Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ứng dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porter phân tích về thị trường khẩu trang hiện nay trên thị trường trong và ngoài nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Đề tài:
Ứng dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter phân tích về
thị trường khẩu trang hiện nay trên thị trường trong và ngoài nước?
Tìm hiểu về chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp khẩu
trang này?
Môn học: Phân tích hoạt động kinh doanh
Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Hải


[Type here]

Mục lục
I. PHÂN TÍCH 5 FORCES TRONG NGÀNH SẢN XUẤT KHẨU TRANG....1
1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp..............................................................1
2. Áp lực từ phía khách hàng..............................................................................2
3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn.............................................................4
4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế........................................................8
a. Nón (Mũ) có kính che mặt kháng khuẩn bảo vệ sức khỏe......................8
b. Trường hợp Người dân Thái Lan lấy áo ngực, quần lót thay khẩu
trang ra đường...................................................................................................9
c. Phương án dùng áo thun thay thế khẩu trang y tế trên mạng xã hội. .10
d. Miếng dán nano lọc bụi thay thế khẩu trang..........................................11
5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành....................................................................13
II. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP............................16

1



[Type here]

2


I. PHÂN TÍCH 5 FORCES TRONG NGÀNH SẢN XUẤT KHẨU TRANG
1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
- Mức độ tập trung của các nhà cung cấp: Theo Bộ Y tế, hiện có 38 doanh nghiệp
sản xuất khẩu trang y tế. Tuy nhiên dưới áp lực nhu cầu mặt hàng khẩu trang tăng
mạnh như hiện nay, nhiều công ty từ không sản xuất khẩu trang nay cũng đã
chuyển sang sản xuất mặt hàng này.
Ví dụ như Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) ngay sau khi có sự chỉ đạo của
Chính phủ, các doanh nghiệp thành viên đã tổ chức thiết kế, xây dựng quy trình
may, cũng như đào tạo công nhân, triển khai quy trình sản xuất, sử dụng 1 số
chuyền may để sản xuất khẩu trang. Mặc dù, từ trước tới nay Tập đoàn và các
đơn vị thành viên sản xuất các mặt hàng chính không phải là khẩu trang.
- Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp: Nhu cầu hiện nay
trong cả nước đối với loại khẩu trang 3 lớp cho cộng đồng dân cư vào khoảng
100 tấn mỗi tháng tương đương khoảng 150 triệu chiếc. Hiện nayy có khoảng 11
đơn vị sản xuất quy mô lớn với năng lực sản xuất 1,245 triệu chiếc mỗi ngày. Với
mức nhu cầu lớn như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất nhiều càng
nhiều khẩu trang càng tốt.
- Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào: Với công suất tối đa, các đơn vị sản xuất trong
nước đều lo ngại về nguồn cung nguyên liệu sẽ ngày càng khó khăn và đắt đỏ
hơn. Nguyên liệu sản xuất chính để sản xuất khẩu trang gồm vải không dệt, vải
lọc kháng khuẩn và than hoạt tính. Vải không dệt trong nước đã sản xuất được,
còn hai nguyên liệu còn lại đều phải nhập khẩu.

Nguồn nhập khẩu vải lọc kháng khuẩn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nguồn
nguyên liệu từ Trung Quốc không thể nhập do quốc gia này cấm xuất khẩu cả sản

phẩm, nguyên liệu và máy móc sản xuất khẩu trang. Do đó, nhiều doanh nghiệp
đang liên hệ nhập khẩu nguyên liệu từ Ấn Độ, nhưng cũng đang gặp khó khăn
trong giao dịch và giá cũng tăng rất mạnh lên mức 10-12 USD mỗi kg. Hàn Quốc
và Nhật Bản khan hiếm, không có hàng để bán và xuất khẩu.
Đại diện Công ty Đại Uy cũng cho biết, không nhập khẩu màng lọc kháng khuẩn


từ nước ngoài qua một công ty trung gian khác. Tuy nhiên, đơn vị đối tác cũng
nhập nguyên liệu này từ Trung Quốc, Đài Loan. Trước đợt dịch, Đại Uy nhập
nguyên liệu này đã tăng lên 120.000 đồng mỗi kg. Tuy nhiên, hiện trong kho chỉ
còn khoảng 2 tạ màng lọc kháng khuẩn và đang làm việc với đối tác cung cấp
tiếp 5 tạ. Công ty này lo ngại thời gian tới giá mua nguyên liệu sẽ cao hơn.
- Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành: Việc tham gia sản xuất khẩu
trang vải không đòi hỏi nhiều về thay đổi quy trình, máy móc, có thể đáp ứng
được nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết, đây chỉ là các khẩu
trang thông thường, chưa được công nhận là khẩu trang y tế. Còn máy móc thiết
bị sản xuất khẩu trang y tế, theo Bộ Công Thương, chủ yếu nhập khẩu từ Trung
Quốc. Khi chưa có dịch, để nhập được máy móc thiết bị phải đặt trước khoảng 6
tháng mới có hàng. Trong điều kiện hiện nay, Trung Quốc cấm xuất khẩu máy
móc và thời gian đặt hàng lên đến 6 tháng thì các doanh nghiệp hầu như không
thể mở rộng sản xuất.
2. Áp lực từ phía khách hàng
- Người tiêu dùng tăng mua mà nguồn nguyên liệu để sản xuất khẩu trang khan hiếm
khiến các doanh nghiệp không thể cung cấp đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
- Do sự tăng giá đồng loạt của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất khẩu trang
khiến cho sự lựa chọn của khách hàng dành cho các sản phẩm khác tăng cao. Đặc
biệt những hộ thường dân với mức thu nhập đủ sống không đủ điều kiện để mua
khẩu trang với mức giá như hiện nay để sử dụng.
- Khách hàng thường thích mua đồ giá rẻ nên thường chọn phải những sản phẩm
không đúng chất lượng, không đảm bảo độ an toàn. Vi phạm chủ yếu là nhà sản

xuất thay lớp màng vi lọc có tác dụng lọc vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn bằng lớp
màng giấy.
- Nhiều doanh nghiệp lợi dụng tình hình dịch bệnh và nhu cầu sử dụng khẩu trang
của khách hàng nên đã nhập lậu, giả mạo nơi sản xuất để khống giá.
- Do có nhiều sản phẩm khác thay thế như nước rửa tay khô, găng tay diệt khuẩn,...
với mức giá cả hợp lý hơn .
- Do khách hàng có nhiều sự lựa chọn về mẫu mã, chất liệu ngày càng đa đạng nên
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng tăng cao.


- Việc đeo khẩu trang có tác dụng phòng chống bệnh hô hấp rất tốt, giảm nguy cơ bị
ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, khói bụi, phòng nhiều bệnh khác như cúm.
Tuy nhiên nhiều khách hàng còn chủ quan chưa ý thức được tầm quan trọng của
khẩu trang không mấy quan tâm đến sức khỏe.
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
-Trong tình hình dịch corona đang xuất hiện ở VN nhu cầu sử dụng khẩu trang
của khách hàng càng cao tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp sản xuất trục lợi
-Lượng cung ứng thì ít mà nhu cầu sử dụng càng nhiều, lượng khách hàng chờ
đợi để mua khẩu trang nhiều tới nỗi phải xếp hàng tranh nhau để mua với giá trên
trời. Với nhu cầu thị trường tăng mạnh, các DN này khó có thể đáp ứng được.
Đặc biệt, các DN sản xuất khẩu trang y tế cũng gặp khó khăn về nguyên liệu đầu
vào do vải lọc kháng khuẩn chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc (do trong
nước chưa sản xuất được), nhưng nguồn cung này đang khan hiếm. Các DN đang
tìm cách nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Malaysia. Bộ Công
thương đã trao đổi và đề nghị thương vụ VN tại Ấn Độ, Ai Cập và Hàn Quốc
khẩn trương tìm nguồn nguyên liệu hỗ trợ DN. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nguyên
liệu để nhập khẩu cũng gặp khó khăn, chưa kể giá nguyên liệu rất cao.
- Đặc biệt là đầu tuần này, nhiều hiệu thuốc ở chợ thuốc Hapulico (Hà Nội) còn
trưng biển “không bán khẩu trang”, “không bán nước rửa tay khô”, “không bán
thuốc sát trùng”, khiến nhiều khách hàng bức xúc. Nhân viên của nhiều cửa hàng

còn khẳng định: “chưa biết khi nào mới có hàng lại”
- Nếu DN sản xuất khẩu trang vải số lượng lớn ra thị trường mà không phù hợp
hoặc không đảm bảo phục vụ phòng chống dịch bệnh (nCoV) sẽ không tiêu thụ
được, gây ra sự lãng phí lớn và ảnh hưởng tới môi trường.
-Theo thông tin từ Cục QLTT TP.HCM, trong ngày 6 và 7-2-2020, các đội QLTT
kiểm tra phát hiện nhiều nhà thuốc kinh doanh khẩu trang y tế không có hóa đơn
chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tại Công ty TNHH MTV thương mại RUITON Việt Nam (huyện Bình Chánh),
lực lượng chức năng phát hiện công ty kinh doanh 50.000 khẩu trang y tế xuất xứ
Việt Nam giả mạo nơi sản xuất, đóng gói, hơn 219.000 khẩu trang do Trung Quốc
sản xuất không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Đội QLTT đã lập biên bản tạm giữ
269.100 khẩu trang y tế để xử lý...


THỊ TRƯỜNG NGOÀI NƯỚC
Bắc Kinh đã giới hạn số khẩu trang bán cho mỗi người dân, tăng nhập khẩu khẩu
trang đồng thời thúc đẩy việc sản xuất khẩu trang trong nước.
Đầu tháng 2-2019, Kent Cai Mingdong, người ở thành phố Ninh Ba, đã lùng sục
các nhà thuốc ở Indonesia để thu gom khẩu trang mang về Trung Quốc. Cho đến
nay, anh này đã đi đến hơn 15 thành phố ở Indonesia và mua được ít nhất
200.000 cái khẩu trang. Số lượng này được anh gửi những du khách Trung Quốc
mình gặp ở các sân bay lớn ở Indonesia nhờ họ mang về quê nhà.
Cai sau đó sắp xếp để bạn bè mình ở Trung Quốc nhận số khẩu trang xách tay
này tại các sân bay trong nước.
Anh Cai cho biết mình đến Indonesia ngày 1-2-2019, trước lúc người dân địa
phương nháo nhào đi mua khẩu trang. Bằng cách thủ công, đi tới từng tiệm thuốc
để mua nhưng anh cho biết cách này vẫn hiệu quả.
Trung Quốc cung ứng đến 50% nguồn cung khẩu trang toàn cầu nhờ giá cả cạnh
tranh. Dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, khẩu trang từ những người mua nhỏ lẻ
như Cai hay từ nguồn chính thức ở nước ngoài bằng kênh ngoại giao, vẫn không

đủ cho nhu cầu trong nước. Y bác sĩ là những người cần khẩu trang nhất, nhất là
khẩu trang N95 có khả năng bảo vệ tốt hơn.
Ngoài Trung Quốc, do nhu cầu khẩu trang cao đột biến, thị trường toàn cầu từ
Bangkok, Thái Lan đến Boston, Mỹ, nơi nơi đều đã hết khẩu trang.
3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM


Bảng hiển thị kết quả quan trắc chất lượng không khí của ứng dụng Pam Air tại
khu vực nội thành Hà Nội ngày 21/2/2020 cho thấy, mức độ ô nhiễm không khí
rất nghiêm trọng
- Mở đầu: Tại Việt Nam từ năm 2019 cho đến nay, thị trường khẩu trang đã
sôi động hơn bao giờ hết do yếu tố ô nhiễm không khí , bên cạnh đó là căn bệnh
viêm phổi do chủng virus corona mới bắt nguồn từ Vũ Hán , Trung Quốc vào
đầu năm nay. Sau chuỗi ngày ô nhiễm không khí kéo dài ở các thành phố lớn,
người dân đổ xô lùng mua các loại khẩu trang có tính năng chống bụi mịn nhằm
bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Cho đến thời điểm Covid-19 bùng
phát còn nhộn nhịp hơn thế, khẩu trang trở thành mặt hàng khan hiếm, nhiều
nhà phân phối bán giá "trên trời", nhiều chuỗi nhà thuốc và các hệ thống siêu
thị, bán lẻ khẳng định không tăng giá. Nhưng để tránh "cháy" hàng khi dịch
Covid-19 còn kéo dài, hầu hết đều khống chế số lượng bán 5-10 chiếc hoặc 1-2
hộp khẩu trang cho mỗi khách hàng…
- Thông tin từ Bộ Y tế, hiện có 38 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế,
trong đó có khoảng 11 đơn vị sản xuất quy mô lớn với năng lực sản xuất 1,245
triệu chiếc/ngày.

Các đối tượng tiềm ẩn trên thị trường khẩu trang:


- Sàn thương mại điện tử: Trong thời điểm dịch bệnh và công nghệ thông tin

phát triển, nhiều khách hàng thay vì xếp hàng tại các nhà thuốc , các siêu thị để
mua khẩu trang thì họ lựa chọn cách truy cập các website , các ứng dụng mua
hàng online như shopee, tiki hay lazada để tìm mua mặt hàng này. Các shop bán
khẩu trang online có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh trên thị trường vì tính
tiện lợi và nhanh chóng trong giao dịch và chọn lựa mặt hàng. Tại các sàn
thương mại điện tử , bất kỳ cửa hàng nhỏ lẻ hay cá nhân nào cũng có khả năng
thâm nhập thị trường miễn là có thể tìm được nguồn cung cấp hàng. Chỉ cần vài
thao tác , chúng ta có thể tìm mua ngay loại khẩu trang vừa ý. Tuy nhiên nhược
điểm của thị trường khẩu trang online là người mua khó có thể tin cậy hoàn
toàn chất lượng sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ khi rất nhiều cửa hàng bán mặt
hàng này không có giấy phép kinh doanh , thêm vào đó khẩu trang cũng có đa
dạng chủng loại và giá cả.

- Doanh nghiệp dệt may : Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp , các
doanh nghiệp dệt may đã và đang ra sức tham gia vào công cuộc sản xuất khẩu
trang , trở thành một đối thủ tiềm tàng trên thị trường khẩu trang hiện nay
.Nhiều công ty thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng đã tham gia
mạnh vào việc sản xuất các loại khẩu trang được may từ vải chống khuẩn nhập
từ nước ngoài và thu hút được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng vì mặt hàng
này không chỉ có tác dụng chống vi khuẩn , mà còn tái sử dụng trong nhiều lần
giặt . Các công ty còn hợp tác với các đơn vị gia công khác để gia tăng lượng


cung khẩu trang vải ra thị trường , cạnh tranh trực tiếp với nhiều đối thủ khác và
tranh thị phần nhỏ với các loại khẩu trang y tế giấy thông thường hiện nay.
Thậm chí có công ty còn phát tặng miễn phí hàng chục nghìn khẩu trang vải với

mục đích hỗ trợ người dân phòng chống dịch cũng như một cách giới thiệu sản
phẩm của mình với người dân.


THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG THẾ GIỚI


Số liệu thống kê về dịch bệnh COVID-19 cập nhật đến ngày 28/2/2020

- Theo báo South China Morning Post, Trung Quốc là nhà sản xuất khẩu trang
y tế lớn nhất thế giới, cung ứng đến 50% nguồn cung khẩu trang toàn cầu nhờ
giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, trước nhu cầu tăng cao đột biến về khẩu trang y tế
do dịch bệnh vì virus corona chủng mới gây ra, nước này cũng bị thiếu khẩu
trang và quyết định tạm ngừng xuất khẩu mặt hàng này để phục vụ nhu cầu
trong nước. Trong bối cảnh hiện nay, khẩu trang từ những người mua nhỏ lẻ hay
từ nguồn chính thức ở nước ngoài bằng kênh ngoại giao, vẫn không đủ cho nhu
cầu trong nước.Ngoài Trung Quốc, do nhu cầu khẩu trang cao đột biến, cho đến
giữa tháng 2 thị trường toàn cầu từ Bangkok, Thái Lan đến Boston, Mỹ, nơi nơi
đều đã hết khẩu trang. Trong thời điểm cầu tăng vọt như hiện nay , các thị
trường lớn sản xuất khẩu trang trên nhiều quốc gia ( Trung Quốc , Đài Loan ,
Pháp…. ) tập trung tìm mọi cách gia tăng công suất sản xuất khẩu trang lên tối
đa để phục vụ nhu cầu nước mình thay vì cạnh tranh với nhau .Bất kỳ nhà cung
cấp khẩu trang lớn trên thế giới nào đi trước về nguồn cung và xuất khẩu cũng
có thể trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trên thị trường thế giới chứ không
chỉ Trung Quốc .
4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Một số sản phẩm thay thế khẩu trang
a. Nón (Mũ) có kính che mặt kháng khuẩn bảo vệ sức khỏe.


Sản phẩm này được miêu tả như sau:
- Bé trai/ gái/người lớn đều dùng được, nhất là những bé không chịu đeo khẩu
trang y tế, khẩu trang 3 lớp, khẩu trang 4 lớp,...
- Sản phẩm có nón, có kính che mặt trong suốt chống nắng ngừa bụi mịn vật

thể nguy hiểm bảo vệ sức khỏe phòng ngừa đại dịch Corona. Là giải pháp bảo
vệ sức khỏe cho trẻ em, học sinh khi trở lại trường học, khi dạo chơi bên ngoài
trời, công viên, du lịch, dã ngoại hay đi biển... Thích hợp khi đội ra ngoài trời
ngoại khóa như đi học, đi chơi, đi dạo. Nón che nắng; hạn chế tiếp xúc với dịch
tiết nước bọt của người bệnh hoặc phát nước bọt cho người khác.
- Chất liệu vải may đẹp, có dây kéo để di chuyển độ rộng, chặt của quai mũ
không lo đi đường bay mất mũ, có lớp kính bảo vệ che kín mắt, mặt, không
nóng, ngộp, kiểu dáng thiết kế thời trang bền, đẹp sử dụng lâu dài.
b. Trường hợp Người dân Thái Lan lấy áo ngực, quần lót thay khẩu trang
ra đường
Thủ đô Bangkok đã bị bao phủ bởi một lớp khói bụi dày đặc từ đầu năm nay
khiến các nhà chức trách phải đưa ra những cảnh báo về sức khỏe, vì thế doanh
số bán khẩu trang N95 để ngăn bụi đã tăng vọt và hầu hết các cửa hàng đều
cháy hàng. Trong tình hình hỗn loạn đó, đã có nhiều người nghĩ ra những biện
pháp "sáng tạo" để ngăn khói độc.
Một người đàn ông đi xe máy đeo áo ngực của vợ để thay thế khẩu trang



c.

Phương án dùng áo thun thay thế khẩu trang y tế trên mạng xã hội
Trong lúc này, khẩu trang như mặt hàng hiếm, đặc biệt là khẩu trang y tế được
nhiều người coi như là phao cứu sinh giữa đại dịch. Nhưng tài khoản này lại
đưa ra biện pháp để không phải "giành giật" để mua được khẩu trang mà vẫn
ngăn ngừa được virus bằng cách dùng áo thun.
Chỉ với vài động tác đơn giản, chiếc áo thun đã ôm gọn khuôn mặt mà chỉ lộ ra
hai đôi mắt, đã được tài khoản này chia sẻ mạnh mẽ đến mọi người rằng có thể
ngăn ngừa tiếp xúc tốt hơn khẩu trang y tế.


Hành động này không chỉ phản khoa học mà còn gây nên sự hỗn loạn thông tin
khi giữa một rừng thông tin về đại dịch đang khiến mọi người hoang mang.
Hình ảnh người đàn ông thực hiện biện pháp phòng lây nhiễm khiến dân mạng
tranh cãi. Ảnh cắt từ clip.
Ngay sau khi đoạn clip được chia sẻ đã thu hút được sự quan tâm của nhiều
người. Đa số các ý kiến cho rằng, tài khoản facebook này đang cố tình câu like
bởi nội dung chia sẻ hết sức nhảm nhí và bị cộng đồng mạng ném đá dữ dội.
Nhưng bên cạnh đó, không ít người đã hùa theo cách này khiến cộng đồng
mạng không khỏi ngán ngẩm. Bởi giữa lúc mọi thông tin về dịch bệnh đang


được cập nhật chính xác từng giờ, từng phút vẫn có những cá nhân lợi dụng để
thực hiện mục đích riêng. Không ít người đã hùa theo biện pháp phản khoa học
này. 
d.

Miếng dán nano lọc bụi thay thế khẩu trang
Miếng lọc nhỏ gọn, sản xuất theo công nghệ nano làm sạch không khí trước khi
người đeo hít vào. Thiết bị này có giá 10 rupi mỗi miếng (khoảng 4.000 đồng),
là một miếng lọc khí nhỏ có thể gắn chặt lên lỗ mũi thay thế cho chiếc khẩu
trang. Mỗi miếng có thể sử dụng 8 -12 tiếng đồng hồ.
Một công ty Ấn Độ khởi động chiến dịch mang tên “Không khí trong lành” với
sản phẩm là miếng lọc khí nano giúp lọc sạch khí bụi. Chiến dịch tạo hiệu ứng
lan rộng, đặc biệt trước ngày thủ đô Delhi được dự báo bao phủ bởi lớp sương
bụi độc hại vào tháng 12/2017. Trong ba ngày, công ty nhận hàng nghìn đơn đặt
hàng từ bệnh viện, trường học và doanh nghiệp.
Prateek Sharma cùng sản phẩm khởi nghiệp.
Sharma cho biết: "Sản phẩm của chúng tôi đang trong quá trình cải tiến và có
khả năng lọc ra 95% loại bụi nguy hiểm nhất trong số các chất gây ô nhiễm”.
Sản phẩm tích hợp hàng triệu lỗ chân lông trên một đơn vị diện tích vải. Miếng

lọc có chứa chất xốp có chức năng lọc bề mặt và tự động làm sạch sau mỗi lần
hít thở, nó còn có khả năng phân huỷ sinh học sau khi không sử dụng.


Miếng dán nano có giá 10 rupi mỗi miếng (khoảng 4.000 đồng).
Nano Clean đã nhận hai bằng sáng chế cho sản phẩm và công nghệ của công ty.
Năm 2018, đơn vị này dự kiến sẽ mở rộng quy mô kinh doanh không chỉ ở
trong Ấn Độ. Trên website của công ty đã có bán gói gồm 10 miếng lọc có giá
98,2 rupi (khoảng 40.000 đồng) với ba kích cỡ nhỏ, trung bình, lớn.
Công ty nhận được khoản hỗ trợ của Chính phủ Ấn Độ theo đề án của Cục
Công nghệ Sinh học (DBT) và Bộ Khoa học và Công nghệ (DST). Thiết bị gần
đây đã giành được Giải thưởng Quốc gia Khởi nghiệp năm 2017 của Ấn Độ, có
trị giá hơn 500 triệu đồng, với công nghệ mới hứa hẹn giảm thiểu nguy cơ mắc
bệnh hô hấp và chống lại không khí ô nhiễm.

PHÂN TÍCH SỰ ĐE DỌA CỦA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có thể thỏa mãn cùng một nhu cầu so với
sản phẩm hiện tại, đem lại cho người tiêu dùng những tính năng, lợi ích tương
đương như sản phẩm của doanh nghiệp. ì vậy, sản phẩm thay thế được coi là
mối đe dọa đối với hoạt động của doanh nghiệp trong ngành. Những sản phẩm


thay thế có tính năng, công dụng đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn nhưng giá
thấp hơn là những sản phẩm thay thế nguy hiểm. Chúng có thể dẫn đến nguy cơ
làm giảm giá bán, giảm số lượng sản phẩm tiêu thụ và giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp, thậm chí xóa bỏ hoàn toàn các sản phẩm hiện tại. Những sản
phẩm thay thế thường là kết quả của việc cải tiến công nghệ hoặc công nghệ
mới. Doanh nghiệp cần phải theo dõi xu hướng phát triển của các sản phẩm
thay thế để nhận diện hết nguy cơ do sản phẩm thay thế gây ra.
Nhưng sau khi điểm qua một số sản phẩm thay thế cho khẩu trang, có thể thấy

trên thực tế không có nhiều sản phẩm thay thế nào được coi là mối đe dọa
nghiêm trọng của khẩu trang. Với công dụng ngăn bụi và kháng khuẩn thì khẩu
trang là sự lựa chọn hàng đầu bởi tính tiện dụng của chúng. Bởi đối với 1 số
loại khẩu trang nhất là khẩu trang y tế, sau khi dùng xong, bụi bẩn và vi khuẩn
sẽ đi theo khẩu trang vào thùng rác. Còn những sản phẩm thay thế, thứ nhất,
chúng thường có giá thành cao nên người dùng thường có xu hướng tái sử
dụng, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh vì bụi bẩn, virus bám mặt ngoài
lại có cơ hội nhiễm vào mũi miệng người dùng, thứ hai, nếu chúng rẻ thì khả
năng ngăn chặn bụi bẩn, virus xâm nhập vào mũi miệng người dùng.
Bởi vậy, mối đe dọa của các sản phẩm thay thế đối với khẩu trang có thể coi là
không đến mức nghiêm trọng.
5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
-Với diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu về khẩu
trang đặc biệt là khẩu trang y tế của người dân luôn ở mức cao khiến các doanh
nghiệp sản xuất khẩu trang đang phải làm việc hết công suất để mặt hàng này
không bị quá khan hiếm. Ở thời điểm hiện tại thì nguồn nguyên vật liệu là thế
mạnh lớn nhất để các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang cạnh tranh lẫn nhau.

-Với công suất tối đa, các đơn vị sản xuất trong nước đều lo ngại về nguồn cung
nguyên liệu sẽ ngày càng khó khăn và đắt đỏ hơn. Theo đại diện Công ty
Tanaphar - đơn vị chuyên sản xuất khẩu trang tiệt trùng sử dụng cho các cơ sở y
tế cho biết đang hoạt động với công suất 24h mỗi ngày. Tính tổng cả 2 mặt
hàng, công suất một ngày vào khoảng 50.000 đến 60.000 sản phẩm. Nguyên
liệu sản xuất chính để sản xuất khẩu trang gồm vải không dệt, vải lọc kháng


khuẩn và than hoạt tính. Vải không dệt trong nước đã sản xuất được, còn hai
nguyên liệu còn lại đều phải nhập khẩu.

-Nguồn nhập khẩu vải lọc kháng khuẩn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nguồn

nguyên liệu từ Trung Quốc không thể nhập do quốc gia này cấm xuất khẩu cả
sản phẩm, nguyên liệu và máy móc sản xuất khẩu trang. Do đó, nhiều doanh
nghiệp đang liên hệ nhập khẩu nguyên liệu từ Ấn Độ, nhưng cũng đang gặp khó
khăn trong giao dịch và giá cũng tăng rất mạnh lên mức 10-12 USD mỗi kg.

Đại diện Công ty Dược phẩm Đại Uy cho biết đang cho 2 dàn máy tự động
chạy suốt 24h. Trước đây, mỗi ngày nhà máy sản xuất được 50.000 chiếc khẩu
trang, song hiện tăng ca hết công suất lên 100.000 chiếc. Công ty cũng cho biết,
không nhập khẩu màng lọc kháng khuẩn từ nước ngoài qua một công ty trung
gian khác. Tuy nhiên, đơn vị đối tác cũng nhập nguyên liệu này từ Trung Quốc,
Đài Loan. Trước đợt dịch, Đại Uy nhập nguyên liệu này đã tăng lên 120.000
đồng mỗi kg. Tuy nhiên, hiện trong kho chỉ còn khoảng 2 tạ màng lọc kháng
khuẩn và đang làm việc với đối tác cung cấp tiếp 5 tạ. Công ty này lo ngại thời
gian tới giá mua nguyên liệu sẽ cao hơn.

Công ty Dệt kim Đông Xuân trước đó không sản xuất khẩu trang, song gần đây
khi xảy ra dịch nCoV, đã tham gia để phục vụ và trang bị cho nhân viên. Doanh
nghiệp cũng gia tăng sản xuất để dự kiến bán ra thị trường từ ngày 3/2.
Không chỉ các đơn vị sản xuất trong nước, nhiều nhà nhập khẩu cũng tăng gấp
nhiều lần số lượng đơn hàng. Đại diện một đơn vị phân phối khẩu trang của 3M
(Mỹ) cho biết cách đây vài ngày đã đề nghị đối tác nước ngoài cung cấp tăng
gấp 4-5 lần số lượng so với thông thường. Tuy nhiên, nhà sản xuất cho biết sẽ
ưu tiên các đơn hàng từ Trung Quốc – nơi đang là điểm nóng của dịch nCoV
nên sẽ khó đáp ứng được 100% đơn hàng của đối tác tại Việt Nam.
"Trong kho hàng của chúng tôi hiện cũng chỉ còn đủ số lượng để đáp ứng nhu
cầu của các khách hàng thường xuyên, không nhận khách mới", chị này nói.


Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cũng cho biết, trong 10 ngày tới sẽ cung
ứng ra thị trường nửa triệu chiếc khẩu trang do các doanh nghiệp thành viên sản

xuất. "Toàn bộ số khẩu trang này chúng tôi sản xuất và sẽ phát miễn phí tới tay
người dân", ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Vinatex nói.
Theo đánh giá của một công ty tại Thanh Oai (Hà Nội), hiện nguyên liệu để sản
xuất trong cả nước đang rất căng thẳng và chỉ có thể đáp ứng sản xuất trong
khoảng 7-10 ngày tới nếu không có nguyên liệu mới nhập về. Trong khi đó, nhu
cầu hiện nay trong cả nước đối với loại khẩu trang 3 lớp cho cộng đồng dân cư
vào khoảng 100 tấn mỗi tháng tương đương khoảng 150 triệu chiếc.
Riêng Công ty Dệt kim Đông Xuân cho biết có thể tự chủ nguyên liệu và sản
xuất. Hiện nay mỗi ngày công ty làm được 50.000 chiếc khẩu trang. Tuy nhiên,
đại diện đơn vị này cho biết trước nhu cầu cấp thiết của thị trường, công ty có
thể mở rộng quy mô để sản xuất khẩu trang kháng khuẩn với sản lượng lên đến
300.000 chiếc mỗi ngày, đồng thời huy động các đơn vị vệ tinh tham gia.

Về nguồn nguyên liệu với mặt hàng này, Bộ Công Thương cho biết hiện có 2
loại chính phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Thứ nhất là vải không dệt, hiện trong
nước đã sản xuất được, thời gian tới có thể gia tăng nhưng không nhiều.

-Thứ hai là màng lọc kháng khuẩn, hiện các đơn vị nhập khẩu từ Trung Quốc
khoảng 70%. Khoảng 30% còn lại có thể mua từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia,
Đài Loan, Ai Cập, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu như Pháp,
Italy....
Nhưng hiện Trung Quốc cấm xuất khẩu cả sản phẩm và nguyên liệu. Hàn Quốc
và Nhật Bản khan hiếm, không có hàng để bán và xuất khẩu. Ấn Độ cấm xuất
khẩu sản phẩm, không cấm xuất khẩu nguyên liệu. Châu Âu thì giá rất cao.
Trong khi đó, với các nước còn lại, doanh nghiệp Việt khó tiếp cận nguồn
nguyên liệu hoặc nếu tiếp cận được thì giá rất cao. Bộ Công Thương nhận định
trường hợp dịch lan rộng tại các nước này, dự báo sẽ khó khăn hơn trong việc
nhập khẩu.



Máy móc thiết bị sản xuất mặt hàng này, theo Bộ Công Thương, chủ yếu nhập
khẩu từ Trung Quốc. Khi chưa có dịch, để nhập được máy móc thiết bị phải đặt
trước khoảng 6 tháng mới có hàng. Trong điều kiện hiện nay, Trung Quốc cấm
xuất khẩu máy móc và thời gian đặt hàng lên đến 6 tháng thì các doanh nghiệp
hầu như không thể mở rộng sản xuất.

Theo Bộ Y tế, hiện có 38 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế, trong đó có
khoảng 11 đơn vị sản xuất quy mô lớn với năng lực sản xuất 1,245 triệu chiếc
mỗi ngày.
Đối với khẩu trang vải, số lượng doanh nghiệp trong ngành dệt may lên đến
7.000. Việc tham gia sản xuất khẩu trang vải không đòi hỏi nhiều về thay đổi
quy trình, máy móc, có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, cơ
quan này cho biết, đây chỉ là các khẩu trang thông thường, chưa được công
nhận là khẩu trang y tế, do vậy khả năng thị trường chấp nhận đến đâu còn chưa
xác định được.
II. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp khẩu trang
Để có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, các DN kinh doanh khẩu trang
đã lựa chọn:
-Thay đổi giá, Tăng giá để có được lợi thế ngắn hạn
Khi dịch viêm phổi cấp do virus corona diễn biến phức tạp tại Việt Nam, nhu
cầu về trang thiết bị y tế như găng tay, khẩu trang, nước sát trùng… tăng mạnh.
Thị trường chứng kiến cảnh khan hiếm các mặt hàng này, từ đó đẩy giá bán lên
mức cao gấp 3-4 lần bình thường.
Khi nhu cầu thị trường tăng, nguồn cung hạn chế, thương nhân hoàn toàn có thể
tăng giá, nhưng phải tăng ở mức bán hợp lý. Sự hợp lý được lý giải dựa trên các
yếu tố cấu thành của giá bán.


Giá bán sẽ bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất, mức lợi nhuận hợp lý cho doanh

nghiệp cùng toàn bộ các khoản nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà
nước như thuế, phí…
Việc chi phí sản xuất tăng cao cũng khiến giá tăng cao. Doanh nghiệp cũng hoàn
toàn có thể đẩy mức lợi nhuận tăng thêm trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên,
toàn bộ giá bán phải ở một mức lợi nhuận hợp lý dựa trên các yếu tố cấu thành
và bối cảnh. Việc tăng giá gấp 3-4 lần bình thường là bất hợp lý.
-Tăng sự khác biệt của sản phẩm
Những dòng khẩu trang tốt, có thương hiệu vẫn phát huy được lợi thế của mình
và chiếm được lòng tin tưởng của khách hàng
Như dòng khẩu trang chống bụi phòng độc 3M

-KHẨU TRANG 3M được thiết kế ôm sát khuôn mặt, không tạo khoảng hở
nhằm bảo vệ hệ hô hấp của người lao động trong quá trình làm việc hoặc tham
gia giao thông với nhiều khói, bụi, hơi,...giúp tăng hiệu quả công việc, kéo dài
thời gian lao động.


+Chất liệu: KHẨU TRANG 3M được sản xuất từ sợi vải không dệt, có lớp than
hoạt tính với nguyên liệu 100% carbon được ép chặt trong các sợi vải.
+Khả năng lọc của KHẨU TRANG 3M lên đến 99% các loại vi khuẩn, các hạt
bụi vô cùng nhỏ.
+Thiết kế: KHẨU TRANG 3M được sản xuất theo công nghệ hiện đại, có thiết
kế van thở 1 chiều giúp người sử dụng vẫn cảm thấy thoải mái khi đeo, nhẹ
nhàng khi thở….
Hay khẩu trang Pitta Mask

Tại Việt Nam, dòng sản phẩm Pitta Mask của hãng Arax (Nhật Bản) đặc biệt phổ
biến thời gian gần đây với hình ảnh minh hoạ chính là các sao Hàn đeo khẩu
trang ra sân bay mà trông vẫn ngời ngời khí chất.


-Pitta Mask mang lại trải nghiệm khác biệt cho người sử dụng. Chiếc khẩu trang
này có chất liệu Polyurethane (PU) – một loại chất dẻo có khả năng đàn hồi tốt,
bền, chống thấm nước và được sử dụng nhiều trong thời trang. Bên cạnh đó là
thiết kế hạn chế không đường may, phần viền và quai đeo được cắt gọn.
-Chất liệu PU cũng khiến khẩu trang mềm, mịn, không bị nhăn lúc đeo lên và
bảo quản nên không bị mất phom trong suốt quá trình sử dụng. Có hai màu cho
sản phẩm này – đen và trắng, trong đó màu đen phổ biến hơn vì tính thẩm mĩ.
Khẩu trang chống Virut 3D Unicharm


Khẩu Trang Unicharm 3D Mask Virus Block Ngăn Virus là sản phẩm được nhập
khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, sở hữu những nghiên cứu mới nhất của các chuyên
gia đến từ thương hiệu Unicharmnhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
-Khẩu trang có cấu trúc lọc đa lớp với mật độ cao sẽ giúp ngăn chặn đến 99% sự
phát tán của virus. Thiết kế 3D ấn tượng ôm gọn khuôn mặt của bạn mà không
hề gây khó thở, đồng thời còn giúp giữ nhiệt và độ ẩm cho mũi, họng vào mùa
đông.


~Hết~



×