Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Kế hoạch dạy học Hoạt động trải nghiệm Câu Lạc Bộ Đọc sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.27 KB, 32 trang )

THIẾT KẾ BẢN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ
TÊN CHỦ ĐỀ: CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH

1


CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH

CÂU
LẠC
BỘ
ĐỌC
SÁCH

(1). Mục tiêu câu lạc bộ:
Sau khi tham gia các hoạt
động của câu lạc bộ, HS phải/ có khả năng:
• Về phẩm chất (yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách
nhiệm):
+ Yêu nước:
• Từ những quyển sách đã được đọc, học sinh sẽ thêm yêu quê hương, yêu đất nước, yêu thiên
nhiên và có những việc làm bảo vệ quê hương.
• Kính trọng, biết ơn với người lao động, những người có công với quê hương đất nước.
+ Nhân ái:
• Từ những điều được học qua sách vở, học sinh biết yêu thương, yêu quý người thân trong gia
đình, bạn bè, thầy cô,...
+ Chăm chỉ:
• Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rông hiểu biết.
• Về năng lực:
- Niềm đam mê, hứng thú với việc đọc sách, từ đó xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ.


2


- Thúc đẩy việc sử dụng thư viện thường xuyên cho trẻ.
- Giúp học sinh tiếp thu kiến thức thông qua việc trao đổi, chia sẻ sau những cảm nghĩ, những điều trẻ
phát hiện được sau khi đọc quyển sách ấy.
- Tổ chức những hoạt động ngoài việc đọc sách như tạo ra trò chơi tổng kết sau khi trẻ đọc sách nhằm
mang đến cho học sinh những trải nghiệm, những kiến thức mới để hòan thiện bản thân.
- Hình thành cho các em ý thức bảo quản và giữ gìn sách của câu lạc bộ và thư viện.
- Học sinh chủ động, tích cực tìm cho mình những quyển sách mới, phù hợp thông qua sự hướng dẫn
của các thầy cô trong câu lạc bộ.
- Tạo ra môi trường giao lưu giữa các học sinh trong trường, giữa các em học sinh có niềm yêu thích
với việc đọc sách.
- Rèn luyện cho học sinh tiểu học một số kĩ năng sau khi đọc sách như: đọc nhanh, đọc đúng, sự tập
trung, việc vận dụng những vốn từ ngữ sau khi đọc sách cả về tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
(2). Nội dung câu lạc bộ:
Câu lạc bộ sẽ bao gồm có các hoạt động thường xuyên và hoạt động định kì:
- CLB sẽ có hoạt động thường xuyên và định kì với nhiều chủ đề. Với các hoạt động thường xuyên sẽ
được tổ chức hành tháng (bao gồm 9 tháng: 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 11, 12). Còn đối với các hoạt động định kì
sẽ được chia theo học kì bao gồm các hoạt động lớn. Nhằm đưa đến cho các em học sinh những kiến thức
và trải nghiêm thực tế hơn khi đọc sách:
+ Với mục đích mở rộng vốn kiến thức thì hoạt động cần thiết đó là giới thiệu đến các em những
quyển sách hay, phù hợp với lứa tuổi; những tác giả, những nhà xuất bản uy tín.
+ Sau khi trẻ đã đọc sách thì chúng ta có thể giao lưu thông qua các trò chơi (có thể chia theo nhóm
tuổi, vì mỗi khối lớp đều có những đặc điểm riêng và cũng có những loại sách thích hợp khác nhau).
3


+ Cùng với đó là các hoạt động về mĩ thuật, tăng tính trải nghiệm cho trẻ thông qua các hoạt động thiết
kế bìa sách minh họa cho cuốn sách mà em yêu thích.

+ Các hoạt động văn nghệ, liên quan đến chủ đề của các hoạt động.
+ Đồng thời chúng ta có thể tổ chức các hoạt động dã ngoại, giúp học sinh nhìn thấy được những điều
mà các em đọc trong sách hay đơn giản chỉ là thay đổi không gian đọc sách, qua đó tạo cho các em thêm
hứng thú, say mê với việc đọc sách.
+ Tổ chức các hoạt động nhóm, giao lưu, chia sẻ của trẻ trong việc đọc sách (tăng khả năng giao tiếp,
tự tin trước đám đông).
+Tổ chức các cuộc thi theo từng chủ đề mà câu lạc bộ đã đưa ra, giúp các em hệ thống lại những kiến
thức mà mình đã nhận được.
+ Trao đổi và học tập về kỹ năng sống.
+ Tổ chức các buổi tư vấn, chia sẻ về vấn đề tâm lý lứa tuổi, tâm lý giáo dục.
+Chúng ta có thể vận động trẻ chung tay Xây dựng tủ sách bổ sung thêm nguồn sách mới cho thư
viện nhà trường, để mọi người cùng được đọc.
+ Khuyến khích khả năng sáng tác của trẻ, cho trẻ viết những bài cảm nhận sau khi đọc quyển sách ấy,
chỉnh sửa lại những chỗ chưa hợp lí, nâng cao khả năng ngôn ngữ của học sinh tiểu học.
+ Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu và định hướng nghề nghiệp.
(3). Tổ chức câu lạc bộ:
• GV phụ trách: Cô Nguyễn Thi A – Quản lí thư viện. (Người phụ trách có trách nhiệm tiến hành
toàn bộ công việc từ chuẩn bị đến kiểm tra và đôn đốc các khâu thực hiện hoạt động. Người phụ
trách phải hình thành kế hoạch chương trình và có trách nhiệm điều hành buổi sinh hoạt).
• Ban chủ nhiệm:
- Chủ nhiệm CLB: Trần Duy Phương
4


- Phó Chủ nhiệm CLB: Nguyễn Thái Xuân Mai
- Thư kí (Thành viên BCN CLB): Lê Trần Bảo Châu
• Các ban thuộc câu lạc bộ:
- Ban nội dung: Nguyễn Thanh Thảo_Thành viên BCN CLB
- Ban truyền thông: Đặng Trần Thúy Vy_Thành viên BCN CLB
- Ban tài chính – hậu cần: Nguyễn Thạch Phương Linh_Thành viên BCN CLB

• Phân công nhiệm vụ:
- Ban nội dung:
+ Thu thập, tìm kiếm thông tin học thuật, lên các ý tưởng cho các hoạt động định kì và thường
xuyên của câu lạc bộ dưới sự hướng dẫn của người phụ trách.
+ Lên kế hoạch cho từng thành viên nói riêng và toàn bộ câu lạc bộ nói chung.
+ Đưa ra kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động của câu lạc bộ.
+ Giới thiệu các nguồn sách, tư liệu mới cho câu lạc bộ.
- Ban truyền thông:
+ Thu thập, xử lý, lưu trữ đầy đủ thông tin liên quan đến hoạt động của CLB (Các hoạt động lớn/
nhỏ của CLB)
+ Tạo lập và liên tục cập nhật sự kiện, hoạt động của CLB trên các kênh thông tin chính thức như
facebook, trên bảng tin của nhà trường,…
+ Phối hợp với các ban khác để tạo nên sự thống nhất trong hoạt động.
5


- Ban tài chính – hậu cần:
+ Chuẩn bị về mặt kĩ thuật, sắp xếp cho các hoạt động gặp mặt giao lưu.
+ Nguồn sách: Thư viện và bổ sung thêm đầu sách mới (nếu cần).
+ In ấn và dụng cụ phục vụ cho hoạt động (phiếu học tập, standee, tranh ảnh, giấy, bút…)
+ Quà cho các thành viên CLB khi tham gia hoạt động.
+ Dự trù kinh phí:
 Hoạt động hàng tháng.
 Sách bổ sung: 1000000 đồng/tháng
(4). Nội quy và điều lệ hoạt động của câu lạc bộ:
- Tuân theo các quy định khi đọc sách ở thư viện.
- Tôn trọng thành viên Ban Chủ Nhiệm và thành viên CLB.
- CLB Đọc sách bao gồm những thành viên yêu thích đọc sách và có nhu cầu mở rộng hiểu biết, vốn
kiến thức thông qua việc đọc sách.
- Mọi thành viên trong CLB phải đoàn kết, lắng nghe, tôn trọng và cư xử đúng mực với các thành viên

khác, mọi thành viên đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi
- Sách là tài sản chung của các thành viên CLB nên mọi thành viên có trách nhiệm bảo quản và giữ gìn
sách.
• Thành viên CLB có nghĩa vụ:
+ Tham gia các kỳ sinh hoạt của CLB (hàng tháng, hàng quý).
+ Tích cực đóng góp, hoạt động cùng CLB.
6


+ Giới thiệu thành viên mới.
+ Hình thành văn hóa đọc sách cho bản thân, tuyên truyền văn hóa đọc đến mọi người xung quanh.
Thành viên CLB có quyền lợi:
+ Được thông tin đầy đủ mọi hoạt động của CLB.
+ Tự ứng cử vào Ban Chủ Nhiệm.
+ Được tham gia đóng góp ý kiến và lên kế hoạch cho các hoạt động của CLB.
- Cá nhân muốn tham gia vào CLB phải nộp đơn tuyển thành viên và được thành viên Ban Chủ Nhiệm
phỏng vấn vào chiều thứ 6 hàng tuần.


(5). Nguyên tắc hoạt động của câu lạc bộ:
- Câu lạc bộ hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên, dân chủ trong hoạt
động.
- Câu lạc bộ hoạt động theo sự tổ chức và điều hành của giáo viên hướng dẫn, nhưng chịu sự quản lý,
giám sát của BGH nhà trường. Giáo viên hướng dẫn và ban chủ nhiệm câu lạc bộ chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của CLB.
- Các hoạt động của CLB phải được xây dựng theo kế hoạch. Mọi hoạt động diễn ra trong CLB đều
phải báo cáo với BGH nhà trường.
- Hoạt động của CLB được xây dựng dựa trên sự đóng góp nội dung hoạt động của các thành viên.
Các nội dung hoạt động của CLB được chọn lựa dựa trên một số tiêu chí:
+ Chất lượng của các hoạt động được đặt lên hàng đầu.

+ Thu hút được đông đảo các thành viên tham gia.
7


+ Thúc đẩy được phong trào học tập và làm việc nhóm của các thành viên CLB.
+ Nội dung hoạt động đa dạng, chứa đựng nhiều tri thức và những vấn đề thực tế.
+ Không có ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục, đạo đức, tư tưởng và lối sống của học sinh,
không vi phạm pháp luật.
+ Khuyến khích các ý tưởng mới lạ của các thành viên về hình thức hoạt động.
+ Các thành viên của CLB phải nộp phí thành viên để duy trì hoạt động cho Câu lạc bộ. Các thành
viên phải chịu kinh phí mua đồ dùng, dụng cụ thực hành.
(6). Kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ:
KẾ HOẠCH THƯỜNG XUYÊN:
1. HOẠT ĐỘNG THÁNG 1: TÌM HIỂU VỀ TẾT CỔ TRUYỀN CỦA VIỆT NAM (HOẠT
ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI)
* Hoạt động 1.1. (tuần thứ 1, 2 của tháng 1): Sưu tầm những truyện cổ về ngày Tết mà em thích
1.1.1. Mục tiêu:
+ Học sinh có những hiểu biết về ngày Tết cổ truyền Việt Nam thông qua các câu chuyện cổ tích.
+ Góp phần giúp các em hình thành tình cảm tốt đẹp đối với văn hóa dân tộc, xây dựng ý thức giữ gìn
văn hóa dân tộc.
1.1.2. Nội dung:
+ Giáo viên cho học sinh về sưu tầm và tìm đọc một số câu truyện cổ tích về ngày Tết mà các em
thích.
+ Giáo viên có thể gợi ý một số truyện cổ tích dân gian liên quan đến ngày Tết hay như: Sự tích Bánh
8


chưng bánh Dày, Sự tích cây nêu ngày Tết, Sự tích hoa đào ngày Tết hoặc những câu chuyện cổ tích
phong phú về ngày Tết cổ truyền của các dân tộc…
+ Học sinh tự tìm hiểu và viết một bài văn cảm nhận về câu chuyện ấy (đối với học sinh lớp 3, 4, 5).

+ Học sinh mang bài cảm nhận về câu chuyện cổ ngày Tết lên lớp để cho mọi người cùng nghe.
1.1.3. Đánh giá:
+ Dựa vào các tiêu chí như: tích cực tham gia các hoạt động, chất lượng bài cảm nhận của học sinh.
Nội dung
quan sát
Tích cực
tham gia
hoạt động

HS
ĐG

Mức độ

tự Nhóm
ĐG

GV
ĐG

Tốt: Tích cực, tự giác tham gia hoạt động
Đạt: Có tham gia hoạt động, nhưng cần BTC nhắc nhở
Cần cố gắng: Chưa tích cực, nhắc nhở nhiều.
Tốt: Làm tốt nhiệm vụ của mình và nhắc nhở bạn hoàn
Tinh thần thành
trách
Đạt: Làm tốt nhiệm vụ của mình
nhiệm
Cần cố gắng: Chưa làm tốt nhiệm vụ của mình
* Hoạt động 1.2 (tuần 3, 4 của tháng 1): Tủ sách của em

1.2.1. Mục tiêu:
+ Hình thành tủ sách truyện cổ tích, các loại tác phẩm thuộc thể loại văn học dân học dân gian liên
quan đến ngày Tết do CLB phát động và học sinh tự nguyện đóng góp để làm phong phú hơn tư liệu, giúp
cho các bạn cùng tham khảo, cùng học tập.
9


+ Giúp học sinh hình thành ý thức cống hiến, xây dựng vì cộng đồng qua hoạt động sưu tầm và quyên
góp sách.
1.2.2. Nội dung:
+ Câu lạc bộ phát động phong trào, có công văn thông báo đưa về từng chi Đội và mời các thành viên
tham gia, có sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm.
+ Thể loại: truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, ca dao, vè,.., và các thể
loại văn học dân gian khác liên quan đến chủ đề ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
+ Mỗi chi Đội lớp sẽ sưu tầm và đóng góp ít nhất 5 tác phẩm.
1.2.3. Đánh giá
+ Thông qua số lượng và chất lượng của tác phẩm do liên chi Đội đóng góp.
+ Cộng điểm và khen thưởng những cá nhân, lớp có đóng góp xuất sắc.
2. HOẠT ĐỘNG THÁNG 2: EM YÊU THIÊN NHIÊN (HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN TỰ
NHIÊN)
* Hoạt động: Cuộc thi thiết kế các tập sách chứa hình ảnh và thông tin của các loài thực vật,
động vật mà em biết.
2.1.1. Mục tiêu:
+ Học sinh sẽ có được những kiến thức về sinh giới thực vật và động vật trong cuộc sống xung quanh,
từ đó giúp các em biết yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống của các loài. Các loài sinh vật ấy có thể
do các em quan sát, chụp lại hoặc tìm kiếm hình ảnh, thông tin trên mạng.
+ Kết quả là những cuốn sách chứa đầy hình ảnh màu sắc và kiến thức về đặc điểm của một số loại
sinh vật (thực vật và động vật) để học sinh tự trao đổi với nhau.
10



2.1.2. Nội dung:
- Đây là một hoạt động dành cho lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên và Ban tổ chức.
- Ban tổ chức đưa ra yêu cầu: các thành viên trong lớp tham gia sưu tầm và tìm hiểu đặc điểm của các
loài thực vật, động vật. Học sinh sẽ vận dụng các kiến thức về Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 và Khoa học
lớp 4, 5 để thực hiện.
- Đối tượng tham gia: học sinh lớp 4, 5.
- Các lớp tập hợp kết quả tìm hiểu và đóng thành một cuốn sách với hình thức quy định để thi đua giữa
các lớp.
- Lớp sẽ giới thiệu về tài liệu mà mình thực hiện và cuối cùng là trao đổi thành quả giữa các lớp và gửi
tặng Câu lạc bộ một bản để làm tư liệu sách tham khảo chung cho các lớp.
- Thời gian thực hiện: 3 tuần đầu của tháng 2 sẽ thực hiện và tuần cuối của tháng 2 sẽ trình bày, báo
cáo.
2.1.3. Đánh giá:
- Dựa vào những tiêu chí về hình thức và chất lượng của sách, hình thức thuyết minh sách và thái độ
tham gia của các thành viên.
- Ban tổ chức trích quỹ và gửi tặng quà giá trị cho những cá nhân, tập thể có đóng góp xuất sắc.
3. HOẠT ĐỘNG THÁNG 3: HƯỚNG VỀ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG (HOẠT ĐỘNG HƯỚNG
ĐẾN CỘNG ĐỒNG, LỊCH SỬ)
* Hoạt động 3.1. (tuần 1 và 2 của tháng 3): Trải nghiệm tham quan các đền thờ Hùng Vương ở
Thành phố Hồ Chí Minh
- Mô tả hoạt động
+ Học sinh sẽ được trải nghiệm thực tế để có thể bồi đắp tình cảm về cội nguồn và làm nền cho việc
11


đọc sách liên quan đến lịch sử vua Hùng vào tuần 3 và 4.
+ Học sinh sẽ có được những kiến thức nhất định về lịch sử vua Hùng
+ Học sinh tham quan thực tế các đền Hùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
* Hoạt động 3.2. (tuần 3 và 4 của tháng 3): Học sinh đọc sách, tìm hiểu về lịch sử vua Hùng và

cuộc thi Rung chuông vàng
- Mô tả hoạt động
+ Ban tổ chức cung cấp một số tư liệu sách
+ Học sinh tìm đọc các tư liệu, sách báo
+ Học sinh tham gia cuộc thi Rung chuông vàng liên quan đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương dựa vào
những kiến thức mà các em đã đọc.
4. HOẠT ĐỘNG THÁNG 4: SÁCH KỸ NĂNG CHO EM (HOẠT ĐỘNG HƯỚNG VÀO BẢN
THÂN)
* Hoạt động 4.1. (tuần 1 và 2 của tháng 4): Sách kĩ năng sống dành cho lớp 1, 2.
- Mô tả hoạt động:
+ Ban tổ chức chia học sinh lớp 1 thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em; lớp 2 cũng như vậy.
+ Mỗi nhóm sẽ được phát cho 1 cuốn sách Kĩ năng sống tương ứng với từng lớp. Nhiệm vụ các nhóm
là cùng nhau đọc và mô tả lại những thứ mà em đã quan sát và biết được từ sách.
+ Ban tổ chức sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu kiến thức và trình bày, bày tỏ quan điểm.
+ Ban tổ chức sẽ đặt ra các tình huống và nhờ các em vận dụng kiến thức ấy để giải quyết (sử dụng
powerpoint có clip và hình ảnh sinh động)
12


* Hoạt động 4.2 (tuần 3 và 4 của tháng 4): Sách kĩ năng sống dành cho lớp 3, 4, 5.
- Mô tả hoạt động:
+ Ban tổ chức chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em, tương ứng với mỗi lớp như trên.
+ Mỗi nhóm sẽ được phát cho 1 cuốn sách Kĩ năng sống tương ứng với từng lớp. Nhiệm vụ các nhóm
là cùng nhau đọc và mô tả lại những thứ mà em đã quan sát và biết được từ sách.
+ Ban tổ chức sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu kiến thức và trình bày, bày tỏ quan điểm.
+ Ban tổ chức sẽ đặt ra các tình huống và nhờ các em vận dụng kiến thức ấy để giải quyết (sử dụng
powerpoint có clip và hình ảnh sinh động)

13



5. HOẠT ĐỘNG THÁNG 5: EM YÊU PHÁP LUẬT (HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN CỘNG
ĐỒNG)
* Hoạt đông 5.1 (tuần 1 và 2 của tháng 5): Học sinh tìm hiểu luật giao thông qua những cuốn
sách mà Câu lạc bộ cung cấp.
- Mô tả hoạt động:
+ Câu lạc bộ cung cấp sách “Văn hóa giao thông” cho học sinh từ lớp 1 đến 5.
+ Học sinh sẽ tìm hiểu thông tin của sách dựa vào hướng dẫn của thầy cô Ban tổ chức
14


+ Học sinh tự tay xé dán những mô hình phương tiện, biển báo…liên quan đến giao thông có trong
sách và tổ chức giới thiệu cho nhau nghe.
* Hoạt động 5.2 (tuần 3 và 4 của tháng 5): Tổ chức buổi giáo dục giao thông đường bộ cho học
sinh, mời các chú công an đến tuyên truyền.
- Mô tả hoạt động:
+ Câu lạc bộ tổ chức hoạt động tuyên truyền giao thông, tặng nón bảo hiểm, giới thiệu và tặng các
cuốn sách về pháp luật đường bộ phù hợp với lứa tuổi học sinh.

15


16


6. HOẠT ĐỘNG THÁNG 9: CUỘC THI SƯU TẦM NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ CÁC ANH
HÙNG CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH (HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN
NHÀ TRƯỜNG)
* Hoạt động 6.1 (tuần 1 và 2 của tháng 9): Học sinh sưu tầm trong sách hoặc trên mạng các câu
chuyện về những anh hùng của Đội thiếu niên Tiền Phong HCM

- Mô tả hoạt động:
+ Ban tổ chức phân chia thành viên Câu lạc bộ thành các nhóm
+ Ban tổ chức giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu và sưu tầm các tấm gương anh hùng Đội Thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh.
* Hoạt động 6.2 (tuần 3 và 4 của tháng 9): Học sinh lần lượt đóng kịch theo kết cấu, nội dung
truyện đã sưu tầm.
- Mô tả hoạt động:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh biên kịch tác phẩm để diễn lại các tích thoại của các vị anh hùng.
7. HOẠT ĐỘNG THÁNG 10: SƯU TẦM NHỮNG CÂU CHUYỆN, NHỮNG CÂU CA DAO,
TỤC NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH (HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN GIA ĐÌNH)
* Hoạt động 7 (tuần 1, 2, 3, 4 của tháng 10):
- Mô tả hoạt động:
+ Học sinh về tìm trong sách những câu chuyện trong nước hoặc nước ngoài, ca dao, tục ngữ về tình
cảm giữa các thành viên trong gia đình, ví dụ: con cái hiếu thảo, biết quan tâm, chăm sóc cho ông bà cha
mẹ; anh, chị yêu thương nhường nhịn em út, v.v… (tuần 1, 2). Sau đó học sinh sẽ liệt kê và kể lại cho các
thành viên trong câu lạc bộ cùng nghe. (tuần 3, 4)
17


8. HOẠT ĐỘNG THÁNG 11: HƯỚNG VỀ “NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM” (HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG ĐẾN NHÀ TRƯỜNG)
- Mô tả hoạt động (tuần 1, 2, 3, 4 của tháng 11):
+ Học sinh sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam về tình thầy
trò, sau đó kết tập lại thành cuốn sách và giới thiệu cùng mọi người.
9. HOẠT ĐỘNG THÁNG 12: ĐỌC TRUYỆN THIẾU THI VÀ GIAO LƯU CÙNG NHÀ VĂN
(HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN XÃ HỘI)
- Mô tả hoạt động (3 tuần đầu đọc sách, 1 tuần cuối giao lưu với nhà văn):
+ Truyện ngắn thiếu nhi: “Trên đồi, mở mắt và mơ”, nhà xuất bản Kim Đồng
+ Tác giả: Văn Thành Lê
+ Nội dung truyện: truyện kể về câu bé tên Thành, 10 tuổi sống với ba mẹ ở thành phố. Vào dịp hè

năm ấy, cậu được ba mẹ dẫn về quê chơi, thăm ông bà và gặp lại những người bạn cùng trang lứa. Những
ngày về quê là những ngày Thành được cùng các bạn quậy phá “tung hoành ngang dọc trời đất”, cậu được
khám phá nhiều thứ, được ăn các món ăn ngon, được chơi các trò chơi dân gian. Đó là những kỉ niệm đẹp
giúp người đọc, là những em học sinh biết yêu thêm quê hương và tuổi thơ của mình.
+ Sau khi đọc truyện xong (sau 3 tuần) thì học sinh sẽ được giao lưu, trò chuyện với nhà văn và được
giải đáp các thắc mắc.

18


KẾ HOẠCH ĐỊNH KÌ:
Học kì 1: Giới thiệu bản thân em (hoạt động hướng vào bản thân)
* Hoạt động 1: Sở thích của em
1.1 Mục tiêu:
- Về năng lực: Học sinh nhận thức được bản thân thích gì và đáp ứng nhu cầu bản thân. Tìm sự hỗ trợ
khi cần thiết
- Về phẩm chất: Rèn cho trẻ có trách nhiệm với lựa chọn của bản thân.
1.2 Mô tả hoạt động:
- Các em tự lựa chọn sách để đọc theo sở thích cá nhân trong tủ sách của CLB hoặc thư viện hay bất kì
đâu các em có thể đọc. Tự tìm sự trợ giúp của giáo viên nếu không biết tìm sách như thế nào.
- Các em đọc hết quyển sách và tự ghi chú lại ý hay của sách mà bản thân nghĩ là sở thích và phù hợp
với mình.
1.3 Đánh giá:
- Dựa vào sách mà học sinh chọn xem có phù hợp về nội dung với trẻ không.
* Hoạt động 2: Cùng kể cùng nghe
2.1 Mục tiêu:
- Về năng lực: Học sinh làm chủ được ngôn từ, hành vi của mình và thể hiện sự tự tin trước đám đông.
- Về phẩm chất: Trung thực khi kể về các phần của sách mà các em đã đọc được.
2.2 Mô tả hoạt động:
19



- Mỗi học sinh lên theo thứ tự và kể về quyển sách đã đọc.
- Kể được điểm tương đồng giữa sở thích bản thân và nội dung quyển sách đã đọc.
- Giao lưu và trả lời các câu hỏi của các bạn xung quanh liên quan đến nội dung sách và sở thích của
mình.
- Chia sẻ cách đọc sách hiệu quả của bản thân.
2.3 Đánh giá:
- Dựa vào sự tự tin, sự tương tác qua lại của học sinh.
- Dựa vào cách các em cảm thụ nội dung sách.
Học kì 2: Đôi cánh ước mơ (hoạt động hướng nghiệp)
* Hoạt động 1: Ước mơ nghề nghiệp
1.1 Mục tiêu:
- Về năng lực: Nhận thức được ước mơ nghề nghiệp của bản thân.
- Về phẩm chất: Rèn cho trẻ có trách nhiệm với lựa chọn của bản thân.
1.2 Cách tiến hành:
- Các em tìm hiểu và lựa chọn sách trong thư viện, ở nhà, tủ sách của CLB có nội dung hướng tới nghề
nghiệp các em yêu thích. Ví dụ như: Bộ sách Mình muốn làm gì – Để giúp đỡ cộng đồng? Của NXB
Nhân Trí Việt. Các em có thể tìm đến sự trợ giúp của giáo viên nếu không biết tìm sách thế nào cho hợp
lí.
- Các em đọc hết quyển sách và tự ghi chú lại những đặc trưng nghề nghiệp của mình
20


1.3

Đánh giá:
- Dựa vào sự tự tin, sự tương tác qua lại của học sinh.
- Dựa vào cách các em cảm thụ nội dung sách.


* Hoạt động 2: Chia sẻ cùng nhau
2.1 Mục tiêu
- Về năng lực:
+ Học sinh làm chủ được ngôn từ, hành vi của mình và thể hiện sự tự tin trước đám đông.
+ Xây dựng được kế hoạch thực hiện ước mơ nghề nghiệp của học sinh.
- Về phẩm chất:
+ Trung thực khi kể về các phần của sách mà các em đã đọc được.
+ Bày tỏ được niềm đam mê, yêu thích với ước mơ của bản thân.
2.2 Cách tiến hành:
- Các em có thể lựa chọn đa dạng hình thức trình bày như đóng vai, thuyết trình,… để chia sẻ cho các
bạn trong CLB và GV hướng dẫn.
- Trình bày kế hoạch thực hiện ước mơ của em.
- Giao lưu và trả lời các câu hỏi của các bạn xung quanh liên quan đến nội dung sách và nghề nghiệp
của các em..
2.3. Đánh giá
21


- Dựa vào sự tự tin, sự tương tác qua lại của học sinh.
- Dựa vào cách các em cảm thụ nội dung sách.
* Hoạt động 3: Tấm gương sáng
3.1 Mục tiêu:
- Về phẩm chất:
+ Không ngừng nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ
- Về năng lực:
+ Khả năng thuyết trình, nói trước đám đông
+ Tăng cường khả năng đọc hiểu, cảm thụ văn học.
3.2. Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc cho học sinh nghe sách “Hạt giông tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ” của NXB
Trí Việt. HS rút ra được ý nghĩa của câu chuyện.

- Hướng dẫn cho các em tìm đọc một số sách hay có các nhân vật nghị lực như: Nick Vuijic; thầy
Nguyễn Ngọc Kí, cô bé xương thủy tinh Phạm Phương Anh,…
- HS cùng nhau chia sẻ suy nghĩ của mình về các nhân vật trên.
3.3 Đánh giá:
- Dựa trên khả năng cảm thụ nội dung, ý nghĩa sách.
22


(7). Phụ lục các biểu mẫu của câu lạc bộ:
Mẫu 1: Kế hoạch Tổ chức hoạt động định kì theo học kì - Học kì 1: Giới thiệu bản thân em (hoạt động hướng vào bản
thân)
TRƯỜNG TIỂU HỌC………………………………
CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm….

KẾ HOẠCH
Tổ chức hoạt động định kì theo học kì
Học kì I: Giới thiệu bản thân em (hoạt động hướng vào bản thân)
--------------1 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1 Mục đích
- Rèn cho trẻ có trách nhiệm với lựa chọn của bản thân.
- Học sinh làm chủ được ngôn từ, hành vi của mình và thể hiện sự tự tin trước đám đông.
2 Yêu cầu
- Công tác tổ chức hiệu quả, tiết kiệm.
- Chấp hành tốt nội quy.
- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao đúng thời hạn.
23


2 THỜI GIAN-ĐỊA ĐIỂM

1
Thời gian
Từ ngày 10/9/2018
2
Địa điểm
Trường Tiểu học……………………………
3 ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Tất cả học sinh Trường Tiểu học………………………………
4 NỘI DUNG THỰC HIỆN
1
Hoạt động 1: Sở thích của em
- Các em tự lựa chọn sách để đọc theo sở thích cá nhân trong tủ sách của CLB hoặc thư viện hay bất kì đâu các em có thể
đọc. Tự tìm sự trợ giúp của giáo viên nếu không biết tìm sách như thế nào.
- Các em đọc hết quyển sách và tự ghi chú lại ý hay của sách mà bản thân nghĩ là sở thích và phù hợp với mình.
2
Hoạt động 2: Cùng kể cùng nghe
- Mỗi học sinh lên theo thứ tự và kể về quyển sách đã đọc.
- Kể được điểm tương đồng giữa sở thích bản thân và nội dung quyển sách đã đọc.
- Giao lưu và trả lời các câu hỏi của các bạn xung quanh liên quan đến nội dung sách và sở thích của mình.
- Chia sẻ cách đọc sách hiệu quả của bản thân.

24


5 BỘ MÁY QUẢN LÍ
1
Bộ máy quản lí, điều hành CLB
-Trần Duy Phương_Chủ nhiệm CLB
-Nguyễn Thái Xuân Mai_Phó Chủ nhiệm CLB
-Lê Trần Bảo Châu_Thành viên BCN CLB (Thư kí)

-Nguyễn Thanh Thảo_Thành viên BCN CLB (Phụ trách ban nội dung)
-Đặng Trần Thúy Vy_Thành viên BCN CLB (Phụ trách ban truyền thông)
-Nguyễn Thạch Phương Linh_Thành viên BCN CLB (Phụ trách ban tài chính-hậu cần)
2
Tiến trình thực hiện
- 10/9/2018- 15/9/2018: Lập kế hoạch, xin ý kiến.
- 17/9/2018: Triển khai kế hoạch.
- 20/9/2018: Thực hiện kế hoạch.

Mẫu 2: Kế hoạch tổ chức hoạt động định kì theo học kì - Học kì 2: Đôi cánh ước mơ (hoạt động hướng nghiệp)
TRƯỜNG TIỂU HỌC………………………………
CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH
25


×