Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ
ĐỐI VỚI CÁC GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng

Họ tên học viên: Bùi Thị Nhật Linh

Hà Nội - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các giao dịch
thương mại điện tử tại Việt Nam

Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 83.40.201

Họ và tên học viên: BÙI THỊ NHẬT LINH


Người hướng dẫn: TS. VŨ THỊ HẠNH

Hà Nội - Năm 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với
giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công
bố tại bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn

Bùi Thị Nhật Linh


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô khoa Tài
chính ngân hàng và khoa Sau Đại học trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội, đã
trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến TS Vũ Thị Hạnh, người hướng dẫn khoa học của luận văn, đã
tận tình hướng dẫn, đưa ra những đánh giá xác đáng giúp tôi hoàn thành luận văn
này. Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè và người thân đã giúp đỡ, hỗ
trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.



iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG , HÌNH VẼ ............................................................................. vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................................................ 3
1.1. Khái quát về thương mại điện tử ....................................................................... 3
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của internet ..................................................... 3
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Thương mại điện tử ................................. 5
1.1.3. Các mô hình của Thương mại điện tử ........................................................ 8
1.1.4. Một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay ........................... 11
1.2. Quá trình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam .................................... 12
1.3. Quản lý thuế trong giao dịch thương mại điện tử ........................................... 14
1.3.1. Khái niệm về quản lý thuế và quản lý thuế trong giao dịch thương mại
điện tử ................................................................................................................. 14
1.3.2. Ý nghĩa của quản lý thuế đối với giao dịch thương mại điện tử .............. 17
1.3.3. Nguyên tắc quản lý thuế đối với các giao dịch thương mại điện tử ......... 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC GIAO DỊCH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ........................................................ 22
2.1. Chính sách chung về quản lý thuế liên quan đến thương mại điện tử ở Việt
Nam qua từng thời kỳ ............................................................................................. 22
2.1.1. Văn bản chính sách pháp luật về quản lý thuế đối với thương mại điện tử
............................................................................................................................ 22
2.1.2. Các quy định cụ thể đối với thương mại điện tử ...................................... 25
2.2. Thực trạng quản lý thuế đối thương mại điện tử tại Việt Nam ....................... 35
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử ........................... 35

2.2.2. Thực trạng quản lý thuế đối với thương mại điện tử................................ 40


iv
2.3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của một doanh nghiệp thương mại điện tử
cụ thể ...................................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
THUẾ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ... 59
3.1. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với thương mại điện tử của một số nước trên
thế giới và bài học đối với Việt Nam ..................................................................... 59
3.1.1. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với thương mại điện tử của một số nước
trên thế giới......................................................................................................... 59
3.1.2. Một số bài học kinh nghiệm với Việt Nam .............................................. 63
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử .......... 65
3.2.1. Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế đối với thương mại điện tử ...... 65
3.2.2. Tăng cường quản lý của nhà nước ........................................................... 75
3.2.3. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin ........................................................ 77
3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong vấn đề an ninh mạng ......................... 78
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

STT

Giải thích


1

TMĐT

Thương mại điện tử

2

NSNN

Ngân sách Nhà nước

3

GTGT

Giá trị gia tăng

4

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

5

TNCN

Thu nhập cá nhân


6

VBPL

Văn bản pháp luật

7

DN NQD

Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh


vi

DANH MỤC BẢNG , HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.9. Doanh thu và tình hình nộp thuế đối với NSNN của Công ty cổ phần
VNP Group từ năm 2015 đến năm 2018 ................................................................... 58

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Số lượng người dùng Internet trên toàn cầu mỗi năm kể từ ........................ 7
năm 2003 – 2018 ......................................................................................................... 7
Hình 1.2: Doanh số TMĐT trên toàn cầu giai đoạn 2015 – 2021 .............................. 8
Hình 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên mạng xã hội ...................... 37
Hình 2.2: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch điện tử .................................. 37
Hình 2.3: Tỷ lệ DN sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di động để bán hàng .......... 38
Hình 2.4: Tỷ lệ website có phiên bản di động qua các năm ..................................... 38
Hình 2.5: Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng........................................................ 39

Hình 2.6: Tỷ lệ doanh thu và số thuế nộp NSNN của các DN NQD ........................ 42
Hình 2.7: Doanh thu và số thuế nộp NSNN của các DN TMĐT .............................. 42
Hình 2.8: Số lượt truy cập website TMĐT trong năm 2018 (triệu lượt) .................. 57


vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn “Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các giao dịch
thương mại điện tử tại Việt Nam” ngoài lời mở đầu, kết luận thì gồm ba chương
chính sau đây:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý thuế đối với giao dịch thương mại
điện tử
Trong chương 1, tác giả đã đưa ra được những lý thuyết chung sự hình thành
và phát triển của thương mại điện tử, khái niệm về quản lý thuế nói chung và quản
lý thuế đối với thương mại điện tử. Liên quan tới quản lý thuế đối với giao dịch
thương mại điện tử, tác giả đã nêu ra những khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc quản
lý thuế đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử nhằm tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử phát triển, tạo môi trường cạnh tranh
bình đẳng với các doanh nghiệp khác, đồng thời tạo nguồn thu cho NSNN.
Chương 2: Thực trạng quản lý thuế đối với các giao dịch thương mại điện tử
tại Việt Nam.
Xuất hiện vào đầu những năm 2000, nhưng mãi đến năm 2005 Luật Giao dịch
điện tử mới được ban hành, đặt nền móng đầu tiên đối với việc quản lý giao dịch
thương mại điện tử. Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã khái quát một số văn
bản chính sách pháp luật về quản lý thuế đối với thương mại điện tử. Tiếp theo, tác
giả đã đưa ra được thực trạng của việc quản lý thuế đối với các giao dịch thương
mại điện tử, những kết quả đạt được trong công tác quản lý thuế, những hạn chế còn
tồn tại và nguyên nhân của hạn chế, cũng như đánh giá hiệu quả của công tác quản
lý thuế đối với thương mại điện tử tại Việt Nam.

Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với giao
dịch thương mại điện tử tại Việt Nam
Trong chương này, tác giả đã nêu ra kinh nghiệm quản lý thuế đối với thương
mại điện tử của một số nước trên thế giới, qua đó rút ra bài học áp dụng đối với Việt
Nam. Bên cạnh đó, trên cơ sở các mặt còn tồn tại trong công tác quản lý thuế và


viii
nguyên nhân đã được đánh giá trong Chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường quản lý của nhà nước đối với thương
mại điện tử tại Việt Nam trong những năm tới.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ trong những thập kỷ qua, ứng
dụng công nghệ thông tin đi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống con người. Trong đó
với sự phát triển của ứng dụng internet đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng
trong giao dịch thương mại. Thương mại điện tử (TMĐT) đã phát triển với tốc độ
rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo
từng quốc gia, từng khu vực. Thương mại điện tử xóa nhòa ranh giới thương mại
giữa các quốc gia. Thương mại điện tử (TMĐT) được nhắc đến trên tất cả các
phương tiện thông tin đại chúng như một công cụ kinh doanh điển hình của thế kỷ
XXI.
Ở những nước tiên tiến, thương mại điện tử được áp dụng ngày càng nhiều và
tốc độ càng nhanh. Việt Nam hiện nay, TMĐT cũng đã được hình thành và đang
dần phát triển. Là quốc gia có dân số trẻ, đang phát triển, Việt Nam được đánh giá
là một trong những nước có tiềm năng phát triển thương mại điện tử. Tuy nhiên, do
tính chất đặc thù, thương mại điện tử là một phương pháp kinh doanh mới, nên cơ

quan thuế sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình quản lý và thu thuế đối với lĩnh
vực này. Do vậy, việc đề xuất, kiến nghị giải pháp quản lý hiệu quả thương mại
điện tử, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo môi trường kinh doanh
bình đẳng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu
quả quản lý thuế đối với giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam” để làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tổng hợp các lý luận chung về thương mại điện tử và quản lý thuế đối
với các giao dịch thương mại điện tử, trên cơ sở đó tiến hành phân tích và đánh giá
thực trạng và những tác động của thương mại điện tử tới sự phát triển kinh tế, từ đó
đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các giao dịch
thương mại điện tử.


2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm
vụ nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận thương mại điện tử và tác động của thương mại
điện tử đối với phát triển kinh tế
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với các giao dịch thương
mại điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2015-2018.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các
giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề quản lý thuế đối với giao dịch thương mại
điện tử tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: tình hình quản lý thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh

thương mại điển tử tại Việt Nam.
+ Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả có sử dụng các phương pháp: so
sánh - đối chiếu, mô tả - giải thích, phân tích- tổng hợp, thống kê,…
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội
dung chính của tiểu luận được trình bày trong ba (03) chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý thuế đối với giao dịch thương
mại điện tử;
- Chương 2: Thực trạng về quản lý thuế liên quan đến thương mại điện tử tại
Việt Nam
- Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các
giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam.


3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Khái quát về thương mại điện tử
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của internet
Internet là mạng liên kết các mạng máy tính với nhau. Mặc dù mới thực sự
phổ biến từ những năm 1990, internet đã có lịch sử hình thành từ khá lâu. Internet
được bắt đầu từ năm1957: Đây là thời kỳ chiến tranh lạnh giữa các nước thuộc khối
xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đang diễn ra hết sức gay gắt. Ở Mỹ các khoản
đầu tư dành cho quân sự là rất lớn. Năm 1957 Mỹ đã hình thành nên một cơ quan
nghiên cứu phát triển ARPA (Advanced Research Project Agency), dưới sự quản lý
của Bộ Quốc phòng DoD (Department of Defence), để phối hợp nghiên cứu khoa
học và công nghệ ứng dụng vào lĩnh vực quân sự
Đến năm 1962: J.C.R. Licklider đưa ra ý tưởng kết nối các máy tính với nhau,

ý tưởng liên kết các mạng thông tin với nhau đã có từ khoảng năm 1945 khi khả
năng hủy diệt của bom nguyên tử đe dọa xóa sổ những trung tâm liên lạc quân sự,
việc liên kết các trung tâm với nhau theo mô hình liên mạng sẽ giảm khả năng mất
liên lạc toàn bộ các mạng khi một trung tâm bị tấn công.
Năm 1965: Mạng gửi các dữ liệu đã được chia nhỏ thành từng packet, đi theo
các tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies); Lawrence
G. Roberts đã kết nối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở
California qua đường dây điện thoại.
Năm 1967: Lawrence G Roberts tiếp tục đề xuất ý tưởng mạng ARPANet
(Advanced Research Project Agency Network) tại một hội nghị ở Michigan; Công
nghệ chuyển gói tin - packet switching technology đem lại lợi ích to lớn khi nhiều
máy tính có thể chia sẻ thông tin với nhau; Phát triển mạng máy tính thử nghiệm
của Bộ quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANet.
Năm 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của Internet;
Internet - liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng máy tính được kết nối với
nhau.


4
Năm 1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson)
Năm 1973: ARPANet lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại
học London.
Năm 1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP (Transmission Control Protocol
và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền
DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ; được chia thành sáu
loại chính bao gồm .edu -(education) cho lĩnh vực giáo dục, .gov - (government)
thuộc chính phủ, .mil - (miltary) cho lĩnh vực quân sự, (vietnam12h.com) (commercial) cho lĩnh vực thương mại, .org - (organization) cho các tổ chức, .net (network resources) cho các mạng.
Năm 1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới,
mọi người đều có thể sử dụng, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Internet vào mục
đich thương mại

Năm 1991: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup
Language) ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText
Transfer Protocol), Internet đã thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt các
dịch vụ mới. World Wide Web (WWW) ra đời, đem lại cho người dùng khả năng
tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này
sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú. WWW chính
là hệ thống các thông điệp dữ liệu được tạo ra, truyền tải, truy cập, chia sẻ... thông
qua Internet. Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho
TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả. Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ
năm 1994, Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông
tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995. Công ty IBM giới thiệu các mô hình kinh
doanh điện tử năm 1997... Dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam
chính thức từ năm 1997 mở ra cơ hội hình thành và phát triển thương mại điện tử.
Năm 2003, thương mại điện tử chính thức được giảng dạy ở một số trường đại học
tại Việt Nam.


5
Ngày nay việc sử dụng internet để ứng dụng và cuộc sống hàng ngày là không
thể thiếu được. Một quốc gia nếu ứng dụng thành công những ứng dụng công nghệ
vào cuộc sống sẽ khiến cho đất nước ngày một thịnh vượng hơn. Người dân sẽ có
mức sống, thu nhập cao hơn.
Số người sử dụng Internet toàn cầu đã tăng gấp mười lần từ năm 1999-2013.
Số lượng người dùng internet đạt số lượng 1 tỷ vào 2005, tăng lên 2 tỷ người
dùng internet vào năm 2010, tăng lên 3 tỷ người trong năm 2014 và đến năm 2018
đạt được 3,9 tỷ người, tương đương một nửa dân số toàn cầu.
Theo một thống kê khác từ We are social vào đầu 2018, 20 năm sau khi
Internet chính thức xuất hiện, Việt Nam đã có 64 triệu người kết nối mạng trực
tuyến và chiếm khoảng 67% dân số, đứng thứ 12 thế giới.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Thương mại điện tử

1.1.2.1. Khái niệm thương mại điện tử
Hiện nay, với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của internet, thương mại điện tử
đã xuất hiện và trở thành xu hướng của thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
khái niệm chính thức về TMĐT. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, TMĐT sẽ được
hiểu ở góc độ khác nhau. Thông thường, khái niệm TMĐT được xem xét trên hai
phương diện sau:
Theo nghĩa hẹp: TMĐT là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các
phương tiện điện tử, nhất là qua internet và các mạng viễn thông khác. Theo cách
hiểu này, có một số quan điểm đưa ra về TMĐT như sau:
- Theo diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây dương năm 1997: “TMĐT là các
giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương
tiện điện tử”.
- Theo Ủy ban Thương mại điện tử của diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC): "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành
thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".


6
Theo nghĩa rộng: TMĐT là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm
thương mại. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao
gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản
phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Theo
Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCITAD) năm 1998:
“TMĐT bao gồm việc sản xuất, phân phối, marketing, bán hay giao hàng hóa và
dịch vụ bằng phương pháp điện tử”. Với cách hiểu này, phạm vi hoạt động của
TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động
mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong TMĐT.
Nhìn chung, cho dù có nhiều cách hiểu khác nhau về TMĐT, nhưng cơ bản
đều thống nhất quan điểm: TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh

của các tổ chức, cá nhân được thực hiện một phần hoặc toàn bộ thông qua các
phương tiện điện tử. TMĐT là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh bằng
điện tử mà trong đó internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được
coi là điều kiện tiên quyết.
1.1.2.2. Sự hình thành và phát triển của Thương mại điện tử
Trong vài thập kỷ gần đây, toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xu thế khách
quan. Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển các hoạt động thương mại và
đầu tư, sự trao đổi thông tin và các vấn đề quản lý trên phạm vi toàn thế giới.
Khuynh hướng thị trường hóa các nền kinh tế cùng với sự phát triển các hoạt động
thương mại, đầu tư, hình thành các khu vực mậu dịch tự do, các liên minh kinh tế,
tài chính,... khiến cho nền kinh tế thế giới càng tăng tính cạnh tranh. Sự phát triển
các hoạt động thương mại và đầu tư và sự gia tăng sức ép cạnh tranh trong nền kinh
tế quốc tế đã khiến các doanh nghiệp, các quốc gia phải luôn chú trọng tới tính hiệu
quả, tăng cường năng lực cạnh tranh, phải luôn tận dụng mọi cơ hội, luôn đổi mới
và vận dụng tối đa các thành tựu công nghệ.
Chính vì lẽ đó, TMĐT, với các lợi thế đặc biệt về tiết kiệm thời gian và sự
giảm chi phí, tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường, đã phát triển với


7
tốc độ rất nhanh, được hầu hết các doanh nghiệp, các quốc gia lưu tâm và từng bước
tiếp cận. Nếu như sự cạnh tranh là điều bắt buộc, là một thách thức đối với các quốc
gia, các doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thì quá trình toàn cầu hóa
cũng mở ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường. Khả năng mở rộng thị trường cũng là
một yếu tố sâu xa thúc đẩy sự hình thành và phát triển TMĐT - do không gian thị
trường mở rộng nên cần có những loại hình kinh doanh mới làm giảm sự ngăn cách
về không gian - TMĐT đã đáp ứmg được điều đó.
Tuy xuất hiện muộn nhưng TMĐT đã khẳng định vị thế bởi sự hấp dẫn và
phát triển nhanh chóng cả về dung lượng, phạm vi và đối tượng. Số lượng người
dùng Internet tăng lên nhanh chóng, tính đến hết năm 2018, số lượng người dùng

internet trên toàn cầu, chiếm 51,2% dân số toàn cầu.
4500
4000
3500
3000
2500
Số lượng người dùng
internet trên thế giới
(triệu người)

2000
1500
1000
500
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018


0

Hình 1.1 Số lượng người dùng Internet trên toàn cầu mỗi năm kể từ
năm 2003 – 2018
Nguồn: )
Thị trường TMĐT ngày càng phát triển mạnh mẽ, không chỉ về số lượng
người dùng và còn tăng cả về khối lượng giao dịch. Năm 2001 doanh thu từ TMĐT
trên toàn cầu đạt trên 300 tỷ USD, đến năm 2015 còn số này tăng lên 1.592 tỷ USD,
chiếm 7,3% trong tổng doanh thu thị trường bán lẻ toàn cầu và dự báo đến năm
2021 doanh số TMĐT toàn cầu sẽ đạt 4.479 tỷ USD.


8

5000
4479

4500
3879

4000
3305

3500
2774

3000
2500
2000


2197
1888
1592

Doanh số TMĐT trên toàn
cầu

1500
1000
500
0
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Hình 1.2: Doanh số TMĐT (tỷ USD) trên toàn cầu giai đoạn 2015 – 2021
Nguồn:
Từ các con số trên, có thể khẳng định TMĐT không phải là một hiện tượng
nhất thời mà là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. TMĐT đang ngày càng
chứng tỏ những lợi ích tiềm tàng và hiệu quả to lớn đối việc phát triển kinh tế, xã
hội. Trong tương lai nó sẽ trở thành một hình thức kinh doanh rộng khắp trên toàn
thế giới.
1.1.3. Các mô hình của Thương mại điện tử
Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực
phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của
TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối
quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G,
C2G, C2C... trong đó B2B và B2C là hai mô hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất.
Business-to-business (B2B): Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với
doanh nghiệp. TMĐT B2B là việc thực hiện các giao dịch giữa các doanh nghiệp

với nhau trên mạng. Ta thường gọi là giao dịch B2B. Các bên tham gia giao dịch
B2B gồm: người trung gian trực tuyến (ảo hoặc click-and- mortar), người mua và
người bán. Các loại giao dịch B2B gồm: mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích


9
hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và
người bán.
Các loại giao dịch B2B cơ bản:
- Bên Bán — (một bên bán nhiều bên mua) là mô hình dựa trên công nghệ
web trong đó một công ty bán cho nhiều công ty mua. Có 3 phương pháp bán trực
tiếp trong mô hình này: Bán từ catalog điện tử, Bán qua quá trính đấu giá, Bán theo
hợp đồng cung ứng dài hạn đã thoả thuận trước. Công ty bán có thể là nhà sản xuất
loại click-and-mortar hoặc nhà trung gian thông thường là nhà phân phối hay đại lý
- Bên Mua - một bên mua - nhiều bên bán
- Sàn Giao Dịch - nhiều bên bán - nhiều bên mua
- TMĐT phối hợp - Các đối tác phối hợp nhau ngay trong quá trình thiết kế
chế tạo sản phẩm.
Business-to-consumer (B2C): Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người
tiêu dùng. Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong TMĐT, bán
lẻ điện tử có thể từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối.
Hàng hoá bán lẻ trên mạng thường là hàng hoá, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể
thao, đồ dùng văn phòng, sách và âm nhạc, đồ chơi, sức khoẻ và mỹ phẩm, giải trí,
v.v.
Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô các loại hàng hoá
bán (tổng hợp, chuyên ngành), theo phạm vi địa lý (toàn cầu, khu vực), theo kênh
bán (bán trực tiếp, bán qua kênh phân phối). Một số hình thức các cửa hàng bán lẻ
trên mạng: Brick-and-mortar là loại cửa hàng bán lẻ kiểu truyền thống, không sử
dụng internet, Click-and-mortar là loại cửa hàng bán lẻ truyền thống nhưng có kênh
bán hàng qua mạng và cửa hàng ảo là cửa hàng bán lẻ hoàn toàn trên mạng mà

không sử dụng kênh bán truyền thống.
Hai loại giao dịch trên là giao dịch cơ bản của TMĐT. Ngoài ra trong TMĐT
người ta còn sử dụng các loại giao dịch: Govement-to-Business (G2B) là mô hình
TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan chính phủ, Government-to-citizens (G2C) là


10
mô hình TMĐT giữa các cơ quan chính phủ và công dân còn goi là chính phủ điện
tử, consumer-to-consumer (C2C) là mô hình TMĐT giữa các người tiêu dùng và
mobile commerce (m-commerce) là TMĐT thực hiện qua điện thoại di động.
Ngoài ra một số loại khác như:
Người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C – Consumer to Consumer): Trong
mô hình này, khách hàng sẽ bán hàng trực tiếp cho các khách hàng khác. Loại này
bao gồm việc bán hàng của của các cá nhân: tài sản riêng, xe hơi... Mẫu quảng cáo
về các dịch vụ cá nhân trên Internet, kiến thức bán hàng và ý kiến chuyên môn trực
tuyến là ví dụ của C2C.
Thêm vào đó, nhiều cuộc bán đấu giá cho phép các cá nhân đưa các vật ra bán
đấu giá. Cuối cùng, các cá nhân sẽ sử dụng các trang web cá nhân cũng như mạng
nội bộ để quảng cáo các vật hoặc các dịch vụ cá nhân.
Ngang hàng (P2P – Peer to Peer): Đây là một loại đặc biệt của C2C nơi mà
mọi người có thể trao đổi như CD, băng video, phần mềm và hàng hóa khác.
Người tiêu thụ đến doanh nghiệp(C2B – Consumer to Business): Mô hình này
bao gồm các cá nhân người dùng Internet để bán mặt hàng hay dịch vụ cho các tổ
chức, cũng như các cá nhân tìm người bán, tương tác với họ, kí kết giao dịch trực
tuyến.
Intrabussiness EC: Mô hình này bao gồm tất cả các họat động tổ chức, luôn
luôn thực hiện trên mạng nội bộ hay các cổng nối với nhau, bao gồm sự trao đổi
hàng hóa, dịch vụ, thông tin các đơn vị và các cá nhân trong một tổ chức. Các họat
động này có thể là hoạt động bán các mặt hàng cho công nhân viên để đào tạo trực
tuyến và kết quả của sự công tác.

Doanh nghiệp đến người làm công (B2E – Business to Employee): Đây là loại
mở rộng của loại Itrabussiness. Ở đó, tổ chức cung cấp dịch vụ, thông tin, và mặt
hàng cho từng công nhân.
Chính phủ đến người dân (G2C – Government to Citizen) và đến các bộ phận
khác: Trong loại TMĐT này, chính phủ mua và bán hàng hóa, dịch vụ, thông tin


11
cho các doanh nghiệp hoặc cho từng người dân.
Sàn giao dịch đến Sàn giao dịch (E2E – Exchange to Exchange): Với sự gia
tăng của việc trao đổi và mở cửa, việc trao đổi này nối kết với việc trao đổi khác là
một điều hợp lý. E2E là một hệ thống chính thức để kết nối các vụ trao đổi giữa các
sàn giao dịch với nhau.
1.1.4. Một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua
thông điệp điện tử (electronic message) thay cho việc giao dịch dùng tiền mặt; ví
dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng
thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v... thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Ngày nay,
với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới
đó là:
Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi
tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch
với nhau bằng điện tử.
Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành
(ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang
các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như
giữa các quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa, vì thế tiền mặt
này còn có tên gọi là "tiền mặt số hóa" (digital cash), có công nghệ đặc thù chuyên
phục vụ mục đích này, đảm bảo được mọi yêu cầu của người bán và người mua
theo luật quốc tế. Tiền mặt Internet được người mua hàng mua bằng đồng nội tệ, rồi

dùng mạng Internet để chuyển cho người bán hàng. Thanh toán tiền bằng Internet
đang ngày càng phát triển nhanh, vì nó có ưu điểm nổi bật sau:
• Có thể dùng để thanh toán những món hàng giá trị nhỏ, thậm chí ngay cả
tiền mua báo (vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp không đáng kể)
• Không đòi hỏi phải có một quy chế được thỏa thuận từ trước, có thể tiến
hành giữa hai người hoặc hai công ty bất kỳ, các thanh toán là vô danh


12
• Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả
Túi tiền điện tử còn gọi là "ví điện tử" là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là
thẻ thông minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả
cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp
dụng cho "tiền mặt Internet". Thẻ thông minh, nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng,
nhưng ở mặt sau của thẻ, thay cho dải từ là một chíp máy tính điện tử có một bộ
nhớ để lưu trữ tiền số hóa, tiền ấy chỉ được "chi trả" khi sử dụng hoặc thư yêu cầu
(như xác nhận thanh toán hóa đơn) được xác thực là " đúng".
Giao dịch ngân hàng số hóa (digital banking), giao dịch chứng khoán số hóa
(digital securities trading).
Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm các phân
hệ như:
(1) Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm
bán lẻ, các kiôt, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng,
giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp...
(2) Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị.)
(3) Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng khác
(4) Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác
1.2. Quá trình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của Internet, vào những năm 60 của thế kỷ XX,
việc trao đổi dữ liệu và thư điện tử (e-mail) đã được nhiều doanh nghiệp trên

thế giới thực hiện trên các mạng nội bộ (Intranet) của mình. Cũng trong khoảng thời
gian này, việc tự động hóa trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính bắt đầu hình
thành và phát triển.
Chẳng hạn, quá trình xử lý séc ra đời vào những năm 60 của thế kỷ thứ
XX, tiếp theo là quá trình xử lý thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử. Tiếp đó là sự ra
đời của các trạm giao dịch tự động cho phép khách hàng có thể thực hiện các giao
dịch và truy cập trực tiếp tới các thông tin về tài khoản của mình. Trong những năm


13
đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi máy tính cá nhân được sử dụng rộng rãi
không những ở công sở mà ở cả gia đình, nhiều tổ chức tài chính đã mở rộng các
công nghệ và mang đến cho khách hàng ngày càng nhiều dịch vụ trên cơ sở máy
tính cá nhân cả ở công sở và cả ở gia đình. Để tăng nguồn thu nhập, các tổ chức tài
chính luôn nghiên cứu và áp dụng nhiều phương tiện giao dịch thuận lợi, đồng thời
hạ thấp chi phí dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng. Chính sự cạnh
tranh trong phát triển công nghệ thương mại điện tử và các công nghệ trong dịch vụ
đối với khách hàng là động lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử ngày càng
phát triển.
Cuối năm 1997, Việt Nam hòa nhập Internet. Sau một thời gian ngắn
thuật ngữ “thương mại điện tử” cũng bắt đầu xuất hiện song chưa phát triển. Đến
năm 2000 thì đã có nhiều cửa hàng Internet và hầu như ai cũng có thể dùng với chi
phí của nó không cao.
Trước năm 2000, hầu như rất ít doanh nghiệp có Website. Đến năm 2004
thì Bộ Thương mại thành lập thêm Vụ Thương mại điện tử (nay là Cục Thương mại
điện tử và Công nghệ thông tin) để hỗ trợ và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
Thương mại điện tử thật sự đã bước sang một bước ngoặc mới vào cuối năm 2005,
khi Luật Giao dịch điện tử được ban hành ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu
lực ngày 01/3/2006. Kể từ đây, đặt ra những vấn đề về thuế liên quan đến thương
mại điện tử rằng cũng phải thay đổi sao cho phù hợp để nhằm đảm bảo nguồn thu

cho Ngân sách Nhà nước (NSNN).
Nhận thức được tiềm năng phát triển TMĐT tại Việt Nam, nhiều công ty trong
và ngoài nước đã nhanh chóng đầu tư vào lĩnh vực này để tối đa hóa lợi ích tiếp cận
sớm. Thực tế cho thấy, hoạt động TMĐT rất đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, có
nhiều thay đổi nhanh chóng và đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác quản lý nhà
nước về nội dung này, trong đó công tác quản lý thuế đối với TMĐT (bao gồm cả
các hoạt động TMĐT xuyên biên giới) không chỉ là bài toán khó mà còn là thách
thức đối với công tác quản lý thuế của nhiều quốc gia.


14
1.3. Quản lý thuế trong giao dịch thương mại điện tử
1.3.1. Khái niệm về quản lý thuế và quản lý thuế trong giao dịch thương mại điện
tử
1.3.1.1. Khái niệm chung về quản lý thuế
Quản lý thuế là nhiệm vụ kinh tế chính trị tổng hợp, liên quan trực tiếp đến lợi
ích kinh tế của Nhà nước, mỗi doanh nghiệp và từng cá nhân trong xã hội. Việc
nâng cao hiệu quả quản lý thuế để đồng thời vừa đảm bảo mục tiêu thu ngân sách
nhà nước (NSNN), vừa tạo môi trường thuận lợi về thuế, giảm chi phí tuân thủ cho
người nộp thuế, luôn là chủ đề thời sự và thu hút sự quan tâm của các cấp, các
ngành trong xã hội.
Quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước tác động và
điều hành hoạt động đóng thuế của người nộp thuế từ ba góc độ: (i) Quá trình vận
dụng bản chất, chức năng của thuế để hoạch định chính sách, bao gồm cả chính
sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý; (ii) Quá trình xây dựng tổ chức bộ
máy ngành thuế và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý thuế; (iii) Vận
dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của
người nộp thuế phù hợp với quy luật khách quan, bao gồm các hoạt động tuyên
truyền, hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra thuế...
Quản lý thuế có những đặc điểm cơ bản sau: (i) Quản lý bằng pháp luật đối

với hoạt động nộp thuế, tức là hoạt động quản lý của cơ quan thuế cũng như việc
thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở các quy
định của luật thuế với đặc trưng có tính bắt buộc cao và được đảm bảo thực hiện
bằng quyền lực của Nhà nước; (ii) Được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành
chính; (iii) Là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ, có quan hệ mật
thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế
phải nộp.
Quản lý thuế có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ thuế được
tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào NSNN. Thông qua hoạt
động quản lý thuế góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy định


15
về quản lý thuế; đồng thời Nhà nước thực hiện được việc kiểm soát và điều tiết các
hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, phục vụ mục tiêu tăng
trưởng của đất nước hay phân phối thu nhập nhằm bảo đảm sự công bằng giữa các
tầng lớp dân cư trong xã hội.
Theo Hiệp hội Kế toán công chức Anh quốc (ACCA), một hệ thống thuế được
coi là hiệu quả khi đảm bảo được 12 nguyên tắc cơ bản sau: (i) Kiểm soát việc tránh
thuế/lậu thuế; (ii) Xác định rõ tỷ lệ thuế trên GDP; (iii) Đơn giản hóa và ổn định;
(iv) Công khai, minh bạch và có trách nhiệm; (v) Tính chắc chắn; (vi) Tính cạnh
tranh; (vii) Tính hiệu quả; (viii) Các quy định phải cụ thể trong từng thời kỳ; (ix)
Liên hệ rõ ràng từ thuế thu được đến chi tiêu tiền thuế; (x) Tránh đánh thuế hai lần;
(xi) Quy định rõ và đảm bảo quyền và trách nhiệm của người nộp thuế; (xii) Thuế
xanh.
Hiện nay, khi xem xét một cơ quan thuế hoạt động có hiệu quả hay không
người ta thường so sánh thực tế hoạt động của cơ quan thuế với các thông lệ quốc tế
tốt nhất. Theo tổng hợp của các tổ chức quốc tế (WB, IMF…), cơ quan thuế được
coi là hoạt động hiệu quả khi các nội dung quản lý thuế có đầy đủ các yếu tố sau:
Về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế: Sử dụng mã số thuế duy nhất,

có tính toàn vẹn cao, thường là các con số đơn giản; duy trì cơ sở dữ liệu đăng ký
thuế đầy đủ, chính xác và tin cậy; đơn giản hóa các nội dung kê khai, bao gồm các
tờ khai điền sẵn; theo dõi kịp thời và đưa ra các biện pháp phù hợp đối với những
trường hợp không kê khai; cung cấp và tăng cường sử dụng các hình thức kê khai,
nộp thuế, hoàn thuế điện tử đối với các sắc thuế chính; sử dụng phần mềm đánh giá
rủi ro tự động để đánh giá tất cả các đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo
các tiêu chí rủi ro; thanh toán hoàn thuế GTGT hợp lệ, bù trừ các khoản đã khấu trừ
với các nghĩa vụ thuế khác trong khung thời gian hợp lý; sử dụng hệ thống kế toán
thuế tự động và đảm bảo hạch toán kịp thời, chính xác các khoản thanh toán và giao
dịch khác cho người nộp thuế…
Về quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tăng cường áp dụng khấu trừ tại
nguồn; quản lý các khoản nợ theo số tiền, tuổi nợ và trường hợp có khả năng thu


×