối kì
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang
Các cam kết về việc mua bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn trong tương lai
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình dùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản
vay
 Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đang chờ thah lí










Những thông tin mà VAS3 yêu cầu trình bày còn IAS 16 thì khuyến khích trình
bày

 Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tạm thời không được sử dụng
 Nguyên giá của TSCĐ hữu hình khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng
Những thông tin mà IAS16 yêu cầu trình bày còn VAS 3 không yêu cầu trình
bày
Page | 20


 IAS 16 ngoài yêu cầu sự thay đổi trong các ước tính kế toán về phương pháp
khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích thì còn yêu cầu thay đổi ước tính kế
toán về giá trị thanh lí và chi phí tính cho việc thao dỡ, di dời TSCĐ và khôi
phục mặt bằng.
 Do VAS 3 không cho phép doanh nghiệp được sử dụng phương pháp đanh
giá lại nên chỉ có ở IAS 16 ta mới thấy thông tin trình bày báo cáo tài chính
liên quan tới đánh giá lại tài sản.

Tài sản cố định vô hình
Ghi nhận TSCĐ vô hình











1.1.1.1.13. Định nghĩa
VAS 4: “ là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và

do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch
vụ hoặc cho các đối tượng khác thê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
vô hình”
IAS 38: “ là một tài sản phi tiền tệ có thể xác định được và không có hình thái
vật chất cụ thể.
So với VAS 4 thì khi định nghĩa TSCĐ vô hình, IAS 38 không đề cập đến mục
đích sử dụng của tài sản.
1.1.1.1.14. Các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô
hình.
Cả VAS 4 và IAS 38 đều yêu cầu doanh nghiệp phải xem xét 3 yếu tố nữa để
xác định xem tài sản có thỏa mãn định nghĩa hay không. Ba yếu tố đó là : tính
có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của
lợi ích kinh tế trong tương lai.
1.1.1.1.15. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
Cả hai chuẩn mực đều giống nhau ở tiêu chuẩn đầu:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài
sản đó mang lại
 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cascg đáng
tin cậy
ở IAS 38 chỉ có hai tiêu chuẩn đầu mà không có hai tiêu chuẩn về thời gian
sử dụng ( ước tính trên 1 năm) và tiêu chuẩn giá trị.

Xác định giá trị ban đầu
1.1.1.1.16. Trường hợp mua TSCĐ vô hình riêng biệt
 Cả hai chuẩn mực đều quy định rằng nguyên giá của TSCĐ gồm các yếu tố
sau:
 Giá mua ( trừ đi các khoản được triết khấu thương mại
hoặc giảm giá)
 Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được
hoàn lại)

 Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào
sử dụng theo dự tính
1.1.1.1.17. TSCĐ vô hình mua săm được thanh toán theo phương thức
trả chậm
Page | 21












Cả hai đều quy định rằng:
Nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả ngay tại tại
thời điểm mua
Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay
được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kì hạn thanh toán, trừ
đi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo
quy định chuẩn mực kế toán “chi phí đi vay”.
1.1.1.1.18. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn
Chỉ có ở VAS 4 chứ không có ở IAS 38, nguyên giá của quyền sử dụng đất
xác định bằng cách sau:
 Số tiền trả cho người chuyển nhượng quyền sử dụng đất
 Giá trị thị trường của quyền sử dụng đất
 Khi góp vốn liên doanh sẽ là giá trị quyền sử dụng đất

theo đánh giá của hội đồng góp vốn liên doanh
1.1.1.1.19. Mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp
Giỏ hàng hợp lí có thể của cả hai chuẩn mực là
 Giá niêm yết tại thị trường hoạt động
 Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự
1.1.1.1.20. TSCĐ vô hình được nhà nước cấp tặng hay biếu
VAS 4 : nguyên giá sẽ bằng giá trị hợp lí ban đầu cộng với các chi phí liên
quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính
IAS 38 : giống VAS 4 và thêm một cách nữa là nguyên giá sẽ tính theo một
giá trị danh nghĩa cộng thêm một số chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa
tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình
 Cả hai chuẩn mực đều thống nhất ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐ vô
hình là chi phí sản xuất kinh doanh trong kì hoặc chi phí trả trước, trừ trường
hợp:
 Chi phí hình thành một phần nguyên giá TSCĐ vô hình
và thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô
hình
 Tài sản hình thành trong quá trình sáp nhập doanh
nghiệp, không đáp ứng được các tiêu chuẩn ghi nhận
 Khác nhau về cách xác định chi phí trước hoạt động
 IAS 38 yêu cầu ghi nhận vào toàn bộ chi phí sản xuất
kinh doanh trong kì các chi phí trước họat động đó
 VAS 4 gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào
tạo nhân viện, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai
đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập,
chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí cho doanh
nghiệp dịch chuyển địa điểm được ghi nhận là chi phí
sản xuất kinh doanh trong kì hoặc được phân bố dần vào

chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa không
quá 3 năm.

Page | 22


Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu
 IAS 38 cho phép doanh nghiệp sử dụng 2 phương pháp là phương pháp giá
gốc và phương pháp đánh giá lại đề ghi nhận giá trị của TSCĐ vô hình sau
thời điểm ghi nhận
 Phương pháp giá gốc: giá trị còn lại bằng nguyên giá trừ
khấu hao lũy kế và trừ giá trị tổn thất do tài sản giảm giá
trị lũy kế
 Phương pháp đánh giá lại thì giá trị còn lại bằng giá trị
hợp lí tại thời điểm đánh giá lại trừ đi giá trị khấu hao lũy
kế và giá trị tổn thất lũy kế.
 VAS 4 chỉ cho áp dụng phương pháp giá gốc để xác định giá trị TSCĐ vô
hình. Giá trị còn lại bằng nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế.

Khấu hao TSCĐ vô hình
1.1.1.1.21. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình
Cả hai chuẩn mực đều xác định thời gian như sau:
 Khả năng sử dụng dự tính của tài sản
 Vòng đời của sản phẩm và các loại thông tin chung về các ước tính liên quan
đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng
trong điều kiện tương tự
 Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ
 Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị
trường đối với sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại
 Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hay tiềm tàng

 Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng
 Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lí và những hạn chế
khác về quá trình sử dụng tài sản
 Sự phụ thuộc thuộc gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản
khác trong doanh nghiệp
Thời gian ở VAS 4 là xác định vì thời gian cho phép tính khấu hao TSCĐ vô
hình tối đa là 20 năm, còn ở IAS 38 thì có thể xác định hay không xác định về
thời gian khấu hao.
1.1.1.1.22. Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình
 Cả hai chuẩn mực đều nêu ra 3 phương pháp khấu hao: khấu hao theo
đương thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao theo số lượng sản
phẩm.
 Cả hai chuẩn mực đều yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng thống nhất các
phương pháp khấu hao qua các thời kì và chỉ được thay đổi khi có sự thay
đổi đáng kể trong cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
 IAS 38 còn yêu cầu chi tiết thêm cho TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng hữu
ích vô hạn phải được xem xét lại mỗi kì để quyết định xem các sự kiện và tình
hình hiện tại có thể tiếp tục cho phép doanh nghiệp đánh giá là thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản là vô hạn hay không, nếu không thì phải thay đổi
sang thời gia sử dụng hữu ích có thời hạn.
Page | 23


1.1.1.1.23. Giá trị thanh lí của TSCĐ vô hình
 Cả hai đều cho rằng giá trị thanh lí của TSCĐ vô hình sẽ bằng không trừ phi:
 Có một bên thứ 3 thỏa thuận mua lại tài sản đó vào cuối
thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
 Có thị trường hoạt động vào cuối thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản và giá trị thanh lí có thể xác định thông
qua giá thị trường

 VAS 4 không thay đổi giá trị thanh lí ước tính khi có thay đổi về giá cả và giá
trị. Còn IAS 38 yêu cầu giá trị thanh lí ước tính phải được xem xét lại ít nhất
vào cuối kì kế toán, trường hợp giá trị thanh lí ước tính tăng đến mức bằng
hoặc vượt quá giá trị còn lại của tài sản thì chi phí khấu hao của tài sản sẽ
được xác định là bằng 0 và tiếp tục như thế đến khi giá trị thanh lí của tài sản
được giảm xuống dưới giá trị còn lại của tài sản.

Ghi giảm TSCĐ vô hình
 Theo cả hai chuẩn mực thì một TSCĐ vô hình được ghi giảm khi thanh lí,
nhượng bán hoặc khi xét thấy không thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng
tiếp sau
 Ghi nhận khoản lãi hoặc lỗ từ việc thanh lí, chuyển nhượng TSCĐ vô hình là
khoản thu nhập hay chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong
kì. Lãi hay lỗ sẽ bằng số chênh lệch giữa thu hập với chi phí thanh lí, nhượng
bán cộng với giá trị còn lại của TSCĐ vô hình.

Trình bày báo cáo tài chính
















1.1.1.1.24. Những thông tin mà cả VAS 4 và IAS 38 đều yêu cầu
Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ vô hình
Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao
Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn laijvafo đầu năm và cuối năm
Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng, giảm trong đó tách riêng những tài sản được
hình thành trong nội bộ doanh nghiệp, tài sản được mua sắm và tài sản được
hình thành từ sáp nhập doanh nghiệp
Số khấu hao tăng, giảm trong kì
Giá trị hợp lí của TSCĐ vô hình do nhà nước cấp trong đó ghi rõ giá trị hợp lí
khi ghi nhận ban đầu, giá trị khấu hao lũy kế, giá trị còn lại của tài sản.
Các cam kết về mua bán TSCĐ vô hình có giá trị lơn trong tương lai
Nguyên giá TSCĐ vô hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng
Giải trình khoản chi phí trong giai đoạn nghiên cứu và chi phí trong giai đoạn
triển khai đã được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kì
Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đó dùng để thế chấp cho các khoản nợ phải
trả.
1.1.1.1.25. Những thông tin mà VAS 4 yêu cầu trình bày còn IAS 38 thì
không
VAS 4 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày rõ lí do khi doanh nghiệp quyết
định khấu hao một TSCĐ vô hình trên 20 năm
IAS 38 không quy đinh điều này vì nó không đưa ra thời gian sử dụng hữu ích
tối đa cho TSCĐ vô hình

Page | 24


 VAS 4 đưa quyền sử dụng đất vào trong danh mục TSCĐ vô hình còn IAS 38
thì không

 VAS 4 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày giá trị còn lại của TSCĐ vô hình
tạm thời không sử dụng và giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đang chờ thanh lí
, còn IAS 38 thì không yêu cầu điều này.
1.1.1.1.26. Những thông tin mà IAS 38 yêu cầu trình bày còn VAS 4 thì
không
 IAS 38 yêu cầu trình bày bản chất và định lượng những tahy đổi trong ước
tính kế toán mà ảnh hưởng trọng yếu đến kì kế toán hiện tại và tương lai.
 Đối với TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng hữu ích vô hạn thì IAS 38 yêu cầu
trình bày giá trị của tài sản đó và lý do để doanh nghiệp đánh giá tài sản đó
có thời gian sử dụng hữu ích vô hạn.
 Sau khi được ghi nhận IAS 38 yêu cầu doanh nghiệp định giá tài sản theo
phương pháp giá gốc hay phương pháp đánh giá lại

Tài sản cố định thuê tài chính
Phân loại và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thuê tài chính
 Cả hai chuẩn mực đều cho rằng nếu nội dung hợp đồng thể hiện việc chuyển
giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thì tài sản sẽ
được phân loại là thuê tài chính.
 Các trường hợp sau đã được ai chuẩn mực khẳng định sẽ dẫn đến hợp đồng
thuê tài chính:
 Bên cho thuê giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi
hết thời hạn thuê
 Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền
lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp
hơn giá trị hợp lí vào cuối thời hạn cho thuê
 Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng
kinh tế của tài sản dù không có sự chuyển giao quyên sở
hữu.
 Tại thời điểm khởi đâù của thuê tài sản , giá trị hiện tại
cải tài khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần

lớn giá trị hợp lí của tài sản thuê.
 Tafii sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê
có khả năng sử dụng không cần sự thay đổi, sửa chữa
lớn nào.

Nguyên giá ghi nhận
 Cả hai chuẩn mực đều qui định rằng nếu như hợp đồng thuê tài sản được
phân loại là hợp đồng thuê tài chính,thì bên thuê phải ghi nhận tài sản thuê tài
chính là tài sản của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán.
 Cách ghi mà hai chuẩn mực cùng thừa nhận trên bảng cân đối kế toán: cách
ghi nhận nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính là dựa trên giá trị hợp lí của tài
sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lí của tài sản cao
hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài
sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
Page | 25


Giá trị hiện tại của thanh toán tiền thuê tối thiểu
 Theo cả hai chuẩn mực thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là khoản
thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê về việc thuê tài sản theo
thời hạn trong hợp đồng, kèm theo bất cứ giá trị nào được bên thuê hoặc một
bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán.
 Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chính là giá trị của
khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiết khấu theo lãi suất ngầm định trong
hợp đồng thuê tài chính hoặc lãi suất biên đi vay.

Giá trị hợp lí của tài sản
 Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ
được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong
sự trao đổi ngang giá.

 Nguyên giá tài sản thuê tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lí tại ngày
thuê tài sản hay giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.

Chi phí sau ghi nhận ban đầu
 Cả hai chuẩn mực đều yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận chi phí trực tiếp
phát sinh ban đầu như chi phí đàm phán kí hợp đồng vào nguyên giá tài sản.

Khấu hao TSCĐ thuê tài chính
 Khấu hao TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp sẽ dựa trên thời gian sử
dụng hữu ích của nó.
 Theo cả hai chuẩn mực thì thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê tài
chính là thời gian sử dụng kinh tế còn lại của tài sản thuê kể từ thời điểm bắt
đầu thuê, không giới hạn theo thời hạn hợp đồng thuê. Nếu không chắc chắn
là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản
thuê sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời
gian sử dụng hữu ích của nó.

2. NHỮNG ĐIỂM MỚI:
Thông tư 147/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 45/2013/TT-BTC về
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) bắt đầu có hiệu lực
từ ngày 28/11/2016.
Theo đó, tài sản là nhà hỗn hợp vừa sử dụng làm tài sản hoạt động của doanh nghiệp
vừa để bán, để cho thuê thì được xử lý như sau:
 Không hạch toán là TSCĐ và không trích khấu hao đối với phần tài sản, diện
tích để bán, để cho thuê.
 Trường hợp không xác định, tách riêng được phần tài sản, diện tích để bán, để
cho thuê thì doanh nghiệp không được hạch toán toàn bộ tài sản là TSCĐ và
không được trích khấu hao.
Ngoài ra, Thông tư 147/2016/TT-BTC bổ sung các TSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị
lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế

quản lý, khai thác, sử dụng vào TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp.

Page | 26


×