Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đề cương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng Nhãn Idor ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.76 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài …...............................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………….
2.1 Mục tiêu chung …………………………………………………
2.2 Mục tiêu cụ thể ……………………………………………..….
3. Tổng quan nghiên cứu ……………………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………
4.1 Phương pháp thu thập số liệu ………………………………….

1
2
2
2
3
7
8

4.1.1Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp …………………………

8

4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp…………………………..

8

4.2 Phương pháp phân tích số liệu ……………………………….

9

4.2.1 Xử lý số liệu ..............................................................................


9

4.2.2 Phân tích số liệu .......................................................................

9

4.2.2.1 Đối với mục tiêu 1 ……………………………………….

9

4.2.2.1 Đối với mục tiêu 2 ………………………………………..

13

4.2.2.3 Đối với mục tiêu 3 . ………………………………………..

13

5. Phạm vi giới hạn đề tài ………………………………………………
5.1 Phạm vi về nội dung ……………………………………………
5.2 Phạm vi về không gian ……………………………………………
5.3 Phạm vi về thời gian ………………………………………………
6. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát……………………...…
6.1 Đối tượng nghiên cứu ………………….……………………….…
6.2 Đối tượng khảo sát ………………………………………………..
7. Cấu trúc của luận văn ………………………………………………..
8. Dự kiến tiến độ thực hiện đề tài ……………………………………..
9. Danh mục các tài liệu tham khảo ……………………………………

14

14
14
14
14
14
14
14
16
17

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.

Mô tả khung nghiên cứu của đề tài …………………….

10


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Số liệu khảo sát theo địa bàn nghiên cứu ……………………..….

11

Bảng 4.2 Ý nghĩa các biến, ký hiệu tên biến và ký hiệu kỳ vọng của biến ..
Bảng 3. Dự kiến tiến độ thực hiện đề tài ..................................................

16
22




1. Tính cấp thiết của đề tài
“Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối nguồn sông Hậu, sản xuất nông nghiệp được xem là
sản phẩm chính, do vậy, trước thực trạng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về ngày càng ít,
mặn xâm nhập mạnh, tình trạng xói lở, sự thay đổi dòng chảy sẽ làm đảo lộn cơ cấu sản
xuất truyền thống và đời sống, sinh hoạt của người dân. Vì vậy, Sóc Trăng phải xác định
diễn biến này là một thực tế, đồng thời tìm ra biện pháp để khai thác triệt để lợi ích từ quy
luật, hoàn cảnh mới hướng tới hạn chế thấp nhất về mặt tiêu cực của biến đổi khí hậu, ảnh
hưởng thiên tai, có như vậy thì mới có phương án thích ứng một các chủ động” (Trung
Hiếu, 2016) [15]. Trong những năm qua, sóc Trăng bằng nhiều giải pháp nâng cao giá trị
sản phẩm nông nghiệp, đã xây dựng và thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tổ chức lại sản xuất
trên các lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Sau hơn 03
năm thực hiện đề án, tình hình sản xuất trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả khả quan, giá
trị sản phẩm trồng trọt và thủy sản trên đơn vị diện tích ước năm 2016 đạt 144 triệu
đồng/ha, tăng gần 10% so với năm 2013. Việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, thích ứng
với biến đổi khí hậu, đưa rau màu, cây ăn trái xuống chân ruộng, nâng cao giá trị lợi nhuận
cho người dân, phát huy lợi thế, tiềm năng của từng vùng đã được các cấp, các ngành, lãnh
đạo tỉnh Sóc Trăng rất quan tâm trong việc lãnh chỉ đạo trong việc nâng cao thu nhập, ổn
định sản xuất cho Nhân dân.
Cù Lao Dung là huyện được thành lập mới trên cơ sở chia tách từ huyện Long Phú,
tỉnh Sóc Trăng theo Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, ngày 11/01/2002 của Chính phủ, với
26.000 ha diện tích tự nhiên, vị trí nằm ở cuối Sông Hậu ở giữa 2 của sông Trần Đề và
Định An, có bờ biển dài 17km (chiếm gần 24% chiều dài bờ biển của tỉnh Sóc Trăng). Đơn
vị hành chính có 07 xã và 01 thị trấn nhưng đều được Chính phủ công nhận là xã đảo. Dân
số có 65.000 người. Kinh tế của huyện Cù Lao Dung chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, khu
vực I chiếm 67,10% trong cơ cấu kinh tế của huyện, diện tích sản xuất 15.000ha, người
dân đa phần sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp, chủ yếu chăn nuôi, trồng Mía và
các loại cây ăn quả, trong đó cây Nhãn được trồng với diện tích 429 ha, chủ yếu là Nhãn
Da bò. Hiện nay Cù Lao Dung đang gặp khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển, do vị

trí địa lý cách biệt đất liền, bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, bị ảnh hưởng nặng nề bởi nắng
hạn và xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn
biến phức tạp, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh Chổi Đầu rồng trên Nhãn tiêu Da Bò. Từ đó
1


đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất và đời sống của bà con nông dân, mặc dù
chính quyền huyện tích cực đề ra những giải pháp thực hiện chuyển đổi từ những loại cây
trồng, vật nuôi không hiệu quả, không còn phù hợp với khí hậu, đất đai của từng vùng trên
địa bàn huyện sang những loại cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao và đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, do tập quán canh tác của bà con nông dân của
huyện chậm đổi mới, ngại tiếp cận và ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất, thiếu tin
vào hiệu quả mang lại của các một hình sản xuất mới do chưa có đề tài nghiên cứu khoa học
thực tiễn trên địa bàn huyện nên đồng thuận chưa cao với chủ trương chuyển dịch cơ cấu
cây trồng vật nuôi gắng với công tác xây dựng nông thôn mới của huyện.
Nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả của mô hình cũng như các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập của bà con trong quá trình sản xuất trên địa bàn huyện, tìm hiểu những khó
khăn, tồn tại của mô hình sản xuất hiện nay. Để tìm ra giải pháp căn cơ phù hợp góp phần
quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
trên địa bàn huyện, giúp bà con nông dân mạnh dạng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù
hợp với điệu kiện hiện nay cũng như nâng qui mô sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện
cuộc sống. Em xin chọn đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng Nhãn Idor ở
huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng” để làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài thực hiện nhằm phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng Nhãn Idor và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính mô hình trồng Nhãn Idor của các
nông hộ tại huyện Cù Lao Dung. Từ đó đề ra các giải pháp, chính sách phù hợp nhằm nâng
cao lợi nhuận cho nông hộ tham gia mô hình trồng nhãn Idor và định hướng nhân rộng mô

hình phù hợp với thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Góp
phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Cù Lao Dung.

2.1 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nhãn Idor ở huyện Cù
Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả tài chính mô hình trồng
nhãn Idor ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
2


- Mục tiêu 3: Từ những kết quả nghiên cứu, đề ra các giải pháp, chính sách phù
hợp nhằm nâng cao lợi nhuận cho nông hộ tham gia mô hình trồng nhãn Idor và định
hướng nhân rộng mô hình phù hợp với thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên
địa bàn huyện.

3. Tổng quan nghiên cứu
* Nghiên cứu trong nước
Nguyễn Long Biên (2012) tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp ứng phó nhằm đưa ra những nhận
định, đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường tự nhiên có ảnh hưởng
lớn tới sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân [1].
Bùi Quang Bình (2012) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một bộ phận cấu
thành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, bởi lẽ, “Để triển
khai công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trước hết phải thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nền nông nghiệp, mà trong đó nội dung cốt lõi của bước đi ban
đầu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn kiểu mới”. Dựa trên
kết quả nghiên cứu tác giả Phân tích, đánh giá hiệu quả của các chính sách khuyến khích
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện có, làm rõ những tồn tại khó khăn và nguyên

nhân hạn chế làm cơ sở đề xuất những chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến năm 2020 [2].
Bùi Thị Nguyệt Minh (2008) đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tác giả phân tích chuyển dịch
cơ cấu cây trồng mang tính độc canh sang loại cây trồng thích hợp nhằm phát huy đầy đủ
lợi thế so sánh về tiềm năng đất đai, khí hậu, kinh nghiệm truyền thống cùng với quá trình
thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào trong sản xuất để tạo ra khối
lượng hàng hóa lớn, phẩm chất tốt, giá thành hạ đồng thời mang tính cạnh tranh trên thị
trường [10].
Nguyễn Văn Chử (2016) nghiên cứu hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối
với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tập trung vào các cơ
quan quản lý nhà nước tác động trực tiếp đến đối tượng quản lý là những tổ chức, cá nhân
tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp [3].

3


Trần Thị Mỹ Hạnh (2016), tiến hành nghiên cứu hội chứng Chổi Rồng trên cây
nhãn (Dimocarpus longan Lour.) và biện pháp quản lý tổng hợp tại Đồng bằng sông Cửu
Long ở 3 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre với các phương pháp khảo sát và nghiên
cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhà lưới và ngoài vườn nhãn nhằm xác định
tác nhân gây bệnh Chổi Rồng trên nhãn. Qua 14 giống nhãn được thử nghiệm tính chống
chịu bệnh Chổi Rồng, kết quả cho thấy giống nhãn Tiêu da bò bị nhiễm bệnh Chổi Rồng
nặng nhất [5].
Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Dương Tuyến, Lương Thị Duyên, Nguyễn An Đệ,
Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Văn Hòa (2013), đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học và
biện pháp quản lý nhệnh Long Nhung Eriophyes sp. (ACARINA: ERIOPHYIDAE) tác
nhân gây bệnh Trổi rồng trên cây Nhãn [6].
Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014) đã tìm hiểu ảnh hưởng của các chất điều hoà sinh
trưởng thực vận đến đến sự giảm kích thức hạt Nhãn tiêu Da bò. Tác giả tiến hành phân

đặc tính, chất lượng, năng suất, hiệu quả của nhiều giống Nhãn khác nhau [11].
Lê Văn Trung Trực (2015) tiến hành phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị Nhãn tiêu Da Bò tỉnh Đồng Tháp. Tác giả đi
sâu phân tích chuổi giá trị từ nông hộ sản xuất, thương lái thu gom, vựa Nhãn, doanh
nghiệp xuất khẩu đến tình hình tiêu thụ tại chợ đầu mối, ngoài tỉnh Đồng Tháp và xuất
khẩu…[14].
Nguyễn Thế Huấn, Nguyễn Đức Thạnh, Vũ Thị Thanh Thủy, Đỗ Thị Phượng
(2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng
suất của giống Nhãn chín muộn PH-99-1-1 tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên [8].
Trương Hồng Thanh (2010) phân tích tình hình sản xuất dưa hấu tại xã Mỹ Khánh
để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu cho nông hộ ở địa phương.
Với số liệu từ 32 mẫu điều tra tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh số
tuyệt đối, so sánh số tương đối để phân tích, mô tả thực trạng sản xuất dưa hấu của nông
hộ; phương pháp hồi qui tuyến tính để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và
thu nhập của nông hộ sản xuất dưa hấu tại địa phương. Từ kết quả phân tích tác giả đã đưa
ra kết luận năng suất dưa hấu chịu tác động bởi các yếu tố kinh nghiệm, diện tích, các yếu
tố chi phí, còn yếu tố trình độ học vấn không có ý nghĩa trong mô hình. Thu nhập chịu ảnh
hưởng nhiều bởi các yếu tố năng suất, chi phí giống, chi phí phân bón,…. Vì vậy cần tận
dụng tối đa nguồn lao động nhà để giảm các khoản chi phí và tăng thu nhập [12].
4


Huỳnh Thị Thùy Trang (2010) phân tích hiệu quả tài chính của các mô hình nuôi cá
lóc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tác giả phân tích đánh giá số liệu về hoạt động sản xuất và
tiêu thụ, phân tích tương quan đa biến về năng suất, chi phí và lợi nhuận cho thấy rõ các biến độc lập
và biến phụ thuộc, các yếu tố ảnh hưởng đến nâng suất, chi phí và thu nhập. Qua kết quả phân tích
cho ta thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến nâng suất, chí phí và thu nhập của mô hình nuôi cá lóc
[15].
Nhóm tác giả Mai Văn Thành, Trần Nam Anh, Lê Thị Thanh Phương, Phạm Thị
Thanh Lam, Phạm Mai Hương và Vũ Thị Thao nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

người dân trong việc ra quyết định áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp tại xã Cao Sơn,
huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Trong nghiên cứu
nhóm tác giả đã sử dụng phân tích nhân tố và hàm hồi quy Logit để xác định nhân tố chính
ảnh hưởng đến người dân trong việc ra quyết định áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp.
Nhóm tác giả đã chỉ ra ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của người dân bao
gồm : Lý sinh (chất lượng đất, nguồn nước, giống mới, sâu bệnh hại) ; Kinh tế (tăng thu
nhập, lao động gia đình, vốn gia đình, sản phẩm đa dạng, giảm rủi ro); Xã hội (an toàn
lương thực, thị trường tiêu thụ, nông hộ thành công…). Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm
nhân tố kinh tế có ảnh hưởng mạnh nhất trong việc ra quyết định áp dụng hệ thống nông
lâm kết hợp, tiếp đó đến nhóm nhân tố xã hội và cuối cùng là nhóm nhân tố sinh lý [13].
Nguyễn Thị Thu Hương (2016) phân tích hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định trồng sầu riêng hạt lép của hộ gia đình tại huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng. Tác
giả tiến hành phân tích thực trạng phát triển sầu riêng hạt lép tại Huyện Đạ Huoai Tỉnh
Lâm Đồng; đánh giá hiệu quả của mô hình trồng cây sầu riêng hạt lép tại Huyện Đạ Huoai
Tỉnh Lâm Đồng; phân tích rủi ro trong hoạt động sản xuất sầu riêng hạt lép; xác định các
yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình trồng sầu riêng hạt lép của các
hộ dân từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình trồng cây sầu riêng
hạt lép tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ
từ Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng và dữ
liệu sơ cấp từ kết quả phỏng vấn 100 hộ nông dân trồng sầu riêng hạt lépvà 60 hộ trồng sầu
riêng truyền thống. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu mô tả, nghiên cứu lịch sử, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và phân tích
độ nhạy, Phương pháp tương quan [9].

5


* Nghiên cứu ngoài nước
Nhóm Mohamed Saidul Islam, Mohammad Atiqur Rahman, Nahid Sultana,
Biswajit Nath, Alak Paul (2012) đã tiến hành nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn đến

các loại sử dụng đất với diện tích 8.018ha tại Satkhira của Bangladesh. Thông qua điều tra,
khảo sát kết hợp với phân tích mẫu, dữ liệu viễn thám và phần mềm ArcGIS, đánh giá
những thay đổi trong sử dụng đất và quy hoạch đất nhiễm mặn. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, độ mặn tồn tại trong tất cả các phần của khu vực nghiên cứu được phân loại là trung
bình đến cao, từ đó việc sử dụng đất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu giảm dần do
mặn xâm nhập, đất nông nghiệp đang giảm còn 15,1% so với 24,52% cách đây 10 năm,
với tỷ lệ giảm 0,94% mỗi năm [18].
Hollis Chenery (1988) cho rằng mô hình chuyển đổi cơ cấu trong quá trình chuyển
đổi từ nền kinh tế nông thôn có thu nhập thấp thành nền kinh tế đô thị công nghiệp với thu
nhập bình quân đầu người cao hơn đáng kể. Sự phát triển kinh tế được xem là một tập hợp
các quá trình chuyển đổi cơ cấu dài hạn có liên quan với nhau đi liền với sự tăng trưởng và
sự chuyển đổi kinh tế nông nghiệp được coi là những yếu tố mà xác định là "tăng trưởng
kinh tế hiện đại" [17].
Bao Yang, Yueming Jiang, John Shi, Feng Chen, Muhammad Ashraf (2011) đã
nghiên cứu về cây nhãn (Dimocarpus longan) trưởng thành cho thấy nhãn đã trở nên phổ
biến như là một trái cây kỳ lạ ở vùng ôn đới. Nó được đánh giá cao trên thị trường quốc tế
dẫn đến tăng sản lượng với đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế địa phương [16].
Nhóm Mee Gie Lina, Ola Lasekana, Nazamid Saarib and Siti Khairunniza-Bejo
(2018) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của chitosan/carrageenan và glycerol như là vật liệu
phủ ăn được trong việc bảo quản trái cây nhãn tươi được lưu giữ ở nhiệt độ môi trường
xung quanh đã được đánh giá. Nồng độ của các thành phần lớp phủ đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình kiểm soát sự thay đổi về chất lượng và sự mất mát số lượng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy cả hai (chitosan/carrageenan) chúng đều có khả năng tăng tuổi thọ của
quả nhãn sau thu hoạch [19].

6


4. Phương pháp nghiên cứu
Khung nghiên cứu của đề tài được mô tả như sau


Phân tích hiệu quả tài chính mô
hình trồng Nhãn Idor trên địa bàn
huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng

Hàm sản xuất Cobb- Douglas,
hành lợi nhuận để phân tích các

Đánh giá hiệu quả tài
chính của mô hình
trồng nhãn Idor tại
huyện Cù Lao Dung
tỉnh Sóc Trăng

Phân
tích thực
trạng
sản xuất
mô hình
trồng
nhãn
Idor tại
huyện
Cù Lao
Dung,
tỉnh Sóc
Trăng.
- Dùng
phương
pháp mô

tả và
phương
pháp
nghiên
cứu lịch
sử

Phân
tích các
chỉ số
tài
chính:
NPV; chỉ
số lợi ích
chi phí,
thời gian
hoàn
vốn, IRR

yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
tài chính mô hình trồng nhãn
Idor của nông hộ ở huyện Cù
Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng,

Phân
tích độ
nhạy:
Sự thay
đổi của
giá bán,

vòng
đời, chi
phí phân
bón đến
các chỉ
tiêu
NPV,
BCR,
thời
gian
hoàn
vốn

Đặc
điểm
nguồn
nhân
lực của
nông
hộ

Đặc
điểm
Khả
năngtài
chính
kết nối
và quy
thị


trường
của trồng
hộ
dânnhãn
của hộ
dân

Đặc
điểm
môi
trường
của hộ
dân

Hình 1. Khung phân tích của đề tài
Ngồn: Tác giả đề xuất
7


4.1 Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tham khảo các tài liệu, báo cáo thông tin cơ bản về đặc điểm kinh tế xã hội, điều
kiện tự nhiên cũng như những thông tin liên quan đến tình hình sản xuất trên địa bàn
huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng; Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, của huyện Cù
Lao Dung năm 2016, báo cáo của Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Cù Lao Dung, báo
cáo của một số xã thuộc địa bàn huyện Cù Lao Dung; tổng hợp thông tin từ Hợp Tác Xã
trồng nhãn An Thạnh 3. Các kết quả nghiên cứu, các báo cáo khoa học, tạp chí, báo và
internet
4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Qua khảo sát tình hình về địa bàn nghiên cứu, việc chọn mẫu điều tra được thực hiện

theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 05 xã (xã An Thạnh 1, xã An Thạnh Tây, xã An
Thạnh 2, xã An Thạnh 3, xã An Thạnh Nam) với tổng số mẫu là 72 quan sát cho hai mô hình
trồng nhãn Idor và Nhãn tiêu Da bò, mỗi mô hình 36 quan sát. Cỡ mẫu được xác định dựa
trên nguyên tắc thống kê của Thái Anh Hòa (2003) đảm bảo quy mô mẫu không nhỏ hơn 30.
Bảng 1. Số liệu khảo sát theo địa bàn nghiên cứu

Đơn vị

Số quan sát

Tỷ lệ %

Xã An Thạnh 1

20

27,8

Xã An Thạnh Tây

14

19,4

Xã An Thạnh 2

10

13,9


Xã An Thạnh 3

10

13,9

Xã An Thạnh Nam

18

25

Tổng

72

100
Nguồn: Tác giả đề xuất

Việc điều tra phỏng vấn các hộ nông dân được thực hiện bằng các phỏng vấn trực
tiếp tại nhà các hộ nông dân sản xuất theo mô hình Nhãn Idor và mô hình trồng Nhãn tiêu
Da bò dựa trên bảng câu hỏi đã được chuẩn bị từ trước và được áp dụng chung cho các khu
vực khác trên địa bàn huyện.

4.2 Phương pháp phân tích số liệu
8


4.2.1 Xử lý số liệu
Kiểm tra phiếu điều tra: Nhằm mục đích phát hiện bổ sung kịp thời các thông tin

không chính xác hoặc còn thiếu, thông tin do ghi chép sai và chỉnh sửa các số liệu để có
đơn vị thống nhất.
Mã hóa thông tin: Nhằm mục đích chuyển các thông tin thu thập ở phiếu điều tra
như các biến định tính, nội dung trả lời các câu hỏi mở thành các chỉ tiêu phù hợp với quá
trình phân tích số liệu.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và nhập số liệu: Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel
và Eview.
4.2.2 Phân tích số liệu
Với các mục tiêu cụ thể đã được đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
4.2.2.1 Đối với mục tiêu 1:
4.2.2.1.1 Phương pháp mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu
được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và
thông tin thu thập. Phương pháp phân tích tần số dùng để lập, tóm tắt các dữ liệu và trình
bày dữ liệu thành bảng và biểu đồ. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực
trạng sản xuất của nông hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu như: độ tuổi, trình độ văn hóa,
số người trong độ tuổi lao động, khả năng tiếp cận vốn vay,...). Việc xây dựng bảng câu hỏi
kết hợp với việc điều tra phỏng vấn từng hộ nông dân trồng nhãn Idor sẽ giúp đề tài thu
thập được những thông tin chung về tình trạng mô hình trồng nhãn Idor tại huyện Cù Lao
Dung và một số yếu tố làm cơ sở phân tích và đề ra định hướng phát triển trong thời gian
tới.
4.2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương pháp thu thập có hệ thống và đánh giá
khách quan các số liệu của những hiện tượng xảy ra trước đó nhằm kiểm tra các giả thiết
liên quan đến nguyên nhân có ảnh hưởng hay tác động đến xu hướng phát triển của sự vật,
hiện tượng trong quá khứ, làm cơ sở cho việc phân tích và dự báo xu hướng trong tương lai.
Trong nghiên cứu này, phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu thực trạng mô
hình trồng nhãn Idor của huyện Cù Lao Dung thông qua một số nghiên cứu, báo cáo tổng
9



kết trước đây. Đồng thời dựa trên những chiến lược phát triển ưu tiên cho cây nhãn Idor
của huyện làm cơ sở cho việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trồng nhãn
Idor tại huyện.
4.2.2.1.3 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính qua các bước
như sau:
Bước 1: Xác định được giá bán, sản lượng trong từng năm của cây nhãn Idor từ đó
xác định được doanh thu.
Bước 2: Xác định được chi phí mà nông hộ bỏ ra từng năm để thực hiện chăm sóc
và trồng cây nhãn Idor (chi phí bao gồm: chi phí phân bón, chi phí nhân công, chi phí
giống, chi phí thuốc bảo vệ thực vật…)
Bước 3: Xác định lãi suất chiết khấu (xác định các mức lãi suất chiết khấu khác
nhau)
Bước 4: Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Giá trị hiện tại ròng
NPV =

– CFo

Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư
CFt: Dòng tiền ròng của dự án đầu tư năm t. CFt được xác định bằng công thức:
CFt = Bt – Ct (Bt : Tổng doanh thu ở năm thứ t,Ct: Chi phí cho sản xuất ở năm thứ t)
CFo: Vốn đầu tư ban đầu của dự án
n: Vòng đời của dự án
r: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa (r: thường là chi phí sử dụng vốn, đó là tỷ
suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi)
NPV > 0: Giá trị hiện tại của các nguồn thu vượt quá giá trị hiện tại của các chi phí

đầu tư, trường hợp này đầu tư có hiệu quả.
NPV < 0: ngược lại đầu tư không có hiệu quả.
NPV là một trong những công cụ hữu dụng nhất để đánh giá hiệu quả của dự
10


án đầu tư.
Tỷ số lợi ích - chi phí BCR (Benefit Cost Ratio)
Tỷ số lợi ích-chi phí được tính bằng cách đem chia hiện giá của các lợi ích cho hiện
giá của các chi phí, sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm suất chiết khấu.

BCR =

=

BPV: Tổng giá trị hiện tại của doanh thu
CPV: Tổng giá trị hiện tại của chi phí
Chỉ tiêu này cho biết doanh thu thu được tính trên một đơn vị chi phí đầu tư chiết
khấu về năm đầu của đầu tư. Sử dụng tiêu chuẩn này, ta sẽ đòi hỏi rằng để cho một dự án
có thể chấp nhận được, tỷ số BRC phải lớn hơn 1; nếu nhỏ hơn 1, đầu tư không có hiệu
quả.
Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn không chiết khấu: là số năm cần phải có để lợi ích ròng chưa
chiết khấu (ngân lưu ròng dương) hoàn lại vốn đầu tư.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: là số năm cần phải có để các lợi ích đã được
chiết khấu bù đắp được chi phí đầu tư cũng được chiết khấu. Tuy nhiên, nhược điểm của
tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là các lợi ích thu được sau thời gian đã được ấn định cho
thời gian hoàn vốn sẽ bị bỏ qua.
Tỷ lệ sinh lợi nội bộ IRR (Internal Rate of Return)
Là một con số thống kê hữu ích để tóm tắt khả năng sinh lời của một dự án đầu tư.

IRR là suất chiết khấu tìm được làm cho NPV bằng không. Tỷ lệ sinh lợi nội bộ được tính
bằng cách giải phương trình sau:
– CFo = 0

11


Tỷ lệ sinh lợi nội bộ có một lợi thế lớn là nó có thể được tính toán chỉ dựa vào các
số liệu của dự án mà thôi. Đặc biệt, việc tính toán này không đòi hỏi số liệu về chi phí cơ
hội của vốn.
Chỉ tiêu này nói lên mức độ quay vòng vốn đầu tư. Nếu IRR lớn hơn lãi suất mà dự
án vay thì việc đầu tư có hiệu quả và ngược lại. Dự án hay hoạt động sản xuất nào có IRR
càng lớn càng hiệu quả.
Để xác định được dòng ngân lưu qua các năm, cần phải xác định được sản lượng,
doanh thu, chi phí.
Đối với giống nhãn truyền thống của huyện Cù Lao Dung (thường là nhãn Tiêu Da
bò), các hộ nông dân huyện Cù Lao Dung đã có kinh nghiệm trồng lâu năm và hầu hết các hộ
nông dân đều đã trải qua được hết chu kỳ sinh học của cây nhãn truyền thống (theo giả định
25 năm) do đó, các khoản mục, chi phí và năng suất bình quân của cây nhãn qua các năm
được xác định bằng giá trị trung bình kết quả điều tra của 30 hộ dân trồng nhãn truyền thống.
Đối với nhãn Idor, do đa phần cây ở độ tuổi dưới 8 năm do đó, cách xác định doanh
thu, chi phí và năng suất bình quân từ năm 0 – 8 được xác định bằng giá trị trung bình kết
quả điều tra của 30 hộ dân trồng nhãn Idor. Từ năm thứ 8 trở đi sẽ là chi phí, doanh thu và
năng suất dự báo dựa trên các tài liệu viết về cây nhãn Idor và đánh giá của những kỹ thuật
viên tại địa bàn để làm căn cứ tính toán và dự báo năng suất nhãn Idor qua các năm còn lại.
Đối với khoản mục chi phí, từ năm 5 trở đi, tổng chi phí đầu tư ít biến động hơn, lúc
này cây đã bước vào giai đoạn ổn định, đa phần các nông hộ sử dụng cùng một công thức
bón phân, phun thuốc cho vườn cây của mình từ giai đoạn này trở đi chi phí ổn định bằng
với chi phí năm 5.
Đối với năng suất bình quân: từ năm thứ 08 trở đi sẽ là năng suất dự báo, với giả

định tốc độ tăng năng suất bình quân từ 3 đến12%/năm chậm dần theo tuổi cây, từ năm thứ
15 đến năm thứ 20 năng suất ổn định, và sau đó giảm xuống từ năm 21 đến năm 25 ước
tính khoảng 10%/năm.
Phân tích độ nhạy
Thứ hai, phân tích độ nhạy được sử dụng để phân tích rủi ro trong sản xuất nhãn.
Việc sử dụng phân tích nhạy cảm lựa chọn trong các trường hợp có sự thay đổi về giá bán
nhãn giảm, giá phân bón tăng, vòng đời khai thác thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến
các chỉ tiêu tài chính NPV, BCR, thời gian hoàn vốn đầu tư.
12


4.2.2.1 Đối với mục tiêu 2:
Tương ứng với Hàm sản xuất Cobb- Douglas, hàm lợi nhuận đối ngẫu được trình bày
có dạng như sau:
Ln µi =

0

+

1

lnPNi +

lnPpi +

2

lnPKi +


3

4

lnTi +

lnPGi +

5

lnLi +

6

lnFi + ei

7

Trong đó:
 µi : là lợi nhuận chuẩn hóa của nông hộ i, được tính bằng tổng doanh thu của
hộ từ trồng nhãn Idor trừ các khoản chi phí biến đổi (chi phí vật tư, giống, thuê lao
động,..), sau đó được chia ra giá đầu ra của nông hộ.


0

: các hệ số cần được ước lượng trong mô hình (k=0,1,2,..7).

 ei: sai số hỗn hợp của mô hình (e i = vi - ui), trong đó: vi là sai số ngẫu nhiên theo
phân phối chuẩn và ui (ui > 0) là sai số do phi hiệu quả theo phân phối nửa chuẩn.

 PNi: giá phân đạm nguyên chất được chuẩn hóa, được tính bằng giá của 1kg
đạm nguyên chất chia cho giá nhãn Idor đầu ra.
 Ppi: giá phân lân nguyên chất được chuẩn hóa, được tính bằng giá của 1kg lân
nguyên chất chia cho giá nhãn Idor đầu ra.
 PKi: giá phân kali nguyên chất được chuẩn hóa. được tính bằng giá của 1kg lân
nguyên chất chia cho nhãn Idor đầu ra.
 Ti: Chi phí sử dụng thuốc nông dược (nghìn đồng/1ha).
 PGi: giá chuẩn hóa của 1 cây giống, được tính bằng giá cây giống chia cho giá
nhãn Idor đầu ra .
 Li: là khoản chi phí để thuê lao động (nghìn đồng/1ha).
 Fi: là lao động gia đình được sử dụng (nghìn đồng/1ha).
Phương pháp “Ước lượng khả năng cao nhất MLE” được áp dụng để áp dụng các
tham số của mô hình biên ngẫu nhiên. Kết quả ước lượng cũng sẽ cho thấy mức phi hiệu
quả của từng nông hộ.
4.2.2.3 Đối với mục tiêu 3:
- Đề ra các giải pháp, chính sách phù hợp nhằm nâng cao lợi nhuận cho nông hộ
tham gia mô hình trồng nhãn Idor và định hướng nhân rộng mô hình phù hợp với thực hiện
Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.

13


5. Phạm vi giới hạn đề tài
5.1 Phạm vi về nội dung
Do hạn chế về chi phí và thời gian nghiên cứu nên Đề tài tập trung phân tích hiệu
quả tài chính của mô hình trồng cây nhãn Idor thông qua các chỉ tiêu tài chính như giá trị
hiện tại ròng, tỷ suất lợi ích chi phí, thời gian hoàn vốn, tỷ lệ sinh lời nội bộ và những nhân
tố ảnh hưởng đến ý định mở rộng mô hình trồng nhãn Idor của hộ gia đình tại huyện Cù
Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
5.2 Phạm vi về không gian

Đề tài thực hiện nghiên cứu tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Số liệu điều tra
chủ yếu được thu thập trực tiếp từ các hộ nông dân mô hình trồng nhãn Idor ở 05 xã (xã An
Thạnh 1, xã An Thạnh Tây, xã An Thạnh 2, xã An Thạnh 3, xã An Thạnh Nam) trên địa bàn
huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng.
5.3 Phạm vi về thời gian
- Đề tài thực hiện tính toán hiệu quả của mô hình trồng cây nhãn Idor trong khoảng
thời gian 25 năm (một vòng đời của cây nhãn).

6. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Mô hình trồng nhãn Idor của huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
6.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của đề tài chủ yếu là những nông hộ trồng nhãn Idor trên địa
bàn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu Luận văn được chia thành 3 phần (Phần mở đầu, phần nội dung và
phần kết luận) được bố cục như sau:
PHẦN THỨ NHẤT (PHẦN MỞ ĐẦU):
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
(gồm: Mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể).
3. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
4. Phạm vi giới hạn đề tài
(Phạm vi về nội dung; Phạm vi về không gian; Phạm vi về thời gian).
5. Phương pháp nghiên cứu
14


(Đề tài sẽ dựa trên các mục tiêu cụ thể để viết phương pháp nghiên cứu phù hợp).

PHẦN THỨ HAI (PHẦN NỘI DUNG):
1. Cơ sở lý thuyết:
(Trình bày cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc triển khai nghiên cứu và phân tích
thực trạng, sẽ tiến hành tổng hợp và biện luận các lý thuyết liên quan trực tiếp đến đề tài).
2. Phân tích thực trạng
(Gồm: Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu (huyện Cù Lao Dung); Các kết quả
nghiên cứu, phân tích thực tiễn trên những khía cạnh gắn với mục tiêu nghiên cứu. Nội
dung phân tích thực trạng được bám sát khung lý thuyết đã được trình bày trong phần cơ
sở lý thuyết, được minh chứng thông qua các số liệu có độ tin cậy. Việc phân tích thực
trạng tập trung trong phạm vi nghiên cứu đã giới hạn và giải quyết được các mục tiêu của
đề tài)
3. Đánh giá, thảo luận những kết quả thu được và các đề xuất giải pháp (hàm ý
chính sách hoặc hàm ý quản trị):
(Kết quả thu được từ nghiên cứu là những thông tin, kiến thức, kết luận được rút ra
từ phân tích thực tế, dựa trên cơ sở lý thuyết. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tác giả sẽ đề
xuất giải pháp, kiến nghị hoặc dựa trên phân tích dữ liệu đề xuất hàm ý chính sách hoặc
hàm ý quản trị).
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
1. Kết luận chung.
2. Hạn chế của đề tài.
3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

8. Dự kiến tiến độ thực hiện đề tài
15


Bảng 3. Dự kiến tiến độ thực hiện đề tài
STT
1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

11.

Nội dung
Nhận Quyết định giao đề
tài luận văn thạc sĩ
Thu thập dữ liệu, khảo sát
thực địa
Xây dựng thí nghiệm, thử
nghiệm
Tổng hợp dữ liệu
Báo cáo tiến độ: 2
tháng/lần
Xử lý dữ liệu, viết luận
văn
Chỉnh sửa và hoàn chỉnh
luận văn theo sự hướng
dẫn của GVHV
Nộp luận văn
Bảo vệ Luận văn
Chỉnh sửa và hoàn thiện
luận văn theo ý kiến của

hội đồng đánh giá luận
văn

Thời gian thực
hiện

Yêu cầu kết
quả dự kiến

Ghi chú

Tháng 4/2018
Tháng 4-5/2018

Tháng 5/2018

Tháng 5/2018

Tháng 6/2018

Tháng 6/2018
Tháng 7/2018

Tháng 7/2018
Tháng 7/2018

Tháng 7/2018

Tháng 8/2018


Tháng 8/2018

Tháng 9/2018

Ngày 20/9/2018
Tháng 10/2018
Tháng 10/2018

Ngày 20/9/2018
Tháng 10/2018
Tháng 10/2018

Tháng 10/2018

Tháng 10/2018

Nộp luận văn hoàn chỉnh

- Bản in
- File pdf

Trà Vinh, ngày 09 tháng 4 năm 2018
Ý kiến của người hướng dẫn khoa học

Học viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)

PGS.TS Đặng Thanh Hà

Đỗ Hoà Nhã


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn bản quy phạm pháp luật

16


Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, ngày 11 tháng 01 năm 2002 của Chính Phủ về điều
chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung; thành lập xã,
thị trấn thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
2. Tiếng Việt
[1] Nguyễn Long Biên (2012), Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên
nước tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp ứng phó
[2] Bùi Quang Bình (2012), xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
[3] Nguyễn Văn Chử (2016), Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay
[4] Nguyễn Thanh Giàu (2009), So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 2 vụ lúa-1 vụ đậu
nành và mô hình 3 vụ lúa ở hai xã Thành Lợi và Tân Bình, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
[5] Trần Thị Mỹ Hạnh (2016), Nghiên cứu hội chứng chổi rồng trên cây Nhãn
(Dimocarpus longan Lour.) và biện pháp quản lý tổng hợp tại Đồng bằng sông Cửu Long.
[6] Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Dương Tuyến, Lương Thị Duyên, Nguyễn An Đệ,
Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Văn Hòa (2013), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện
pháp quản lý nhệnh Long Nhung Eriophyes sp. (ACARINA: ERIOPHYIDAE) trên cây
Nhãn, Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất, NXB Nông nghiệp, tr
1037-1044.
[7] Nguyễn Thị Bích Hồng, Trịnh Khắc Quang, Ngô Hồng Bình (2011), Kết quả
nghiên cứu, tuyển chọn và khảo nghiệm giống nhãn chín sóm PHS – 2 tại Hưng Yên, Viện
khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tr 600-605
[8] Nguyễn Thế Huấn, Nguyễn Đức Thạnh, Vũ Thị Thanh Thủy, Đỗ Thị Phượng

(2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng
suất của giống Nhãn chín muộn PH-99-1-1 tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Tạp chí
Khoa học & Công nghệ, tr 7-12
[9] Nguyễn Thị Thu Hương (2016), Phân tích hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định trồng sầu riêng hạt lép của hộ gia đình tại huyện Huoai tỉnh Lâm Đồng.
[10] Bùi Thị Nguyệt Minh (2008), Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
[11] Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014), Tìm hiểu ảnh hưởng của các chất điều hoà
sinh trưởng thực vận đến đến sự giảm kích thức hạt Nhãn tiêu Da bò.
17


[12] Trương Hồng Thanh (2010), Phân tích tình hình sản xuất dưa hấu tại xã Mỹ
Khánh.
[13]Mai Văn Thành, Trần Nam Anh, Lê Thị Thanh Phương, 2009. Các nhân tố ảnh
hưởng đến người dân trong việc ra quyết định áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp tại xã
Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
[14] Lê Văn Trung Trực (7-2015), Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị Nhãn tiêu Da Bò tỉnh Đồng Tháp.
[15] Huỳnh Thị Thùy Trang (2010), Phân tích hiệu quả tài chính của các mô hình
nuôi cá lóc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
3. Tiếng Anh
[16] Bao Yang, Yueming Jiang, John Shi, Feng Chen, Muhammad Ashraf (2011),
Food Research International, Extraction and pharmacological properties of bioactive
compounds from longan (Dimocarpus longan Lour.), 44(7), pp. 1837-1842
[17] Hollis Chenery (1988), Handbook of Development Economics, Patterns of
structural change, Volume 1,1988, Pages 203-273
[18] Mohamed Saidul Islam, Mohammad Atiqur Rahman, Nahid Sultana, Biswajit
Nath, Alak Paul (2012), Journal of Agriculture and Environment for International
Development – JAEID, Using Geospatial Techniques to assess the Salinity Impact on

Agricultural Landuse, 106 (2), pp. 157-169
[19] Mee Gie Lina, Ola Lasekana, Nazamid Saarib and Siti Khairunniza-Bejo (2018),
Cyta – Journal Of Food, Effect of chitosan and carrageenan-based edible coatings on postharvested longan (Dimocarpus longan) fruits, Vol. 16, No.1, pp 490-497
4. Tài liệu điện tử :
[20] Cây Ăn Trái (2017), Trồng nhãn Ido bao lâu được thu hoạch,
/>[21] Trung Hiếu (2016) Dân Tộc và Miền Núi, Sóc Trăng tái cơ cấu ngành nông
nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, />
18


[22] Vương Đình Huệ (2013) Tạp chí Tài chính, Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
nước ta hiện nay, />[23] Nguyễn Thị Minh Huệ (2017) Lý Luận Chính Trị, Quán triệt quan điểm đại
hội XII của Đảng về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông
thôn

mới

bền

vững,

/>
luan/item/1806-quan-triet-quan-diem-dai-hoi-xii-cua-dang-ve-phat-trien-nong-nghiepkinh-te-nong-thon-gan-voi-xay-dung-nong-thon-moi-ben-vung.html, truy cập 27 tháng 2
năm 2018

[24] Nguyễn Oanh (2016) Việt Nam, Hiệu quả từ nhãn Ido ở Thới An,
/>[25] Võ Quyên (2018) Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, Mô hình trồng
nhãn Idor trên đất lúa chuyển đổi tại xã Long Hòa và Châu Hưng, huyện Bình Đại,
truy cập ngày 28 tháng 02
năm 2018

[26] Phạm Thị Toán (2014) Dân Việt, Nhãn Ido của Út Hiện, truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2018
[27] Viện nghiên cứu khoa học Nông vận (2016), Nhãn (Euphoria Longana),
/>
19


PHIẾU KHẢO SÁT
Xin chào Anh/Chị, tôi tên là: Đỗ Hoà Nhã, là học viên cao học của trường ĐH Trà
Vinh. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả tài chính của
mô hình trồng Nhãn Idor trên địa bàn huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng” Do số liệu
thu thập chỉ được dùng phục vụ cho mục đích nghiên cứu nên tôi cam đoan giữ kín mọi
thông tin cá nhân và câu trả lời của anh/chị.
Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và dành thời gian của quý vị!
Hướng dẫn trả lời: Đánh dấu “x” vào ô trả lời thích hợp
I. THÔNG TIN NÔNG HỘ
1. Họ tên chủ hộ…………………………………………………..…………………
2. Giới tính: Nam/nữ ……………………………….
3. Địa chỉ: …………………………………………………………………..
4. Tuổi: ……………………………………………………………………………..
Trình độ học vấn ……….(Số năm đi học)
5. Số thành viên trong gia đình : ……………
6. Số người trong độ tuổi lao động (từ 15 – 60 tuổi) : ……………
8. Nghề nghiệp chính....................................nghề nghiệp phụ..................................
9. Anh/Chị vui lòng cho biết những thông tin liên quan đến diện tích nông nghiệp
Tổng Diện tích đất nông nghiệp.................................................................
Diện tích trồng nhãn:
Loại giống nhãn, Diện tích (ha) Năm trồng (năm)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------10. Anh/Chị cho biết thu nhập trung bình hộ gia đình hiện nay của Anh/Chị là bao
nhiêu (theo tháng)
Dưới 5 triệu


Từ 5 đến 9 triệu

Trên 9 triệu dưới 15 triệu

Trên 15 triệu dưới 30 triệu
20


Trên 30 triệu dưới 50 triệu

Trên 50 triệu

11. Mức độ tham gia của Anh/Chị các đợt tập huấn khuyến nông

Rất thường xuyên (đầy đủ)

Thường xuyên (bỏ một vài buổi)

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Số lần Anh/Chị tham gia tập huấn ..............................lần
12. Điều kiện tiếp cận thông tin kỹ thuật

Dễ dàng

Bình thường


Rất khó
13. Kiến thức của Anh/Chị về kỹ thuật canh tác nhãn

Tốt

Khá

Trung bình

Không có kiến thức

14. Thông tin về vay vốn tín dụng
Tổng vốn vay tín dụng..........................
Thời hạn vay..........................................
Lãi suất vay bình quân.......................
15. Xin vui lòng cho biết Anh/Chị thực hiện mô hình trồng cây nhãn được bao lâu
(Kinh nghiệp trồng nhãn truyền thống…….(năm); Kinh nghiệm trồng nhãn Idor….
…năm)
16. Xin vui lòng cho biết Anh/Chị trồng cây nhãn giống gì (có thể lựa chọn nhiều hơn
1 phương án)
Loại giống trồng
(a) Giống địa phương : ………………..……….
(b) Giống Idor: …………………………
17. Diện tích hộ gia đình Anh/Chị sử dụng trồng nhãn (ha)…………….
18. Năng suất trung bình trồng cây Nhãn (tấn/ha)…………………
(Năng suất qua các năm)
19. Tình hình sâu bệnh đối với giống nhãn Idor
Thường xuyên bị sâu bệnh

Ít bị sâu bệnh


Không bao giờ bị sâu bệnh
21


20. Mức độ hỗ trợ của địa phương đối với các hộ trồng Nhãn
Rất thường xuyên

Thường xuyên

Bình thường

Ít hỗ trợ

Không hỗ trợ
21. Điều kiện tiếp cận thị trường?(Các sản phẩm nhãn Idor được coi là dễ dàng tiếp cận
đầu ra khi số lượng thương lái nhiều và không ép giá, chính quyền địa phương hỗ trợ đầu
ra cho nông dân, giá cả ổn định)
Rất dễ tiếp cận

Khó tiếp cận

23. Khả năng chuyển đổi mục đích trồng(được thể hiện qua chi phí chuyển đổi và thời
gian chuyển đổi. Nếu chi phí chuyển đổi thấp và thời gian chuyển đổi nhanh chóng được
tính là dễ dàng chuyển đổi, còn lại là khó chuyển đổi mục đích trồng)
Dễ dàng chuyển đổi mục đích

Khó chuyển đổi mục đích

22. Anh/Chị vui lòng cho biết chi phí sản xuất nhãn Idor theo độ tuổi

Năm đầu tiên (năm 0), đơn vị 1.000 đồng/1.000m2
Khoản mục

Chi phí(1.000 đồng/1.000m2)

Thuê lao động (chuẩn bị đất)
....................................................
Cây giống
...................................................
Phân bón (lót, định kỳ)
...................................................
Thuốc bảo vệ thực vật
...................................................
Nhiên liệu (làm cỏ, tưới tiêu, phun
...................................................
thuốc…)
Khác (xơ dừa, vôi, tro, khấu hao thiết
...................................................
bị…)
Tổng cộng
...................................................
Các khoản mục liên quan đến ngày công lao động năm 0
Khoản mục
Chuẩn bị đất + trồng
Bón phân
Phun thuốc
Tưới tiêu
Làm cỏ
Tổng cộng
Từ năm 1 đến năm 3

Khoản mục

Ngày công trung bình/1.000 m2
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
Chi phí (1.000 đồng/1.000m2)
22


×