Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN- Giúp HS giải tốt các bai toan có lời văn lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.89 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BA TRI
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA TÂY 1
---------oOo---------
Đề tài :
Giúp học sinh
giải tốt các bài toán có lời văn lớp 5
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn :
Giảng dạy môn toán lớp 5
Người thực hiện : Nguyễn Thị Tiền
Chức vụ : Giáo viên
Sinh hoạt tổ chuyên môn : Tổ khối 5
Ba Tri, tháng 2 - 2010
1
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Bối cảnh của đề tài:
Mục tiêu của Giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ bản
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (Luật Giáo dục –
Điều 23 trang 17).
Trong các môn học ở bậc tiểu học, môn toán giữ vai trò quan trọng, vừa
giúp học sinh tư duy logic, óc suy luận, vừa thể hiện tính chính xác, rèn kĩ năng,
xây dựng niềm tin, óc sáng tạo qua những con số. Song song đó, thuật ngữ lời
giải trong bài toán cũng cần độ chính xác rõ ràng.
Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng các em học sinh làm tính có lời giải
còn nhiều lúng túng, khó khăn khi giải một bài toán có lời giải kể cả những học
sinh khá giỏi vẫn còn sai sót trong lập luận để tìm cách giải bài toán, nhất là
trong ghi lời giải. Đứng trước thực tế đó, là người giáo viên không cho phép tôi
bỏ qua mà phải suy nghĩ, điều tra và tìm biện pháp khắc phục.
II/ Lí do chọn đề tài:
Việc nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề được quan tâm hàng đầu,
luôn là mục tiêu phấn đấu của mỗi cấp học, bậc học. Trong các môn học môn ở


tiểu học, môn toán đóng một vai trò rất quan trọng, nó là một trong hai môn học
quyết định chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học. Đặc biệt là ở lớp 5, là lớp cuối
cấp, đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản của môn toán theo mục
tiêu của toàn cấp học đề ra. Ngoài những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các
số tự nhiên, phân số, các đại lượng thông dụng… Học sinh lớp 5 cần phải nắm
vững các bước giải bài toán có lời văn. Đặc biệt là phải biết phân tích đề bài và
đặt lời giải.
Để giúp học sinh học tốt mảng kiến thức này tôi đã chọn đề tài “ Giúp học
sinh giải tốt bài toán có lời văn ở lớp 5”
III/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
2
Trong chương trình toán 5 phần toán có lời văn chiếm thời lượng lớn trong
từng chương và có rất nhiều dạng. Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm này
tôi chỉ đề cập đến ba dạng toán :
+Tìm tỉ số phần trăm.
+ Toán chuyển động đều.
+ Toán có nội dung hình học.
Do điều kiện khách quan và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của đề tài
chỉ ở đối tượng học sinh lớp 5
2
của trường tiểu học An Hòa Tây 1. Ba Tri – Bến
Tre.
IV/ Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lí luận toán học, giúp cho giáo viên nắm vững lí thuyết về nội
dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học
sinh.
Giúp học sinh nắm vững các bước “Giải bài toán có lời văn ở lớp 5”
V/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu :
Khi dạy giải toán có lời văn ở lớp 5, việc vận dụng “Phương pháp phân

tích đi lên” giáo viên nêu những câu hỏi như thế nào để đạt hiệu quả cao? Làm
thế nào để học sinh biết phân tích đề bài và đặt lời giải cho bài toán.
Rèn cho học sinh kĩ năng về “ phương pháp”giải toán ( cách đặt vấn đề,
tìm hiểu vấn đề, giải quyết vấn đề) ; Rèn khả năng diễn đạt ( trình bày vấn đề
bằng lời nói, không yêu cầu học sinh phải làm các bài toán quá khó, phức tạp và
không phải làm quá nhiều bài toán ( mỗi tiết học thường chỉ có 1, 2 bài toán có
lời văn).
3
B.PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận :
Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn
toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt với nội dung của số học
và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình
học có trong chương trình.
Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện
thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một
cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành
cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó
trong cuộc sống.
Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng
lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài
toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân
biệt cái gì đã cho và caí gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa
cái đã cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kết
luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v...
* Nội dung chương trình Toán lớp 5:
1/ Ôn tập về số tự nhiên.
2/ Ôn tập về các phép tính số tự nhiên.
3/ Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9.
4/ Phân số( ôn tập bổ sung).

5/ Các phép tính về phân số.
6/ Số thập phân.
7/ Các phép tính về số thập phân.
8/ Hình học – chu vi, điện tích, thể tích của một hình.
9/ Số đo thời gian – Toán chuyển động đều

4
-Dưới đây là một số bài toán tiêu biểu mà giáo viên hướng dẫn học sinh tìm
cách giải quyết và ghi lời giải.
1. Chương II (Bài 3 trang 75-SGK).
-Ví dụ 1: Lớp học có 25 học sinh,trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi số học sinh
nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp học đó?
-Ở bài này, những học sinh trung bình và yếu sẽ không tính đúng vì số bị chia
bé hơn số chia.
2.Chương IV (Bài 1 b trang 145-SGK)
-Ví dụ 2 : Quãng đường AB dài 276 km. Hai ô tô khởi hành cùng một lúc, một
xe đi từ A đến B với vận tốc 42 km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 50
km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau?
-Ở bài toán này, đa số học sinh trung bình và yếu còn lúng túng trong cách
giải, không biết giải bằng cách nào dẫn đến lời giải sai.
3.Chương V (Bài 1 trang 168-SGK)
-Ví dụ 3 : Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6 m, chiều
rộng 4,5 m và chiều cao 4 m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường
phía trong phòng. Biết rằng diện tích các cửa bằng 8,5 m
2
. Hãy tính diện tích cần
quét vôi.
Ở bài toán này, học sinh trung bình và yếu không biết bắt đầu từ đâu để lý
luận tìm lời giải, lời giải không rõ ràng dẫn đến phép tính sai.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp phối

hợp sau đây: Phương pháp quan sát ; Phương pháp điều tra ; Phương pháp thực
nghiệm ; Phương pháp tổng kết, Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
II/ Thực trạng của vấn đề:
Qua nhiều năm giảng dạy chương trình toán lớp 5. Tôi nhận thấy kĩ năng
giải toán có lời văn ở lớp 5 các em còn hạn chế ở phần ( khi gặp bài toán có lời
văn các em không biết phân tích đề bài và đặt lời giải còn lúng túng không biết
bắt đầu từ đâu, giải quyết thế nào? Tìm cách giải ra sao ?)
5

×