Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo PTNT chi nhánh tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.45 KB, 86 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

MỞ ĐẦU
Sự phát triển xã hội là một nhân tố cần thiết không thể thiếu được của bất kỳ
nền kinh tế nào. Đặc biệt đối với Việt Nam, trong thời kỳ chuyển đổi, phát triển nền
kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu đưa đất nước ta trở thành
một nước công nghiệp. Trong đó Đảng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn sớm đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển,
chất lượng các mặt của đời sống nhân dân được nâng lên. Thành phần kinh tế hộ
gia đình chiếm một lực lượng đông đảo, đáng kể, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực,
nhiều ngành nghề cung ứng các yếu tố đầu vào cho các thành phần kinh tế khác,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vậy để thành phần kinh tế này ngày một phát triển
mạnh mẽ thì cần cung ứng vốn để tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát
triển ngày một tốt hơn. Trong cơ chế thị trường, nguồn vốn bao cấp của Ngân sách
Nhà nước có hạn và giảm dần thì vốn tín dụng Ngân hàng có vai trò vô cùng quan
trọng.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc cho vay đối với Hộ gia đình sản xuất kinh
doanh của Ngân hàng. Qua thời gian thực tập tại NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ngãi
em đã chọ đề tài: "Phân tích tình hình cho vay đối với Hộ sản xuất kinh doanh
tại NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi "
Nội dung đề tài gồm:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về nghiệp vụ cho vay đối với Hộ sản xuất
kinh doanh của Ngân hàng
Chương 2: Phân tích tình hình cho vay đối với Hộ sản xuất kinh doanh tại
NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kết quả cho vay đối
với Hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ngãi..
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo "Phan Đặng My
Phương", xin cảm ơn ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên của Chi nhánh


NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ngãi và đặc biệt các anh chị phòng Tín dụng nói riêng
đã hết sức nhiệt tình chu đáo hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực
tập này.

SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 1


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY
ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG :
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng luôn gắn mục tiêu lợi nhuận với mục
tiêu phát triển kinh tế – xã hội, trong môi trường cạnh tranh, với phương châm “đi
vay để cho vay”.
Vì vậy trên góc độ này, tín dụng Ngân hàng là một quan hệ giao dịch giữa
Ngân hàng với các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó một bên chuyển giao tiền
hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên
nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả cả nợ gốc và lãi theo thời hạn đã thỏa
thuận.
1.1.2. Đặc trưng tín dụng ngân hàng :
1.1.2.1. Tín dụng là một quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin hay sự tín
nhiệm:
- Người cho vay tin người đi vay sử dụng vốn có hiệu quả.

- Người cho vay tin người đi vay trả vốn và trả lãi khi đến hạn.
1.1.2.2. Tín dụng là một quan hệ vay mượn có thời hạn và trên nguyên tắc phải
hoàn trả :
- Ngân hàng đi vay để cho vay, mà Ngân hàng vay có thời hạn nên cho vay
cũng có thời hạn.
- Tín dụng là một quan hệ vay mượn trên nguyên tắc phải hoàn trả vì thực
hiện quan hệ tín dụng mà tín dụng chỉ chuyển quyền sử dụng chứ không chuyển
quyền sở hữu.
Ngoài ra trong nền kinh tế thị trường, tín dụng còn mang các đặc trưng sau :
- Quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn chịu sự chi phối
các qui luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường như : qui luật cung cầu,
qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị, qui luật lưu thông.
1.1.2.3. Tín dụng luôn chứa đựng khả năng rủi ro :
Trong quan hệ tín dụng, người cho vay chuyển giao tiền hoặc tài sản cho
người đi vay và chỉ nhận một lời hứa suông, sẽ trả nợ khi đến hạn thỏa thuận mà sự
chứng minh cho việc trả nợ không chắc chắn lắm nên khả năng rủi ro xảy ra là điều
tất yếu.
SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 2


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

1.1.3 Vai trò tín dụng ngân hàng :
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, tín dụng nói chung
và tín dụng Ngân hàng nói riêng là công cụ kinh tế cực kỳ quan trọng trong việc

quản lý nền kinh tế quốc dân và phục vụ cho yêu cầu của nhiệm vụ kinh tế và đặc
biệt là nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2003 mà Đảng
và nhà nước đã đề ra, nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tín
dụng Ngân hàng trong cả nước, ổn định giá cả đồng tiền, góp phần thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế – với tính chất là một phạm trù, một quan hệ kinh tế, vai trò to
lớn của tín dụng Ngân hàng được thể hiện qua một số điểm chủ yếu sau :
- Thứ nhất : Tín dụng Ngân hàng với chức năng chủ yếu của mình là tập
trung huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả và
có lãi, đã trở thành trung gian cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế.
- Thứ hai : Tín dụng Ngân hàng đáp ứng vốn cho nhu cầu các đơn vị, các tổ
chức kinh tế cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm duy trì phát triển các hoạt
động sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Do vậy, tín
dụng Ngân hàng là nhân tố thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, mặt khác là
cầu nối giữa tích lũy và đầu tư, là động lực kích thích, đồng thời là phương tiện đáp
ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.
- Thứ ba : Tín dụng Ngân hàng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém
phát triển và các kinh tế mũi nhọn thông qua việc đưa ra các hình thức ưu đãi hay
hạn chế tín dụng đối với các ngành kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, để bắt kịp
nhịp độ phát triển kinh tế trong khu vực và thế giới, chúng ta phải phát triển, đầu tư
các ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm. Vai trò của Ngân hàng sẽ là yếu tố quyết
định tính hiệu quả, tính đúng đắn của đầu tư theo mục đích đó.
- Thứ tư : Tín dụng Ngân hàng góp phần tăng cường hạch toán kinh tế nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, Ngân hàng và khách hàng phải tôn trọng hợp
đồng tín dụng đã cam kết, tức là trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
-Thứ năm : Tín dụng Ngân hàng góp phần tích cực vào sự hình thành cơ cấu
kinh tế, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, đem lại sự công bằng trong
xã hội, giúp mọi người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Vì vậy ta có thể nói tín dụng Ngân hàng là công cụ hết sức quan trọng của
Nhà nước nhằm thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước.
1.1.4. Phân loại tín dụng ngân hàng :

Hiện nay trong hoạt động tín dụng Ngân hàng thường thực hiện chủ yếu các
loại cho vay như sau :
SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 3


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

1.1.4.1. Căn cứ vào mục đích :
- Tín dụng đầu tư : Là hình thức cho vay nhằm trợ vốn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, cho vay theo hình thức này đầu tư vào các thành phần kinh tế.
- Tín dụng tiêu dùng : Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu mua sắm các
vật dụng đắc tiền như : mua xe máy, tivi,… hình thức tín dụng này chỉ áp dụng đối
với cán bộ công nhân viên.
1.1.4.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay : (theo quyết định số 1627 ngày 31/12/2001
của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước), người ta chia ra làm 3 loại :
- Cho vay ngắn hạn : là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn : là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn : là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở
lên.
1.1.4.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng mà tín dụng Ngân hàng
được thực hiện bằng các hình thức :
- Cho vay không đảm bảo : là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín
của bản thân khách hàng.
- Cho vay có đảm bảo : là loại cho vay được Ngân hàng cung ứng, phải có

tài sản thế chấp cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba.
1.1.4.4. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng, tín dụng Ngân hàng được thể
hiện :
- Cho vay bằng tiền : là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được
cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các Ngân hàng và thực hiện
bằng các kỹ thuật khác nhau như : tín dụng ứng trước, tín dụng thời hạn, tín dụng
trả góp…
- Cho vay bằng tài sản : là hình thức cho vay bằng tài sản, riêng đối với
Ngân hàng cho vay bằng tài sản được áp dụng đó là tài trợ thuê mua.
1.1.4.5. Căn cứ vào sự phát triển của các ngành nghề mà tín dụng Ngân hàng
được chia thành các loại cho vay như sau :
- Cho vay theo ngành như : Ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp, ngành
thương mại dịch vụ và các ngành khác.
Cho vay theo hình thức này thì thường dựa vào đặc điểm kinh tế của từng
địa phương mà phân ngành.
1.1.5.Nguyên tắc tín dụng Ngân hàng
SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 4


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

*Nguyên tắc hoàn trả: vay phải hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ và đúng
hạn theo thoả thuận. Xuất phát từ bản chất của tín dụng đối với Ngân hàng đây là
cơ sở nền tảng kinh doanh của Ngân hàng.
Đối với người đi vay: đây là bắt buộc mang tính pháp lý, đòi hỏi người đi vay
phải cân nhắc trước khi quyết định vay, đồng thời cũng chịu một số áp đặt của Ngân

hàng
*Nguyên tắc mục đích: vay phải có mục đích và đảm bảo sử dung vốn
vay đúng với mục đích đã thoả thuận. Xuất phát từ bản chất của tín dụng vì tín
dụng là sự mua bán. Là cơ sở để Ngân hàng xem xét đánh giá tính hợp pháp khả thi
hiệu quả
*Nguyên tắc đảm bảo: vốn vay phải đựơc đảm bảo
Đảm bảo tiền vay: khoản vay phải có khả năng chắc chắn trả nợ và lãi
Tuỳ thuộc vào khách hàng mà Ngân hàng biết được năng lực của khách hàng
thông qua uy tín, tính khả thi, nguồn tài chính. Nếu người đi vay không chứng minh
đựơc cho Ngân hàng thấy khả năng của mình thì phải chứng minh bằng nguồn trả
nợ dự phòng từ tài sản đảm bảo
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
1.2.1. Khái niệm và vai trò của hộ sản xuất :
1.2.1.1. Khái niệm hộ sản xuất :
Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh
gắn liền với hộ gia đình, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh, là một
thể nhân bình đẳng trước pháp luật, được Nhà nước bảo hộ lợi ích hợp pháp.
1.2.1.2. Vai trò của hộ sản xuất :
- Hộ sản xuất có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, là
những đơn vị sản xuất nhỏ, linh hoạt rất phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.
- Hộ sản xuất là nơi cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm cho
nền kinh tế, cung cấp cho nền kinh tế những loại sản phẩm phong phú và đa dạng.
- Trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì hộ sản xuất là chủ yếu, có
nhiều hộ làm ăn rất hiệu quả, góp phần không nhỏ vào công việc cải cách nền kinh
tế, khai thác hết mọi tiềm năng của mình tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, phục vụ
tốt nhu cầu trong nước và tiến hành xuất ra nước ngoài.
- Trong lĩnh vực Nông nghiệp trước đây các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất là
chủ yếu, hộ sản xuất bấy giờ bị coi là làm ăn riêng lẽ, phát triển chậm do nhiều yếu
tố tác động tới, từ khi chuyển sang cơ chế kinh doanh, các thành phần kinh tế tư
nhân cá thể không bị gò ép nữa, Nhà nước khuyến khích hộ sản xuất kinh doanh

theo những gì mà luật không cấm. Từ đó họ đã phát huy hết khả năng của mình trên
SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 5


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

nhiều lĩnh vực, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Hiện nay trong Nông nghiệp, kinh tế
hộ ngày càng phát triển mạnh, khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế của hộ sản xuất :
- Hộ sản xuất làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản
thân và gia đình mình.
- Thực chất hộ sản xuất ở nước ta là những người gắn bó máu mủ, huyết
thống. Người chủ hộ là người cha (người mẹ) và các thành viên là con cái trong gia
đình.
- Hộ sản xuất là gắn bó, có tính chất truyền thống cả hai mặt vật chất và tinh
thần, có quyền lợi cùng hưởng và khó khăn cùng chịu.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ thường ở quy mô nhỏ và phân tán ở
nhiều nơi không tập trung, ngoài ra đặc điểm kinh tế của hộ thường gắn liền với
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Hoạt động kinh doanh của hộ không cố định họ chuyển hướng một cách
nhanh chóng, họ hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Ngoài ra hộ sản xuất còn một số nhược điểm là thiếu thông tin, định hướng
cho việc đầu tư của mình thường không chính xác, kiến thức còn hạn chế và tay
nghề không cao, bên cạnh đó nguồn vốn thấp, do đó việc đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh không được thuận lợi dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực.
1.2.3. Phương án cho vay vốn

1.2.3.1.Mức cho vay
Nói chung mức cho vay vốn có thể cung cấp cho một hộ sản xuất tương ứng
với nhu cầu về vốn đang thiếu của hộ sản xuất trên phương án sản xuất kinh doanh.
Cụ thể:
Mức cho vay = tổng nhu cầu vốn của phương án – vốn tự có.
Song để bảo đảm cho sự an toàn, hạn chế rủi ro, Ngân hàng có thể xét cho
vay theo giá trị tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh. Theo qui định:
Mức cho vay tối đa là 75% giá trị tài sản bảo đảm.
1.2.3.2.Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay luôn gắn liền với chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng
hoàn trả và tính chất của nguồn vốn.
- Theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn cho vay sẽ được tính từ lúc
phát tiền vay cụ thể đến lúc người sản xuất thu hoạch được sản phẩm và tiêu thụ
sản phẩm.

SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 6


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

-

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

Theo khả năng hoàn trả, nếu nắm được khả năng các nguồn thu nhập

của hộ vay vốn thì cán bộ tín dụng có thể yêu cầu thời hạn cho vay được tính từ lúc
phát tiền vay cụ thể đến lúc hộ vay vốn có khả năng hoàn trả.

- Theo tính chất nguồn vốn, nghĩa là Ngân hàng căn cứ vào thời hạn mà
các nguồn vốn cho phép để quy định thời hạn cho vay.
1.2.3.3.Lãi suất cho vay
Theo qui định, lãi suất cho vay được tính theo cong thức:
 Lãi suất cho vay = chi phí vốn cho vay (chi phí huy động + chi phí dự
phòng rủi ro + chi phí thanh khoản + chi phí hoạt động) + mức lợi nhuận kỳ vọng.
Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế nếu khách hàng có yêu cầu thì mức lãi suất
cho vay có thể được thương lượng và điều chỉnh trong một giới hạn cho phép.
Ngoài ra, còn có lãi suất chỉ định cho vay từ nguồn vốn ủy thác của chính
phủ.
1.2.3.4.Thu nợ và thu lãi
- Thu nợ gốc: theo quy định của NHN 0 & PTNT Việt Nam thì việc thu nợ
vay ngắn hạn, trung hạn đối với hộ nông dân phải theo đúng kỳ hạn trả nợ đã ghi
trong sổ vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng.
- Thu lãi tiền vay: tuỳ đặc điểm của từng loại hình sản xuất, đối với hộ
nông dân thường được qui định theo kỳ hàng tháng, quý hoặc theo vụ mùa sản
xuất.
1.2.4.Qui trình cho vay
Lập hồ sơ vay vốn
Khách hàng cần nộp các giấy tờ sau
-Giấy tờ chứng minh tính pháp lý của khách hàng: bản sao hộ khẩu, chứng
minh nhân dân của người đại diện hộ và một số giấy tờ khác
-Phương án / dự án sản xuất kinh doanh
-Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm
-Giấy đề nghị vay vốn
Thẩm định hồ sơ vay
Thẩm định hồ sơ vay vốn về phương diện phi tài chính:
1) HSXKD phải cư trú trên cùng địa bàn nơi có trụ sở / Chi nhánh Ngân
hàng cho vay.
2) Mục đích vay phải hợp pháp và phù hợp với những quy định của Nhà

nước về phát triển kinh tế tại địa phương, cũng như các qui định về môi trường, an
toàn sinh thái.
SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 7


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

3) Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến những yếu tố xã hội do đăcû thù của
loại hình kinh tế này
Khi thẩm định nhu cầu vay, các Ngân hàng chủ yếu dựa vào phương pháp
định mức cho vay
Phân tích tính chất các nguồn tài chính dùng để trả nợ của HSXKD là rất quan
trọng. Nguồn trả nợ chính là thu nhập bằng tiền từ kết quả thực hiện phương án sản
xuất kinh doanh được Ngân hàng cho vay
Phương pháp thẩm định: phân tích các dữ liệu trong hồ sơ vay và hồ sơ
khách hàng, đối chiếu với các qui định của chính sách tín dung, chính sách phát
triển kinh tế của các cấp chính quyền và thẩm tra tại chỗ
Quyết định tín dụng
Tuỳ vào loại hình sản xuất kinh doanh và qui mô số tiền xin vay mà Ngân
hàng phân cấp người ra quyết định. Hợp đồng tín dụng được ký kết trực tiếp với
các hộ hoặc với tổ trưởng (trong cho vay bán trực tiếp)
Giám sát tiền vay và thu nợ
Việc giải ngân phụ thuộc vào phương thức cho vay và qui mô của số tiền
vay. Đối với món vay nhỏ Ngân hàng giải ngân một lần bằng tiền mặt cho hộ..
Trong trường hợp món vay tương đối lớn Ngân hàng sẽ giải ngân nhiều lần. Mục
tiêu của giải ngân là giải ngân đúng mục đích xin vay, thực sự hỗ trợ thực thi

phương án sản xuất kinh doanh
Sau khi giải ngân thường Ngân hàng phải kiểm tra tại chỗ việc sử dung vốn
vay theo mục đích xin vay. Ngân hàng tiến hành thu nợ theo định kỳ hoặc một lần
Trong trường hợp không trả được nợ thì tuỳ theo nguyên nhân mà xử lý theo quy
định
1.2.5.Phương thức cho vay
1.2.5.1.Cho vay trực tiếp
Cho vay trực tiếp là quan hệ tín dụng trong đó khách hàng có nhu cầu về vốn giao
dịch trực tiếp với Ngân hàng để vay vốn và trả nợ. Trong cho vay trực tiếp việc cấp
tín dụng có thể tồn tại dưới dạng song phương hoặc đa phương
Với thể thức cho vay song phương, Ngân hàng giải ngân /thu nợ trực tiếp với
khách hàng vay. Với thể thức đa phương, hợp đồng tín dụng có nhiều bên tham gia,
trong dó bên thứ 3 (ngoài Ngân hàng và khách hàng vay) là những tổ chức có trách
nhiệm cung ứng vật tư, hàng hoá thuộc đối tượng vay và tiền vay sẽ được Ngân
hàng giải ngân để thanh toán trực tiếp cho các tổ chức này; hoặc bên thứ 3 là các
đơn vị bao tiêu mà họ có trách nhiệm thanh toán nợ cho Ngân hàng nhân danh
khách hàng đi vay.
SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 8


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

1.2.5.2.Cho vay bán trực tiếp.
Ở Việt nam phương thức cho vay bán trực tiếp thường được gặp với những
tên như: cho vay theo tổ liên danh, liên đới, cho vay theo tổ hợp tác vay vốn
Cho vay theo tổ hợp tác vay vốn: Theo phương thức này, 10-40 hộ nông dân

lập thành một tổ hợp tác vay vốn. Để trở thành thành viên của tổ, các thành viên
phải gần gũi nhau ở một số mặt như: cùng địa phương, cùng mục đích vay vốn. Tổ
phải được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các Hộ thành viên và bầu tổ trưởng để
đại diện pháp lý trong giao dịch với Ngân hàng. Trên cơ sở các quy định cho vay
của Ngân hàng , mỗi Hộ làm giấy đề nghị vay vốn, tổ tiến hành họp xét theo các
điều kiện và nhất trí kiến nghị số tiền được vay của từng Hộ. Sau đó, tổ trưởng gửi
giấy đề nghị vay cho cả tổ tới Ngân hàng cùng các giấy tờ khác. Trên cơ sở đó nhân
viên cho vay sẽ tiến hành thẩm định, thông báo quyết định số tiền cho vay của
từng Hộ ,cũng như cho cả tổ. Tổ trưởng theo dõi nợ vay và thu nợ, lãi để chuyển trả
cho Ngân hàng.
Lợi ích của cho vay bán trực tiếp :
Đối với Ngân hàng :giảm bớt được thời gian nhận và thẩm định hồ sơ vay,
đặc biệt là giảm áp lực mang tính thời vụ, thực hiện kiểm soát có trọng tâm, giảm
chi phí nghiệp vụ
Đối với khách hàng : nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giao
dịch vay vốn Ngân hàng , quan tâm hơn nữa đến việc sử dung vốn có hiệu quả, tạo
không khí đoàn kết tương trợ trong sản xuất kinh doanh cải thiện dần phong cách
sản xuất kinh doanh theo hướng mở rộng.
1.2.7. Sự cần thiết về tài trợ tín dụng đối với hộ sản xuất :
- Cho vay hộ sản xuất đã thực sự là cái “kích” ban đầu cho kinh tế hộ vươn
lên, để xóa đói giảm nghèo, làm giàu bằng những tiềm năng vốn có của họ, xóa bỏ
bao cấp, đưa kinh tế hộ bước vào kinh tế thị trường. Với ý thức tự chủ trong sản
xuất kinh doanh, hòa nhập với sự đổi mới theo hướng phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần.
- Cho vay kinh tế hộ còn góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành nên các trang trại ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất để nâng cao năng suất sản lượng trên cùng một đơn vị diện tích, phá
thế độc canh, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở sản xuất
ngành nghề, chế biến nông sản làm dịch vụ và kinh doanh các loại hàng hóa … làm
thay đổi bộ mặt nông thôn.

Là một Ngân hàng Thương mại, sinh ra trong một nước Nông nghiệp chậm
phát triển. Ngân hàng Nông nghiệp coi Nông nghiệâp – Nông thôn và hộ sản xuất
SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 9


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

là thị trường hoạt động của mình, điều đó vừa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh
tế, vừa phù hợp với nguyện vọng của hàng triệu hộ sản xuất, là yêu cầu cấp thiết
của nền Nông nghiệp nước ta và sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 10


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1.KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội trong thời gian qua

2.1.1.1.- Vị trí địa lý:
Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải miền Trung nằm giữa chiều dài của đất nước,
là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm Nam Trung bộ, nối liền 2 trung
tâm lớn là Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bằng quốc lộ 1A và đường sắt xuyên
Việt chạy qua, có quốc lộ 24A nối liền với Tây Nguyên. Với vị trí đông giáp biển
Đông, tây giáp tỉnh Gia Lai và Kon Tum, nam giáp tỉnh Bình Định, bắc giáp tỉnh
Quảng Nam.
Với diện tích tự nhiên là 5.131,51 km 2, trong đó ¾ là diện tích núi rừng và đồi
trọc, địa hình tự nhiên nghiêng từ tây sang đông chia làm 4 khu vực rõ rệt: Đồng
bằng, miền núi, trung du và hải đảo; có bờ biển dài 130 km, có cảng biển nước sâu
Dung Quất và cảng Sa Kỳ.
Tính đến năm 2008 có 14 huyện, thành phố bao gồm 8 thị trấn, 157 xã, 6
phường, đồng bằng có 5 huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh, miền núi có 6 huyện,
trung du có 2 huyện, hải đảo có 1 huyện. Trong đó TP Quảng Ngãi là trung tâm tỉnh
lỵ nối liền giữa các huyện bằng giao thông đường bộ là chủ yếu nên không mấy
thuận lợi so với giao thông với các tỉnh, thành phố và các vùng liên khu vực khác
trong nước, đặc biệt là miền núi càng khó khăn, ảnh hưởng đến giao lưu, phát triển
kinh tế trong nội bộ tỉnh.
Dân số đến năm 2000 có 1.217.521 người, bao gồm 17 dân tộc, trong đó dân tộc
kinh 88,9%, mật độ dân số bình quân 233 người/1km 2.
2.1.1.2.-Tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:
Năm 2020 mặt dù gặp nhiều khó khăn như: tốc độ tăng giá của nền kinh tế ở mức cao:
12,63%, nhưng tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi đạt mức độ khá ước đạt
14% cao nhất trong 10năm qua. Công nghiệp – xây dựng tăng 19,3%, thương mại tăng
24,3%; du lịch tăng 19%; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 32% so cùng kỳ; Thu ngân sách đạt
1.500 tỷ đồng trong năm 2020 ( trong đó Khu kinh tế Dung Quất 600 tỷ đồng).

SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 11



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

2.1.2- Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nno & PTNT Tỉnh
Quảng Ngãi:
Ngày 01 tháng 7 năm 1989, cùng với sự kiện thành lập lại tỉnh Quảng Ngãi,
Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi ra đời trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng
Nông nghiệp tỉnh Nghĩa Bình theo Quyết định số 99/NHQĐ.
Ngày 02/6/1998 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số
198/1998/QĐ/NHNN thành lập Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng Ngãi.
Ngay từ khi mới thành lập NHNo & PTNT Quảng Ngãi có 10 chi nhánh
huyện và 01 thị xã hoạt động theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 với tổng số
cán bộ là 630 người. Trải qua quá trình phát triển đến nay được mang tên: CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
QUẢNG NGÃI.
TRỤ SỞ GIAO DỊCH: 194 TRẦN HƯNG ĐẠO–TP. QUẢNG NGÃI
ĐIỆN THOẠI: 055-821108 – FAX: 055-822684
Hiện nay Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ngãi có 01 chi nhánh cấp I
(Hội sở tỉnh), 09 chi nhánh cấp II loại 4 gồm 08 huyện (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư
Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Hà, Trà Bồng) và 01 chi nhánh Ngân
hàng cấp II loại 05 trực thuộc tỉnh là Ba Tơ và 14 chi nhánh cấp III thuộc Huyện, 1
phòng giao dịch Khu công nghiệp Dung Quất trực thuộc Chi nhánh Bình Sơn.
Sau một thời gian thành lập, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn Quảng Ngãi đã vươn lên là một ngân hàng mạnh trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi.
Năm 1994: Được xếp là đơn vị xuất sắc nhất của ngành Ngân hàng
Năm 1997: Chi nhánh được xếp loại khá về cho vay và huy động vốn

Năm 2000 và 2001: NHNo & PTNT Quảng Ngãi được bầu là Tập thể lao động
giỏi.
Là đơn vị hoạt động kinh doanh đa năng, lấy địa bàn nông nghiệp nông thôn
làm thị trường hoạt động chính. Trong những năm gần đây NHNo & PTNT Quảng
Ngãi đã từng bước đi lên và tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, đã góp
phần rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà. Các khu công nghiệp, khu
kinh tế ra đời là điều kiện thu hút các nhà đầu tư và vai trò của ngân hàng là không
thể thiếu. Cũng chính lúc này Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng Ngãi cũng hoà
mình vào dòng chảy đó để cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, điều này cho thấy
NHNo & PTNT Quảng Ngãi đã mở rộng đối tượng đầu tư, thực hiện chức năng
kinh doanh tổng hợp của mình. Tuy nhiên việc quan hệ với doanh nghiệp gặp
không ít khó khăn, từ khâu tìm kiếm khách hàng đến việc thiết lập mối quan hệ lâu
SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 12


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

bền với khách hàng lại càng khó, nhất là đào tạo những cán bộ tín dụng thuần thục
để có thể tiếp cận với khách hàng trong nhiều ngành nghề và hạn chế những rủi ro
có thể xảy ra cho ngân hàng. Vì khách hàng là những doanh nghiệp, khác với
những hộ sản xuất về cơ cấu, qui mô... Vốn mà ngân hàng cung cấp cho các doanh
nghiệp lớn hơn rất nhiều. Khi ngân hàng quyết định mở rộng cho vay đối với thành
phần kinh tế này thì kéo theo việc phải huy động một lượng vốn dồi dào và thực
hiện đa dạng hóa các dịch vụ nhằm thu hút khách hàng.
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức:
Qua hơn 19 năm hình thành và phát triển, đến cuối năm 2008, Ngân hàng

Nông nghiệp Quảng Ngãi có tổng số lao động đến cuối năm 2008 là: 323 người.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng
Kế toán
Ngân
quỹ

Phòng
Hành
chính

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng
Tổ
chức và
Đào tạo

Phòng
Kiểm
tra nội
bộ

Phòng
Tìn
dụng


Phòng
KH&TH

Các ngân hàng huyện,
thành phố
Chú thích:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Với cơ cấu như trên thì Giám đốc là người đứng đầu, quyết định toàn bộ mọi
hoạt động của ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nông

SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 13


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

nghiệp & PTNT Việt Nam và pháp luật về mọi quyết định của mình, giúp việc cho
Giám đốc có hai Phó giám đốc.
 Phòng Kế toán – Ngân qũy: Gồm hai bộ phận
+ Bộ phận Kế toán-Vi tính: Chuyên sâu về công tác hạch toán kế toán trong
ngân hàng; chuyên lo việc lưu trữ các hồ sơ, tài liệu về hạch toán; tham gia thanh
toán trên mạng vi tính trong hệ thống của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện các
khoản giao nộp theo luật định, tổ chức thiết kế, lập trình để cung ứng thông tin, dữ
liệu cho các phòng Kế hoạch-nguồn vốn, phòng Tín dụng, Ban giám đốc, phục vụ
cho yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp

thông tin lên Ngân hàng cấp trên.
+ Bộ phận Ngân qũy: Trực tiếp quản lý tiền của Chi nhánh, điều chuyển tiền
đi các Ngân hàng huyện. Quản lý an toàn kho qũy và thực hiện các qui định, qui
chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền ...
 Phòng Tổ chức-Hành chính:
Sắp xếp, bố trí lao động tại đơn vị; qui hoạch, đào tạo , tổ chức thực hiện đào
tạo tay nghề cho nhân viên toàn Chi nhánh khi được Giám đốc phê duyệt. Tổ chức
thực hiện phong trào thi đua, khen thưởng và kỷ luật. Đề xuất việc cử cán bộ đi
học, làm công tác hành chính-văn thư; quản lý kho ấn chỉ, vật tư và các tài sản khác
của đơn vị. Thực hiện quản trị hành chính.
 Phòng Kiểm tra nội bộ:
Tổ chức kiểm tra, phúc tra và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh. Thực hiện
công tác kiểm toán nội bộ. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Chống tham nhũng, kiện toàn và củng cố tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm
soát, kiểm tra và kiểm toán nội bộ.
 Phòng Thẩm định:
Tái thẩm định lại các dự án đầu tư vượt mức phán quyết cho vay theo quy
định của Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh do phòng tín dụng chuyển sang và các dự
án đầu tư vượt quyền phán quyết cho vay do NH cấp dưới trình lên.
 Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Đề xuất chiến lược huy động
vốn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn và chiến lược cạnh tranh,
chiến lược khách hàng của Ngân hàng;
Thực hiện chức năng quản trị rủi ro Ngân hàng: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng,
rủi ro lãi suất …
Lập các kế hoạch về quản lý và thu hồi nợ được xử lý rủi ro.
Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ quí, năm.
SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 14



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

Tổ chức thu nhập thông tin phòng ngừa rủi ro về tín dụng.
Điều hòa tiền mặt đối với các chi nhánh trong toàn tỉnh, kiểm tra nghiệp vụ
chuyên đề …
 Phòng tín dụng: Phân tích chuyên ngành, trên cơ sở đó thực hiện phân
loại khách hàng có uy tín, đề xuất các chương trình tín dụng tối ưu, khởi xướng dự
án tín dụng, dự án kinh doanh; Thực hiện việc mua bán ngoại tệ; Thực hiện tín
dụng cầm cố; Tổng hợp và phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách
hàng, phân loại doanh nghiệp và báo cáo chuyên đề; Chấp hành các chế độ báo cáo
thống kê, kiểm tra nghiệp vụ chuyên đề …
 Các Ngân hàng huyện: Thực hiện các nghiệp vụ Kế toán, ngân quỹ cho
vay theo chế độ của Nhà nước và ngành quy định.
Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Quảng Ngãi là ngân hàng có qui mô lớn
nhất, mạng lưới rộng nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong toàn
tỉnh. Được ra đời sớm nhất và có đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm, tâm huyết
với nghề, là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Nông nghiệp phát huy thế mạnh của
mình trong kinh doanh.
2.1.2.3. Các sản phẩm, dịch vụ của đơn vị
- Huy động vốn
- Cho vay
- Bảo lãnh
- Kinh doanh ngoại tệ
- Thanh toán quốc tế
- Thanh toán trong nước
- Dịch vụ cho thuê tài chính
- Dịch vụ ngân quỹ

2.1.3. Tình hình chung về nguồn vốn của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ngãi
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng là yếu tố quyết định quy mô kinh doanh và
là một nhân tố quan trọng quyết định kết quả kinh doanh và hiệu quả của Ngân hàng.
Trước hết một Ngân hàng kinh doanh cũng là một doanh nghiệp kinh doanh nhưng có
những nét riêng có khác với các lĩnh vực khác. Vốn và tiền vừa là phương tiện kinh
doanh, mục đích kinh doanh vừa là đối tượng kinh doanh, Ngân hàng kinh doanh chủ
yếu bằng vốn của người khác nên nguồn vốn huy động có vai trò hết sức quan trọng
Với nhu cầu đầu tư của nền kinh tế ngày càng tăng cao cùng với sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt từ các kênh đầu tư khác như: Bất động sản, bảo hiểm nhân thọ, tiết
SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 15


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

kiệm bưu điện, kho bạc Nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển cùng với các NHTM khác đã
khiến cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ngãi
gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để tạo lập nguồn vốn dồi dào phục vụ cho
hoạt động kinh doanh Chi nhánh đã không ngừng đa dạng hoá các hình
thức huy động vốn nên nguồn vốn huy động đuợc qua các năm không
ngừng tăng lên cả về qui mô lẫn chất lượng

BẢNG 1: NGUỒN VỐN
ĐVT: TRIỆU ĐỒNG
2019
2020
ST

TT(%)
ST
TT(%)

CHỈ TIÊU
A.Huy động
địa phương
1,Không kỳ hạn
2,Có kỳ hạn
< 12 tháng
> 12 tháng
B.Tiền gửi bằng USD
(qui đổi VNĐ)
1,Không kỳ hạn
2,Có kỳ hạn
< 12 tháng
> 12 tháng
C.Huy động TW

1.213.152

98,7 1.517.566

98.8

427.942
785.210
65.433
719.777


34,8
416.874
63,9 1.100.692
5,3
72.290
58,6 1.028.402

27,1
71,61
4,71
66,9

Kỳ phiếu
Trái phiếu
TỔNG VHĐ

2020/2019
ST
TL(%)
304.41
25,1
4
-11.068 -2,59
315.482
40,2
6.857
10,5
308.625
42,9


13.260

1,1

17.769

1,16

4.509

34

2.168
11.092
4.117
6.975
769

0,2
0,9
0,3
0,6
0,2

4.489
13.280
4.632
8.648
769


0,29
0,86
0,3
0,56
0,05

2.321
2.188
515
1.673
0

107
19,7
12,5
24
0

0

0,0

0

0

0

0


769

0,2

769

0,05

0

0

100 1.536.104

100

233.07
4

23,4

1.227.181

Qua bảng số liệu ta thấy:
Tổng nguồn vốn huy động năm 2020 tăng 304.414 trđ, tức tăng 25,1% so với
năm 2019. Nguyên nhân: do thu nhập của khách hàng nói chung ngày càng được
nâng cao, do đó có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng; do NHNo & PTNT
Quảng Ngãi đã tạo được niềm tin đối với khách hàng đến gửi tiền; do ngân hàng sử
dụng nhiều hình thức huy động đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng; và
bên cạnh việc có đội ngũ nhân viên cởi mở, nhiệt tình…, NHNo & PTNT Quảng

Ngãi có mạng lưới chi nhánh phát triển nhanh chóng, theo kiểu “chân rếp”, đi sâu,
đi sát, tiện lợi cho khách hàng gửi và vay tiền. Chính những điều này đã thu hút

SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 16


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

được ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng, kết quả là nguồn vốn liên tục
tăng qua các năm.
Nguồn vốn huy động tại địa phương luôn là nguồn huy động chủ yếu của ngân
hàng. Như vậy ngân hàng đã chủ động được nguồn vốn tại chổ để đáp ứng một
phần vốn vay của khách hàng, giúp cho ngân hàng có khả năng thu được lợi nhuận
cao.
Việc huy động ngoại tệ tại ngân hàng chỉ mới chiếm một tỷ trọng rất nhỏ
nhưng có xu hướng tăng qua các năm: năm 2020 tăng 4.509 trđ, tức tăng 34% so
với năm 2019. Ngoài ra, ngân hàng còn huy động bằng trái phiếu.
Tiền gửi không kỳ hạn bằng nội tệ năm 2020 giảm 11.068 trđ, tức giảm 2,59%
so với năm 2019. Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ (qui đổi VND) tăng qua 2
năm: năm 2020 tăng 107% so với năm 2019.
Tiền gửi có kỳ hạn bằng nội tệ và ngoại tệ (qui đổi VND) đều liên tục tăng qua
2 năm. Nhưng tiền gửi có kỳ hạn bằng nội tệ chiếm tỷ trọng cao: năm 2019 là
63,9%; năm 2020 là 71,61%, còn huy động có kỳ hạn bằng ngoại tệ (qui đổi VND)
chỉ mới chiếm tỷ trọng rất nhỏ: năm 2019 là 0,9% năm 2020 là 0,86%, trong tổng
nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Có sự thay đổi trong cơ cấu huy động của năm qua 2 năm: tiền gửi không kỳ

hạn có tỷ trọng giảm dần, tiền gửi có kỳ hạn có tỷ trọng tăng dần, đặc biệt là tiền
gửi có kỳ hạn > 12 tháng; tiền gửi ngoại tệ, huy động hộ TW cũng thay đổi theo
chiều hướng tăng. Cụ thể:
+ Năm 2019:- Tiền gửi không kỳ hạn: 34,8%
- Tiền gửi có kỳ hạn: 63,9%
- Tiền gửi ngoại tệ: 1,1%
- Huy động hộ TW: 0,2%
+ Năm 2020: - Tiền gửi không kỳ hạn: 27,1%
- Tiền gửi có kỳ hạn: 71,61%
- Tiền gửi ngoại tệ: 1,16%
- Huy động hộ TW: 0,05%
Với tình hình huy động ngày càng tăng, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn > 12
tháng đã tạo cho ngân hàng nguồn vốn dồi dào, tương đối ổn định, tạo điều kiện
cho việc sử dụng vốn của ngân hàng được dễ dàng hơn, có thể mở rộng cho vay
trung và dài hạn.

SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 17


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

2.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh
Quảng Ngãi
Trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như các doanh nghiệp khác Ngân
hàng cũng xem chỉ tiêu lợi nhuận là quan trọng nhất, đó là chỉ tiêu cơ bản đánh giá
toàn bộ kết quả kinh doanh của Chi nhánh

Dưới sự cố gắng, nổ lực của tất cả cán bộ công nhân viên toàn Ngân hàng và sự
chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo các cấp nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
đạt được những kết quả sau:
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh
tỉnh Quảng Ngãi
BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: Triệu đồng
2020/2019
CHỈ TIÊU
2019
2020
ST
TL(%)
Tổng thu nhập

164293

236212

71.919

43.8

Tổng chi phí

146427

193580

47.153


32.2

17866

42632

24.766

139

Lợi nhuận

Qua bảng số liệu ta thấy:
- Tổng thu nhập của ngân hàng năm 2020 tăng so với năm 2019. Vì ngân
hàng sử dụng vốn chủ yếu để cho vay nên thu từ lãi cho vay cũng là nguồn thu
chính của ngân hàng.
Năm 2020 thu nhập tăng 43,8%, tức tăng 71.919 trđ so với năm 2019.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng thu nhập năm sau cao hơn năm trước.
- Tổng chi phí của ngân hàng cũng tăng và chi trả lãi cho nguồn vốn huy
động của ngân hàng là khoản chi chính.
Năm 2020 tổng chi phí tăng 32,2%, tức tăng 47.153 trđ so với năm 2019.
Trong kinh doanh khi qui mô hoạt động được mở rộng thì thu nhập sẽ ngày
càng tăng, đồng thời chi phí cũng sẽ tăng .Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các
nhà quản trị phải tìm mọi cách để tốc độ tăng thu nhập luôn cao hơn tốc độ tăng
chi phí.
Năm 2019 kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là lãi 17.866 trđ.
Năm 2020 tốc độ tăng thu nhập là 43,8% trong khi đó tốc độ tăng chi phí là
32,2% kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 lãi là 42.632 trđ.


SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 18


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

2.2.Phân tích tình hình cho vay đối với Hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo &
PTNT Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1.Tình hình chung về cho vay tại NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
Bảng 3: Tình hình cho vay tại NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi

ĐVT: Triệu đồng
Năm 2019
Năm 2020
Chênh lệch
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TĐ(%)
1.Doanh số cho vay
1.196.506
100 1.984.082
100
787.576
+65,8

Trong đó HSXKD
912.913
76,3 1.194.321
60,2
328.359
+30,8
2.Doanh số thu nợ
1.047.695
100 1.584.360
100
536.665
+51,2
Trong đó HSXKD
819.960
78,3 1.065.816
64,1
173.856
+30
3.Dư nợ bình quân
1.363.274
100 1.762.996
100
399.722
+29,3
Trong đó HSXKD
941.935
69,1 1.070.440
65,2
128.505
+13,6

4.Nợ quá hạn
494.150
100
43.104
100 -451.048
-91,3
Trong đó HSXKD
13.735
2,6
22.015
61
8.280
+60,6
5.Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
36,2
2,44
-33,76
Trong đó HSXKD
1,5
2,1
0,6
Trong những năm qua nhờ vào việc đa dạng các loại hình cho vay, các loại
khách hàng vay nên đã làm cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng không ngừng tăng
lên cả về qui mô lẫn chất lượng.
Qui mô tín dụng được thể hiện qua 3 chỉ tiêu: DSCV, DSTN, nợ quá hạn. Qua
bảng 3 ta thấy DSCV năm 2020 đạt 1.984.082 triệu đồng tăng 65,8% so với năm 2019,
trong đó DSCV của HSXKD năm 2020 đạt 1.194.321 triệu đồng (chiếm 60,2% DSCV
năm 2020) tăng 30,8% so với năm 2019, DSCV của HSXKD chiếm tỷ trọng cao trong
tổng DSCV thực hiện của Chi nhánh. Để đạt được DSCV nói trên là do có sự chỉ đạo
của Ban lãnh đạo mà các phòng ban đã lập phương án, xây dựng kế hoạch tín dụng

ngay từ đầu năm , trên cơ sở đó phân chia theo từng quý để hoàn thành kế hoạch.
Trong năm 2020 DSTN đạt 1.584.360 triệu đồng,trong đó DSTN của HSXKD
đạt 1.065.816 triệu đồng (chiếm 64,1% DSTN ) tăng 30% so với năm 2019 tương ứng
tăng 173.856 triệu đồng, có được kết quả này là do sự nổ lực trong công tác thu nợ
khách hàng và hiệu quả kinh doanh của khách hàng. Dư nợ đạt 1.762.996 triệu đồng,
trong đó HSXK đạt 1.070.440 triệu đồng (chiếm 65,2% Dư nợ ) tăng 13,6% so với
năm 2019 tương ứng tăng 128.505 triệu đồng.Qua con số này chứng tỏ Ngân hàng đã
ngày càng nâng cao dư nợ cho vay cùng với quá trình huy động vốn tăng trưởng nhằm
tăng cao lợi nhuận, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Nhìn chung ta thấy
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ngãi mở rộng cho vay chủ yếu là cho vay HSX. Điều này
cho thấy HSXKD là bạn hàng lớn của ngân hàng
Trong công tác điều hành tín dụng, ban lãnh đạo đã tập trung chỉ đạo nâng cao
chất lượng tín dụng, coi chất lượng tín dụng là yếu tố quyết định đến hoạt động của
Chỉ tiêu

SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 19


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

Chi nhánh, qua đó đánh giá được năng lực của cán bộ điều hành và CBTD. Chất lượng
tín dụng thể hiện qua hai chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn. Trong năm 2020 nợ
quá hạn là 43.104 triệu đồng giảm 91,3% so với năm 2019 tương ứng giảm 451.048
triệu đồng. Trong đó nợ quá hạn của HSXKD là 22.015 triệu đồng chiếm 61% tổng nợ
quá hạn cả năm,nợ quá hạn của HSXKD năm 2020 tăng 60,6% so với năm 2019 tương
ứng tăng 8.280 triệu đồng,nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do những rủi ro

bất khả kháng mà các HSXKD không thể lường trước được.Tuy nhiên xét về mặt tuyệt
đối nợ quá hạn của năm 2020 giảm so với nợ xâú của năm 2019 là điều khá tích cực
đối với chi nhánh, khi chi nhánh thực hiện tốt việc trích lập quỹ bù đắp rủi ro từ chi
nhánh sẽ có những biện pháp như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, khoanh hạn nợ từ
đó tạo điều kiện cho HSXKD có thể trả những khoản nợ này một cách thuận tiện và có
lợi nhất .
Tỷ lệ nợ quá hạn của năm 2020 là 2,44% giảm so với năm 2019 là 33,76% .
Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn của HSXKD lại tăng lên 0,6%
Nhìn chung hoạt động tín dụng của Chi nhánh năm 2020 đạt được những kết
quả rất đáng ghi nhận, đã giải quyết được nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế
trong Quận và các vùng lân cận như các Doanh nghiệp Nhà nước,Hợp tác xã, Công ty
cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doang nghiệp tư nhân, HSXKD, cá thể và cho
vay khác như cho vay tiêu dùng, cho vay khắc phục bão lụt thiên tai nhằm góp phần
ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế. Riêng cho vay đối với HSXKD đã giải
quyết được nhu cầu vốn cấp thiết tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong
từng hộ, góp phần nâng cao thu nhập trong từng hộ đồng thời góp phần phát triển, tăng
trưởng kinh tế của tỉnh.
Để làm rỏ hơn về tình hình cho vay của ngân hàng đối với HSXKD, ta đi vào
phân tích cho vay HSX theo thời gian, theo ngành nghề, theo hình thức

SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 20


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

2.2.2.Phân tích tình hình cho vay đối với Hộ sản xuất kinh doanh theo thời gian

Bảng 4: Tình hình cho vay đối với HSXKD theo thời gian
ĐVT: Triệu đồng

Năm 2019
Năm 2020
Chênh lệch
Số tiền TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TĐ(%)
Doanh số cho vay
912.913
100 1.194.321
100
281.408
+30,8
- Ngắn hạn
660.599
72,3
830.875
69,6
170.276
+25,7
- Trung, dài hạn
252.314
29,7
363.446
32,4
111.132

+44
Doanh số thu nợ
819.960
100 1.065.816
100
245.856
+30
- Ngắn hạn
611.138
74,5
790.803
74,2
179.665
+29,4
- Trung, dài hạn
208.822
25,5
275013
25,7
66.191
+31,7
Dư nợ bình quân
941.935
100 1.070.440
100
128.505
+13,6
- Ngắn hạn
609.651
64,7

649.723
60,7
40.027
+6,6
- Trung, dài hạn
332.284
36,3
420.717
37,3
88.433
+26,6
Nợ quá hạn
13.735
100
22.015
100
8.280
+60,6
- Ngắn hạn
7.909
57,6
15.294
69,5
7.385
+93,4
- Trung, dài hạn
5.826
43,4
6.721
30,5

895
+15,4
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
1,5
2,1
0,6
- Ngắn hạn
1,3
2,3
1
- Trung, dài hạn
0,2
1,6
1,4
Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn cũng chiếm một tỷ trong khá lớn trong tổng
DSCV, vì cho vay ngắn hạn đảm bảo được nguồn vốn quay vòng nhanh và mức độ rủi
ro thấp hơn cho vay trung dài hạn.
Nhìn vào tổng thể ta thấy tình hình cho vay của HSXKD tăng trong năm 2020 ở
các chỉ tiêu DSCV, DSTN, Dư nợ.DSCV năm 2020 tăng 30,8% tương ứng tăng
218.408 triệu đồng,DSTN cũng tăng 30%, Dư nợ tăng 13,6% so với năm 2019. Trong
năm 2020 DSCV ngắn hạn của HSXKD đạt 830.875 triệu đồng chiếm 69,6% DSCV
đối với HSXKD, tăng 25,7% so với năm 2019 tương ứng tăng 170.276 triệu đồng,
DSTN là 790.803 triệu đồng chiếm 74,2% DSTN đối với HSXKD, tăng 29,4% so với
năm 2019 tương ứng tăng 179.665 triệu đồng, Dư nợ ngắn hạn cũng tăng 6,6% so với
năm 2019 tương ứng tăng 40.027 triệu đồng
Cho vay trung dài hạn là nghiệp vụ cho vay để đáp ứng nhu cầu về đầu tư, sản
xuất kinh doanh trong thời gian dài, đồng thời nó cũng có độ rủi ro cao hơn cho vay
ngắn, nhưng cho vay trung, dài hạn là nghiệp vụ kinh doanh đem lại thu nhập nhiều
hơn cho Ngân hàng vì lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn
hạn.

Cùng với việc cạnh tranh thu hút các khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay lớn thì có chiến lược giữ chân và thu hút khách
hàng truyền thống là HSXKD. Cho vay vốn HSXKD mặc dù chi phí lớn, món vay
Chỉ tiêu

SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 21


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

nhỏ, dễ sinh tình trạng quá tải cho CBTD nhưng lại phân tán được rủi ro và thể hiện
được định hướng chiến lược của NHNo & PTNT Việt Nam là gắn bó lâu dài với Hộ.
Định hướng đó được NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ngãi thực hiện thông qua hoạt động
cho vay đối với HSXKD, trong năm 2020 Chi nhánh đạt được DSCV trung dài hạn đối
với HSXKD là 363.446 triệu đồng, tăng 44% so với năm 2019 tương ứng tăng 111.132
triệu đồng, DSTN cũng tăng 31,7% tương ứng tăng 66.191 triệu đồng,Dư nợ tăng
26,6% so với năm 2019
. Nhìn chung cả DSCV, DSTN, Dư nợ của cho vay ngắn hạn đối với HSXKD
trong năm 2020 đều chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung dài hạn với tỷ lệ đều trên
60%, đó là vì nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh của Hộ trong địa phương chủ yếu
là ngắn hạn, tập trung vào các hoạt động ngắn hạn, nhanh thu hồi vốn như trồng rau,
kinh doanh bán lẻ, dịch vụ bida, internet... Để đạt được qui mô tín dụng này là sự nổ
lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh nói chung và nhân viên
của phòng tín dụng nói riêng Về phương thức vay vốn trung dài hạn tới HSXKD,
Ngân hàng thực hiện kết hợp đa dạng đồng thời các loại hình tín dụng linh hoạt, hiệu
quả phù hợp với từng đối tượng HSXKD và vùng kinh tế đó là cho vay trực tiếp, cho

vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp như: Hội nông dân, hội phụ
nữ, hội cựu chiến binh. Thông qua đó để giải ngân vốn vay kịp thời, giảm phiền hà bảo
đảm các nguyên tắc tín dụng và có hiệu quả cho các HSXKD. Đổi mới hoạt động sát
với lợi ích của các HSXKD, do đó vốn tín dụng được chuyển tải đúng đối tượng, bám
sát nhu cầu, bảo đảm nhanh chóng an toàn và có hiệu quả vốn vay cho cả Ngân hàng
và HSXKD.
Tuy qui mô tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn tín dụng ngắn hạn
nhưng nhu cầu về vốn trung dài hạn cũng rất cần thiết để phục vụ cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh có tính chất lâu dài trong các lĩnh vực như: sản xuất đá thủ công mỹ
nghệ, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, công nghiệp lương thực, thực phẩm và đồ uống,
kinh doanh du lịch khách sạn nhà hàng... Qui mô cho vay đối với HSXKD không
nhiều, tốc độ tăng không cao do hoạt động tuyên truyền, quảng cáo chưa mạnh, chưa
thực hiện tốt công tác cổ động, hướng dẫn HSXKD các điều kiện cho vay, cơ chế
chính sách tín dụng.
Nợ quá hạn đối với HSXKD năm 2020 tăng 60,6% so với năm 2019 trong đó
ngắn hạn chiếm 69,5% và tăng 93,4% so với năm 2019 tương ứng 7.385 triệu
đồng,làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng 0,6% so với tổng dư nợ của HSX. , nợ quá hạn
trung dài hạn cũng tăng 15,4% tương ứng tăng 895 triệu đồng so với năm 2019. Qua
đó ta thấy cho vay ngắn hạn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguyên nhân là do điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt cùng với sự cạnh tranh trên thị trường gay gắt dẫn đến một số doanh
nghiệp phải đình tránhản xuất trong kinh doanh nên chi nhánh phải gia hạn nợ cho
SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 22


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương


khách hàng.bên cạnh đó trong cho vay trung dài hạn đòi hỏi công tác thẩm định phức
tạp, khó khăn hơn và thời gian dài thu hồi vốn lâu nên không tránh khỏi những hạn
chế. Đòi hỏi CBTD cần phải theo dõi các khoản nợ gần đến hạn thanh toán để nhắc
nhỡ và tình hình kinh doanh của khách hàng
Ngoài những nguyên nhân khách quan bất khả kháng, sản xuất kinh doanh thua
lỗ dẫn đến các khoản nợ quá hạn đối với HSXKD thì còn có một nguyên nhân nữa đã
dẫn đến nợ quá hạn đó là trong phân tích tín dụng còn bộc lộ những hạn chế.
+ Thông tin để phân tích còn thiếu:
* Thiếu thông tin từ hồ sơ vay vốn: Đối với Hộ gia đình sản xuất kinh doanh,
thông tin về thu nhập nhiều khách hàng kê khai không chính xác làm cho việc xác định
dòng tiền thực sự của người vay không chính xác.
* Sự chia sẻ thông tin giữa các Ngân hàng hạn chế do sự cạnh tranh.
Trong năm 2020 Kết quả hoạt động cho vay đối với HSXKD đã góp phần xoá
đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu, phát triển kinh tế Hộ của tỉnh và các vùng lân cận,
đồng thời nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các Hộ. Thông qua phương thức
cho vay qua tổ Ngân hàng đã có thêm một kênh chuyển tài vốn có hiệu quả an toàn tới
HSXKD, hoạt động cho vay đối với HSXKD của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh
Quảng Ngãi đã giải quyết được nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các Hộ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như: trồng hoa, trồng rau
sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm trong từng Hộ, kinh doanh dịch vụ bida, Internet, kinh
doanh bán lẻ, dịch vụ sửa chữa, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh nhà hàng ... Tuy nhiên
bên cạnh đó hoạt động cho vay đối với HSXKD cũng còn những hạn chế và bất cập
như: trong một số trường hợp CBTD thẩm định không đúng về chu kỳ sản xuất kinh
doanh của HSXKD mà Hộ thì không am hiểu kỹ quy trình, chu kỳ sản xuất kinh doanh
nên khi giải ngân vốn vay ngắn hạn không khớp với chu kỳ sản xuất kinh doanh dẫn
đến việc thu hồi nợ không đạt và phải tiến hành gia hạn nợ; vốn vay thường được sử
dụng tổng hợp bao gồm sử dụng cho sản xuất kinh doanh kà chủ yếu và trong đó có sử
dụng cho sinh hoạt và tiêu dùng. Điều này vi phạm nguyên tắc cho vay phải sử dụng
vốn vay đúng mục đích của Ngân hàng. Một số bất cập như nhiều HSXKD là đối
tượng khách hàng thường xuyên, có tín nhiệm trong quan hệ vay vốn với Ngân hàng

nhưng mỗi lần vay vốn mới hầu như lại làm lại hồ sơ mới lại từ đầu gây tốn kém, mất
thời gian cho cả Ngân hàng và người vay.

SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 23


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương

2.2.3.Phân tích tình hình cho vay đối với HSXKD theo hình thức bảo đảm bằng
tài sản
Bảng 5 : Tình hình cho vay đối với HSXKD theo hình thức bảo đảm bằng tài sản
ĐVT: Triệu đồng

Năm 2019
Năm 2020
Chênh lệch
Số tiền TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TĐ(%)
1.Doanh số cho vay
912.913
100
119.4321
100

281.408 +30,8
Có - BĐBTS
691.989
75,8
961.428
80,5
269.439
+38,9
- Không có BĐBTS
200.904
24,2
232.893
15,5
32.989
+15,9
1.065.816
2.Doanh số thu nợ
819.960
100
100
245.856
+30
- Có BĐBTS
653.508
79,7
879.298
82,5
225.790
+34,6
- Không có BĐBTS

166.452
21,3
186518
17,5
20196
+12,1
1.070.440
3.Dư nợ bình quân
941.935
100
100
128.505
+13,6
767859
- Có BĐBTS
685729
72,8
71,7
82130
+12
302581
- Không có BĐBTS
256206
27,2
28,3
46375
+18,1
22.015
4.Nợ quá hạn
13.735

100
100
8.280
60,3
16.512
- Có BĐBTS
9.024
65,7
75
7.488
+83
5.502
- Không có BĐBTS
4.711
34,3
25
791
+16,8
2,1
5.Tỷ lệ Nợ quá hạn (%)
1,4
+0,7
2,1
- Có BĐBTS
1,3
+0,8
1,8
- Không có BĐBTS
1,8
0

"Bảo đảm tín dụng hay bảo đảm tiền vay là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay,
mà ở đây là Ngân hàng dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người
đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Các Ngân hàng coi bảo đảm tín dụng là nguồn
thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất (các lưu chuyển tiền tệ) không thể thanh toán
được nợ. Trong hoạt động kinh doanh có muôn ngàn lý do dẫn đến nguồn thu nợ thứ
nhất không thực hiện được, nếu không có một nguồn bổ sung tất yếu Ngân hàng sẽ
gặp rủi ro tín dụng. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích của mình Ngân hàng thường yêu cầu
người đi vay phải có các bảo đảm cần thiết, ngoại trừ những khách hàng hoạt động tốt
và có quan hệ tín dụng thường xuyên"
Qua bảng 5 ta thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh đối với HSXKD tập trung
hầu hết ở hình thức cho vay có BĐBTS với DSCV 961.428 triệu đồng (chiếm 80,5%
tổng DSCV đối với HSXKD ) tăng so với năm 2019 là 38,9% tương ứng tăng 269.439
triệu đồng, còn lại 232.893 triệu đồng là DSCV không có BĐBTS tăng 15,9% so với
năm 2019. Hoạt động cho vay chủ yếu là cho vay có BĐBTS vì bất cứ Ngân hàng nào
cũng vậy, cho vay đều phải có BĐBTS nhằm thực hiện đúng nguyên tắc đảm bảo của tín
dụng Ngân hàng. Vì chỉ có cho vay có BĐBTS thì mới bảo vệ được nguồn vốn của
Ngân hàng giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Một phần nhỏ là cho vay không có
BĐBTS thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ Quyết định số 67/1999/QĐ-TTG ngày
30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ
Chỉ tiêu

SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 24


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Phan Đặng My Phương


phát triển nông nghiệp, nông thôn và các văn bản khác có liên quan của NHNo & PTNT
Việt Nam như Nghị quyết liên tịch số 2308 và Thông tư 02 về cho vay qua tổ nhóm.
Chi nhánh đã thực hiện đúng theo của cấp trên tạo điều kiện về vốn để kinh tế
Hộ phát triển sản xuất kinh doanh được thuận lợi, chú trọng hơn nữa giải quyết khó
khăn cho những hộ cần vốn nhưng không có tài sản đảm bảo được vay vốn để phát
triển kinh tế, cải thiện đời sống, điều này cho thấy Nhà nước có sự ưu đãi hơn đối với
các đối tượng được hưởng ưu đãi theo Quyết định 67. Ngoài ra trong cho vay không
có BĐBTS hiện nay có một bất cập là Quyết định 67 ban hành trong thời gian qua hầu
hết quy mô, năng lực trình độ của HSXKD được nâng lên mà theo Quyết định thì “đối
với hộ gia đình sản xuất nông, lâm , ngư, diêm nghiệp Ngân hàng cho vay đến 10 triệu
đồng, người vay không phải thế chấp tài sản, chỉ nộp kèm theo đơn xin vay vốn giấy
xác nhận của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về diện tích đất đang sử dụng
không có tranh chấp”, trong khi nhu cầu về vốn tăng lên nên đã gây không ít khó khăn
về nguồn vốn sản xuất kinh doanh của cá Hộ.
Trong năm DSTN và Dư nợ cũng đều tăng với DSTN có BĐBTS là 879.298
triệu đồng, chiếm đến 82,5% DSTN, tăng 34,6% so với năm 2019, trong khi đó DSTN
của cho vay không có BĐBTS tăng 12,1% so với năm 2019 tương ứng tăng 20.066
triệu đồng. Công tác thu nợ đã được thực hiện tương đối tốt nhưng chưa triệt để, tuy
người vay có ý thức tốt về việc trả nợ nhưng do những nguyên nhân khách quan mà
việc trả nợ không được tiến hành suôn sẻ làm cho tốc độ tăng trưởng của DSTN không
cao.
Dư nợ nhìn chung đều tăng ở cả cho vay có BĐBTS và cho vay không có
BĐBTS với tốc độ tăng trưởng Dư nợ của cho vay có BĐBTS năm 2020 tăng 12%
tương ứng tăng 82.130 triệu đồng so với năm 2019 và cho vay không có BĐBTS là
18,1% tương ứng tăng 46.375 triệu đồng. Dư nợ của cho vay có BĐBTS tăng và nợ
quá hạn của hình thức cho vay này cũng tăng với số tiền 7.488 triệu đồng so với năm
2019 với tỷ lệ nợ quá hạn 2,1% và tăng 0,8% so với năm 2019. Tuy nợ quá hạn của
cho vay không có BĐBTS nhưng tỷ lệ nợ quá hạn 1,8% lại không có thay đổi so với
năm 2019, điều này được lý giải rằng cho vay không có BĐBTS theo chủ trương chính
sách của Nhà nước để hỗ trợ phát triển kinh tế Hộ trong các lĩnh vực, ngành nghề và

một số trường hợp đặ biệt như cho vay khắc phục bão lụt, thiên tai, dịch hoạ... nên việc
hoàn trả nợ gặp khó khăn không theo đúng như trong thoả thuận của hợp đồng tín
dụng về việc hoàn trả nợ gốc và lãi vì vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn là điều tất yếu.
Kết quả hoạt động cho vay đối với HSXKD đã giải quyết vốn để sản xuất kinh
doanh cho cả những Hộ sản xuất kinh doanh có tài sản đảm bảo lẫn những Hộ không
có tài sản đảm bảo theo chủ trương của Nhà nước khuyến khích thành phần Hộ không
có tài sản đảm bảo cũng có điều kiện vay vốn để phát triển kinh tế.
SVTH: Đặng Thị Thu Thuỷ

Trang 25


×