1. Tổng trở nối tiếp trên đường dây xuất hiện vì
a. Đường dây ba pha
b. Đường dây dẫn điện xoay chiều
c. Hiện tượng cảm ứng điện từ giữa các pha
d. Tất cả đều đúng
2. Lợi ích của Hoán vị pha đường dây truyền tải là
a. Giảm chênh lệch sụt áp giữa các pha
b. Giảm chênh lệch dòng điện giữa các pha
c. Phân bố công suất trên tuyến dây đồng đều hơn
d. Tất cả đều đúng
3. Lợi ích của việc phân pha đường dây
a. Làm giảm tổn thất vầng quang điện
b. Làm giảm tổng trở tuyến dây
c. Làm giảm khoảng cách giữa các pha
d. Tất cả đều đúng
4. Công thức tính sụt áp trên đường dây 3 pha có đặc điểm
a. Công suất truyền trên đường dây là công suất của 1 pha
b. Tổng trở là tổng trở 1 pha
c. Đã tính luôn tổng trở của dây trung tính
d. Tải trên tuyến dây là tải 3 pha đối xứng
5. Công thức tính tổn thất công suất 3 pha trên đường dây
a. Bỏ qua sụt áp trên đường dây
b. Bỏ qua tổn thất công suất trong công suất đường dây
c. Bỏ qua sự bất đối xứng giữa các pha
d. Tất cả đều đúng
6. Chọn dây dẫn theo điều kiện mật độ dòng điện kinh tế
a. Có thể áp dụng cho lưới điện truyền tải
b. Có thể áp dụng cho lưới điện phân phối và hạ thế nếu sụt áp cuối lưới chấp
nhận được
c. Phụ thuộc vào hệ số điền kín của đồ thị phụ tải
d. Tất cả đều đúng
7. Chọn dây cùng tiết diện trên lưới điện
a. Áp dụng cho lưới điện trung thế trên mạch chính có chuyển tải
b. Áp dụng cho lưới hạ thế
c. Tất cả đều đúng
d. Tất cả đều sai
8. Bù công suất phản kháng chỉ có lợi khi đặt tại
a. Phụ tải có hệ số công suất thấp
b. Phụ tải lưới hạ thế công cộng
c. Trạm biến áp trung gian
d. Tất cả đều đúng
9. Chọn cấp điện áp cho chống sét van trên hệ thống điện
a. Theo điện áp pha của lưới điện
b. Theo điện áp dây của lưới điện
c. Theo điện áp dây trung tính của lưới điện
d. Tất cả đều sai
10.
a.
b.
c.
d.
Lý do tồn tại điện dung đường dây
Điện dùng giữa các pha với nhau
Điện dùng giữa pha và dây trung tính
Điện dung giữa pha và dây chống sét, mặt đất
Tất cả đều đúng
NGẮN MẠCH
1. Nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến ngắn mạch là :
a. Là hậu quả của việc hư hỏng cách điện
b. Là hậu quả của việc vận hành quá tải thiết bị điện, đường dây tải điện
c. Là hậu quả của việc không chu đáo trong việc giữ gìn vệ sinh công
nghiệp
d. Là hậu quả của việc phóng thủng cách điện do quá điện áp
2. Phân loại ngắn mạch trong hệ thống điện
a. Ngắn mạch lâu dài và ngắn mạch thoáng qua
b. Ngắn mạch 3 pha, 2 pha, 2 pha chạm đất, 1 pha chạm đất
c. Ngắn mạch đối xứng và ngắn mạch bất đối xứng
d. Tất cả các loại trên đều đúng
3. Quá trình quá độ trong suốt quá trình ngắn mạch là :
a. Là quá trình bắt đầu khi dòng điện ngắn mạch ổn định
b. Là quá trình xảy ra khi bắt đầu ngắn mạch cho đến khi dòng ngắn
mạch ổn định
c. Là suốt quá trình tồn tại của dòng điện DC
d. Câu b và c đều đúng
4. Lý do tính toán ngắn mạch nào sau đây là hợp lý ?
a. Dùng để chọn lựa thiết bị điện mắc song song với phụ tải
b. Dùng để chọn chọn lựa thiết bị điện mắc nối tiếp với phụ tải
c. Dùng để xác định cách điện của thiết bị điện trên lưới
d. Tất cả đều sai
5. Biện pháp nào sai khi mong muốn giảm dòng ngắn mạch
a. Lắp thêm kháng điện
b. Giảm vận hành mạch vòng trên lưới
c. Giảm điện áp vận hành
d. Mở máy cắt nối trong trạm
6. Khi lựa chọn thiết bị đóng cắt cần quan tâm
a. Dòng ngắn mạch lâu dài
b. Dòng ngắn mạch xung kích
c. Dòng làm việc cực đại
d. Tất cả đều đúng
7. Tác động của dòng ngắn mạch lâu dài là :
a. Gây ra lực điện động lớn làm hỏng kết cấu cơ khi của thiết bị
b. Làm chảy các tiếp điểm của các thiết bị đóng cắt do quá nhiệt
c. Cả hai đều đúng
d. Cả hai đều sai
8. Tác động của dòng ngắn mạch xung kích là :
a. Gây ra lực điện động lớn làm hỏng kết cấu cơ khi của thiết bị
b. Làm chảy các tiếp điểm của các tiết bị đóng cắt do quá nhiệt
c. Cả hai đều đúng
d. Cả hai đều sai
9. Lý do nào không đúng khi tính toán ngắn mạch trên hệ thống điện
a. Xác định lực ổn định động tác động lên vật tư thiết bị điện
b. Xác định dòng ổn định nhiệt tác động lên vật tư thiết bị điện
c. Tính mức độ cách điện cần thiết của các sứ cách điện
d. Tính điện áp xung lớn nhất có thể tác động lên máy cắt
10.
a.
b.
c.
d.
Lý do tồn tại hệ số xung kích trong tính ngắn mạch là do:
Dòng ngắn mạch xung kích tính được là dòng ngắn mạch lâu dài
Dòng ngắn mạch được tính trong lưới điện có tính kháng lớn
Dòng ngắn mạch được tính trong lưới điện có tính trở lớn
Cả 3 câu đều đúng
Bài tập
Xét mạng điện có điện áp U=110kV tại Hình 2: Thanh cái A và thanh cái B được
nối với hệ thống có công suất ngắn mạch lần
lượt là SAN = 10000MVA và
SBN =
12000MVA. Chiều dài day dẫn LAC = 30km,
Hình 2
LBC = 40km và dây dẫn có cùng
ro=0,1/km, xo=0,4/km. Máy biến áp
40MVA 110/22kV có UN% = 6% và PN0
1. Tính dòng ngắn mạch qua CB1 khi
ngắn mạch 3 pha tại N1.
2. Tính dòng ngắn mạch qua CB1, CB2,
CB3, CB4 khi ngắn mạch 3 pha trên
điểm N2
3. Tính dòng ngắn mạch qua CB5 và
CB6 khi ngắn mạch 3 pha tại điểm N3
tại
GIẢI TÍCH
11.
Mô hình hóa mô phỏng HTĐ là
a. Mô tả HTĐ bằng các mô hình vật lý và thực hiện thí nghiệm trên
chúng
b. Mô tả HTĐ bằng các phương trình/bất phương trình toán học và thực
hiện thí nghiệm trên chúng
c. Tất cả đều sai
d. Tất cả đều đúng
12.
Khi đặt thêm một phụ tải có công suất không đổi vào lưới điện thì
quan hệ Y.V = I có
a. Ma trận tổng dẫn Y thay đổi
b. Vector nguồn dòng thay đổi
c. Cả 2 đều đúng
d. Cả 2 đều không liên quan
13.
Khi đặt thêm một phụ tải có tổng trở không đổi vào lưới điện thì quan
hệ Y.V = I có
a. Ma trận tổng dẫn Y thay đổi
b. Vector nguồn dòng thay đổi
c. Cả 2 đều đúng
d. Cả 2 đều không liên quan
14.
Khi vận hành một đường dây song song với đường dây cũ của lưới
điện thì quan hệ Y.V = I
a. Ma trận tổng dẫn Y thay đổi
b. Vector nguồn dòng thay đổi
c. Cả 2 đều đúng
d. Cả 2 đều không liên quan
15.
Khi bù nối tiếp một tụ điện một nhánh của lưới điện thì quan hệ Y.V =
I
a. Ma trận tổng dẫn Y thay đổi
b. Vector nguồn dòng thay đổi
c. Cả 2 đều đúng
d. Cả 2 đều không liên quan
16.
Khi công suất tác dụng truyền từ B đến A thì góc lệch pha giữa hai
đầu đường AB có quan hệ
a. A > B
b. A < B
c. Không xác định được
d. A = B
17.
HTĐ có 2 đường dây song song giống nhau từ A đến B, góc pha điện
áp A, B bé, khi cắt 1 đường dây ra khỏi lưới thì = A - B và V = VAVB
a. Tăng lên gấp đôi
b. Tăng lên gấp một rưỡi
c. Giảm xuống một rưỡi
d. Không xác định được
18.
Khi chứng minh công thức tính sụt áp U = (PR+QX)/Uđm người ta đã
bỏ qua
a. Sụt áp đường dây
b. Sụt áp đường dây và phần ảo của nó
c. Tổn thất đường dây
d. Tất cả đều sai
19.
Quan hệ S=UI* mà không phải là S=UI trong tính toán công suất là do
a. U và I là các đại lượng phức
b. Phép nhân số phức thông thường không phù hợp với giá trị công suất
thực tế
c. Do góc pha của U luôn nhanh pha hơn I
d. Do góc pha của U luôn chậm pha hơn I
20.
Biểu diễn công suất bơm/rút và điện áp của các nút trong HTĐ là
quan hệ
a. Quan hệ tuyến tính
b. Bậc hai
c. Bậc nhất
d. Không xác định được
PHỤ TẢI
1. Đồ thị phụ tải là gì?
a. Là đường biểu diễn giữa công suất tác dụng P(t) của tải theo thời gian khảo
sát
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
b. Là đường biểu diễn giữa công suất biểu kiến S(t) của tải theo thời gian khảo
sát
c. Là đường biểu diễn giữa công suất phản kháng Q(t) của tải theo thời gian
khảo sát
d. Tất cả đều đúng
Tính chất của đồ thị phụ tải
a. Thể hiện tính tập quán của đơn vị dùng điện
b. Có tính chu kỳ
c. Có nhiều loại đồ thị phụ tải, phụ thuộc vào thời gian khảo sát
d. Tất cả đều đúng
Phụ tải có hệ số Kdk lớn
a. Đồ thị phụ tải càng phẳng
b. Đồ thị phụ tải càng lồi lõm
c. Đồ thị phụ tải có Tmax càng lớn
d. Câu a và c cùng đúng
Công suất cực đại tổng 2 phụ tải có đồ thị phụ tải khác nhau:
a. Thường có giá trị bé hơn tổng đại số công suất cực đại của 2 phụ tải
b. Thường có giá trị lớn hơn tổng đại số công suất cực đại của 2 phụ tải
c. Thường có giá trị bằng hơn tổng đại số công suất cực đại của 2 phụ tải
d. Không kết luận được
Giá bán điện thay đổi trong ngày nhằm
a. Thu lợi nhuận tối đa cho ngành điện
b. Thu lợi nhuận tối đa cho khách hàng
c. Làm phẳng hóa đồ thị phụ tải
d. Làm giảm Tmax
Dự báo phụ tải trong thời gian dài
a. Nhằm xây dựng cơ chế vận hành cho lưới điện
b. Nhằm quy hoạch và phát triển nguồn và lưới
c. Nhằm giảm tổn hao chi phí đầu tư điện năng
d. Nhằm xác đinh phương án thi công
Dự báo phụ tải trong thời gian ngắn nhằm
a. Nhằm xây dựng cơ chế vận hành cho lưới điện
b. Nhằm quy hoạch và phát triển nguồn và lưới
c. Nhằm giảm tổn hao chi phí đầu tư điện năng
d. Nhằm xác đinh phương án thi công
Tmax và Kdk có quan hệ
a. Tmax = Kdk
b. Tmax = 8760 Kdk
c. Tmax = 365 Kdk
d. Tmax = 24 Kdk
9. Phân loại phụ tải hay ký các loại hợp đồng CCD với giá khác nhau nhằm
a. Tạo ra thị trường điện
b. Tạo ra các yếu tố kích hoạt đầu tư, mở rộng lưới điện, nguồn
c. Tạo ra yếu tố nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
d. Tất cả đều đúng
10. Khi bù công suất phản kháng tại phụ tải sẽ làm
a. Giảm dòng công suất phản kháng truyền trên đường dây
b. Làm tăng điện áp vận hành tại nút bù công suất phản kháng
c. Làm giảm tổn thất năng lượng trên lưới
d. Tất cả đều đúng
TỔNG QUAN
1. Chọn điện AC thay vì DC cho hệ thống điện là vì
A. Điện AC có khả năng thay đổi tần số dễ dàng bằng biến tần
B. Điện AC có khả năng thay đổi dòng điện dễ dàng bằng máy biến dòng điện
C. Điện AC có khả năng lựa chọn được điện áp phù hợp với yêu cầu của phụ
tải nhờ máy biến áp
D. Tổn thất công suất trên lưới AC thấp hơn lưới DC vì có 3 dây và dây trung
tính
2. Cấp điện áp phụ thuộc vào những yếu tố nào
A. Phụ thuộc vào tiêu chuẩn của một quốc gia
B. Phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn đến tải
C. Phụ thuộc vào khoảng cách truyền tải và công suất tải
D. Câu A và C cùng đúng
3. Nhà máy nhiệt điện trích hơi là
A. Là nhà máy điện chạy than
B. Là nhà máy điện nhiệt điện ở gần nguồn nguyên liệu và xa khu công nghiệp
C. Là nhà máy nhiệt điện vừa bán hơi nước, nước nóng và điện
D. Tất cả đều đúng
4. Nhà máy chu trình hỗn hợp là kiểu nhà máy sau
A. Là nhà máy nhiệt điện có chu trình turbine khí và hơi nước độc lập
B. Là nhà máy nhiệt điện có hơi nước sử dụng nhiệt thải của chu trình turbine
khí
C. Là nhà máy nhiệt điện chu trình turbine khí vừa dùng khí đốt và dầu DO
D. Tất cả đều đúng
5. Nhà máy thủy điện ngang đập có đặc điểm gì
A. Là nhà máy thuỷ điện chủ yếu dùng lưu lượng nước và có turbine trục đứng
B. Là nhà máy thuỷ điện chủ yếu dùng lưu lượng nước và có turbine trục
ngang
C. Là nhà máy thuỷ điện chủ yếu dùng chiều cao cột nước và có turbine trục
ngang
D. Là nhà máy thuỷ điện chủ yếu dùng chiều cao cột nước và có turbine trục
đứng
6. Công suất vận hành nhà máy điện gió tăng gấp x lần khi gió tăng gấp đôi.
A. 2 lần
B. 4 lần
C. 6 lần
D. 8 lần
7. Để tận dụng tối đa năng lượng gió và mặt trời cần có
A. Bộ dò công suất cực đại và được biến đổi thành điện xoay chiều
B. Bộ cân bằng công suất giữa tải và nguồn
C. Cần phải được kết nối với hệ thống điện xoay chiều lớn
D. Bộ dò công suất cực đại và được kết nối với bộ lưu trữ năng lượng
8. Tần số của lưới điện thấp vì
A. Tránh hiệu ứng bề mặt của dây dẫn
B. Tránh hiện tượng vầng quang điện
C. Tránh hiệu ứng bề mặt của dây dẫn và giảm thiểu năng lượng bức xạ ra môi
trường
D. Tránh hiện tượng vầng quang điện và giảm khối lượng của máy phát và máy
biến áp
9. Các trạng thái làm việc của hệ thống điện là
A. Trạng thái xác lập và quá độ
B. Trạng thái ổn định và trạng thái động
C. Cả hai đều đúng
D. Cả hai đều sai
10. Nhiệm vụ của thanh góp trong trạm là
A. Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho các đường dây từ trạm ra
B. Là nơi đấu nối các đường dây tới trạm
C. Là nơi đấu nối các đường dây xuất phát từ trạm
D. Tất cả đều đúng