Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

tiểu luận kinh tế du lịch tác động kinh tế của du lịch tới sự phát triển kinh tế của đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.26 KB, 33 trang )

1.

Cơ sở lý thuyết tác động kinh tế của du lịch

1.1.

Tác động kinh tế. Hiệu ứng số nhân và sự rò rỉ

1.1.1.

Quan niệm về tác động kinh tế
Tác động kinh tế là những lợi ích và chi phí trực tiếp và gián tiếp về kinh tế nhận

được từ sự phát triển và sử dụng các tiện nghi và dịch vụ du lịch.
Vai trò của du lịch được đánh giá rất khác nhau giữa các nước. Ở một số nơi nó
được coi là cách thức tốt nhất để kiếm được những đồng ngoại tệ quý giá, cải thiện mối
quan hệ với các nước khác và quảng bá với thế giới về một đất nước tươi đẹp, được
quản lý và điều hành tốt.
Du lịch là một hoạt động kinh tế quan trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Ngành Du lịch có các tác động kinh tế trực tiếp, gián tiếp và kéo theo đáng kể. Phương
pháp luận của Bộ phận Thống kê của Liên hợp quốc chỉ định lượng được sự đóng góp
trực tiếp của Du lịch. Tuy nhiên, Hội đồng Du lịch Thế giới (WTTC) thông qua nghiên
cứu hàng năm của mình xác nhận rằng tổng đóng góp của Du lịch còn lớn hơn nhiều và
hướng đến mục đích nắm bắt các tác động gián tiếp và kéo theo của nó.
Hầu hết những người nghiên cứu Du lịch đồng ý rằng đây là một ngành rất lớn
khi nó liên quan nhiều ngành như hàng không, giải trí, khách sạn, nhà hàng… Sự phát
triển du lịch thường kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác nhau (hàng
không, vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng…).


Đóng góp trực tiếp


Hàng hóa:
Chỗ ở
Giao thông
Giải trí
Đóng góp gián tiếp
Điểm tham quan
Chi tiêu đầu tư cho Du lịch
Đóng góp kéo theo (Chi tiêu của nhân viên trực tiếp và gián tiếp
Ngành công nghiệp:
Chi tiêu tập thể cho Du lịch của chính phủ
Ăn uống
Dịch vụ chỗ ở
Tác động của việc mua hàng từ các nhà cung cấp
Giải trí
Dịch vụ ăn uống
Tổng đóng góp
Quần
áo
Bán lẻ
Tới GDP
Nhà

Dịch vụ vận chuyển
Tới việc làm
Hàng
gia
dụng
Dịch vụ văn hóa, thể thao và giải trí
Nguồn tiêu dùng:
Chi tiêu Du lịch trong nước của người cư trú

Chi tiêu cho việc đi lại trong nước của các doanh nghiệp
Xuất khẩu khách
Chi tiêu cá nhân cho Du lịch của chính phủ

Đóng góp trực tiếp của Du lịch vào GDP phản ánh chi tiêu nội bộ cho Du lịch
(tổng chi tiêu trong một quốc gia cụ thể về Du lịch bởi dân cư và người không phải là
dân cư cho mục đích kinh doanh và giải trí) cũng như chi tiêu cá nhân của chính phủ
(chi tiêu của chính phủ về các dịch vụ Du lịch trực tiếp liên quan đến du khách, chẳng
hạn như văn hóa hoặc giải trí). Sự đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành được tính từ
tổng chi tiêu nội bộ bằng cách “trừ đi” các khoản mua hàng được thực hiện bởi các
ngành du lịch khác nhau.
Tổng mức đóng góp của Du lịch bao gồm “các tác động rộng lớn hơn” (tức là
các tác động gián tiếp và kéo theo) đối với nền kinh tế. Các đóng góp “gián tiếp” bao
gồm GDP và việc làm được hỗ trợ bởi:
- Chi tiêu đầu tư Du lịch – một khía cạnh quan trọng của hoạt động hiện tại và
tương lai bao gồm hoạt động đầu tư (mua máy bay mới, xây dựng khách sạn mới…);
- Chi tiêu “tập thể” của chính phủ, giúp hoạt động Du lịch theo nhiều cách khác
nhau khi nó được thực hiện thay mặt cho “cộng đồng lớn” (tiếp thị và quảng bá du lịch,
2


hàng không, hành chính, dịch vụ an ninh, dịch vụ an ninh khu nghỉ dưỡng, dịch vụ vệ
sinh khu vực…).
- Mua bán hàng hóa và dịch vụ nội địa bởi các ngành kinh doanh trực tiếp với
khách du lịch (bao gồm ví dụ như mua thực phẩm và dịch vụ dọn dẹp của khách sạn,
các dịch vụ về nhiên liệu và cung cấp của các hãng hàng không, và dịch vụ công nghệ
thông tin của các đại lí du lịch.
Đóng góp “kéo theo” đo lường GDP và việc làm được hỗ trợ bởi chi tiêu của
những người trực tiếp hay gián tiếp được thuê trong ngành Du lịch.
1.1.2.

1.1.2.1.

Hiệu ứng số nhân. Sự rò rỉ
Hiệu ứng số nhân (Multiplier effect)
Hiệu ứng số nhân thu nhập là sự gia tăng thu nhập cuối cùng phát sinh từ bất kỳ

khoản chi tiêu mới nào (ở đây là hiệu quả tăng thêm về thu nhập của một khu vực từ
những thu nhập ban đầu của du lịch hoặc chi tiêu của khách du lịch).
Khi du khách tiêu một đồng tiền tại một điểm đến, nó sẽ được lưu thông xung
quanh khu vực bởi nhiều người tiếp tục sử dụng nó để mua và bán các sản phẩm bổ
sung nên giá trị thực sự của nó luôn cao hơn giá trị cơ bản bởi nó tạo ra sức mua khi qua
tay. Hiệu ứng tạo thành chuỗi chi tiêu thu nhập lan khắp địa phương: Chi tiêu ban đầu
của du khách -> Thu nhập của Du lịch -> Chi tiêu của Du lịch -> Thu nhập của các cơ
sở kinh doanh khác -> … -> Người hưởng lợi ích cuối cùng. Chuỗi này sẽ liên tục
không dứt và chỉ chấm dứt khi có sự rò rỉ.
1.1.2.2.

Sự rò rỉ (leakage)
Hiện tượng rò rỉ xảy ra khi đồng tiền ngừng lưu thông và rò rỉ ra khỏi nền kinh

tế (ở đây là sự thất thoát về thu nhập du lịch do sự truyền ra khỏi địa phương của nguồn
thu nhập đó).
Không phải tất cả số tiền nhận được sẽ cần thiết phải chi tiêu hết hoặc đọng lại
toàn bộ trong nền kinh tế. Một số nhân viên sẽ để dành (tiết kiệm) tiền, những nhân viên
không phải là người địa phương có thể gửi tiền về quê, các cơ sở kinh doanh nhập khẩu
nguyên vật liệu, các công ty chi nhánh của công ty đa quốc gia sẽ gửi lợi nhuận về công
ty chính của mình ở nước khác. Do đó, những khoản tiền này được đưa ra khỏi chuỗi
chi tiêu – thu nhập của khu vực, tạo thành sự rò rỉ.

3



1.2.
1.2.1.

Tác động kinh tế tích cực
Thu nhập và Sự giàu có
Du lịch liên quan đến một dòng tiền vào và ra rất lớn ở những điểm đến bởi cả

du khách và ngành du lịch. Du lịch có nghĩa là những người ngoài đến thăm một địa
điểm và mua các sản phẩm du lịch và sau đó về nhà, để lại điểm đến nhiều tiền hơn nó
đã có trước khi họ đến. Du lịch mang đến lượng tiền mới, tạo ra sự giàu có trong cộng
đồng cho các doanh nghiệp, chính phủ và các cá nhân.
Du lịch là một ngành phát triển với tốc độ cao, tạo ra thu nhập, đóng góp ngày
càng lớn vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các quốc gia. Đóng góp trực tiếp của
Du lịch vào GDP năm 2016 là 2,306 tỷ đô la Mỹ (chiếm 3.1% GDP), phản ánh chủ yếu
hoạt động kinh tế của các ngành công nghiệp như khách sạn, đại lí du lịch, hàng không
và các phương tiện vận tải hành khách khác. Tổng mức đóng góp của Du lịch vào GDP
(gồm cả những ảnh hưởng rộng hơn từ đầu tư, chuỗi cung ứng và tác động đến thu
nhập) là 7,613.3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016 (10.2% GDP).
1.2.2.

Việc làm
Như là một phần của ngành dịch vụ, Du lịch sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là

trong lĩnh vực khách sạn, chỗ ở và ăn uống. Du lịch đem lại 292,220,000 việc làm
(chiếm 9.6% tổng việc làm trên thế giới) trong năm 2016. Trong đó, việc làm trực tiếp
chiếm 3.6% tổng việc làm, bao gồm từ các ngành khách sạn, đại lí du lịch, hàng không
và các dịch vụ vận chuyển hành khách khác (bao gồm dịch vụ đi lại), hay cả các hoạt
động từ lĩnh vực nhà hàng hay giải trí được sử dụng trực tiếp bởi khách du lịch. Việc

làm gián tiếp chiếm khoảng 6% tổng việc làm, ví như những người làm trong ngành sản
xuất máy bay, công ty quan hệ công chúng…
Việc làm du lịch trải dài từ những người thiếu kĩ năng và bán lành nghề đến lành
nghề và chuyên nghiệp, bao gồm làm toàn thời gian, bán thời gian và công việc theo
mùa cho mọi lứa tuổi cả nam giới lẫn nữ giới. Một vài công việc yêu cầu quan hệ khách
hàng rộng lớn, trong khi một vài cái khác liên quan đến hoạt động kinh doanh phía sau
hay các hoạt động hỗ trợ khác. Việc làm trong du lịch có tính hay di động cũng như
nhân viên có tinh thần làm việc, thăng tiến trong một lĩnh vực, chuyển lĩnh vực hay
chuyển đến một quốc gia khác.

4


1.2.3.

Thuế thu nhập
Chính phủ cần phải cung cấp các dịch vụ cơ bản, do đó cần thêm nhiều thu nhập

từ thuế thu nhập, thuế doanh thu và thuế bất động sản… Hoạt động du lịch đóng góp
một phần không hề nhỏ cho nền kinh tế một đất nước. Một phần doanh thu từ du lịch
được đưa vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế. Du lịch tạo ra nhiều loại
thuế đặc biệt như trong phòng khách sạn, vé máy bay, thuê ô tô… Chính phủ thích các
loại thế này vì chúng được trả bởi du khách gồm cả những người không phải dân địa
phương. Các cán bộ du lịch làm việc với các nhà làm chính sách để đảm bảo rằng thuế
suất không quá cao khiến điểm đến mất cạnh tranh. Thuế du lịch đặc biệt dùng cho quỹ
chuyên dụng để nghiên cứu du lịch, quảng bá, phát triển, bảo tồn và các dự án khác
nhằm nâng cao chất lượng ngành du lịch.
1.2.4.

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng không đủ hay không chắc chắn sẽ đem lại sự không hài lòng của

du khách cũng như mất mát của việc kinh doanh. Khi Du lịch mở rộng đến các khu vực
nguyên sơ, cơ sở hạ tầng sẽ cần được nâng cấp từ đường bộ, hàng không, đường biển và
các tiện ích như nước, xả thải, điện, viễn thông, mạng… cộng thêm các dịch vụ như cơ
sở đổi tiền. Thông thường, việc phát triển cơ sở hạ tầng thuộc trách nhiệm của chính
phủ hay đôi khi từ những người đóng thuế, công dân và những người dân địa phương
được hưởng lợi ích từ việc sử dụng nó.
1.2.5.

Xuất khẩu vô hình
Điểm du lịch cũng thuộc ngành kinh doanh xuất khẩu khi mà họ đón khách du

lịch nước ngoài. Một doanh nghiệp trong một nước bán sản phẩm - ở đây là kinh
nghiệm du lịch - cho một người đến từ một nước khác. Thay vì xuất sản phẩm ra nước
ngoài, khách hàng du lịch đến để lấy sản phẩm, đây gọi là xuất khẩu vô hình (hay xuất
khẩu tại chỗ).
Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều
khâu nên tiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và người mua không
quá cao. Người tiêu dùng mua hàng với giá thấp, người sản xuất bán được với giá cao
nên điều này kích thích sản xuất và tiêu dùng.
Xuất khẩu vô hình của Du lịch giúp bù lại nhập khẩu trong cán cân thanh toán
của một quốc gia. Nếu một nước có lượng tiền từ du lịch trong nước nhiều hơn so với
công dân của nó tiêu dùng vào du lịch nước ngoài thì nó sẽ có thặng dư du lịch, nếu
5


không thì sẽ có thâm hụt du lịch. Điều quan trọng là dù xuất khẩu du lịch có tăng nhập
khẩu du lịch hay tỉ giá hối đoái hay không thì nó vẫn liên quan đến tất cả các giao dịch
quốc tế này.

1.2.6.

Hiệu ứng số nhân và Sự rò rỉ
Du lịch có hiệu ứng số nhân thu nhập. Điều này xảy ra thông qua việc chi tiêu

trực tiếp, gián tiếp hay kéo theo. Điểm đến của việc chi tiêu này có hệ số nhân cao hơn
bởi vì tiền duy trì việc lưu thông dài hơn. Những quốc gia phát triển mạnh thường có hệ
số nhân lớn trong khi các nước nhỏ hơn (đặc biệt các quốc đảo) có hệ số thấp hơn nhiều.
Không phải tất cả số tiền nhận được sẽ cần thiết phải chi tiêu hết hoặc đọng lại
toàn bộ trong nền kinh tế. Sự rò rỉ xảy ra ở nhiều hình thức, một vài cái là không tránh
khỏi và cần thiết để thỏa mãn nhu cầu khách du lịch. Một trong những hình thức thông
thường là chi phí nguyên vật liệu và trang thiết bị hiện đại nhập khẩu, chi phí sản phẩm
nhập khẩu, lợi nhuận từ chủ sở hữu và nhà đầu tư nước ngoài, chi phí quảng cáo, miễn
thuế, lợi nhuận từ khách sạn và hãng hàng không nước ngoài… và chi phí trả cho các
đại lí du lịch.
1.3.

Tác động kinh tế tiêu cực
Bên cạnh các lợi ích kinh tế mà Du lịch mang lại, ngành này vẫn tồn tại một số

các tác động tiêu cực như:
Về việc làm, cư dân địa phương ở nhiều trung tâm du lịch, do không được đào
tạo và bồi dưỡng, trong khi đất đai của họ bị mất dần do sự phát triển của các hoạt động
du lịch, có thể biến thành những người lao động giản đơn, thời vụ với thu nhập thấp và
không ổn định. Trong một số lĩnh vực (khách sạn, ăn uống…), vấn đề duy trì nhân lực
cũng gặp phải khó khăn do thường có sự luân chuyển công việc di họ không thấy thoải
mái hay hài lòng với công việc.
Ngoài một vài tác động tích cực, sự rò rỉ chủ yếu làm giảm hiệu quả của hiệu
ứng số nhân thu nhập từ du lịch tại một khu vực. Nếu khu vực tự cung tự cấp nhiều hơn
thì sẽ làm giảm sự rò rỉ, giúp tăng lợi ích thu được từ du lịch hơn.

Các điểm đến có thể phát triển quá nhanh đến mức phụ thuộc quá vào ngành du
lịch. Những nơi này phải chịu quá nhiều nợ và đầu tư quá nhiều nguồn trong phát triển
du lịch; phải tiếp tục nuôi dưỡng “cỗ máy” để thanh toán cho các mặt hàng như sân bay
mới, khoản nợ cho khu nghỉ dưỡng và tái phát triển đất đai. Sự phụ thuộc vào du lịch
6


này giới hạn khả năng trở thành một nền kinh tế lớn mà dẫn đến sự rò rỉ cao hơn và đầu
cơ nhà đất, giá cả hàng hóa và dịch vụ cao hơn và nhiều quyền sở hữu từ bên ngoài hơn.
Nó cũng khiến phần lớn của nền kinh tế dễ bị tổn thương tới các vấn đề trong thị trường
nguồn chính thường không đa dạng hóa hợp lí. Khi nền kinh tế du lịch phụ thuộc vào
điểm đến tiến triển tốt, có thể nói rằng một cơn thủy triều cao nâng được tất cả con tàu,
nhưng ngược lại cũng đúng.
Các hoạt động du lịch có thể gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế của địa phương,
đặc biệt là các nguồn tài nguyên tự nhiên. Sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch hoặc
không đồng bộ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu du lịch bền vững của địa
phương. Một số lĩnh vực trong du lịch cần dùng nhiều quỹ đất có thể ảnh hưởng đến
quỹ đất cần cho các ngành khác (nông nghiệp…).

2.

Tác động kinh tế của du lịch đến sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng

2.1.

Khái quát về du lịch Đà Nẵng

2.1.1.

Các ưu thế phát triển du lịch Đà Nẵng


2.1.1.1.

Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc TW, cũng là trung tâm Kinh tế Văn hoá – Chính trị lớn của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam. Về khoảng
cách địa lý, Đà Nẵng gần như là trung tâm giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô
Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây và
Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước,
trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không
và điểm cuối của Hành lang Kinh tế Đông Tây trải dài từ Việt Nam, Lào, Thái Lan và
Burma (Myanmar).
Không chỉ là tâm điểm của ba di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiều
danh thắng tuyệt đẹp nhờ có vị thế tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, về phía Bắc có
đèo Hải Vân được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất hùng quang”, về phía Đông Bắc có
bán đảo Sơn Trà vươn ra biển và núi Bà Nà ở phía Tây.

7


Với diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận và 02 huyện (gồm cả huyện đảo Hoàng
Sa) cùng lợi thế đường bờ biển dài hơn 60km, Đà Nẵng sở hữu nhiều bãi biển đẹp, trải
dài thoai thoải. Đặc biệt có bãi biển Mỹ Khê đã được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn
là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
2.1.1.2.

Khí hậu và thời tiết


Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến
động. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,2ºC), thấp
nhất là tháng 2 (21,2ºC).
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến
động. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,2ºC), thấp
nhất là tháng 2 (21,2ºC). Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m có nhiệt độ
trung bình từ 17ºC đến 20 ºC. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83,4%. Lượng
mưa trung bình hàng năm là 1.355mm, cao nhất là tháng 10 với 266mm, thấp nhất là
tháng 2 với 7mm.
Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền
Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô
từ tháng 1 đến tháng 7 và mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, thỉnh thoảng có
những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Các tháng nóng nhất của Đà Nẵng là tháng 6,7 và tháng 8, thời gian lạnh nhất
của Đà Nẵng rơi vào tháng 12 và tháng 1 (tuy nhiên nhiệt độ xuống thấp cũng khoảng
15, 16°C, thời gian có mưa là tháng 11 cho đến tháng 2 năm sau, thời gian có thời tiết
đẹp nhất là tháng 3 và tháng 4, trời nắng, và mát mẻ cũng là khoảng thời gian Đà Nẵng
thu hút nhiều khách du lịch nhất.
2.1.1.3.

Con người và môi trường

Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quang đẹp, Đà Nẵng còn là
một thành phố đáng sống bởi sự trong lành và yên bình nơi đây. Từng liên tục giữ thứ
hạng cao nhất nước về tốc độ phát triển kinh tế nhưng Đà Nẵng vẫn duy trì tốt an ninh
trật tự, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng
đồng và rất hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe.

8



Đó là lí do mà du khách hoàn toàn thoải mái và yên tâm khi đi dạo khắp thành
phố. Đến với Đà Nẵng, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản như mì
Quảng, bánh tráng thịt heo, hải sản tươi sống ở hơn 150 nhà hàng cao cấp và đạt chuẩn.
Đà Nẵng, thành phố sạch đẹp điều quan trọng cũng đến từ chính con người Đà
Nẵng, từ người lớn đến các em thiếu nhi đều có nếp sống văn hóa đẹp riêng biệt. Những
tuyến phố lúc nào cũng khang trang, lộng lẫy, thu hút khách du lịch. Trải qua nhiều năm
tháng, nhưng nét đẹp trong đời sống của người Đà Nẵng cũng không bị phai nhạt, lãng
quên. Con người Đà Nẵng rất bình dị, đáng mến, chân thành và vô cùng hiếu khách.
2.1.1.4.

Cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng
là: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, thuận lợi cho khách du lịch
đến từ mọi miền tổ quốc và nước ngoài.
Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường đất)
là 382,583 km. Trong đó: quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km; đường huyện 67 km;
đường nội thị 181,672 km. Chiều rộng trung bình của mặt đường là 08m. Mật độ đường
bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km2, ngoại thành là 0,33 km/km2.
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài
khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga
Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam.
Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận
lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên
thế giới. Với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn nằm ở vị trí khá thuận
lợi, trang thiết bị hiện đại. Cảng nước sâu Tiên Sa là nơi thường xuyên tiếp nhận du
thuyền cao cấp, đưa du khách đến với Đà Nẵng.
Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu
vực là 842 ha), với 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; có khả năng cho

hạ cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320. Hàng tuần, tại sân bay Đà
Nẵng đó khoảng 84 chuyến bay nội địa, 6 chuyến bay quốc tế đến Hồng Kông và Thái
Lan. Đà Nẵng có sân bay quốc tế với công suất 6 triệu khách/năm và hiện có nhiều
đường bay trực tiếp quốc tế.

9


Hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần được
nâng cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của người dân cũng
như cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung tâm lớn
thứ ba trong cả nước.
Bên cạnh đó là hệ thống cầu trong thành phố. Đặc biệt có cầu Sông Hàn - cây
cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu Sông Hàn là
biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự
đóng góp của mọi người dân. Cầu Sông Hàn, Cầu Thuận Phước và tiếp theo là Cầu
Rồng đã tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, khơi dậy tiềm năng kinh tế nói riêng
và du lịch nói chung.
2.1.2.

Thực trạng du lịch Đà Nẵng

2.1.2.1.

Lượng khách du lịch

Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng hàng năm với tốc độ tăng khá cao. Tốc
độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2013 là xấp xỉ
30%, trong đó khách nội địa tăng 19.12%/năm và khách quốc tế 32.74%/năm. Mặc dù

năm 2009, toàn cầu trong điều kiện khủng hoảng tài chính, tuy nhiên khách du lịch đến
thành phố vẫn tăng gần 15% so với năm 2008, đạt hơn 1.1 triệu lượt khách. Cụ thể tốc
độ tăng trưởng khách du lịch Đà Nẵng vẫn không ngừng trong giai đoạn sau từ 20132017 được thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 1. Khách du lịch đến Đà Nẵng (2013 - 2017) (theo Cục thống kê Đà Nẵng)

Qua biểu đồ có thể thấy được lượng khách du khách tăng rất cao và rất nhanh
trong giai đoạn này. Trong vòng 4 năm, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng gần gấp
3 lần. Trong đó, ước có 2.3 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần gấp 4 lần so với năm
2013; khách nội địa ước đạt 4,3 triệu lượt, tăng gần gấp đôi so với năm 2013. Tuy
nhiên, lượng du khách chủ yếu vẫn đến từ trong nước, lượng khách nước ngoài còn
chiếm tỉ trọng nhỏ.

10


Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu dự án, kết quả điều tra hoạt động du lịch
năm 2017 đối với khách quốc tế và khách du lịch nội địa tại 11 khu, điểm du lịch theo
cách điều tra chọn mẫu (ngẫu nhiên, thuận tiện và trực tiếp hỏi khách dựa trên bản câu
hỏi đã chuẩn bị sẵn), trong đó tập trung điều tra 3 nhóm thông tin chính gồm: thông tin
chung của khách và chuyến đi; thông tin về chi tiêu của khách trong chuyến đi và đánh
giá của khách về dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng.
Thông tin chung của khách chỉ ra rằng, khách đến Đà Nẵng chủ yếu là khách trẻ,
tập trung ở độ tuổi từ 15-44, hơn 80% khách quốc tế đến Đà Nẵng lần đầu, chỉ 7%
khách đến lần thứ 3 trở lên, trong khi khách nội địa lần lượt là 41% và 27%. Số đêm lưu
lại Đà Nẵng của khách quốc tế (bình quân 3,6 ngày) nhiều hơn khách nội địa (3 ngày)...
Trong năm 2017, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 6,6
triệu lượt, tăng 19% so với năm 2016, đạt 104,8% kế hoạch năm 2017; trong đó khách
quốc tế ước đạt 2,3 triệu lượt, tăng 36,8% so với năm 2016, khách nội địa ước đạt 4,3
triệu lượt, tăng 11,3% so với năm 2016.

Lượng khách du lịch đường hàng không đến Đà Nẵng ước đạt 1.580.300 lượt
khách, tăng 74,4% so với năm ngoái. Khách đường bộ Thái Lan, Lào đến Đà Nẵng ước
đạt 14.120 lượt khách; ước đón 28 chuyến tàu du lịch cập cảng Tiên Sa với 120.000 lượt
khách, tăng 46% so với năm 2016; lượng khách đường sông ước đạt 355.000, tăng
70,7% so với năm 2016.
2.1.2.2.

Doanh thu du lịch

Theo công bố của Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch, năm 2009 ngành du lịch đã
mang về cho đất nước khoảng 4 tỉ USD. Đây là một trong năm ngành có nguồn thu
ngoại tệ lớn nhất của nước ta. Trong đó thành phố Đà Nẵng định hướng phát triển du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, được các cấp Đảng, chính quyền đặc biệt quan
tâm.

Biểu đồ 2. Doanh thu thuần ngành du lịch phân theo nguồn khách (2009-2013)

11


Doanh thu du lịch Đà Nẵng tăng vọt trong khoảng 2009 – 2011 (gần như gấp
đôi) và có xu hướng chậm dần vào 2012 – 2013 (do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế). Mặc dù lượng khách quốc tế thấp hơn rất nhiều so với khách nội địa. Tuy nhiên,
doanh thu thuần từ khách quốc tế lại cao gần bằng khách nội địa. Có thể thấy khách
quốc tế chi tiêu nhiều hơn khách nội địa rất nhiều làm cho nguồn ngoại tệ thu được từ
ngành du lịch tăng lên đáng kể trong giai đoạn này. Nhưng từ 2012 doanh thu từ khách
quốc tế có sự giảm nhẹ từ 3439 tỉ đồng còn 3280 tỉ đồng, còn doanh thu từ khách nội
địa không thay đổi, duy trì ở mức 3834 tỉ đồng.

Biểu đồ 3. Tổng thu du lịch Đà Nẵng (2009 - 2017) (theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng)


Là một ngành trọng điểm của Đà Nẵng, Du lịch mang lại nguồn doanh thu cao
và có xu hướng phát triển qua từng năm. Tổng thu du lịch Đà Nẵng thường niên tăng
một cách mạnh mẽ, đặc biệt giai đoạn 2013 – 2017, năm sau tăng hơn năm trước 2028%, thể hiện một nền kinh tế có ngành Du lịch phát triển ổn định và đầy tiềm năng.
2.2.
2.2.1.

Các lợi ích từ tác động kinh tế gắn với Du lịch
Thu nhập
Năm 2017, thành phố đón khoảng 6,6 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch

hơn 19,4 nghìn tỷ đồng.
Khách du lịch đến Đà Nẵng nhiều kéo theo sức mua sắm, ăn uống tăng. Từ đó
làm tăng doanh thu cho các dịch vụ như: vận chuyển (hàng không, đường biển, đường
bộ, đường thủy), dịch vụ giải trí (casino, golf, bar, vũ trường), dịch vụ khác (kinh doanh
khách sạn) dịch vụ ăn uống (nhà hàng…), nông nghiệp, truyền thông, bưu chính viễn
thông, ngân hàng…, tăng doanh thu cho những doanh nghiệp kinh doanh những sản
phẩm mang tính bổ sung cho du lịch, đóng góp phần nào việc làm tăng thu nhập bình
quân đầu người của người dân Đà Nẵng.
Để xác định đóng góp ngành du lịch đối với phát triển kinh tế, cần phải tính toán
chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO) và giá trị tăng thêm (VA) của ngành du lịch và dịch vụ du
lịch.
GO ngành du lịch Đà Nẵng tăng liên tục qua các năm và đạt mức tăng cao nhất
vào năm 2010, tuy nhiên lượng tăng tuyệt đối đạt cao nhất là năm 2011. Năm 2013, GO
ngành này giảm 6,31% tương đương với lượng giảm tuyệt đối là 366.073 triệu đồng,
12


Trong 5 năm (2009 – 2013), tỷ trọng ngành du lịch đóng góp trong toàn nền kinh
tế thành phố Đà Nẵng tương đối ổn định, đã tác động tích cực đến cơ cấu GO khối dịch

vụ của toàn nền kinh tế.
Tốc độ tăng bình quân GO ngành du lịch (tính theo giá thực tế) giai đoạn 20092013 là 40,78% (chỉ tiêu này đối với GO chung là 20,77%), đóng góp 1,5 điểm phần
trăm vào mức tăng bình quân chung của GO toàn thành phố.

GO chung
GO ngành du lịch (GODL)
Tỷ trọng GODL/GO chung (%)

2009
49 673

2010
66 205

2011
85 218

2012
96 521

2013
105 466

1 383
2,78

2 792
4,22

4 868

5,71

5 799
6,01

5 432
5,14

Bảng 1.GO ngành du lịch và GO toàn nền kinh tế (Giá thực tế) (Đơn vị: tỷ đồng)

Lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng thấp hơn so với khách nội địa, nhưng tỷ lệ
đóng góp vào GO chung toàn thành phố giữa hai nguồn khách chênh lệch không đáng
kể là do mức chi tiêu cho du lịch của khách quốc tế cao hơn rất nhiều so với khách nội
địa. Giai đoạn 2009-2013 GO tính được từ nguồn khách quốc tế tăng bình quân 49%
đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GO bình quân toàn thành phố; tốc độ tăng
bình quân GO nguồn khách nội địa là 35,57% đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào tốc độ
tăng GO bình quân toàn thành phố.
Giá trị tăng thêm (VA) ngành du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2009-2013 tăng liên tục
qua các năm 2009-2012, năm 2013 VA du lịch giảm 0,93% so với năm 2012, nhưng
cũng tăng 4 lần so năm 2009, tốc độ tăng bình quân tính được cho cả giai đoạn 20092013 là 41,71% năm.
2009

2010

2011

2012

2013


Tổng VA tính cho khách du lịch
757
Phân theo mục đích chi tiêu của du
khách

1475

2 557

3 081

3 053

Chi lưu trú
Chi ăn uống

355
58

597
138

875
349

925
398

1 342
377


Đi lại
Tham quan du lịch

220
47

411
112

656
212

753
287

411
380

Chi mua hàng hóa
Vui chơi, giải trí và chi khác

15
62

34
183

49
417


50
667

61
480

Bảng 2.VA ngành du lịch Đà Nẵng 2009-2013(Giá thực tế) (Đơn vị: tỷ đồng)

Giai đoạn 2009-2013, ngành du lịch đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP
chung toàn thành phố.
2009

2010

2011

2012

2013

Tỷ trọng VA du lịch/
3,45
GRDP

5,10

6,88

7,15


6,12

13

BQ 2009 2013


Tốc độ tăng trưởng GRDP
11,78
(Giá so sánh)
Tốc độ tăng VA du lịch
6,16
(Giá so sánh)
Điểm phần trăm đóng góp
của VA du lịch vào tăng 0,45
trưởng GRDP

12,02

11,69

9,07

8,44

10,29

65,56


50,69

13,42

-7,36

27,24

2,26

2,58

0,92

-0,53

1,20

Bảng 3.Đóng góp của VA ngành du lịch vào tốc độ tăng trưởng (Đơn vị: %)

Bình quân giai đoạn 2009-2013, GRDP tăng 10,29%/năm, trong đó VA ngành du
lịch đóng góp 1,2 điểm phần trăm vào mức tăng bình quân chung toàn thành phố, đây là
mức đóng góp tương đối cao so với các ngành kinh tế khác. Năm 2010, khi mà nền kinh
tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào những tháng cuối
năm 2008 và cả năm 2009, doanh thu ngành du lịch bắt đầu tăng trở lại. Vì vậy VA du
lịch Đà Nẵng năm 2010 đạt mức tăng cao nhất (65,56%), đóng góp 2,26 điểm phần trăm
vào mức tăng chung. Năm 2013, VA du lịch giảm vì vậy đã làm giảm đi 0,53 điểm phần
trăm trong mức tăng chung.
Tỷ trọng VA tính cho khách du lịch trong GRDP tăng là một trong những
nguyên nhân làm tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu VA giữa các khu vực kinh tế. Khu

vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GRDP và có xu hướng tăng dần ở giai đoạn 20122013. Năm 2013, VA khu vực dịch vụ chiếm 62,57% trong GRDP tăng 5,59% so với
năm 2009. Trong đó riêng VA từ hoạt động du lịch chiếm 6,12%, tăng 2,67% so với
năm 2009.
Bên cạnh đó, điểm phần trăm đóng góp của VA ngành du lịch vào tăng trưởng
chung của khu vưc dịch vụ cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, giai đoạn 2009-2013 tốc độ
tăng trưởng bình quân của VA khu vực dịch vụ là 12,55% (theo giá so sánh 2010), trong
đó VA ngành du lịch đã đóng góp 2,07 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của khu vực. So
với các lĩnh vực khác, đây là mức đóng góp tương đối cao.

GRDP thành phố Đà Nẵng

2009
100,00

- Khu vực Nông, Lâm nghiệp 3,44
Thủy sản
- Khu vực Công nghiệp và Xây
39,58
dựng
- Khu vực dịch vụ và thuế nhập
56,98
khẩu
Tỷ trọng VA hoạt động du lịch/VA
6,05
khu vực dịch vụ

2010
100,00

2011

100,00

2012
100,00

2013
100,00

3,00

3,22

2,96

2,92

40,30

40,22

37,53

36,18

56,70

56,56

59,52


60,89

8,99

12,16

12,02

9,78

Bảng 4.Cơ cấu GRDP giai đoạn 2009-2013 (Đơn vị: %)

Tỷ trọng VA ngành du lịch trong khu vực dịch vụ tăng liên tục trong giai đoạn
2009-2011, và có dấu hiệu giảm nhẹ trong giai đoạn 2012- 2013. Năm 2013 VA ngành
du lịch chiếm 9,78% trong tổng VA khu vực dịch vụ và chiếm 6,12% trong GRDP toàn
thành phố.
14


Trong vòng 10 năm (2003-2013), Đà Nẵng đã thu hút được hơn 60 dự án du lịch
với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, tập trung các khu vực như: Bán đảo Sơn Trà, tuyến
Sơn Trà - Điện Ngọc, Hải Vân - Nam Ô, Bà Nà - Suối Mơ. Tổng lượng khách du lịch
đến thành phố giai đoạn 2009-2013 đạt gần 11 triệu lượt, tăng 29,64%/năm, trong đó
khách quốc tế tăng 32,74%/năm, khách nội địa tăng 29,12%/năm.; doanh thu thuần thu
được từ hoạt động du lịch ước tăng 62%/năm với giá trị năm 2013 ước đạt 11.236 tỷ
đồng. Tốc độ tăng VA ngành du lịch bình quân giai đoạn 2009-2013 (theo giá so sánh
2010) hơn 47%/năm.
Nếu như năm 2005, thu nhập bình quân của người dân Đà Nẵng chỉ đạt 850
USD thì đến cuối năm 2016, con số này đã đạt 2.980 USD và kỳ vọng tăng trên 3.000
USD trong năm 2017.

Trong giai đoạn 2012-2017, tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội GRDP của Đà
Nẵng luôn ở mức 8-9%, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Năm 2017,
GRDP của Đà Nẵng đạt 58.546 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2016.
2.2.2.

Việc làm
Theo nhóm nghiên cứu về du lịch, ngành “công nghiệp không khói” đã là ngành

kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng khi đóng góp 23,72% GRDP toàn thành phố. Đóng góp
của ngành du lịch đối với nền kinh tế thành phố Đà Nẵng cho thấy ngành du lịch đang
tạo ra 77.026 việc làm trực tiếp và 63.511 việc làm gián tiếp cho thành phố này, chiếm
tổng số trên 25% tổng số lao động có việc làm tức ¼ cơ cấu việc làm tại thành phố Đà
Nẵng. Đây quả thực là một con số ấn tượng cho Chiến lược phát triển ngành du lịch của
thành phố biển miền Trung.
Không những vậy, ngành du lịch phát triển tạo ra một khối lượng việc làm nhiều
đến mức thừa cầu nhưng thiếu cung. Theo ông Nguyễn Xuân Bình - Phó giám đốc Sở
Du lịch Đà Nẵng: Nhu cầu lao động hiện nay cần khoảng 27.000 người nhưng trên thực
tế lực lượng này mới chỉ đáp ứng được khoảng 2/3 số lượng, trong đó còn tính cả những
lao động tay nghề chưa vững.
Từ đó có thể thấy du lịch đã giúp Đà Nẵng thoát xa khỏi vấn đề thiếu việc làm –
một vấn đề gây nhức nhối cho bất kì thành phố nào trên thế giới. Ngành công nghiệp
này đã giúp giảm di cư từ địa phương lên những thành phố lớn, hỗ trợ những đối tượng
khó tiếp cận thị trường như phụ nữ có thu nhập ổn định và duy trì, tạo ra một thị trường
màu mỡ thu hút lao động từ mọi nơi.

15


2.2.3.


Thuế thu nhập
Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, những tháng đầu năm 2017, tổng lượt khách du lịch

đến Đà Nẵng ước đạt hơn 3,2 triệu lượt, tăng 33% so với cùng kỳ 2016. Trong đó,
lượng khách quốc tế hơn 1,2 triệu lượt, khách nội địa là 2 triệu lượt. Tổng thu du lịch
gần đạt mốc 9.500 tỷ đồng. Mức tăng trưởng du lịch ở Đà Nẵng thực sự rất đáng kì
vọng.
Tuy nhiên, những lợi ích từ nguồn thu nhập thêm này phải được cân nhắc với
những trách nhiệm và chi phí của nhà nước phải tăng thêm. Trong một số trường hợp
chính phủ buộc phải giảm thuế đế khuyến khích đầu tư.
Trong 10 năm qua, hoạt động của ngành du lịch Đà Nẵng đã đạt được kết quả
khả quan. Từ những số liệu thống kê doanh thu của ngành du lịch phía trên đề cập, một
phần doanh thu đó sẽ được đưa vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế như
thuế khởi hành phải trả ở các sân bay hoặc thuế phòng cộng thêm vào hóa đơn thanh
toán lưu trú tại khách sạn, thuế máy bay tiếp đất, thuế nhiên liệu máy bay hoặc thuế giá
trị gia tăng đối với các hàng hóa dịch vụ,... Bên cạnh những khoản thuế thu được, thành
phố Đà Nẵng đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình công
cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch; đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở
rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; xây dựng hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức
hấp dẫn và thu hút khách du lịch; triển khai các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch
trong và ngoài nước; đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế
- Đà Nẵng - Quảng Nam với chương trình giới thiệu “Ba địa phương – một điểm đến”.
Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang đưa các hoạt động giải trí vào du lịch: trải nghiệm
cảm giác đêm Đà Nẵng trên phố du lịch Bạch Đằng, thưởng thức các chương trình biểu
diễn nghệ thuật truyền thống, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí sau 24h. Đà Nẵng
hiện có sân golf 18 lỗ đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế sẵn sàng đáp ứng sở thích của
những yêu golf. Chỉ tính riêng năm 2013, hàng loạt khách sạn mới đi vào hoạt động như
Olalani Resort & Condotel, Novotel Premier Han River, Northern Hotel, Mường Thanh
Hotel, Melia Danang, Pulchra Danang, đó là chưa kể lượng khách sạn có quy mô nhỏ
khác đua nhau mọc lên Cùng với sự phát triển ấy, con số dự báo của ngành du lịch

Đà Nẵng, đến năm 2015, sẽ có khoảng gần 16.000 phòng khách sạn 4 và 5 sao. Sân bay
quốc tế Đà Nẵng mới được đưa vào hoạt động cuối năm 2011 góp phần làm tăng thêm
94,3% số lượng khách đến bằng đường hàng không. Đến nay, TP Đà Nẵng đã có 16
đường bay quốc tế, trong đó có 4 đường bay trực tiếp thường kỳ và 12 đường bay trực
tiếp thuê chuyến, tăng 8 đường bay so với năm ngoái. Dự kiến trong tháng 12 sẽ có
16


thêm 4 đường bay mới đến Đà Nẵng gồm: Hạ Môn, Thái Nguyên, Cáp Nhĩ Tân, Ninh
Ba. Trong năm 2014, Đà Nẵng sẽ chú trọng đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch nước
ngoài thông qua các đường bay trực tiếp như Nhật Bản; Hàn Quốc; Thái Lan và các
khách du lịch qua tuyến hành lang kinh tế Đông, Tây; Tập trung phát triển du lịch
đường sông hình thành sản phẩm du lịch mới, độc đáo thu hút du khách. TP sẽ chú trọng
hơn đến phát phát triển thương hiệu du lịch mới tại Bà Nà như: Khu làng Pháp; cáp
kéo từ Bà Nà đến khu Bynight, vườn hoa bốn mùa Đồng thời tiếp tục kêu gọi các nhà
đầu tư vào các khu bán đảo Sơn Trà, đỉnh đèo Hải Vân, nâng cấp khu danh thắng Ngũ
Hành Sơn trở thành điểm du lịch quốc gia.
2.2.4.

Cơ sở hạ tầng
Du lịch thường được gọi là ngành công nghiệp sạch. Đó là một hoạt động sinh

lợi mà không bị hệ lụy do ô nhiễm môi trường từ chất thải công nghiệp. Thêm nữa, hoạt
động du lịch xem ra có vẻ dễ làm, đơn giản hơn công nghiệp; sinh lợi như công nghiệp
mà lại không cần phải có hầm mỏ, nhà máy, ống khói...
Du lịch được coi là ngành tăng trưởng nhanh. Một khi các yêu cầu cơ bản được
đáp ứng (lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, mua sắm...) thì số lượng khách du lịch có
thể tăng lên nhanh chóng, với một tỉ lệ cao. Việc phát triển du lịch sẽ giúp tạo ra một
môi trường thuận lợi cho việc phát triển các vùng có những vấn đề khó khăn nhất định
như: vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa...

Không chỉ đem lại những lợi ích đã nói ở trên mà còn làm cho các vùng này thu
hút được sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước. Để phát triển du lịch tại các
vùng đặc biệt này cần phải nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều từ phía địa
phương và Nhà nước. Đồng thời mục tiêu phát triển phải tránh mâu thuẫn, tranh chấp
với các mục tiêu quân sự, đảm bảo an ninh quốc gia.


Sự phát triển ở các vùng đặc biệt
Từ khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1 đến nay, ngành du lịch thành phố phát

triển vượt bật với sự tăng trưởng không ngừng về lượng du khách, doanh thu và thị
trường Hiện nay, ngành du lịch đã được Đà Nẵng chọn như một ngành trọng tâm trong
phát triển kinh tế của thành phố và đã có những đầu tư rất quan trọng. Đặc biệt, mới đây
Đà Nẵng lọt vào “Top 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á năm 2013” do độc giả Tạp
chí du lịch trực tuyến Smart Travel Asia bình chọn đã góp phần đưa thương hiệu du lịch
Đà Nẵng vươn tầm ra quốc tế. Việc đầu tư cho ngành du lịch đã giúp các vùng đặc biệt
tại Đà Nẵng có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Hiện nay, Đà Nẵng đã có rất nhiều
17


vùng đặc biệt thu hút sự quan tâm của một lượng lớn khách du lịch, có thể kể đến như:
Bán đảo Sơn Trà, Bà Nà Hills, đèo Hải Vân, danh thắng Ngũ Hành Sơn... Nằm cách
trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 10 km về phía Đông Bắc nhưng bán đảo Sơn Trà lại
sở hữu một cảnh sắc thiên nhiên độc đáo nhờ thảm động thực vật đa dạng cùng với hệ
sinh thái biển phong phú. Sở hữu cảnh quan thiên nhiên làm say lòng người và địa thế
tại một khu vực biệt lập với khu dân cư, bán đảo được chính quyền thành phố Đà Nẵng
cấp phép quy hoạch trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Các công trình hạ
tầng kỹ thuật như đường sá, hệ thống cấp điện, nước đã bắt đầu được đầu tư xây dựng
đồng bộ và sớm hoàn chỉnh để phục vụ cho tất cả các dự án đầu tư du lịch. Từ một vùng
đất say ngủ, giờ đây Sơn Trà đang chứng kiến sự chuyển mình rõ rệt. Hiện tại trên các

tuyến đường lớn đang được xây dựng men theo sườn núi, các dự án cũng đang cấp tập
triển khai, điển hình là khu Mercure Sơn Trà Resort đang khá tất bật cho giai đoạn làm
cọc móng, xây biệt thự mẫu từ cuối năm 2011. Ngoài ra, bán đảo Sơn Trà đang được
đầu tư khai thác các tour du lịch sinh thái. Sức bật của một vùng núi rừng hoang dã
được tiếp sức với sự kích cầu của thành phố Đà Nẵng và các nhà đầu tư trong và ngoài
nước tương lai sẽ biến Sơn Trà thành một đô thị du lịch tầm cỡ. Hàng năm, bán đảo Sơn
Trà không chỉ đón hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan các địa danh du lịch
như chùa Linh Ứng, Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đồng Đình, đỉnh Bàn Cờ Tiên, đồi
Vọng Cảnh mà còn nghỉ dưỡng tại những khu du lịch biển, khu nghỉ dưỡng trên bán
đảo.
Không chỉ trứ danh bởi những bãi biển đẹp, Đà Nẵng cũng mang nét hấp dẫn
riêng biệt bởi vị thế tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, lại có bán đảo Sơn Trà vươn
ra biển. Nhờ vậy, Đà Nẵng có con đèo Hải Vân được mệnh danh "thiên hạ đệ nhất hùng
quang" với cảnh quang nhìn ra biển vô cùng ngoạn mục và những khúc lượn hiểm trở.
Từ ngày hầm đường bộ Hải Vân dài nhất Việt Nam được đưa vào sử dụng, xe cộ lưu
thông Bắc Nam dễ dàng và an toàn hơn trước và đèo Hải Vân dần trở thành điểm đến
của những người say mê thưởng ngoạn thiên nhiên hay cho những "cua rơ" muốn thử
sức trên những con đèo dốc lượn. Hiện tại, Viện quy hoạch xây dựng thành phố Đà
Nẵng đang hoàn thiện phương án quy hoạch, mở rộng khu du lịch đỉnh đèo Hải Vân.
Theo phương án này, toàn bộ khu quy hoạch trên đỉnh đèo Hải Vân có diện tích khoảng
6.000m2, nằm trong phần đất thuộc quản lý của Đà Nẵng; trong đó, sẽ quy hoạch tổng
mặt bằng, bố trí và tổ chức lại giao thông, các khu vực dịch vụ phục vụ du lịch. Với di
tích Hải Vân Quan (phần diện tích thuộc Đà Nẵng), thành phố sẽ đầu tư nghiên cứu,
18


thiết kế lại vùng cảnh quan và sẽ tiến hành tôn tạo, sắp xếp lối đi, thiết kế sân vườn, sàn
vọng cảnh, trồng thêm cây xanh phù hợp với di tích. Với sự đầu tư và sắp xếp quy
hoạch một cách bài bản, dựa trên việc tôn trọng không gian thiên nhiên sẵn có, đèo Hải
Vân hứa hẹn sẽ thực sự trở thành một điểm đến hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua.

Đà Nẵng còn có thương hiệu du lịch Bà Nà Hills, được khám phá và xây dựng
từ thời Pháp thuộc. Khu du lịch Bà Nà Hills là một ví dụ về một chiến lược đầu tư của
thành phố Đà Nẵng. Khởi động cách đây hơn mười năm với nhiều nghiên cứu tiền dự
án, tiếp theo là quy hoạch, rồi đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm đường và điện, và sau đó là
kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư song song với ban hành các chính sách. Cho đến nay,
khu du lịch Bà Nà ngày càng hấp dẫn du khách với hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế
giới và khu vui chơi giải trí trong nhà lớn nhất Đông Nam Á - Fantasy Park. Lợi nhuận
vật chất từ “khu công nghiệp không khói” Bà Nà có thể chưa đáng bao nhiêu so với
tổng vốn đầu tư, nhưng hứa hẹn nhiều lợi ích phi vật chất và lợi ích khai thác lâu dài.
Đà Nẵng đưa vào sử dụng hàng loạt các dự án du lịch lớn mang đẳng cấp 5 sao
đã đưa tên tuổi của Đà Nẵng vào bản đồ du lịch thế giới và là điểm đến hấp dẫn,đầy
tiềm năng như: Fusion Maia Resort, Hyatt Regency, Vinpearl Luxury, Làng Pháp tại Bà
Nà, Intercontinental Danang Sun Peninsular Resort… đã vinh dự đón giới tài phiệt trên
thế giới đến nghỉ dưỡng.
Theo số liệu thống kê năm 2017 của Sở Du lịch Đà Nẵng, tổng số cơ sở lưu trú
du lịch tại đây là 689 với 28.821 buồng phòng. Số lượng buồng phòng này so với lượng
khách thực tế chỉ đáp ứng được 50%, tức vẫn còn thiếu hụt rất lớn, đặc biệt là khối các
khách sạn 4,5 sao.
Đà Nẵng đề ra mục tiêu, từ đây đến năm 2030 sẽ đón được 15 triệu lượt khách
lưu trú mỗi năm (gấp khoảng 2,5 lần). Để thực hiện được mục tiêu này, thực tế Đà Nẵng
cần phải có gần 58.000 buồng phòng, và đây chính là mảnh đất màu mỡ để các doanh
nghiệp địa ốc khai thác lợi nhuận.
Trên thực tế, thị trường đã chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt doanh nghiệp bất
động sản vào Đà Nẵng thời gian qua. Nổi bật trong đó phải kể đến Empire Group với
siêu tổ hợp giải trí Cocobay với quy mô 31 ha. Các dự án thành phần thuộc khu tổ hợp
này như Coco Ocean Resort, Coco Skyline Resort, Boutique Hotel, Garden Bay đều sở
hữu những con số giao dịch thành công khá ấn tượng. Trong đó, khối Boutique Hotel đã

19



chính thức được đưa vào khai thác vào cuối tháng 7/2018 để bắt đầu chia lợi nhuận kinh
doanh cho khách hàng.
Ngoài khu tổ hợp Cocobay, các dự án như Solie Ánh Dương (PPC An Thịnh),
Golden Hills (Trung Nam Group), F Home (Foodinco), The Sunrise Bay (Novaland)…
cũng đã rầm rộ ra hàng từ cuối năm 2016. Theo các chuyên gia, sắp đến, thị trường sẽ
tiếp tục đón nhận nhiều dự án mới mở bán với kỳ vọng sức tiêu thụ sẽ khả quan hơn
nhờ tiềm năng du lịch đang phát triển ở Đà Nẵng.


Cơ sở giao thông
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng

là: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Tuyến đường sắt Bắc Nam
chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng,
Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn
của Việt Nam.
Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận
lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên
thế giới. Với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn nằm ở vị trí khá thuận
lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề, Cảng Đà Nẵng đảm bảo
thực hiện tốt việc vận chuyển hàng hóa đến các nơi khác trên thế giới.
Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu
vực là 842 ha), với 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; có khả năng cho
hạ cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320. Hàng tuần, tại sân bay Đà
Nẵng đó khoảng 84 chuyến bay nội địa, 6 chuyến bay quốc tế đến Hồng Kông và Thái
Lan.


Các kênh quảng bá

Hiện tại, Đà nẵng đã tổ chức xúc tiến, quảng bá du lịch thành phố tại Đài Bắc

(Đài Loan), Nhật Bản... Tham gia các hội chợ, chương trình xúc tiến du lịch trong và
ngoài nước, mở thêm các đường bay mới; phối hợp với các hãng, các đoàn làm phim để
thực hiện phim quảng bá về du lịch Đà Nẵng; quảng bá video clip ẩm thực Đà thành
trên các kênh truyền thông và các trang mạng xã hội...; đưa vào sử dụng ứng dụng du
lịch Đà Nẵng trên thiết bị di động (App Danang FantastiCity) và ứng dụng Chatbot.
Ngoài ra, ngành du lịch còn triển khai quảng bá thông tin, hình ảnh du lịch Đà
Nẵng trên Cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội; tiếp tục xuất bản bản đồ du
20


lịch, ấn phẩm du lịch Đà Nẵng tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; tổ chức
cuộc thi ảnh “Tuyệt vời Đà Nẵng ơi!”; tiếp tục quảng bá, tuyên truyền bộ quy tắc ứng
xử du lịch trên địa bàn thành phố tại các cơ sở lưu trú, khu điểm tham quan du lịch…
2.2.5.

Xuất khẩu vô hình
Hoạt động du lịch có tác động làm biến đổi cán cân thương mại của 1 quốc gia.

Bằng việc khách du lịch quốc tế đến mang theo tiền từ các quốc gia khác, góp phần làm
tăng dự trữ ngoại tệ của 1 quốc gia. Du lịch được coi như một loại hàng hóa xuất khẩu
có thể có giá trị như khoáng sản hoặc nông sản, ở một số đất nước có lẽ nó có giá trị
hơn vì nó không làm cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Ngoại tệ là một
nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế, giúp chi trả cho việc nhập khẩu công nghệ,
của quốc gia.
Lợi ích trên có được với điều kiện lượng ngoại tệ thu được không bị rò rỉ khỏi
nền kinh tế. Đồng thời, các du khách quốc tế đến và chi tiêu nhiều hơn công dân quốc
gia đó đi du lịch nước ngoài. Nếu người Việt Nam đi nước ngoài trong các kỳ nghỉ
mang theo tiền bạc (dưới dạng ngoại tệ hoặc séc du lịch) và chi tiêu tiền bạc ở nước

ngoài thì lợi ích kinh tế của du lịch sẽ bị ảnh hưởng.
Thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng cho thấy, trong năm 2017, Thành phố đã đón
khoảng 6,6 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2016.
Khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng tăng mạnh, ước đạt 2,3 triệu lượt, tăng 36,8% so
với năm 2016, đạt 114,7% kế hoạch năm 2017.
Nguồn thu ngoại tệ từ du lịch là một nguồn thu lớn cho đất nước, đảm bảo dự trữ
ngoại tệ, tỉ giá hối đoái, tăng vị thế đất nước trong trường quốc tế. Nếu như nguồn thu
ngoại tệ từ khách du lịch trong nước nhỏ hơn lượng ngoại tệ bị rò rỉ ra do khách du lịch
trong nước đi du lịch nước ngoài thì sẽ làm thâm hụt cán cân thanh toán. Các quốc gia
đều mong muốn có thặng dư, vì vậy họ hạn chế đi du lịch nước ngoài bằng một số cách:
áp dụng thị thực hoặc giấy phép cho người đi du lịch nước ngoài. Hạn chế số tiền người
đi có thể mang khỏi đất nước, thủ tục visa phiền hà,.. Ngoài ra, tỷ giá trao đổi cũng có
thể ảnh hưởng tới số người đi du lịch ở nước ngoài. Khi tỷ giá trao đổi các ngoại tệ
mạnh biến động một cách đột nhiên sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng chú ý của mô hình du
lịch.

21


2.2.6.
2.2.6.1.

Hiệu ứng số nhân và sự rò rỉ
Hiệu ứng số nhân
Hiệu ứng này được thể hiện ở việc: như đã chỉ ra, chi tiêu từ du khách không chỉ

dành riêng cho các hoạt động du lịch mà còn góp phần làm tăng doanh thu các hoạt
động khác như: vận chuyển (hàng không, đường biển, đường bộ, đường thủy), dịch vụ
giải trí (casino, golf, bar, vũ trường), nông nghiệp, truyền thông, bưu chính viễn thông,
ngần hàng…Một du khách bình thường sẽ phải chi tiêu cho các sản phẩm dịch vụ thiết

yếu như phí vận chuyển (tàu, máy bay…) làm tăng doanh thu của các doanh nghiệp
kinh doanh vận tải. Các doanh nghiệp vận tải lại ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cung
cấp nguyên liệu, chi phí dịch vụ bảo dưỡng phương tiện…. Hay một sản phầm du lịch
khác: ẩm thực. Các nhà hàng, khách sạn sẽ tăng cầu về thực phẩm, từ đó sẽ tăng cầu cho
các ngành nông nghiệp, chế biến thực phẩm…
Điển hình, khách du lịch đến Đà Nẵng nhiều kéo theo sức mua sắm, ăn uống
tăng, điển hình là tại chợ Hàn, sức mua của khách du lịch và tổng thu nhập của các cửa
hàng bán lẻ hàng hóa tại chợ trong năm 2015 tăng 60% so với năm 2014, sức mua trong
mùa cao điểm du lịch (từ tháng 5-9) tăng 30%.
Hiệu ứng số nhân này còn được thể hiện ở sự tăng trưởng %GDP đóng góp của
Đà Nẵng hay việc tăng xuất khẩu vô hình.
Bên cạnh đó , với du lịch phát triển, người dân thành phố cũng được hưởng lợi
từ việc tham gia các sự kiện, sử dụng dịch vụ, sản phẩm du lịch… Hàng năm, các doanh
nghiệp và các hộ kinh doanh (ở chợ Hàn, chợ Cồn, kinh doanh bãi biển) được tham gia
các chương trình đào tạo miễn phí về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng giao tiếp với khách du
lịch, văn minh du lịch… Riêng trong năm 2016, đã có 28 lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch.
Với tính chất là ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng cao, xuất khẩu tại
chỗ, thu ngoại tệ trực tiếp…, du lịch phát triển đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô
thị, cải thiện môi trường, kéo theo sự phát triển các ngành kinh tế khác, kích thích đầu
tư.
2.2.6.2.

Sự rò rỉ
Sự rò rỉ xảy ra ở nhiều hình thức, một vài cái là không tránh khỏi và cần thiết để

thỏa mãn nhu cầu khách du lịch. Một trong số đó là chi phí quảng bá du lịch.
22


Theo số liệu từ Tạp chí Forbes (Mỹ), ngân sách cho xúc tiến du lịch quốc gia

của Việt Nam là hai triệu USD/năm. Đó là chi phí mà khó có thể tính được lợi nhuận
thu về.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng: Để triển khai các hoạt động xúc tiến thị
trường đúng trọng tâm, hiệu quả và chuyên nghiệp, Sở Du lịch đã phối hợp với doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố tham gia các hoạt động, chương trình xúc tiến, giới thiệu
du lịch Đà Nẵng đến các thị trường nội địa như: Chương trình giới thiệu du lịch Đà
Nẵng tại Hà Nội và TP.HCM, Ngày Hội Du lịch TP.HCM, Hội chợ VITM Hà Nội.
Việc Đà Nẵng được chọn là địa điểm tổ chức sự kiện APEC là cơ hội vàng để
Đà Nẵng quảng bá hình ảnh du lịch của một thành phố trẻ, năng động, hiếu khách nhằm
nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Đà Nẵng tăng cường triển khai các hoạt
động xúc tiến du lịch, tổ chức tuyên truyền, quảng bá du lịch Đà Nẵng thông qua sự
kiện Năm APEC 2017. Đồng thời, tăng cường công tác thanh kiểm tra về chất lượng
dịch vụ du lịch tại các đơn vị lữ hành, lưu trú, điểm du lịch, khu mua sắm, nhà hàng đạt
chuẩn...; triển khai Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch gắn với việc triển khai
xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa đô thị, từ đó tạo dựng một Đà Nẵng, điểm đến lý
tưởng và hấp dẫn. Một số công việc cụ thể như: chỉnh trang đường phố, cơ sở hạ tầng,
cơ sở lưu trú…, Bên cạnh đó, ngành du lịch thành phố cũng xây dựng các tour để phục
vụ đại biểu, báo chí tham gia sự kiện này. Mặt khác, liên hệ với một số kênh truyền hình
quốc tế như Discovery để đề nghị hỗ trợ quảng bá du lịch Đà Nẵng nhân sự kiện
APEC…
Trước thềm Tuần lễ cấp cao APEC 2017, UBND TP Đà Nẵng và Sở Thông tin
truyền thông giới thiệu video quảng bá Đà Nẵng với chủ đề "Chào mừng đến với Đà
Nẵng". Hay Trong năm 2017, tại Đà Nẵng sẽ diễn ra sự kiện Lễ hội Pháo hoa quốc tế
Đà Nẵng 2017 (DIFF 2017) với chủ đề “Tỏa sáng Ngũ Hành Sơn” từ ngày 30/4-24/6
với nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi động.
Đó là những chi phí rò rỉ rất lớn để nhằm thu hút khách du lịch đến với Đà
Nẵng, tạo ra hiệu ứng số nhân ngày càng lớn.
Ngoài ra còn một dạng khác của hiệu ứng rò rỉ, đó là sự hình thành đúng lúc của
các dự án cơ sở hạ tầng đáng chú ý như mở rộng sân bay và đường hầm Điện Biên Phủ


23


để đón APEC là những ví dụ điển hình cho việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ lâu dài
cho sự tăng tưởng của thành phố trong tương lai.
2.2.7.

Vùng kinh tế trọng điểm
Mô hình “đàn nhạn bay”: Akamatsu – nhà kinh tế người Nhật, đã hình dung rằng

khi ngành công nghiệp này của Nhật Bản đang ở pha gia tăng xuất khẩu thì các
nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore nhập khẩu sản phẩm công nghiệp
đó. Cùng với thời gian, xuất khẩu của ngành này ở Nhật đạt tới đỉnh cao và bắt đầu
giảm xuất khẩu cũng là lúc các nước kia đẩy mạnh tự sản xuất thay thế nhập khẩu. Khi
các nước kia đẩy mạnh xuất khẩu thì cũng là lúc ngành công nghiệp này ở Nhật không
còn lợi thế cạnh tranh và bắt đầu kết thúc xuất khẩu. Nhưng Nhật Bản lại có ngành công
nghiệp khác thay thế làm ngành xuất khẩu chủ đạo. Cứ như vậy từ ngành này sang
ngành khác.
Mặc dù khi áp dụng vào kinh tế du lịch có những chỗ còn chưa hợp lí nhưng có
thể dựa vào mô hình này coi Đà Nẵng là “nhạn đầu đàn” sau đó phát triển các tỉnh lân
cận. Điều này có thể khả thi bởi Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong ba năm 2008, 2009 và 2010, 2013, 2014 và 2015,
đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng và xếp thứ tư về môi trường đầu tư. Trong bảng
xếp hạng PCI của Việt Nam năm 2012, Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ 12 trên 63 tỉnh, thành.
Năm 2013, Đà Nẵng đã trở lại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng.
Dựa vào mô hình này để phát triển, có thể kể đến sự Kết hợp hợp tác du lịch
giữa Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam với chương trình giới thiệu “Ba địa
phương – một điểm đến. Quảng Nam đã được quan tâm đẩy mạnh qua việc liên kết xúc
tiến, giới thiệu: “Ba địa phương - Một điểm đến” bằng các hình thức tổ chức roadshow,
tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Từ đó hỗ trợ phát triển du lịch cả nước:

hoạt động xúc tiến thông qua các sự kiện quốc tế như Lễ hội pháo hoa Ðà Nẵng,
Festival Hoa Ðà Lạt, Lễ hội Chè Thái Nguyên… và các Năm Du lịch quốc gia được tổ
chức hằng năm đã mang lại nhiều dấu ấn. Nhờ đó, một số điểm du lịch của Việt Nam trở
nên nổi tiếng và tạo dựng được thương hiệu với du khách thế giới như: Hạ Long, Sa Pa,
Hà Nội, Ðà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc, Mũi Né…
Việc kết hợp du lịch nhiều tỉnh cùng với hình thức du lịch theo tour nhiều điểm
đến sẽ làm giảm sự ảnh hưởng của việc phân hóa giàu nghèo, chênh lệch phát triển giữa
các tỉnh, góp phần vào sự phát triển ngành du lịch nói riêng, nền kinh tế nói chung.
24


2.3.

Một số vấn đề tồn tại
Bên cạnh những tác động kinh tế tích cực từ hoạt động du lịch thì vẫn còn tồn tại

những mặt tiêu cực mà hiện nay chính quyền địa phương Đà Nẵng chưa giải quyết
được:
2.3.1.

Cần nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển ngành
Với tình trạng ngành du lịch phát triển nhanh đồng nghĩa với việc cần nhiều

nguồn vốn đổ vào để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hàng hóa dịch vụ để phục vụ khách du
lịch và thu hút được khách du lịch.
Điểm nhấn tạo nên sức hút của Đà Nẵng là sự thuận lợi trong giao thông đi lại.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng với 21 đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng, trong đó
08 đường bay thường kỳ và 13 đường bay thuê chuyến. Ngày 15/11/2015 Đà Nẵng đã
khởi công xây dựng thêm 1 nhà ga quốc tế để đảm bảo phục vụ trên 2,3 triệu khách
quốc tế đến Đà Nẵng vào năm 2020. Theo ước tính để xây dựng thêm 1 nhà ga quốc tế

mới đảm bảo phục vụ trên 2,3 triệu khách quốc tế đến Đà Nẵng vào năm 2022 và 4 triệu
khách vào năm 2030 cần khoảng 3.200 tỷ đồng.
Những năm gần đây, các dự án xây dựng các biệt thự biển và Condotel Đà Nẵng
đang được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Hàng loạt các biệt thự đã mọc lên để phục
vụ nhu cầu của khách hàng... Tuy nhiên, còn khá nhiều các ngôi biệt thự được khởi
công hoành tráng nhưng sau đó lại bị xây hàng rào bỏ hoang.
Có thể thấy, nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng là rất
lớn. Tuy nhiên vẫn còn một số dự án đầu tư không đạt được kết quả như mong đợi cho
phát triển kinh tế.
2.3.2.

Ảnh hưởng gián tiếp đến kinh tế thông qua các ngành khác
Các hoạt động dụ lịch cũng là 1 trong số nguyên nhân gây ra vấn đề suy giảm

các nguồn lợi kinh tế khác của địa phương, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự
ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng chính là một trong những tác động
ảnh hưởng gián tiếp đến kinh tế Đà Nẵng. Nguồn tài nguyên có hạn, tuy nhiên lại được
ngành du lịch tận dụng một cách triệt để khiến cho nguồn tài nguyên để phục vụ các
ngành khác eo hẹp dần. Dẫn đến đóng góp của các ngành khác cho kinh tế giảm dần.
2.3.3.

Rò rỉ ngoại tệ, mất cân bằng cán cân thương mại
Việc phát triển du lịch cũng gây sự rò rỉ ngoại tệ không nhỏ. Trong suốt quá

trình phát triển du lịch, việc nâng cấp hệ thống, cơ sở vật chất từ phương tiện đi lại, cơ
sở hạ tầng hay hàng hóa cũng đều rất cần thiết. Chính vì vậy, Đà Nẵng cũng cần một
lượng các công ngoại tệ không nhỏ để nhập khẩu những thiết bị này và sử dụng các dịch
25



×