Tải bản đầy đủ (.doc) (1,938 trang)

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 1,938 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------------

VŨ KHẮC THÀNH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỢNG Ở
BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB (+) MỚI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

CHUYÊN NGÀNH LAO
MÃ SỐ: 60.72.24

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. NGÔ THANH BÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả

VŨ KHẮC
THÀNH




MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................4
Mục tiêu tổng quát ...................................................................4
Mục tiêu chuyên biệt ................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................5
1.1. Tình hình dòch tễ học bệnh lao mới hiện nay ..............5
1.2. Đặc điểm lâm sàng và điều trò bệnh lao mới theo
CTCL Quốc gia ...........................................................................7
1.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ...................................11
1.4. Mối tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng và bệnh
lao ..............................................................................................16
1.5. Các nghiên cứu về dinh dưỡng và bệnh lao ..........23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................32
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................32
2.3. Vấn đề Y đức trong nghiên cứu ................................42



CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ..................................................43
3.1. Phân bố các đặc điểm của dân số nghiên cứu 43
3.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của
đối tượng nghiên cứu trong phân tích đơn biến ........56
3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của
đối tượng nghiên cứu trong phân tích đa biến ..........62
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................64
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............64
4.2. Đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng ...........................66
4.3. Đặc điểm về các yếu tố liên quan .........................70
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài luận văn ......78
KẾT LUẬN ..................................................................80
KIẾN NGHỊ ..................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN
CỨU
PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN
CỨU


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt

Diễn giải tiếng Việt

CN/ VC

Công nhân/ Viên chức


TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới

CTCL

Chương Trình Chống Lao

TP.HCM
UBND

Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy Ban Nhân Dân

TIẾNG ANH
Chữ viết
tắt
AFB
AIDS
BCG

Nghóa gốc tiếng
Anh
Acid Fast Bacilli
Acquired
Immunodeficiency
Syndrom
Bacillus Calmette
Guerin


Diễn giải tiếng
Việt
Trực khuẩn kháng
cồn – axít
Hội chứng suy giảm
miễn dòch mắc phải
ở người
Vaccin ngừa bệnh lao

BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

CED

Chronic energy
deficiency

HIV

Human
Immunodeficiency Virus

Thiếu năng lượng
trường diễn
Siêu vi gây suy giảm
miễn dòch mắc phải

ở người
Nhận diện sự phát
triển trực khuẩn lao
trong ống nghiệm

MGIT
MUAC
PCR

Mycobacterial Growth
Indicator Tube
Middle Upper Arm
Circumference
Polymerase Chain
Reaction

PR

Prevalence Ratio

TST

Tuberculin Skin Test

Số đo vòng cánh tay
Phản ứng chuỗi
nhân gen
Tỉ số tỉ suất hiện
mắc
Phản ứng da với lao

tố


VDR

Vitamin D Receptor

Thụ thể Vitamin D

WHO

World Health
Organization

Tổ chức Y tế thế
giới

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Một số kích thước nhân trắc thường được sử
dụng ..............................................................................14
Bảng 1.2: Phân loại tình trạng dinh dưỡng ở người lớn theo
BMI ..................................................................................15
Bảng 1.3: Đánh giá vòng cánh tay ở người trưởng thành
........................................................................................16
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu .......43
Bảng 3.2: Đặc điểm về nghề nghiệp và tình trạng hôn
nhân của đối tượng nghiên cứu ..................................
........................................................................................46
Bảng 3.3: Đặc điểm về các chỉ số nhân trắc ...............48
Bảng 3.4: Phân loại BMI theo chuẩn phân loại của WHO . .49

Bảng 3.5: Phân loại BMI theo chuẩn phân loại của WHO theo
mức độ suy dinh dưỡng ..................................................
........................................................................................50
Bảng 3.6: Đặc điểm vòng cánh tay phân theo giới .........51
Bảng 3.7: Đặc điểm vòng cánh tay tính chung ...................51
Bảng 3.8: Tần suất sử dụng các nhóm thực phẩm ........53
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và
vòng cánh tay .............................................................56
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và tần
suất sử dụng các nhóm thực phẩm .................57
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và
thói quen ăn uống, thay đổi cân nặng, hút
thuốc lá và uống rượu ...........................................58


Bảng 3.12: Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và tình
trạng kinh tế, xã hội... 60
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và
thời gian hoạt động thể lực, làm việc và nghỉ
ngơi ...............................................................................61
Bảng 3.14: Các yếu tố liên quan trong phân tích đa biến
........................................................................................62

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ phân bố theo nhóm tuổi ...................44
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ phân bố theo giới tính ........................45
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ phân bố theo dân tộc .......................45
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ phân bố tình trạng học vấn ..............46
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ phân bố nghề nghiệp hiện tại .......47
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ phân bố tình trạng hôn nhân ...........48

Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ phân bố tình trạng dinh dưỡng theo
chuẩn phân loại của WHO
.......................................................................................................49
Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ phân bố tình trạng dinh dưỡng theo
mức độ suy dinh dưỡng ...........................................................50
Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ phân bố vòng cánh tay phân theo
giới ..............................................................................................52
Biểu đồ 3.10: Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo vòng cánh tay
tính chung ....................................................................................53
Biểu đồ 3.11: Tỉ lệ phân bố tần suất sử dụng các
nhóm thực phẩm ......................................................................55


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối tương quan giữa suy dinh dưỡng và bệnh lao
(Sơ đồ 1) .....................................................................................18
Sơ đồ 1.2: Mối tương quan giữa suy dinh dưỡng và bệnh lao
(Sơ đồ 2) .....................................................................................18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khoa học về dinh dưỡng với những hiểu
biết mới và những tiến bộ không ngừng của xã hội
đã làm sáng tỏ một cách đầy đủ và toàn diện hơn
vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe. Dinh dưỡng
không chỉ đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng
để duy trì sự sống, tăng trưởng và phát triển cho cơ
thể mà dinh dưỡng còn là yếu tố then chốt để bảo

vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật [18]. Thật
vậy, ngay từ thời cổ xưa, đại danh y Hyppocrates (460 –
377 trước Công nguyên) đã rất xem trọng và nhấn
mạnh vai trò của dinh dưỡng trong điều trò bệnh, ông
đã viết: “Thức ăn cho bệnh nhân phải là một phương
pháp điều trò và trong phương pháp điều trò của chúng
ta phải có các chất dinh dưỡng” [23]. Hay trong hội nghò
quốc tế về “Chăm sóc sức khỏe ban đầu“ do Tổ
chức Y tế thế giới tổ chức vào tháng 9 năm 1978 tại
thành phố Alma – Ata của Kazakhstan với 134 quốc gia
và cả Việt Nam tham dự đã đưa ra tuyên ngôn Alma –
Ata rất nổi tiếng [54]. Trong đó, tuyên ngôn đã đặt vò
trí của dinh dưỡng là một trong những nội dung cơ bản
của chiến lược chăm sóc y tế toàn cầu trên cơ sở
hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng để nâng cao
sức khỏe. Sự tương quan giữa các yếu tố trong mô hình
dinh dưỡng, sức khỏe và bệnh tật đã được chứng
minh là có mối liên quan rất chặt chẽ với nhau. Mất
cân bằng về dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
và từ đó phát sinh ra bệnh tật [9]. Chính vì hiểu rõ
tầm quan trọng của mối tương quan đó nên việc phải


2

chăm sóc dinh dưỡng là một phần không thể thiếu
trong chiến lược và công tác điều trò cho bệnh nhân
tại các bệnh viện ngày nay. Trong thực hành lâm sàng,
việc tầm soát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cũng
như hiểu rõ cơ chế chuyển hóa dinh dưỡng trong từng

bệnh lý cụ thể là nền tảng để đưa ra những phương
pháp dinh dưỡng trò liệu phù hợp, góp phần đáng kể
dẫn đến kết quả thành công chung của điều trò [13].
Tính từ ngày 24/03/1882, Rober Koch (1843 – 1910) đã
phát hiện ra vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis và
mô tả lần đầu tiên cho đến nay đã hơn 130 năm.
Bệnh lao vẫn còn đang tồn tại và là một trong những
vấn đề sức khỏe đáng quan tâm của toàn thể nhân
loại [28]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) trong năm 2012, thế giới có khoảng 12 triệu
người hiện mắc lao, 8,6 triệu trường hợp mắc lao mới
và 1,3 triệu người tử vong do lao. Theo số liệu được
WHO báo cáo thì tại Việt Nam trong năm 2012 có tổng
cộng 94.853 bệnh nhân lao được ghi nhận bao gồm tất
cả các thể lao. Trong đó, số trường hợp mắc lao phổi
có AFB (+) mới là 51.033 bệnh nhân chiếm 54% [58],
[61]. Đáng chú ý là trong các bệnh lý truyền nhiễm
có tỉ lệ tử vong cao thì bệnh lao là bệnh được xếp
hạng nhì về tỉ lệ tử vong chỉ sau bệnh nhiễm HIV/AIDS
[4]. Như vậy, bệnh lao vẫn còn là thách thức đối với
nhân loại, các yếu tố có liên quan như nghèo đói, suy
dinh dưỡng, thu nhập thấp, vệ sinh kém, điều kiện môi
trường sống chật chội và thiếu tiếp cận về thông tin
y tế đã cộng hưởng với bệnh lao, làm nặng thêm tình


3

trạng bệnh, gây nên một gánh nặng thật sự đối với
các nước kém phát triển và đang phát triển, trong đó

có Việt Nam [10], [19].
Ngày nay, Y học hiện đại đã ghi nhận việc ảnh
hưởng của tình trạng dinh dưỡng đối với tiến triển của
các bệnh lý nhiễm khuẩn không giống nhau. Đặc
biệt, bệnh lao là bệnh có ảnh hưởng đến tình trạng
dinh dưỡng rất lớn [23]. Tình trạng thiếu ăn và suy dinh
dưỡng là một trong những yếu tố làm cho bệnh lao
dễ mắc hơn bên cạnh các yếu tố nguy cơ khác làm
giảm sức đề kháng của cơ thể [31]. Trong một nghiên
cứu cắt ngang đánh giá tình trạng dinh dưỡng và điều
trò bệnh lao được thực hiện năm 2008 của nhóm tác
giả Mary Grace Tungdim và A.K. Kapoor trên 247 bệnh
nhân nam mắc lao phổi từ 20 – 40 tuổi tại vùng Đông
Bắc ở Ấn Độ đã ghi nhận có tới 64,5% số bệnh
nhân mắc lao ở giai đoạn trước khi bắt đầu điều trò bò
suy dinh dưỡng [47]. Một nghiên cứu khác năm 2000 tại
Indonesia của nhóm tác giả Elvina Karyadi và cộng sự
về khảo sát tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng được
tiến hành trên nhóm 41 bệnh nhân lao phổi hoạt
động từ 15 – 55 tuổi đã cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng
là 66% [41].
Riêng tại Việt Nam, theo chiến lược dinh dưỡng Quốc
gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của
Thủ tướng Chính phủ thì mục tiêu đến năm 2015 phải
có 90% bệnh viện tuyến trung ương và 70% bệnh viện
tuyến tỉnh có triển khai hoạt động tư vấn và thực
hiện thực đơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho một


4


số bệnh lý đặc biệt như HIV/AIDS và bệnh lao [35]. Tuy
nhiên, theo khảo sát của chúng tôi hiện tại trong
nước có rất ít các nghiên cứu về dinh dưỡng của
bệnh nhân mắc bệnh lao phổi, đặc biệt là tình trạng
suy dinh dưỡng, đánh giá mức độ của suy dinh dưỡng
và các yếu tố liên quan tác động đến tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân lao phổi, nên chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này. Kết quả của nghiên cứu hy
vọng bước đầu cung cấp một cái nhìn khái quát về
mối tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng và bệnh lao,
đồng thời làm cơ sở để thiết lập chế độ dinh dưỡng
phù hợp trên lâm sàng nhằm cải thiện tình trạng dinh
dưỡng cho bệnh nhân mắc lao phổi bằng các nghiên
cứu có can thiệp dinh dưỡng về sau. Vì vậy, câu hỏi
nghiên cứu đặt ra là:
1. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân mắc bệnh
lao phổi AFB (+) mới là bao nhiêu? Mức độ của
suy dinh dưỡng như thế nào?
2. Các yếu tố liên quan nào có tác động đến tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân lao phổi AFB (+)
mới?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mục tiêu tổng quát:


5


Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố
liên quan của bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới, có độ
tuổi từ 18 đến 65 tuổi tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
năm 2013.
2.

Mục tiêu chuyên biệt:
2.1 Mô tả đặc điểm và xác đònh tỉ lệ suy dinh dưỡng
của bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới dựa trên các
chỉ số nhân trắc học.
2.2 Xác đònh một số yếu tố liên quan đến tình trạng
dinh dưỡng của bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình dòch tễ học bệnh lao mới hiện nay:
1.1.1. Trên thế giới:
Cho đến ngày nay, bệnh lao vẫn còn đang tồn tại và
là một trong những vấn đề sức khỏe đáng quan tâm
của toàn nhân loại. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) trong năm 2012, thế giới có khoảng 12 triệu
người hiện mắc lao, 8,6 triệu trường hợp mắc lao mới và
1,3 triệu người tử vong do lao. Trong số đó có 940.000
trường hợp bệnh lao tử vong không đồng nhiễm HIV và
320.000 trường hợp có đồng nhiễm HIV. Khu vực Châu Á
vẫn tiếp tục có tỉ lệ mắc bệnh lao mới cao nhất là

58% (bao gồm Đông Nam Á 39% và khu vực Tây – Thái
Bình Dương 19%), Châu Phi là 27%, Đòa Trung Hải là 8%,
Châu Âu là 4% và Châu Mỹ là 3%. Riêng khu vực Đông
Nam Á trong năm 2012 dự đoán có khoảng 4,8 triệu
trường hợp hiện mắc lao, 3,4 triệu trường hợp mắc lao
mới và 450.000 trường hợp đã tử vong. Năm quốc gia có
số lượng người tử vong do lao cao nhất Châu Á là
Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar, Indonesia và Thái Lan. Đối
với khu vực Nam Á, chỉ tính riêng Ấn Độ đã chiếm tỉ
lệ 26% tổng số trường hợp mắc lao mới trên toàn thế
giới và tính chung cả khu vực Châu Á thì số lượng người
mắc lao đã chiếm đến 39% gánh nặng toàn cầu. Cũng
theo WHO năm 2012, tuổi mắc lao nhiều nhất tập trung
vào nhóm tuổi từ 25 – 34 tuổi, là lứa tuổi giữ vai trò


7

lao động chính của toàn xã hội [58], [61]. Mặc dù xu
hướng dòch tễ bệnh lao có chiều hướng giảm đi với tỉ
lệ mắc lao mới giảm khoảng 2% mỗi năm nhưng bệnh
lao vẫn còn tiếp tục là gánh nặng trong việc chăm sóc
y tế và bảo vệ sức khỏe con người. Hậu quả của bệnh
vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế –
xã hội và sự phát triển của mỗi quốc gia có liên quan
[4].
1.1.2. Tại Việt Nam: [4], [58], [61]
Việt Nam hiện vẫn là nước Đông Nam Á được xếp
hạng có gánh nặng về bệnh lao cao, đứng thứ 12 trong
22 nước có tình hình dòch tễ bệnh lao cao nhất trên toàn

cầu và đứng thứ 14 trong 27 nước có tỉ lệ lao kháng đa
thuốc cao nhất thế giới. Theo số liệu được WHO báo cáo
thì tại Việt Nam trong năm 2012 có tổng cộng 94.853 bệnh
nhân được ghi nhận bao gồm tất cả các thể lao. Trong
đó, số trường hợp mắc lao phổi có AFB (+) mới là 51.033
bệnh nhân chiếm 54%, số trường hợp mắc lao phổi có
AFB (-) là 21.706 bệnh nhân chiếm 23%. Tỉ lệ tử vong do
lao không đồng nhiễm HIV là khoảng 18.000 trường hợp,
tương đương với tỉ lệ khoảng 20/100.000 dân. Theo báo
cáo tổng kết của CTCL thì trong năm 2013 khu vực miền
Bắc của Việt Nam có tỉ lệ bệnh lao phổi AFB (+) mới là
43,2%, miền Trung là 49,7%, khu vực miền Nam chiếm tỉ lệ
cao nhất là 53,8%. Trong năm 2013, cả nước có 50.031
bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới, đã giảm đi 1002 bệnh
nhân (0,6%) so với năm 2012, tỷ lệ phát hiện bệnh
nhân lao phổi AFB (+) mới là 55,2/100.000 dân cũng giảm
nhẹ so với năm 2012 là 56,8/100.000 dân. So với năm


8

2000 thì tỉ lệ hiện mắc lao tại Việt Nam đã giảm khoảng
40% và theo mục tiêu chung của khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương thì đến năm 2015, tỉ lệ hiện mắc lao của khu
vực sẽ giảm 50% so với năm 2000. Kết quả phân tích
của CTCL đã cho thấy xu hướng có giảm đi của tình hình
dòch tễ bệnh lao và hiệu quả của công tác phòng
chống lao quốc gia. Tuy nhiên, bệnh lao vẫn còn là một
trong những vấn đề sức khỏe chính trên toàn cầu và là
một trong năm nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở

Việt Nam.


9

1.2. Đặc điểm lâm sàng và điều trò bệnh lao mới
theo CTCL Quốc gia:
1.2.1. Lâm sàng: [1], [16], [25], [27], [28], [31]
1.2.1.1. Triệu chứng toàn thân:
-

Sốt: thường là sốt nhẹ kéo dài (37 – 80% các
trường hợp), nhiệt độ hiếm khi cao trên 40 oC, giao
động xung quanh 38 oC, có xu hướng sốt về chiều
hoặc đêm.

-

Sụt cân (74%): người bệnh sụt cân dần dần, nhưng
không điều trò có thể sụt cân rất nhanh trong vòng
vài tháng. Người gầy đi, mệt mỏi và chán ăn.

-

Đổ mồ hôi về đêm (55%).

-

Thiếu máu, phụ nữ bò lao có thể mất kinh.


1.2.1.2. Triệu chứng hô hấp:
-

Ho: là triệu chứng thường gặp (78%), ho khan kéo
dài và liên tục giai đoạn đầu, sau đó có thể ho
khạc đàm nếu bệnh tiến triển. Tính chất đàm
thường là màu trắng, có thể lẫn chất hoại tử bã
đậu, không đáp ứng với điều trò bằng kháng sinh
thông thường.

-

Ho ra máu (33%): khi tổn thương lao xâm lấn làm vỡ
các mạch máu thì sẽ ho ra đàm có lẫn máu. Ít khi
bệnh nhân lao tử vong do ho ra máu lượng nhiều.

-

Khó thở: thường gặp khi tổn thương lao lan rộng hơn
20% nhu mô phổi bò hoại tử hoặc có thể do tràn
dòch màng phổi.

-

Đau ngực: mơ hồ có thể do tổn thương nằm ở bề
mặt phổi.


10


-

Khám phổi có thể nghe thấy ran ẩm, ran nổ vùng
tổn thương khi hít sâu. Số ít trường hợp có tiếng thở
rít khu trú do viêm phế quản khu trú do lao, lao nội
phế quản hoặc hạch viêm chèn ép vào phế quản.

1.2.2. Xét nghiệm cận lâm sàng:
Nếu bệnh nhân có ho khan kéo dài, sốt nhẹ kéo
dài về chiều trên ba tuần và sụt cân thì nên chụp X –
Quang ngực thẳng và làm xét nghiệm đàm để tìm vi
trùng lao.
1.2.2.1. Soi đàm trực tiếp tìm AFB:
Xét nghiệm đàm tìm vi trùng lao là xét nghiệm
thường dùng trên lâm sàng khi nghi ngờ bệnh nhân có
triệu chứng lao. Cần làm AFB nhiều lần, ít nhất là 3 lần
liên tiếp: Mẫu thứ 1 bệnh nhân đến khám lần đầu,
mẫu thứ 2 vào sáng hôm sau khi ngủ dậy và mẫu thứ
3 lấy tại chỗ khi bệnh nhân đem mẫu đàm buổi sáng
đến phòng xét nghiệm. Nếu bệnh nhân nằm điều trò
nội trú có thể lấy 3 mẫu đàm cách nhau mỗi 8 giờ.
Trường hợp bệnh nhân không khạc đàm được có thể lấy
dòch dạ dày hay soi phế quản để lấy mẫu bệnh phẩm.
1.2.2.2. Nuôi cấy đàm:
Phương pháp nuôi cấy đàm làm tăng kết quả dương
tính nhưng nếu nuôi trong môi trường đặc Lowenstein Jensen
thì cần 4 – 8 tuần mới có kết quả. Hiện nay nuôi cấy vi
trùng lao bằng phương pháp MGIT Bactec với độ nhạy là
81% và độ đặc hiệu là 99,6% chỉ cần 2 tuần là có kết
quả.



11

1.2.2.3. Xét nghiệm PCR:
Dùng để phát hiện DNA của vi trùng lao, PCR lao có
thể thực hiện trên các mẫu bệnh phẩm là đàm, dòch
phế quản qua nội soi, dòch màng phổi, dòch não tủy...
1.2.2.4. Kháng sinh đồ:
Để theo dõi tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng
và góp phần điều chỉnh thuốc cho bệnh nhân.

1.2.2.5. Phản ứng da với Tuberculin (Tuberculin Skin
Test – TST):
Loại phản ứng Tuberculin được dùng phổ biến là
Mantoux. Dùng để xác đònh người nhiễm lao, kiểm tra
người nghi lao tiến triển hỗ trợ chẩn đoán bệnh lao, xác
đònh nguy cơ nhiễm lao trong cộng đồng. Kết quả được ghi
nhận theo đường kính cục sần trên da sau khi tiêm thuốc
thử Tuberculin 72 giờ.
1.2.2.6. X – Quang phổi thẳng:
Cần chụp phim ở nhiều thời điểm khác nhau để so
sánh diễn tiến điều trò và thay đổi của tổn thương. Các
hình ảnh X – Quang phổi thường gặp trong lao là:
- Đám mờ không đồng đều ở vùng đỉnh hoặc
vùng dưới xương đòn, có thể một bên hay hai
bên phổi. Tổn thương nốt, thâm nhiễm và bờ
của những đám mờ không rõ nét.
- Tổn thương lao thường khu trú ở phân thùy đỉnh
hoặc sau của thùy trên hoặc phân thùy đỉnh

của thùy dưới phổi.


12

- Hình hang: có thể một hang hay nhiều hang lao,
hiếm khi có phì đại hạch rốn phổi. Hang lao mới
có bờ dày, bề mặt bên trong nhẵn, không có
mực nước hơi và có nhiều thâm nhiễm dạng nốt
xung quanh hang.
- Có thể gặp các hình ảnh khác kèm theo như tràn
dòch màng phổi, tràn khí màng phổi, vôi hóa hay
hạch trung thất...
1.2.3. Chẩn đoán xác đònh lao phổi AFB (+): [3]
Chẩn đoán xác đònh lao phổi AFB (+) phải thỏa mãn 1
trong 3 tiêu chuẩn sau:
-

Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đàm khác
nhau.

-

Một tiêu bản đàm AFB (+) và có hình ảnh lao tiến
triển trên phim X-Quang phổi.

-

Một tiêu bản đàm AFB (+) và nuôi cấy dương tính.


1.2.4. Điều trò bệnh lao mới theo phác đồ của CTCL
Quốc gia (2009): [3]
2S(E)HRZ / 6HE hoặc 2S(E)HRZ / 4RH
-

Chỉ đònh: cho các trường hợp người bệnh lao mới chưa
từng điều trò lao bao giờ hoặc đã dùng thuốc chống
lao nhưng dưới 1 tháng.

-

Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc
dùng hàng ngày, E có thể thay thế cho S.

-

Giai đoạn duy trì kéo dài 6 tháng gồm 2 loại thuốc là H
và E dùng hàng ngày hoặc 4 tháng gồm 2 loại thuốc
R và H dùng hàng ngày.


13

1.2.5. Nguyên tắc căn bản trong điều trò lao: [25],
[27], [28]
-

Phối hợp các thuốc chống lao: Mỗi loại thuốc
chống lao có tác dụng khác nhau (diệt khuẩn hay kiềm
khuẩn) nên phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc trong giai

đoạn tấn công và ít nhất 2 loại thuốc trong giai đoạn
duy trì để tránh chọn lọc dòng vi trùng kháng thuốc và
đây cũng là một trong những mục tiêu của điều trò
lao.

-

Đúng liều lượng: Liều lượng thuốc cần đủ để tiêu
diệt vi trùng lao. Cần có liều lượng hữu hiệu đạt đỉnh
cao của nồng độ thuốc trong huyết tương. Liều quá
thấp sẽ không có tác dụng và dẫn đến kháng
thuốc, liều quá cao sẽ dẫn đến ngộ độc.

-

Thời gian: Dùng thuốc đúng thời gian theo CTCL gồm 2
tháng tấn công và 4 – 6 tháng duy trì. Các phác đồ
điều trò lao có thời gian tấn công càng ngắn, đặc biệt
dưới 1 tháng, dễ có nguy cơ mắc lao tái phát càng
cao.

-

Dùng thuốc phải liên tục: Các thuốc chống lao
phải được uống cùng một thời gian nhất đònh trong
ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa. Trong
giai đoạn tấn công dùng liên tục mỗi ngày, giai đoạn
duy trì có thể dùng liên tục hay cách khoảng tùy theo
phác đồ. Dùng thuốc không liên tục sẽ có nguy cơ
gây thất bại điều trò cao.


1.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng:
1.3.1. Đònh nghóa tình trạng dinh dưỡng: [18]


14

Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức
phận, cấu trúc và hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng của cá thể là kết quả của
quá trình ăn uống sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ
thể. Tùy theo tuổi, giới tính, tình trạng sinh lý, mức độ
hoạt động thể lực và giai đoạn phát triển của mỗi cá
thể khác nhau sẽ cần phải có nhu cầu dinh dưỡng và
nhu cầu năng lượng khác nhau.
Dinh dưỡng và sức khỏe có liên quan rất chặt chẽ
với nhau. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân
bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khỏe, khi cơ
thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt bao gồm thiếu
dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng cũng sẽ thể hiện vấn
đề về sức khỏe hoặc cả hai.
1.3.2. Đònh nghóa đánh giá tình trạng dinh dưỡng: [32]
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá trình thu thập
và phân tích thông tin, số liệu về tình trạng dinh dưỡng
và nhận đònh tình hình trên cơ sở các thông tin, số liệu
đó.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là một trong các
nguồn dữ liệu quan trọng nhất để xây dựng và đánh
giá các dự án về sức khỏe và phát triển kinh tế, xã

hội.
1.3.3. Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh
dưỡng: [29]


15

-

Phương pháp nhân trắc học: là phương pháp đánh
giá các chỉ số về thể chất có liên quan tới dinh
dưỡng của cơ thể như cân nặng, chiều cao, vòng
cánh tay, vòng eo, vòng mông, nếp gấp da ở cơ tam
đầu, đo bề dày lớp mỡ dưới da...

-

Điều tra khẩu phần ăn và tập quán, thói quen ăn
uống.

-

Thăm khám trực tiếp trên lâm sàng để tìm các
triệu chứng biểu hiện tình trạng thiếu hụt hoặc thừa
dinh dưỡng. Các triệu chứng này có thể kín đáo
hoặc rõ ràng.

-

Nghiên cứu cận lâm sàng bằng các xét nghiệm

sinh hóa của các dòch hay các chất bài tiết của cơ
thể để phát hiện mức độ bão hòa các chất dinh
dưỡng.

-

Các kiểm nghiệm chức phận để xác đònh các rối
loạn chức phận do thiếu hụt dinh dưỡng.

-

Sử dụng phương pháp thống kê Y học để tìm hiểu
mối liên quan giữa tình hình bệnh tật và tình trạng
dinh dưỡng thông qua điều tra tỉ lệ bệnh tật và tử
vong.

-

Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình
trạng dinh dưỡng và sức khỏe.

1.3.4.

Phương pháp nhân trắc học đánh giá tình
trạng dinh dưỡng: [29], [32]

Theo đònh nghóa của tác giả Derrick B. Jelliffe (1966):
“Mục đích của phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng là



16

đo đạc các biến đổi về kích thước và cấu trúc của cơ
thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng”.
Phương pháp nhân trắc học có ưu điểm là đơn giản,
an toàn, không xâm lấn cơ thể, có thể điều tra trên
một cỡ mẫu lớn. Trang thiết bò dùng để đo đạc các chỉ
số nhân trắc không đắt tiền, dễ vận chuyển, kết quả
sẽ có ngay sau khi đo. Phương pháp nhân trắc còn đánh
giá được các dấu hiệu về tình trạng dinh dưỡng trong quá
khứ và xác đònh được mức độ suy dinh dưỡng [18].
Tuy nhiên, phương pháp nhân trắc học cũng có
nhược điểm là không nhạy để xác đònh sự thiếu hụt các
chất dinh dưỡng đặc hiệu và đánh giá được sự thay đổi
về tình trạng dinh dưỡng trong giai đoạn ngắn.
Qúa trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể là
kết quả tổng hợp của các yếu tố di truyền và yếu tố
bên ngoài. Trong đó, các yếu tố về dinh dưỡng giữ vai
trò rất quan trọng. Năng lượng được cung cấp từ dinh
dưỡng chi phối hầu hết mọi hoạt động sống của cơ thể.
Chính vì vậy, việc thu thập các kích thước nhân trắc để
phản ánh tình trạng

dinh dưỡng là một bộ phận rất

quan trọng trong các cuộc điều tra, nghiên cứu về dinh
dưỡng.
1.3.5.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người


trưởng thành: [12], [24].
Các kích thước về nhân trắc học thường được sử
dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng
thành. Đặc biệt là khi có sự mất cân bằng trường diễn
giữa năng lượng ăn vào và nhu cầu cơ thể.


17

Các kích thước về nhân trắc được chia thành hai
dạng: Các kích thước đặc trưng cho sự tăng trưởng và
các kích thước về sự dự trữ của các mô trong cơ thể.
Đối với các kích thước đặc trưng cho sự tăng trưởng
thì khối lượng cơ thể được biểu hiện bằng cân nặng và
kích thước về độ dài được đo đạc bằng chiều cao.
Đối với các kích thước thể hiện sự dự trữ của các
mô trong cơ thể thì số đo chu vi vòng cánh tay phản ánh
dự trữ khối cơ hoặc đo nếp gấp da ở cơ tam đầu phản
ánh sự dự trữ mỡ của cơ thể...
Tuy nhiên, cân nặng và chiều cao nếu được đo đạc
riêng rẽ không đánh giá được tình trạng dinh dưỡng mà
cần phải phối hợp giữa cân nặng, chiều cao và các kích
thước khác.

Bảng 1.1. Một số kích thước nhân trắc thường
được sử dụng: [32]
Tuổi

Kích thước

- Cân nặng
- Chiều cao

11 – 20 tuổi

- Nếp gấp da ở cơ tam đầu, dưới
xương bả vai
- Phần trăm mỡ của cơ thể


×