Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tìm hiểu và so sánh các quy định sử dụng phụ gia thực phẩm ở việt nam, châu âu, châu mỹ và các nước châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.09 KB, 28 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN :

TÌM HIỂU VÀ SO SÁNH CÁC
QUY ĐỊNH SỬ DỤNG PHỤ GIA
THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM,
CHÂU ÂU, CHÂU MỸ VÀ CÁC
NƯỚC CHÂU Á
GVHD: HỒ THỊ MỸ HƯƠNG


LỜI MỞ ĐẦU
Theo sự phát triển chung của kinh tế, xã hội; sự phát triển giao thương trong lĩnh
vực lương thực, thực phẩm ngày càng mạng mẽ. Các vấn đề an toàn, các tiêu chuẩn
của thực phẩm (trong đó có các tiêu chuẩn sử dụng phụ gia thực phẩm) đòi hỏi phải
được xem xét, đánh giá và xây dựng một cách có hệ thống ở quy mô toàn cầu.
Phụ gia là chất được thêm vào thực phẩm để bảo quản hay cải thiện hương vị,
cảm quan của chúng. Lợi ích từ việc sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm đem
lại là rất lớn, việc sử dụng phụ gia trong chế biến, bảo quản thực phẩm là một việc
cần thiết. Tất cả các phụ gia thực phẩm phải chứng minh được tính hữu ích và trải
qua đánh giá nghiêm ngặt về an toàn khoa học trước khi chúng có thể được chấp
thuận cho sử dụng. Đặc biệt là đối với các sản phẩm được nhập khẩu hay xuất khẩu
lại cần chú trọng hơn về các quy định sử dụng bởi đối với mỗi quốc gia lại có những
quy định riêng hiện hành. Đó là lý do chính để nhóm tìm hiểu về đề tài: “ Tìm hiểu
và so sánh các quy định sử dụng phụ gia ở Việt Nam, Châu Âu, Châu Mỹ và các
nước Châu Á”.



A. SƠ LƯỢC VỀ CHẤT PHỤ GIA..........................................................................5
I.

CÁC KHÁI NIỆM VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM............................................5

II.

PHÂN LOẠI PHỤ GIA THỰC PHẨM........................................................5

1. Phân loại chất phụ gia thực phẩm theo góc độ sức khỏe người tiêu dùng:.......5
2. Phân loại chất PGTP theo nhóm chức năng:.....................................................6
III. VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG PHỤ GIA TRONG THỰC
PHẨM……………………………………………………………………………….8
1. Vai trò............................................................................................................... 8
2. Xu hướng sử dụng hiện nay............................................................................10
B. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHỤ GIA CỦA CÁC QUỐC GIA........................11
I.

QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM..........11
1. Phạm vi...........................................................................................................11
2. Quy định.........................................................................................................11
3. Yêu cầu...........................................................................................................11
4. Kiểm tra..........................................................................................................11
5. Xử lý vi phạm.................................................................................................12
6. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm:......................................12
7. Ghi nhãn phụ gia thực phẩm...........................................................................12

IV.

QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM Ở CHÂU ÂU........13


1. Phạm vi.............................................................................................................. 13
2. Quy định.........................................................................................................13
3. Yêu cầu........................................................................................................... 14
4. Kiểm tra..........................................................................................................14
5. Xử lý............................................................................................................... 14
6. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm:......................................14
7. Ghi nhãn phụ gia thực phẩm...........................................................................14
V. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM Ở CHÂU MỸ..........16
1. Quy định về phụ gia và thành phần thực phẩm của FDA...............................16
2. Quy định về ghi nhãn thực phẩm tại FDA......................................................16
3. Quy đinh về phụ gia thực phẩm của Việt Nam...............................................17
4. Quy định về ghi nhãn phụ gia của Việt Nam..................................................17
VI. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM Ở CÁC NƯỚC
CHÂU Á.................................................................................................................. 18
1. Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm ở Trung quốc.......................................18
3. Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm ở Thái Lan...........................................22


4. Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm ở Indonesia..........................................23
5. Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm ở Singapore.........................................24
6. Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm ở philipin.............................................25
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................26


TÌM HIỂU VÀ SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH SỬ DỤNG
PHỤ GIA THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM, CHÂU ÂU,
CHÂU MỸ VÀ CÁC NƯỚC CHÂU Á
A. SƠ LƯỢC VỀ CHẤT PHỤ GIA
I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM

Theo FAO: phụ gia là chất không dinh dưỡng được thêm vào sản phẩm với các ý
định khác nhau. Thông thường, các chất này có hàm lượng thấp dùng để cải thiện
tính chất cảm quan, cấu trúc, mùi vị cũng như bảo quản sản phẩm.
Theo WHO: phụ gia là một chất khác hơn là thực phẩm hiện diện trong thực
phẩm là kết quả của một số mặt: sản xuất chế biến, bao gói, tồn trữ… Các chất
này không bao gồm các chất bẩn bị nhiễm vào thực phẩm.
Theo Ủy ban Codex Thực phẩm 1991 đã định nghĩa phụ gia thực phẩm như
sau: “Chất phụ gia thực phẩm là chất mà bình thường không được tiêu thụ như
một thực phẩm thực thụ hoặc không được sử dụng hoặc không được sử dụng như
một thành phần đặc trưng của một hàng hóa thực phẩm, có thể có hay không có giá
trị dinh dưỡng, được chủ định thêm vào thực phẩm nhằm mục đích công nghệ ( kể
cả mục đích cảm quan), ở bất kì giai đoạn nào của quá trình sản xuất: chuẩn bị,
chế biến, hoàn thiện, đóng gói, vận chuyển hay cất giữ các sản phẩm thực phẩm
ấy, hoặc có thể mong đợi nó hoặc các sản phẩm phụ của nó trở thành một thành
phần đặc trưng, nếu không cũng có thể ảnh hưởng đến những tính chất đặc trưng
của thực phẩm đó. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các
chất độc bổ sung vào thực phẩm nhằm duy trì hay cải thiện thành phần dinh dưỡng
của thực phẩm.”
Theo TCVN : Phụ gia thực phẩm là các chế phẩm tự nhiên hay tổng hợp hóa
học, không phải là thực phẩm hay một thành phần chủ yếu của thực phẩm, có
hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào thực phẩm với một lượng
nhỏ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến
( tạo màu, mùi vị, tạo nhũ,…) vận chuyển, đóng gói, bảo quản hoặc tăng giá trị
dinh dưỡng của thực phẩm. Phụ gia vẫn còn được lưu lại trong thực phẩm ở
dạng nguyên thể hoặc dẫn xuất nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
II. PHÂN LOẠI PHỤ GIA THỰC PHẨM
1. Phân loại chất phụ gia thực phẩm theo góc độ sức khỏe người tiêu dùng:
Theo Hội đồng hỗn hợp WHO & FAO về các chất phụ gia thực phẩm: tất cả các
hóa chất đều độc hại đối với người và súc vật ở một liều lượng nhất định, và với liều
lượng cao hơn, ngay cả đối với những hóa chất được coi là không độc, chúng cũng

gây ra những hậu quả đáng ngại với những triệu chứng không đặc hiệu như cản trở
cơ học đường tiêu hóa dạ dày, ruột, thay đổi áp lức thẩm thấu và mất cân bằng dinh
dưỡng. để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, cần thiết phải quy định giới hạn liều
lượng sử dụng các chất PGTP trong ăn uống hàng ngày; Hội đồng hỗn hợp WHO &
FAO đề nghị phân loại các chất phụ gia thức phẩm thành các loại như sau:


 Loại “liều lượng sử dụng hàng ngày không hạn chế” được quy định đối với các
chất mà tính độc hại đã được điều tra nghiên cứu một cách thích đáng, hoặc các tính
chất sinh hóa và các giai đạon chuyển hóa đã biết một cách tường tận.
 Loại “liều lượng sử dụng hàng ngày có điều kiện” được quy định cho một số
hóa chất cần thiết để chế biến một số thực phẩm đặc biệt.
 Loại “liều lượng sử dụng hàng ngày tạm thời” được quy định đối với các chất
mà tính độc hại chưa được minh chứng rõ ràng, chắc chắn, với điều kiện các kết quả
nghiên cứu phải được công bố trong một thời gian nhất định. Nếu đến thời hạn mà
kết quả nghiên cứu không được trình bày rõ ràng, thì sẽ đình chỉ sử dụng hóa chất
này.
Tóm lại, dùng các hóa chất cho thêm vào thực phẩm là cần thiết, nhưng phải tuân
thủ những quy định cụ thể để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
2. Phân loại chất PGTP theo nhóm chức năng:
Bảng : Nhóm phụ gia thực phẩm theo chức năng theo CAC
ST
T
1
2
3

4

5


6

7

8
9

Nhóm

Mục đích sử dụng

Chất điều chỉnh độ Làm thay đổi hoặc kiểm
acid hay độ chua soát độ acid hoặc độ
(Acidity regulator)
kiềm của thực phẩm
Làm tăng độ acid và tạo
Acid
vị chua cho thực phẩm
Làm tăng hoặc khơi dậy
Chất tăng hương vị
hương vị có trong thực
(Flavour enbancer)
phẩm
Tạo khả năng duy trì
một sự phân tán của hai
Chất
ổn
định
hoăc nhiều chất không

(Stabilizer)
trộn lẫn được trong thực
phẩm
Kéo dài thời gian sử
dụng của một thực
Chất
bảo
quản
phẩm bằng cách chống
(Preservative)
lại sự hư hỏng do VSV
gây ra
Làm giảm khả năng kết
Chất chống đông vón
dính của các phân tử
(Anticaking agent)
thực phẩm
Kéo dài thời gian sử
dụng của thực phẩm,
Chất chống oxy hóa
chống lại sự hư hỏng do
(Antioxidant)
quá trình oxy hóa gây
ra.
Ngăn cản hoặc làm
Chất chống tạo bọt
giảm bọt
(Antifoaming agent)

Tên nhóm phụ

Acid, kiềm, chất đệm, chất
điều chỉnh, độ pH.
Chất điều hòa độ chua
Chất tăng hương vị, chất
điều hương vị, chất thanh
vị
Chất kết dính, chất làm
cứng, chất giữ nước/ẩm,
chất ổn định.
Chất chống khuẩn, chống
nấm, chất kiểm soát VSV,
chất khử trùng
Chát chống vón cục, chất
chống dính, chất làm rời.
Chất chống oxy hóa, chất
kích thích chống oxy hóa,
chất chelat.
Chất chống tạo bọt

Chất độn (Bulking Một chất không phải Chất độn, chất làm dày


agent)

10

Chất
tạo
(Sweetener)


11

Chất xử lý bột
(Flour
treatment
agent)

12

Chất
khí
(Propellant)

13

Chất
làm
bóng
(Glazing agent)

14

Chất
tạo
bọt
(Foaming agent)

15

Chất

tạo
(Gelling agent)

16

Chất
làm
ẩm
(Foaming agent)

17

Chất làm rắn chắc
(Firming agent)

18

Chất
nhũ
(Emulsifier)

ngọt

đẩy

keo

hóa

nước hoặc không khí,

làm cho thực phẩm tăng
lên về khối lượng
nhưng không tạo thêm
giá trị năng lượng có
sẵn của thực phẩm
Chất không phaỉ là
đường nhưng tạo vị
ngọt cho thực phẩm
Chất được pha vào bột
để cải thiện chất lượng
bánh hoặc màu sắc của
bột
Một chất khí khác
không khí đẩy một thực
phẩm khỏi bao bì chứa
thực phẩm đó
Một chất khi tiếp xúc
với mặt ngoài của một
thực phẩm sẽ làm bóng
mặt ngoài hoặc tạo ra
một lớp bảo vệ cho thực
phẩm đó
Tạo khả năng hình
thành hoặc giữ một sự
phân tán đồng nhất của
một pha khí trong một
thực phẩm ở dạng lỏng
hoặc dạng đặc
Tạo ra một sự kết cấu
tốt cho thực phẩm thong

qua sự hình thành một
thể keo (gel)
Bảo vệ thực phẩm khỏi
bị khô do làm giảm tác
động của môi trường
khí quyển có độ ẩm
thấp
Tạo hoặc giữ các mô
của rau quả luôn cứng
và dòn hoặc tác động
với chất tạo keo để sinh
ra hoặc củng cố một thể
keo
Tạo thành hoặc duy trì
một hỗn hợp đồng nhất
cùa hai hoặc nhiều pha
không trộn lẫn được

Chất làm ngọt, chất tạo
ngọt có tính dinh dưỡng
Chất tẩy trắng, chất xử lý
bột nhào

Chất khí thoát

Chất phủ bọc (chất), chất
làm bóng

Chất thông khí


Chất tạo keo

Chất giữ nước/ẩm, chất
làm ẩm

Chất làm cứng

Chất tạo nhũ, chất tạo đàn
hồi, chất phân tán, chất
hoạt động bề mặt, chất
làm ẩm.


19
20
21
22

23

trong một thực phẩm
(như dầu và nước)
Sắp đăt lại các prôtêin
Muối
tạo
nhũ của phomat khi sản xuất
(Emulsifing salt)
phomat để tránh sự
phân lớp chất béo
Chất

tạo
màu Bổ sung hoặc khôi phục
(Colour)
màu cho thực phẩm
Chất
giữ
màu Làm ổn định, duy trì,
(Colour
hoặc làm tăng màu sắc
retentionagent)
của một thực phẩm

Chất chelat hóa
Chất tạo màu
Chất cố đinh màu, chất ổn
định màu

Chất làm đặc, chất ổn định
đặc Làm tăng độ nhớt của
cấu trúc, chất tạo hình
thực phẩm
khối
Một chất hoặc hỗn hợp
Chất
tạo
xốp các chất sinh khí và làm Chất gây men, chất tạo
(Raising agent)
tang thể tích của bột xốp, bột nở
nhão
Chất

làm
(Thickener)

III. VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG PHỤ GIA TRONG THỰC PHẨM
1. Vai trò
1.1. Làm tăng giá trị dinh dưỡng
Nhiều thực phẩm được bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc chất xơ không có hoặc
đã bị tiêu hủy trong khi biến chế, với mục đích là để nâng cao giá trị dinh dưỡng của
món ăn.
Bổ sung dinh dưỡng có thể là để “trả lại phần dinh dưỡng đã mất đi” do việc chế
biến thực phẩm, hoặc “cho thêm những chất vốn không có” trong loại thực phẩm đó.
Trước đây, hai việc này được phân biệt rõ rệt, nhưng hiện nay thì ít ai lưu ý.
 Trả lại phần mất (enrichment): chẳng hạn như bánh mì, bột, gạo được cho thêm
sinh tố B vì khi xay đã làm mất hết phần vỏ cám có nhiều loại sinh tố này, hoặc
được cho thêm khoáng sắt. Trong trường hợp như vậy, số lượng cho thêm thường
vừa phải, bằng với mức độ nguyên thủy của món ăn.
 Cho thêm chất không có (fortification) như là cho thêm iod vào muối được áp
dụng từ năm 1920, thêm sinh tố A, sinh tố D vào sữa, thêm calci vào nước cam,
thêm folic acid vào vài loại hạt ngũ cốc khô (cereals).
Việc cho thêm sinh tố, khoáng chất này thực ra cũng không cần thiết nếu thực
phẩm ăn hàng ngày đã cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Muốn biết về thành phần các chất phụ gia trong thực phẩm, chỉ cần đọc kỹ nhãn hiệu
trên bao bì (Food label), vì theo quy định, các nhà sản xuất phải ghi rõ thành phần
các chất có trong món ăn, nước uống.
1.2. Giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn
Thực phẩm thường có chứa một số vi khuẩn, nấm độc, mốc, men làm mau hư.
Chất phụ gia có thể giúp bảo quản, làm chậm hư thối, giữ được phẩm chất và vẻ hấp
dẫn của thực phẩm.



Trước đây, để cất giữ thực phẩm, những chất như formaldehyde được dùng để
khử trùng sữa, sulfuric acid được cho vào thịt, borax được cho bơ. Formaldehyde có
tính chất khử vi khuẩn, giúp thực phẩm (cũng như xác người chết) khỏi bị vi sinh vật
phá hủy.
Hiện nay các chất sau đây đang được dùng:
 Tocopherol (sinh tố E) giúp giữ tinh dầu thảo mộc và dầu xà lách khỏi trở mùi
ôi và bảo vệ các sinh tố hòa tan trong mỡ như sinh tố A, D, E và K, các acid béo.
 Sinh tố C hoặc citric acid (có trong trái chanh) giúp tránh sự oxy hóa thực phẩm
hoặc để bảo quản trái cây đóng hộp. Một thí dụ dễ thấy là khi gọt vỏ, cắt trái táo để
ngoài không khí, táo sẽ đổi mầu nâu vì bị oxy hóa. Nhưng nếu vẩy vào vài giọt
nước chanh pha loãng thì táo vẫn giữ được mầu tươi ngon.
 Sulfit để duy trì mùi vị trái cây khô, ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn
trong rượu vang, trong nhiều món ăn bỏ lò, bánh kẹo.
 Nitrat và nitrit có tự nhiên trong thực phẩm và nước. Nitrat có nhiều trong củ
cải đường (beets), spinach, củ cải (radishes), rau riếp (lettuce). Trong cơ thể, nitrat
chuyển hóa thành nitrit. Một điều ít người để ý là trong nước miếng có nhiều nitrit.
Nitrit được phép dùng trong việc bảo quản thịt vì tác dụng diệt khuẩn của chúng.
Một trong những vi khuẩn nguy hại gây hư hao thịt và gây ngộ độc thức phẩm là
Clostridium botulinum, rất phổ biến trước đây. Nitrit còn làm tăng mầu sắc, hương
vị cho thực phẩm, nhất là mầu hồng đặc biệt của hot dog, thịt jambon.
Có nghiên cứu cho hay các chất này có thể gây ung thư ở súc vật trong phòng thí
nghiệm nhưng chưa có bằng chứng gây ung thư ở loài người. Theo FDA, khi được
dùng với một số lượng nhỏ, chất này không gây rủi ro gì.
 Calci propionat được thêm vào để làm cho bánh mì, bánh nướng khỏi mốc meo.
Chất này có tự nhiên trong pho-mát Thụy Sĩ.
 Chất chống oxy hóa giữ cho dầu mỡ không bị hư và duy trì mầu cho thịt đóng
hộp và thịt hun khói.
 Acid acetic như giấm để muối dưa gang, làm sữa chua, pha chế dầu giấm và
trong các sản phẩm từ cà chua.
1.3. Làm thay đổi vẻ ngoài của thực phẩm

Nói tới vẻ ngoài của thực phẩm là nói chung về mặt hình thể, cấu trúc vật chất,
độ cứng hay độ mịn nhìn thấy hoặc cảm thấy khi sờ vào, giúp cho thực phẩm ngon
hơn, hấp dẫn hơn. Có nhiều chất gia phụ cho các mục đích này.
 Chất làm món ăn có độ ẩm, không khô cứng, hơi phồng lên và gia vị không
dính với nhau như chất nhũ hóa (emulsifiers) lecithin ở sữa, lòng đỏ trứng, đậu
nành; glycerin giữ độ ẩm và các gia vị trong dầu giấm, bơ đậu phọng, nước xốt
mayonaise trong thực phẩm không tách rời khỏi dầu. Glycerin cũng được cho thêm
vào dừa cào xé nhỏ để dừa không khô.
 Chất chống khô cứng, đóng cục với nhau như calcium silicate, silicon dioxide.
Các chất này ngăn bột, đường, muối hút nước rồi dính lại với nhau.


 Chất làm bột nở (leavening agents), được dùng khi làm bánh nướng, bánh mì,
bánh quế để làm cho bánh mềm xốp, nhẹ hơn. Đó là các chất như muối bicarbonat
(baking sodium), natri phosphat hoặc vài loại men.
 Chất làm cho món ăn đồng đều, nhuyễn với nhau. Thí dụ như làm kem thì các
hợp chất không đóng đá mà quyện vào với nhau. Chất gelatin lấy từ xương động vật
hoặc pectin lấy từ thảo mộc đều có công dụng này.
 Chất thay đổi độ acid- kiềm của thực phẩm để thay đổi cấu trúc, hương vị cũng
như tăng sự an toàn của món ăn. Đó là các chất potassium, acid tartrate, lactic acid,
citric acid, sodium bicarbonate, phosphoric acid.
1.4. Làm tăng mùi vị và vẻ nhìn của thực phẩm.
Một số chất màu có công dụng:
 Làm cho thực phẩm có vẻ ngoài hấp dẫn hơn hoặc phục hồi màu sắc nguyên
thủy của thực phẩm
 Làm cho món ăn khác nhau có cùng màu
 Duy trì hương vị và sinh tố dễ bị phân hủy vì ánh sang
 Tạo cho thực phẩm vẻ đặc biệt, dễ nhận diện.
Chất màu có thể là hóa chất tổng hợp hoặc chất màu thiên nhiên lấy từ thực vật.
Hiện nay có 32 chất màu được sử dụng, trong đó có 7 chất là tổng hợp.

Chất màu thường dùng là nước củ cải đường, cà rốt, nghệ, bột đỏ làm từ loại ớt
prapika.
Các thực phẩm thường được pha thêm màu là kem, thạch, margarin, pho mát,
bánh, kẹo... Bột carotene làm pho mát và margarin có màu vàng
2. Xu hướng sử dụng hiện nay
Sử dụng phụ gia chiết xuất tự nhiên: Người tiêu dùng thực phẩm rất quan tâm
đến các chất phụ gia có mặt trong thực phẩm phải nằm trong danh mục cho phép
của tổ chức y tế với liều lượng thích hợp. Họ đã có nhận thức tốt hơn về tác dụng và
ảnh hưởng của phụ gia thực phẩm tới sức khỏe. Và các sản phẩm có thành phần tự
nhiên đang chiếm ưu thế mạnh.Ví dụ như sinh tố C có trong quả chanh giúp tránh
oxy hóa thực phẩm hoặc để bảo quản trái cây đóng hộp. Một thí dụ dễ thấy là khi
gọt vỏ táo, nếu vẩy vào vài giọt nước chanh pha loãng thì táo giữ được màu tươi
ngon lâu hơn.
-

Sử dụng phụ gia thực phẩm có nguồn gốc sinh học thay thế những phụ gia có

nguồn gốc hóa học độc hại: Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam
đang có xu hướng ứng dụng những thành tựu của ngành công nghệ sinh học để ứng
dụng vào quá trình chế biến. (Ví dụ như ứng dụng của enzyme với vai trò là chất
phụ gia vào trong quá trình sản xuất thực phẩm giúp đáng kể tính độc hại của phụ
gia thực phẩm có nguồn gốc hóa học).


Sử dụng thực phẩm không chất bảo quản: Có một xu hướng mới trên thị trường
thực phẩm chế biến là các sản phẩm không có chất bảo quản hay bất kỳ yếu tố nhân
Như vậy, xu hướng sử dụng phụ gia trong thực phẩm sẽ ngày càng tăng chứ
không phải giảm, và người tiêu dùng cũng phải chấp nhận một thực tế là thực phẩm
có chứa phụ gia, chúng ta chỉ cố gắng chủ động tìm kiếm những sản phẩm được sản
xuất từ các nhà sản xuất có uy tín, đáng tin cậy. Mặt khác, người tiêu dùng còn

phải trông cậy vào việc quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng để đảm bảo
việc sử dụng các chất phụ gia tại các cơ sở sản xuất nằm trong giới hạn cho phép
của pháp luật.
B. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHỤ GIA CỦA CÁC QUỐC GIA
I.

QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM

1. Phạm vi
Chỉ được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh tại thị trường Việt Nam các phụ
gia thực phẩm trong “Danh mục” và phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.
2. Quy định
Việc sử dụng các phụ gia thực phẩm trong danh mục trong sản xuất, chế biến, xử
lý, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm phải thực hiện theo “Quy định về
CLVSATTP” ban hành kèm theo Quyết định số 4196/1999/QĐ - BYT ngày
29/12/1999 của Bộ Trưởng Bộ Y tế.
3. Yêu cầu
3.1. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục phải đảm bảo:
-

Đúng đối tượng thực phẩm và liều lượng không vượt quá mức giới hạn an toàn

cho phép.
-

Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn quy định cho mỗi chất phụ gia

theo quy định hiện hành.
-


Không làm biến đổi bản chất, thuộc tính tự nhiên vốn có của thực phẩm.


3.2. Các chất phụ gia thực phẩm trong Danh mục lưu thông trên thị trường phải có
nhãn hiệu hàng hoá theo các Quy định hiện hành. Phải có hướng dẫn sử dụng cho
các chất phụ gia đặc biệt.
4. Kiểm tra
Hàng năm, Bộ Y tế tổ chức xem xét việc sử dụng phụ gia thực phẩm trên cơ sở
đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.
5. Xử lý vi phạm
Các Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định, tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý vi
phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
6. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm:
Trước khi sử dụng 1 loại phụ gia thực phẩm mới, cơ sở cần chú ý:
- Chất phụ gia đó có nằm trong danh mục cho phép sử dụng không (QĐ
3742/2001/QĐ - BYT)
- Chất phụ gia đó có được sử dụng đối với loại thực phẩm mà cơ sở sản xuất, chế
biến không? (QĐ 3742/2001/QĐ - BYT)
- Giới hạn tối đa cho phép của chất phụ gia đó trong thực phẩm là bao nhiêu? (QĐ
3742/2001/QĐ - BYT)
- Chất lượng của chất phụ gia đó có phải dùng cho thực phẩm không? Có đảm bảo
các quy định về chất lượng, bao gói, ghi nhãn theo quy định hiện hành không?
7. Ghi nhãn phụ gia thực phẩm
Stan 107 – 1981 áp dụng cho việc ghi nhãn phụ gia thực phẩm được sản xuất và
nhập khẩu để tiêu dùng trong nước
7.1. Tên của chất phụ gia



Tên của mỗi chất phụ gia thực phẩm phải được ghi theo cách sau:

-

Tên nhóm

-

Tên chất phụ gia

-

Mã số Quốc tế.


-

Phải ghi tên gọi cụ thể phản ánh bản chất xác thực của chất phụ gia thực phẩm

đó. Sử dụng tên gọi và mã số Quốc tế của các chất phụ gia thực phẩm được công
nhận chính thức trong hệ thống mã số quốc tế (INS) theo quy định trong Phụ Lục 2.
Trong trường hợp chưa quy định, có thể dùng tên thông thường hoặc tên được mô tả
một cách phù hợp.
-

Nếu có hai hoặc nhiều chất phụ gia thực phẩm trong một bao gói, các tên của

chúng phải được liệt kê đầy đủ theo thứ tự tỷ lệ khối lượng chúng trong mỗi bao
gói.
-


Đối với một hỗn hợp các chất tạo hương có thể ghi “hương liệu” kèm với các từ

phản ánh bản chất của hương liệu đó như “tự nhiên”; “nhân tạo”; hoặc sự kết hợp
giữa các từ trên.
7.2. Phụ gia có giới hạn liều lượng
Trong một hỗn hợp các chất phụ gia, có các chất phụ gia đã quy định giới hạn
liều lượng sử dụng trong thực phẩm, cần ghi rõ số lượng hoặc tỷ lệ của chất phụ gia
đó. Nếu các thành phần thực phẩm là bộ phận của chế phẩm đó, chúng phải được liệt
kê trong danh mục các thành phần theo tỷ lệ giảm dần. Cần ghi rõ công thức (hoá
học, cấu tạo), khối lượng phân tử và các thông tin về chất lượng của chất phụ gia đó.
7.3. Hạn sử dụng
Các phụ gia thực phẩm có thời hạn sử dụng không quá 18 tháng cần ghi thời hạn
sử dụng tốt nhất bằng cụm từ “hạn lưu trữ cuối cùng…” với cách ghi ngày, tháng,
năm theo điểm 3.8 Quy định tạm thời về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.
7.4. Phải ghi rõ “dùng cho thực phẩm” bằng cỡ chữ lớn hơn, nét chữ đậm hơn ở vị
trí dễ thấy của nhãn
7.5. Ghi đầy đủ các thông tin chỉ dẫn phương pháp bảo quản sử dụng chất phụ gia
trong thực phẩm.
7.6. Hàm lượng tịnh được ghi như sau:


Theo đơn vị thể tích đối với dạng lỏng.



Theo đơn vị khối lượng với dạng rắn. Đối với phụ gia thực phẩm ở dạng viên,

ghi nhãn theo khối lượng hoặc số lượng viên trong một bao gói.



7.7. Ngoài ra phải đáp ứng đầy đủ các yêu theo Quyết định số 18/199/QĐ - TTg
ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành quy chế nhãn hàng hoá lưu
thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
IV. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM Ở CHÂU ÂU
1. Phạm vi
Tất cả các phụ gia thực phẩm phải chứng minh được tính hữu ích và trải qua
đánh giá nghiêm ngặt về an toàn khoa học trước khi chúng có thể được chấp thuận
cho sử dụng của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA), đánh giá an toàn của
chất phụ gia ở châu Âu được thực hiện bởi Uỷ ban khoa học về Thực phẩm (SCF).
2. Quy định
Do Panel EFSA về phụ gia thực phẩm, Flavourings, Aids Chế biến và Vật liệu
tiếp xúc với thực phẩm (AFC Panel) phụ trách nhiệm vụ này. Ở cấp độ quốc tế có
một Hội đồng chuyên gia, từ thực phẩm và Tổ chức Nông (FAO) và Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), phụ gia thực phẩm (JECFA).
3. Yêu cầu
4.

Không sử dụng các phụ gia thực phẩm không có trong danh mục
Phụ gia được bổ sung phải được ghi vào thành phần của sản phẩm
Phụ gia có thể được ghi dưới dạng tên đầy đủ hoặc mã số E
Ví dụ như: curcumin hoặc E100
Kiểm tra
Hàng năm, Bộ Y tế tổ chức xem xét việc sử dụng phụ gia thực phẩm trên cơ sở
đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng
5. Xử lý
Các Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định, tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý vi
phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
6. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm:

Trước khi sử dụng 1 loại phụ gia thực phẩm mới, cơ sở cần chú ý:
- Chất phụ gia đó có nằm trong danh mục cho phép sử dụng không
- Chất phụ gia đó có được sử dụng đối với loại thực phẩm mà cơ sở sản xuất, chế
biến không?
- Giới hạn tối đa cho phép của chất phụ gia đó trong thực phẩm là bao nhiêu?


- Chất lượng của chất phụ gia đó có phải dùng cho thực phẩm không? Có đảm bảo
các quy định về chất lượng, bao gói, ghi nhãn theo quy định hiện hành không?
7. Ghi nhãn phụ gia thực phẩm
-

Phụ gia có thể ghi dưới dạng tên đầy đủ hoặc mã số E
Cách mã hóa tuân theo INS được quy định bởi Codex
Yêu cầu ghi:
Tên nhóm chất phụ gia kèm .
Tên hoặc mã số INS
Phân loại phụ gia ở Châu Âu
E100–E199: phẩm màu.
E200–E299: chất bảo quản.
E300–E399: chất chống oxi hoá và điều chỉnh độ chua.
E400–E499: chất làm đặc, chất ổn định, chất nhũ hoá.
E500–E599: chất điều chỉnh độ chua, chất chống vón.
E600–E699: chất điều vị.
E900–E999: chất bao bề mặt, khí và chất tạo vị ngọt.
E1000–E1550: các hoá chất bổ sung

Bảng so sánh
Tiêu chuẩn


Phạm vi

Việt Nam
Châu Âu
Chỉ được phép sản xuất, Tất cả các phụ gia thực
nhập khẩu, kinh doanh tại phẩm phải chứng minh
được tính hữu ích và trải
thị trường Việt Nam các
qua đánh giá nghiêm ngặt
phụ gia thực phẩm trong về an toàn khoa học trước
“Danh mục” và phải được khi chúng có thể được
chấp thuận cho sử dụng
chứng nhận phù hợp tiêu của Cơ quan An toàn thực
chuẩn chất lượng vệ sinh phẩm châu Âu (EFSA),
đánh giá an toàn của chất
an toàn thực phẩm của cơ
phụ gia ở châu Âu được
quan có thẩm quyền.
thực hiện bởi Uỷ ban khoa
học về Thực phẩm (SCF).
“Quy

định

Panel EFSA về phụ gia
thực phẩm, Flavourings,
kèm theo Quyết định số Aids Chế biến và Vật liệu
4196/1999/QĐ - BYT tiếp xúc với thực phẩm
(AFC Panel)
ngày 29/12/1999 của Bộ

CLVSATTP”

Quy đinh

về

ban

hành

Trưởng Bộ Y tế.
Yêu cầu

Đúng đối tượng thực phẩm Không sử dụng các phụ
gia thực phẩm không có


và liều lượng không vượt
quá mức giới hạn an toàn
cho phép.
trong danh mục
Đáp ứng các yêu cầu kỹ Phụ gia được bổ sung phải
thuật, vệ sinh an toàn quy được ghi vào thành phần
của sản phẩm, đúng liều
định cho mỗi chất phụ gia lượng.
Phụ gia có thể được ghi
theo quy định hiện hành.
dưới dạng tên đầy đủ hoặc
Không làm biến đổi bản mã số E
chất, thuộc tính tự nhiên

vốn có của thực phẩm.
Kiểm tra

Xử lý

Định kì kiểm tra
Các Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định, tuỳ theo mức
độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.

Ghi nhãn phụ gia

Phụ gia có thể ghi dưới dạng tên đầy đủ hoặc mã số E
Yêu cầu ghi:
- Tên nhóm chất phụ gia kèm .
- Tên hoặc mã số INS

V. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM Ở CHÂU MỸ
1. Quy định về phụ gia và thành phần thực phẩm của FDA
- Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm được luật hóa thành đạo luật liên bang
có mã số 21
- Theo Đạo luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (The Food Drug and
Cosmetic Act - FDCA) bất kỳ chất nào được sử dụng trong sản xuất, chế tạo, đóng
gói, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, hoặc lưu giữ thực phẩm, đều có thể được
coi là phụ gia thực phẩm.
FDA có trách nhiệm pháp lý xác định phụ gia được chấp thuận sử dụng trong
thực phẩm. Khi đánh giá mức độ an toàn của một chất phụ gia FDA xem xét đến
các vấn đề sau đây:
1. Thành phần và đặc tính của chất;

2. Số lượng sẽ được tiêu thụ;
3. Ảnh hưởng sức khỏe trước mắt và lâu dài;
4. Các yếu tố an toàn khác.
- FDA đánh giá mức độ sử dụng chất phụ gia thích hợp thông qua việc xây dựng
một biên độ an toàn - dự kiến mức độ tiêu thụ là vô hại. Nói cách khác, mức độ sử


dụng chất phụ gia phải thấp hơn so mức biên độ cho phép. Nếu một phụ gia được
phê duyệt, FDA ban hành các quy định cho phép loại thực phẩm nào được sử dụng,
số lượng đối đa được sử dụng và xác định cách thức ghi trên nhãn thực phẩm.
- Theo quy định sửa đổi mới nhất vào năm 2010, hai nhóm thành phần được loại
trừ khỏi tiến trình kiểm tra là:
1. các chất được chuyên gia công nhận là an toàn;
2. các chất được sử dụng phù hợp với phê chuẩn trước đó của FDA theo Luật Kiểm
tra Sản phẩm Gia cầm, ví dụ như sodium nitrite và kali nitrit được sử dụng để bảo
quản thịt.
- Các quy định về phụ gia thực phẩm có thể được tìm thấy trong tiêu đề 21 Bộ
pháp điển các quy định của cơ quan hành chính liên bang (21 CRF). Quy định về
phụ gia thực phẩm được ban hành theo điều 401 (tiêu chuẩn thực phẩm) và điều 409
(phụ gia thực phẩm) trong Đạo luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.
- Các quy định mới và sửa đổi được công bố tại mục “các vấn đề hiện tại” trên
Tạp chí Đăng ký liên bang. Đồng thời tham khảo Bản Tóm tắt thành phần và bao bì
thực phẩm (Food Ingredient and Packaging) trong mục Thực phẩm trên website của
FDA để biết thêm một số dữ liệu của FDA về danh mục các loại phụ gia.
2. Quy định về ghi nhãn thực phẩm tại FDA
- Liệt kê tất cả các thành phần có trong thực phẩm lên nhãn
- Các thành phần có khối lượng lớn đucợ ghi trước, các thành phần có khối lượng
nhỏ được ghi sau
- Một số thành phần có thể liệt kê dưới dạng tập hợp như: hợp chất hương, gia
vị….

- Các chất gây dị ứng nếu có trong hợp chất hương, hợp chất màu…thì phải ghi
cụ thể từng chất một
- Ví dụ: FD&C Blue No.1 hoặc viết tắt Blue 1
- Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm chịu trách nhiệm bảo đảm tất cả
các loại thực phẩm bán tại Hoa Kỳ an toàn, lành mạnh và ghi nhãn chính xác. Điều
này áp dụng đối với các loại thực phẩm sản xuất trong nước, cũng như thực phẩm từ
nước ngoài. Đạo luật về thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm và Luật ghi nhãn mác
và bao bì (Fair Packaging and Labeling Act) là những luật lệ liên bang chi phối các
sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền của FDA. Tất cả các quy định mới được
công bố trên Tạp chí đăng ký liên bang và biên soạn hàng năm tại tiêu đề 21 của Bộ
luật liên bang (CFR).
- Thông tin trên nhãn hàng: Điều luật 21CFR101 quy định chi tiết về kích cỡ và
thể loại, vị trí,... của các thông tin ghi trên nhãn hàng.
- Thông tin về dinh dưỡng: Điều luật 21CFR phần 101 quy định rất cụ thể và đầy
đủ các thông tin cần có trên nhãn hàng. Đối với một số sản phẩm, hay nhóm sản
phẩm đặc biệt còn có thêm các quy định riêng. Các quy định về ghi thành phần dinh
dưỡng đã được sửa đổi bổ sung đầy đủ hơn vào năm 1993. Những điều khoản và
yêu cầu mới có hiệu lực từ 8/5/1994.
- Hiện nay, FDA đang đề xuất thay đổi cách thức ghi nhãn dinh dưỡng trên hầu
hết các gói thực phẩm ở Hoa Kỳ. Nếu được thông qua, những thay đổi được đề xuất
sẽ bao gồm những điều sau đây:
 Thông tin chi tiết hơn về dinh dưỡng;
 Cập nhật các yêu cầu về kích cỡ và yêu cầu ghi nhãn mác mới cho một số kích
cỡ bao bì;
 Thiết kế làm mới.


 Tháng 3 năm 2014, FDA đã ban hành hai quy tắc đề xuất thay đổi cách thức ghi
nhãn dinh dưỡng.
 Tháng 7 năm 2015, FDA đưa ra một số quy tắc đề xuất bổ sung gồm (1) khai

báo phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày (% DV) đối với thành phần chất
đường, nhằm đem lại cho người tiêu dùng thêm thông tin để bổ sung chất đường
tương tự như thông tin mà họ đã thấy trong nhiều thập kỷ đối với các chất dinh
dưỡng như natri và chất béo; và (2) thay đổi các chú thích trên nhãn dinh dưỡng.
3. Quy đinh về phụ gia thực phẩm của Việt Nam
Bộ y tế ban thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 hướng dẫn việc quản
lý phụ gia thực phẩm trong đó quy định:
- Cấm sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục
- Cấm sử dụng phụ gia thực phẩm quá giới hạn cho phép, không đúng đối tượng
thực phẩm.
- Cấm sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá hạn sử
dụng…
4. Quy định về ghi nhãn phụ gia của Việt Nam
Nghị định 89/NĐ-CP quy định về ghi nhãn thành phần nguyên liệu kể cả chất
phụ gia:
- Phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia, mã số quốc tế.
- Phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu phải ghi thêm đó là chất tự
nhiên hay tổng hợp.
Vd: Chất nhũ hóa ( axit béo Mono and diglycerit, 471)
Giống nhau
- Phụ gia đã mang lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.
- Một chất phụ gia nếu đã được cho phép sử dụng đồng nghĩa nó an toàn cho
người sử dụng.
- Một phụ gia thực phaarrm dù đã được phép sử dụng vẫn phải tiếp tục chịu sự
giám sát và luôn được cập nhật mức độ an toàn cho người sử dụng.
Bảng so sánh:
Điểm khác biệt
1.Quản lý chất
phụ gia thực
phẩm

2. thông tin ghi
nhãn
3. Luật lệ và
tiêu chuẩn an
toàn

FDA

Việt Nam

Cơ quan quản lí thuốc
và thực phẩm

Bộ y tế

Điều luật 21CFR

Nghị định 89/NĐ-CP

Khắt khe

Chưa khắt khe

VI. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM Ở CÁC NƯỚC
CHÂU Á
1. Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm ở Trung quốc


1.1. Quy định
Theo thông lệ quốc tế, Trung Quốc quy định phụ gia thực phẩm được dựa trên

các nguyên tắc kỹ thuật cần thiết và đã được chứng minh là an toàn. Phụ gia thực
phẩm chỉ có thể được sử dụng nếu nó nằm trong phạm vi quy định của các tiêu chuẩn
an toàn thực phẩm quốc gia và trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép của Bộ
Y tế. Phụ gia thực phẩm không đáp ứng được các tiêu chí này cần phải được đăng ký
như là phụ gia thực phẩm mới.
1.2. Yêu cầu
Điều 63 của Luật An toàn thực phẩm yêu cầu đối với việc nhập khẩu phụ gia
thực phẩm mới hoặc sản phẩm thực phẩm có liên quan mới, nhà nhập khẩu phải nộp
đơn và các tài liệu có liên quan đến bộ phận điều hành của Bộ Y tế thuộc Hội đồng
Nhà nước.
Ủy ban an toàn thực phẩm sẽ phối hợp giám sát với các cơ quan chức năng
chính hiện đang chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm ở Trung Quốc. Bao gồm:
• Bộ Nông nghiệp
• Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch (AQSIQ)
• Bộ Y Tế
• Cục Quản lý dược và thực phẩm Nhà nước (SFDA)
Phụ gia thực phẩm phải được sử dụng với mức độ liều lượng cho phép.
 Phụ gia thực phẩm được sử dụng:
(1) mà không cần che giấu sự suy giảm của thực phẩm;
(2) mà không che giấu bất kỳ khiếm khuyết chất lượng của thực phẩm;
(3) không phải với mục đích giả mạo hoặc giả mạo;
(4) mà không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm;
(5) cung cấp những tác động dự kiến sẽ ở mức thấp nhất bổ sung;
 Mức phụ gia thực phẩm nên càng thấp càng tốt.
Việc sử dụng của phụ gia thực phẩm nên tuân theo những yêu cầu cơ bản sau:


a) Không làm tổn hại sức khỏe con người dưới mọi hình thức;
b) Không được để che dấu sự thối rữa và hư hỏng của thực phẩm;
c) Không được sử đụng để che giấu khiếm khuyết về chất lượng hoặc với mục đích

làm hàng giả;
d) Không được để làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm;
e) Giảm mức độ sử dụng trong thực phẩm càng thấp càng tốt;
f) Phụ gia hỗ trợ chế biến thực phẩm nói chung nên được loại bỏ trước khi thành
phẩm được sản xuất, trừ khi mức dư lượng được quy định trong các sản phẩm thực
phẩm.
 Phụ gia thực phẩm có thể áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Để giữ hoặc cải thiện giá trị dinh dưỡng của thực phẩm;
b) Nâng cao chất lượng và tính ổn định của thực phẩm, cũng như các đặc tính
cảm quan của nó;
c) Tạo điều kiện sản xuất, chế biến, đóng gói, vận chuyển và lưu trữ thực phẩm.
2. Ghi nhãn phụ gia
Thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm đã được phê duyệt phải được dán nhãn
chính xác.
Bộ Y tế hiện đang phát triển các tiêu chuẩn về ghi nhãn phụ gia thực phẩm. Bản
thảo
chỉ ra rằng "phụ gia thực phẩm" phải được nổi bật được đặt trên nhãn. Tên của
các chất phụ gia thực phẩm phải phù hợp với GB 2760 hoặc GB 14.880 hoặc thông
báo của Bộ Y tế cung cấp cập nhật. Mỗi phụ gia phải được khai báo trong một thứ tự
giảm dần của các nội dung của từng thành phần. Các phạm vi sử dụng và liều lượng
cho phép của một phụ gia thực phẩm cũng như phương pháp ứng dụng của nó cũng
phải được đưa ra. Trong trường hợp các chất phụ gia là hợp chất, số lượng của mỗi
chất phụ gia thực phẩm phải được thể hiện trong một thứ tự giảm dần. Tuy nhiên, nội
dung của từng thành phần cho một hợp chất phụ gia thực phẩm không cần phải được
đưa ra trong trường hợp bán không bán lẻ của các chất phụ gia thực phẩm.


Khi phụ gia thực phẩm được sử dụng trong thực phẩm đóng gói sẵn để giao hàng
trực tiếp cho người tiêu dùng, họ phải có ghi trên nhãn theo thứ tự giảm dần trọng
lượng của chúng được thêm vào trong quá trình sản xuất hoặc chuẩn bị thức ăn. Tên

của những phụ gia thực phẩm được kê khai vào tên chung phải phù hợp với GB
2760. Các nội dung của từng thành phần không cần khai báo. Yêu cầu về nhãn này
được quy định tại GB 7718-2011 Quy định quốc gia về Tiêu chuẩn chung cho an toàn
thực phẩm.
Bảng so sánh
Tiêu chuẩn
Phạm vi

Việt Nam
Trung Quốc
Chỉ được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh tại thị
trường trong nước các phụ gia thực phẩm trong “Danh
mục” và phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm
quyền.

Quy định

Việc sử dụng các phụ gia Theo thông lệ quốc tế,
thực phẩm trong danh mục Trung Quốc quy định phụ
trong sản xuất, chế biến, gia thực phẩm được dựa
xử lý, bảo quản, bao gói và trên các nguyên tắc kỹ
vận chuyển thực phẩm thuật cần thiết và đã được
phải thực hiện theo “Quy chứng minh là an toàn.
định về CLVSATTP” ban Phụ gia thực phẩm chỉ có
hành kèm theo Quyết định thể được sử dụng nếu nó
số 4196/1999/QĐ - BYT nằm trong phạm vi quy
ngày 29/12/1999 của Bộ định của các tiêu chuẩn an
Trưởng Bộ Y tế.


toàn thực phẩm quốc gia
và trong danh mục phụ gia
thực phẩm được phép của
Bộ Y tế. Phụ gia thực
phẩm không đáp ứng được
các tiêu chí này cần phải
được đăng ký như là phụ


gia thực phẩm mới.
Yêu cầu

Đúng đối tượng thực phẩm Phụ gia thực phẩm phải
và liều lượng không vượt được sử dụng với mức độ
quá mức giới hạn an toàn liều lượng cho phép.
cho phép.

Việc sử dụng của phụ gia

Đáp ứng các yêu cầu kỹ thực phẩm nên tuân theo
thuật, vệ sinh an toàn quy những yêu cầu kỹ thuật cơ
định cho mỗi chất phụ gia bản.
theo quy định hiện hành.
Không làm biến đổi bản
chất, thuộc tính tự nhiên
vốn có của thực phẩm.
Xử lý

Các Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định, tuỳ theo mức
độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy

cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.

3. Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm ở Thái Lan
Phụ gia thực phẩm là chất thường được sử dụng để them vào thực phẩm hoặc các
thành phần thiết yếu của thực phẩm, có hay không có giá trị thực phẩm, nhưng được
thêm vào cho lợi ích của công nghệ sản xuất, đóng gói, lưu trữ hoặc vận chuyển có
lợi cho chất lượng hoặc tiêu chuẩn hoặc bản chất của thực phẩm. Họ cũng bao gồm
các chất pha trộn với thức ăn cho những mục đích đã nêu trước đó.
Phụ gia thực phẩm được quy định như thực phẩm kiểm soát đặc biệt trong đó
chất lượng hoặc tiêu chuẩn được xác định. Sử dụng phụ gia thực phẩm phải thực hiện
theo các mục tiêu đặt ra cho các loại thực phẩm và số lượng cho phép tối đa quy
định, các phụ gia thực phẩm được CODEX phân loại theo chức năng.
Sử dụng phụ gia thực phẩm cho các mục đích khác hơn so với quy định phải
được kiến nghị phê duyệt của FDA. Bất kỳ chất phụ gia thực phẩm không được liệt


kê dưới đây nhưng có sẵn theo CODEX (GSFA) nói chung được chấp nhận bởi FDA
Thái Lan.
Các chất bị cấm được thêm vào trong hoặc được sản xuất, nhập khẩu hoặc bán
dưới dạng thành phần thực phẩm như sau:
1. Dầu brom thực vật
2. Salicylic acid
3. Axit boric
4. Hàn the
5. Canxi iodat hoặc iodat kali
6. Nitrofurazone,
7. Potassium chlorate
8. Formaldehyde, Formaldehyde giải pháp và Paraformaldehyde
9. Coumarin; 1,2-Benzopyrone; 5,6-Benzo-alpha-pyrone Cis-o-coumaric acid,

anhydrit hoặc axit O-hydroxycinnamic, lacton
10.

Dihydrocoumarin,

Benzodihydropyrone,

3,4-Dihydrocoumarin

hoặc

Hydrocoumarin
11. Methyl rượu hoặc Methanol
12. Diethyleneglycol, Dihydroxydiethyl ether, Diglycol, 2,2 '-oxybis-ethanol hoặc
2,2'-Oxydiethanol
14. Cyclamic axit và các muối của nó (trừ Sodium Cyclamate)
15 AF-2 (Furylframide)
16. Kali Bromate
17. Daminozide hoặc succinic acid 2,2-dimethylhydrazide
18. Stevia và dẫn xuất.
19. Melamine và các chất tương tự của nó (Cyanuric acid, Ammelide và Ammeline)


 So sánh với Việt Nam
 Giống nhau:
-

Đều them vaof theo mong muốn của nhà sản xuất để thu lợi nhuận

-


Đều nghiêm cấm sử dụng những chất bị cấm



Khác:
Điểm khác biệt
Việt nam
Quản lí phụ gia thực Bộ y tê
phẩm

Thái lan
FDA thái lan

4. Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm ở Indonesia
Mỗi phụ gia thực phẩm nhập khẩu phải được báo cáo bằng văn bản cho Phòng
thực phẩm.
Chứng nhận, BPOM sau khi hàng hóa đến cảng. Báo cáo phải bao gồm:


Tên của phụ gia chất lượng và số lượng, trọng lượng hàng loạt.



Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.



Tên và địa chỉcủa người xuất khẩu.




Tênvà địa chỉ của nhà sản xuất



Các cổng và ngày giao hàng.



Cảng đến và ngày đến.



Tên, quốc tịch và đăng ký của tàu hoặc máy bay mang phụ gia nhập khẩu.



Tên và địa chỉ của nhà kho và ngày vào cửa hàng.



Một phác thảo của bất kỳ tai nạn có thể đã xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Giấy chứng nhận phân tích cho lô hàng áp dụng phải đi kèm với mỗi nhập khẩu

phụ gia thực phẩm. Giấy chứng nhận này có thể được phát hành bởi các nhà máy sản
xuất, chịu trách nhiệm thẩm quyền tại nước xuất xứ. Trước khi nhập khẩu được xóa
từ điểm nhập cảnh Giám đốc Giấy chứng nhận thực phẩm, BPOM phải đồng ý giấy
chứng nhận. Nếu chứng chỉ không đi kèm với một nhập khẩu dự định, sau đó một
giấy chứng nhận phải được yêu cầu từ Giám đốcChứng nhận thực phẩm trước khi lô

hàng phụ gia thực phẩm có thể nhập cảnh. Giấy chứng nhận phải bao gồm:




Ngày lấy mẫu.



Số lô của sản phẩm



Ngày kiểm tra.



Phương pháp thử.



Báo cáo kết quả xét nghiệm phùhợp với tiêu chuẩn cho sản phẩm.
Một sản phẩm phụ gia thực phẩm từ một nguồn động vật cũng phải có giấy

chứng nhận sự phù hợp với Hồi giáo thuần khiết, "Halal". Giấy chứng nhận đó là
được phát hành bởi các cơ quan có trách nhiệm trong nước xuất xứ.
Phụ gia thực phẩm sản xuất, nhập khẩu hoặc phân phối phải phù hợp với thực
phẩm Indonesia Codex hoặc các điều kiện đã được phê duyệt của Cơ quan quốc gia
về thuốc và kiểm soát thực phẩm (BPOM).
5. Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm ở Singapore

Tại Singapore, phụ gia thực phẩm được đánh giá dựa trên sự an toàn của nó và
được chỉ ra bởi mức tiêu thụ hàng ngày chấp nhận được (ADI) giá trị được thành lập
bởi FAO / WHO Uỷ ban chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA), chấp nhận bởi
CAC. Các mức tối đa cho phép đối với phụ gia đã được phê duyệt được thiết lập dựa
trên mức độ chế độ ăn uống của nó bởi người dân nội địa.
Sau đây là quy chế xác định phụ gia thực phẩm và quy định những người được
phép và mức cho phép tối đa tương ứng của nó:


Chất chống đóng cứng



Chất chống oxy hóa



Tác nhân làm ngọt nhân tạo



Các hóa chất bảo quản



Chất màu



Chất nhũ hoá và ổn định




Các tác nhân hương liệu



Các chất tăng cường hương vị


×