Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luan van mạng lưới thư viện huyện trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 111 trang )

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
------------------------

TRỊNH THỊ HIÊN

MẠNG LƯỚI THƯ VIỆN HUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện
Mã số: 60320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƢ VIỆN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt

HÀ NỘI, Năm 2015


1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
Chƣơng 1: MẠNG LƢỚI THƢ VIỆN HUYỆN ĐỐI VỚI SƢ̣ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................11
1.1. Nhƣ̃ng vấ n đề chung về ma ̣ng lƣới thƣ viện huyện ..................................11
1.1.1. Khái niệm mạng lưới thư viện huyện ...................................................11
1.1.2. Tổ chức và hoạt động mạng lưới thư viện huyê ̣n .................................13


1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư
viện huyện .............................................................................................. 15
1.1.4. Tiêu chí đánh giá tổ chức, hoạt động của mạng lưới thư viện huyện .........16
1.2. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên ..................................................................18
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................18
1.2.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội ........................................................21
1.2.3. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, giáo dục và đào tạo , văn hóa và
xã hội ..............................................................................................................26
1.3. Vai trò của mạng lƣới thƣ viêṇ huyêṇ đố i với sƣ ̣ phát triể n kinh tế

– xã

hô ̣i của tin
̉ h Thái Nguyên ...................................................................................28
Tiểu kết ................................................................................................................30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƢỚI
THƢ VIỆN HUYỆN TRÊN ĐIA
̣ BÀ N TỈ NH THÁI NGUYÊN ........................31
2.1. Tổ chức ma ̣ng lƣới thƣ viện huyện trên điạ bàn tỉnh Thái Nguyên
............31
2.1.1. Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý ma ̣ng lưới thư viê ̣n huyê ̣n ..............31
2.1.2. Cơ sở vâ ̣t chấ t .......................................................................................34
2.1.3. Nhân lực ...............................................................................................38
2.2. Hoạt động của ma ̣ng lƣới thƣ viện huyện trên điạ bàn tỉnh Thái Nguyên
... 41
2.2.1. Xây dựng và phát triể n vốn tài liệu ......................................................41
2.2.2. Xử lý tài liê ̣u và tổ chức các sản phẩ m thông tin – thư viê ̣n ................44
2.2.3. Các dịch vụ thông tin – thư viê ̣n ..........................................................45



2
2.2.4. Chỉ đạo nghiệp vụ mạng lưới thư viện huyện ......................................55
2.3. Nhâ ̣n xét ........................................................................................................56
2.3.1. Về tổ chức ............................................................................................56
2.3.2. Về hoa ̣t đô ̣ng ........................................................................................58
2.3.3. Đánh giá chung.....................................................................................61
Tiểu kết ................................................................................................................62
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀ N THIỆN TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG MẠNG LƢỚI

VÀ TĂNG CƢỜNG

THƢ VIỆN HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

THÁI NGUYÊN ......................................................................................................64
3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức ...........................................................64
3.1.1. Đổi mới cơ chế quản lý mạng lưới thư viện huyện ..............................64
3.1.2. Quản lý có hiệu quả nguồn lực vật chất ...............................................66
3.1.3. Phát huy nguồn nhân lực trong ma ̣ng lưới thư viê ̣n huyê ̣n ..................67
3.2. Nhóm giải pháp tăng cƣờng hoạt động của mạng lƣới thƣ viện huyện
..........69
3.2.1. Tăng cường nguồn lực thông tin ..........................................................69
3.2.2. Chuẩ n hóa xử lý thông tin , nâng cao chấ t lươ ̣ng các sản phẩ m thông
tin – thư viê ̣n...................................................................................................72
3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu tài liệu ..........................73
3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ............................................74
3.2.5. Duy trì và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, tủ sách, đẩy mạnh
phong trào đọc sách ........................................................................................76
Tiểu kết ................................................................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80
PHỤ LỤC .................................................................................................................84


3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Tiếng Việt
1

ATK

An toàn khu

2

Phòng VH–TT

Phòng Văn hóa – Thông tin

3

TT VH – TT

Trung tâm Văn hóa – Thể thao


4

TV

Thư viện

5

UBND

Ủy ban nhân dân

Tiếng Anh
1

AACR 2

Anglo-American Cataloguing Rules, 2nd Edition:
Quy tắc biên mục Anh – Mỹ, ấn bản lần 2.

2

BMGF

Bill & Melinda Gates Foundation: Quỹ Bill &
Melinda Gates

3


DDC

Dewey Decimal Classification: Bảng phân loại thập
phân Dewey

4

ISBD

International Standard Bibliographic Description
Tiêu chuẩn quốc tế về mô tả thư mục

5

MARC 21

Machine Readable Cataloguing 21: Khổ mẫu biên
mục đọc máy 21

6

OPAC

Online Public Access Catalog - Mục lục truy cập
công cộng trực tuyến

7

UNESCO


Unidted Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên hợp quốc


4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung bảng thống kê

TT

Trang

1

Bảng 2.1:

Cơ cấu tổ chức mạng lưới thư viện huyện

33

2

Bảng 2.2:

Trụ sở thư viện cấp huyện

34

3


Bảng 2.3:

Trang thiết bị thư viện huyện

36

4

Bảng 2.4:

Vốn tài liệu thư viện huyện năm 2014

42

5

Bảng 2.5:

Số lượng thẻ thư viện

46

6

Bảng 2.6:

Lượt bạn đọc và lượt luân chuyển tài liệu năm 2014

47


7

Bảng 2.7:

Hoạt động luân chuyển tài liệu về cơ sở

49

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Nội dung biểu đồ

TT

Trang

1

Biểu đồ 2.1:

Cơ cấu tổ chức thư viện huyện

34

2

Biểu đồ 2.2:

Tỷ lệ số lượng cán bộ thư viện huyện


37

3

Biểu đồ 2.3:

Tỷ lệ cán bộ thư viện chuyên ngành

38

4

Biểu đồ 2.4:

Trình độ cán bộ thư viện chuyên ngành

39

5

Biểu đồ 2.5:

Số thẻ thư viện cấp năm 2014

46

6

Biểu đồ 2.6:


Lượt bạn đọc đến thư viện năm 2014

47

7

Biểu đồ 2.7:

Lượt tài liệu luân chuyển năm 2014

48


5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong phát triển xã hội. Vấ n đề phát
triể n văn hóa đươ ̣c Đảng v à Nhà nước ta rất quan tâm . Nghị quyết Trung
ương V (Khóa VIII) nêu rõ “ Xây dựng và phát triển nề n văn hóa Viê ̣t Na m
tiên tiế n , đậm đà bản sắ c dân tộc ”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X cũng khẳ ng đinh
̣ cầ n đa da ̣ng hóa các hiǹ h thức hoa ̣t đô ̣ng của phong
trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”.
Từ sau khi Thành phố Thái Nguyên đươc̣ công nhâ ̣n là đô thị loại I (2010)
đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực.
Kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ. An ninh chính trị được giữ vững. Giáo dục
ngày càng được nâng cao và hoàn thiện. Văn hoá xã hội có những diện mạo mới,
các thiết chế văn hoá từ tỉnh đến cơ sở đang được đầ u tư xây dựng.
Cùng với sự phát triển đó, hệ thống các thư viện công cộng của tỉnh đã có
những chuyển biến vượt bậc, đứng đầu là Thư viện Khoa học Tổng hợp Tỉnh

Thái Nguyên. Hê ̣ thố ng này đã bám sát nhiê ̣m vu ̣ chiń h tri ̣, mục tiêu phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước và của tỉnh nhàphù hợp với các điề u kiê ̣n của tin̉ h.
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 khẳng định:
Đầu tư đúng tầm cho thư viện, chú trọng những thư viện có tính khu
vực: Hà Nội, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Lâm Đồng. Tiến tới tổ chức một mạng lưới
thư viện công cộng rộng khắp, linh hoạt, phù hợp trên địa bàn cả
nước; củng cố và xây dựng thư viện ở các quận, huyện, thị xã; đẩy
mạnh phát triển thư viện cấp xã và phòng đọc sách ở xã, phường,
cụm văn hóa, bưu điện văn hóa xã ở các xã vùng cao, biên giới, hải
đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số [7, tr.21].


6
Như vậy, có thể thấy vai trò, vị trí quan trọng, mang tính khu vực, của
việc đầu tư cho phát triển hệ thống thư viện công cộng ở tỉnh Thái Nguyên,
đặc biệt là hệ thống thư viện huyện.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, theo quan điểm của Đảng và Nhà
nước, huyện là địa bàn kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, nông dân với
công nhân, kinh tế toàn dân với kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác.
Huyện là trọng điểm để tiến hành xây dựng nền kinh tế mới, nền văn hóa mới,
con người mới ở nông thôn.
Thư viện các huyện - thiết chế văn hóa, giáo dục cơ sở - có vai trò quan
trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin cũng như học tập và ứng
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật. Trong suốt những năm qua, bằng hoạt
động thiết thực, thư viện huyện đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, góp phần nâng cao
dân trí, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và ổn định an ninh chính trị... ở
Thái Nguyên. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, đặt trong sự tương quan
với các thư viện các trường đại học, cao đẳng và trường phổ thông trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên, tổ chức và hoạt động cũng như những đóng góp của
mạng lưới thư viện huyện còn mờ nhạt và chưa hiệu quả.
Là người đã từng làm việc trong thư viện và tham gia vào công tác đào
tạo cán bộ thư viện cho nhiều thư viê ̣n công cô ̣ng và thư viê ̣n trường ho ̣c của 6
tỉnh vùng Đông Bắc (Gồ m Thái Nguyên, Cao Bằ ng, Bắ c Ka ̣n, Tuyên Quang,
Hà Giang, Lạng Sơn), cùng với thực tiễn sống và làm việc tại Thái Nguyên, tác
giả nhâ ̣n thấ y các thư viê ̣n cấ p huyêṇ ở Thái Nguyên chưa đươ ̣c quan tâm đúng
mức, bô ̣c lô ̣ nhiề u ha ̣n chế về tổ chức cũng như hoa ̣t đô ̣ng làm ảnh hưởng tới
chấ t lươ ̣ng và hiê ̣u quả của hê ̣ thố ng thư viện công cô ̣ng của tỉnh.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện tổ chức
và tăng cường hoạt động của các thư viê ̣n huyê ̣n của tin̉ h miề n núi , tác giả


7
chọn đề tài “Mạng lưới thư viện huyện trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Nguyên” làm đề
tài luận văn thạc sĩ Khoa ho ̣c Thông tin -Thư viê ̣n.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề được đề cập trong đề tài, đã có nhiều công trình
khoa học đi sâu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng cấp Bộ: “Mô hình tổ chức và
hoạt động của thư viện cấp tỉnh, huyện và cơ sở ở Việt Nam” do tác giả Lê
Văn Viết làm chủ nhiệm.
Một số luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến vấn đề này nhưng vận dụng ở
các địa phương khác nhau: “Hiện trạng và định hướng phát triển các thư viện
huyện ở Kon Tum” của tác giả Bùi Thị Hoa, năm 2000; “Tổ chức và hoạt
động của thư viện cấp huyện trên đi ̣a bàn Thủ đô Hà Nội” của tác giả Trần
Văn Hà, năm 2010; “Tăng cường tổ chức và hoạt động trong hê ̣ thố ng thư
viê ̣n công cộng tỉnh Hòa Bình ” của tác giả Bùi Thi ̣Giang , năm 2010; “Tổ
chức và hoạt động của mạng lưới thư viê ̣n cấ p huyê ̣n tỉnh Bắ c Giang ” của tác
giả Vũ Trí Tĩnh , năm 2011; “Tổ chức và hoạt động của các thư viê ̣n cấ p

huyê ̣n ở Viñ h Phúc” của tác giả Lê Văn Minh, năm 2012.
Hội thảo “Xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của
thư viện cấp huyện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2008, trong đó có những bài viế t ngắ n
gọn về thư viê ̣n cấ p huyê ̣n của mô ̣t số điạ phương cu ̣ thể, đó là tập hợp các bài
tham luận trình bày trong hội thảo.
Kỷ yếu Hội thảo “Củng cố và phát triển mạng lưới thư viện cấp huyện
và cơ sở” do Liên hiệp Thư viện Đồng bằng Sông Hồng tổ chức năm 2010,
tâ ̣p hơ ̣p những bài viế t về thực tra ̣ng tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của các thư viê ̣n
cấ p huyê ̣n trong Liên hiê ̣p Thư viê ̣n Đồ ng bằ ng Sông Hồ ng.


8
Đối với tỉnh Thái Nguyên , đã có rấ t nhiề u luâ ̣n văn nghiên cứu về tổ
chức, hoạt động, tăng cường nguồ n lực thông tin , nghiên cứu về nhu cầ u tin ,
… của các thư viê ̣n cu ̣ thể : “Trung tâm Thông tin - Thư viê ̣n Đại học Thái
Nguyên – thực trạng và hướng phát triển ” của tác giả Hứa Thi ̣Hảo , năm
2000; “Tổ chức và khai thá c nguồ n lực thông tin tại Trung tâm Thông tin



Thư viê ̣n Đại học Thái Nguyên ” của tác giả Hà Thị Thu Hiếu , năm 2002;
“Công tác đi ̣a chí của Thư viê ̣n Khoa học tổ ng hợp tỉnh Thái Nguyên” của tác
giả Triệu Anh Thư , năm 2005; “Tăng cường hoạt động thông tin thư viê ̣n tại
trường Cao đẳ ng Văn hóa Nghê ̣ thuật Viê ̣t Bắ c

” của tác giả Nguyễn Thi ̣

Dung, năm 2010; “Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viê ̣n trường cao đẳ ng
Văn hóa Nghê ̣ thuật Viê ̣t Bắ c ” của tá c giả Đă ̣ng Anh Tú , năm 2014; “Sản

phẩm và di ̣ch vụ thông tin – thư viê ̣n tại trường cao đẳ ng Kinh tế – Tài chính
Thái Nguyên” của tác giả Lê Thi ̣Sen, năm 2014.
Nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của mạng
lưới thư viêṇ huyê ̣n trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến nay chưa được đề cập đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của mạng lưới
thư viện huyện.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của các thư viện
huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Nghiên cứu thực tra ̣ng tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của ma ̣ng lưới thư viê ̣n
huyê ̣n trên điạ bàn tỉnh Thái Nguyên , trên cơ sở đó đề ra cá c giải pháp nhằ m
hoàn thiện tổ chức và tăng cường hoạt đô ̣ng của ma ̣ng lưới thư viê ̣n huyê ̣n.


9
4.2. Nhiê ̣m vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luâ ̣n về tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư
viê ̣n huyê ̣n.
- Khảo sát thực tra ̣ng và đánh giá hiê ̣u quả tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của
mạng lưới thư viê ̣n huyê ̣n trên điạ bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuấ t các giải pháp hoàn thiê ṇ tổ chức và nâng cao chấ t lươ ̣ng hoa ̣t
đô ̣ng của ma ̣ng lưới thư viê ̣n huyện trên địa bàn Thái Nguyên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận khoa học
Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, đồng thời dựa trên các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về
công tác thông tin – thư viện.
5.2. Phương pháp cụ thể

- Phân tích và tổng hợp tài liệu;
- Điều tra xã hội học (Phỏng vấn và phiếu hỏi);
- Quan sát;
- Thống kê;
- So sánh.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Làm sáng tỏ thêm vấn đề lý luận về tổ chứ

c và hoa ̣t đô ̣ng của thư

viê ̣n huyê ̣n
- Làm rõ vị trí và vai trò quan trọng của thư viện huyện trong m
lưới thư viê ̣n công cô ̣ng tin
̉ h Thái Nguyên.

ạng


10
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kế t quả nghiên cứu sẽ góp phầ n ta ̣o sự chuyể n biế n t rong nhâ ̣n thức
của các cấp chính quyền địa phương đối với hoạt động thư viện.
- Kế t quả nghiên cứu cũng đưa ra các giảpháp
i
khả thi nhằm hoàn thiệntổ
chức và tăng cường hoạt động của mạng lưới thư việnhuyê ̣n ở Thái Nguyên.
- Luâ ̣n văn là tài liê ̣u tham khảo cho Thư viê ̣n Khoa ho ̣c tổ ng hơ ̣p Tin̉ h
Thái Nguyên trong việc chỉ đạo và đ iề u hành hoa ̣t đô ̣ng của ma ̣ng lưới thư
viê ̣n cấ p dưới.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn chia
làm ba chương như sau:
Chƣơng 1: Mạng lưới thư viê ̣n huyê ̣n đố i với sự phát triể n kinh tế – xã
hô ̣i của tin
̉ h Thái Nguyên
Chƣơng 2: Thực tra ̣ng tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viê ̣n
huyê ̣n trên điạ bàn tỉnh Thái Nguyên
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức

và tăng cường hoạt động

mạng lưới thư viện huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên


11

Chƣơng 1
MẠNG LƢỚI THƢ VIỆN HUYỆN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Nhƣ̃ng vấ n đề chung về mạng lƣới thƣ viện huyện
1.1.1. Khái niệm mạng lưới thư viện huyện
Thư viê ̣n
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO):
“Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức
nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe – nhìn và
nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó
nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí” [35, tr.62].
Theo quan điểm thư viện học Xô Viết trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa
cho rằng: Thư viện là cơ quan tư tưởng, văn hóa và thông tin khoa học, tổ

chức việc sử dụng sách có tính chất xã hội.
Các nhà thư viện học Mỹ định nghĩa: Thư viện – một sưu tập những tài
liệu đã được tổ chức để đáp ứng nhu cầu của một nhóm người mà thư viện có
bổn phận phục vụ, để cho họ có thể sử dụng cơ sở của thư viện, truy dụng thư
tịch cũng như trau dồi kiên thức của họ.
Theo Bách khoa toàn thư của Anh: Thư viện là bộ sưu tập sách nhằm
mục đích để đọc, để nghiên cứu hoặc tra cứu.
Theo Bách khoa toàn thư của Trung Quốc: Thư viện là cơ cấu khoa
học, văn hóa, giáo dục thu nhập, xử lý, bảo tồn tài liệu và cung cấp cho độc
giả sử dụng.
Theo TCVN 5453 – 1991: “Thư viện là cơ quan (hoặc một bộ phận của
cơ quan) thực hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu và phục vụ bạn
đọc đồng thời tiến hành tuyên truyền, giới thiệu các tài liệu đó”. [13, tr.152].


12
Theo Từ điển tiếng Việt, Thư viện được định nghĩa là “Nơi lưu giữ sách
báo, tài liệu và tổ chức cho bạn đọc sử dụng” [34, tr.970].
Như vậy, mă ̣c dù tồn tại rất nhiều đinh
̣ nghiã khác nhau về thư viện
nhưng định nghĩa của UNESCO được các nhà thư viện học trên thế giới đánh
giá là đầy đủ nhất về thư viện. Theo đó, thư viê ̣n là nơi tàng trữ và sử du ̣ng tài
liê ̣u mô ̣t cách có hiê ̣u quả trong cộng đồng dân cư . Thư viện được cấu thành
bởi bốn yếu tố: vốn tài liệu, cán bộ thư viện, người dùng tin và cơ sở vật chất
kỹ thuật, thực hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu và tổ chức
phục vụ người dùng tin.
Mạng lưới thư viện huyện
Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ mạng lưới có hai nghĩa: “1. Hệ
thống những đường đan nối vào nhau có một chức năng chung. Mạng lưới
đường giao thông. Mạng lưới điện thoại. 2. Hệ thống tổ chức gồm nhiều cá

nhân hoặc đơn vị có một chức năng chung. Mạng lưới cộng tác viên. Mạng
lưới xí nghiệp cơ khí nhỏ ở địa phương” [33, tr.610].
Thư viện huyện là loại hình thư viện công cộng được thành lập ở
huyện, có trụ sở đóng trên địa bàn quận, huyện, thành phố, có vốn tài liệu
thuộc tất cả các ngành khoa học nhằm phục vụ cho mọi đối tượng người dùng
tin bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo môi trường học tập suốt đời.
Theo Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Thư viện huyện, quận,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh:
Thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là thư viện cấp huyện) là đơn vị sự nghiệp văn hóa – thông
tin, do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện thành lập; có chức
năng xây dựng và tổ chức việc sử dụng chung vốn tài liệu thư viện
phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng của địa phương [4, tr.2].


13
Như vậy, có thể hiểu mạng lưới thư viện huyện là hệ thống tổ chức
gồm nhiều thư viện huyện có một chức năng chung là xây dựng và tổ chức
việc sử dụng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ sự nghiê ̣p phát triển kinh tế ,
văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.
Thư viện cấp huyện là một mắt xích quan trọng trong hệ thống thư viện
công cộng, là cấp tổ chức, quản lý trực tiếp mạng lưới thư viện cơ sở và
phong trào đọc sách tại địa phương.
1.1.2. Tổ chức và hoạt động mạng lưới thư viện huyê ̣n
Tổ chức mạng lưới thư viện huyện
Tổ chức là một tổ hợp các thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau,
cùng hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung. Tổ chức
bao giờ cũng hoạt động trong một môi trường nhất định và chịu tác động của
môi trường đó.

Theo Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 2001, tổ chức là “làm cho thành
một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất
định” [34, tr.1007].
Như vậy, có thể hiểu tổ chức là sự tập hợp lại của các yếu tố, cùng nhau
thực hiện một mục đích, hành động vì mục tiêu chung.
Tổ chức mạng lưới thư viện cấp huyện là tổ chức các thư viện huyện
hoạt động theo một hệ thống nhất định, nhằm thực hiện các chức năng chung
của thư viện: thu thập, xử lý, bảo quản, tìm và phổ biến thông tin cho người
dùng tin trên địa bàn huyện.
Tổ chức mạng lưới thư viện huyện là tổ chức của địa phương, chịu sự
quản lý của địa phương. Vì vậy, tổ chức mạng lưới thư viện huyện phụ thuộc
vào quan điểm tổ chức của chính quyền huyện.


14
Hoạt động mạng lưới thư viện huyện
Theo Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 2001, hoạt động là “tiến hành
những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định
trong đời sống xã hội” [34, tr.452].
Như vậy, hoạt động là tổng hợp những hành động của con người, tác
động vào một đối tượng nhất định, nhằm đạt mục đích nhất định và có ý nghĩa
xã hội nhất định.
Hoạt động thư viện là một quá trình khép kín gồm các công đoạn:
Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin. Bao gồm: Bổ sung tài liệu,
tổ chức quản lý dữ liệu, chia sẻ nguồn lực thông tin; Xử lý tài liệu; Tổ chức
các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện.
Hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện được hiểu là hoạt động
của từng thư viện như những mắt xích trong một mạng lưới thống nhất.
Thư viện huyện chịu sự quản lý của địa phương về mặt tổ chức nhưng
hoạt động nghiệp vụ lại chịu sự quản lý của thư viện tỉnh.

Mối quan hệ giữa tổ chức và hoạt động
Tổ chức và hoạt động là hai vấn đề có quan hệ biện chứng. Tổ chức
hợp lý là điều kiện cho hoạt động có hiệu quả. Quá trình hoạt động sẽ giúp
cho việc kiểm chứng tổ chức có thích hợp hay không.
Trong thực tiễn hoa ̣t đô ̣ng của mô ̣t tổ chức bao giờ cũng biế n đổ i , phát
triể n dưới tác đô ̣ng của môi trường xã hô ̣i . Nế u tổ chức cũng điề u chin̉ h , biế n
đổ i phù hơ ̣p với sự phát triể n của hoa ̣t đô ̣ng sẽ ta ̣o điề u kiê ̣n cho hoa ̣t đô ̣ng có
hiê ̣u quả hơn . Ngươ ̣c la ̣i tổ chức không phù hơ ̣ p sẽ kim
̃ chấ t lươ ̣ng và
̀ ham
hiê ̣u quả của hoa ̣t đô ̣ng.


15
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của mạng lưới
thư viện huyện
Điề u kiê ̣n kinh tế , văn hóa của địa phương
Tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện huyện chịu sự tác động
rất lớn của điều kiện kinh tế và xã hội của địa phương.
Điề u kiê ̣n kinh tế có ảnh hưởng lớn tới khả năng đầ u tư cơ sở vâ ̣t chấ t
để phát triển thư viện huyện. Mă ̣t khác ở nơi có đời số ng vâ ̣t chấ t cao, nhu cầ u
đo ̣c của cô ̣ng đồ ng dân cư cũng cao hơn.
Đời sống văn hóa là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của mạng
lưới thư viê ̣n huyê ̣n . Nhu cầ u văn hóa cao là cơ sở để phát triể n nhu cầ u đo ̣c
của cộng đồng. Mức số ng văn hóa cao cũng tác đô ̣ng đ ến nhận thức của cộng
đồ ng nói chung , nhâ ̣n thức của các cấ p lañ h đa ̣o nói riêng về vai trò của thư
viê ̣n trong đời số ng xã hô ̣i, qua đó sẵn sàng đầ u tư và tham gia xây dựng, phát
triể n thư viê ̣n.
Điề u kiê ̣n kinh tế , văn hóa của địa phương cũng đặt ra những yêu cầu
khách quan đối với nhiệm vụ cụ thể của thư viện trong từng giai đoạn.

Sự phát triển khoa học và công nghê ̣
Hoạt đô ̣ng thư viê ̣n ngày nay chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoa học
công nghệ, đă ̣c biê ̣t là công nghê ̣ thông tin . Hiê ̣u quả của hoa ̣t đô ̣ng thư viê ̣n
phụ thuộc rất lớn vào mức độ ứng dụng công nghệ của mỗi thư viện.
Người dùng tin và nhu cầ u tin
Tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện huyện còn chịu ảnh
hưởng của nhu cầu tin của nhóm người dùng tin của thư viện huyện. Người
dùng tin là đối tượng phục vụ của thư viện . Chấ t lươ ̣ng hoa ̣t đô ̣ng thư viê ̣n
đươ ̣c đo chủ yế u bằ ng mức đô ̣ đáp ứng nhu cầ u của người dùng tin.


16
Người dùng tin của thư viện huyện rất đa dạng về lứa tuổi và trình độ,
nghề nghiệp. Bởi vâ ̣y thư viê ̣n huyê ̣n cầ n có các hình thức phu ̣c vu ̣ đa da ̣ng ,
phong phú để đáp ứng nhu cầ u tin của ho ̣.
1.1.4. Tiêu chí đánh giá tổ chức, hoạt động của mạng lưới thư viện huyện
Tiêu chí đánh giá tổ chức mạng lưới thư viện huyện
Tổ chức ma ̣ng lưới thư viê ̣ n huyê ̣n cũng như bấ t kỳ tổ chức nào khác
phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Cơ cấu tổ chức hợp lý, đươ ̣c vâ ̣n hành bởi mô ̣t cơ chế phù hơ ̣p.
- Cơ sở vật chất phù hơ ̣p với cơ cấ u tổ chức và yêu cầ u của hoa ̣t đô ̣ng.
- Nguồ n nhân lực đảm bảo vâ ̣n hành tổ chức có hiê ̣u quả.
Các yêu cầu đối với tổ chức khá trừu tượng, khó đo được bằ ng mô ̣t đa ̣i
lươ ̣ng cu ̣ thể , vì vậy chỉ có thể nhâ ̣n da ̣ng qua phân tích, tổ ng hơ ̣p và khái quát
hóa thực tiễn.
Tiêu chí đánh giá hoạt động mạng lưới thư viện huyện
Hoạt động thư viện có mục đích cuối cùng là đáp ứng đầy đủ nhu cầu
đo ̣c của cô ̣ng đồ ng . Đây là mục đích trọng tâm và xuyên suốt quá trình hoạt
động của thư viện.
Ngoài ra , các thư viện công cộng còn có mục đích lôi cuốn


, hấ p dẫn

người dân trong vùng đo ̣c sách , làm cho việc đọc trở thành nhu cầu vững
chắ c, thành thói quen của mỗi người dâ n. Mục đích này cũng trở nên đặc biệt
quan tro ̣ng đố i với nước ta trong quá trình đổ i mới.
Bởi vâ ̣y, chấ t lươ ̣ng hoa ̣t đô ̣ng thư viê ̣n có thể đươ ̣c đánh giá bằ ng các
tiêu chí sau:
Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc
Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc chính là tiêu chuẩn quan trọng để đánh
giá chất lượng phục vụ của thư viện, việc thỏa mãn tối đa nhu cầu đọc cho
bạn đọc là mục đích chính của hoạt động thư viện.


17
Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc được xác định bằng:
- Khả năng đáp ứng tài liệu của thư viện về nội dung và hình thức.
- Mức độ hài lòng của bạn đọc khi tiếp nhận dịch vụ.
Mức độ khai thác vốn tài liệu
Vốn tài liệu là một trong những yếu tố quan trọng để hình thành thư
viện, nó là nguồn chủ yếu để thoả mãn nhu cầu đọc. Nguồn vốn tài liệu này
được bạn đọc khai thác sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong
đó có yếu tố chất lượng của vốn tài liệu hay chất lượng của công tác bổ sung
và chất lượng của các sản phẩm thông tin – thư viện. Theo dõi việc sử dụng
tài liệu còn là cơ sở để thư viện điều chỉnh chính sách bổ sung hay việc tạo ra
các sản phẩm thông tin thư viện thích hợp nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu
cầu của bạn đọc.
Mức độ khai thác nguồn vốn tài liệu thể hiện:
- Hệ số vòng quay của tài liệu
Hệ số vòng quay của tài liệu là số lần trung bình một cuốn sách trong

01 năm được đưa ra phục vụ, được xác định bằng tỷ số giữa lượt tài liệu luân
chuyển trên tổng số tài liệu trong kho.
- Hệ số phục vụ tài liệu
Hệ số phục vụ tài liệu là số tài liệu cho một bạn đọc mượn tính trung
bình trong một năm, được xác định bằng tỷ số giữa lượt tài liệu luân chuyển
trên tổng số lượt bạn đọc của một năm.
Mức độ lôi cuốn người đọc đến thư viện
Thư viện có vai trò quan trọng trong xã hội, cung cấp nguồn lực và dịch
vụ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân và cộng đồng.


18
Chất lượng của việc phục vụ bạn đọc còn được biểu hiện ở sự hấp dẫn,
lôi cuốn ngày càng nhiều bạn đọc đến thư viện khai thác và sử dụng nguồn tri
thức phong phú trong sách với số lượng lớn. Một thư viện dù có nguồn vốn
tài liệu phong phú đến đâu nhưng nếu không thu hút được bạn đọc đến sử
dụng tài liệu thì thư viện đó coi như là “thư viện chết”.
Sự lôi cuốn bạn đọc đến thư viện thể hiện ở
- Tỷ lệ người dân đăng ký làm thẻ thư viện được tính bằng phần trăm tỷ
lệ giữa số thẻ bạn đọc của thư viện và tổng số dân trên địa bàn tỉnh.
- Tần suất bạn đọc đến thư viện
1.2. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du – miền núi Đông
Bắc; diện tích tự nhiên 3.562,82 km2; nằm trong hệ tọa độ địa lý từ 21019’ đến
22003’ vĩ độ bắc và 105029’ đến 106015’ kinh độ đông, từ bắc đến nam dài 43
phút vĩ độ (80 km), từ tây sang đông rộng 46 phút kinh độ (85 km).
- Điểm cực bắc ở vĩ độ 22003’ thuộc xã Lình Thông, huyện Định Hóa.
- Điểm cực nam ở vĩ độ 21019’ thuộc xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên.
- Điểm cực tây ở kinh độ 105028’ thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ.

- Điểm cực đông ở kinh độ 106014’ thuộc xã Phương Giao, huyện Võ Nhai.
Thái Nguyên phía bắc giáp tỉnh Bắc Cạn; phía đông giáp các tỉnh Lạng
Sơn, Bắc Giang; phía nam giáp Thủ đô Hà Nội; phía tây giáp các tỉnh Vĩnh
Phúc, Tuyên Quang.
Thái Nguyên là miền đất nối giữa vùng núi rừng Việt Bắc với đồng
bằng châu thổ Sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ Kinh đô Thăng Long, Đông Đô


19
xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Từ thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã xác định vị trí
chiến lược của Thái Nguyên trong sách Dư địa chí: “Đấy (Thái Nguyên) là
nơi phên giậu thứ hai về phương bắc vậy”.
Thái Nguyên có hình dáng cân đối, đường quốc lộ 3 và sông Cầu gần
như trục đối xứng chạy dọc suốt từ phía bắc xuống phía nam tỉnh. Lãnh thổ
Thái Nguyên không có chỗ nào quá co hẹp hoặc phình rộng.
Quốc lộ số 3 nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông
Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước đồng thời chạy qua huyện Phú Lương
lên Bắc Cạn, Cao Bằng để có thể tới biên giới Việt – Trung.
Ngoài ra, các quốc lộ 37, 1B, 279 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là
những mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều và tuyến đường sắt Thái Nguyên –
Uông Bí là mạch giao thông quan trọng giữa Thái Nguyên vùng đồng bằng và
vùng Đông Bắc.
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là một trung
tâm kinh tế, trung tâm văn hóa, trung tâm đào tạo lớn của đất nước.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên;
Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định
Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao
và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Vị trí Thái Nguyên rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội

bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km
và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao thông qua hệ
thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh
thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt
Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang.


20
Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội
- Lạng Sơn.
Vị trí địa lý của Thái Nguyên đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi mà
nhiều tỉnh miền núi phía Bắc không có, giúp cho Thái Nguyên có tiềm năng
phát triển không chỉ hiện nay mà cả trong tương lai.
Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng bắc –
nam, thấp dần từ bắc xuống nam. Bao quanh phía tây nam và phía bắc là những
dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh
cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc –
đông nam. Dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Cạn chay theo hướng đông bắc – tây
nam đến Võ Nhai. Dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng tây bắc – đông nam.
Được ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi
hình cánh cung che chắn nên Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa
đông bắc. Địa hình của Thái Nguyên với nhiều đồi thấp, thuận lợi cho phát
triển nông, lâm nghiệp và xây dựng các công trình công nghiệp. Địa hình núi,
đồi chiếm ưu thế, vì vậy, tính phân bậc của địa hình Thái Nguyên được thể
hiện rõ nét hơn nhiều vùng khác.
Đặc điểm phức tạp của địa hình Thái Nguyên tác động nhiều đến sự
phân hóa khí hậu. Đặc điểm quan trọng của chế độ khí hậu Thái Nguyên là
tính chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. Sự chuyển tiếp này thể hiện
trước hết ở chế độ nhiệt. Biên độ dao động ngày và đêm của nhiệt độ lớn hơn
đồng bằng Bắc Bộ, trung bình chênh lệch khoảng 0.5 – 10C. Vì vậy, trong khi

nhiệt độ trung bình trong những tháng mùa lạnh xấp xỉ như ở đồng bằng thì
nhiệt độ tối thường thấp hơn một chút. Ở Thái Nguyên, mùa đông khá lạnh,
sương muối có khả năng xảy ra, nhất là phía bắc, nơi có địa thế và độ cao địa
hình thuận lợi cho hình thành sương muối. Tính chất chuyển tiếp của khí hậu


21
còn thể hiện trong chế độ mưa và chế độ gió. Mưa ở đây thường lớn hơn ở
đồng bằng, gió ở đây thường yếu hơn đồng bằng.
Khí hậu Thái Nguyên được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí
tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với hoàn cảnh địa
lý cụ thể đã làm nên khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, có mùa đông lạnh và rất thất
thường trong năm.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
Kinh tế
Kinh tế Thái Nguyên có nhiều lợi thế.
Nằm ở trung tâm Việt Bắc, kề sát đồng bằng Bắc Bộ, giáp Hà Nội, Thái
Nguyên có lợi thế về địa lý hơn nhiều so với các tỉnh lân cận, vì dễ tiếp nhận
những tiến bộ về kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, vốn đầu tư, … từ thủ
đô Hà Nội, từ các tỉnh đồng bằng.
Thái Nguyên có lợi thế về tài nguyên đa dạng, phong phú. Các loại
khoáng sản (quặng sắt, than mỡ, thiếc, …) tuy có trữ lượng không lớn lắm
nhưng đã được thăm dò và khai thác, là yếu tố quan trọng để xây dựng các
trung tâm công nghiệp đặc thù của tỉnh. Thái Nguyên có hai khu công nghiệp
lớn là Khu gang thép Thái Nguyên và Khu cơ khí Sông Công, sản xuất sắt
thép, kim loại màu, động cơ diezel, dụng cụ y tế, vòng bi… ; đây cũng là một
lợi thế lớn mà các tỉnh khác không có được.
Thái Nguyên cũng có lợi thế về hệ thống giáo dục – đào tạo, có nhiều
trường Đại học như Đại học Y Dược, Đại học Sư phạm, Đại học Kỹ thuật
công nghiệp, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Công nghệ

thông tin và truyền thông, … cùng nhiều trường cao đẳng, trường công nhân
kỹ thuật, cơ sở dạy nghề, là nguồn cung cấp cán bộ, công nhân trình độ cao
cho tỉnh và cho các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc.


22
Khí hậu cũng là một lợi thế của Thái Nguyên. Khí hậu khá thuận lợi để
phát triển cây, rừng, vật nuôi, dễ kết hợp phát triển nông, lâm nghiệp. Thái
Nguyên khá giàu tiềm năng du lịch, có quần thể Hồ Núi Cốc, có hệ thống
sông, suối, núi non, hang động đẹp, hùng vĩ, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa,
đặc biệt, có nhiều di tích cách mạng nổi tiếng.
Thái Nguyên có hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá hoàn chỉnh: có 2.753 km
đường giao thông; hệ thống từ kênh đầu mối đến kênh nội đồng phục vụ nông
nghiệp khá hoàn chỉnh, mạng lưới điện quốc gia đã phủ kín 100 % số xã,
phường, mạng lưới bưu chính – viễn thông đã phủ kín toàn tỉnh; diện tích phủ
sóng truyền hình toàn tỉnh đạt 85 %.
Tuy nhiên, kinh tế Thái Nguyên còn nhiều hạn chế.
Nền kinh tế Thái Nguyên còn rất nhỏ bé và phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng. Các tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên, khí hậu, lợi thế về vị
trí địa lý, cơ sở hạ tầng chưa được khai thác có hiệu quả. Thái Nguyên là một
trong những trung tâm đào tạo đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật, song
những nguồn lực này chưa được khai thác thật hiệu quả phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thái Nguyên được coi là một trung tâm
công nghiệp lớn của cả nước, nhưng hiện nay, phần lớn các cơ sở này chậm
đổi mới công nghệ, có nguy cơ tụt hậu so với xu thế chung của đất nước.
Mặc dù vậy kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần. Các ngành kinh tế của tỉnh
Thái Nguyên gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
xây dựng, giao thông vận tải, thương mại – du lịch, bưu chính – viễn thông, tài
chính – tiền tệ. Trong đó, công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của tỉnh.

Thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên năm 2014 thể hiện qua
các chỉ tiêu như sau:


23
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15% trở lên.
2. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 55%.
3. Giá trị xuất khẩu đạt 1 tỷ USD.
4. Thu ngân sách tăng 20% (không bao gồm thu cấp quyền sử dụng đất).
5. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 6%.
6. GDP bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng.
7. Tạo việc làm mới cho 22.000 lao động.
8. Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm đạt từ 2% trở lên.
9. Giảm tỷ suất sinh thô 0,2%.
Văn hóa
Thái Nguyên là vùng đất đã được hình thành từ lâu đời, là nơi sinh
sống của nhiên dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chay,
Hoa… Chính vì vậy, Thái Nguyên là tỉnh có truyền thống văn hóa đa dạng và
phong phú. Mỗi dân tộc trong tỉnh đều có bản sắc văn hóa riêng của mình,
đồng thời trên cơ sở cộng cư đã hình thành niềm cộng cảm trong cộng đồng
các dân tộc. Ở Thái Nguyên, sự giao lưu văn hóa không diễn ra lẻ tẻ và rời rạc
mà là một sự tiếp thu, bồi đắp lâu dài, có hệ thống, tạo nên những chuyển biến
cơ bản trong việc hình thành và phát triển một truyền thống văn hóa phong
phú và đặc sắc.
Thái Nguyên là vùng văn hóa lâu đời, giàu truyền thống. Biểu hiện sớm
nhất của sự cộng cảm văn hóa lâu đời giữa các dân tộc Thái Nguyên phản ánh
ở lễ hội đền Đuổm (Phú Lương) vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hàng
năm, với sức hút đông đảo người dân tham gia.Thái Nguyên còn lưu giữ
nhiều huyền tích và lễ hội cổ xưa khác: Lễ hội Cơm hòm (Phổ Yên), lễ hội
chùa Hang (Đồng Hỷ). Thái Nguyên còn có kho tàng văn hóa dân gian lâu đời

và vô cùng phong phú.


24
Thái Nguyên là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng so với nhiều địa
phương khác trong cả nước. Đó là di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Trung
ương – nơi Chủ tịch Hồ Chính Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ đã đặt đại bản doanh để lãnh
đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946 – 1954.
Văn học dân gian Thái Nguyên khá dày dặn với, với đầy đủ các thể
loại, như: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, …đặc biệt là kho tàng văn
học dân gian của các dân tộc Dao, Nùng, …Văn học viết của Thái Nguyên
cũng có quá trình phát triển lâu dài.
Thái Nguyên còn có những di sản như âm nhạc, ca múa, nghệ thuật,
điêu khắc, hội họa, sân khấu dân gian, …
Như vậy, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của Thái Nguyên là vô
cùng phong phú. Với lịch sử phát triển lâu đời, với những đặc trưng riêng, diện
mạo riêng vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa đa dạng, đa sắc màu, văn hóa Thái
Nguyên sẽ là vùng văn hóa mở, luôn có tính năng động, sẽ nhanh chóng hội
nhập và vươn lên ngang tầm quốc gia, sánh với các tỉnh bạn, đồng thời mở
rộng ra tầm quốc tế.
Xã hội
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ
yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và
Dao. Đa số dân cư là người Kinh (73,1%), tỉ lệ người Kinh chiếm cao hơn tại
tỉnh lị, thị xã Sông Công và các huyện phía nam như Phổ Yên, Phú Bình cũng
như tại các khu vực ven quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn tại các huyện còn lại. Người
Kinh ban đầu chỉ là dân tộc bản địa cư trú tại các khu vực trung du ven sông
Cầu ở khu vực phía nam của tỉnh Thái Nguyên ngày nay. Dân cư Thái Nguyên
phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở



×