Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Luận văn Thạc sỹ Đánh giá hiệu quả tài chính mô hình cánh đồng mẫu lớn canh tác lúa thơm ST20 huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.93 KB, 107 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những
sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển
để đáp ứng nhu cầu hằng ngày càng tăng về lương thực của xã hội. Vì thế sự ổn định của
xã hội và mức an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của
nông nghiệp. Nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, sản xuất lúa gạo của Việt nam
nói chung và của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cần phải tập trung phát triển nghề
trồng lúa theo hướng bền vững là tăng chất lượng, nhưng cũng phải đảm bảo số lượng.
Về sản xuất nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng là một trong những tỉnh trọng điểm của
sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL, có tiềm năng lớn và đa dạng với nhiều lợi thế để phát
triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng diện tích đất tự nhiên
331.118 ha, trong đó đất nông nghiệp 276.958 ha chiếm 83,64% diện tích đất tự nhiên
(đứng thứ năm trong vùng ĐBSCL), diện tích đất trồng lúa 146.970 ha, đất nuôi trồng
thủy sản 54.500 ha, đất trồng cây lâu năm 43.000 ha, đất lâm nghiệp 12.156 ha. Nhờ vào
vị trí địa lý, điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước cho phép tỉnh Sóc Trăng phát triển một
nền nông nghiệp đa dạng. Lúa là sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Sóc Trăng, sản lượng
tăng bình quân 5,26%/năm, đến năm 2012 sản lượng lúa của Tỉnh đạt 2,2 triệu/tấn. Đặc
biệt trong những năm qua diện tích lúa đặc sản phát triển khá mạnh vói 2 nhóm đặc sản
chủ lực là nhóm giống lúa thơm ST và giống Tài Nguyên đã nâng cao thu nhập cho nông
dân, đáp ứng nhu cầu người tiêu dung cũng như góp phần vào việc tạo thương hiệu lúa
gạo chất lượng cao của Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Với nhiều ưu điểm về khí hậu, thổ nhưỡng cũng như truyền thống sản xuất lúa
thơm của nông dân tại địa phương, huyện Ngã Năm là vùng sản xuất lúa đặc sản ST gần
20 năm. Kế hoạch của đề án cánh đồng mẫu lớn, nếu tính theo năm lương thực thì đến
năm 2015 lúa thơm ST đạt diện tích trên 5.000 ha. Về cơ cấu giống lúa, thì nông dân
huyện ưu tiên chọn giống ST vì năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh tốt và được các
doanh nghiệp ký kết hợp đồng thu mua đảm bảo được đầu ra ổn định. Ngã Năm là một


1


trong bốn huyện đã được Tỉnh phê duyệt đề án sản xuất lúa đặc sản lúa ST với “liên kết
bốn nhà” nhằm hỗ trợ nông dân yên tâm sản xuất và có đầu ra đã được bao tiêu sản
phẩm, đã góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân tại địa phương. Nhằm phân
tích và đánh giá hiệu quả của mô hình mang lại và cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập của bà con trong quá trình sản xuất lúa thơm ST trên địa bàn huyện như thế
nào? Nhằm tìm hiểu những khó khăn vướng mắc trong mô hình liên kết này, giữa các
khâu có đồng bộ với nhau hay không? Nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cải thiện các khâu
liên kết lại chặt chẽ với nhau hơn, giúp bà con nông dân tham gia mô hình yên tâm sản
xuất, góp phần cải tạo giống lúa thơm đặc trưng và nâng cao thương hiệu, giá trị gạo Việt
Nam trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, nên tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả tài chính
mô hình cánh đồng mẫu lớn canh tác lúa thơm ST20 huyện Ngã Năm tỉnh Sóc
Trăng” để làm đề tài nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả tài chính mô hình cánh đồng mẫu lớn canh tác lúa thơm ST20
tỉnh Sóc Trăng. Để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập nông hộ tham gia
mô hình CĐM canh tác lúa thơm ST20 huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng sản xuất của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu canh
tác lúa thơm ST20 và nông hộ không tham gia mô hình huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ tham gia và không
tham gia mô hình liên kết huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng.
Tìm ra thuận lợi, khó khăn của việc tham gia và không tham gia mô hình. Từ đó,
đề ra giải pháp và chính sách phù hợp nhằm nâng cao lợi nhuận cho nông hộ tham gia và
nhân rộng mô hình.
1.3 GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định

Hiệu quả tài chính của nông hộ tham gia và không tham gia mô hình cánh đồng
mẫu canh tác lúa thơm ST20 là như nhau.

2


Không sự khác biệt về chi phí sản xuất giữa trong mô hình và ngoài mô hình canh
tác lúa thơm ST20.
Không có yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ tham gia và không tham gia
mô hình cánh đồng mẫu canh tác lúa thơm ST20.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng sản xuất của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lúa thơm ST20
tại tỉnh Sóc Trăng như thế nào?
Sự khác biệt về chi phí sản xuất giữa trong mô hình và ngoài mô hình canh tác lúa
thơm ST20? Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ canh tác trong và ngoài
mô hình cánh đồng mẫu lúa thơm ST20 huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng như thế nào?
Giải pháp nào phù hợp mang tính khả thi, nhằm khuyến khích nhân rộng mô hình
này góp phần cơ cấu giống chất lượng cao, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu tại địa bàn?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện vào tháp 6/2014 đến tháng 12/2014.
1.4.2 Phạm vi về không gian
Số liệu điều tra chủ yếu được thu thập trực tiếp từ các hộ nông dân tham gia mô
hình cánh đồng mẫu canh tác lúa thơm ST20 và nông hộ không tham gia cánh đồng mẫu
huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng.
1.4.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ tham gia sản xuất mô hình cánh đồng
mẫu lúa thơm ST20 và nông hộ không tham gia cánh đồng mẫu huyện Ngã Năm tỉnh Sóc
Trăng.
1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Do hạn chế về chi phí và thời gian nghiên cứu nên tác giả chỉ tập trung vào
nghiên cứu là đánh giá hiệu quả tài chính mô hình cánh đồng mẫu lớn canh tác lúa thơm
ST20 huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng dựa trên bảng số liệu điều tra về nông hộ tham gia
và không tham gia mô hình. Tác giả không tiến hành nghiên cứu thực tế về các giải pháp
nâng cao thu nhập của nông hộ tham gia mô hình trên địa bàn huyện mà chỉ dựa vào kết
3


quả từ bài nghiên cứu để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất nhằm giải quyết những vấn
đề còn tồn tại nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ tham gia trong mô hình liên kết và
hướng mở rộng quy hoạch, nhân rộng mô hình sang các địa phương khác.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đánh dấu một bước phát triển mới với
nhiều thành công trên cả mong đợi. Đáng chú ý là cây lúa đã đánh dấu một bước nhảy vọt
với thành tích xuất khẩu vượt trên 8 triệu tấn gạo, vươn lên dẫn đầu thế giới (2013). Một
điểm đáng ghi nhận là không chỉ nâng cao năng suất, số lượng xuất khẩu mà hạt gạo
nước ta đã không ngừng nâng cao chất lượng để chinh phục những thị trường khó tính
chẳng hạn như Nhật Bản. Kết quả trên có được mỹ mãn chính là nhờ vào việc thực hiện
tốt chủ trương của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về xây dựng cánh đồng mẫu
lớn.
Sau 2 năm phát động, cánh đồng mẫu lớn không ngừng tăng lên về diện tích, riêng
ĐBSCL đã đạt 76.000 hécta cho thấy hướng đi của cánh đồng mẫu lớn là hướng đi tốt và
người nông dân tham gia tích cực, cơ giới hóa nông nghiệp và nâng cao giá trị lúa gạo
ngày càng tốt hơn, đặc biệt là xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo nếu có cánh đồng mẫu

lớn 1 giống như ST, Jasmin,...thì từng bước các vùng nguyên liệu phát triển mạnh mẽ, sẽ
đáp ứng nhu cầu của xuất khẩu".
Ngoài việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ toàn bộ phân, thuốc
cho cả vụ mà không tính lãi, trên những cánh đồng, ngày ngày có kỹ sư nông nghiệp
xuống hướng dẫn kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch bệnh…tất cả quy trình được ghi chép
sổ sách rõ ràng thì đến khi thu hoạch, nhà nông còn được hỗ trợ bao đựng lúa, phương
tiện vận chuyển, sấy lúa miễn phí, tạm trữ và thu mua sản phẩm theo giá thị trường.
Theo ghi nhận của một số nhà nghiên cứu: "Chúng tôi khẳng định mô hình này
thành công, mang lại nhiều kết quả cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời
sống người dân. Giải quyết được bài toán đầu ra cho nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu
thụ lúa của nhà nông. Thứ 2 tham gia của mô hình này, lúa của người dân luôn luôn tăng
năng suất vì sản xuất đúng qui trình, giảm chi phí, thu nhập tăng lên, kiến thức chăm sóc
lúa, canh tác lúa chất lượng cao, lúa đặc sản nâng lên theo xu hướng hiện nay là phát triển
nền nông nghiệp chất lượng và bền vững".
Có thể nói, cánh đồng mẫu lớn đã thực sự là mô hình phát triển bền vững trong
quá trình sản xuất nông nghiệp nước ta. Đây là cách làm mới và hiệu quả, chắc chắn góp
phần nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho hạt gạo nước ta, xóa dần cách
5


làm ăn chụp giựt của các thương lái và doanh nghiệp. Có như vậy thì mới hy vọng thành
công trong việc định vị xuất khẩu gạo từ số lượng sang chất lượng, nâng cao chuỗi giá trị
hạt gạo, nâng cao đời sống của nông dân trồng lúa một cách mạnh mẽ.
2.2 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nguyễn Thanh Giàu (2009), nghiên cứu đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 2 vụ
lúa-1 vụ đậu nành và mô hình 3 vụ lúa ở hai xã Thành Lợi và Tân Bình, huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long”. Nếu xét về yếu tố chi phí thì chi phí của mô hình 2 lúa-1 đậu nành cao hơn mô hình 3
vụ lúa 0,08%; xét về thu nhập thì mô hình 2 lúa-1 đậu nành có thu nhập cao hơn mô hình 3 vụ lúa
21,72%; lợi nhuận của mô hình 2 lúa-1 đậu nành cao hơn mô hình 3 vụ lúa 49,61%. Bên cạnh đó,
đề tài còn làm sáng tỏ vấn đề qua việc thiết lập mô hình đánh giá hiệu quả kỹ thuật với hàm sản

xuất Translog tuyến biên được xử lý bằng chương trình Frontier 4.1. Kết quả là mô hình 2 lúa-1
đậu nành có hiệu quả kỹ thuật cao hơn mô hình 3 vụ lúa (với hiệu quả kỹ thuật lần lượt là 76,7%
và 67,6%). Qua các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ số tài chính và quan trọng nhất là hiệu quả kỹ thuật của
hai mô hình, đề tài đi đến kết luận: mô hình 2 lúa-1 đậu nành có hiệu quả hơn mô hình 3 vụ lúa.
Trương Hồng Thanh (2010), “Phân tích tình hình sản xuất dưa hấu tại xã Mỹ
Khánh”. Mục tiêu đề tài nghiên cứu phân tích thực trạng sản xuất dưa hấu tại xã Mỹ
Khánh. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu cho nông hộ ở
địa phương. Với số liệu từ 32 mẫu điều tra tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô
tả, so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối để phân tích, mô tả thực trạng sản xuất dưa
hấu của nông hộ; phương pháp hồi qui tuyến tính để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất và thu nhập của nông hộ sản xuất dưa hấu tại địa phương. Từ kết quả phân tích
tác giả đã đưa ra kết luận năng suất dưa hấu chịu tác động bởi các yếu tố kinh nghiệm,
diện tích, các yếu tố chi phí, còn yếu tố trình độ học vấn không có ý nghĩa trong mô hình.
Thu nhập chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố năng suất, chi phí giống, chi phí phân
bón,…. Vì vậy cần tận dụng tối đa nguồn lao động nhà để giảm các khoản chi phí và tăng
thu nhập.
Phạm Lê Thông (2010), đề tài nghiên cứu về “Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân
phối và kinh tế của việc sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài sử dụng mô
hình sản xuất Cobb- Douglas để phân tích hiệu quả các yếu tố đầu vào (Đạm, lân, kali,
chi phí thuốc, lượng giống, lao động...) mà nông hộ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu
Long sử dụng để sản xuất cho từng vụ Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông. Các hệ số biến
trong mô hình được ước lượng bằng phương pháp MLE nhằm chi ra được các biến nào
6


có ý nghĩa. Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên về mức độ hiệu quả kỹ thuật
của hộ trồng lúa đã xác định được mức hiệu qủa kỹ thuật đạt được của vụ Đông Xuân là
cao nhất 84,88 và tiếp đó là vụ hè thu 78,76 và cuối cùng là vụ Thu Đông 77,46. Mức đạt
hiệu quả kỹ thuật của nông hộ từ 50 trở lên, điều này chứng tỏa hầu hết các nông hộ điều
hiểu biết về hoạt động sản xuất lúa. Qua kết quả phân tích đã cho thấy phân bón không

ảnh hưởng nhiều đến năng suất vì hầu hết các nông hộ sử dụng lượng phân quá mức và
việc tham gia tập huấn đóng vai trò quan trọng, những hộ có tham gia tập huấn đạt nâng
suất cao hơn những hộ khác từ 6- 10% và lợi nhuận cao hơn từ 7-20%.
Huỳnh Thị Thùy Trang (2010), nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính
của các mô hình nuôi cá lóc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Đề tài sử dụng nhằm phân tích
đánh giá số liệu về hoạt động sản xuất và tiêu thụ, phân tích tương quan đa biến về nâng suất, chi
phí và lợi nhuận cho thấy rõ các biến độc lập và biến phụ thuộc, các yếu tố ảnh hưởng đến nâng
suất, chi phí và thu nhập. Qua kết quả phân tích cho ta thấy, để thu được 1kg cá lóc thì phải tốn
trung bình 4,1kg cá tạp, tỷ lệ sống của cá lóc ở các mô hình nuôi tương đối rất thấp trung bình
53,4%. Qua kết quả phân tích cho ta thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến nâng suất, chí phí và thu
nhập của mô hình nuôi cá lóc đen là: mật độ thả, chi phí thuốc phòng trị trừ bệnh, tần suất thay
nước, tỷ lệ thay nước, kích cỡ giống thả, biến domi vèo sông, thời gian nuôi, độ sâu mật nước và tỷ
lệ sống. Mô hình cá lóc bông chịu ảnh hưởng các yếu tố : mật độ thả, kích cỡ cá thu hoạch, chi phí
thuốc phòng trị bệnh, độ sâu mật nước, thời gian nuôi và tỷ lệ sống. Khó khăn ảnh hưởng đến hiệu
quả nuôi là : tình trạng thiếu vốn sản xuất, tình hình dịch bệnh, giá thức ăn ngày càng tăng, đầu ra
không ổn định.
Kết quả nghiên cứu của Trần Lý Ngự Bình (2010), “Phân tích hiệu quả sản xuất
của hai mô hình lúa cao sản và lúa cao sản theo qui định Global GAP ở huyện Cai Lậy,
Tiên Giang”.đề tài thu thập số liệu phỏng vấn trực tiếp từ các 120 nông hộ sản xuất tại
địa bàn nghiên cứu. nội dung nghiên cứu là so sánh các hiệu quả và phân tích các nhân tố
ảnh hưởng hiệu quả sản xuất từng mô hình, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, hồi quy đa biến. Qua kết quả phân tích,
cho ta thấy được tổng thu nhập và chi phí trung bình của mỗi năm của mô hình lúa cao
sản là 50,84 triệu đồng/ha và 27,24 triệu đồng/ha, mô hình GAP là 65,09 triệu đồng/ha và
chi phí là 27,65 triệu đồng/ha, mô hình GAP chi phí cao nhưng thu nhập cao hơn nông hộ
trồng lúa cao sản. Qua đó, đề tài cũng có những giải pháp như sau: cơ quan nhà nước cần
qui hoạch và mở rộng vùng trồng lúa theo GAP, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách
nâng cao trình độ canh tác cho người sản xuất thông qua: tập huấn kỹ thuật, tham quan
7



mô hình và nghiên cứu cung cấp giống chất lượng cao phù hợp với địa phương và nhu
cầu thị trường.
Đặng Thị Kim Phượng (2011), “So sánh hiệu quả sản xuất giữa hai mô hình độc
canh lúa ba vụ và lúa luân canh với màu tại huyện Cai Lậy- tỉnh Tiền Giang”. Bài viết áp
dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích chi phí- lợi ích và hồi quy tương quan cho
thấy hiệu quả sản xuất của mô hình lúa- màu cao hơn mô hình thâm canh lúa 3 vụ liên
tục, tổng thu nhập và lợi ích mô hình lúa- màu cao hơn mô hình lúa 3 vụ gấp 2 lần. Tác
giả sử dụng các chỉ số tài chính như thu/ vốn, lãi/ vốn và tỷ suất lợi nhuận để so sánh hiệu
quả đồng vốn của hai mô hình, từ kết quả cho thấy hiệu quả đồng vốn mà nông hộ đầu tư
sản xuất lúa- màu cao hơn mô hình 3 vụ lúa. Bên cạnh đó, nội dung đề tài còn phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình lúa- màu là chi phí giống, nông dược và phân bón.
Trong khi đó lợi nhuận của mô hình lúa 3 vụ chịu tác động của các yếu tố chi phí nông
dược, chăm sóc và thu hoạch.
Nguyễn Thanh Giàu (2009), nghiên cứu đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 2 vụ
lúa-1 vụ đậu nành và mô hình 3 vụ lúa ở hai xã Thành Lợi và Tân Bình, huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long”. Số liệu phân tích trong mô hình hiệu quả kỹ thuật sản xuất được tác giả sử dụng phần
mềm frontier 4.1 để làm công cụ phân tích, và sử dụng phương pháp ước lược MLE để xác định
mức ý nghĩa của mô hình. Kết quả phân tích cho thấy mô hình 2 lúa- 1 đậu nành có hiệu quả kỹ
thuật cao hơn mô hình 3 vụ lúa (với hiệu quả kỹ thuật lần lượt là 76,7% và 67,6%). Qua các chỉ
tiêu kinh tế, các chỉ số tài chính quan trọng của hai mô hình, đề tài đi đến kết luận: mô hình 2 lúa- 1
đậu nành có hiệu quả hơn mô hình 3 vụ lúa.

CHƯƠNG 3
8


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1.1 Các khái niệm

3.1.1.1 Hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát
triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ
yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân.
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao
gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt
động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và
không có liên quan với nông nghiệp. Gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông
thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận.
Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: Nông dân là các nông
hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong
sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc
trưng bằng việc tham gia một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc trưng
bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh
không cao” (Đào Thế Tuấn, 2003 trích dẫn từ Ellis, 1988).
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
+ Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một
đơn vị tiêu dùng.
+ Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ tự cấp,
tự túc, trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
+ Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi
nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân.
Trong các nghiên cứu về kinh tế hộ của Cervantes-Godoy and Brooks (2008);
Ironmonger; Duncan (2000); World Bank (2003,2007), đã cho thấy kinh tế hộ có nguồn
thu nhập rất đa dạng, bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và di cư. Việc
tập trung phát triển kinh tế hộ mang lại nhiều lợi ích do hộ là đơn vị kinh tế nhỏ, năng
động, có khả năng ứng phó nhanh với những cú sốc thị trường; trợ giúp kinh tế hộ cũng
9



dễ đảm bảo tính công bằng hơn. Ngoài ra, đối với cấp hộ cũng dễ áp dụng nông nghiệp
xanh, hạn chế việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu trên diện rộng, hạn chế quá
trình hoang mạc hóa,…
3.1.1.2 Giới thiệu khát quát về giống lúa ST20
Suốt chặng đường gần 20 năm dành trọn tâm huyết cho công tác nghiên cứu, chọn
tạo giống lúa đặc sản mang tên gọi Sóc trăng, kỹ sư Hồ Quang Cua cùng các cộng sự đã
nghiên cứu, tuyển chọn được nhiều giống lúa ST (Sóc Trăng) đặc sản, được bà con nông
dân và thị trường trong, ngoài nước ưa chuộng. Bởi lẽ các giống lúa ST đã mang đến cho
bà con nông dân lợi nhuận cao và đem đến cho người tiêu dùng chén cơm dẻo, thơm
ngon. Trong bộ giống ST, đến thời điểm này thì ST 20 được xem là vượt trội nhất về chất
lượng lẫn mùi vị.
Bởi vì Giống lúa ST20 có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 115- 120 ngày, hiện
nay đã rút ngắn chỉ còn khoảng 110 ngày, ngắn hơn các giống lúa mùa sớm như Một bụi
đỏ gần 1 tháng, giúp né mặn sâm nhập sớm và tạo thuận lợi cho mùa vụ thả tôm tiếp theo.
Giống lúa ST20 thấp cây chống chịu đổ ngã tốt, lúa nở bụi mạnh, bộ lá nhỏ, dài vừa phải,
lá đòng thon, ốp hình lòng mo, với dạng hình này sẽ tạo điều kiện cho lúa quang hợp tốt.
Giống lúa ST20 hơi kháng đạo ôn, lúa màu vàng rơm, hạt gạo dài hơn 7 mm, hàm lượng
amylose thấp dưới 15, hạt gạo trắng, trong, không bạc bụng, cơm thơm dẻo.
Giống lúa ST20 được nghiên cứu lai tạo, chọn lọc từ những giống lúa thơm đặc
sản, có chất lượng và mùi vị vượt trội so với các loại gạo thơm khác, hàm lượng dinh
dưỡng trong lúa rất cao. Đây là một loại gạo có chất lượng hảo hạng nhất trên thị trường
Việt Nam hiện nay, hạt gạo có chiều dài gần 8 mm, khi nấu chin hạt cơm trông rất đẹp
mắt, cơm có mùi thơm đặc trưng rất dẻo và có vị ngọt. Khi thưởng thức chúng ta sẽ cảm
nhận được sự khác biệt và ấn tượng bởi hương vị đậm đà không thể lẩn với bất kỳ một
loại nào khác. Là loại gạo thơm đặc sản của Sóc Trăng, ST 20 được kỳ vọng sẽ định vị
cho vị thế của dòng lúa thơm Sóc Trăng ở thị trường cao cấp trong và ngoài nước. Hiện
nay, một số tham gia bao tiêu sản phẩm như: Công ty Lương thực Sóc Trăng, Công ty
TNHH Trung Anh, Công ty Hồ Quang cũng đã xuất khẩu gạo ST 20 sang các thị trường
cao cấp như Hồng Kông, Đài Loan, Tây Âu, Mỹ…nâng cao phẩm chất hạt gạo thương
hiệu cũng như giá trị xuất khẩu cao.

3.1.1.3 Cánh đồng mẫu lớn được hiểu như thế nào?
10


Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) không phải là một trong 19 tiêu chí xây dựng nông
thôn mới (NTM), nhưng nó là nhiệm vụ then chốt nhằm chuyển dịch nền sản xuất nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đưa cơ
giới hóa vào đồng ruộng, đưa giống mới có năng suất chất lượng cao vào thay thế cho
những giống lúa đại trà, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đó là mục tiêu hướng
đến của cánh đồng mẫu lớn (CĐML).
Mô hình CĐML cũng là mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa hiệu quả, bền vững
theo hướng GAP. Doanh nghiệp cung ứng lúa giống, phân bón, thuốc BVTV đến thẳng
người nông dân, không qua trung gian) và doanh nghiệp thu mua lúa hoặc doanh nghiệp
đứng ra tổ chức khép kín các khâu, từ cung ứng đầu vào đến bao tiêu đầu ra cho nông
dân. Mô hình cánh đồng mẫu lớn đang triển khai là một trong những lời giải cho câu hỏi
làm thế nào để tăng hiệu quả của việc liên kết “4 nhà”, giúp người nông dân tiếp cận tiến
bộ khoa học kỹ thuật, các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất lúa với giá cả ổn định
và chất lượng đảm bảo cũng như giá cả đầu ra lúa gạo đảm bảo có lãi. Những cánh đồng
lớn sẽ góp phần giải quyết được vấn đề manh mún về đất đai trong sản xuất nông nghiệp,
vấn đề quy hoạch…vốn là những rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cơ giới hóa
trong nông nghiệp lâu nay.
3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất và sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất: là nhu cầu khách quan của sự phát triển sản xuất của
xã hội. Xét lịch sử của nền sản xuất của một vùng, một quốc gia hay phạm vi toàn thế
giới, chuyển dịch cơ cấu sản xuất là một quá trình thay đổi không ngừng về cơ cấu sản
xuất. Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu sản xuất là một quá trình thực hiện thông qua sự
điều chỉnh tăng, hay giảm (một cách tự phát hay tự giác) tốc độ phát triển của các ngành
trong vùng. Chính phủ và cơ chế thị trường cùng tham gia vào điều chỉnh quá trình tham
gia chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong một vùng.

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất là yêu cầu khách quan, do những nhân tố bên ngoài
và bên trong lãnh thổ qui định. Các nhân tố đó có thể là tình hình chính trị, kỹ thuật sản
xuất, sự biến động nguồn lực, những biến đổi trong thị trường kinh tế và thị trường thế
giới…Với những biến đổi thường xuyên của yếu tố bên trong và môi trường bên ngoài
thì cần có sự điều chỉnh linh hoạt.

11


Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu sản xuất: thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản
xuất là rất cần thiết để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững trong
nền kinh tế thị trường. Trong trồng trọt chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, đưa cây có
hiệu quả kinh tế cao phát triển, giảm dần diện tích cây trồng kém hiệu quả. Trong chăn
nuôi, tăng dần chất lượng sản phẩm của gia súc, gia cầm, đồng thời tạo môi trường nuôi
trồng thủy sản theo hướng triệt để sử dụng tiết kiệm diện tích đất nông nghiệp. Hay nói
cách khác, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất là tận dụng và khai thác có hiệu quả
những tiềm năng của vùng, đưa nông nghiệp phát triển đúng hướng và hiệu quả.
3.1.3 Quản lý dịch hại tổng hợp IPM
Quản lí dịch hại tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh
cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả
các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây
ahi5 ở dưới mức gây hại kinh tế, bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản (Trung tâm khuyến nông
Quốc gia, 2009)
+ Trồng và chăm sóc cây khỏe với việc chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa
phương để cây sinh trưởng tốt, có sức chống chịu và cho năng suất cao.
+ Thăm ruộng thường xuyên để nắm được diễn biến về sự sinh trưởng của cây
trồng, dịch hại, thời tiết, đất, nước,... để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng, hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng quản
lý đồng ruộng để tuyên truyền cho nhiều nông dân khác
+ Phòng trừ dịch hại bằng cách sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, tùy

theo mức độ sâu bệnh, thiên địch ký sinh ở từng giai đoạn và phải đúng kỹ thuật.
+ Bảo vệ thiên địch giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại.
3.1.4 Ba giảm ba tăng
Năm 2008 mô hình canh tác lúa theo các “Ba giảm ba tăng” (3G3T) được nhận
giải thưởng của tổ chức Quốc tế DIABP (Dubai International Award for Best pratices)
công nhận là một trong 100 giải pháp tốt nhất về nông nghiệp của các nước. Ở ĐBSCL,
giải pháp này được bà con nông dân lựa chọn cho canh tác thâm canh theo hướng bền
12


vững nhờ vào những ưu điểm của nó (Phạm Văn Dư, 2009). Ba giảm có nghĩa là giảm
lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật. Ba tăng nghĩa là
tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế.
Nhờ những lợi ích to lớn mang lại, mà mô hình trồng lúa theo cách 3G3T đã và
đang được nhân rộng trong phạm vi cả nước. So với mô hình sản xuất lúa truyền thống
thì lợi nhuận của mô hình sản xuất lúa áp dụng mô hình 3G3T tăng lên bình quân từ 1- 3
triệu đồng/ha. Theo tính toán, nếu áp dụng chương trình này trên diện rộng (1,4 triệu ha)
thì ở ĐBSCL nông dân sẽ tiết kiệm được khoảng 850 tỷ đồng/năm (Nguyễn Hồ Lam và
Hoàng Thị Nguyên Hải, 2012).
Theo Nguyễn Hữu Huân và ctv (2008) thì khi sản xuất lúa theo mô hình 3 giảm 3
tăng thì lượng giống, lượng phân đạm, số lần phun thuốc sâu và bệnh giảm so với không
thực hiện mô hình.
3.1.5 Một phải 5 giảm
Theo Hồng Trang (2010) thì chương trình “một phải năm giảm” (1P5G) kế thừa và
nâng cao từ chương trình 3G3T. Trong đó nhấn mạnh một phải là phải sử dụng giống xác
nhận nhằm có được giống lúa tốt, kháng được sâu bệnh tạo cây lúa khỏe cho năng suất
chất lượng cao. Còn năm giảm gồm giảm nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch và
cộng với 3 giảm trước đây của cương trình 3G3T là giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân
bón và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Với hiệu quả của mô hình 3G3T, 1P5G còn
nhấn mạnh vào việc sử dụng giống xác nhận, giảm thất thoát sau thu hoạch. Nếu áp dụng

theo đúng quy trình thì nông dân có thể tăng năng suất và lợi nhuận.
Theo Lê Hồng Mẫn (2009) thì 1 phải 5 giảm là một mô hình tiên tiến trong sản
xuất lúa giúp người nông dân tăng thêm thu nhập, bảo vệ được độ phì nhiêu của đất canh
tác lúa, giảm được ô nhiễm môi trường.
3.1.6 Các khái niệm cơ bản trong kinh tế
3.1.6.1 Khái niệm hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính là kết quả cuối cùng trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp,
cũng như nông hộ sản xuất, được thể hiện bằng đánh giá lợi nhuận hoặc thua lỗ dưới
dạng giá trị tiền tệ. Làm thế nào để tìm được hiệu quả đó? Hiệu quả tài chính thu từ hoạt
động kinh doanh, sản xuất sẽ khác nhau. Như chúng ta biết, lợi nhuận là kết quả của thu
lớn hơn chi (đầu ra lớn hơn đầu vào, giữa hệ số thu chi > 0).
13


Hiệu quả tài chính: là biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các
loại vật tư, lao động, vốn trong hoạt động sản xuất. Hiệu quả tài chính trong hoạt động
sản xuất nông nghiệp nói chung chỉ ra mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế thu được với
các chi phí bằng tiền bỏ ra trong mỗi vụ.
3.1.6.2 Khái niệm về thu nhập
Là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ và được khách hàng
chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền hay chưa. Đây là phần chênh lệch
giữa khoản thu và khoản chi phí bỏ ra. Có nhiều loại thu nhập bao gồm: thu nhập từ lao
động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu các khoản trợ cấp bao gồm cả học
bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi từ mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất
động sản…) và các khoản thu nhập khác.
Doanh thu = Năng suất * Đơn giá*Đơn vị diện tích
3.1.6.3 Khái niệm về chi phí
Là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp, người sản xuất đạt được một hoặc
những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, thì đó số tiền phải trả để thực hiện các hoạt
động kinh tế như sản xuất, giao dịch…nhằm mua được các loại hàng hóa và dịch vụ cần

thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Có nhiều loại chi phí: chi phí sản xuất, chi phí
ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ, chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí trực tiếp, chi phí
gián tiếp, chi phí chìm, chi phí cơ hội…
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
3.1.6.4 Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận, trong kinh tế học là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận them nhờ đầu tư
sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là
phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán là phần
chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa giữa hai lĩnh
vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến chi phí bằng tiền,
mà không kể cả chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh
tranh hoàn hảo thì lợi nhuận bằng 0. Chính vì sự khác nhau này dẫn đến hai khái niệm lợi
nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.

14


Tổng lợi nhuận trước thuế sẽ bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh
doanh cộng với lợi nhuận khác và đây cũng là căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp cho nhà nước.
Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí
3.1.6.5 Các chỉ tiêu tài chính


Tỷ số thu nhập trên chi phí: thể hiện lượng thu nhập nhận được từ việc đầu tư

1 đơn vị tiền tệ trong một thời gian nào đó.




Tổng thu nhập

=

TR/TC

Tổng chi phí

Tỷ số lợi nhuận trên chi phí: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận

chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ thu
lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.



Tổng lợi nhuận

=

LN/CP

Tổng chi phí

Tỷ số lợi nhuận trên thu nhập: là tỷ lệ của tổng số lợi nhuận trước thuế thu

được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm của hộ sản xuất, doanh
nghiệp (:) tổng doanh thu thuần của hộ sản xuất, doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa, cung cấp dịch vụ và các thu nhập khác.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: cho biết trong một đồng doanh thu mà
nông hộ có được thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó.

LN/TR

=

Tổng lợi nhuận
Tổng thu nhập

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tham khảo các tài liệu, báo cáo thông tin cơ bản về đặc điểm kinh tế xã hội, điều
kiện tự nhiên cũng như những thông tin liên quan đến tình hình sản xuất trên địa bàn
15


huyện Ngã Năm, Sóc Trăng. Số liệu tổng hợp thông tin từ các bài báo trên internet và các
chuyên đề. từ Tổng Cục Thống Kê năm 2013, Báo Nông Nghiệp, Niên giám thống kê
tỉnh Sóc Trăng năm 2013, báo cáo của Phòng Nông Nghiệp & PTNT, Phòng Kinh Tế
huyện Ngã Năm, tổng hợp từ Hợp Tác Xã Vĩnh Biên.
3.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Bảng 3.1 Số liệu khảo sát theo địa bàn nghiên cứu
Đơn vị

Số quan sát
MH

Tỷ lệ %

Ngoài MH


Xã Mỹ Quới

25

25

25

Phường 3

25

25

25

Xã Tân Long

30

30

30

Xã Vĩnh Quới

20

20


20

Tổng

100

100

100

(Nguồn: Số liệu tự khảo sát năm 2014)

Qua khảo sát tình hình về địa bàn nghiên cứu, việc chọn mẫu điều tra được thực
hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 4 xã (xã Tân Long, xã Mỹ Quới, xã Vĩnh
Quới, phường 3) với tổng số mẫu là 100 quan sát trong mô hình và ngoài mô hình. Cỡ
mẫu được xác định dựa trên nguyên tắc thống kê của Thái Anh Hòa (2003) đảm bảo quy
mô mẫu không nhỏ hơn 30.
Việc điều tra phỏng vấn các hộ nông dân được thực hiện bằng các phỏng vấn trực
tiếp tại nhà các hộ nông dân sản xuất theo mô hình lúa thơm ST20 và nông hộ ngoài mô hình
dựa trên bảng câu hỏi đã được chuẩn bị từ trước và được áp dụng chung cho các khu vực
khác trên địa bàn huyện. Nông hộ ngoài mô hình tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu trồng
giống lúa cao sản như: OM4900, IR50404, OM6976, OM5451, RVT.
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
3.2.2.1 Xử lý số liệu
Kiểm tra phiếu điều tra: Nhằm mục đích phát hiện bổ sung kịp thời các thông tin
không chính xác hoặc còn thiếu, thông tin do ghi chép sai và chỉnh sửa các số liệu để có
đơn vị thống nhất.

16



Mã hóa thông tin: Nhằm mục đích chuyển các thông tin thu thập ở phiếu điều tra
như các biến định tính, nội dung trả lời các câu hỏi mở thành các chỉ tiêu phù hợp với quá
trình phân tích số liệu.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và nhập số liệu: Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel.
3.2.2.2 Phân tích số liệu
a) Đối với mục tiêu 1:
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu
được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và
thông tin thu thập. Phương pháp phân tích tần số dùng để lập, tóm tắt các dữ liệu và trình
bày dữ liệu thành bảng và biểu đồ. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích
thực trạng sản xuất của nông hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu như: độ tuổi, kinh
nghiệm sản xuất, trình độ văn hóa...), ngoài ra còn phân tích các số liệu liên quan sản
xuất của nông hộ trong mô hình và ngoài mô hình như giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất,
lớn nhất, phương sai, độ lệch chuẩn.
b) Đối với mục tiêu 2:


Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng

cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc.
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc
của các chỉ tiêu kinh tế.
+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả giữa phép chia giữa số kỳ phân tích sp với
kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ
phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.


Sử dụng phương pháp kiểm định trung bình giữa hai tổng thể (giữa hiệu quả


tài chính của nhóm nông hộ tham gia sản xuất lúa thơm ST20 trong CĐM và nông hô
ngoài mô hình) để kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình.
Theo đó, đề tài đặt ra các giả thuyết:
+ H0: không có sự khác biệt giữa hai tổng thể
+ H1: có sự khác biệt giữa hai tổng thể
17


Với mức ý nghĩa 5%:
+ Bác bỏ giả thuyết H0 nếu Sig.F < 0,05
+ Chấp nhận giả thuyết H0 nếu Sig.F > 0,05
Sử dụng hàm lợi nhuận Cobb-Douglas có dạng sau:



LnY =

0

+

1

lnPNi +

lnPpi +

2

lnPKi +


3

4

lnTi +

lnPGi +

5

lnLi

6

Trong đó:
 Y: là lợi nhuận chuẩn hóa của nông hộ, được tính bằng doanh thu trừ các
khoản chi phí biến đổi.


k

: các hệ số được ước lượng trong mô hình (k=0,1,2,..8).

 ei: sai số hỗn hợp của mô hình (ei = vi - ui), trong đó: vi là sai số ngẫu nhiên
theo phân phối chuẩn và ui (ui > 0) là sai số do phi hiệu quả theo phân phối nửa chuẩn.
 PNi: giá phân đạm nguyên chất được chuẩn hóa, được tính bằng giá của 1kg
đạm nguyên chất chia cho giá lúa đầu ra.
 Ppi: giá phân lân nguyên chất được chuẩn hóa. được tính bằng giá của 1kg lân
nguyên chất chia cho giá lúa đầu ra.

 PKi: giá phân kali nguyên chất được chuẩn hóa. được tính bằng giá của 1kg
lân nguyên chất chia cho giá lúa đầu ra.
 Ti: Chi phí sử dụng thuốc BVTV.
 PGi: giá chuẩn hóa 1kg lúa giống, được tính bằng giá 1kg giống chia cho giá
1kg.
 Li: là khoản chi phí để thuê lao động từ khâu làm đất đến thu hoạch, được tính
bằng tổng số tiền thuê cho 1ha và lượng lao động gia đình sử dụng trong vụ.
Hàm lợi nhuận của các vụ lúa cũng được ước lượng bằng phương pháp “ khả năng
cao nhất” MLE.
b) Đối với mục tiêu 3: đề ra giải pháp, chính sách phù hợp nhằm nâng cao lợi
nhuận cho nông hộ tham gia mô hình và định hướng nhân rộng mô hình ra các địa
phương khác.
18


CHƯƠNG 4
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN NGÃ NĂM TỈNH SÓC TRĂNG
4.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Ngã Năm là một huyện nằm ở phía Tây, thuộc vùng trũng của tỉnh Sóc Trăng.
Huyện được thành lập vào năm 2003 theo Nghị định số 127/2003/NĐ-CP, ngày
31/10/2003 của Chính phủ, có tổng diện tích tự nhiên là 24.224,35 ha với 08 đơn vị hành
chính gồm 07 xã và 01 thị trấn.
Thị xã Ngã Năm có địa giới hành chính: phía Đông giáp huyện Mỹ Tú và Thạnh
Trị, phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu và phía Nam giáp huyện
Thạnh Trị.
Trên địa bàn huyện có hệ thống giao thông thủy bộ kết nối thuận lợi với các trung
tâm đô thị trong vùng, đặc biệt là tuyến giao thông đường thủy, bộ quốc gia Quản lộ Phụng Hiệp là điều kiện thuận lợi cho huyện đẩy nhanh giao thương, thúc đẩy phát triển
sản xuất một cách toàn diện nền kinh tế trong thời gian tới.
Với vị trí địa lý nêu trên, Ngã Năm hoàn toàn có cơ hội để tập trung đẩy mạnh

phát triển thương mại, du lịch, công nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất nông nghiệp sinh thái đô
thị.
Ngã Năm có địa hình tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, nếu xét chi tiết Ngã Năm
có thể chia thành hai khu vực địa hình có độ sâu ngập và thời gian ngập tương đối khác
biệt nhau:
Khu vực I: khoảng ½ diện tích thuộc phần đất phía Đông của huyện theo hướng
huyện Mỹ Tú. Đây là vùng thấp theo mặt bằng chung của huyện, bao gồm các xã: Tân
Long, Long Tân, Long Bình và Thị trấn Ngã Năm có độ ngập sâu từ 60 – 100 cm, thời
gian kép dài khoảng 3 đến 3,5 tháng.
Khu vực II: Khoảng ½ diện tích thuộc phần đất phía Tây của huyện theo hướng
tỉnh Bạc Liêu. Đây là vùng cao theo mặt bằng chung của huyện, có độ sâu ngập từ 30 –
60 cm, thời gian ngập kéo dài khoảng 2 đến 2,5 tháng, bao gồm các xã: Mỹ Bình, Mỹ
Quới, Vĩnh Quới, Vĩnh Biên. Tình hình ngập sâu ở khu vực này không đồng đều. Một số
19


ít diện tích các xã Vĩnh Quới, Vĩnh Biên và Mỹ Quới có độ sâu ngập nhiều hơn và thời
gian ngập cũng lâu hơn so với toàn khu vực.

Hình 4.1 Bản đồ huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng
Thị xã Ngã Năm nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ
không khí trung bình hàng năm 26,8oC. Độ ẩm không khí trung bình 83-84%. Trong
năm, khí hậu chia thành 02 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
20


tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân 1.840 mm/năm và phân bố không
đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả
năm. Trên địa bàn huyện có 02 hướng gió chính: gió mùa Tây Nam vào mùa mưa, gió

mùa Đông Bắc và mùa khô, tốc độ gió trungbình khoảng 3,9 m/s.
Chế độ thủy văn của Ngã Năm chịu ảnh hưởng lớn bởi hệ thống kênh đào Quàn
Lộ - Phụng Hiệp, thông qua hệ thống kênh trục và kênh đồng. Từ khi hệ thống ngọt hóa
Quản Lộ - Phụng Hiệp hoàn thành, toàn bộ diện tích đất trên địa bàn huyện đều có nước
ngọt quanh năm, sự thay đổi môi trường từ sinh thái ngập mặn sang sinh thái được ngọt
hóa đã làm chuyển biến đáng kể ngành nông nghiệp của huyện trong những năm qua.
Với vị trí của huyện nằm ở cuối nguồn sông Cửu Long và nằm sâu trong đất liền
nên chế độ thủy văn tương đối ổn định và ảnh hưởng không đáng kể đến sản xuất nông
nghiệp.
Với điều kiện khí hậu thời tiết, thủy văn như trên cơ bản thuận lợi cho việc bố trí
sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm. Đặc biệt thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác thủy sản nước
ngọt. Tuy nhiên, những biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra, nhất là vấn đề nước biển
dâng sẽ tác động đến vùng ven sông. Việc kiên cố hóa hệ thống đê bao cần được đặt ra
trong thời kỳ tới…
4.1.2 Lợi thế tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên
Lợi thế tiềm năng về tài nguyên đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Ngã Năm là 24.224,35 ha, chiếm khoảng 7,3%
diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, đất nông nghiệp là 21.775,22 ha,
chiếm 89,6% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 2.449,13 ha, chiếm 10,4%;
Ngã Năm không có đất chưa sử dụng.
Đất ở Ngã Năm có 03 nhóm chính:
Một là, nhóm đất phèn: bao gồm 02 loại đất chính - đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn
đọng mùn và đất phèn hoạt động nhiễm mặn đọng mùn.
Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn đọng mùn được phân bố tại các khu vực tương đối
trũng như xã Long Bình, Vĩnh Biên và một phần của xã Vĩnh Quới hướng về phía tỉnh
Bạc Liêu song song với kênh Quản lộ - Phụng Hiệp.
21



Đất phèn hoạt động nhiễm mặn đọng mùn được phân bố rải rác tại các xã, thị trấn
trên địa bàn huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Vĩnh Biên, Tân Long, Long Tân và Thị
trấn Ngã Năm.
Hai là, nhóm đất mặn: Ngã Năm là vùng đất ngập mặn đã được ngọt hóa. Diễn
biến của đất mặn tương đối đa dạng dẫn đến ranh giới mặn, diện tích các đơn vị đất mặn
ít, mặn trung bình hay mặn nhiều thường thay đổi theo mùa vụ và qua các năm. Nhóm
đất mặn bao gồm 03 loại:
Loại 1 là, đất mặn ít: nhìn chung loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, hoa
mùa, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Ngoài ra còn có thể phát triển
nuôi trồng thủy sản. Tập trung nhiều ở các xã Tân Long, Long Tân…
Loại 2 là, đất mặn trung bình: loại này thích hợp cho trồng lúa, nuôi trồng thủy sản,…tập
trung nhiều ở Thị trấn Ngã Năm, Vĩnh Biên, Vĩnh Quới,…
Loại 3 là, đất mặn nhiều: tập trung nhiều ở xã Mỹ Quới, Tân Long và một phần ở
xã Mỹ Bình. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa đặc sản chất lượng cao, tuy nhiên cần
quan tâm đến vấn đề thủy lợi để cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ba là, nhóm đất nhân tác: trong quá trình canh tác của con người và sự tác động
của cơ giới hóa đã hình thành lên nhóm đất nhân tác, chủ yếu là thổ canh, thổ cư, đất
vườn đã được lên líp. Nhóm đất nhân tác có thuận lợi là khắc phục được nhiều hạn chế
đối với sự sinh trưởng phát triển của cây trồng như mặn, phèn và ngập úng. Hầu hết loại
đất này được sử dụng đa dạng trong việc trồng lúa, mùa, công công nghiệp, cây ăn trái và
nuôi trồng thủy sản (ao, mương). Nhóm đất này được phân bố rộng rãi trên khắp huyện.
Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Ngã Năm trong thời gian qua nhìn chung
theo xu hướng giảm dần diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp.
Trong đó, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở và đất chuyên dùng tăng còn đất trồng lúa, trồng
cây lâu năm giảm. Tài nguyên đất đai của huyện từng bước được khai thác sử dụng phù
hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được đầu tư
thâm canh, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Đồng thời, đang có
xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng khối lượng các loại sản phẩm nông sản có
giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ nhận thấy rằng, quá trình chu chuyển đất trên địa bàn

diễn ra tương đối chậm và mang tính chất ổn định. Trong đất trồng cây hàng năm thì đất
22


trồng lúa chiếm hầu như chủ yếu. Trong thời gian tới, do yêu cầu phát triển các ngành
dịch vụ, du lịch, công nghiệp – xây dựng, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và quá trình
đô thị hóa nâng cấp huyện đạt tiêu chuẩn đô thị loại III,… nên nhu cầu sử dụng đất ngày
càng lớn đòi hỏi việc sử dụng đất đai phải được cân đối hợp lý và hiệu quả trên cơ sở
đảm bảo ổn định diện tích đất trồng lúa cho năng suất cao.
Lợi thế tiềm năng về tài nguyên nước:
Một là, tài nguyên nước mặt (bao gồm nước từ các sông rạch và nước mưa):
Nguồn nước từ sông Hậu được dẫn qua hệ thống kênh, rạch và các công trình ngọt
hóa khép kín như hệ thống kênh Phụng Hiệp là nguồn nước mặt chính phục vụ sản xuất
và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, một số xã của huyện giáp ranh với tỉnh Bạc Liêu
thường bị nước mặn xâm nhập vào một số ngày của tháng 3,4 ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp. Ngoài ra, lượng mưa hàng năm cũng là nguồn nước ngọt quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
Huyện Ngã Năm nằm hai bên bờ kênh Quản lộ - Phụng Hiệp nên chịu ảnh hưởng
của biển Đông thông qua sông Hậu, mỗi ngày có hai lần triều lên và xuống, mực nước
triều cao nhất khoảng 0,8 – 0,9m. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống sông ngòi,
kênh, rạch chằng chịt. Hệ thống kênh rạch tạo nguồn cơ bản hoàn chỉnh với mật độ kênh
khá cao; hệ thống kênh mương nội đồng đảm bảo đủ nước tưới cho hai vụ lúa chính.
Hai là, tài nguyên nước ngầm:
Tầng nước ngầm phổ biến ở huyện có độ sâu từ 70 – 130 m, là nước ngầm có áp,
trữ lượng lớn và chất lượng khá tốt, không bị nhiễm mặn, có hàm lượng kim loại nặng
thấp. Tuy nhiên, nước có mùi tanh. Một số mẫu bị ô nhiễm khoáng nhẹ. Nước ngầm là
nguồn tài nguyên quý giá, nguồn nước sạch quan trọng phục vụ cho sinh hoạt và công
nghiệp chế biến. Cần có các biện pháp để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước
ngầm, tránh khai thác lạm dụng bừa bãi ở tầng quá nông.
Lợi thế tiềm năng về tài nguyên thủy sản:

Nguồn tài nguyên thủy sản của huyện Ngã Năm là thủy sản nước ngọt với đặc tính
đa dạng và phong phú như: cá lóc, rô đồng, trê, sặc rằn. thát lát, chim trắng, cá tra, mè
vinh, hường, mè trắng, rô phi,…và một số loài thủy sản đặc sản khác như: Ba ba, cá sấu,
rùa, lươn, ếch. Thủy sản tự nhiên tại các sông rạch không đáng kể, chủ yếu là thủy sản
nuôi trong các mô hình lúa – cá, tràm – cá và trong các ao mương.Với đặc tính này, sự
23


phát triển của ngành thủy sản phụ thuộc vào khả năng đầu tư nuôi thủy sản và các điều
kiện thị trường.
Lợi thế tiềm năng về tài nguyên rừng:
Ngã Năm hiện có 829,34 ha đất lâm nghiệp, chiếm 3,80% diện tích đất nông
nghiệp; trong đó, toàn bộ là đất rừng sản xuất. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện được
phân bố rải rác trên địa bàn các xã, thị trấn nhưng tập trung chủ yếu ở xã Long Bình (nơi
có phân trường Thạnh Trị) với loại cây phổ biến như tràm. Các động vật trên cạn và thủy
sinh vật rất hạn chế cả về số lượng và chủng loại. Rừng của Ngã Năm chủ yếu mang ý
nghĩa sản xuất, được quan tâm phát triển và có khả năng kết hợp để phát triển du lịch sinh
thái.
4.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở
HUYỆN NGÃ NĂM
4.2.1 Nông nghiệp
4.2.1.1 Trồng trọt
Năm lương thực: tổ chức thực hiện thành công đạt và vượt tổng sản lượng cả năm
với nhiều giải pháp tích cực để hạn chế rủi ro trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; Diện
tích sản xuất 39.522 ha, năng suất 6,16 tấn/ha, sản lượng 243.294 tấn, đạt 102,4% KH;
Diện tích lúa đặc sản 16.125 ha, đạt 147% KH.
Tình hình dịch hại trong năm: Tuy nhiên trong bối cảnh ảnh hưởng khá lớn về điều
kiện thời tiết khí hậu, trong năm có 02 đợt rầy nâu phát triển và gây hại trên diện rộng
vào tháng 01 và tháng 07 (diện tích bị nhiễm cao nhất 1.317 ha); Thời tiết mưa nắng xen
kẽ nên bệnh đạo ôn cũng phát triển mạnh vào tháng 06 với diện tích bị nhiễm bệnh 2.018

ha; Đặc biệt, trong vụ Đông xuân 2013 – 2014 do ảnh hưởng của thời tiết gây hiện tượng
lép hạt làm ảnh hưởng năng suất của 93,22 ha/99 hộ ở phường 1, phường 3 và Vĩnh Quới
trên giống lúa ST20, qua đó ngành đã tham mưu cho UBND thị xã phối hợp cùng với
doanh nghiệp kịp thời hỗ trợ cho bà con bị thiệt hại. Ngoài ra, trong năm còn xuất hiện
một số đối tượng dịch hại như: sâu cuốn lá, lem lép hạt, chuột, ốc bưu vàng… Tuy nhiên,
đơn vị đã phối hợp các trạm chức năng tập huấn, hướng dẫn huấn kỹ thuật phòng trị kịp
thời cùng với sự chủ động của bà con nông dân nên không ảnh hưởng đáng kể đến năng
suất.

24


Lúa Thu Đông 2013: Diện tích 2.793 ha, đạt 100% KH, năng suất đạt 4,45 tấn/ha,
sản lượng 12.429 tấn.
Lúa vụ Đông xuân 2013-2014: Diện tích 18.366 ha, đạt 100% KH, năng suất đạt
7,81 tấn/ha tổng sản lượng 143.420 tấn, đạt 110,6% KH.
Cơ cấu giống: Lúa Đặc sản 8.589/7.500 ha, đạt 114,5% KH gồm các giống
OM4900, OM7347, ST20, ST5, RVT. Lúa cao sản 9.778 ha, gồm các giống OM 6976,
OM 5451, OM 480, OM9585, IR50404, OM576...
Vụ Hè thu 2014: Diện tích 18.363 ha, đạt 99,98% KH, năng suất 4,76 tấn/ha, sản
lượng 87.445 tấn, đạt 91,6% KH.
Cơ cấu giống: Lúa Đặc sản 7.536/3.500 ha, đạt 215,3% KH gồm các giống
OM4900, OM7347, ST20, ST5, RVT, AGPPS103. Lúa cao sản 10.828 ha, gồm các giống
OM 6976, OM 5451, OM 8595, OM 576, OM 8017, OM 4218,...
Vụ Đông xuân 2014-2015: Xuống giống 18.345,44/18587 ha, đạt 98,7% KH (còn
242 ha ở xã Mỹ Quới chưa xuống giống do sản xuất lúa 3 vụ). Trà lúa đang giai đoạn mạ,
đẻ nhánh; hiện nay xuất hiện các đối tượng dịch hại chủ yếu như: rầy nâu, chuột, bệnh
đạo ôn… nhưng ở mức độ nhẹ hiện bà con đang tích cực phòng trừ.
Bao tiêu sản phẩm: Trong vụ Đông xuân 2014-2015 có 08 doanh nghiệp ký kết
hợp đồng bao tiêu sản phẩm với tổng diện tích 5.203 ha, giá bao tiêu từ 5.400 – 6.600

đồng/kg, chủ yếu các giống ST20, RVT, OM4900, OM6976, OM 7347, AGPPS103.
4.2.1.2 Cây màu
Trồng màu: Thực hiện 3.698/3.700 ha, đạt tương đương 100% KH.
4.2.1.3 Về chăn nuôi
Đàn gia súc: Thực hiện 107.580/100.350 con, đạt 107,2% KH, trong đó đàn trâu
bò 480/350 con.
Đàn gia cầm: Thực hiện 1.213.814/1.200.000 con đạt 101% KH.
* Tình hình dịch bệnh: trong năm xảy ra 01 ổ dịch cúm gia cầm được phát hiện
vào ngày 25/02/2014 trên đàn vịt tại ấp Long Thạnh xã Tân Long, thị xã Ngã Năm (nay
là thị xã Ngã Năm) và 01 ổ dịch lở mồm long móng trên heo được phát hiện vào ngày
28/04/2014 tại ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Biên thị xã Ngã Năm (nay là khóm Vĩnh Bình,
25


×