Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bai 1 sự xuất hiện bầy người nguyên thủy (Theo chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.35 KB, 5 trang )

Tiết 1 Soạn ngày 22 tháng 8 năm 2010
Phần 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ VÀ TRUNG ĐẠI
Chương I
XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
Bài 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI
NGUYÊN THỦY
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
Học xong bài này, HS cần:
- Hiểu và nắm vững nguồn gốc loài người, quá trình chuyển biến từ vượn
cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn.
- Hiểu được đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn
đầu của xã hội nguyên thuỷ.
2. Tư tưởng
- Giúp HS thấy được vai trò, tác dụng của lao động trong tiến trình phát
triển của xã hội loài người.
3. Kĩ năng
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng trình bày nội dung lịch sử kết hợp với sử
dụng tranh ảnh lịch sử.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY-HỌC
- Tranh ảnh lịch sử
- Lược đồ lịch sử
- Các tài liệu có liên quan
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 10 và bài mới
“Con người xuất hiện như thế nào” đã trở thành một vấn đề được quan
tâm tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu. Trong chương trình lịch sử lớp 10,
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thời kì phôi thai của xã hội loài người, thời kì cổ
đại và phong kiến trung đại. Tiếp đó là thời kì Cận đại với những cuộc cách
1


mạng tư sản và phong trào công nhân. Phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến
giữa thế kỉ XIX cũng là nội dung quan trọng trong chương trình lịch sử lớp 10.
3. Tiến trình tổ chức dạy-học
Hoạt động của thầy-trò Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1
- GV dẫn dắt: Nêu những truyền
thuyết khác nhau về sự xuất hiện
loài người.
- GV hình thành cho HS khái
niệm “vượn cổ”:
+ Cho HS quan sát hình ảnh
“vượn cổ”
+ GV hỏi: Vượn cổ có những đặc
điểm gì?
+ HS trả lời, GV chốt ý.
- GV hướng dẫn HS khai thác
Hình 1: Người tối cổ (SGK):
+ GV hỏi: Người tối cổ có
những đặc điểm gì khác với vượn
cổ?
+ HS quan sát tranh và miêu tả.
+ GV nhận xét, chốt ý.
1. Nguồn gốc loài người và quá trình
chuyển biến từ vượn cổ thành Người
tối cổ, Người tinh khôn
- Vượn cổ:
+ Nguồn gốc của loài người: do quá
trình tiến hoá của sinh giới.
+ Thời gian tồn tại: khoảng 6-15 triệu
năm trước.

+ Đặc điểm: Đứng và đi bằng hai chân,
2 chi trước có thể cầm nắm; ăn hoa, quả,
củ và động vật nhỏ.
+ Địa điểm tìm thấy hoá thạch: Đông
Phi, Tây Á, Đông Nam Á.
- Người tối cổ
+ Thời gian tồn tại: khoảng từ 4 triệu
đến 4 vạn năm trước.
+ Đặc điểm: đã là người, hoàn toàn đi
đứng bằng hai chân, đôi tay đã trở nên
khéo léo, thể tích sọ não lớn và hình
thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
Dáng đi lom khom, trán thấp và bợt ra
sau, u mày cao.
+ Biết chế tạo công cụ và phát minh ra
lửa.
2
- GV minh hoạ rõ hơn về thời kì
đồ đá cũ.
- GV hỏi: Việc phát minh ra lửa
có ý nghĩa gì?
- HS trả lời, GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS miêu tả đặc
điểm của người tinh khôn và so
sánh với Người tối cổ.
- GV: Tại sao loài vượn cổ có thể
chuyển biến thành người?
- GV gợi ý cho HS trả lời.
- GV làm rõ hơn vai trò lao động
của quá trình chuyển hóa.

Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS lập bảng so
sánh đời sống của xã hội nguyên
thuỷ với hai giai đoạn lớn.
- GV hình thành cho HS khái
niệm “Bầy người nguyên thuỷ”:
cho HS quan sát tranh “Bầy
người nguyên thuỷ”:
+ GV: Miêu tả lại cuộc sống của
con người thời kì nguyên thuỷ?
+ HS trả lời, GV nhận xét, chốt
ý.
- GV hình thành khái niệm “Công
xã thị tộc mẫu hệ”: Hình thức tổ
chức xã hội kế tiếp giai đoạn bầy
người nguyên thuỷ. Là tập đoàn
người sống thành gia đình gồm 2-

+ Nơi tìm thấy di cốt: Đông Phi, Đông
Nam Á, Trung Quốc, Châu Âu.
- Người tinh khôn:
+ Thời gian xuất hiện: 4 vạn năm trước.
+ Đặc điểm: cấu tạo cơ thể như ngày
nay thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển.
+ Nơi tìm thấy di cốt: Ở khắp các châu
lục.
- Động lực của quá trình chuyển biến
vượn thành người:
+ Vai trò của quy luật tiến hoá
+ Vai trò của lao động đã tạo ra con

người và xã hội loài người.
2. Đời sống vật chất, tinh thần và tổ
chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã
hội nguyên thuỷ
Tiêu chí Bầy người
nguyên
thuỷ
Công xã thị
tộc mẫu hệ
Đời sống
vật chất
Công cụ
bằng đá,
ghè đẽo thô
sơ; sống
nhờ săn bắt
và hái
lượm,
trong các
hang động,
Công cụ bằng
đá mài,
xương và
sừng; kinh tế
trồng trọt
chăn nuôi
nguyên thuỷ,
săn bắt, hái
lượm; biết
3

3 thế hệ, có quan hệ chặt chẽ với
nhau bằng lao động, cùng làm
cùng hưởng và được củng cố
bằng quan hệ huyết thống. Trong
đó, người phụ nữ nắm quyền lực
trong gia đình và xã hội, con đẻ
theo dòng mẹ.
+ Thị tộc: Nhóm người gồm 2-3
thế hệ, có chung dòng máu, cùng
làm cùng ăn.
+ Bộ lạc: Tập hợp một số thị tộc
sống cạnh nhau, có họ hàng với
nhau và cùng có một nguồn gốc
tổ tiên xa xôi.
- GV minh hoạ về đời sống tinh
thần và tổ chức xã hội, chú ý tới
đặc điểm cùng làm chung và
hưởng chung: Vì sao phải đi săn
tập thể? Vì sao phải vào rừng hái
lượm theo tập đoàn? Ví dụ: Mộ
nhà dân tộc học đến vùng Đất
Lửa ở Nam Mỹ, sống một thời
gian với thổ dân. Khi chia tay,
ông tặng thổ dân một mảnh vải.
Mọi người xúm lại truyền tay
nhau xem, tấm tắc khen lạ và
đẹp, rồi họ cắt chia nhau mỗi
người một miếng nhỏ để làm kỉ
niệm, vì họ không hề có ý nghĩ là
một người nào đó có quyền giữ

riêng cho mình tất cả mảnh vải để
may áo.
mái đá;
dùng lửa để
sưởi ấm và
nướng chín
thức ăn.
làm đồ gốm,
dệt vải, đan
lưới, đánh cá,
biết làm nhà
ở.
Đời sống
tinh thần
Có ngôn
ngữ, mầm
mống của
tôn giáo,
nghệ thuật
nguyên
thuỷ
Ngôn ngữ,
tôn giáo,
nghệ thuật
nguyên thuỷ
phát triển,
biết sử dụng
đồ trang sức.
Tổ chức
xã hội

Sống thành
từng bầy
gồm 5-7
gia đình,
không ổn
định.
Thị tộc và bộ
lạc; quan hệ
huyết thống,
cùng làm
chung và
hưởng chung.
4
4. Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS
Hãy cho biết những bước tiến trong lao động và đời sống của người
nguyên thuỷ?
Em hiểu như thế nào về tính cộng đồng của thị tộc?
5

×