Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu tác động của cuộc CMCN 4.0 đến tập đoàn Bảo Việt (Luận văn thạc sĩ0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

HÀ DUY BÌNH

Hà Nội, tháng 05 năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 83.40.101

Họ và tên học viên: Hà Duy Bình
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đào Thị Thu Giang


Hà Nội, tháng 05 năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đào Thị Thu Giang. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trước đây
Hà nội, ngày 22 tháng 05 năm 2019

Hà Duy Bình


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................... vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1

2.


Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.......................................................... 2

3.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 5

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 6

5.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6

6.

Bố cục của luận văn .............................................................................. 7

CHƯƠNG 1:...................................................................................................... 8
TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ........................ 8
1.1 Quá trình hình thành và khái niệm CMCN 4.0 ....................................... 8
1.2 Đặc điểm của CMCN 4.0 ...................................................................... 12
1.2.1 Đặc điểm của CMCN 4.0 ............................................................... 12
1.2.2 Những công nghệ lõi của CMCN 4.0 ............................................ 15
1.3 Tác động của CMCN 4.0 đến ngành bảo hiểm ..................................... 21
1.3.1 Giới thiệu chung về ngành bảo hiểm ............................................. 21
1.3.2 Tác động của CMCN 4.0 đến ngành bảo hiểm .............................. 27
CHƯƠNG 2:.................................................................................................... 40



iii

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN TẬP ĐOÀN BẢO
VIỆT................................................................................................................. 40
2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Bảo Việt .......................................................... 40
2.1.1 Quá trình phát triển ........................................................................ 40
2.1.2 Triết lý kinh doanh ......................................................................... 41
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động ........................................................................ 41
2.1.4 Kết quả hoạt động .......................................................................... 43
2.2 Cơ hội và thách thức đối với Tập đoàn Bảo Việt ................................. 44
2.2.1 Xu thế mới ngành bảo hiểm trong bối cảnh CMCN 4.0 Insurtech 44
2.2.2 Cơ hội và thách thức đối với Tập đoàn Bảo Việt trong bối cảnh
CMCN 4.0 ............................................................................................... 45
2.3 Tác động của CMCN 4.0 đến Tập Đoàn Bảo Việt ............................... 48
2.3.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động ......................................................... 52
2.3.2 Tăng khả năng tương tác với khách hàng ...................................... 57
2.3.3 Thúc đẩy những kênh bán hàng mới và sản phẩm mới ................. 59
CHƯƠNG 3:.................................................................................................... 63
GIẢI PHÁP CHO TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT TRONG THỜI GIAN TỚI ........... 63
3.1 Những định hướng và giải pháp chiến lược của Tập đoàn Bảo Việt đến
năm 2020 ..................................................................................................... 64
3.2 Định hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh
của Bảo Việt đến năm 2020 ........................................................................ 71
3.2.1 Các công nghệ theo xu thế của CMCN 4.0 đang được Bảo Việt
nghiên cứu ứng dụng ............................................................................... 71
3.2.2 Định hướng ứng dụng công nghệ của Bảo Việt đến năm 2020 ..... 77
3.3 Một số đề xuất kiến nghị ....................................................................... 79



iv

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 84


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CMCN :

Cuộc cách mạng công nghiệp

DNBH:

Doanh nghiệp bảo hiểm

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BVNT:

Bảo Việt Nhân Thọ

BHBV:

Bảo Hiểm Bảo Việt


BH:

Bảo Hiểm

AI:

Trí tuệ nhân tạo

Big Data: Dữ liệu lớn
IoT:

Internet vạn vật

CNTT

Công nghệ thông tin

TVV

Tư vấn viên

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN



vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới ............. 9
Hình 1.2: Biểu đồ so sánh AI, Machine learning và Deep learning ............... 16
Hình 1.3: Internet kết nối vạn vật ................................................................... 17
Hình 1.4: Dữ liệu lớn (big data) là gì ? ........................................................... 19
Hình 1.5: Đặc trưng của big data .................................................................... 20
Hình 1.6: Úng dụng Blockchain ..................................................................... 33
Hình 2.1: Facebook Workplace Bảo Việt ....................................................... 52
Hình 2.2: Ứng dụng Chat Bot ......................................................................... 55
Hình 3.1: Định hướng CNTT của Bảo Việt đến năm 2020 ............................ 65
Hình 3.2: công nghệ Bảo Việt đang nghiên cứu ............................................. 71
Hình 3.3: Hệ thống nhận diện khuôn mặt Bảo Việt....................................... 75

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các hoạt động kinh doanh chính của Tập đoàn Bảo Việt .............. 42
Bảng 2.2: Hành động của Tập đoàn Bảo Việt trước xu hướng CMCN 4.0.... 49


vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đến Tập Đoàn Bảo Việt, tác giả đã thu được một số kết quả sau:
Trong chương 1: Tác giả đã đưa ra tổng quan về cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 từ đó tóm tắt các đặc điểm nổi bật, công nghệ cốt lõi của cách

mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời tác giả đưa ra các định nghĩa, đặc điểm của
ngành Bảo Hiểm từ nhưng đặc điểm đó để nhận diện ra các tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 tới ngành Bảo Hiểm.
Trong chương 2: Tác giả tập trung nghiên cứu về Tập Đoàn Bảo Việt
và các tác động trực tiếp của cuộc cách mạng động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đến tập đoàn Bảo Việt. Tác giả đã chỉ ra nhưng cơ hội và thách
thức cơ bản của Tập Đoàn Bảo Việt. Trước những cơ hội và thách thức đó,
tác giả đã làm rõ các hành động của Tập Đoàn Bảo Việt để tạo ra những lợi
thế mới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong chương 3: Bằng những kinh nghiệm làm việc trong Tập Đoàn
Bảo Việt và thông qua nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tác giả đã đưa
ra định hướng, để xuất giải pháp cho hoạt động kinh doanh của Tập Đoàn Bảo
Việt trong giai đoạn 2020. Để đạt được kết quả này, tác giả cũng đưa ra các
nghiên cứu cần thực hiện để ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh
doanh của Tập Đoàn Bảo Việt.


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, thế giới đang dần chuyển dịch sang kỷ nguyên thông minh
của “Nền kinh tế công nghiệp kỹ thuật số” (Digital Industrial Economy). Từ
năm 2013 đến nay, xu thế SMAC (Social, Mobile, Analytics và Cloud),
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và Blockchain đã trở
thành các đề tài chủ đạo về xu hướng công nghệ trong mọi lĩnh vực. So với
các cuộc CMCN trước đây, CMCN 4.0 là cuộc cách mạng khác cả về quy
mô, tốc độ và có tác động bao trùm đến tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội
đến môi trường. Cuộc CMCN này báo trước sự thay đổi nhanh chóng và rộng

khắp trong hệ thống sản xuất, kinh doanh toàn cầu, trong cả các vấn đề quản
lý và quản trị. Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính - bảo hiểm nói riêng đã và
đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0. Sự ra đời của
hàng loạt công nghệ mới như Internet kết nối vạn vật (Internet of Things IoT), Big Data hay Blockchain được dự báo sẽ phá vỡ mô hình tài chính bảo hiểm truyền thống, làm gia tăng những áp lực hiện có và đặt các nhà
quản lý trước những thách thức về yêu cầu nâng cao trình độ quản lý và tốc
độ ra quyết định song lại mở ra những cơ hội tăng trưởng mới cho ngành. Là
một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam,
việc nhận diện các đặc điểm, cơ hội và thách thức của cách mạng công
nghiệp 4.0 đối với Tập đoàn Bảo Việt sẽ giúp lãnh đạo tập đoàn đưa ra
những chiến lược đúng đắn và biện pháp chính sách thích hợp để nhanh
chóng đón đầu xu thế, tận dụng cơ hội, góp phần nâng cao chất lượng công
tác quản trị, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh
trong bối cảnh mới. Với lý do này, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài:


2

“Nghiên cứu tác động của cuộc CMCN 4.0 đến tập đoàn Bảo Việt” là hết
sức cần thiết.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong thời gian qua, thuật ngữ “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã
trở nên phổ biến không chỉ trong giới học thuật mà còn trong cả giới doanh
nghiệp và công chúng. Do đó, tài liệu về cuộc cách mạng này là tương đối đa
dạng và phong phú. Cuốn sách “The Fourth Industrial Revolution” của Klaus
Schwab (2016) là một trong cuốn sách cung cấp cái nhìn toàn diện nhất về
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tác giả cho rằng chính những tiến bộ
công nghệ mang lại sự khác biệt giữa cuộc cách mạng 4.0 và các cuộc cách
mạng công nghiệp trước đó. Theo ông, những công nghệ mới này sẽ mang lại
rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho con người. Nó tác động đến mọi luật

lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời thách thức ý niệm về
vai trò thực sự của con người.
Trước đó, cuộc CMCN mới cũng đã được đề cập trong cuốn “Maker:
The New Industrial Revolution” của Chris Anderson (2012). Theo tác giả,
công nghệ mới đang có ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp. Việc ứng
dụng những công nghệ này giúp giảm chi phí trong việc cung cấp sản phẩm
và dịch vụ. Đặc biệt, sự ra đời của những phát minh mới như công nghệ in 3D
đang tạo ra những mô hình sản xuất mới với quy mô và thị trường ngày càng
lớn.
Ngoài ra, khái niệm, đặc điểm và cơ hội, thách thức đặt ra từ cuộc
CMCN 4.0 đã được nêu ra trong rất nhiều nghiên cứu như Deloitte AG
(2015), Mc Kinsey (2015), Volkmar Koch, Simon Kuge, Dr. Reinhard
Geissbauer, Stefan Schrauf (2015). Nghiên cứu của Deloitte AG (2015) chỉ ra
rằng, quá trình chuyển đổi sang CMCN 4.0 không chỉ ảnh hưởng đến năng


3

lực cạnh tranh và mở ra những cơ hội cũng như tạo ra những rủi ro mới cho
các công ty, mà còn làm rõ việc điều chỉnh các nguồn lực, xác định tiềm năng
trong tương lai cho các phân đoạn kinh doanh đơn lẻ và tạo điều kiện cho sự
phát triển của các công nghệ sản xuất mới.
Bàn về tác động của CMCN 4.0 đến lĩnh vực tài chính - bảo hiểm, báo
cáo của OECD (2017) đã chỉ ra rằng, những công nghệ mới là động lực chính
tạo ra những thay đổi trong khu vực tài chính, và có thể làm cho hiệu quả hoạt
động tăng lên rất nhiều. Lĩnh vực bảo hiểm cũng không ngoại lệ khi công
nghệ mới gắn liền với sự ra đời của những phương thức cung cấp dịch vụ
mới, cách thức thu thập dữ liệu và phát hiện gian lận hiện đại hơn, qua đó
giúp các công ty giảm thiểu rủi ro tốt hơn. Trong khi đó, nghiên cứu của Mc
Kinsey (2015) trong “Insurance on the threshold of digitization: Implication

for the Life and P&C workforce” đề cập đến bốn lĩnh vực mà các công ty bảo
hiểm có thể áp dụng để thúc đẩy phát triển đó là: thế giới đa kênh, các sản
phẩm kỹ thuật số, kỹ thuật phân tích nâng cao, tự động hoá và đổi mới quy
trình kỹ thuật số.
Ngoài ra, đi cụ thể vào tác động của các ứng dụng công nghệ đến ngành
bảo hiểm nói riêng có báo cáo của EY (2016) nghiên cứu về ảnh hưởng của
Internet kết nối vạn vật (IoT) đến ngành bảo hiểm, báo cáo của SCOR (2018)
về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đến khu vực bảo hiểm, và báo cáo
“Insurance 2030 – The impact of AI on the future of insurance” của Mc
Kinsey (2018).
- Tình hình nghiên cứu trong nước
Tổng luận về “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” của Cục Thông
tin KH&CN Quốc gia (2017) đã khái quát được những đặc điểm chính của
các cuộc CMCN, đồng thời cho thấy một số tác động của CMCN lần thứ tư


4

đối với chính phủ, doanh nghiệp, người dân, cũng như chiến lược và chính
sách của một số nước trước cuộc cách mạng này.
Nghiên cứu về tác động của CMCN lần thứ tư đối với Việt Nam có các
nghiên cứu “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một số đặc trưng, tác
động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam” của Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội (2016), “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số vấn đề đặt ra với
Việt Nam” của Bùi Thị Ngọc Lan (2017), “Tác động CMCN lần thứ tư đến
phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam” của CIEM (2018) hay “Cách mạng
công nghiệp 4.0 tại Việt Nam: Hàm ý đối với thị trường lao động” của ILO
(2018). Theo đó, nghiên cứu cho rằng CMCN 4.0 tạo ra động lực để doanh
nghiệp phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới tư duy về thị
trường; đồng thời giúp các doanh nghiệp giảm chi phí và gia tăng năng suất

lao động. Tuy nhiên, một số thách thức đó là: nhận thức của doanh nghiệp
nước ta về cuộc CMCN 4.0 còn hạn chế; hạ tầng và ứng dụng công nghệ
thông tin trong các doanh nghiệp còn chưa được chú trọng; và những yếu kém
nội tại của doanh nghiệp.
Xét riêng trong ngành tài chính - bảo hiểm, số lượng nghiên cứu về tác
động của CMCN 4.0 còn hạn chế. Tổng luận “Fintech – Làn sóng công nghệ
làm thay đổi tài chính thế giới” do Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa
học và công nghệ biên soạn đã cung cấp những khái niệm tổng quát về
FinTech, các đổi mới công nghệ làm nền tảng của Fintech, và vai trò của
FinTech đối với hệ thống ngân hàng tài chính truyền thống. Bài viết “Cách
mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực bảo hiểm” đã
chỉ ra rằng CMCN 4.0 mang lại nhiều lợi ích cho lĩnh vực bảo hiểm như gia
tăng kênh bán hàng, phương tiện tương tác, cơ hội có được dữ liệu toàn diện,
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp..., song cũng đặt ra không ít
thách thức như sự tụt hậu (nếu doanh nghiệp không theo kịp xu thế), an ninh
mạng, việc thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu cá nhân, phân biệt đối xử trên


5

hệ thống bán bảo hiểm online, cắt giảm lao động... Ngoài ra, rất nhiều các ý
kiến của các chuyên gia trong ngành được tổng hợp trên các website như bài
viết “Ngành bảo hiểm trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Hoá giải thách
thức, tận dụng cơ hội” trên website tapchitaichinh.vn (2018); bài viết “Xu
hướng bảo hiểm thời CMCN 4.0” đăng trên website thoibaonganhang.vn
(2018).
Tóm lại, các nghiên cứu hiện nay, cả trong nước và ngoài nước, đa
phần bàn về cơ hội, thách thức mà cuộc CMCN 4.0 đặt ra đối với quốc gia và
doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu về tác động của
CMCN 4.0 đến ngành tài chính - bảo hiểm là tương đối hạn chế, thậm chí tại

Việt Nam còn chưa có nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này. Do đó, luận
văn này sẽ phân tích những tác động hay cơ hội, thách thức của CMCN 4.0
đến ngành tài chính – bảo hiểm tại Việt Nam nói chung và Tập đoàn Bảo Việt
nói riêng trên cơ sở tổng hợp các tài liệu nước ngoài và thực tiễn tại Tập đoàn
Bảo Việt.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nhận diện cuộc CMCN lần thứ tư, nghiên cứu tác
động của cuộc CMCN này đến lĩnh vực tài chính - bảo hiểm nói chung và Tập
đoàn Bảo Việt nói riêng; từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị cho hoạt động
của Tập đoàn Bảo Việt trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể:
- Nhận diện cuộc CMCN 4.0 và xem xét tác động của CMCN 4.0 đến
lĩnh vực bảo hiểm nói chung: Phần này tập trung tìm hiểu quá trình định hình,
bản chất, đặc điểm của cuộc CMCN 4.0 và tác động của nó đến ngành bảo
hiểm.
- Phân tích tác động của cuộc CMCN 4.0 đến Tập đoàn Bảo việt.


6

- Dựa trên những phân tích về cơ hội, thách thức của cuộc CMCN 4.0
đối với Tập đoàn Bảo Việt, luận văn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cho hoạt
động của Tập đoàn Bảo Việt trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư đến tập đoàn Bảo Việt
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Cuộc CMCN 4.0 diễn ra với quy mô và phạm vi rộng
lớn, với tốc độ nhanh chóng nên nó có ảnh hưởng và tác động đến hầu hết các
lĩnh vực theo nhiều chiều. Ở đây đề tài chủ yếu tiếp cận dưới góc độ kinh tế

để xem xét tác động của CMCN 4.0 đến riêng ngành bảo hiểm.
- Về không gian: luận văn nghiên cứu tác động của CMCN 4.0 trong
phạm vi là tập đoàn Bảo Việt.
- Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu tác động của cuộc CMCN
4.0 đến tập đoàn Bảo Việt trong năm 2018. Từ đó đưa ra giải pháp tầm nhìn
trung hạn 2019-2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, dự
báo dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê,
đối chiếu so sánh cũng được sử dụng để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu.


7

6. Bố cục của luận văn
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
• Chương 1: Tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động
của nó đến ngành bảo hiểm
• Chương 2: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến tập đoàn
Bảo Việt
• Chương 3: Một số đề xuất giải pháp cho hoạt động kinh doanh của tập
đoàn Bảo Việt trong thời gian tới.


8

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.1 Quá trình hình thành và khái niệm CMCN 4.0
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng có tính chất bước ngoặt của

nền sản xuất và làm thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội dựa
trên các tiến bộ mang tính đột phá của cách mạng khoa học kỹ thuật và cách
mạng khoa học công nghệ. Trong lịch sử thế giới, nhân loại đã trải qua ba
cuộc cách mạng công nghiệp lớn, đó là:
Cuộc CMCN lần thứ nhất: diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu
thế kỷ 19, đặc trưng bởi việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới
hoá sản xuất. Cuộc CMCN này bắt nguồn từ phát minh ra động cơ hơi nước
của James Watt năm 1974 và dẫn đến sự bùng nổ của công nghiệp trong thế
kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Bắc Mỹ. Cuộc cách mạng này đã mở
ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hoá, đánh dấu sự chuyển đổi từ nền sản
xuất giản đơn, thô sơ, quy mô nhỏ, dựa trên sức người (lao động thủ công) và
sức động vật là chính sang nền sản xuất công nghiệp, quy mô lớn với hệ
thống kỹ thuật mới dựa trên máy hơi nước và nguồn năng lượng mới là than
đá và sắt thép. Cuộc CMCN này đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
mạnh mẽ, tạo nên sự phát triển vượt bậc về kinh tế.
Cuộc CMCN lần thứ hai ra đời sau gần 100 năm so với cuộc CMCN
lần thứ nhất, từ khoảng nửa cuối thế kỷ 19 cho đến khi thế chiến thứ nhất diễn
ra. Cuộc cách mạng này được đặc trưng bởi việc sử dụng năng lượng điện và
sự ra đời của các dây chuyền lắp ráp hàng loạt trên quy mô lớn; với tiền đề là
nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật.
Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là sự chuyển đổi sang sản xuất
điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các
ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy. Có thể nói, cuộc cách mạng này đã


9

mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, đồng thời tạo nên những tiền đề mới và
cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.


Hình 1.1: Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
Nguồn: VASS(2016) Báo cáo tổng hợp cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

Cuộc CMCN lần thứ ba diễn ra vào những năm 1970s và đặc trưng
bằng sự dịch chuyển từ sản xuất dựa trên điện khí hóa sang sản xuất tự động
hóa nhờ các thiết bị điện tử, máy tính và internet tạo nên một thế giới kết nối.
CMCN lần thứ ba diễn ra trên nền tảng là các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy
tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy
tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet
(thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành


10

nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Vệ tinh, máy bay, máy tính,
điện thoại, Internet… là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ
cuộc cách mạng này. Có thể nói, cuộc CMCN lần thứ ba đã làm thay đổi chức
năng và vị trí của con người từ nền tảng điện – cơ khí sang nền tảng cơ – điện
tử và cơ – vi điện tử, đồng thời chuyển nền sản xuất sang các ngành công
nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu nano, công nghệ sinh
học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vũ trụ... Ngoài ra, cuộc cách mạng
này còn tạo điều kiện tiết kiệm hơn các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn
lực xã hội nhờ sự ra đời của các tư liệu sản xuất mới (như: chất bán dẫn, vật
liệu tổng hợp, sợi cáp quang, nguồn năng lượng mới, công nghệ vi sinh, siêu
máy tính, máy tính cá nhân, người máy, công nghệ nanô, mạng điện tử
internet... ), cho phép chi phí ít hơn để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa
tiêu dùng. Cũng trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng này, loài người đã chế
tạo ra các phương tiện giao thông, vận tải và thông tin, liên lạc, kết nối vô
cùng hiện đại, tạo tiền đề cho quá trình rút ngắn, thậm chí san phẳng mọi

khoảng cách về không gian và thời gian. Cuộc cách mạng này vẫn còn tiếp
diễn và hiện chưa xác định được thời điểm kết thúc. Đây là cuộc cách mạng
gắn với quá trình toàn cầu hóa sâu rộng, với phạm vi ảnh hưởng đến hầu hết
mọi quốc gia trên thế giới1.
Cuộc CMCN lần thứ tư hay còn gọi là CMCN 4.0 bắt đầu xuất hiện từ
thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, với tiền đề phát triển là công nghiệp lần
thứ ba và cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với các thành tựu đột phá
của công nghệ số trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ nano… Khác với các cuộc CMCN trước đây, cuộc CMCN lần thứ
tư đặc trưng bởi sự hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ,
vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo
Website chungta.vn, 2017, Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp, truy cập tại: />1


11

và thực thể (cyber-physical system), Internet kết nối vạn vật (IoT) và các hệ
thống Internet kết nối (IoS). Cuộc cách mạng này tạo ra môi trường mà máy
tính, tự động hoá và con người sẽ làm việc cùng nhau theo những cách thức
hoàn toàn mới. Tại đây, robot và các loại máy móc sẽ được kết nối vào những
hệ thống máy tính, những hệ thống này sẽ sử dụng các thuật toán để điều
khiển mà không cần sự can thiệp của con người. Sự phát triển của các công
nghệ đột phá đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế theo hướng số hóa, làm
cho thế giới thực và thế giới ảo trở nên gắn kết chặt chẽ với nhau hơn bao giờ
hết2.
Cuộc CMCN lần thứ tư không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông
minh được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đó là các làn sóng
của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen
cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.
Trong cuộc cách mạng này, các công nghệ mới nổi và sự đổi mới trên diện

rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn rất nhiều so với những lần
trước.
Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp 4.0” xuất hiện lần đầu tiên tại Đức
vào năm 2010 trong “Kế hoạch hành động cho chiến lược công nghệ cao đến
năm 2020”. Mục tiêu của bản kế hoạch này là phát triển một chiến lược đi
trước đón đầu, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho nền công nghiệp sản xuất của Đức
trong kỷ nguyên Internet để duy trì và nâng cao năng suất sản xuất, nâng cao
năng lực cạnh tranh của Đức trên thế giới. Đại diện chính phủ, các nhà nghiên
cứu và hiệp hội các ngành công nghiệp của Đức đã mô tả CMCN 4.0 như là
cách thức Internet cải thiện quy trình quản lý các chu trình kỹ thuật, sản xuất,

VASS,2016, Báo cáo tổng hợp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một số đặc trưng, tác động và hàm
ý chính sách đối với Việt Nam, truy cập tại:
/>2


12

hậu cần của các ngành công nghiệp và cuộc sống trong thế kỷ 21 (Nguyễn
Hồng Thu, 2017).
CMCN 4.0 diễn ra trên ba lĩnh vực chính đó là công nghệ sinh học, kỹ
thuật số và vật lý.
 Lĩnh vực Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn
vật kết nối - Internet of Things (IoT) và lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn
(Big Data).
 Lĩnh vực Công nghệ sinh học: Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung
vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp,
Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng
tái tạo, hóa học và vật liệu.
 Lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu

mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.
1.2 Đặc điểm của CMCN 4.0
1.2.1 Đặc điểm của CMCN 4.0
Bản chất của cuộc CMCN lần thứ tư là một thế giới siêu kết nối dựa trên
nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu
hóa quy trình, phương thức sản xuất, từ đó gia tăng năng suất và mức sống.
Sự liên kết các cấu phần của nền sản xuất hiện đại nhờ các thành tựu của khoa
học và công nghệ tạo ra những khả năng hoàn toàn mới trong sản xuất và kinh
doanh. Đây là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, có tốc độ
diễn biến nhanh chưa từng thấy và có tác động động sâu sắc đến hệ thống
chính trị, xã hội, kinh tế thế giới. Khác với các cuộc CMCN trước đây, cách
mạng công nghiệp 4.0 có sự khác biệt rất lớn về tốc độ, phạm vi và hệ thống.
Về tốc độ, cách mạng công nghiệp 4.0 có tốc độ phát triển chưa từng có tiền lệ
trong lịch sử. Về phạm vi, cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra không chỉ trên


13

quy mô tất cả các lĩnh vực trong một quốc gia, khu vực mà cuộc cách mạng
này còn diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Về tính hệ thống, cách mạng công
nghiệp 4.0 làm thay đổi toàn bộ không chỉ hệ thống sản xuất của một doanh
nghiệp, một lĩnh vực mà còn tác động mạnh đến hệ thống quản lý của một
quốc gia cũng như hệ thống quản trị toàn cầu (Nguyễn Thắng, 2016).
Cuộc CMCN này có những đặc điểm chính sau đây:
- Sản xuất thông minh (smart): Đó là mô hình nhà máy thông minh
(smart factory) nơi máy móc và thiết bị có thể cải thiện quy trình thông qua tự
động hóa hoàn toàn. Các máy móc thiết bị, cảm biến, robot, dữ liệu (từ các
hoạt động và hệ thống kinh doanh cũng như từ các nhà cung cấp và khách
hàng), nguồn nhân lực... đều được kết nối với nhau, từ đó có thể thực hiện các
quy trình thông minh và hiệu quả trong sản xuất. Với công nghệ mới, mọi

hoạt động được tối ưu hóa, giảm sự can thiệp bằng tay với độ tin cậy cao, quy
trình sản xuất được minh bạch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, từ nhà
máy đến chuỗi cung ứng, quá trình phân phối, và phát triển sản phẩm. Với
mạng lưới kết nối và tích hợp được xây dựng trên nền tảng ứng dụng các công
nghệ thu thập và phân tích dữ liệu, nhà máy thông minh tạo ra sự chủ động,
lường trước các thách thức và nhờ vậy có thể cải thiện năng suất và đáp ứng
tốt hơn trước biến động về nhà cung cấp cũng như những yêu cầu từ khách
hàng. Một cách khái quát, nếu như trong các cuộc CMCN trước đây, con
người làm việc như máy móc và theo máy móc, thì trong CMCN lần thứ tư,
máy móc sẽ làm việc như con người, tức là tiến tới "thông minh hóa" như con
người3.
- Tích hợp cao (integration): CMCN lần thứ tư sử dụng hàng loạt các
công nghệ mới trong một môi trường tích hợp cao, tạo nên các chuỗi giá trị có
sự gắn kết ở mức độ rất cao, bao gồm: i)Theo chiều dọc, tích hợp tất cả các
Techinsight, 2018, Sản xuất thông minh – Con đường duy nhất để phồn vinh, truy cập tại:
/>3


14

khâu, công đoạn sản xuất dọc theo chuỗi giá trị; ii) Theo chiều ngang, tích
hợp tất cả các yếu tố sản xuất cần thiết (con người, máy móc, nguyên liệu…)
vào một khâu/ công đoạn sản xuất; và iii) Dòng thông tin số xuyên suốt chuỗi
giá trị. Trong khi, phương thức sản xuất truyền thống là chế tạo từng bộ phận,
linh kiện riêng lẻ ở những nơi sản xuất khác nhau, rồi tập trung lại để lắp ráp
với nhau thì trong CMCN lần thứ tư, người ta có thể sản xuất tất cả bộ phận,
linh kiện tại một nơi nhờ công nghệ in 3D, robot… Với sự tích hợp cao,
CMCN lần thứ tư dồn nén chuỗi giá trị - sản xuất cả về không gian và thời
gian, tạo nên cách mạng về cách thức con người tạo ra của cải, vật chất.
- Linh hoạt cao (flexibility): Một đặc trưng nữa của sản xuất công

nghiệp trong CMCN lần thứ tư đó là sản phẩm được sản xuất trong môi
trường có độ linh hoạt rất cao, thể hiện ở 3 khía cạnh: Thứ nhất, nhờ tính tích
hợp cao, nơi sản xuất và thị trường tiêu thụ ở cùng một địa điểm, do đó sản
xuất có thể thay đổi kịp theo nhu cầu; Thứ hai, công nghệ tự động hóa cao
cho phép các nhà máy áp dụng các phương pháp "tự tối ưu hóa", "tự cấu
hình", "tự kiểm tra, theo dõi", nên có khả năng thích ứng rất cao khi có những
biến đổi về yêu cầu sản xuất; Thứ ba, mọi nhu cầu của khách hàng đều được
lưu trữ và xử lý nhờ công nghệ dữ liệu lớn (big data); các dữ liệu về nhu cầu
của khách hàng được kết nối với sản xuất bằng điện toán đám mây, hệ thống
thực-ảo,do đó sản xuất có thể phản ứng nhanh với sự thay đổi về nhu cầu.
- Thân thiện với môi trường (environment friendly): Cốt lõi của CMCN
lần thứ tư là sử dụng tích hợp các công nghệ mới trên nền tảng kết nối
internet, và đây đều là những công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm
năng lượng và nhiên liệu (ví dụ, lưới điện thông minh cho phép giảm tối đa
thất thoát điện khi tải điện), giảm thiểu phát thải ra môi trường.


15

1.2.2 Những công nghệ lõi của CMCN 4.0
Chúng ta đang tiến vào CMCN 4.0, trong đó công nghệ máy tính và kỹ
thuật điều khiển tự động hóa sẽ tích hợp vào nhau theo một phương thức mới.
Theo đó, các Robot sẽ được kết nối từ xa với các hệ thống tính toán, cài đặt
các thuật toán thông minh để điều khiển sự vận hành của các Robot với sự can
thiệp tối thiểu từ con người. Đây là các hệ thống tích hợp thực và ảo gồm
những thành phần vật lý, dữ liệu, CNTT và truyền thông. Các hệ thống này sẽ
biến đổi những nhà máy sản xuất truyền thống thành những nhà máy thông
minh với mục tiêu là các thiết bị máy móc có thể tương tác, nói chuyện với
nhau trong khi các sản phẩm và thông tin được xử lý và phân bố trong thời
gian tức thời. Hiện nay, một nhận thức chung coi CMCN 4.0 được xây dựng

trên nền tảng của các công nghệ lõi:
 Trí tuệ nhân tạo (AI)/Machine Learning/Robo-advisor
Trí tuệ nhân tạo (AI): trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng
Anh: Artificial Intelligence hay Machine Intelligence, thường được viết tắt là
AI) là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào.
Trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thông minh trong khoa
học viễn tưởng, nó là một trong những phần trọng yếu của tin học. Trí thông
minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng
thông minh của máy móc. Các ví dụ ứng dụng bao gồm các tác vụ điều khiển,
lập kế hoạch và lập lịch, cũng như khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán
bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty, nhận dạng chữ viết
tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt...4

Trung tâm Thông tin và thống kê KHCN, Sở KHCN TP.HCM (2018), Báo cáo phân tích xu hướng công
nghệ, truy cập tại:
/>%203_Ung%20dung%20IoT-bigdata-AI%20in%20smart%20city.pdf
4


16

gày nay, các hệ thống nhân tạo được dùng thường xuyên trong kinh tế, y
dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính
thông dụng trong gia đình và trò chơi điện tử.
Trước đây, trí tuệ nhân tạo còn được biết đến qua các trò chơi giữa con
người và máy tính, như cờ vua, cờ vây hay những game online. Ngày nay, trí
tuệ nhân tạo được ứng dụng trong học tập, suy luận, nhận thức, khả năng hiểu
ngôn ngữ thông qua một chương trình máy tính. Google, Facebook, Naver
hay nhiều công ty công nghệ thông tin trên thế giới đều đang sử dụng công
nghệ này trong các công nghệ dịch thuật, như dịch văn bản tự động, thông

dịch tại chỗ hay dịch vụ dịch thuật bằng giọng nói.
AI – ý tưởng đầu tiên – lớn nhất, sau đó là Machine learning, và cuối
cùng là Deep learning – yếu tố thúc đẩy sự bùng nổ của AI.

Hình 1.2: Biểu đồ so sánh AI, Machine learning và Deep learning
Nguồn: />

×