NỘI DUNG KHOÁ TẬP HUẤN
DO KHOA PHỤ NỮ HỌC VÀ ĐẠI HỌC FORDHAM HOA KỲ
PHỐI HỢP TỔ CHỨC
Từ ngày 07/07/1997 đến 16/07/1997
3
4
HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
NỘI DUNG TẬP HUẤN
DO KHOA PHỤ NỮ HỌC VÀ ĐẠI HỌC FORDHAM - HOA KỲ
PHỐI HỢP TỔ CHỨC
Từ ngày 07/07/1997 - 18/07/1997
- @ @ @ -
Nhằm giúp cho các giảng viên Khoa Phụ Nữ Học, các kiểm huấn viên, các cán bộ quản lý dự án phát
triển cộng đồng cập nhật hóa kiến thức mới, và tăng kỹ năng chuyên môn. Khoa Phụ Nữ Học và Đại
Học Fordham Hoa Kỳ phối hợp tổ chức hai đợt tập huấn tại trường Hoa Sen, số 8 Nguyễn Văn Tráng,
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đợt tập huấn 1: từ ngày 07/07/1997 đến 18/07/1997 do Tiến sĩ Robert Martin Chazin và Giảng viên
Shela Berger Chazin giảng dạy, với chủ đề “Hành vi con người và môi trường xã hội”
- Đợt tập huấn 2: từ ngày 04/08/1997 đến 13/08/1997 do Tiến sĩ Mary Ann Forgey và Tiến sĩ Carol
S.Cohen giảng dạy, chủ đề “Thực hành Công tác xã hội chuyên nghiệp”
NỘI DUNG TẬP HUẤN NGÀY THỨ NHẤT (07/07/1997)
Hệ thống sinh thái (Ecology systems).
KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG SINH THÁI:
Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng: Môi trường sinh thái của cá nhân khi cá nhân đó đang cố gắng để
thích nghi với môi trường xung quanh; hệ thống khi nhìn vào mối tương quan của những bộ phận khác
nhau. Ta phối hợp hai chữ nầy thành hệ thống sinh thái (Ecology systems).
Cá nhân gắn chặt với gia đình, gia đình với cộng đồng, có những cá nhân rất mạnh có thể lay chuyển
cả
một hệ thống lớn. Hành vi con người rất phức tạp, không có một yếu tố nào duy nhất giải thích về
5
hành vi con người. Chúng ta phải cố gắng kết hợp các lý thuyết về cá nhân, gia đình, nhóm, xã hội và
lý thuyết về thế giới để hiểu về con người theo hệ thống sinh thái.
Gia đình có ranh giới, chúng ta cũng có ranh giới, bất cứ hệ thống nào cũng có ranh giới, chúng ta nghĩ
đến sự tương tác trong hệ thống để hiểu con người. Để hiểu một người bạn nào đó, chúng ta phải hiểu
thế gi
ới rộng hơn, phải hiểu gia đình người đó, nhóm bạn cũng làm việc, cộng đồng mà bạn đó đang
tương tác. Hệ thống sinh thái của mỗi cá nhân đều độc đáo.
Chúng ta suy nghĩ bằng hình ảnh hơn là trừu tượng, cách nhìn này sẽ mở rộng tầm nhìn của chúng ta
để hiểu sự việc.
Cha mẹ bị stress dẫn đến ngược đãi con cái hay cha mẹ thất nghiệp cũng ng
ược đãi con cái.
- Nếu người ta có việc làm thì sẽ giảm bớt những vấn đề xã hội. Kinh tế là chỉ báo mạnh nhất đối với
các vấn đề xã hội.
Trong một hệ thống, ta quan tâm đến tổng thể nhiều hơn sự cộng lại của các bộ phận. Mọi hệ thống có
nhiều bộ phận, gia đình là thành phần của cộng đồng.
Có 4 thành tố đối v
ới mọi hệ thống:
1. Hành vi.
2. Cấu trúc.
3. Văn hóa.
4. Diễn biến của hệ thống.
Chúng ta luôn luôn quan tâm đến hành vi, cấu trúc, văn hóa, diễn biến của hệ thống.
Mỗi hệ thống đều có thời gian sống và nghỉ ngơi.
1.
Hành vi: có khi gọi là năng lượng mang tính tâm lý (thức ăn là năng lượng, sự nâng đỡ về tình cảm
là năng lượng ), hành vi là cách sử dụng năng lượng của mình, ví dụ tôi đang trình bày.
Nếu không có nhập năng lượng mới, hệ thống sẽ chết dần, mọi hệ thống đều phải mở ra để tiếp nhận
năng lượng mới.
Mọi hệ thống đều thay đổi nh
ưng không thay đổi quá nhanh luôn luôn có những lực lượng bên trong
một hệ thống, luôn có sự sống và năng lượng, những năng lượng này đẩy và kéo lẫn nhau.
Khi một xã hội, một gia đình gặp một áp lực quá lớn chúng tôi gọi là STRESS hay STRAW.
Thí dụ:
- Có một số vùng bị lụt, các cộng đồng bị lụt sống trong tình trạng stress, chính phủ phải biết để có
chương trình yểm trợ.
- Tôi là giảng viên, nếu tôi không có mặt thì nhà trường bị stress.
Tất cả hệ thống đều có những lực lượng chống đối nhau, khi lực lượng cân đối sẽ có sự hài hòa, đó là
một cách hiểu vấn đề để trị liệu.
Thế nào là một gia đ
ình sống một cách quân bình? Ở Trung Quốc, chính phủ có chính sách giới hạn số
con có nhiều gia đình bị stress vì chính sách nầy. Sự cân đối của nền văn hoá bị tác động, bị phá hủy.
Một ý kiến khác là sự thích nghi để sống còn, phải nhập năng lượng và phải biến nó thành một thành
phần của bạn. Như thế bạn có hành động tương tác trong xã hội, bạn quan tâm đến phản ứng của
người khác đối với mình.
Thí dụ: Giảng viên vừa giảng vừa quan sát thái độ sinh viên để thay đổi cách giảng bài.
Khi áp dụng phương pháp giải quyết nhanh: kỹ năng cần có là phải nghe như thế nào. Tôi phải là một
hệ thống mở để đón nhận những gì mà các bạn bày tỏ trong phương pháp thực hiện nhanh.
2.
Cấu trúc (kết cấu): Bất cứ hệ thống nào cũng có một bộ phận hay hệ thống bộ phận như trong cơ thể
con người có nhiều hệ thống cơ cấu cũng có nghĩa là những ranh giới, nếu nghiên cứu về gia đình
trước tiên phải biết về thành phần trong gia đình, những thành phần đó không bắt buộc là những gì hiện
hữu mà có thể là những thành phần về
tâm lý.
Thí dụ:
Làm việc với trẻ đường phố vấn đề quan tâm là gia đình khi đứa trẻ trở về và môi trường xung
quanh. Làm việc với gia đình cần phải biết kết cấu của họ và mối quan hệ của gia đình đối với xã hội
xung quanh.
3.
Văn hóa (Culture) Bất cứ hệ thống nào cũng đều mang nét văn hóa riêng của nó. Trong hệ thống,
hành vi văn hoá được thể hiện như thế nào?
- Vai trò nam là gì?
nữ là gì?
6
7
- Văn hóa gia đình rất quan trọng để định hình một cá nhân, chúng ta không thể hiểu hết văn hoá gia
đình đã ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào. Trong gia đình Việt Nam, vị trí của người anh cả rất quan
trọng, đó là nét văn hoá của gia đình Việt Nam.
- Trong một đất nước, những vùng khác nhau có nền văn hóa khác nhau.
Thí dụ Ở Mỹ, văn hóa miền Bắc và miền Nam khác nhau.
4.
Diễn biến của hệ thống:
Bất cứ một hệ thống nào cũng thay đổi theo thời gian nhưng bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ
được trạng thái tương đối ổn định. Không có một cơ cấu nào tồn tại như vậy mãi.
Một ý liên quan đến sự tiến hoá đó là xã hội hoá (socialization). Thí dụ trong một gia đình, không thể
có tình trạng tất cả mọi thành viên muốn làm gì cũng được hay trong một cơ quan không thể có tình
trạng các nhân viên mu
ốn làm gì thì làm. Bất kỳ một hệ thống nào cũng phải có những phương tiện để
kiểm tra quản lý. Một trong những phương pháp mà chúng ta thể hiện sự quản lý đó là xã hội hóa. Xã
hội hóa là một tiến trình.
Thí dụ:
Trong gia đình, cha mẹ giáo dục con cái, dạy cho con cái về văn hoá gia đình.
Một ý khác mà chúng ta muốn nói đến là giao tiếp (communication). Bất cứ một hệ thống nào trong
quá trình thay đổi và tiến hóa cũng có sự giao tiếp.
LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ (Role theory)
Mỗi người chúng ta đều có nhiều vai trò mà chúng ta đảm nhận trong cuộc sống. Giống như những
diễn viên trên sân khấu, họ phải đóng nhiều vai cùng một lúc.
Thí dụ:
Các bạn khi ở lớp học thì đóng vai trò là học viên nhưng đến khi về đến gia đình thì các bạn lại đóng
một vai trò khác.
-
Mong đợi về vai trò (Expectation): Đó là cách xã hội qui định, qui ước về vai trò, về điều mong đợi
mà vai trò đó thực hiện. Trong cùng một môi trường văn hóa thì mọi người có cùng một số mong đợi,
những điều qui ước dành cho từng vai trò.
-
Thể hiện vai trò (Role performance): Đó là cách con người thể hiện vai trò của mình như thế nào.
Thí dụ:
8
Sinh viên có thể đánh giá giảng viên của mình bằng cách đánh giá xem giảng viên đó thực hiện
vai trò của mình có đúng hay không?
-
Ý thức về vai trò (Role conception) đó là suy nghĩ của tôi về những gì các bạn mong đợi ở tôi. Đôi
lúc cũng gặp rắc rối: chẳng hạn như đôi khi sinh viên suy nghĩ là tôi mong đợi ở họ những điều nầy, và
họ cố gắng làm điều nầy nhưng tôi lại mong đợi ở họ những điều khác.
-
Sự linh động về vai trò (Fexibility) Tôi cởi mở để thay đổi vai trò của tôi.
-
Sự mơ hồ về vai trò (Role ambiguity) Thí dụ một người có vấn đề vì họ mơ hồ về vai trò, về những
điều mà họ đảm nhận.
-
Sự mâu thuẫn về vai trò (Role conflict) Thí dụ Con tôi muốn khác, chồng tôi muốn khác nên tôi
không thể hoàn thành vai trò cùng một lúc. Tôi muốn làm một người mẹ tốt, một người vợ tốt nhưng
tôi không làm được nên tôi bỏ luôn.
* Khi có mâu thuẫn về vai trò thì có vài phương cách để giải quyết:
Phương cách 1: lờ đi hay trốn tránh.
Phương cách 2: dung hoà.
Phương cách 3: tránh đi không làm gì hết.
Phương cách 4: từ bỏ vai trò của mình luôn.
-
Tính không liên tục của vai trò:
Thí dụ:
Ở Mỹ có vấn đề xã hội làsự gián đoạn vai trò của cha mẹ khi con cái lớn lên. Một khi đứa trẻ rời khỏi
nhà vai trò của họ bị gián đoạn. Những người lớn tuổi nghỉ hưu không còn làm gì nữa, họ đau khổ vì
vai trò của họ bị gián đoạn.
-
Áp lực về vai trò (Role strain): Thí dụ trong một gia đình, người cha phải đi xa cùng một lúc người
mẹ phải đóng cả hai vai, thí dụ người mẹ bị ốm không thể chăm sóc cho con cái.
Áp dụng việc học, chọn một vấn đề được quan tâm (vấn đề sáng nay vừa học) phân tích vấn đề
đã chọn, sau đó phản hồi lại, chúng tôi muốn xem các bạn đã học vấn đề gì? Nhìn vấn đề với cặp m
ắt
khác hơn thế nào? Giải thích vấn đề đó như thế nào? Khái niệm nào sáng nay đã có ích cho các bạn
nhiều nhất?
Nhóm 1: Trường hợp trẻ em hành nghề mại dâm.
9
Hiện nay tệ nạn nầy đang gia tăng, dựa vào hệ thống và thông qua khái niệm đã học, chúng tôi phân
tích và rút ra những vấn đề sau:
Trẻ hành nghề mại dâm có rất nhiều lý do và tữ những lý do này, chúng tôi phân tích những lý do nào
là chính và cần giải quyết theo từng cấp độ.
-
Cấp vi mô:
+ Đua đòi thích có tiền ăn xài.
+ Văn hoá thấp.
+ Bản thân các em bị ức chế về mặt tâm lý.
-
Cấp trung mô:
+ Các em bị chính cha mẹ đưa đi bán trinh.
+ Bạn bè rủ rê.
+ Trẻ bị người lớn dụ dỗ.
+ Trẻ sống trong môi trường có tệ nạn mại dâm.
-
Cấp vĩ mô:
+ Quan niệm phong kiến “Trọng nam khinh nữ”
+ Do quan niệm hiện nay “Mãi dâm với trẻ em an toàn, tránh bị AIDS”
+ Giải quyết sinh lý với trẻ em sẽ gặp may mắn trong làm ăn.
+ Luật pháp còn thiếu công bằng đối với người mua dâm, bán dâm và bọn ma cô tú bà.
-
Cách giải quyết:
+ Giải quyết mại dâm tùy từng cas cụ thể.
+ Vai trò của gia đình rất quan trọng để giải quyết.
+ Phải có sự tác động vào cá nhân, gia đình, cộng đồng.
+ Để nối kết trẻ với gia đình và cộng đồng cần có nhân viên xã hội.
+ Thay đổi luật pháp.
Nhóm 2: Trường hợp trẻ bị ngược đãi về mặt tinh thần
Giải quyết cas cụ thể, một học sinh cấp 3 sống trong một gia đình khá giả ở tỉnh X. Bản thân em học
giỏi. Bố rất thương con nhưng lại có thái độ cứng rắn cộc cằn, gia trưởng, cấm đoán con cái vì ông cho
rằng xã hội nhiều cạm bẫy nên đã hạn chế các mối quan hệ của con với bạn bè và môi trường xung
quanh. Với sự kiểm soát quá chặt chẽ củ
a gia đình, đứa trẻ đã bỏ nhà lên thành phố Hồ Chí Minh, em
vào một câu lạc bộ. Ở câu lạc bộ người ta nhật xét thấy em có tính thích chứng tỏ mình, nhân viên xã
hội tiếp cận gia đình giúp gia đình nhận thấy thái độ sai trái đối với con và giúp trẻ hồi gia một cách an
toàn.
Vận dụng dựa trên một số kỹ năng đã học:
- Phân tích được các cấp độ.
- Sự tương tác giữa thành viên trong hệ th
ống (cá nhân và gia đình).
Về cá nhân: có sự mơ hồ về vai trò đứa bé có sự giằng xé về vai trò làm con và nhu cầu cá nhân.
Về gia đình:
- Mơ hồ về vai trò; người bố không nhận thức đúng về trách nhiệm làm cha.
- Mâu thuẫn về vai trò trong gia đình.
Giải thích theo thuyết âm dương
- Sự cứng rắn của cha đưa đến
Bùng nổ
- Sự cương quyết của con
Đứa bé được nhân viên xã hội nâng cao nhận thức đã trở về tác động với gia đình.
Về xã hội: do văn hóa phương Đông, người cha luôn có sự áp đặt đứa bé.
Giải pháp:
- Nhân viên xã hội phải tạo ra năng lượng cho cá nhân trẻ, giúp cho người cha nhận rõ về vai trò, có
nghĩa là phải xác định ranh giới của hệ thống cho cả cha và con. Khi tác động vào gia đình nên tác
động vào người có uy tín trong gia đình.
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE TÂM THẦN:
10
11
Ở Mỹ có một số nghiên cứu về nghèo đói và sức khỏe tâm thần của trẻ em, nghèo đói làm giảm sức
khỏe tâm thần trẻ em và người lớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của con người.
Người ta có đo lường sức khoẻ tâm thần của trẻ em, thiếu niên và người lớn. Và chúng ta biết rõ về ảnh
hưởng của nghèo đói đối với sự nhận thứ
c, lao động, học đường, sức khỏe về mặt cảm xúc.
- Đối với trẻ em: Nghèo đói có một ảnh hưởng rất mãnh liệt đối với trí thông minh của trẻ em, làm
giảm đi trí thông minh và khả năng truyền đạt, và nhiều vấn đề về hành vi.
- Đối với thiếu niên ảnh hưởng đến việc học, học càng ngày càng dở, bỏ trường sớm. Trẻ lớn lên trong
sự nghèo đ
ói làm giảm khả năng tìm việc làm.
+ Trẻ em trong gia đình nghèo có nhiều vấn đề về tinh thần, sức khỏe, thể chất khó khăn trong mối
quan hệ với cha mẹ, thầy giáo, người lớn (trẻ em nghèo ở Mỹ có xu hướng bị loại khỏi trường học vì
các hành vi của chúng). Trong những cuộc nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi mời sinh viên và cha
mẹ đánh giá, cho điểm về hành vi của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy nghèo
đói có liên quan mật thiết
đến vấn đề của hành vi, và từ 5 đến 8 tuổi trẻ em trong gia đình nghèo thua kém các trẻ em trong gia
đình có thu nhập, và trẻ em trong gia đình có thu nhập chút đỉnh không giỏi bằng trẻ em trong gia đình
có thu nhập khá. Trẻ em nghèo hay quậy phá hung hãn hơn những đứa khác (cũng như chúng ta nói
đàn ông lớn tuổi bực bội đánh vợ) chúng phải quậy để xổ những bực bội của chúng, có nhiều vấn đề về
tâm thần hơn.
+ Trẻ ở tuổi dậy thì:
Các cuộc nghiên cứu cho thấy nghèo đói có ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi con người, ảnh hưởng đến
cha mẹ. Cha mẹ gia đình nghèo dễ xô xát mâu thuẫn, đánh nhau hơn, trẻ em dễ bị ảnh hưởng. Trẻ vị
thành niên diễn tả sự bực bội của mình bằng hai cách: thứ nhất bằng vấn đề nội tâm, trầm cảm lo âu và
cách th
ứ hai bên ngoài chúng tỏ ra hung hãn hơn, có nhiều vấn đề về hành vi hơn, đi vào quậy phá, gặp
nhiều rắc rối, ở trường và trong khu xóm, chúng tôi gọi là hành vi nguy cơ như hút thuốc lá, sử dụng
chất ma túy, uống rượu. Hành vi này đặt trẻ mới lớn rơi vào nguy cơ làm cho tình trạng trầm trọng hơn.
Khi điều tra ở các trẻ mới lớn thì thấy trẻ em trong gia đình nghèo, hiện tượng này nặng hơn.
- Nghèo
đói đối với người lớn:
Tình trạng nghèo đói làm cho người lớn gặp sự căng thẳng triền miên và trở thành văn hoá của người
lớn trong nghèo đói, sự thiếu thốn liên tục, những nhu cầu không thỏa mãn được, nó trở thành những
trở ngại, những đe dọa cho phúc lợi của họ, họ không có những khủng hoảng trầm trọng lớn thí dụ tối
12
không đủ ăn và sự thiếu thốn nhu cầu cơ bản nầy liên tục và ở vài nước có lúc người ta đàn áp những
người nghèo nầy.
Ở Mỹ, có từ “đổ lỗi cho nạn nhân”, nghĩa là trừng phạt người đi vào cộng đồng để có quan hệ tình dục
với trẻ em nghèo chứ không trừng phạt những đứa trẻ nầy vì các em là nạn nhân của cuộc sống nghèo
đói và đi vào mãi dâm để s
ống còn. Chúng ta không thể đến để chỉ trích, phê phán, kết tội các em.
Song song đó lại có những biện pháp trừng phạt đối với người nghèo. Và có khi sự chịu đựng này
không được nữa, thì người ta bùng nổ ra, có thể người đó bị khủng hoảng tâm thần và vi phạm tội nào
đó. Thường người ta mòn mỏi về sự nghèo đói và mức độ của stress khó thấy hơn, người ta thụ động
chịu chấp nh
ận số phận, họ cảm thấy sự tuyệt vọng và vô vọng, họ tự cô lập họ đối với người khác.
Trong ngôn ngữ của lý thuyết về vai trò có từ gọi là sự co rút vai trò (role contraction). Thành ra cha
mẹ nghèo ngưng lập gia đình, ngưng không tìm việc làm, trẻ em nghèo ngưng không muốn học nữa.
Cách người ta thích nghi với hoàn cảnh là sự từ từ khép kín, từ từ bỏ cuộc, sự thay đổi này thường n
ằm
ở bên trong và thường chúng ta không nhận ra được.
Trong các cuộc nghiên cứu, stress là sự căng thẳng đè nén của nghèo đói tăng theo năm tháng, kết quả
là rối loạn bệnh tật về tâm lý nặng hơn, có những vấn đề cảm xúc tâm lý nghiêm trọng hơn, việc nầy
xảy ra gấp 2,5 so với người có tiền. Họ bị trầm cảm, sự trầm cảm này nếu không là bệnh lý thì cũng sẽ
là trầ
m cảm triền miên. Nếu ta quan sát vấn đề trầm cảm giữa nam và nữ thì nữ thường bị nặng hơn. Ở
Mỹ, tỉ lệ li dị cao, thường người mẹ phải gánh trách nhiệm nuôi con, trong gia đình người mẹ là chủ
gia đình (đặc biệt là trong gia đình nghèo) vấn đề trầm cảm nhiều hơn giới khác nhiều. Khi ta bàn về
cộng đồng, điều này tệ hại hơn khi ngườ
i phụ nữ phải một mình nuôi con mà không có sự hỗ trợ khác,
không gia đình, không có bạn thân, không có các dịch vụ về trẻ em. Nhưng sự thiếu thốn nầy đàn bà bị
nặng hơn nhiều, không chỉ là trầm cảm họ có thể bị tâm thần phân liệt (bệnh tâm thần nặng nhất).
Nguyên nhân rối loạn tâm lý sâu nầy đó là stress triền miên của nghèo đói vì không thấy lối ra nào hết,
họ tự cô lập v
ới xã hội và những người có vấn đề sức khoẻ tâm thần này dễ đi vào nghiện ngập, đối với
nam họ dễ ngược đãi phụ nữ và trẻ em nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa nghèo đói
và sức khoẻ tâm thần, nhưng người ta chưa thấy rõ tiến trình nghèo đói thâm nhập vào hệ thống của
chúng ta thế nào, chúng ta không thấy con đường nghèo đói len lỏi vào chúng ta, có thể nó khác nhau
ở t
ừng giai đoạn, có thể khi còn bé sự thiếu dinh dưỡng đã tác động đến trí thông minh, đến bộ não của
13
các em. Có những ví dụ cho thấy sự stress triền miên tác động đến cơ thể của chúng ta và người ta nghĩ
rằng có những yếu tố về hóa học làm con người mất đi khả năng chống bệnh.
Chúng ta đang nói con đường nghèo đói đi đến cá nhân.
Đối với những trẻ em còn ở trong bụng mẹ và trẻ sơ sinh không đủ dinh dưỡng, khi trẻ lớn lên, sự căng
thẳng của bố m
ẹ hoặc những bậc cha mẹ quá khó khăn, quá cứng rắn đã ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.
Tuy nhiên không phải người nghèo nào cũng bị ảnh hưởng như thế vì mỗi người đều có cách đối
kháng.
Có 3 nhân tố giúp chúng ta có khả năng đối kháng:
Tính khí của mỗi người.
Khả năng suy nghĩ.
Có nguồn năng lực cao và có tính năng động, có khả năng tập trung suy nghĩ lại.
- Những tính khí đó giúp mỗi người chúng ta đối đầu với những khó khăn căng thẳng do nghèo đói
mang đến.
- Có sự ủng hộ của gia đình, những gia đình có sự ấm cúng thương yêu cho ta những tình cảm tốt đẹp,
cho chúng ta tình đoàn kết sự đồ
ng tình trong gia đình và quan trọng nhất là có một người nào đó trong
gia đình quan tâm chăm sóc đến chúng ta, người đó có thể là anh chị, cô dì chú bác ông bà, giúp chúng
ta có khả năng đối đầu.
- Sự bảo vệ từ bên ngoài hệ thống, bên ngoài gia đình: Một người nào đó bên ngoài gia đình quan tâm
giúp đỡ có thể là người thầy, hàng xóm, nhà thờ hoặc một người lớn tuổi nào đó.
CÁC HỆ THỐNG TƯƠNG TÁC TRONG
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
CÁC LỰC XÃ HỘI
Chính trị
Kinh tế
Môi trường
Ý thức hệ
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
14
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỆ THỐNG TÂM -SINH - XÃ HỘI
HỆ THỐNG
TRUNG MÔ
Gia đình Nhóm
HỆ THỐNG
VĨ MÔ
Các cơ sở
định chế Văn hoá
Các tổ chức
Cộng đồng
Hệ thống vĩ mô
HỆ THỐNG VI MÔ
(Cá nhân)
Giá
trị văn
hoá
Giả
thuyết ý
thức hộ
Hệ thống vi mô
(Cá nhân)
Hệ thống trung mô
Gia đình Nhóm
Mạng lưới
của cha
mẹ
Nơi
làm
việc
của cha
mẹ
Hệ thống
sinh học
Hệ thống
xã hội
Hệ thống
tâm lý
15
16
NỘI DUNG TẬP HUẤN NGÀY HAI
(8/7/1997)
- NGHÈO ĐÓI (Con đường mà sự nghèo đói thâm nhập vào đầu óc trẻ em, thanh niên, và người lớn).
Về trẻ nhỏ, về dinh dưỡng:
Qua nghiên cứu, chúng ta biết là trẻ nhỏ sống trong sự nghèo đói thì không được phát triển thể chất tốt.
Ảnh hưởng của sự nghèo đói đối với trẻ nhỏ có mức độ nghiêm trọng hơn so với tuổi thanh niên và
người lớn. Yếu tố thứ nhất là thiếu dinh dưỡng, thứ hai là đứa trẻ không tập trung chú ý trong việc học
tập. Sống trong cảnh nghèo đói trẻ em nghèo có thể bị ảnh hưở
ng do môi trường không trong sạch,
thiếu vệ sinh, và do môi trường vệ sinh xung quanh. Ở Mỹ, có những chung cư người ta sơn tường
bằng chất chì và có những đứa trẻ bốc sơn tường để ăn, khi bốc ăn chất chì sẽ ảnh hưởng đến trí óc của
trẻ. Những đứa trẻ trong vùng nghèo đói có dịp tiếp xúc với hóa chất độc. Một trong những vấn đề
chúng tôi gọi là rối lo
ạn về sự thiếu tập trung chú ý (Attention dificit disorder) có thể là đứa trẻ rất linh
hoạt nhưng không thể ngồi yên, không thể tập trung. Các bệnh có thể thấy ở trẻ em như suyễn, ở những
nhà có nhiều côn trùng mang mầm bệnh. Có những trẻ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng như vậy
nhưng vấn đề suy nghĩ và học hành, một con đường của sự nghèo đói là thông qua môi trường dinh
dưỡng kém thiếu vệ sinh. Nghèo
đói thâm nhập vào gia đình từ đó ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ phụ thuộc vào gia đình, vào bố mẹ, thông qua đó sử dụng nguồn tài nguyên vĩ mô. Những gia
đình nầy là những gia đình không có khả năng để sử dụng nguồn tài nguyên của xã hội. Khi họ đấu
tranh để có tài nguyên mà đứa trẻ cần thiết, chính trong quá trình đấu tranh đó, những bậc cha mẹ nầy
thườ
ng không được mạnh khỏe về tình cảm, về thể chất, về tâm lý so với những bậc cha mẹ có khả
năng tìm việc làm và tiếp cận được những nguồn tài nguyên ngoài xã hội. Các bậc cha mẹ trong gia
đình nghèo ra ngoài xã hội thì gặp khó khăn và có vấn đề cho nên họ trở nên khó chịu, do đó có ảnh
hưởng đến trẻ, những bậc cha mẹ này thường cứng rắn, nghiêm khắc, không lắng nghe lý lẽ mà luôn
luôn áp đặt. Các nghiên cứu cho th
ấy các bậc cha mẹ có khó khăn thường là kết quả của sự nghèo đói
và ảnh hưởng lên trẻ.
Chúng ta cần phải có nhận thức khi làm việc với những bậc cha mẹ, cần tách biệt những mục đích mà
cha mẹ đang muốn hướng tới, với những phương tiện để đạt tới mục đích của họ. Trong thí dụ ngày
17
hôm qua các bạn đưa ra về người bố và đứa con: nếu tôi được làm việc với người cha đó ở Mỹ, tôi sẽ
chỉ cho ông biết là tôi rất tôn trọng mục đích của ông, tôi sẽ chỉ cho ông ta thấy ông là người cha tốt
bởi vì ông muốn bảo vệ gìn giữ đứa con khỏi bị ảnh hưởng xấu ở bên ngoài. Vấn đề ở đâây là ông sử
dụng phương tiện để
đạt mục đích tốt của mình thì không có hiệu quả, điều để có thể làm việc được, để
tạo quan hệ với người cha đó là tôn trọng điều đúng, điều tốt ở ông ta đó là ông ta là một người cha
tốt điều thứ hai là ông ta muốn có điều tốt cho đứa con của ông ta. Vấn đề của ông ta là ông muốn
con khỏe mạnh và thành công trong cuộc đời, chúng ta làm việc v
ới ông ta và cung cấp cho ông một số
kỹ năng và một số phương cách để tạo ra một sự giúp đỡ, một kỹ luật thích hợp cho đứa con.
Về trẻ em mãi dâm vị thành niên có thể do cha mẹ bán đi, có thể do gia đình đó muốn bảo vệ các thành
viên còn lại trong gia đình thoát đói nên phải hy sinh đứa trẻ. Ở đây mục đích có thể là mục đích tốt, đó
là sự sống còn củ
a toàn gia đình nhưng phương tiện mà họ sử dụng là cái điểm mà khi ta làm việc với
gia đình này ta giúp để họ thay đổi, gia đình này còn có cách làm khác để sống còn không? Nếu ta nghĩ
xấu về gia đình đó và đánh giá họ hoặc nghĩ xấu về đứa trẻ đó, ta sẽ không tham gia với họ một cách
tôn trọng. Cũng có những trường hợp cha mẹ bán con đi vì cờ bạc, cần tiền để
trả nợ, cần tiền để
nghiện ngập, hay những giá trị đối với họ là những điều họ muốn hay họ thích. Chúng ta cần giúp họ
thay đổi những quan niệm về giá trị của họ và lúc đó mục đích cũng sẽ khác đi và phương tiện cũng
khác đi - đó là con đường mà chúng ta phải trải qua.
Về cơ cấu gia đình: Khi đứa trẻ lớn lên trong m
ột gia đình không đủ cha mẹ cũng tạo ra vấn đề. Trong
một gia đình chỉ có một cha hoặc chỉ có một mẹ thì họ không đủ thời gian để chăm sóc trẻ nghĩa là
người đó không kiểm soát, không đem lại tài nguyên cho đứa trẻ. Những gia đình đơn thân này lại ít
được sự hỗ trợ của xã hội, cảm thấy bị cô lập nhiều hơn đối với thế giớ
i bên ngoài, họ cảm thấy xuống
tinh thần. Khi sự việc xảy ra nó ảnh hưởng toàn bộ tới những đứa trẻ trong gia đình đó. Trong một lĩnh
vực nghiên cứu khác là những rối loạn bên trong gia đình, những gia đình đối phó với nạn bạo hành,
nghiện ngập, AIDS, vô gia cư dĩ nhiên đứa trẻ sống trong những gia đình này bị ảnh hưởng và những
gia đình này không có nguồn lực về tài nguyên
để chăm lo cho trẻ, họ không có những năng lượng cần
thiết để nuôi dưỡng để quan tâm đến trẻ, tạo cho trẻ một cảm giác an toàn. Trong những gia đình đó,
cha hoặc mẹ bỏ đi, trẻ bị bỏ bê, bị ngược đãi, trẻ sống trong gia đình có cha hoặc mẹ nghiện ngâäp,
trầm cảm tất cả điều đó đem lại cho đứa trẻ sự nghèo đ
ói vào tuổi vị thành niên.
18
Mối tương tác giữa gia đình và trẻ vị thành niên
Căng thẳng về kinh tế, stress tác động ảnh hưởng đến cách cha mẹ đối xử với con cái, vì đứa trẻ lớn lên
nó cảm nhận được sự căng thẳng kinh tế mà cha mẹ nó đang có, cha mẹ sổ những bực bội vào con
mình, trong những gia đình này có những mâu thuẫn về gia đình hơn, nó làm giảm chất lượng của việc
làm cha mẹ, làm tăng sự căng thẳng giữa cha mẹ v
ới con cái mới lớn.
Trong những gia đình này việc hoà nhập văn hoá mới rất khó khăn, đặc biệt là những bậc cha mẹ.
19
Nghèo đói tác động đến xóm giềng:
Trẻ sống trong khu xóm chỉ có những người nghèo mà thôi và có những gia đình ổn định, trẻ ít có nguy
cơ. Nếu sống trong những cộng đồng nghèo hoặc không nghèo, không có một sự bảo trợ cho đứa trẻ,
những hành vi tiêu cực có tính lây lan, trẻ trong các khu xóm không tốt sẽ gặp những trẻ khác có hành
vi tiêu cực và bắt chước, do áp lực của nhóm bạn. Một nghiên cứu đã nêu lên được mối quan hệ giữa
khu xóm nghèo và trẻ mới lớn. Ở
những xóm nghèo này tỉ lệ thất nghiệp cao, trường không có, người
dân bị cô lập với thế giới bên ngoài, có những tấm gương không tốt, có những thành kiến đối với người
nghèo, có những ảnh hưởng xấu của các nhóm. Tất cả các cái này hòa trộn với sự nghèo đói, tạo ra ảnh
hưởng xấu đối với trẻ.
Mối tương quan giữa nghèo đói và người trung niên
Kết quả nghiên cứu chỉ rất rõ sự căng thẳng về kinh tế ảnh hưởng đến người lớn, nhiều cuộc nghiên
cứu chứng minh rằng thất nghiệp là chỉ báo rõ ràng nhất đó là sự xuống tinh thần, trầm cảm đối với cả
nam lẫn nữ, đặc biệt là đối với những cha mẹ có con còn nhỏ. Sống trong cảnh nghèo các cặp vợ chồng
hay gặp r
ắc rối, thường hay cãi nhau liên tục về số tiền ít ỏi của mình. Các cuộc nghiên cứu này cũng
nói lên rằng phụ nữ có con là những người dễ bị tổn thương nhất. Có một công việc để làm ảnh hưởng
rất nhiều đến tâm lý, nếu có một công việc thích thú, sự dễ chịu của bạn về tâm lý - tình cảm sẽ phát
triển còn những người không làm việc hay không tìm ra việc họ dễ bị stress, buồ
n bực nhiều hơn. Cuộc
nghiên cứu này cũng nói rằng phụ nữ ra bên ngoài làm việc thì những người đó có cuộc sống gia đình
hạnh phúc hơn, họ thường thích thú với công việc của mình, chắc chắn họ cảm thấy hạnh phúc. Ở Mỹ,
công tác là một cơ hội, một công việc để có nhiều mối quan hệ với người khác. Phụ nữ nghèo nếu có
việc làm sẽ có nhữ
ng tác động tích cực nhiều hơn. Đối với những phụ nữ nghèo ở khu xóm nghèo ít có
mối quan hệ tốt.
Văn hóa: văn hóa nối kết mọi người lại với nhau, văn hóa bao gồm hành vi con người trong đời sống
bên ngoài, bao gồm những giá trị mà chúng ta trân trọng, và những chuẩn mực bình thường mà chúng
ta đối với nhau cái gì là thích hợp. Văn hoá là phong thái, phong cách, cách chúng ta chào hỏi lẫn nhau,
cái giá trị đạo đức mà chúng ta trân trọng. Văn hoá là công cụ để ngườ
i ta liên hệ với nhau. Văn hoá
hình thành tiến trình thành nhân của mình, văn hóa ảnh hưởng từ vĩ mô trung mô đến vi mô đối với
chúng ta, giúp chúng ta thẩm định giá trị của nhau.
20
Gia đình là đơn vị giá trị, bản chất của văn hoá để truyền đạt văn hóa cho cá nhân trong gia đình, cho
nên nếu gia đình có rắc rối thì gia đình không có khả năng truyền đạt những kỹ năng xã hội hoá cho
con cái trong gia đình, gia đình gặp rắc rối thường xã hội hoá con cái một cách méo mó.
Thí dụ: Ăn cắp để kiếm sống.
Các công cụ mà xã hội sử dụng dựa vào giác quan như nghe, thấy, ngửi, có những công cụ làm tăng sự
sử dụng giác quan của chúng ta và điện thoại giúp ta nói được rất xa, chúng làm cho sự vật gần chúng
ta hơn.
Có những công cụ giúp chúng ta tăng cường kỹ năng vận dụng của chúng ta, làm cho chúng ta di
chuyển rất xa, và có những sản phẩm văn hoá giúp cho chúng ta suy nghĩ tốt hơn, và chúng ta đ
ang học
để tăng cường khả năng học của chúng ta.
Các cộng đồng
Có những nghiên cứu khác cho thấy cộng đồng ảnh hưởng đến bệnh tâm thần. Ở những cộng đồng
đông đúc dân cư, dễ bị tâm thần hơn, tâm thần phân liệt ở thành phố cao hơn nông thôn, tỉ lệ khác nhau
ở các tầng lớp khác nhau, giai cấp thấp nhất là giai cấp dễ bị tâm thần nhất? Tại sao? Vì bởi có những
căng thẳng triền miên đeo đẳng đối tượng
đó suốt cuộc đời.
Công nghiệp phát triển, nhà máy mọc nhiều, mọi người đổ dồn lên thành phố tìm việc. Trước tiên ai là
người sống trong cộng đồng, người nghèo làm xuống cấp vấn đề giáo dục. Cộng đồng nghèo có hai vai
trò của trẻ em là đi học và học nghề để trở thành người lớn tốt, bị đẩy ra ngoài đường và đi vào con
đường tội phạm. Cộng đồng này xã hội hoá gia đình và gia
đình lại là nơi xã hội hoá đứa trẻ mặc dầu
cộng đồng có ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng của gia đình vẫn là mạnh nhất.
Những người giúp đỡ nằm bên ngoài của cộng đồng, hành động đó cũng có thể giúp gia đình qua cơn
khó khăn nhưng lại làm yếu đi sự giúp đỡ của cộng đồng đối với gia đình, ngoài sự giúp đỡ gia đình
vẫn cần sự giúp đỡ trong mạng lưới ở cộng đồng, nghiên cứu cho thấy nếu cha mẹ có sự ứng xử tốt thì
sẽ có lối hành xử tốt với con cái.
Một đặc điểm ở cộng đồng có ảnh hưởng đến trẻ em là:
1. Sự di chuyển của mọi người đi và đến cộng đồng.
2. Tuổi
3. Cấu trúc của gia đình trong cộng đồ
ng.
21
Những vấn đề này đều ảnh hưởng đến sự ngược đãi trẻ, đến hành vi sử dụng ma túy. Tuy nhiên, có
những cha mẹ có những hành vi không tốt đối với con cái, cha mẹ ngăn cản làm cho trẻ không phát
triển một cách bình thường, cơ hội phát triển bị giới hạn. Trong những gia đình lành mạnh có nhiều
thiết chế xã hội, tất cả mọi người đều hỗ trợ những giá tr
ị lành mạnh, họ khuyến khích trẻ tuân thủ
những giá trị đó. Trong cộng đồng không được lành mạnh thì ít có sự quan hệ cha mẹ giúp con cái sử
dụng cộng đồng.
Cộng đồng nghèo có nhiều sự bạo hành: Hàng ngày có những cuộc cạnh tranh sống còn, lối sống có
nhiều âu lo căng thẳng triền miên, có những vấn đề tệ nạn khác gắn liền với căng thẳng này, trẻ em có
thể nhìn thấy những bạo l
ực như bắn súng trên đường phố, điều làm cho những khó khăn này có thể
giảm là một hệ thống cơ chế xã hội lành mạnh được phát triển thêm ra. Chính những người trong khu
phố liên kết nhau lại để xây dựng tầng vĩ mô. Ở Mỹ có những người thị trưởng dùng sức mạnh đề đạt
với Trung Ương trao quyền lại cho vùng, ví dụ: người ở vùng nghèo tập trung l
ại để đòi hỏi những
dịch vụ như dịch vụ y tế, những nhà do chính quyền đài thọ xây cất. Cho nên khi làm việc với cộng
đồng chúng ta phải tìm hiểu năng lực cộng đồng trên gia đình, và giúp người dân trong cộng đồng cùng
hợp tác làm việc với nhau để ngày một nâng cấp lên. Chương trình này được gọi là “Cuộc chiến chống
lại nghèo đói”. Cha mẹ trong gia đình nghèo trở thành những cha mẹ t
ốt hơn, tạo ra cho trẻ đi học sớm
hơn, nhân viên xã hội cần phải làm việc với cha mẹ để nâng kỹ năng làm cha mẹ, nâng cao các dịch vụ
cho người dân trong cộng đồng để họ ý thức tạo sự gắn bó với nhau.
Đây là một thí dụ
- Bạn làm gì với trẻ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự lớn lên của trẻ.
- Trẻ tự tin tự đ
ánh giá mình tích cực.
- Công tác xã hội tạo được sự tự tin nơi trẻ thì trẻ sẽ thành công.
- Sự hỗ trợ khác đó là thông tin, nhân viên xã hội, bác sĩ, thầy giáo, láng giềng, thông tin cho trẻ, giúp
trẻ thì đó là sự hỗ trợ tốt nhất.
- Hỗ trợ về mặt công cụ, nếu không có họ hỗ trợ.
Thảo luận nhóm
Các học viên chia thành 3 nhóm nhỏ, sử dụng những điều đã học, chọn một cộng đồng (hoặc một
phường, quận, thành phố) nghiên cứu những vấn đề:
- Xác định nhu cầu và vấn đề của cộng đồng.
22
- Chọn mục tiêu.
- Trong cộng đồng chọn thì có những tài nguyên và sức mạnh nào.
- Xác định những tài nguyên còn tiềm ẩn.
- Thiết lập một chiến lược để giải quyết.
- Thẩm định giá trị chiến thuật chiến lược thành công cỡ nào, tại sao thành công?
Nhóm 1
1. Chọn cộng đồng Phường 14, Quận 8 (Buôn bán phổ thông)
2. Nhu cầu chính: có công ăn việc làm
Vấn đề: nhiều vấn đề xảy ra: trẻ suy dinh dưỡng, bỏ học nhiều, trình độ văn hóa thấp, không tay nghề,
môi trường ô nhiễm.
- Tính bảo thủ của người nông dân.
- Tệ nạn xã hội.
Vấn đề cần quan tâm: trẻ suy dinh dưỡng, bỏ học, không có tay nghề.
3. Mục tiêu: tạo việc làm ổn định cho ng
ười dân.
4. Tài nguyên cộng đồng:
- Cộng đồng là ốc đảo, tài nguyên xung quanh có thể tạo công ăn việc làm.
- Người dân rất siêng năng cần cù.
5. Tiềm năng tiềm ẩn: Mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người (văn hoá nông thôn, tình làng
nghĩa xóm)
6. Chiến lược:
- Tạo việc làm ổn định tăng thu nhập cho người dân
+ Những tổ hợp nhóm nhỏ do cá nhân quản lý (giúp họ bằng cách vay tín dụng xóa đói giả
m nghèo)
7. Sau 3 năm sẽ đạt 60%
Góp ý của Giảng viên
* Nên cắt mục tiêu thành những mục tiêu ngắn trước mắt để họ có thể nhìn thấy thành quả ngay.
* Tôi nhận thấy cộng đồng này gắn bó với nhau rất tốt, nhóm phụ nữ đã thường xuyên vãng gia nắm
tình hình trong cộng đồng để hỏi xem mỗi thành viên trong cộng đồng có thể làm gì để giúp ích cho họ.
Thí dụ một thành viên có thể dạy một nghề mình biết để đóng góp cho cộng đồng, một thành viên khác
có họ
c vấn cao có thể dạy trẻ trong cộng đồng, dùng chính sức mạnh trong cộng đồng để hỗ trợ cho
23
cộng đồng. Nhóm cộng đồng sẽ cho những thành viên này những phiếu chấm công để được hưởng
những quyền lợi gì đó về sau, có thể trong cộng đồng có một người nào đó có phương tiện chuyên chở
hỗ trợ cho cộng đồng, họ được chấm công để được hưởng một dịch vụ nào đó miễn phí chẳng hạn như
dịch vụ y tế,
Nhóm 2
1. Chọn Phường10, Quận 8
2. Vấn đề:
- Ô nhiễm môi trường, vệ sinh công cộng trên sông (thói quen văn hoá tập quán làm tăng thêm
sự ô nhiễm).
- Nhà nước sắp giải toả các nhà vệ sinh trên sông.
Nhu cầu: có nhà vệ sinh riêng cho từng hộ dân (những nhà ở đất liền).
3. Mục tiêu: hỗ trợ xây nhà vệ sinh cho từng hộ dân, có một nhà vệ sinh riêng cho mỗi hộ trong đất
liền.
4. Tài nguyên:
- Sức mạnh trong cộng đồng, lao động có tay nghề, trong cộ
ng đồng hầu hết người dân đều yêu
thích lao động.
- Có sự tham gia đóng góp tài chính của dân.
5. Tiềm năng tiềm ẩn:
- Những hộ khá tự xây nhà vệ sinh lấy.
- Hộ khá tương trợ cho hộ nghèo xây dựng cầu. (họ phải thay đổi thói quen vì nhà nước sẽ giải
tỏa các nhà vệ sinh trên sông)
6. Chiến lược:
- Giáo dục và tuyên truyền.
- TaÏo điều kiện để mỗi nhà có nhà vệ sinh riêng bằng cách động viên và cho họ vay tiề
n.
- Tác động vào những đối tượng quan tâm trong cộng đồng.
7. Thay đổi ý thức cần phải có thời gian.
Góp ý của Giảng viên
24
* Nếu không có sự hỗ trợ của cơ quan, ta có thể thay đổi thói quen của họ bằng cách chỉ cho họ thấy
thói quen làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ con em họ, nếu họ coi trọng người lớn tuổi,
tình trạng ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu họ coi trọng tổ tiên ta sẽ chỉ cho họ thấy sự ô
nhiễm ảnh hưởng đế
n trẻ em, mà tổ tiên thì rất coi trọng đến sức khoẻ trẻ em.
25
Nhóm 3
1. Chọn cộng đồng Cầu Hàn - Tân Thuận Tây.
2. Nhu cầu
- Cần đầu tư vốn để tạo công ăn việc làm
Cải thiện hạ tầng cơ sở như cải thiện điện, nước, đường sá, nhà trẻ, chữa bệnh miễn phí cho người
nghèo, phòng chống AIDS.
Vấn đề: Mãi dâm, nghèo đói, thất học, cho vay nặng lãi.
3. Mục tiêu
- Tạo việc làm để giảm mãi dâm.
- Dạy họ
c để giảm thất học.
4. Tài nguyên:
- Có cơ sở may, xí nghiệp đông lạnh, một vựa muối nhỏ, Hội Phụ Nữ mạnh.
- Chính quyền hỗ trợ tích cực (chủ tịch là chủ dự án).
5. Tiềm năng tiềm ẩn:
- Hội bảo trợ, phát triển niềm tin bằng tôn giáo, dùng dư luận quần chúng để làm trong sạch môi
trường
6. Chiến lược:
* Trước mắt
- Dạy ngh
ề, dạy chữ cho thanh thiếu niên (giới thiệu những em muốn học nghề đến trung tâm
dạy nghề của quận).
- Vận động chính quyền giáo dục thường xuyên cho người dân để nâng cao nhận thức.
* Thời gian:
1 năm cho vấn đề dạy chữ dạy nghề
1 năm thay đổi nhận thức cộng đồng
Giảng viên nhận xét kết quả buổi thảo luận
Chúng ta đã bàn với nhau suốt hai ngày về tầm vĩ mô, trung mô và vi mô, về những lý thuyết và những
cách làm việc tại cộng đồng. Qua buổi thảo luận hôm nay chúng tôi rất thích thú và phấn khởi về sự
hiểu biết của anh chị trong cộng đồng. Mỗi nhóm có thể đi cùng với chúng tôi về Mỹ để dạy về Phát
Triển Cộng Đồng ở Đại Học.
26
NỘI DUNG TẬP HUẤN NGÀY BA
(9/7/1997)
- Nhóm.
+ Cấu trúc nhóm.
+ Văn hoá nhóm.
- Gia đình, cơ cấu gia đình.
+ Chức năng gia đình.
+ Cơ cấu gia đình.
+ Văn hoá gia đình.
+ Biểu đồ sinh thái.
+ Quyền lực trong gia đình.
1. NHÓM:
1.1
Cấu trúc nhóm:
Khi bàn về nhóm có hai cách suy nghĩ:
- Tìm hiểu vai trò của nhóm có thể có trong xã hội vĩ mô thế nào? và cũng có thể tìm hiểu những gì
xảy ra cho con người ngay trong các nhóm?
Đó là vai trò của nhóm trong cộng đồng và xã hội.
- Và cách nhìn thứ hai mang tính vi mô nghĩa là những gì xảy ra cho cá nhân ngay trong nhóm.
Định nghĩa về nhóm mang tính cấu trúc, khi người ta làm việc với nhau và tương tác lẫn nhau và với
thời gian, sẽ xuất hiện cấu trúc. Nhóm có một ranh giới bên ngoài và ít nhất là một ranh giới bên trong,
nghĩa là có những tiêu chuẩn để xác
định ai là thành viên trong nhóm và ai không là thành viên trong
nhóm. Cũng có những tiêu chuẩn khác để xác định ranh giới nhóm. Đối với một nhóm cần phải tìm
hiểu ranh giới để phân biệt nhóm với bên ngoài.
Khi người ta tương tác với nhau người ta bắt đầu phân biệt các thành viên. Thí dụ như ở Đại học,
những người có kiến thức nằm ở bên trong hoặc ở trong quân đội người có vị trí cao nhất là tướng
thường đứng ở trung tâm. Và vòng bên trong là vị trí của lãnh tụ.
27
ranh giới bên ngoài
ranh giới bên trong