Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận kinh tế du lịch phân tích tác động kinh tế của phát triển du lịch ở thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.77 KB, 20 trang )

CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Các khái niệm cơ bản
-Du lịch: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến những chuyến đi của con người
ngoài nơi cu trú thường xuyên, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian xác định.
-Sản phẩm du lịch : Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện
nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật
chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó
-Khách du lịch: Khách du lịch là người đi du lịch hay kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, đi làm hay hành nghề kiếm thêm thu nhập từ nơi đến
-Tác động đến kinh tế của du lịch: Tác động kinh tế của du lịch là những lợi ích và chi
phí trực tiếp và gián tiếp về kinh tế nhận được từ sự phát triển và sử dụng các tiệc nghi và
dịch vụ du lịch.
+Hiệu quả bội: là hiệu quả tăng thêm về thu nhập của một khu vực từ những thu nhập
ban đầu của du lịch (hoặc chi tiêu của khách du lịch).
• Chi tiêu của du khách tạo thành các khoản thu cho các cơ sở kinh doanh du lịch.
• Tạo thành chuỗi chi tiêu thu nhập lan khắp địa phương.
• Hiệu quả cấp số nhân.
+Sự rò rỉ: là sự thất thoát về thu nhập du lịch do sự truyền ra khỏi địa phương của
nguồn thu nhập đó.
• Những khoản tiết kiệm của nhân viên
• Nhập khẩu nguyên liệu ở nước ngoài các doanh nghiệp
• Doanh nghiệp nước ngoài, kinh doanh tại VN tạo thu nhập không được chi tiêu lan tỏa
trong Việt Nam.
1


II. Cơ sở lý thuyết
Các tác đông đến kinh tế của việc phát triển du lịch đã được rất nhiều tác giả nghiên
cứu và đưa ra kết luận.
Năm 1997, tác giả Stynes trong bài viết “Economic Impacts of Tourism Industry” cho


rằng Tác động tới nền kinh tế của hoạt động du lịch thường tập trung vào những thay đổi
trong doanh thu, thu nhập và việc làm trong một khu vực du lịch.
Tác giả Vanhove(2005) cũng cho rằng tác động kinh tế của ngành du lịch được phân
thành 7 nhóm chính, bao gồm: thu nhập, việc làm, doanh thu thuế, cán cân thương mại, phát
triển cấu trúc kinh tế vùng, khuyến khích các hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu của Tác giả DouglasPearce (1989) cho thấy :quy mô, sự đa dạng và mức độ
của nên kinh tế tại khu vực có điểm du lịch cùng với văn hóa địa phương sẽ ảnh hưởng đến
du lịch của khu vực đó.
Nhóm tác giả nhận thấy hầu hết những nghiên cứu trên đều chỉ ra các tác động kinh tế
mà phát triển du lịch mang lại là thu nhập của người dân được cải thiện, tăng cơ hội việc làm,
nâng cao nguồn thu cho chính phủ, phát triển kinh tế vùng…
Nhóm tác giả xin tiếp thu những kết luận trên, tuy nhiên do giới hạn bài tiểu luận cũng
như tìm kiếm thông tin nên nhóm tác giả chỉ đưa vào bài những tác động khi phát triển du
lịch ở Thanh Hóa trên các khía cạnh việc làm cho lao động, nguồn thu chính phủ, cải thiện
cán cân thương mại, nâng cao kinh tế của những vùng khác, khuyến khích cầu du lịch nội địa.
1, Cải thiện cán cân thương mại quốc gia
Hoạt động du lịch có thể làm thay đổi cán cân thương mại quốc gia. Bằng việc khách
du lịch quốc tế đến và mang theo đồng tiền của nước khác đã góp phần làm tăng dự trữ ngoại
tệ của quốc gia. Tuy nhiên, nếu du khách Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài, mang theo và chi
tiêu tiền ở nước ngoài thì lợi ích kinh tế của du lịch sẽ bị ảnh hưởng. Nếu nguồn ngoại tệ thu
được từ khách quốc tế nhỏ hơn lượng ngoại tệ do sự rò rỉ khi công dân trong nước đi du lịch
ở nước ngoài thì cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt. Do đó, các quốc gia trên thế giới cũng đã
áp dụng một số biện pháp nhằm hạn chế công dân đi du lịch ở nước ngoài như: áp dụng thị
thực, giấy phép cho người đi du lịch ở nước ngoài; hạn chế số tiền mà công dân có thể mang
2


ra ngoài một nước, thủ tục cấp visa phiền hà…Bên cạnh đó, tỷ giá biến động mạnh cũng có
thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngoại tệ của quốc gia.
Không thể phủ nhận rằng ngoại tệ được xem là nguồn tài chính quan trọng cho sự phát

triển kinh tế như: chi trả cho nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu… của các quốc gia trên
toàn thế giới. Do đó, có thể nói du lịch như là một loại hàng hóa xuất khẩu có giá trị lớn vì nó
không làm cạn kiệt đi tài nguyên đất nước.
2, Tạo ra nhiều cơ hội việc làm:
Du lịch là một ngành tạo ra nhiều việc làm với phạm vi rộngbao gồm các lĩnh vực quản
lý, tài chính, điều hành, thông tin truyền thông, bán và maketing. Một số công việc đòi hỏi
người làm phải có trình độ điều hành, quản trị tác nghiệp như quản lý văn phòng, quản lý
khách sạn, quản lý nhà hàng, bếp trưởng hoặc giám đốc marketing. Còn lại phần lớn công
việc đòi hỏi kĩ năng không cao như: phục vụ phòng, phụ bếp, dọn dẹp... Ngành du lịch là
ngành dịch vụ mang tính thủ công nên tỷ lệ phát triển ngành tỷ lệ thuận với tăng việc làm. Du
lịch phát triển kéo theo nhiều cơ hội việc làm cho những ngành khác: sản xuất hàng tiêu
dùng, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản, thủ công mỹ nghệ, bưu chính viễn thông
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thuận lợi như trên vẫn tồn tại một số vấn đề khiến
việc thuê lao động gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là điều kiện làm việc không thuận lợi: làm
việc theo ca kíp,vào các ngày nghỉ lễ. Những người công nhân sẵn sàng chuyển nghề nếu tìm
được công việc ưa thích có giờ giấc tốt và lương cao hơn. Thứ hai là do đặc thù lĩnh vực
khách sạn và ăn uống: các nhân viên làm việc trong lĩnh vực này thường có sự luân chuyển
công việc do họ không thấy thỏa mái hay hài lòng với công việc dẫn đến vấn đề duy trì nhân
lực.
3, Quảng bá cho sản xuất địa phương:
Thông qua việc đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch về các sản phẩm như lương thực,
thực phẩm, các dụng cụ,đồ đạc…ngành du lịch đã tạo ra sự nổi tiếng cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp địa phương, đồng thời lượng sản phẩm tạo ra cũng được gia tăng để đáp
ứng nhu cầu lớn hơn của khách. Ngoài ra , một số làng nghề trước đây bị mai một thì rất có
thể được hồi phục như những sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm…

3


Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay là du lịch cũng đang tác động tiêu cực đến sản

xuất địa phương. Điển hình là vấn đề quy hoạch làm cho đất đai sản xuất bị co hẹp, ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của cư dân. Hơn nữa, việc quy hoạch này có thể dẫn đến việc
các làng nghề bị mai một, các sản phẩm truyền thống bị giảm đi giá trị vốn có của mình…
4, Tăng nguồn thu cho nhà nước
Khách du lịch trong hay ngoài nước đều có nghĩa vụ phải nộp thuế. Điều này có thể
được thực hiện trực tiếp như thuế được tính vào hóa đơn của dịch vụ lưu trú của khách du
lịch , thuế khởi hành tại các sân bay hoặc có thể là gián tiếp như thuế máy bay tiếp đất, thuế
nhiên liệu máy bay hay thuế giá trị gia tăng của các loại dịch vụ…
5, Tạo cơ sở để phát triển các vùng đặc biệt:
Du lịch được xem là ngành phát triển nhanh. Một khi các yêu cầu cơ bản được đáp ứng
thì số lượng khách du lịch sẽ tăng nhanh chóng với tỷ lệ cao. Khi đó những vùng đặc biệt như
vùng núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa có cơ hội phát triển nhiều hơn, thu hút sự quan tâm
nhiều hơn.
6, Khuyến khích nhu cầu nội địa
Khi các khách sạn mới, các khu vui chơi giải trí, các tiện nghi , dịch vụ mới được cung
cấp và thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế thì chắc chắn sự ảnh hưởng này sẽ
“lan tỏa ” khách du lịch nội địa. Từ đó, góp phần làm tăng cầu du lịch nội địa, giảm được sự
rò rỉ ngoại tệ và thâm hụt cán cân thương mại quốc gia.

4


Chương II- TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TẠI THANH HÓA
I, Vị trí địa lý:
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh
Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,
phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3
vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của

những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm
kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận
lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng
biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các
vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở
thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.
II, Tài nguyên :
1, Về tài nguyên du lịch tự nhiên:
Thanh Hóa sở hữu một đường bờ biển dài tới hơn 102 km nên miền đất này rất có tiềm
năng để phát triển du lịch biển. Các bãi biển đã được đưa vào khai thác gồm bãi biển Sầm
Sơn, bãi biển Hải Hòa, bãi biển Hải Tiến, khu du lịch sinh thái Quảng Cư…trong đó tiêu biểu
nhất phải kể đến biển Sầm Sơn nằm cách TP. Thanh Hóa 16km về phía đông nam và cách Hà
Nội 170km.Đây là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam, được người
Pháp khai thác từ những năm đầu thế kỷ 20.
Bên cạnh tài nguyên biển, Thanh Hóa còn có tài nguyên rừng phong phú với các vườn
quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, nơi lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực vật quý .Có
tới 6 khu vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như: vườn quốc gia Cúc Phương,vườn
quốc gia Bến En,khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,khu bảo
tồn thiên nhiên Xuân Liên,khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy. Điển hình trong số đó
là vườn quốc gia Bến En là nơi cư trú của 1.460 loài động vật và 1.417 loài thực vật, trong đó
có nhiều loài quý hiếm như: sói đỏ, phượng hoàng đất, gấu ngựa, báo lửa.. Ngoài ra còn có
5


rất nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khác : Suối cá Cẩm Lương, Suối cá Cẩm Liên, Suối
cá Văn Nho, Cửa Đặt, Am Tiên, Động Từ Thức, Động Kim Sơn, Động Long Quang, Động
Tiên Sơn, Động Ngọc Hoàng…
2, Về tài nguyên du lịch nhân văn :
Hiện Thanh Hóa có 1.535 di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt có những cụm di tích có ý
nghĩa lịch sử cũng như nghệ thuật, kiến trúc như: Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Di tích

quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, Đền thờ Lê Hoàn, Di tích Phủ Trịnh… và độc đáo hơn cả là
Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. Đây được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông
Nam Á và đã được Unessco công nhận là di sản văn hóa thế giới Ngoài ra, Thanh Hóa còn có
hệ thống văn hóa phi vật thể đa dạng với 210 lễ hội truyền thống như lễ hội Sầm Sơn, lễ hội
cầu ngư lễ hội Mường Xia, lễ hội Pôồn Pôông, lễ hội đền Sòng, Trò Xuân Phả… Đặc biệt là
lễ hội tưởng nhớ đến những nhân vật lịch sử như:Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm
vào ngày 22 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ) tại khu vực Lam Kinh thuộc
huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá nơi an táng vua Lê Thái Tổ.
3, Về du lịch khám phá nét văn hóa :
Trải dài trên miền đất Thanh Hóa có các làng nghề: làng Nhồi, chiếu Nga Sơn, làng đúc
đồng Trà Đông, làng mộc Đạt Tài, du lịch khám phá làng nghề của Thanh Hóa cũng là một
nguồn tài nguyên du lịch rất đáng để quan tâm phát triển.
Ngoài ra, du khách còn có cơ hội được thưởng thức những món đặc sản độc đáo nổi
tiếng cả nước của xứ Thanh như: nem chua Thanh Hóa, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi
(của huyện Vĩnh Lộc), bánh gai Tứ Trụ (của huyện Thọ Xuân), các món chế biến từ hến làng
Giàng (huyện Thiệu Hóa), bánh đa cầu Bố (thành phố Thanh Hóa), mía đen Kim Tân, thịt
trâu nấu lá lồm, chim mía (huyện Thạch Thành), hay các món hải sản: cua biển, ghẹ, sò
huyết, tôm, mực, cá thu, cá tràu từ các huyện ven biển Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Nga Sơn. Đặc sản
ẩm thực là kết tinh từ tinh hoa của đất, của thiên nhiên và văn hóa vùng miền mà tạo nên
những món đặc sản đặc trưng của miền đất đó.
Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Vào sơ kỳ thời
đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi Quan Yên, Núi
Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên thuỷ, đặc biệt hang Con
6


Mong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục của con người từ hậu kỳ đá cũ sang
thời đại đá mới. Quá trình chinh phục đồng bằng trên đất Thanh Hóa của cư dân đồ đá mới đã
để lại một nền văn hoá Đa Bút, là một nền văn hoá khảo cổ tiến bộ cùng thời trong khu vực
cách đây 6.000 năm. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát

triển với các giai đoạn trước văn hoá Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát
triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các
văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Dậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng.
Suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều anh
hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Khương Công Phụ, Lê
Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ, ... Cùng với những trang lịch sử oai hùng, Thanh
Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng
cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn,
thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng ...
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng như trên, Thanh Hóa có điều kiện để phát
triển nhiều loại hình du lịch, từng bước nâng cao hình ảnh du lịch quê hương trong lòng
khách du lịch nội địa và bạn bè trên toàn thế giới.
III, Đánh giá chung về tài nguyên du lịch ở Thanh Hóa
Tài nguyên du lịch ở Thanh Hóa rất phong phú, có thể khai thác được nhiều loại hình
du lịch. Tuy nhiên mức độ dựa vào những giá trị có sẵn của tự nhiên để khai thác còn đang rất
lớn, hầu hết nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên chưa được con người cải tạo để vừa bảo tồn,
vừa phát huy hết giá trị của nó.
Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, Thanh Hóa có mật độ các công trình lịch sử- văn
hóa khá dày, trong đó có những di tích có giá trị lịch sử văn hóa lâu đời như :Đền Độc Cước,
Chùa Cô Tiên, Thành Nhà Hồ, khu di tích Lam Kinh…Các lễ hội dân gian, các tập quán sinh
hoạt và kho tàng ca dao, dân ca, điệu hò của Thanh Hóa đã mang đậm bản sắc của con người
nơi đây mà không thể lẫn với bất kỳ một vùng miền nào khác trên đất nước. Cùng với tài
nguyên du lịch tự nhiên, nếu biết khai thác kết hợp tài nguyên du lịch nhân văn tạo thành
những tuyến du lịch có chất lượng, có chiều sâu chắc chắn sẽ tạo nên lực hút cho du lịch
Thanh Hóa. Mặc dù vậy, hiện nay các di tích lịch sử đang bị xuống cấp nghiêm trọng, một số
7


đã được trùng tu nhưng tiến hành đại khái, sơ sài, thậm chí làm biến dạng theo hướng hiện
đại hóa di tích.


8


CHƯƠNG III- NHỮNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THANH HÓA
I, Tác động tích cực
1, Cải thiện cán cân thương mại
Lượng khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đã, đang và sẽ mang lại thu nhập
đáng kể cho tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung. Cụ thể, theo Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Thanh Hóa, năm 2015 đã đón được 5.530.000 lượt khách, tăng 21,9% so với
năm 2014, đạt 100,5 % KH, khách quốc tế: 127.000 lượt khách, tăng 26,2% so với năm 2014;
phục vụ: 9.852.000 ngày khách, tăng 21,1% so với năm 2014, đạt 100,2 % KH, khách quốc
tế: 337.030 ngày khách, tăng 57,5% so với năm 2014; tổng thu nhập từ du lịch đạt: 5.180 tỷ
đồng, tăng 40,4% so với năm 2014, đạt 100,1% KH (trong đó tổng thu từ khách quốc tế 27,8
triệu USD). Tính đến tháng 6/2016, ngành du lịch Thanh Hóa đã phục vụ trên 6,5 triệu ngày
khách, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch đạt 4.092 tỷ đồng, tăng 21,7%
so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ khách quốc tế đạt 17.780.000USD.
Đặc biệt, Sầm Sơn đã và đang trở thành điểm đến hút khách bậc nhất miền Bắc trong
dịp hè này. Tính riêng thị xã Sầm Sơn đã đón được 3,973 triệu lượt khách, phục vụ ăn nghỉ
7,858 triệu ngày khách, doanh thu ước đạt 2.780 tỷ đồng, vượt 20,9% kế hoạch, tăng 38,7%
so với cùng kỳ (tính đến hết tháng 10/2016). Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, Sầm
Sơn cũng thu hút lượng khách kỷ lục. Theo Trung tâm văn hóa du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa),
những ngày cuối tuần, bãi biển Sầm Sơn đón trung bình 60.000 - 70.000 lượt khách/ngày.
2, Tạo ra nhiều cơ hội việc làm
Thanh Hóa đã thu hút được rất nhiều các lao động và những người từ khắp nơi đến
sinh sống và làm việc, theo số liệu báo cáo của ngành văn hóa, thể thao và du lịch thì tính đến
hết năm 2015, tổng số lao động trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch khoảng 18.650 người
(trong đó, lao động qua đào tạo bồi dưỡng chiếm 74,6%), ngoài ra 60% lao động cộng đồng
tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu du lịch trọng điểm được bồi dưỡng du lịch và

văn hóa giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch. Kết quả này phần nào cho thấy, đội ngũ
nhân lực du lịch Thanh Hóa đang tăng cả về số lượng và được cải thiện đáng kể về mặt chất

9


lượng, tạo cơ sở cho việc triển khai các quy hoạch tổng thể, cũng như chiến lược phát triển du
lịch địa phương giai đoạn tiếp theo.
Trên địa bàn Thanh Hóa hiện có 4 cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch với khoảng
2.000 sinh viên ra trường mỗi năm. Tại khoa Du lịch Trường Đại học VH,TT&DL Thanh
Hóa, năm học 2016 - 2017, khoa có 554 sinh viên được đào tạo ở 3 ngành đại học và 1 ngành
học cao đẳng về du lịch. Nhà trường cũng gửi các giảng viên của khoa ra nước ngoài để học
tập kinh nghiệm về đào tạo du lịch.
Tuy đang tăng lên hàng năm và chất lượng ngày càng được cải thiện, nâng cao, song so
với nhu cầu của một ngành kinh tế mũi nhọn thì rõ ràng là nguồn nhân lực này chưa thể đáp
ứng tốt đặc biệt là càng ngày yêu cầu công việc càng cao. Mặc dù lượng khách du lịch đang
tăng nhanh qua các năm nhưng nguồn nhân lực để phục vụ cho sự phát triển này vẫn chưa
tương xứng và mang tính chắp vá.
Đáng lưu ý hơn, số lao động có trình độ ngoại ngữ chỉ chiếm 38% trong tổng số lao
động du lịch trên toàn TP. Vậy nên du khách đã gặp không ít khó khăn trong việc trao đổi,
tiếp nhận thông tin liên quan đến các điểm vui chơi, ăn uống hay những nhu cầu khác. Tỉ lệ
lao động được đào tạo đúng chuyên môn về du lịch còn thấp, chiếm 40,6% số lao động toàn
ngành. Theo thống kê, có 90% lực lượng lao động du lịch được đào tạo ngoại ngữ nhưng chủ
yếu trình độ A, B; đặc biệt thiếu trầm trọng đội ngũ biết ngôn ngữ Nhật, Đức, Nga…Nguyên
nhân của tình trạng này chính là chương trình đào tạo tại các trường chưa sát với thực tế.
Không chỉ chất mà lượng của nguồn nhân lực cho ngành du lịch đều chưa đáp ứng nhu cầu
của nhà tuyển dụng.
3, Quảng bá cho sản xuất địa phương
Ngoài việc sở hữu bãi biển đẹp vào bậc nhất Việt Nam , Thanh Hóa còn sở hữu nhiều
loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử,…

Đến với Thanh Hóa, thực khách bốn phương còn bị ẩm thực tại đây “hớp hồn” với đủ
các loại đồ ăn, nhất là hải sản tươi sống từ đại dương giàu có. Dường như tất cả những sản
vật từ biển như: cá, tôm, cua, ghẹ, sò, mực… đều được người dân địa phương khai thác và
các nhà hàng đã dày công chế biến, nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Mỗi loại hải sản đều
có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn du khách.
10


Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức hàng chục món ăn truyền thống khá phổ biến
như: nem chua, chả tôm, bánh gai, rượu Chile, ....Tuy nhiên, du khách biết đến ẩm thực chủ
yếu qua lời kể của bạn bè, qua sự giới thiệu trực tiếp của hướng dẫn viên, hoặc là vô tình đến
ăn, chứ chưa có nhiều thông tin, hay ấn tượng gì đặc biệt, nên dù có những đặc sản ngon, đa
dạng thì Thanh Hóa cũng chưa là “thỏi nam châm” để thu hút du khách sành ăn.
Du lịch Thanh Hóa phát triển nhưng văn hóa ẩm thực, những sản phẩm quan trọng góp
phần thành công cho du lịch lại không được đầu tư một cách đúng đắn, điều đó đã bỏ lỡ cơ
hội quảng bá sản phẩm nông nghiệp,thủy hải sản với du khách, tạo sự nổi tiếng cho công
nghiệp chế biến, cũng như nông nghiệp của địa phương. Ngoài ra Thanh Hóa còn rất nhiều
làng nghề. Một trong số các làng nghề truyền thống du khách thường xuyên ghé thăm là
Chiếu cói Nga Sơn, trống đồng Đông Sơn,..
4, Tăng nguồn thu cho nhà nước
Trong những năm qua, hoạt động du lịch của Thanh Hóa đã đạt được kết quả khả quan.
Từ những số liệu thống kê về doanh thu du lịch đã được đề cập ở trên, chúng ta có thể thấy
được đóng góp của du lịch Thanh Hóa vào ngân sách nhà nước tương đối đáng kể thông qua
việc đóng các khoản thuế như: thuế khởi hành phải trả ở sân bay, thuế cộng thêm vào hóa đơn
thanh toán lưu trú tại khách sạn, thuế giá trị gia tăng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ…
Bên cạnh những khoản thuế thu được, Thanh Hóa đã đầu tư, xây dựng, phát triển cơ sở
hạ tầng để đẩy mạnh du lịch và phục vụ dân sinh, xây dựng hàng loạt các sản phẩm du lịch
mới để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, điển hình là FLC Sầm Sơn resort.
Cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm được triển khai đồng bộ, hiệu quả, tạo điều
kiện thuận lợi cho du khách dễ dàng tiếp cận đến các khu, điểm du lịch. Toàn tỉnh có 5 dự án

đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã triển khai với tổng dự toán được phê duyệt là 723,14 tỷ đồng,
điển hình phải kể đến dự án nâng cấp cải tạo đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn (400
tỷ), đường vào khu du lịch Hải Tiến (40 tỷ).
Về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật: năm 2015, toàn tỉnh có trên 20 dự án đang triển khai
đầu tư tại các khu du lịch với tổng vốn đăng ký gần 8.000 tỷ đồng, hiện nay đã thực hiện đầu
tư được trên 4.000 tỷ đồng, điển hình là dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng cao cấp FLC 5
sao....; Khách sạn Dragon Sea, khách sạn Mường Thanh (4 sao), khách sạn Phượng Hoàng (3
11


sao)... nâng tổng số cơ sở lưu trú toàn tỉnh 650 cơ sở với 20.500 phòng, trong đó có 115
khách sạn từ 1-5 sao... Trong NDLQG Thanh Hóa đã vận động tài trợ được 64 đơn vị tài trợ
với tổng số tiền quy đổi là trên 21 tỷ đồng...
5, Tạo cơ sở để phát triển các vùng đặc biệt
Hiện nay, ngành du lịch đã được Thanh Hóa chọn làm ngành trọng điểm trong phát
triển kinh tế. Thực hiện Chương trình phát triển du lịch, UBND tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA, trong đó có tạo điều kiện phát
triển du lịch ở vùng sau vùng xa, tiêu biểu là vùng núi phía tây của tỉnh
Vùng miền núi Thanh Hóa là địa bàn cư trú của các dân tộc Mường, Thái, Mông, Thổ,
Khơ mú, Dao, Kinh…mang bên mình bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng, đặc sắc, tạo nên
bức tranh đa sắc về đời sống văn hoá, xã hội. Từ văn hoá nhà, đến văn hoá mặc, văn hoá ẩm
thực, đến văn hóa trong tập tục sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội... đều toát lên những nét bản sắc
văn hoá độc đáo, riêng có. Về lễ hội: Dân tộc Mường có lễ hội Pồn Pông, Khai Hạ, lễ tục
Làm vía kéo Xi, lễ Mừng cơm mới, Sắc bùa; Dân tộc Thái có Lễ hội Kin chiêng boọc mạy;
Lễ hội Nàng Han; lễ hội Mường Khô ; Lễ hội Mường Ca Da, lễ hội Mường Piềng Muốp; lễ
hội Mường Xia; lễ Cầu nước; lễ hội Căm mương; Dân tộc Thổ có lễ hội Đình Thi; Dân tộc
Dao có lễ Cấp Sắc, Tết nhảy; Dân tộc Khơ Mú có Lễ Xên; Dân tộc Mông có lễ hội Tén Tằn
…Về dân ca, dân vũ, nhạc cụ: Dân tộc Thái có Khặp giao duyên, Hát ru; nhạc cụ: Khua
Luống, Khèn bè, Boong bu, Sáo, Trống chiêng, Pí Mốt; múa Cá sa, múa Trống chiêng, múa
Chá Chiêng...; Dân tộc Thổ có hát Trống chiêng, hát Đối đáp, hát ru, hát giao duyên, hát

chậm đò ho...; múa giã cồn, Chậm đò ho...; Dân tộc Môngcó Múa ô, múa khèn, hát gâu
plềnh...;nhạc cụ: Sáo, Khèn bè, Đàn môi, Khèn lá...; hát gầu, hát giao duyên; Dân tộc Dao có
hát giao duyên, hát ru, hát chào hỏi- đối đáp; hát Pả Dung; múa Chuông, múa Rùa, hát múa
trong nghi lễ; nhạc cụ: não bạt..; Dân tộc Khơ mú có hát Tơm; Dân tộc Mường có hát ru, hát
giao duyên (xường trai gái), hát Séc bùa, hát nghi lễ, diễn xướng Mo Mường, múa Pồn pông
nhạc cụ Cồng chiêng...
Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa còn lưu giữ được không gian văn hóa làng
với các nếp nhà sàn truyền thống, trang phục, trang sức của đồng bào Thái, Mường, Dao,
Mông còn lưu giữ khá nguyên vẹn, thể hiện đậm nét tập tục sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng
đặc sắc của dân tộc, tiêu biểu như làng Mường Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, (Cẩm Thủy);
bản Thái Xia Tớ, xã Sơn Thủy, (Quan Sơn); Làng Đồi Muốn, (Bá Thước); làng người Thái,
12


bản Năng Cát (Lang Chánh)… Ẩm thực của đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh hóa không cầu
kỳ nhưng hấp dẫn bởi hương vị của núi rừng, của tự nhiên như canh đắng, măng đắng, rau
sắng, cơm Lam, rượu Ngô của người Mông, rượu cần của người Thái, Mường, vịt Cổ Lũng,
cá mè sông Mực… hệ thống các làng nghề truyền thống mang đậm sắc thái tộc người còn lưu
giữ khá nguyên vẹn, đó là nghề Dệt Thổ cẩm, làm rượu cần, đan lát thủ công của dân tộc
Mường, Thái, Thổ, Khơ Mú, Dao, Mông; nghề kim hoàn, chạm khắc bạc của người Mường,
người Dao; nghề rèn của người Mông...
Đồng bào các dân tộc vùng miền núi Thanh Hóa những năm trở lại đây đã từng bước
làm quen và tự nguyện tham gia các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng, loại hình du lịch
cộng đồng cũng bắt đầu hình thành và phát triển tại khu du lịch Pù Luông, khu du lịch suối cá
thần Cẩm Lương, làng Năng Cát, xã Trí Nang, Lang Chánh gắn với thác Ma Hao, vườn quốc
gia Bến En…Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cộng đồng tại đây đang còn nhỏ lẻ, tự phát,
dàn trải, chưa có sự tham gia, vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, du lịch cộng
đồng chưa thực sự phát huy hết tiềm năng và giá trị đặc sắc của các loại hình văn hóa đang
lưu giữ trong cộng đồng, sản phẩm du lịch tại một số khu, điểm du lịch còn nghèo nàn và đơn
điệu, chủ yếu sản phẩm du lịch ẩm thưc (đặc sản của địa phương); không có sản phẩm đặc

thù cung cấp cho du khách; hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất du lịch tại một số khu điểm
du lịch chưa được chú trọng, quan tâm đầu tư, công tác xã hội hóa các hoạt động du lịch phục
vụ khách tại các bản còn nhiều hạn chế.Nhận thức của cộng đồng về du lịch còn chưa được
đầy đủ. Năng lực của cộng đồng trong hoạt động kinh doanh du lịch chưa cao. Kỹ năng nghề
còn yếu dẫn đến khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguồn nhân lực tham gia
làm du lịch chưa được đào tạo bài bản, nên kỹ năng giao tiếp ứng xử và tham gia vào các
hoạt động kinh doanh du lịch chưa cao.
6, Khuyến khích nhu cầu nội địa
Như đã thống kê ở trên, chúng ta có thể thấy Thanh Hóa đã và đang đón lượng khách
du lịch tăng qua từng năm. Theo thống kê đến đầu tháng 6/2016, toàn tỉnh Thanh Hóa ước
đón được trên 3,8 triệu lượt khách (tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2015); phục vụ trên 6,5
triệu ngày khách (tăng 13,8% so với cùng kỳ.Đặc biệt tính từ đầu tháng 1-2017 đến hết kỳ
nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu, Khu du lịch Suối cá Cẩm Lương đã đón gần 25.000 lượt
khách du lịch, tăng gần 10% so với cùng kỳ. Cao điểm nhất là ngày mùng 4 Tết Đinh Dậu,
lượng du khách đến với suối cá Cẩm Lương đạt trên 10.000 lượt người.
13


Đó là những tín hiệu tích cực cho thấy, lượng khách du lịch nội địa đã, đang và sẽ được
cải thiện nhiều hơn, hạn chế khách du lịch outbout, làm giảm cán cân thương mại quốc gia.
II, Một số vấn đề tồn tại
1, Sự rò rỉ hiệu quả bội, thâm hụt cán cân thương mại
Phát triển du lịch ở Thanh Hóa đang ngày càng mạnh với số lượng các khu nghỉ dưỡng,
nhà hàng mọc lên như nấm. Ngoại trừ thuế thu được từ các nhà hàng, khu nghỉ dưỡng thì
không có gì đảm bảo rằng những nơi này sẽ sử dụng nguyên, nhiên vật liệu và đặc biệt là lao
động địa phương vì trình độ lao động trong ngành du lịch ở Thanh Hóa còn kém và hầu như
Thanh Hóa phải tuyển một lực lượng đông đảo các lao động ở nơi khác đến làm việc. Điều
này có thể làm thất thoát lớn lượng tài chính và không hoàn toàn mang lại lợi ích cho người
dân địa phương mà phát triển du lịch vốn được trông mong nhiều vào điều này.
2,Phân bố thu nhập không đồng đều

Sự phát triển của du lịch đã tạo ra sự khoảng cách về sự không đồng đều trong thu nhập
của người dân nơi đây. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt về thu nhập giữa các
nhóm người trong từng khu vực của tỉnh. Cư dân sống ở những điểm du lịch , khu du lịch
thường có mức thu nhập cao hơn những nơi như nông thôn hay vùng núi.
3,Vấn đề phát triển du lịch bền vững
a, Về mặt kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế du lịch hiện có.
Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng đa số là khách nội địa. Có thể nhận ra điều này ở
Sầm Sơn- một trong số những điểm du lịch nổi bật ở Thanh Hóa khi trong năm 2008, lượng
khách quốc tế chỉ đạt 1%, còn khách nội địa chiếm 99% trong tổng số du khách. Điều này
cho thấy, du lịch ở Thanh Hóa chưa tạo được thương hiệu và sức hấp dẫn để thu hút du khách
quốc tế

14


Cơ cấu khách du lịch đến Sầm Sơn năm 2008
Khách nội địa1.00% Khách quốc tế

99.00%

Nguồn :Phòng thống kê- UBND thị xã Sầm Sơn
Kinh doanh du lịch còn mang nặng tính thời vụ, mùa hè lượng khách tăng đột biến gây
nên tình trạng quá tải tạm thời; trong khi mùa đông và mùa xuân, lượng khách ít ỏi.Vì vậy, hệ
số sử dụng buồng, giường và hiệu quả kinh doanh chưa cao. Bên cạnh đó, hoạt động kinh
doanh lữ hành còn chưa tốt, chưa tạo được sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt
động văn hóa, thể thao nhằm thu hút khách.
b,Về mặt văn hóa- xã hội:
Quản lý và khai thác tài nguyên du lịch còn hạn chế, một số tài nguyên du lịch quan
trọng chưa được quan tâm đầu tư khai thác, một số di tích, danh thắng chậm đầu tư nên nhanh

chóng bị xuống cấp.
Lao động trong ngành du lịch và dịch vụ du lịch đã qua đào tạo còn thấp, trình độ
nghiệp vụ và kiến thức ngoại ngữ còn yếu. Tình trạng chèo kéo, đeo bám khách du lịch vẫn
còn diễn ra tại các địa điểm du lịch, chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua số liệu lao
động tại Sầm Sơn giai đoạn 2000-2005 như sau:

15


Lao động trực tiếp trong ngành du lịch Sầm Sơn trong giai đoạn 2000-2005

3000

tổng số lao động

2500
2000
1500

Lao động chưa qua đào tạo
Lao động đã qua đào tạo

1000
500
0

2000

2001


2002

2003

2004

2005

năm

Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch Thanh Hóa
c, Về mặt môi trường:
Nhận thức về việc phát triển du lịch có kèm theo bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
cũng như người dân còn yếu kém. Công tác vệ sinh môi trường trong tỉnh có tiến bộ nhưng
chưa đáp ứng được yêu cầu của một đô thị du lịch.Một số điểm du lịch chưa có hệ thống
thoát nước, xả thải hoàn chỉnh; rác thải chưa qua xử lý trên địa bàn làm ảnh hưởng đến môi
trường du lịch.

16


CHƯƠNG IV- CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VỀ KINH TẾ CỦA
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THANH HÓA
1, Đào tạo nguồn nhân lực
Để giúp cho du lịch Thanh Hóa ngày càng phát triển thì bên cạnh việc khai thác tối đa
những tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, công tác đào tạo nguồn
nhân lực cho ngành cũng nên được chú trọng. Thanh Hóa cần bồi dưỡng thêm lực lượng lao
động có kinh nghiệm trong ngành. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực trên quan điểm tập
trung ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, nhất là nguồn nhân lực có trình
độ cao như quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề

và nhất là phải biết được nhiều thứ tiếng.
2, Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Với mục tiêu phát triển bwnf vững, việc đầu tư cho kinh tế du lịch ở Thanh Hóa không
chỉ nhằm mang lại lợi ích kinh tế mà còn tính đến lợi ích về mặt xã hội cho tỉnh.
Đầu tư, cải tạo, nâng cấp và mở rộng các hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước, bưu
chính- viễn thông, hệ thống giao thông đô thị…Ngoài ra, cần tiếp tục đầu tư xây dựng các
công trình phúc lợi như vườn hoa, công viên, thư viện…
Vấn đề cải tạo, xây dựng và nâng cấp hệ thống khách sạn cần theo hướng nâng cao chất
lượng phục vụ, tăng cường quy mô, mua sắm nội thất cao cấp để phục vụ tốt hơn nhu cầu đòi
hỏi ngày càng cao của các đối tượng khách hàng.
Tiếp tục đầu tư, tôn tạo hệ thống danh thắng, khai thác, quản lý tốt, có hiệu quả các tài
nguyên du lịch văn hóa. Các đơn vị thuộc ngành tư tưởng – văn hóa của tỉnh phải có kế hoạch
thực hiện mục tiêu để nhanh chóng thực hiện công việc này.
3, Tăng cường quảng bá du lịch Thanh Hóa
Để những hình ảnh đẹp của du lịch Thanh Hóa trở nên quen thuộc trong long du khách
thì công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đóng vai trò hàng đầu. Nhóm tác giả xin
đưa ra một vài biện pháp như sau:

17


Thứ nhất, cần xây dựng chương trình tuyên truyền quảng bá hình ảnh thông qua các
phương tiện truyền thông như báo , đài, tạp chí, qua họp báo trong và ngoài nước…
Thứ hai, ngành du lịch cần có chiến lược nghiên cứu thị hiếu, tập quán, thói quen sinh
hoạt, tiêu dùng, sở thích, lứa tuổi, nhu cầu, ….của các du khách trong và ngoài nước nhằm
quảng cáo những sản phẩm du lịch của tỉnh phù hợp với từng thị trường.
Thứ ba, Các đơn vị hoạt động về văn hóa- tư tưởng cũng cần phải xây dựng kế hoạch
tuyên truyền quảng bá du lịch theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể được giao. KHuyến khích các
doanh nghiệp, khách sạn, nhà nghỉ…tham gia tích cực, thường xuyên trong việc tuyên truyền
và quảng bá du lịch Thanh Hóa.


18


KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu của nhóm tác giả đã phân tích sáu yếu tố tác động đến kinh tế khi phát
triển du lịch tại Thanh Hóa, đó là: Cải thiện cán cân thương mại, Tăng cơ hội việc làm,
Quảng bá cho sản xuất địa phương, Tăng nguồn thu cho nhà nước, Tạo cơ sở để phát triển
các vùng đặc biệt và cuối cùng là Khuyến khích nhu cầu du lịch nội địa.
Du lịch Thanh Hóa phát triển đóng góp một khoản lớn ngoại tệ vào ngân sách nhà
nước, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Giúp cải thiện
mối quan hệ Việt Nam với các nước khác trên thế giới và được xem như là một phương tiện
để quảng bá Việt Nam tới thế giới. . Bên cạnh những lợi ích thu được, ngành du lịch cũng có
không ít những vấn đề tồn tại và cần có những biện pháp cụ thể, chi tiết hơn để khắc phục,
cải thiện giúp ngành du lịch cũng như kinh tế phát triển hơn, tiêu biểu là việc ngành du lịch ở
Thanh Hóa đang thiếu khát nhân lực trong khi, vẫn còn rất nhiều người Việt Nam thất nghiệp,
chưa có việc làm. Vấn đề đặt ra là cần tăng cường đào tạo ra đội ngũ chuyên nghiệp trong
lĩnh vực du lịch, khách sạn,đáp ứng nhu cầu của ngành cũng như cải thiện tình trạng xã hội
Do hạn chế về tìm hiểu cũng như phân tích nên bài nghiên cứu này của nhóm tác giả
chưa thật sự đầy đủ và chuyên sâu về các tác động kinh tế của phát triển du lịch ở Thanh Hóa.
Nhóm tác giả hi vọng rằng, bài nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các bài nghiên
cứu của các tác giả khác.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình kinh tế du lịch, GS.TS NGuyễn Văn Đính, TS NGuyễn Minh Hòa, Trường đại
học Kinh tế Quốc dân
2,Economic Impacts of Tourism Industry, Fateme Tohidy Ardahaey (PhD)-Faculty of

Management and Economics, Science and Research Branch, Islamic Azad University,
Tehran, Iran
3, />4,

/>
61118/
5,

/>
trien-du-lich-9263/
6, />7,

/>
7599.html
8, />
20



×