Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận giữa kì môn Hành vi con người và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.86 KB, 15 trang )

CÂU HỎI KIỂM TRA
Điển cứu trường hợp của gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn trong chương trình
“Điều ước thứ 7” số 126. Thông qua nội dung và diễn tiến cuộc sống của gia đình
nghệ sĩ Quốc Tuấn, anh/chị hãy nhận diện và phân tích những quan điểm lý thuyết
đã được học.
BÀI LÀM
Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người. Nó được tạo lập xung quanh con
người và chi phối đời sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con
người. Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, con người
luôn tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực. Mối quan hệ giữa con người – môi
trường được xem là mối quan hệ biện chứng tự nhiên – xã hội trong sự phát triển
bền vững. Hành vi con người cũng bị chi phối, ảnh hưởng bởi tác nhân môi trường
tự nhiên và xã hội trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
Sau đây, tôi xin phân tích các quan điểm lý thuyết về hành vi con người qua
điển cứu trường hợp của gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn trong chương trình “Điều ước
thứ 7” số 126. Nội dung trình bày của tôi gồm 03 phần sau đây:
I. Tóm tắt trường hợp của gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn
II. Tóm tắt các quan điểm lý thuyết về hành vi con người
III. Nhận diện và phân tích các quan điểm lý thuyết về hành vi con người đã
được học áp dụng vào trường hợp của gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn trong chương
trình “Điều ước thứ 7” số 126
IV. Kết luận.

Trang 1


I. Tóm tắt trường hợp của gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn
Câu chuyện về chia sẻ về hành trình chữa bệnh của diễn viên Quốc
Tuấn (sinh năm 1961) cho con trai tên Bôm (15 tuổi, sinh năm 2002) - không may bị
mắc bệnh APERT (bệnh xương sớm cục bộ) ngay khi vừa chào đời – không chỉ


khiến hàng triệu khán giả truyền hình xúc động, chương trình Điều ước thứ 7 số 126
"Bản hoà tấu Cha và Con" đã vươn lên dẫn đầu Top Trending Youtube chỉ sau một
ngày đăng tải.
1. Bom vừa sinh ra đã mắc bệnh hiểm nghèo
Hơn 40 tuổi, nghệ sĩ Quốc Tuấn lập gia đình. Hạnh phúc đón con trai đầu
lòng chưa được bao lâu, vợ chồng anh đã bắt đầu những tháng ngày chạy đôn đáo
khắp nơi để chữa bệnh cho bé. Chị Phạm Thúy Minh, mẹ Bôm, chia sẻ khi mang
bầu, chị rất mong chờ đến ngày con chào đời. Thế nhưng, người mẹ đã chết lặng khi
thấy con. Nghệ sĩ Quốc Tuấn cũng thất vọng, mọi thứ như sụp đổ. Trán của Bôm
gập lại, mặt hóp vào, tay chân dính, mắt lồi ra.
Theo bác sĩ Tô Mạnh Tuân, Phó trưởng khoa ngoại, Bệnh viên Nhi Trung
ương, Bôm mắc hội chứng APERT (bệnh xương cứng sớm cục bộ) và đường thở
hẹp. Đây là căn bệnh hiếm gặp trên thế giới (tỷ lệ 1/88.000 người), với biểu hiện
khuôn mặt bị dẹt, hộp sọ không được giãn nở đúng theo lứa tuổi, tay chân dính vào
nhau.
Khoảnh khắc ẵm trên tay đứa con đầu lòng, anh Tuấn đã rơi nước mắt. Người
cha kể lúc đó không còn nghe thấy gì nữa, anh nhìn con với niềm tin mãnh liệt rằng
Bôm sẽ ổn. Ngày nào, anh cũng vào thăm con. Người cha cảm nhận được trong sâu
thẳm con trai vừa lọt lòng luôn thấy được tình yêu thương từ bố. Nghệ sĩ Quốc
Tuấn cho hay cứ khi nào vỗ về âu yếm, Bôm lại nắm chặt lấy ngón tay anh. Từ giây
phút đó, người cha tâm niệm sẽ hy sinh tất cả để con trai có được cuộc sống bình
thường.
2. Mười lăm năm cùng con chống chọi bệnh hiểm nghèo

Trang 2


Năm 3 tuổi, xương hộp sọ của bé Bôm bắt đầu cứng lại, không phát triển,
trong khi não vẫn bình thường. Bôm được đưa sang Australia để phẫu thuật nới hộp
sọ. Ông bố này chờ từ 6h đến 16h thì được bác sĩ gọi ra. Trong đầu anh, mọi viễn

cảnh xấu nhất đều xuất hiện. Bác sĩ thông báo đang mổ thì Bôm sốc thuốc, phải cưa
hộp sọ. Nghe tin, Quốc Tuấn như chết lặng, tay chân bủn rủn, miệng run rẩy hỏi con
còn sống không. May thay, bác sĩ gật đầu. Nghệ sĩ kể lại khoảnh khắc đó đau đớn
đến ám ảnh anh mỗi khi nhớ lại. Quốc Tuấn bảo ngày nhỏ nghịch ngợm, anh hay bị
đánh đòn nhưng lì lắm, đau mức nào cũng chẳng bao giờ khóc. Vậy mà từ ngày
Bôm ra đời, anh hay rơi nước mắt và dễ xúc động.
Bằng tình yêu con vô bờ bến của một người cha, diễn viên, đạo diễn Quốc
Tuấn luôn tin rằng Bôm là người bình thường và bệnh của con có thể chữa trị được.
Anh cùng con trải qua hơn 10 ca đại phẫu khác nhau. Đến bây giờ, gia đình đã được
đón nhận quả ngọt. Mới đây, Bôm vừa trải qua ca đại phẫu khác do các bác sĩ Mỹ
thực hiện tại Việt Nam, nhằm khắc phục việc hàm trên thụt vào, gây ảnh hưởng lớn
đến chức năng nói và ăn uống. Đây cũng là ca phẫu thuật từng thất bại tại Hàn Quốc
cách đây 4 năm. Tuy nhiên lần này, Quốc Tuấn đã cười rạng rỡ. Anh hạnh phúc khi
nhận thông báo rằng những phần quan trọng đều xong. Giờ chỉ còn phẫu thuật thẩm
mỹ để Bôm có thêm tự tin là hành trình 15 năm đằng đẵng sẽ kết thúc.
3. Tình yêu âm nhạc và quả ngọt cho nghị lực sống
Bôm có một tình yêu mãnh liệt với piano. Ngay từ khi mới chỉ 1-2 tuổi, bé đã
bị cuốn hút và có niềm say mê đặc biệt với những phím đàn. Bố Bôm kể rằng thời
đó, cậu bé "phá" khoảng mấy chục cái đàn organ đồ chơi. Chỉ cần nghe bản nhạc
nào thấy thích, Bôm sẽ "gõ mổ cò" lại giống ngay lập tức. Đến năm 3 tuổi, cậu có
thể chơi piano điện, sau đó chuyển sang piano cơ. Âm nhạc vừa là niềm đam mê,
vừa giúp Bôm quên đi những đau đớn bệnh tật.
Nhưng chỉ đến năm 2015, sau ca phẫu thuật bàn tay ở Australia về, Bôm mới
được cha cho học đàn nghiêm túc. Không phụ lòng bố, từ một người không đọc
được nốt nhạc, Bôm đã thi đỗ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chỉ trong vòng
một năm rưỡi. 15 năm, Quốc Tuấn miệt mài đưa con trai đi nhiều nơi chữa trị,
Trang 3


nhưng cũng 15 năm đó, anh Tuấn truyền cho Bôm một tình yêu âm nhạc, một sự tự

tin và hồn nhiên. Sau khi thi đỗ top 5 đầu vào khoa Piano Jazz Nhạc viện Hà Nội,
Bom đã và đang từng ngày sống với niềm đam mê âm nhạc của mình.
Câu chuyện nhỏ với hành trình dài đầy cảm động của bố con nghệ sĩ Quốc
Tuấn đã truyền cảm hứng và gây sóng trong dư luận trong một thời gian dài.“Con
mình như thế, mình phải chấp nhận số phận và chiến đấu chứ không thể mặc cảm.
Bố mẹ mà còn mặc cảm thì người ngoài còn nói gì! Hãy cứ tự tin mà nói: Con tôi
như thế đấy, nhưng tôi sẽ chữa cho nó khỏi!”.
II. Tóm tắt các quan điểm lý thuyết về hành vi con người
1. Quan điểm hệ thống
Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với
nhau để hoạt đông thống nhất. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống,đồng
thời là một bộ phận của hệ thống lớn hơn. Trong công tác xã hội cá nhân, hai hình
thức cơ bản của lý thuyết hệ thống được phân biệt rõ ràng là: Lý thuyết hệ thống
tổng quát và lý thuyết hệ thống sinh thái.
a. Lý thuyết hệ thống.
Trọng tâm là hướng đến những cái “tổng thể” và nó mang tính “hoà nhập”
trong công tác xã hội. Pincus và Minahan áp dụng lý thuyết hệ thống vào thực hành
công tác xã hội. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào
hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thoả mãn được cuộc sống
riêng, do đó công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống. Ba hình thức hệ
thống tổng quát đó là: Hệ thống chính thức, hệ thống phi chính thức và hệ thống xã
hội.
* Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người thân, cộng sự đồng nghiệp…
* Hệ thống chính thức: Các nhóm cộng đồng, các tổ chức công đoàn…
* Hệ thống xã hội: Bệnh viện, cơ quan, tổ chức đoàn thể nhà nước, nhà trường…
Tuy nhiên sự phân biệt trên chỉ mang tính tương đối vì với các nhân này hệ thống
trợ giúp có thể là hệ thống chính thức nhưng với cá nhân khác lại là hệt hống xã hội.
Vì thế cách phân chia trên chỉ mang tính tương đối. Hoặc có thể đối với cá nhân này

Trang 4



hệ thống A là hệ thống chính thức, nhưng đối với cá nhân khác lại là hệ thống Xã
hội.
b. Hệ thống sinh thái: ( Mô hình cuộc đời)
Mô hình đời sống về thực hành công tác xã hội của Germain và
Gitterman(1980) là một mô hình chính trong hệ thống sinh thái. Mô hình cuộc đời
nhìn nhận các nhân như việc họ thích ứng thường xuyên trong một sự trao đổi lẫn
nhau với nhiều khía cạnh khác nhau về môi trường sống của họ.Tất cả chúng đều
biến đổi thông qua môi trường. Ở đâu chúng ta có thể trao đổi và phát triển thông
qua cách này qua môi trường thì sự thích ứng qua lại qua môi trường cũng tồn tại.
Những vấn đề xã hội ( nghèo đói, bệnh tật, bất bình đẳng ) đều làm ô nhiễm
môi trường, làm giảm khả năng thích ứng tương hỗ. Do vậy sự tương tác giữa các cá
nhân, giữa cá nhân với môi trường sẽ giảm đi. Các hệ thống của cuộc sống cũng
phải duy trì một sự phù hợp tốt với môi trường. Chúng ta đều cần một đầu vào phù
hợp nhằm duy trì chúng ta và đảm bảo sự phát triển.Vấn đề của công tác xã hội xảy
ra khi các hệ thống cá nhân sống tron đó không thích ứng được với môi trường sống
của họ.
Thực chất trong cuộc sống mọi vấn đề chúng ta gặp phải đều có thể tạo ra
những áp lực, nhưng quan trọng là sự ảnh hưởng và tính chất của nó ra sao. Không
phải những tình huống nào cũng hướng đến những áp lực thực tế. Những áp lực chỉ
xuất hiện trong những tình huống cá nhân không thích ứng được trong sự trao đổi
với môi trường. Cốt lõi của thuyết này nhấn mạnh đến tầm quan trọng về khả năng
thích ứng, kiểm soát , nhận thức môi trường bên ngoài của mỗi cá nhân. Quan điểm
hệ thống xem hành vi con người như một hệ quả của việc tác động qua lại giữa
người với người được thực hiện trong các hệ thống xã hội liên kết.
2. Quan điểm xung đột
Lý thuyết xung đột là quan điểm xã hội học và tâm lý học xã hội, nhấn
mạnh sự bất bình đẳng xã hội, chính trị, hay tài liệu của một nhóm xã hội, mà phê
phán hệ thống chính trị-xã hội rộng lớn, hoặc nếu không làm giảm đi thuyết chức

năng cấu trúc và bảo thủ ý thức hệ. Lý thuyết xung đột hút sự chú ý đến sự khác biệt

Trang 5


về quyền lực, chẳng hạn như mâu thuẫn giai cấp, và nói chung là tương phản tư
tưởng lịch sử chi phối. Do đó, một phân tích mức độ vĩ mô của xã hội.
Karl Marx là cha đẻ của lý thuyết xung đột xã hội, mà là một thành phần của
4 mô hình xã hội học. Một số lý thuyết mâu thuẫn đặt ra để làm nổi bật những khía
cạnh tư tưởng cố hữu trong tư tưởng truyền thống. Trong khi đa số các quan điểm
giữ tương đồng, lý thuyết xung đột không đề cập đến một trường thống nhất về tư
tưởng, và không nên nhầm lẫn với, ví dụ, hòa bình và xung đột nghiên cứu, hoặc bất
kỳ lý thuyết cụ thể khác của xung đột xã hội.
Quan điểm xung đột đề cập đến các mâu thuẫn, sự mất cân bằng, các ưu
thế và sự áp bức trong đời sống xã hội. Từ đây, con người sẽ xuất hiện các khó
khăn tâm lý và chúng sẽ được giải quyết bằng quan điểm lựa chọn hợp lý.
3.

Quan điểm lựa chọn hợp lý
Lý thuyết lựa chọn hợp lý còn được gọi là lý thuyết lựa chọn hay lý thuyết

hành động hợp lý, là một khuôn khổ cho sự hiểu biết và thường chính thức mô hình
hóa hành vi kinh tế và xã hội. Những tiền đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn hợp lý là
kết quả hành vi xã hội tổng hợp từ các hành vi của các diễn viên cá nhân , mỗi người
được quyết định cá nhân của họ. Do đó, lý thuyết tập trung vào yếu tố quyết định sự
lựa chọn cá nhân (cá nhân luận).
Lý thuyết lựa chọn hợp lý sau đó giả định rằng một cá nhân có sở thích trong
số các lựa chọn thay thế lựa chọn có sẵn cho phép họ để nêu một phương án mà họ
thích. Những sở thích được giả định là đủ (người luôn có thể nói đó của hai lựa chọn
thay thế họ xem xét thích hợp hơn hoặc không được ưa thích đến khác) và bắc cầu

(nếu tùy chọn A được ưa thích hơn tùy chọn B và tùy chọn B được ưa thích hơn tùy
chọn C, sau đó A được ưa thích hơn C). Các đại lý hợp lý được giả định để lấy tài
khoản của các thông tin có sẵn, xác suất của các sự kiện, và các chi phí và lợi ích
trong việc xác định sở thích, và hành động phù hợp trong việc lựa chọn các lựa chọn
tốt nhất tự xác định các hành động.
Tính hợp lý được sử dụng rộng rãi như là một giả định về hành vi của cá nhân
trong các mô hình kinh tế vi mô và các phân tích và xuất hiện ở hầu hết các phương
pháp điều trị kinh tế sách giáo khoa của con người quyết định. Nó cũng là trung tâm
của một số khoa học chính trị hiện đại, xã hội học, và triết học. Một phiên bản đặc
Trang 6


biệt của lý tính là hợp lý công cụ, trong đó có việc tìm kiếm các chi phí-hiệu quả
nhất phương tiện để đạt được một mục tiêu cụ thể mà không cần suy nghĩ về sự
xứng đáng của mục tiêu đó.
Lý thuyết lựa chọn hợp lý đã trở nên ngày càng được sử dụng trong khoa học
xã hội khác hơn kinh tế, chẳng hạn như xã hội học, lý thuyết tiến hóa và khoa học
chính trị trong những thập kỷ gần đây. Nó đã có ảnh hưởng sâu rộng tác động vào
việc nghiên cứu khoa học chính trị, đặc biệt là trong các lĩnh vực như các nghiên
cứu của các nhóm lợi ích, các cuộc bầu cử, hành vi trong cơ quan lập pháp, các liên
minh, và quan liêu. Trong các lĩnh vực này, việc sử dụng các mô hình lựa chọn hợp
lý để giải thích các hiện tượng xã hội rộng rãi là đề tài tranh cãi đang hoạt động.
Hành động, giả định, và sở thích cá nhân. Quan điểm lựa chọn hợp lý xem hành vi
con người dựa trên lợi ích cá nhân và những lựa chọn hợp lý về cách để đạt mục
tiêu.
4. Quan điểm xây dựng xã hội.
Để hiểu rõ hành vi của con người, quan điểm xây dựng xã hội chú trọng vào
con người học tập như thế nào trong sự tương tác với người khác để phân loại thế
giới và vị trí của nó. Ý thức con người và ý thức cái tôi được định hình bởi sự tương
tác xã hội. Hiện thực xã hội được tạo ra khi con người trong tương tác xã hội phát

triển hiểu biết chung về thế giới của họ. Con người có thể điều chỉnh ý nghĩ trong
mối quan hệ xã hội. Xã hội bao gồm tiến trình xã hội chứ không phải cơ cấu xã hội.
Quan điểm xây dựng xã hội tập trung vào cách học cũa mỗi con người, thông qua
sự tương tác lẫn nhau, để hiểu rõ về thế giới và những gì xung quanh.
5. Quan điểm tâm lý năng động
Bản chất của con người bao gồm 3 hệ thống: id (bản năng), ego (bản ngã) và
siêu ngã. Bản năng: đại diện cho những động cơ bẩm sinh. Bản ngã (cái Tôi): là cái
biểu hiện ra bên ngoài mọi người đều thấy. Siêu ngã (cái Thiện): đối nghịch với bản
năng, siêu ngã là phần cao cấp. Trong ba thành phần cấu tạo nên bản chất con người,
bản ngã là thành phần quan trọng nhất. Nó không ngừng đối phó với những lực nội
tại cũng như ngoại lai và trưởng thành lên theo thời gian. Quan điểm tâm lý học
năng động đề cập đến các quá trình nội tâm như nhu cầu, nghị lực và cảm xúc
thúc đẩy hành vi con người như thế nào.
Trang 7


Có hai hướng can thiệp ứng dụng thuyết năng động tâm lý:
Hướng 1: duy trì bản ngã nếu khám phá ra rằng chức năng bản ngã của thân chủ
không bị tổn hại. Phương pháp này giúp thân chủ hiểu rõ hơn về những động cơ và
hành vi của mình và vận dụng những điểm mạnh của bản thân để giải quyết vấn đề.
Với phương cách này, thân chủ được khuyến khích phát triển và duy trì những tương
quan tích cực, khám phá, diễn tả và giải tỏa những cảm xúc để có cái nhìn khách
quan về những khó khăn hiện tại phản ánh tình hình và con người, tìm ra những giải
pháp cho vấn đề hiện thời. Nhân viên xã hội có thể chỉ cho thân chủ các nguồn tài
nguyên sẵn có hay tác động trực tiếp lên thân chủ, đặc biệt khi thân chủ đang gặp
khủng hỏang và không thể phán đóan tốt được.
Hướng 2: thay đổi bản ngã: kỹ thuật này được sử dụng khi nhân viên xã hội khám
phá ra rằng trong quá khứ, thân chủ có lúc đã trải qua những giai đoạn thích nghi
không tốt trong quá trình phát triển. nhân viên xã hội tạo điều kiện để thân chủ tự ý
thức bằng cách khám phá ra các kiểu hành vi bất thường của thân chủ, cho giải thích

mới về các kiểu tương quan đối phó với những cơ chế tự vệ lệch lạc sửa chữa những
lỗ hổng trong quá trình phát triển và hướng dẫn thân chủ đi vào những tương quan
đúng đắn
6. Quan điểm phát triển
Quan điểm phát triển tập trung vào cách bộc lộ của con người trong đời
sống. Phát triển xã hội được coi là nâng cao liên tục năng lực lao động của con
người cho phúc lợi của bản thân họ cũng như của những người khác; đồng thời bao
gồm “thay đổi cấu trúc” (structural change), “lồng ghép kinh tế xã hội”
(socioeconomic integgration), “phát triển thiết chế” (íntitutional development) và
“đổi mới lại” (renewal).
Do mục tiêu tối hậu của phát triển xã hội là tăng cường các cơ hội cho mọi
người để có được cuộc sống tốt đẹp hơn nên mục tiêu tối hậu lại là phân phối lại thu
nhập và của cải xã hội một cách công bằng hơn để đồng thời động viên cả công bằng
xã hội và hiệu xuất sản xuất. Sự thay đổi cấu trúc về chất trong xã hội phải được tiến

Trang 8


hành song song với sự phát triển kinh tế. Và, sự phân tầng cách biệt giầu nghèo quá
lơn trong xã hội hiện nay phải được giảm đi dần dần.
Đây là ý tưởng chiến lược của Liên Hiệp Quốc vào cuối thập kỷ 1970 đầu
thập kỷ 1980. Chiến lược cơ bản để đạt được mục tiêu này là giúp cho mọi người có
khả năng phát triển dầy đủ và dùng năng lực vào nhữn lãnh vực tốt nhất (chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội). Sự phát triển mang tính bền vững, không làm cạn kiệt
nguồn nhiên liệu cho các thế hệ mai sau; mỗi hoạt động phát triển hôm nay không
làm mất đi bất cứ cơ hội nào của các thê hệ mai sau. Với những ý tưởng trên, phát
triển xã hội ở tầm quốc gia cần khai thác những đặc điểm xã hội và văn hóa cho phát
triển chứ không chỉ chăm chăm phát triển kinh tế đơn thuần. Nói đến văn hóa ở đây
bao gồm cả các vấn đề giới và dân tộc. Phát triển xã hội ở một địa phương cần quan
tâm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của nhân dân địa phương.

7. Quan điểm hành vi
Quan điểm hành vi cho biết hành vi con người được học như những cá
thể tương tác trong môi trường. Hành vi là tất cả những sinh hoạt và phản ứng của
con người mà quan sát được hay đo lường được. Ví dụ các cử động, tư thế cơ thể,
giọng nói cũng như tất cả những gì thay đổi bên ngoài mà ta nhận ra được. Chỉ
những gì quan sát được mới đáng kể, phần trừu tượng trong hoạt động của tâm lý
không đáng quan tâm.
Con người có khuynh hướng tự nhiên tìm kiếm lạc thú và tránh khổ đau.
Hành vi của con người thường hướng đến mục tiêu này. Mọi người học cách cư xử
từ những phản ứng trực tiếp của môi trường, từ việc quan sát người khác hành xử ra
sao. Hành vi có thể thay đổi được. Từ việc phân tích hành vi này, nhân viên xã hội
xác định được các yếu tố kích thích làm củng cố và duy trì hành vi.
Dựa trên đó, nhân viên xã hội lập kế hoạch cùng với thân chủ xây dựng mục
tiêu điều chỉnh hành vi bằng cách xem xét các điều kiện và sự kiện xảy ra trước khi
hành vi bắt đầu xuất hiện để từ đó đề ra những mục tiêu cụ thể để đem lại những
hành vi mới như mong ước. Thân chủ và những người tác động quan trọng đến thân

Trang 9


chủ như bạn đời, bạn thân, giáo viên thống nhất vai trò của mình trong việc giúp
thân chủ thay đổi hành vi.
8. Quan điểm nhân văn
Quan điểm nhân văn nhấn mạnh giá trị vớn có của một cá thể, tự do
hành động và tìm tòi ý nghĩa. Lý thuyết nhân văn cho rằng con người có khả năng
nhận biết phải trái, tự do hành động và lựa chọn, không bị ảnh hưởng bỏi tôn giáo,
thần linh hay một sức mạnh nào khác tương đương. Nói như thế, con người khi làm
điều trái không thể đổ tội cho cho cái gì khác.
Lý thuyết này là một bộ phận của hoạt động phúc lợi, khác với hoạt động nhân đạo
hay tôn giáo, cũng không chỉ là sự ứng sử tôn trọng con người, tôn trọng giá trị con

người, mà là coi con người có trí tuệ, có ý thức về cái gì đúng, cái gì sai, có sự độc
lập, có quyền dân chủ để lựa chọn cái gì nên làm, cái gì không nên làm, con người
biết đánh giá và có thể cộng tác với nhau, có thể kiểm soát được số phận của mình.
Lý thuyết nhân văn xuất hiện và có ảnh hưởng vào thế kỷ 19 (những năm 1800) khi
ảnh hưởng của tôn giáo ở Châu Âu bị suy giảm.
III. Nhận diện và phân tích các quan điểm lý thuyết về hành vi con người
đã được học áp dụng vào trường hợp của gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn trong
chương trình “Điều ước thứ 7” số 126
1. Quan điểm hệ thống
- Hệ thống gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn gồm 03 thành viên: nghệ sĩ Quốc Tuấn, vợ
của nghệ sĩ và bé Bom- đứa con trai duy nhất của vợ chồng nghệ sĩ.
- Vai trò của các thành viên trong hệ thống gia đình:
+ Nghệ sĩ Quốc Tuấn: Trong công việc, NS Quốc Tuấn đóng vai trò là một diễn viên
được nhiều khán giả yêu thích. Trong gia đình, NS Quốc Tuấn đóng vai trò là một
người chồng, người cha, là trụ cột của gia đình- chỗ dựa về mặt tinh thần và là người
đảm bảo tài chính cho gia đình. Vì vậy, trước căn bệnh hiểm nghèo của con trai
mình, NS Quốc Tuấn trở thành chỗ dựa duy nhất của hai mẹ con bé Bom.
+ Vợ của nghệ sĩ Quốc Tuấn: Trong câu chuyện, vợ của NS Quốc Tuấn được nhắc
đến vai trò của một người vợ, người mẹ luôn chăm sóc và động viên chồng con cùng
Trang 10


vượt qua khó khăn. Trong những lúc khó khăn nhất về tài chính và tâm lý, vợ của
NS Quốc Tuấn đã không bỏ rơi chồng con mình, thay vào đó là đồng hành hỗ trợ
chồng trong việc chăm lo kinh tế chữa bệnh cho con.
+ Bé Bom: Là con trai duy nhất của vợ chồng nghệ sĩ Quốc Tuấn, Bom là kết quả
của tình yêu là niềm hy vọng của gia đình. Thế nên, khi sinh ra với căn bệnh hiểm
nghèo, NS Quốc Tuấn vẫn có một tình yêu lớn và niềm tin mãnh liệt rằng sẽ chữa
hết bệnh cho con trai. Nghị lực sống mạnh mẽ của Bom và sợi dây liên kết tình thân
đã giúp cho NS Quốc Tuấn có thêm nghị lực chữa bệnh cho con ròng rã trong suốt

15 năm.
-

Sơ đồ phả hệ gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn:

-

Các hệ thống khác xoay quanh hệ thống gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn bao

gồm: bạn bè, cộng đồng, trường học, bệnh viện... cũng có những ảnh hưởng sâu sắc
đến gia đình anh.
2. Quan điểm xung đột
Trong điển cứu của gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn, các thành viên trogn giá
đình dành cho nhau một tình yêu và sự hy sinh rất lớn. Có thể nói, sự xung đột về
quyền lực, thể xác là không xảy ra. Sự xung đột chủ yếu trong vấn đề tâm lý, cảm
xúc, nội tâm của các thành viên trong quá trình chữa bệnh cho bé Bom kéo dài suốt
15 năm liền: Cụ thể:
- Nghệ sĩ Quốc Tuấn:
+ Suy nghĩ quyết tâm chữa bệnh cho con xung đột với suy nghĩ chấp nhận tình trạng
của con và mặc kệ số phận của con.
+ Công việc xung đột với gia đình
+ Gia đình xung đột với các mối quan hệ xã hội.
-

Vợ của NS Quốc Tuấn:
Trang 11


+ Suy nghĩ quyết tâm chữa bệnh cho con xung đột với suy nghĩ chấp nhận tình trạng
của con và mặc kệ số phận của con.

+ Sức khỏe, nhan sắc xung đột với gia đình.
+ Gia đình xung đột với các mối quan hệ xã hội.
-

Bé Bom

+ Sức khỏe xung đột với đam mê âm nhạc.
+ Ngoại hình và nhận thức
+ Nghị lực xung đột với sự tự ti, mặc cảm.
-

Gia đình của nghệ sĩ Quốc Tuấn:

+ Tuổi tác, sức khỏe, thời gian chăm sóc, vấn đề tài chính của cha mẹ xung đột với
sức khỏe của con.
+ Công việc của cha mẹ xung đột với thời gian và điều kiện chăm sóc, chữa bệnh
cho con.
3. Quan điểm lựa chọn hợp lý
-

Mô phỏng bản đồ sinh thái gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn

Từ bản đồ sinh thái, có thể thấy gia đình anh có thể có nhiều lựa chọn và cho
ra các kết quả khác nhau. Tuy nhiên quan điểm lựa chọn của cá nhân gia đình anh
theo nhận xét của cá nhân tôi là hoàn toàn hợp lý và đã đem một kết quả tuyệt vời:
cả hai vợ chồng cùng đồng lòng, không bỏ mặc con mình, chủ động sắp xếp công

Trang 12



việc, thời gian, quyết tâm đồng hành cùng cong chữa bệnh suốt 15 năm. Bé Bom
giàu nghị lực sống, tự tin với bản thân và ngoạn mục vượt qua được căn bệnh hiểm
nghèo. Gia đình may mắn sớm phát hiện được đam mê và năng lực đặc biệt của bé
Bom đối với âm nhạc. Quyết định cho con theo đuổi đam mê dẫn đến thành công
ngoài mong đợi.
4.

Quan điểm xây dựng xã hội

Quan điểm xây dựng xã hội trong điển cứu gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn được chia
thành 2 giai đoạn chủ yếu là trước và sau khi sinh bé Bom:
-

Trước khi sinh bé Bom:
+ NS Quốc Tuấn đóng vai trò là chồng, trụ cột trong gia đình,
+ Vợ anh là người đóng vai trò được chồng chăm sóc trong giai đoạn sau khi kết hôn
và mang bầu trước khi sinh con.

-

Sau khi sinh bé Bom:
+ NS Quốc Tuấn: vai trò là chồng, là cha, trụ cột kinh tế, tinh thần cho gia đình.
+ Vợ NS Quốc Tuấn: vai trò là mẹ, là vợ trong gia đình chăm sóc con cái.
+ Bé Bom: vai trò là con, sức khỏe kém, phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ.
5.

Quan điểm tâm lý năng động
Khi bé Bom được sinh ra với cơ thể không bình thường. Bản năng của người

làm cha mẹ cảm thấy rất đau lòng. Tuy nhiên, bác sỹ đánh giá là một ca rất khó chữa

trị, chữa trị tỉ lệ thành công rất thấp. Bản năng của nghệ sĩ Quốc Tuấn được thể hiện
trong trường hợp này sẽ là chấp nhận thực tế với tình trạng đứa con mang dị tật suốt
đời. Ngược lại cái siêu tôi lại mong muốn đứa con có thể được chữa trị và bình
thường như bao đứa trẻ khác. Sự đấu tranh nội tâm, cuối cùng cái tôi bản ngã quyết
định hành vi là: cả hai vợ chồng cùng cố gắng để chăm sóc, chữa trị cho bé Bom.
Còn đối với bé Bom, bản năng là tự chấp nhận với tình trạng của mình để
tránh sự đau đớn khi phẫu thuật. Cái siêu tôi là mơ ước cơ thể của mình được lành
lặn như bạn bè. Cái tôi bản ngã được thể hiện là sự phối hợp tuyệt vời với cha mẹ
trong việc chữa trị, chấp nhận đau đớn, sống lạc quan và có niềm tin vào ngày mai.
Niềm tin được thổi hồn vào tình yêu âm nhạc từ khi bé Bom còn rất bé.
6.

Quan điểm phát triển

Trang 13


-

Đối với nghệ sĩ Quốc Tuấn, sự phát triển được thể hiện qua từng giai đoạn và

diễn biến sức khỏe của bé Bom: từ việc đau lòng đến chấp nhận thực tế, vượt qua
nỗi đau buồn thành nghị lực quyết tâm chữa trị cho con trai. Từ một nghệ sĩ chỉ quen
với sân khấu, anh phải tự kết nối với giới y khoa, tìm hiểu thêm nhiều kênh thông tin
để tìm cách chữa trị cho con trai mình. để kiếm được tiền chữa trị cho con mình, cân
đối thời gian chăm sóc con, cả vợ chồng anh phải làm nhiều việc, sắp xếp khoa học
giữa công việc và chăm sóc con.
-

Đối với bé Bom, sự phát triển được thể hiện đầu tiên từ hành vi nắm chặt tay


bố khi vừa được sinh ra. Đây được xem là một hành động mang tính kết nối giữa hai
bố con và nghị lực sống kiên cường của bé. Khi lớn lên, hiểu được tình cảm và
quyết tâm của bố mẹ, bé Bom đã thay đổi tích cực hơn trong suy nghĩ. Ý thức được
giá trị của cuộc sống đã giúp em vượt qua được nhiều cuộc phẫu thuật giành lại sự
sống và cuộc sống bình thường. Sự phát triển trong đam mê với tình yêu âm nhạc
giúp bé Bom tăng thêm nghị lực và niềm tin trong cuộc sống.
7.

Quan điểm hành vi xã hội
- Hành vi của diễn viên Quốc Tuấn biến đổi trong suốt 15 năm đồng hành cùng

con chữa bệnh xuất phát từ tình yêu của bố dành cho con với quyết tâm chữa trị
bệnh: khóc khi nhìn thấy con, chăm sóc con, thay đổi công việc, sắp xếp thời gian,
làm nhiều việc hơn, kết nối với các chuyên gia và bác sĩ.
- Hành vi của bé Bom: nắm chặt tay bố, theo bố mẹ phẫu thuật, lạc quan với
cuộc sống, học đàn, chơi đàn...
8.

Quan điểm nhân văn
Trong câu chuyện của gia đình nghệ sĩ Quốc Tuấn khi chia sẻ với cộng đồng

mang một giá trị nhân văn sâu sắc. Câu chuyện truyền cảm hứng và nghị lực sống
cho rất nhiều người không may mắn cho xã hội. 15 năm hành trình "địa ngục" chạy
vạy chữa bệnh cho con, gia đình diễn viên Quốc Tuấn không chỉ hy sinh vật chất mà
anh còn là nguồn tinh thần lớn cho con.
Anh không chỉ lo cho con được một sức khỏe ổn định mà còn giúp bé Bôm
luôn tự tin hạnh phúc trong cuộc sống. Ngay cả vấn đề tế nhị như thẩm mỹ gương
mặt của bé, Quốc Tuấn cũng đã chuẩn bị chu đáo. Vì lo gương mặt, giọng nói của
con bị méo mó sẽ ảnh hưởng quá trình phát triển tâm lý nên đến năm 17-18 tuổi, anh

Trang 14


quyết định cho con phẫu thuật thẩm mỹ. Câu chuyện về hành trình 15 năm chữa
bệnh cho con với thành quả ngọt ngào khi Bôm gần như hoàn tất quá trình phẫu
thuật để 'trở thành người bình thường' và đỗ top 5 đầu vào khoa Piano Jazz tại Học
viện âm nhạc quốc gia Việt Nam.
IV. KẾT LUẬN

Trong công tác xã hội, để hỗ trợ tốt giải quyết các vấn đề của mình,
nhân viên xã hội cần lập kế hoạch cùng với thân chủ xây dựng mục tiêu điều
chỉnh hành vi bằng cách xem xét các điều kiện và sự kiện xảy ra trước khi
hành vi bắt đầu xuất hiện để từ đó đề ra những mục tiêu cụ thể để đem lại
những hành vi mới như mong ước. Thân chủ và những người tác động quan
trọng đến thân chủ như gia đình, vợ hoặc chồng, con cái, anh chị em, bạn thân,
giáo viên... thống nhất vai trò của mình trong việc giúp thân chủ thay đổi hành
vi bởi hành vi con người và môi trường luôn có sự tác động bổ trợ qua lại.
Hành trình hơn 16 năm cùng con chiến đấu bệnh tật của nghệ sĩ Quốc Tuấn
đã truyền cảm hứng cho biết bao gia đình Việt, đó là tinh thần không đầu hàng trước
số phận, luôn tìm thấy sự lạc quan ngay cả trước những khó khăn nhất của cuộc
đời. Giải vàng của Liên Hoan Truyền Hình toàn quốc 2017 đã thuộc về chương
trình “Điều ước thứ 7 - Bản hòa tấu cha và con” kể câu chuyện xúc động về nghệ sĩ
Quốc Tuấn cùng cậu con trai 15 tuổi của anh. Câu chuyện truyền cảm hứng và nghị
lực sống cho rất nhiều người không may mắn cho xã hội.

Trang 15




×