Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

quản trị thương hiêu, truyền thông thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU
Môn học: Quản Trị Thương Hiệu
Giảng viên: T.S Trần Văn Đạt
Nhóm thực hiện:

1


MỤC LỤC
Phần 1: Mục tiêu chiến lược thương hiệu.................................................................5
1.

Chiến lược thương hiệu là gì?.......................................................................5

2.

Xác định mục tiêu thương hiệu.....................................................................5

3.

Xác định mục tiêu của chiến lược quảng cáo thương hiệu...........................6

4.

Ví dụ về mục tiêu chiến lược của Pepsi........................................................7
4.1.

Chiến lược thương hiệu của Pepsi..........................................................7


4.2.

Mục tiêu chiến lược truyền thông thương hiệu......................................8

4.3.

Mục tiêu truyền thông từng giai đoạn:.................................................10

Phần 2: Xác lập mục tiêu truyền thông...................................................................13
1.

Mục tiêu nhận biết thương hiệu..................................................................13

2.

Mục tiêu thiết lập hình ảnh liên tưởng........................................................14

3.

Mục tiêu xâm nhập thị trường.....................................................................14

4.

Mục tiêu trung thành thương hiệu...............................................................24

5.

Sự thay đổi về quan điểm Marketing..........................................................27

Phần 3: Công cụ truyền thông.................................................................................28

1.

Truyền thông tích hợp IMC........................................................................28

2.

Các công cụ điển hình trong marketing tích hợp (IMC).............................29
2.1. Quảng cáo (Advertising)..........................................................................29
2.2. Quan hệ công chúng (Public Relations)...................................................33
2.3. Marketing trực tiếp (direct Marketing)....................................................35
2.4. Khuyến mãi (Sales promotion)................................................................38
2


2.5. Bán hàng cá nhân (personal selling)........................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................45

3


Phần 1: Mục tiêu chiến lược thương hiệu
Hiện nay, có không ít doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt khi không có một kế hoạch
dài hạn. Tuy nhiên, nếu cách thức này cứ tiếp diễn trong thời gian dài thì có một
cảnh báo tới doanh nghiệp của bạn – doanh nghiệp của bạn đang hoạt động không
nhất quán, hình ảnh mờ nhạt, rất dễ để khách hàng mục tiêu lãng quên.
Vậy nên cần xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp để:
-

Định hướng đúng đắn trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp


- Tăng tính cạnh tranh, từ đó làm chủ thị trường mục tiêu
- Tạo dựng niềm tin, định vị thương hiệu, ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng
mục tiêu.
1. Chiến lược thương hiệu là gì?
Về bản chất, chiến lược thương hiệu là việc xây dựng và quản trị những khái niệm
và suy nghĩ của khách hàng nhằm tạo nên một hình ảnh mang ý nghĩa tích cực cho
nhãn hiệu. Chiến lược thương hiệu là một bản kế hoạch dài hạn được lập ra nhằm
xây dựng thương hiệu với nhiệm vụ đạt được các mục tiêu cụ thể của doanh
nghiệp. Chiến lược thương hiệu khác với chiến lược Marketing và chiến lược bán
hàng.
2. Xác định mục tiêu thương hiệu
Mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất trong mọi chiến dịch và chiến lược. Xác định rõ
ràng mục tiêu của quảng bá thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tập trung
nguồn lực, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả thực sự. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng
4


kết quả bạn mong muốn chiến dịch quảng bá thương hiệu là gì: Được nhiều người
biết đến hơn? Bán được nhiều hàng hơn? Hay đơn giản để duy trì hình ảnh thương
hiệu trong tâm trí khách hàng?
Tùy theo từng mục đích và từng chiến lược cụ thể của mỗi công ty mà sẽ có những
mục tiêu khác nhau. Dưới đây là 5 mục tiêu quảng bá thương hiệu phổ biến nhất:
 Tạo sự nhận biết: Mục tiêu này sẽ được nhắm đến khi doanh nghiệp
mới hoặc sản phẩm mới. Lúc này nỗ lực quảng bá nhằm tạo ra sự
nhận biết và phân biệt là điều quan trọng chính.
 Tạo sự quan tâm: Mục tiêu này cần được thực hiện khi doanh nghiệp
muốn chuyển thái độ của khách hàng từ nhận biết sản phẩm sang mua
sản phẩm. Để đạt được cần nắm rõ nhu cầu của khách hàng và hướng
tiếp cận hiệu quả.
 Tạo sự chú ý: Mục tiêu này là khi doanh nghiệp muốn cung cấp thông

tin cho khách hàng hoặc định vị khách hàng, giúp họ có so sánh tích
cực về doanh nghiệp với đối thủ.
 Gia tăng doanh số bán hàng: Thúc đẩy khách hàng mua hàng khi khơi
gợi nhu cầu của họ.
 Củng cố thương hiệu: Mục tiêu ở đây chính là xây dựng mối quan hệ
lâu dài với khách hàng.
3. Xác định mục tiêu của chiến lược quảng cáo thương hiệu
Mục tiêu cho từng chiến dịch quảng cáo sẽ có sự khác nhau. Xác định mục tiêu
chính xác cho chiến dịch quảng cáo thương hiệu, sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, tập
5


trung nguồn lực để đạt kết quả thành công nhất. Bạn mong muốn gì sau chiến dịch
quảng cáo thương hiệu này – đó chính là mục tiêu bạn hướng đến.
Có thể phân làm 2 nhóm mục tiêu quảng cáo như sau:
Nhóm hướng đến số cầu:
· Truyền đạt thông tin:


Mục tiêu này nằm ở giai đoạn đầu của phát triển thương hiệu nhằm tạo sự
nhận thức về thương hiệu



Giảm thời gian tư vấn cho nhân viên bán hàng

· Thuyết phục: Là mục tiêu nằm trong giai đoạn cạnh tranh nhằm thuyết phục
khách hàng chuyển đổi thương hiệu.



Đạt được sự yêu thích về thương hiệu



Gia tăng mức dự trữ



Xây dựng sự trung thành thương hiệu

· Nhắc nhở: Đây là mục tiêu quan trọng cho những thương hiệu có doanh số bán
hàng giảm, khách hàng có dấu hiệu bị lãng quên. Khi đó quảng cáo thương hiệu sẽ
giúp định vị lại thương hiệu trong tâm trí khách hàng.


Ổn định mức bán



Duy trì sự trung thành với nhãn hiệu



Duy trì sự nhận biết và hình ảnh của thương hiệu

Nhóm hướng đến hình ảnh:


Xây dựng và phát triển danh tiếng cho thương hiệu
6





Quảng bá thương hiệu

4. Ví dụ về mục tiêu chiến lược của Pepsi
4.1.

Chiến lược thương hiệu của Pepsi

Chiến lược truyền thông của Pepsi là tập trung vào tính cách thương hiệu thay vì
tập trung truyền thông quá vào sản phẩm. Pepsi là một trong những thương hiệu
đầu tiên đã chuyển hóa thành công từ việc bán một sản phẩm sang bán một phong
cách sống.
Có thể thấy, dù có mặt trên thị trường từ năm 1898 những hình ảnh thương hiệu mà
Pepsi xây dựng vẫn là hình ảnh cực kỳ tươi trẻ. Pepsi cho thấy tính cách năng động
của thương hiệu. Đó cũng là tính cách của nhóm khách hàng trẻ mà Pepsi hướng
tới, luôn tươi trẻ, năng lượng và khao khát tạo dấu ấn riêng.
4.2.

Mục tiêu chiến lược truyền thông thương hiệu

Mục tiêu chiến lược truyền thông thương hiệu của Pepsi là tác động đến tâm lý
khách hàng, thu hút sự chú ý và tạo sự nhận biết về thương hiệu, thúc đẩy họ mua
sắm.

7



Có thể dễ dàng nhận ra đối tượng khách hàng mà Pepsi hướng đến đó là nhóm
khách hàng trẻ. Do đó những quảng cáo của Pepsi luôn nhắm vào giới trẻ với các
hoạt động vui chơi, thể thao, và thường gắn với âm nhạc. Hầu như các chiến dịch
quảng cáo của Pepsi đều có âm nhạc rất sôi động, và thường hợp tác với những
nghệ sĩ lớn trên toàn thế giới. Từ Ray Charles, Britney Spears đến Michael
Jackson, … Hay ở Việt Nam là những cái tên đình đám như: Tóc Tiên, Đông Nhi,
ISaac, và Sơn Tùng MTP.
Sự năng động, tươi trẻ đầy sức sống có thể là những gì chúng ta cảm nhận được từ
hình ảnh của Pepsi và đó cũng là một định hướng nhất quán cho chiến lược truyền
thông tại Việt Nam của Pepsi.
Không những thế, thiết kế của Pepsi cũng rất phong cách từ màu sắc bắt mắt, logo
đơn giản nhưng không kém phần phong cách và nổi bật. Hay cả những phát ngôn
đã đi vào huyền thoại, trở nên viral tại Việt Nam: “Đã quá Pepsi ơi’’, “Cứ trẻ. Cứ
chất. Cứ Pepsi” hay “Pepsi- sống trọn từng giây”
Pepsi dần ghi dấu trong tâm trí giới trẻ là một thương hiệu phong cách dành cho
những người trẻ phong cách và khác biệt. Điều này đã giúp Pepsi cạnh tranh với
thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới Cocacola và xuất hiện trên ở 200
quốc gia trên thế giới.

8


4.3.

Mục tiêu truyền thông từng giai đoạn:
 Giai đoạn giới thiệu:
9


Xuất hiện trên thị trường muộn hơn Coca 6 năm, trong giai đoạn ra mắt, Pepsi gặp

rất nhiều khó khăn vì dường như Coca đã chiếm lĩnh hết thị trường. Lúc này Pepsi
đã đẩy mạnh quảng cáo thông tin với chiến lược quảng cáo ‘’Pepsi-Cola Hits the
Spot” rầm rộ, cũng là tiền đề để người tiêu dùng biết đến thương hiệu Pepsi.
 Giai đoạn tăng cường
Trong giai đoạn này Pepsi nhấn mạnh đến sự khác biệt của mình với các sản phẩm
khác, vì thế nên chiến lược đổi sang dạng quảng cáo thuyết phục.
Mục tiêu của chiến lược là tạo sự chú ý về giá trị của loại nước giải khát này. Mở
đầu là chiến lược “Be sociable. Have a Pepsi (Thoải mái hơn. Có Pepsi.), thuyết
phục khách hàng về sự thoải mái khi sử dụng sản phẩm hay Pepsi sẽ giúp kết nối
mọi người hơn.

Qua mỗi năm thì Pepsi lại nghiên cứu và phát triển những thông điệp khác nhau để
truyền tải đến mọi người. Với chiến lược như vậy, Pepsi đã xây dựng cho mình
được tập khách hàng trung thành và thu hút thêm lượng khách hàng mới tiềm năng,
giúp Pepsi mở rộng thị trường và giảm khoảng cách với đối thủ thủ cạnh tranh.
10


 Củng cố vị thế trên thị trường
Là một người đến sau trên thị trường nước giải khát, nên chiến lược để củng cố vị
thế của mình trên thị trường được Pepsi đặc biệt chú trọng. Trong cuộc đua quảng
cáo truyền hình, Pepsi luôn đứng trong top 5 tên tuổi hàng đầu.
Pepsi không ngại bỏ tiền thuê những ngôi sao điện ảnh, thể thao và những người
nổi tiếng để làm đại diện thương hiệu cho mình.
Với slogan: “Sự chọn lựa của thế hệ mới”. Công chúa nhạc pop Britney Spears hay
những siêu cầu thủ bóng đá quốc tế như Veron, Raul, Beckham, Petit, Rivaldo đều
lần lượt trở thành đại diện quảng cáo của Pepsi.
Một trong những chiến dịch quảng cáo nổi tiếng nhất là “Pepsi- thế hệ mới” đã
tăng doanh số bán hàng vượt bậc và cải thiện thị phần
 Chiến dịch tái định vị bản sắc thương hiệu,

Vừa qua năm 2019, Pepsi ra mắt tagline mới với hình ảnh có phần trẻ trung phá
cách. Sau 7 năm gắn bó với “Live for now”, giờ đây Pepsi đã sẵn sàng cho những
thay đổi mới mẻ và tích cực hơn khi “Live for now” sẽ chính thức nhường chỗ cho
“For the love of it” – tagline toàn cầu mới của Pepsi.

11


Sự ra đời của “For the love of it” đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình
đổi mới của Pepsi trong vòng 7 năm trở lại đây. Pepsi và chiến dịch của “For the
love of it” vẫn dùng nhạc nền sống động để làm nổi bật cho những thước phim đẹp
mắt. Tuy nhiên, xuất hiện trong các quảng cáo mới của hãng không phải là nhân
vật đình đám nào, mà thay vào đó Pepsi đã khiến không ít người xem “đã mắt” với
những lon Pepsi ướp lạnh, những ly Pepsi sóng sánh sảng khoái và vũ điệu sôi
động. Theo lời của Pepsi thì chiến dịch đang “celebrate the pop and fizz of the cola
like never before”, tạo ra sự kết hợp mới mẻ nhất từ trước đến nay giữa Pepsi và
âm nhạc, để vinh danh Pepsi – loại nước uống yêu thích và âm nhạc – niềm đam
mê bất tận.

12


Chiến dịch nhằm tái định vị hình ảnh của Pepsi trong tâm trí khách hàng, gây dấu
ấn riêng biệt về 1 sản phẩm phong cách và năng động.

Phần 2: Xác lập mục tiêu truyền thông
1. Mục tiêu nhận biết thương hiệu
Công cụ marketing
Quảng cáo:
 Kênh truyền thông.

 Thời điểm, tần suất và thời
lượng.
 Thông điệp truyền thông, sáng

Mục tiêu

Tổ chức sự kiện:
 Thành phần khách mời.
 Nội dung chương trình.
 Nơi tổ chức.
% nhận biết
thương hiệu
Thông cáo báo chí:
 Thành phần báo mời.
 Nội dung thông cáo.

Phân phối:
 Point of purchases.
 Độ phủ kênh bán lẻ, số lượng
chi nhánh.

Marketing trực tiếp:
 Nhân viên bán hàng trực tiếp.
 Marketing trực tiếp.
13


2. Mục tiêu thiết lập hình ảnh liên tưởng

Tiếp nhận thông tin:

 Thông điệp.
 Hình ảnh.
 Âm thanh.
 Bối cảnh.

 %hình ảnh A
 %liên tưởng B

Thực tế tiêu dùng:
 Phát hàng mẫu.
 Cho dùng thử.

3. Mục tiêu xâm nhập thị trường
 Sản phẩm dịch vụ
 Tính thương thích với nhu cầu
 Truyền thông marketing
 Tính thuyết phục của thông điệp
 Khuyến mãi hấp dẫn
 Giá cả
 Giá cả hợp lý
 Phương thức thanh toán linh động
 Phân phối
 Tiếp cận
 Sẵn sàng

Ví dụ: về Điện Máy Xanh
14


Quảng cáo:


TVC: ĐIỆN MÁY XANH

Tổ chức sự kiện:
15


Điện máy XANH chính thức khởi động chiến dịch “Cơm dẻo – Bếp ấm” trên toàn
quốc nhằm trao tặng 10.000 nồi cơm điện cho những người dân nghèo trên toàn
quốc nhân dịp Tết âm lịch 2020.
Theo đó, từ nay đến đầu tháng 1/2020, các siêu thị Điện máy XANH tại mỗi vùng
sẽ trực tiếp trao tặng 10.000 nồi cơm điện với tổng trị giá 8,5 tỷ đồng đến các hộ
gia đình khó khăn thuộc 40 tỉnh thành trên cả nước.
Chiến dịch sẽ diễn ra xuyên suốt qua các tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc (Hà
Giang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, …), miền Trung (Quảng Nam,
Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi, …) đến các tỉnh miền Tây (An
Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, …).

16


Buổi trao tặng đầu tiên được diễn ra tại hôm nay 27/12 tại xã Tân Minh, huyện Đà
Bắc, tỉnh Hoà Bình tại Trụ sở ủy ban Nhân dân xã Tân Minh.
Xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Xã Đôn Châu, Thị Xã Duyên Hải và xã Hòa
Lợi, huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh. Xã Đak Long - xã Đak Pxi, huyện Đăk Hà,
tỉnh Kom Tum
CEO Thế Giới Di Động và đại diện cấp cao của 5 nhà sản xuất tên tuổi là
Panasonic, Midea, Kangaroo, HappyCook và Sunhouse cũng có mặt để thực hiện
hành động có ý nghĩa này.


17


18


Tổng số kênh phân phối:
Trực tiếp:1039 chi nhánh trên toàn quốc

19


Ví dụ: Tiki đi cùng nghệ sĩ Việt- đứng sau các dự án của nghệ sĩ Việt
Theo thống kê gần đây từ Youtube, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường lớn nhất thế
giới của YouTube. Trung bình 1 người Việt Nam dành hơn 100 phút mỗi ngày trên
Youtube để thưởng thức các nội dung giải trí, trong đó các video ca nhạc là nội
dung giải trí phổ biến nhất. Hình thức tài trợ cho các MV âm nhạc không hề mới
mẻ trên thị trường nhiều năm qua, nhưng cách làm triệt để của Tiki với chiến lược
“độc quyền” và trải trên diện rộng đã mang lại hiệu quả khác biệt.
“Tiki đi cùng sao Việt” là dự án tài trợ dành cho những sản phẩm nghệ thuật của
các nghệ sĩ Việt ở nhiều lĩnh vực, nổi bật là âm nhạc. Vào ngày 01/04/2019, MV
của Masew và B-Ray – hai nhân tố nổi tiếng trong làng nhạc underground Việt
Nam là “phát pháo” đầu tiên mở màn chiến dịch “TIKI Đi Cùng Sao Việt”. Với sự
đón nhận nhiệt tình của khán giả, MV này đã nhanh chóng góp mặt vào Top
Youtube Trending. Thừa thắng xông lên, Tiki tiếp tục ủng htộ nguồn lực cho các
20


sản phẩm âm nhạc nghiêm túc của các nghệ sĩ trẻ Việt Nam. Thành công lớn bước
đầu đã được ghi nhận với cả 3 ca khúc đều từng chiếm lĩnh Top 1 Youtube

Trending của các ca sĩ: Đức Phúc, Min, Chi Pu, K-ICM ft. Jack.

Anh Bùi Ngọc Hiển – Giám đốc thương hiệu và Truyền thông Tiki phát biểu tại
họp báo.
Ví dụ: Chiến lược định vị thương hiệu xâm nhập thị trường của Grab

21


Khi ấy Việt Nam có dân số khoảng 92 triệu người. Grab tiến vào thị trường Việt
Nam là cái tên hoàn toàn xa lạ, Việt Nam mới chỉ biết đến Uber. May mắn thay, khi
ấy các ứng dụng công nghệ bắt đầu được người Việt Nam sử dụng do sự phát triển
nhanh chóng của Internet và bùng nổ smartphone.
Với điều kiện áp dụng chiến lược Grab lựa chọn là chiến lược thâm nhập nhanh,
chiến lược thâm nhập thị trường trong thời gian ngắn, doanh nghiệp đưa sản phẩm
ra thị trường ngay từ đầu với mức giá thấp nhưng vẫn đầu tư rất nhiều cho các hoạt
động quảng bá khác.
Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế này là chiến lược phù hợp nhất cho Grab
tại Việt Nam. Vì đây là một đất nước quan tâm về giá cả, họ thường lựa chọn nơi
nào cung cấp dịch vụ có nhiều lợi ích về giá cả hơn.
Xây dựng chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu thị trường
Thói quen sử dụng taxi và xe ôm của người Việt Nam là chỉ khi có việc gấp, không
tiện đi xe thì mới sử dụng đến taxi hay xe ôm để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên Grab
đã xây dựng một chiến lược giá và xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi, đầu
tiên họ tự bỏ tiền ra để chạy các chương trình khuyến mại với giá rất ưu đãi và các
mã giảm giá mỗi ngày. Người Việt Nam thấy dịch vụ của họ quá rẻ, đi ngắn đi dài
đều được, …. dần dần họ đã có thói quen sử dụng dịch vụ Grab. Các lái xe cũng đã
có nhiều khách hàng hơn, tuy khách hàng chỉ phải trả số tiền nhỏ nhưng sau khi
hoàn thành chuyến đi, Grab cũng sẽ tự bù lại số tiền đầy đủ cho lái xe. Khi lượng
bên mua và bên bán đủ lớn cũng như đã quá quen thuộc với việc sử dụng Grab thì

Grab đã thay đổi được thói quen của thị trường Việt Nam.

22


Sản phẩm hoàn toàn đồng nhất. Bạn đi xe nào giá cả cũng vậy cũng vậy. Thông tin
rõ ràng, rành mạch giúp khách hàng biết được quảng đường đi, giá tiền phải trả,
loại xe gì, biển số xe là bao nhiêu, điều này giúp tránh được việc người lái xe có
thể đi lòng vòng kiếm thêm như những lái xe truyền thống. Hơn nữa Grab cũng có
tính năng đánh giá sau mỗi chuyến đi để khách hàng góp ý nếu không hài lòng,
điều này giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của Grab.
Thay đổi để phù hợp với văn hóa địa phương

Tại Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á luôn có thói quen sử dụng tiền mặt.
Chính vì thế Grab đã cho phép khách hàng lựa chọn thanh toán tiền mặt ngoài việc
thanh toán bằng tài khoản ngân hàng. Điều này Uber đã không làm được khi mới
gia nhập thì chỉ cho khách hàng thanh toán bằng tài khoản ngân hàng dẫn đến việc
khó khăn cho mọi người. Chính vì thế, Grab đã chiếm lĩnh thị phần tại thị trường
Việt Nam một cách nhanh chóng, chỉ bằng một thay đổi để phù hợp với thị trường
mới như Việt Nam.

23


4. Mục tiêu trung thành thương hiệu
Lòng trung thành với thương hiệu là sự liên kết tích cực giữa khách hàng với một
sản phẩm đặc biệt nào đó, được thể hiện qua việc tiếp tục chi trả cho việc mua sản
phẩm của thương hiệu nhiều lần sau đó kể cả khi xuất hiện những đối thủ cạnh
tranh. Đây chính là mục đích cao nhất mà các chuyên gia Marketing hướng đến khi
xây dựng bất cứ sản phẩm dịch vụ nào.

Với một thị trường cạnh tranh cao và có nhiều sản phẩm mới lẫn cũ được ra đời
liên tục thì có nhiều sản phẩm hầu như không thể phân biệt được. Những khách
24


hàng trung thành là những người sẵn sàng mua hàng vì thương hiệu chứ không vì
sự tiện lợi hay giá cả. Khi họ tìm được nhu cầu của họ thì họ không muốn trải
nghiệm những sản phẩm thuộc thương hiệu khác nữa.
Ví dụ: Apple có gần 2 tỷ khách hàng sử dụng iPhone, nhiều người trong số họ
trung thành với thương hiệu này. Mỗi năm, iPhone có những bản nâng cấp mới và
người tiêu dùng đổ xô đến các cửa hàng để mua phiên bản mới nhất.
Danh tiếng của Apple về các sản phẩm sáng tạo và dịch vụ xuất sắc đã giúp tạo ra
lượng khách hàng trung thành cực kì khó có khả năng chuyển sang sử dụng sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Khi Apple tung ra nhiều dịch vụ tính phí, bao gồm Apple TV và Apple Arcade,
hãng này có nhiều khả năng sẽ làm tăng thêm sự thành công của mình, nghĩa là có
thêm doanh thu trên mỗi khách hàng.
Khi người tiêu dùng bị cuốn hút vào các chương trình và các dịch vụ mới, họ sẽ
sẵn sàng nâng cấp lên iPhone hoặc iPad mới nhất khi có nhu cầu thay điện thoại
hoặc máy tính bảng. Thông qua các sản phẩm sáng tạo và dịch vụ mới, Apple có
thể củng cố thêm lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng hiện tại và thu
hút thêm khách hàng mới.
Để duy trì sự trung thành của khách hàng, doanh nghiệp nên:
- Quảng cáo nhắc nhở: đây là mục tiêu quảng cáo rất quan trọng trong giai đoạn
bão hòa và muốn duy trì lòng trung thành của khách hàng. Mục tiêu là để nhắc nhở
khách hàng sắp tới họ sẽ cần đến sản phẩm đó, nhắc nhở người mua về địa điểm có
thể mua sản phẩm đó, nhắc nhở họ về sự có mặt của sản phẩm trong thời kỳ trái
mùa vụ và duy trì sự biết đến sản phẩm của họ ở mức độ cao.

25



×