Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Kế hoạch việc làm mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.59 KB, 11 trang )

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH LỚP 5A
Hải Chánh, ngày 3 tháng 4 năm 2010
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
GVCN luôn giữ một vai trò đặc biệt ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học
sinh còn phải uốn nắn rèn luyện từng bước hoàn thiện nhân cách cho các em.
Thật vậy, không phải học sinh nào đến trường đều chú tâm học hành, mỗi em
trưởng thành trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, điều kiện và môi trường sống khác nhau
bề ngoài khó nhận biết được nên một số em sẽ có những biểu hiện như: tiếp thu bài
chậm, nghịch phá, xao lãng việc học, không biết nghe lời thầy cô giáo khi ở
trường.Còn ở nhà, các em quậy phá quá mức không thèm nghe lời dạy bảo của bố mẹ,
lơ đễnh…đây chính là câu hỏi lớn “ Làm thế nào để giúp các em phát triển tốt về nhân
cách , ứng xử có văn hóa trong xã hội hiện nay?”. Đây chính là lý do tôi chọn công
tác “ Giáo dục đạo đức cho HS lớp 5A” mong muốn giúp các em trở thành những con
ngoan trò giỏi và phát triển toàn diện .
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
1. Thực trạng :
Lớp 5A có35 HS, HS nam 22em.
Địa bàn là một xã khá phức tạp , phụ huynh HS có việc làm không ổn định nên
thường xuyên phải đi làm ăn , vì thế học sinh ít được quan tâm . Việc uốn nắn trong
quan hệ ứng xử cũng như kèm cặp các em trong học tập gần như bị xao nhãng.
Thông thường khi nhận lớp, GVCN khó có thể nhận biết ngay thực trạng của
từng HS trong lớp mới, cách duy nhất là tôi hỏi thăm GVCN cũ, làm như vậy để nhận
biết hết và cần có sự quan sát để tìm hiểu nguyên nhân thì mới có hướng khắc phục
tốt nhất.
2.Phương pháp thực hiện:
a. Quan sát tình trạng của học sinh:
+ HS có những biểu hiện lười biếng ở tất cả các môn học, hoặc một số môn nào đó .
+ HS thường lơ đãng trong học tập, không chịu nghe giảng, về nhà không chịu làm
bài hay học bài , từ đó học kém , sa sút.
+ HS không chấp hành nội quy, không tham gia các phong trào tích cực, đi học trễ.


Có những biểu hiện khác lạ về cá tính như đến lớp đánh bạn, nghịch ngợm, phá
phách, chửi tục…
b.Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên của HS:
+ Về phía gia đình: Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến các em vì ngoài đi học hầu hết
thời gian còn lại các em sống với gia đình
- Vì hoàn cảnh cuộc sống gia đình khó khăn, bố mẹ có việc làm không ổn định , con
đông … các em phải phụ gia đình một số việc trong cuộc sống hàng ngày, điều kiện
học tập thiếu thốn dẫn đến các em học tập sa sút nên các em chán nản trong học tập.
- Một số HS không có bố, sống với mẹ và bà nên chỗ dựa về cuộc sống tinh thần thiếu
hụt dẫn đến các em dễ hư hỏng , sống tự do.
- Do cuộc sống gia đình khá giả , bố mẹ ham làm ăn không quan tâm đến việc giáo
dục con cái mà chỉ bỏ tiền ra chiều theo nhu cầu không chính đáng của con cái.Chính
vì quá nuông chiều con như vậy đã vô tình tạo cho trẻ tính lười biếng thói ỷ lại vào bố
mẹ, không chịu rèn luyện. Từ đó các em có những thói hư tật xấu.
+ Môi trường học tập:
- Lớp học có sỉ số khá đông giáo viên không thể quan tâm sâu sắc đến từng em. Nên
học sinh rất dễ lơ là việc học của bản thân.
- Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh: chẳng hạn như giáo viên không tìm hiểu
sâu sát học sinh, có những thành kiến nghiêm khắc đối với các em làm cho các em
không thích học.
- Mặc cảm tự tôn: Các em tự thấy mình là hơn người, học giỏi không cần phải học hỏi
ai.
- Mặc cảm, tự ti: Các em cảm thấy mình bị hắt hủi, bị tập thể ruồng bỏ
+ Môi trường xã hội:
- Ngày nay, tình trạng sách báo phim ảnh nhảm nhí tràn lan nó đã thu hút khá đông
trẻ nhỏ, khiến các em nhỏ bỏ bê việc học tập, sinh hoạt nề nếp. Đặc biệt là sự phát
triển ào ạt của game online khiến không ít em học hành sa sút vì lao vào các game này
hằng ngày hằng giờ.
+Tâm sinh lý:
- Thông thường những em rất hiếu động, có anh hùng cá nhân, thích làm nổi,ưa bắt

chước, a-dua.
- Một số em có bệnh, kém dinh dưỡng, cấu tạo cơ thể khiếm khuyết.
c. giải pháp:
+ Đối với học sinh do nguyên nhân gia đình:
- Giáo viên kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh. Thường xuyên thăm hỏi gia đình
học sinh để tìm hiểu, trao đổi, nắm được hoàn cảnh cũng như sự quan tâm của gia
đình đối với các em. Từ đó chúng ta mới có thể lựa chọn hình thức giáo dục cho phù
hợp.
- Biện pháp đạt kết quả tối ưu nhất là tình thương của giáo viên đối với học sinh. Nhất
là đối với các em học sinh không được quan tâm do hoàn cảnh gia đình khó khăn thì
sự động viên khích lệ của giáo viên sẽ giúp trẻ sẽ không có những mặc cảm bị bỏ rơi,
bị xa lánh.
- Bên cạnh đó sự giúp đỡ của tập thể lớp cũng rất quan trọng. Qua đó trẻ nhận thấy
mình được nhiều người quan tâm và bản thân phải có trách nhiệm với mọi người.
+Đối với học sinh do môi trường học tập:
- Khi nhận lớp, cần phải tìm hiểu kĩ hoàn cảnh gia đình cũng như tâm sinh lý của từng
em để từ đó có cách tổ chức lớp học sao cho phù hợp.
- Giáo viên cũng phải nhiệt tình tận tâm với công việc của mình. Phải đi sâu sát, quan
tâm đến các em, để từ đó có cách giảng dạy sao cho phù hợp với nhận thức của mỗi
học sinh.
- Những em mặc cảm tự tôn: giáo viên cần phải làm cho trẻ nhận thấy khả năng đích
thực của trẻ là gì?
- Những em mặc cảm tự ti: chúng ta cần động khiên khen thưởng ngay trước tập thể
lớp, khich lệ khi trẻ làm tốt một việc dù rất nhỏ, dần dần trẻ cảm thấy tự tin ở bản
thân, qua những lời đánh giá khen thưởng của giáo viên.
+ Đối với học sinh do môi trường xã hội:
- Nhắc nhở phụ huynh về việc đọc sách và xem phim video của con cái cần phải được
kiểm tra có nội dung phù hợp và có ích cho trẻ tuổi thiếu niên nhi đồng.
+ Đối với học sinh do tâm lý:
- Những học sinh hiếu động cần được nhắc nhở, uốn nắn các em thường xuyên.

Những học sinh này trong công việc thường rất năng động nhưng hấp tấp do đó giao
công việc cho các em ta nên kiểm tra nhắc nhở thường xuyên.
- Các em có bệnh, hay khiếm khuyết về cơ thể thường có mặc cảm, thường xa cách.
Ít hòa đồng với mọi người xung quanh. Vì vậy chúng ta cần quan tâm đến trẻ nhiều
hơn. Trò chuyện với chúng chân tình cởi mở, tạo điều kiện cho chúng hòa đồng vào
tập thể lớp để chúng thấy được sự quan tâm của mọi người và từ đó xóa đi những
mặc cảm của bản thân.
Ví dụ: Em Quốc Thịnh rất hiếu động, trong giờ học không tập trung nghe giảng mà
hay chọc phá các bạn xung quanh, ngoài ra em còn có tật xé giấy vứt ra lớp làm mất
vên sinh lớp học. Trong trường hợp này, tôi luôn theo sát nhắc nhở, ghi nhận và khen
mỗi khi em có biểu hiện tốt trong giờ học, vận động các bạn ngồi xung quanh hỗ trợ,
nhắc nhở bạn và báo cáo thường xuyên với GVCN về sự tiến bộ của bạn, đặc biệt tôi
thường tuyên dương em trong giờ sinh hoạt. Đến nay, em đã có chuyển biến tích cực
trong học tập cũng như ý thức về giữ gìn vệ sinh chung của lớp.
Ngoài ra, có em Lê Van Ngà hay mặc cảm vì gia đình khó khăn, nhân bom nên
em thường xa lánh các bạn, ít chơi đùa hay trò chuyện với các bạn trong lớp. Giờ ra
chơi, em hay ngồi một mình hay tự chơi một mình.
Tôi đã giành thời gian để gần gũi em, trò chuyện với em trong giờ ra chơi, lập
nhóm bạn học và chơi ở trường và ở nhà.
Đến nay, em Lê Văn ngà đã hòa nhập cùng tập thể lớp, cùng học, cùng chơi,
cùng tham gia tốt mọi hoạt động.
III.HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP:
+Kết quả về hạnh kiểm:
Năm học
2009-2010
Sĩ số Thực hiện đầy đủ Thực hiện không đầy
đủ
Đầu năm học 35 học sinh 33/35 học sinh 2 học sinh
Cuối học kì II 35 học sinh 35/35HS (100%) 0/35 HS (0%)
IV. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ:

1.Mặt tích cực:
- Có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
- Phát huy tính tích cực của học sinh, không có học sinh bỏ học, trốn học.
- Giúp các em rèn luyện thói quen tốt trong học tập. Trong lớp không có học sinh
vi phạm chuẩn mực đạo đức bậc tiểu học.
2.Hạn chế:
- Đòi hỏi giáo viên phải có tâm với nghề, kiên trì, nhẫn nại
- Học sinh phải nỗ lực đấu tranh với bản thân.
- Phải có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường mới có hiệu quả cao.
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×