ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Cho một số từ sau:
Ăn uống, xe lửa, sạch sẽ, tươi cười, cửa sổ, thơm tho, non nước, mặt hồ, đậm đà,
tươi tốt, mùa xuân, bồn chồn, mặt trời, khe khẽ.
Hãy xếp chúng vào ba nhóm:
a) Từ ghép hân loại.
b) Từ ghép tổng hợp.
c) Từ láy.
Câu 2: Gạch dưới bộ phận song song có trong hai câu sau và nói rõ chúng giữ nhiệm vụ
gì trong câu:
a) Những cây gỗ tếch xòe tán rộng, soi bóng xuống mặt nước.
b) Học sinh lớp bốn, lớp năm đồng diễn thể dục rất đẹp.
Câu 3: Cho đoạn thơ:
Dừa ơi dừa, người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ?
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua?
Lê Anh Xuân
Em hãy tìm câu ghép trong đoạn thơ trên?
Câu 4: Tìm trạng ngữ, bổ ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a/ Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên cành đào, lê, mận.
b/ Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con chim họa mi ấy lại hót
vang lừng.
c/ Buổi trưa, trời xanh ngắt, cao vòi vọi.
Câu 5: Trong bài “Theo chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu có viết:
“Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.”
Đoạn thơ có hình ảnh nào đẹp, gây xúc động nhất đối với em, vì sao?
Câu 6: Hàng ngày, ngoài giờ học ở trường, em còn tự học ở nhà nơi góc học tập quen
thuộc của mình. Hãy thuật lại một buổi tự học mà em cho là đạt kết quả tốt nhất (bài viết
khoảng 25 dòng).
-----------------------------------------
Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm
1
ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Cho một số từ sau:
Lơ lững, mượt mà, cần mẫn, thông minh, san sát, khôn khéo, ngan ngát, thon thả,
trong trắng, mẫu mực, mồm mép, lừng lẫy.
Xếp các từ trên thành hai nhóm từ láy và từ ghép.
Câu 2: Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình trong khổ thơ sau:
“ Mỗi lần nắng mới hắt bên sông
Xao xác gà trưa gáy não nùng.
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không”
Lưu Trọng Lư
- Giải nghĩa những từ vừa tìm được.
Câu 3: Cho đoạn thơ:
“Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng, nắng đu đưa.
Có hồ nước lặn sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa”
Tố Hữu
Câu 4: Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của hai câu sau:
a/ Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng
nói, tiếng cười, rộn ràng vui vẻ.
b/ Mùa đông giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.
Câu 5: Trong bài “Tiếng hát mùa gặt” nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Đồng chiêm phả nắng lên không,
Cánh cò dẫn lúa qua thung lúa vàng.
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
Qua đoạn thơ trên em hãy cho biết tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật để tả cánh
đồng lúa chín có màu sắc, âm thanh, hình ảnh gì đẹp? Tác giả tả lưỡi hái đẹp và sắc bằng
những từ gì?
Câu 6: Em có cảm nghĩ gì nếu em đạt giải trong kì thi học sinh giỏi vòng tỉnh lần này?
(Bài viết khoảng 25 dòng).
-----------------------------------
Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm
2
ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Tìm từ láy có trong khổ thơ sau:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh…”
“ Tố Hữu”
Xếp các từ láy trên thành ba kiểu: láy âm, láy vần và láy tiếng.
Câu 2: Giải nghĩa các từ sau: thánh thót, ngời ngời, láng giềng.
Em hãy ghi lại một câu ca dao (hay tục ngữ) trong đó sử dụng một trong ba từ trên.
Câu 3: Cho 3 câu sau:
- “Mặt trời gác núi, chiêng đà thu không” . (Nguyễn Du)
- “Ngó anh như ngó mặt trời”. (Ca dao)
- “Hiệu đồng hồ mặt trời”.
Em hãy cho biết từ “mặt trời” giữ chức vụ gì trong mỗi câu?
Câu 4: Trong bài thơ “Dừa ơi” của Lê Anh Xuân (Tiếng việt 5, tập 1) có đoạn:
Dừa ơi dừa, người bao nhiêu tuổi,
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ?
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi,
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.
Em hãy tìm câu ghép trong đoạn thơ trên?
Câu 5: Trong bài “Non nước ngàn dặm” Tố Hữu viết:
Chập chùng thác Lửa, thác Chông
Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà
Thác, bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.
Từ “thác” trong đoạn thơ trên có gì đặc biệt? Hãy nêu cảm nhận của em về nội
dung đoạn thơ đó.
Câu 6: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 đến 25 dòng) thuật lại một việc tốt đã làm
hay được chứng kiến.
----------------------------------
Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm
3
ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Nghĩa của các từ láy dưới đây có điểm nào giống nhau:
Khấp khểnh, mấp mô, lấp ló, lập lòe.
Tìm thêm 5 từ láy tương tự.
Câu 2: Tìm các động từ, tính từ có trong đoạn thơ:
“Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa…
Bút nghiêng, lất phất hạt mưa
Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn”.
(Trích nghệ nhân Bát Tràng – Hồ Minh Hà)
Câu 3: Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình có trong hai dòng thơ:
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.
Giải thích nghĩa các từ đó?
Câu 4: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Đâu đó, từ khúc quanh vắng lặng của dòng sông, chiếc thuyền chài trôi lặng lẽ.
b) Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
Câu 5: Đọc đoạn thơ sau, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với
quê hương như thế nào?
Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
(Trích Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Câu 6: Sau thời gian xa cách, nay em gặp lại một người bạn học cũ. Hãy tả lại hình dáng
của người bạn và đưa ra nhận xét trước, sau ngày xa cách, đồng thời nói lên cảm nghĩ của
em. (Bài viết khoảng 25 dòng).
-----------------------------------------
Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm
4
ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1:
“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài hè”.
(Đỗ Trung Quân)
a/ Trong đoạn thơ trên, những hình ảnh nào tượng trưng cho quê hương yêu dấu?
b/ Tìm những từ gần nghĩa và trái nghĩa với từ “tỏ” trong dòng thơ thứ ba.
Câu 2: Tìm định ngữ, bổ ngữ trong những câu sau:
a/ Trong hồ, những chú thiên nga trắng muốt đang bơi lội tung tăng.
b/ Tất cả học sinh lớp 5 đang học toán.
Câu 3: Tìm từ tượng hình trong câu thơ sau và giải thích từ đó:
“Núi xa lúp xúp chân mây
Bờ sông khép lại, hàng cây thấp dần”
(Trần Đăng Khoa)
Câu 4: Tìm các bộ phận chính chủ ngữ, vị ngữ và bộ phận phụ trạng ngữ của câu sau:
Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ
cát.
Câu 5: Trong bài “Tiếng ru” (tiếng việt 2 - tập 1) nhà thơ Tố Hữu có viết như sau:
“Một ngôi sao chẳng sáng đêm.
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.
Một con người đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi”.
Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh trong đoạn thơ trên, em hiểu được nhà thơ muốn
nói với ta điều gì?
Câu 6: Một buổi sáng tới trường, em bỗng nhìn thấy những chùm hoa phượng nở đỏ báo
hiệu mùa hè đã đến. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em ở thời điểm đó trong một bài
văn ngắn (khoảng 25 dòng).
------------------------------
Trình bày, chữ viết toàn bài: 2 điểm
5