Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhận xét kết quả phẫu thuật gãy thân xương chày bằng đinh nội tuỷ có chốt ngang tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển - Uông Bí năm 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.73 KB, 5 trang )

NHẬN XÉT KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY THÂN
XƯƠNG CHÀY BẰNG ĐINH NỘI TUỶ CĨ CHỐT
NGANG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
NG BÍ NĂM 2009-2010
Hồng Văn Dũng;
Đỗ Đăng Hồn;
Phạm Duy Hưng
Khoa Ngoại
CTCH và Bỏng
Bệnh viện Việt Nam
–Thụy Điển – ng Bí
Email:


TĨM TẮT
Mục tiêu của đề tài: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy thân xương chày bằng đinh
nội tuỷ có chốt ngang tại bệnh viện VN-TĐ Uông Bí. 2. Nhận xét chỉ đònh phẫu thuật
gãy thân xương chày bằng đinh nội tuỷ có chốt ngang tại bệnh viện VN-TĐ Uông
Bí. Đối tượng nghiên cứu: Những bệnh nhân được chẩn đoán gãy thân xương chày
và được phẫu thuật bằng đinh nội tuỷ có chốt ngang tại bệnh viện VN-TĐ Uông bí từ
01/8/2008 đến 31/5/2010.
Phương pháp nghiên cứu: Là một nghiên cứu mô tả lâm sàng, hồi cứu không có
đối chứng.
Kết quả: liền xương tốt: 89,3%; chậm liền xương:7,1%; khớp giả: 3,6%; viêm xương:
3,6%; nhiễm trùng lỗ vít: 7,1%; gãy đinh: 7,1%. Kết quả phục hồi theo Terschiphorst;
rất tốt: 69%; tốt: 17,2%; trung bình: 16%. Chỉ đònh phẫu thuật đinh nội tủy có chốt
được thực hiện rộng rãi tại bệnh viện VN-TĐ, Uông bí. KHX ở bệnh nhân gãy kín có
tỷ lệ nhiễm trùng thấp hơn bệnh nhân gãy hở, mức độ vững của KHX ở bệnh nhân có
kiểu gãy đơn giản cao hơn gãy phức tạp.
Từ khóa: Đinh nội tủy có chốt, gãy thân xương chày, bệnh viện Uông Bí


Assess tibia shaft fracture surgery with interlocking
intramedullary nail at VN- Sweden Uong bi Hospital
Hoang Van Dung;
Do Dang Hoan;
Pham Duy Hung

SUMMARY
Objectives: 1. Assess tibia shaft fracture surgery with interlocking intramedullary
nail at VN- Sweden Uong bi Hospital. 2. Commetnt indications of tibia shaft fracture
surgery with interlocking intramedullary nail at VN- Sweden Uong bi Hospital. Subjects:
patients were diagnosed tibia shaft fracture, operated with interlocking intramedullary
nail at VN- Sweden Uong bi Hospital from 01/08/2008 to 31/05/2010. Method: Clinic
desciptive, retrospective without control.
Result: good union: 89,3%; Slow union: 7,1%; non union: 3,6%; osteomyelitis: 3,6%;
screws hole infection: 7,1%; nail broken: 7,1%. Terschiphorst result: very good: 69%;
good: 17,2%; medium: 16%. Interlocking nails were indicated widely in VN-Sweden,
Uong bi Hospital. Infection rate in closed fracture group is lower than opened fracture
group. Stable lever in simple fracture group is higher than complicated fracture group.
Key words: Interlocking intramedullary nail, tibia shaft fracture, Uong Bi general
hospital.
Phần 3. Phần chấn thương chung
251


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2012

Đặt Vấn Đề
Gãy thân xương chày có hoặc khơng kèm theo
gãy xương mác là loại gãy thường gặp, chiếm 18%
các loại gãy xương. Gãy có thể kèm theo những

tổn thương nặng nề như gãy hở, hội chứng chèn ép
khoang, rối loạn dinh dưỡng Sudeck. Nếu gãy thấp,
thiếu máu ni dưỡng xương sẽ có nguy cơ chậm
liền, khớp giả [3].
Tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển ng bí đã
triển khai mổ gãy thân xương chày bằng đinh nội tuỷ
có chốt ngang từ tháng 8 năm 2008. Để đánh giá kết
quả điều trị, rút ra những ưu, nhược điểm của phương
pháp này, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài này
với 2 mục tiêu :
1. Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy thân xương
chày bằng đinh nội tuỷ có chốt ngang tại bệnh viện
VN-TĐ ng bí.
2. Nhận xét chỉ định phẫu thuật gãy thân xương
chày bằng đinh nội tuỷ có chốt ngang tại bệnh viện
VN-TĐ ng bí.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Những bệnh nhân được chẩn đốn gãy thân xương
chày và được phẫu thuật bằng đinh nội tuỷ có chốt

ngang tại Bệnh viện VN-TĐ ng Bí từ 01/8/2008
đến 31/5/2010 và được theo dõi đến 31/5/2011.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Những bệnh nhân được
chẩn đốn gãy thân xương chày (gãy kín hoặc hở),
được phẫu thuật bằng đinh nội tủy có chốt ngang tại
bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển-ng Bí.
-Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Bệnh nhân gãy thân xương chày nhưng khơng
được điều trị bằng đinh nội tủy có chốt ngang.
+ Bệnh nhân có hồ sơ ghi chép khơng đầy đủ.
+ Bệnh nhân khơng đồng ý tham gia vào nghiên
cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Là một nghiên cứu mơ tả lâm sàng, hồi cứu,
khơng có đối chứng.
* Phương tiện và kỹ thuật mổ
- Phương tiện: Sử dụng bộ dụng cụ mổ và đinh,
chốt ngang của cơng ty thiết bị y tế Xinrongbest.
- Kỹ thuật mổ: Mở ổ gãy hoặc khơng mở ổ gãy tuỳ
theo kiểu gãy và có sử dụng C-ARM hay khơng. Mổ
xi dòng từ mâm chày xuống, doa ống tuỷ số 8-9,
đóng đinh sau khi đã lắp đinh vào khung, khoan và cố
định thanh định vị, khoan bắt chốt đầu dưới và đầu
trên số lượng chốt tuỳ theo mức độ vững của ổ gãy.
3. Xử lý số liệu: Vào số liệu trên phần mềm SPSS
16.0, xử lý số liệu bằng các thuật tốn thơng kê y học.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Kết quả gần:
Bảng 1: Kết quả gần
Kết quả gần

N

%

Không nhiễm trùng vết mổ


91/96

94,79

Có nhiễm trùng vết mổ

5/96

5,21

Kết hợp xương vững

93/96

96,87

Kết hợp xương không vững

3/96

3,13

Phải phẫu thuật lại bằng đinh chốt ngang

0/96

0

Phải thay đổi phương pháp mổ


0/96

0

Nhận xét:
5 trường hợp (5,21%) có nhiễm trùng vết mổ; 3 trường hợp (3,13%) kết hợp xương khơng vững. Khơng
trường hợp nào phải phẫu thuật lại bằng đinh chốt ngang hoặc thay đổi phương pháp.
Phạm Tuyết Ngọc: Khơng nhiễm trùng vết mổ đạt 100%[4].
* Các yếu tố liên quan với kết quả phẫu thuật gần trong nhóm nghiên cứu:
- Liên quan giữa tính chất gãy và kết quả gần: Tỉ lệ nhiễm trùng giữa bệnh nhân gãy kín và gãy hở có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
252


- Liên quan giữa kiểu gãy và kết quả gần:
Tỉ lệ nhiễm trùng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các bệnh nhân có kiểu gãy khác nhau với p <0,05. Các
BN nhiễm trùng nằm trong nhóm có kiểu gãy C theo AO-ASIF.
-Liên quan giữa kiểu gãy và mức độ vững của KHX: KHX khơng vững nằm trong nhóm B3 và C2 theo AO-ASIF,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các bệnh nhân có kiểu gãy khác nhau với p < 0,05.
2. Kết quả xa:
2.1. Sự liền xương
Bảng 2: Sự liền xương
Liền xương

n

%

Liền xương tốt


33

80,48

Chậm liền xương

3

7,31

Cal xấu

2

4,88

Khớp giả

3

7,31

Tổng

41

100

Nguyễn Thế Điệp: Liền xương tốt đạt 92%, Chậm liền 4%, cal xấu 0%.( n=25 ) Phạm Tuyết Ngọc, Nguyễn Đăng

Trường đạt 100% liền xương tốt. ( n= 23 )[3,4]
So sánh thấy tỷ lệ chậm liền xương, khớp giả và cal xấu cao hơn các tác giả trên. Tuy nhiên số bệnh nhân của chúng
tơi được theo dõi đánh giá kết quả xa nhiều hơn với n=41, thời gian theo dõi lâu hơn.
2.2. Biến chứng xa: Viêm xương, nhiễm trùng, gãy đinh
Bảng 3: Biến chứng xa: Viêm xương, nhiễm trùng, gãy đinh
Viêm xương, nhiễm trùng, gãy
đinh

n

%

Viêm xương

2

4,88

Nhiễm trùng lỗ vít chốt, vết mổ

2

4,88

Gãy đinh

3

7,31


Không biến chứng

34

82,92

Tổng

41

100

Nhận xét: Có 1 bệnh nhân vừa bị viêm xương, vừa nhiễm trùng lỗ chốt vì thế chỉ tính là viêm xương.
Biến chứng gãy đinh có nhiều ngun nhân: Do lựa chọn đinh khơng hợp lý, đinh q ngắn lỗ chốt đầu xa gần đường
gãy, hoặc do độ dài đầu dưới xương gãy ngắn nên lỗ chốt đầu xa gần với đường gãy.
* Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật xa trong nhóm nghiên cứu
- Liên quan giữa tính chất gãy và kết quả xa:
Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thơng kê giữa tính chất gãy với sự liền xương và các biến chứng xa.
- Liên quan giữa kiểu gãy và kết quả xa: Sự khác biệt giữa kiểu gãy với sự liền xương và biến chứng xa khơng có ý
nghĩa thơng kê

Phần 3. Phần chấn thương chung
253


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2012

3. Phục hồi cơ năng theo tiêu chuẩn của Terschiphorst:
Bảng 4. Phục hồi cơ năng theo tiêu chuẩn của Terschiphorst
KQ phục hồi


n

%

Rất tốt

27

65,85

Tốt

7

17,07

Trung bình

5

12,20

Kém

2

4,88

Tổng


41

100

Nhận xét: Kết quả phục hồi: rất tốt: 27 trường hợp
(65,85%), tốt: 7 trường hợp (17,07%), trung bình: 5
trường hợp (12,20%), kém 2 trường hợp (4,88%).
Nguyễn Thế Điệp: Rất tốt đạt 92%, tốt đạt 4%,
trung bình 0%, kém 4%[1]
Nguyễn Đăng Trường: Rất tốt đạt 82,61%, tốt đạt
17,39%, khơng có trung bình và kém. ( n=23 )[4]
So sánh thấy tỷ lệ trung bình và kém cao hơn các
tác giả trên, ngun nhân có thể do số bệnh nhân của
chúng tơi được đánh giá và theo dõi nhiều hơn và
lâu hơn.
4. Chỉ định mổ:
- Có 95 bệnh nhân được mổ đóng đinh nội tuỷ
chốt ngang, nhóm tuổi từ 16-55 chiếm 96,8%, tuổi
trung bình 34,0 ± 12,4, nam chiếm 78,95%, nữ chiếm
21,05%.
Nguyễn Thế Điệp: Tuổi trung bình là 36,63, nam
chiếm 84,2%, nữ chiếm 15,8%[1].
Phạm Tuyết Ngọc: Tuổi trung bình là 32,23, nam
chiếm 73,7%, nữ chiếm 26,3%[3].
- Gãy 1/3 trên chiếm 15,62%, 1/3 giữa chiếm
31,25%, 1/3 dưới chiếm 48,96%, gãy nhiều vị trí
chiếm 4,16%.
Nguyễn Thế Điệp: Gãy 1/3 trên là 5,3%, 1/3 giữa
là 50%, 1/3 dưới là 44,7%[1].

Nguyễn Đăng Trường: Gãy 1/3 trên là 25%, 1/3
giữa là 41,67%, 1/3 dưới là 33,33%[4].
- Có 89,6% được mổ với độ dài đầu xương gãy >
6 cm, 10,4% độ dài đầu xương gãy ≤ 6 Cm.
- Có 70,83% trường hợp được mổ là gãy kín,
20,83% gãy hở độ I-II, 8,33% gãy hở độ III. Những
trường hợp gãy hở độ III đều được điều trị trước mổ
bằng các phương pháp như cắt lọc kéo liên tục hoặc
nẹp bất động...
254

- Có 49,4% trường hợp mổ là gãy cẳng chân đơn
thuần, 50,6% có chấn thương phối hợp.Trong những
trường hợp có chấn thương phối hợp thì có một số
được mổ KHX cùng lúc với mổ chấn thương phối
hợp, một số mổ KHX sau khi điều trị chấn thương
phối hợp ổ định.

KẾT LUẬN
* Kết quả điều trị: Tương đối tốt. Kết quả gần:
Khơng nhiễm trùng 94,79%, KHX vững 96,87%,
Khơng có trường hợp nào phải mổ lại hoặc thay đổi
phương pháp. Tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn ở BN gãy
hở và gãy phức tạp. Tỷ lệ KHX khơng vững cao hơn
ở nhóm BN gãy phức tạp. Kết quả xa: Liền xương tốt
80,48%, chậm liền, khớp giả 14,62%, cal xấu 4,88%,
gãy đinh 7,31%, viêm xương nhiễm trùng phần mềm,
lỗ chốt 9,76%. Phục hồi cơ năng theo tiêu chuẩn
Terschiphorst: Rất tốt 65,85%, tốt 17,07%, trung
bình 12, 2%, kém 4,88%.

* Chỉ định điều trị: Có thể điều trị cho gãy xương
chày 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới. Nếu có máy
C-Arm có thể phẫu thuật khơng mở ổ gãy.


Tài liệu tham khảo
1.

Nguyễn Thế Điệp (2005), Đánh giá kêt quả điều trị
gãy hở độ I, độ II hai xương cẳng chân ở người lớn
bằng đinh Sanatmetal có chốt, luận văn thạc sỹ y học,
Học viện Quân Y.

3.

Phạm Tuyết Ngọc (2005), Đánh giá kết quả điều
trị gãy kín thân hai xương cẳng chân bằng đinh nội
tuỷ Sanatmetal có chốt, luận văn thạc sỹ, Học viện
Quân Y.

2.

Vũ Hải Nam và cs (2007), “Đánh giá kết quả điều
trị gãy thân hai xương cẳng chân bằng đinh nội tuỷ
có chốt tại bệnh viện 198”. Hội nghị khoa học Ngoại
Khoa chào mừng 105 năm thành lập trường Đại Học
Y Hà Nội, tr 64.

4.


Nguyễn Đăng Trường (2005), Đánh giá kết quả điều
trị gãy thân 2 hai xương cẳng chân bằng đinh SIGN,
luận văn thạc sỹ, Học viện Quân Y.

Phần 3. Phần chấn thương chung
255



×