Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng phương pháp nắn kín và xuyên đinh nội tủy Metaizeau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.97 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2012

ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NẮN KÍN VÀ XUN
ĐINH NỘI TỦY METAIZEAU
TS Phạm Chí Lăng
Bệnh viện FV
Khoa CTCH
BV Quốc tế Thành đơ
E-mail: lang.phamchi@
gmail.com

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Việc chọn phương pháp điều trò ngoại khoa tối ưu cho những trường
hợp gãy đầu trên xương cánh tay có di lệch vẫn là một vấn đề còn bàn cãi. Mục tiêu
nghiên cứu của công trình này là đánh giá kết quả ban đầu của việc điều trò ngoại khoa
gãy đầu trên xương cánh tay bằng phương pháp nắn kín và kết hợp xương nội tủy bằng
đinh Metaizeau.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phẫu thuật được thực hiện trên 20 bệnh
nhân bò gãy đầu trên xương cánh tay có di lệch trong khoảng thời gian từ 9/2010 đến
7/2012 tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện FV. Bệnh nhân được thăm khám
lâm sàng, chụp X quang trước và đònh kỳ sau mổ. Đánh giá kết quả dựa trên hệ thống
tính điểm Constant.
Kết quả: 20 bệnh nhân gãy đầu trên xương cánh tay có di lệch đã được điều trò bằng
phương pháp nắn kín và kết hợp xương nội tủy bằng đinh Metaizeau. Tuổi trung bình là
60. Thời gian theo dõi trung bình là 18 tháng. Theo phân loại Neer, có 4 trường hợp gãy
2 mảnh, 13 trường hợp gãy 3 mảnh, 3 trường hợp gãy 4 mảnh. Có 3 trường hợp được cố
đònh với 2 đinh, 10 trường hợp với 3 đinh, 7 trường hợp với 4 đinh. Kết quả chức năng
theo hệ thống tính điểm Constant, có tính đến yếu tố tuổi, như sau: 12 trường hợp dưới
60 tuổi có điểm chung cuộc trung bình là 80 ± 2, 8 trường hợp trên 60 tuổi có điểm
chung cuộc trung bình là 61 ± 3. Sự khác nhau có ý nghóa (phép kiểm t, p < 0,05). Kết


quả chức năng theo hệ thống tính điểm Constant, có tính đến yếu tố kiểu gãy theo phân
loại Neer, như sau: 4 trường hợp gãy 2 mảnh có điểm chung cuộc trung bình là 61 ± 6,
13 trường hợp gãy 3 mảnh có điểm chung cuộc trung bình là 75 ± 7, 3 trường hợp gãy 4
mảnh có điểm chung cuộc là 69 ± 1. Sự khác nhau không có ý nghóa.
Kết luận: Phương pháp nắn kín và cố đònh bằng đinh nội tủy Metaizeau trong điều trò
gãy đầu trên xương cánh tay giúp mang lại một kết quả nắn chấp nhận được và một cố
đònh tương đối vững chắc xương gãy mà không làm tổn thương thêm hệ thống mạch
máu nuôi xương của ổ gãy.
Từ khóa: Gãy đầu trên xương cánh tay, đinh nội tủy Metaizeau, phân loại Neer

Closed reduction and intramedullary Metaizeau
nailing for proximal humerus fracture
Tran Van Duong*,
Nguyen Anh Tuan**.

ABSTRACT
Introduction: Which is the best surgical treatment for proximal humerus fracture
is still controversial. The purpose of this study is to evaluate preliminary results of
surgical treatment of proximal humeral fracture by closed reduction and fixation with
intramedullary Metaizeau nails.
Material and methods: Prospective observational study of 20 patients with displaced
proximal humerus fracture between 9/2010 and 7/2012 at Orthopaedic department of

244


FV Hopsital. Clinical examination, radiography were performed systematically before
operation and periodically after operation for all patients. Outcome evaluation is based
on the Constant score.
Results: A total of 20 patients with displaced proximal humerus fracture were treated

by closed reduction and fixation with intramedullary Metaizeau nails. The mean age
is 60. The mean time of follow-up is 18 months. According to Neer classification, there
is 4 patients with 2 parts fracture, 13 patients with 3 parts fracture, 3 patients with 4
parts fracture. Concerning the fixation, 3 patients have fixation with 2 nails, 10 patients
with 3 nails, 7 patients with 4 nails.The 12 patients under 60 years old achieved a mean
Constant score of 80 ± 2, while the 8 patients older than 60 years had a Constant score
of 61 ± 3. There is a significant difference between two groups (t test, p < 0,05).The 4
patients with a two parts fracture had a mean Constant score of 61 ± 6, the 13 patients
with a three parts fracture had a mean Constant score of 75 ± 7, the 3 patients with a
four parts fracture had a mean Constant score of 69 ± 1. The difference between these
three groups is not significant.
Conclusion: The treatment of proximal humerus fracture by closed reduction and fixation
with intramedullary Metaizeau nails result in an acceptable reduction and a relatively
stable fixation of fracture without secondary damage of blood vessels of fracture bone.
Key words: Proximal humerus fracture, flexible intramedullary Metaizeau nails, Neer
classification.

Đặt vấn đề
Gãy đầu trên xương cánh tay chiếm khoảng 4 – 5%
trong các gãy xương gặp ở cấp cứu, trong đó khoảng
15% cần phải điều trị phẫu thuật[2]. Tuy nhiên việc chọn
phương pháp điều trị nào là tối ưu vẫn còn là vấn đề đang
bàn cãi.
Một trong những khó khăn chính trong điều trị ngoại
khoa loại gãy này là thường gặp gãy nhiều mảnh ở người
lớn tuổi có loãng xương. Trong trường hợp này không thể
áp dụng phương pháp kết hợp xương bên trong và cho tập
sớm được. Một khó khăn nữa là biến chứng hoại tử chỏm
xương cánh tay, xảy ra do tổn thương động mạch cung và
nhánh lên của động mạch mũ cánh tay trước[4]. Những

tổn thương những mạch máu này có thể do chấn thương
lúc bị gãy xương. Ngoài ra cũng có thể do trong quá trình
phẫu thuật bóc tách rộng và đặt dụng cụ kim loại chiếm
nhiều chỗ. Tỉ lệ hoại tử chỏm xương cánh tay trong trường
hợp sau này là khoảng 34%[7]. Vì thế việc nghiên cứu
một phương pháp kết hợp xương ít xâm lấn cần phải được
đặt ra. Đã có một số tác giả áp dụng phương pháp nắn kín
và cố định bằng kim Kirchner [3] hoặc vít rỗng. Tuy nhiên
kim Kirchner có thể di động trong quá trình tập vận động
chủ động hay thụ động sớm [5].
Để góp phần tìm một phương pháp tối ưu cho việc
điều trị ngoại khoa gãy đầu trên xương cánh tay, chúng

tôi nghiên cứu áp dụng phương pháp nắn kín và kết hợp
xương nội tủy bằng đinh Metaizeau. Phương pháp này có
thể giúp cố định xương tương đối vững chắc mà không
làm tổn hại đến các mạch máu của xương gãy, cũng như
phần mềm bao quanh khớp vai. Mục đích của công trình
này là đánh giá kết quả ban đầu của việc điều trị ngoại
khoa gãy đầu trên xương cánh tay bằng phương pháp nắn
kín và kết hợp xương nội tủy bằng đinh Metaizeau, đồng
thời đánh giá sự ảnh hưởng của hai yếu tố, tuổi và kiểu
gãy, đến kết quả điều trị.

Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu là 20 bệnh nhân bị gãy đầu trên
xương cánh tay có di lệch, đã dược điều trị ngoại khoa bằng
phương pháp nắn kín và xuyên đinh nội tủy Metaizeau,

tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện FV, trong
khoảng thời gian từ tháng 9/2010 đến tháng 7/2012.
1.1 Tiêu chí về di lệch của gãy đầu trên xương cánh
tay là:
- Di lệch sang bên trên 1cm
- Gập góc trên 45 độ
- Cả hai
Phần 3. Phần chấn thương chung
245


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2012

1.2 Tiêu chí về kết quả nắn chỉnh các di lệch:
- Kết quả nắn chỉnh chấp nhận được:
• Di lệch sang bên dưới 1cm
• Gập góc dưới 45 độ
- Kết quả nắn chỉnh khơng chấp nhận được :
• Di lệch sang bên trên 1cm
• Gập góc trên 45 độ
Những trường hợp này cần phải mở ra để nắn chỉnh.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Đây là cơng trình nghiên cứu tiền cứu.
Kiểu nghiên cứu : mơ tả cắt ngang
Các phép thống kê : phép kiểm t
Phương pháp mổ
Phương pháp vơ cảm : gây mê
Tư thế : nằm ngửa
Thời gian mổ trung bình: 90 phút (60 - 120 phút)
Sau khi trải săng mổ, tiến hành nắn chỉnh các di


lệch dưới sự kiểm tra bằng máy C-Arm ở 2 tư thế:
thẳng và nghiêng.
Rạch da 1 đường 10cm dọc giữa mặt sau khuỷu
phía trên mỏm khuỷu. Đi qua cơ tam đầu cánh tay
vào trong hố khuỷu. Khoan 1 lỗ ở bờ trên hố khuỷu
bằng mũi khoan 4.5, chỉ đi qua 1 vỏ xương. Sau đó
dùng đục nhỏ đục cho rộng ra. Đinh được dùng là
đinh Metaizeau, bằng thép titanium, đường kính
trung bình 2,2mm ( từ 2 đến 2,4mm tùy theo đường
kính ống tủy). Luồn tuần tự từng đinh một theo
hướng từ dưới lên trên. Khi đến đường gãy, xoay mũi
đinh sao cho các mũi đinh có hướng ly tâm và đi về
phía các mảnh gãy. Chú ý khơng để đinh chọc thủng
chỏm xương cánh tay. Kiểm tra dưới C-Arm. Tùy
theo đường kính ống tủy, có thể đặt từ 2 đến 4 đinh.
Sau mổ cố định khớp vai bằng đai Desault trong 6
tuần. Tuy nhiên có thể bắt đầu tập vận động thụ động
khớp vai ngay ngày thứ 2 sau mổ, theo mức độ tăng
dần. Đinh sẽ được rút bỏ trung bình 5 tháng sau mổ
(từ 4 đến 6 tháng).

Hình 1 : Đinh Metaizeau

Phương pháp đánh giá kết quả

Cách tính điểm từng tiêu chí:

Dùng hệ thống tính điểm CONSTANT [1], dựa
vào các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Điểm tối đa

Mức độ đau

15

Chức năng sinh hoạt hàng ngày

20

Biên độ vận động

40

Lực cơ

25

Tổng số điểm

100

Bảng 1: Tiêu chí chung của hệ thống Constant

246

Mức độ đau


Điểm

Không đau

15

Đau ít

10

Đau vừa

5

Đau nhiều

0

Tổng số điểm

100

Bảng 2 : Mức độ đau


Chức năng sinh hoạt hàng ngày

Điểm tối đa

Mức độ sinh hoạt

Trở lại công việc hoàn toàn
Chơi thể thao lại bình thường
Không ảnh hưởng đến giấc ngủ

4
4
2

Khả năng giơ cánh tay
Đến eo lưng
Đến mũi xương ức
Đến cổ
Đến đỉnh đầu
Cao khỏi đầu

2
4
6
8
10

Tổng số điểm

Kết quả
Từ tháng 9/2010 đến tháng 7/2012, có 20 bệnh nhân
bị gãy đầu trên xương cánh tay có di lệch đã được điều trị
ngoại khoa tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện
FV. Thời gian theo dõi trung bình là 18 tháng (ngắn nhất
là 7 tháng, lâu nhất là 29 tháng). Tất cả 20 bệnh nhân đều
được mổ ngày hơm sau khi bị tai nạn.

Có 9 bệnh nhân nam và 11 bệnh nhân nữ.
Tuổi trung bình là 60 (từ 43 đến 82), trong đó có 12
bệnh nhân dưới 60 tuổi và 8 bệnh nhân trên 60 tuổi.
Có 10 bệnh nhân bị gãy tay bên phải và 10 bệnh nhân
bị gãy tay bên trái.

20

Bảng 3: Chức năng sinh hoạt hàng ngày

Số lượng đinh dùng cho mỗi bệnh nhân như sau:

Dạng cánh tay hay gấp cánh tay (độ)

Điểm

Số đinh

Số bệnh nhân

0 – 30

0

2 đinh

3

31 - 60


2

3 đinh

10

61 - 90

4

4 đinh

7

91 - 120

6

Bảng 5: Bảng phân bố số đinh dùng cho mỗi bệnh nhân

121 - 150

8

151 - 180

10

Kết quả phân loại theo hệ thống phân loại Neer [6]
như sau:

Số mảnh

Số bệnh nhân

2 mảnh

4

2

3 mảnh

13

Bàn tay để sau đầu, khuỷu đưa ra sau

2

4 mảnh

3

Bàn tay để trên đầu, khuỷu đưa ra trước

2

Bảng 6: Bảng kết quả phân loại theo Neer

Bàn tay để trên đầu, khuỷu đưa ra sau


2

Giơ thẳng tay lên từ trên đỉnh đầu

2

Kết quả chức năng, có xét đến yếu tố tuổi, theo hệ
thống tính điểm CONSTANT như sau:

Tổng số điểm

10

Tư thế xoay trong

Điểm

Mặt lưng bàn tay đặt lên mặt ngoài đùi

0

Mặt lưng bàn tay đặt lên mông

2

Mặt lưng bàn tay đặt lên vùng xương cùng
thắt lưng

4


Mặt lưng bàn tay đặt lên vùng eo (ngang
mức đốt sống L3)

6

Mặt lưng bàn tay đặt lên ngang mức đốt
sống D12

8

Mặt lưng bàn tay đặt lên ngang mức giữa 2
xương bả vai

10

Tư thế xoay ngoài

Điểm

Bàn tay để sau đầu, khuỷu đưa ra trước

Bảng 4: Biên độ vận động

Dưới 60 tuổi
(n = 12)

Trên 60 tuổi
(n = 8)

Điểm chung cuộc


80 ± 2 (80%)

61 ± 3 (64%)

Mức độ đau

15 ± 0

15 ± 0

Chức năng sinh hoạt
hàng ngày

17 ± 3

12 ± 6

Biên độ vận động

28 ± 4

24 ± 3

Lực cơ

20 ± 5

10 ± 1


Bảng 7: Kết quả chức năng theo hệ thống tính điểm
Constant, có xét yếu tố tuổi
Như vậy điểm chung cuộc trung bình của tay bị gãy
ở những bệnh nhân dưới 60 tuổi là 80 ± 12. Số điểm này
bằng 80 % khi so sánh với tay bên đối diện khơng bị gãy.
Điểm chung cuộc trung bình của tay bị gãy ở những bệnh
Phần 3. Phần chấn thương chung
247


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2012

nhân trên 60 tuổi là 61 ± 3. Số điểm này bằng 64 %
khi so sánh với tay bên đối diện không bị gãy. Sự
khác biệt về điểm số chung cuộc trung bình giữa 2
nhóm có ý nghĩa (p < 0,05).
Về mức độ đau sau mổ, không có sự khác biệt
giữa nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi và nhóm bệnh
nhân dưới 60 tuổi. Như vậy yếu tố tuổi không ảnh
hưởng đến đau sau mổ.
Tuy nhiên có sự khác biệt có ý nghĩa về chức
năng sinh hoạt hàng ngày, biên độ vận động, lực cơ
giữa nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi và nhóm bệnh
nhân dưới 60 tuổi (t test theo số liệu từng cặp, p <
0,05). Như vậy yếu tố tuổi có ảnh hưởng đến khả
năng phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày, biên

độ vận động, lực cơ theo hướng càng trẻ thì sự phục
hồi càng tốt hơn.
Khi đánh giá điểm số CONSTANT xét trên số

mảnh gãy theo hệ thống phân loại của NEER, ta có
kết quả như sau:
Soá maûnh

Ñieåm soá

2 maûnh (n = 4)

61 ± 6 (64%)

3 maûnh (n = 13)

75 ± 7 (79%)

4 maûnh (n = 3)

69 ± 1 (72%)

Bảng 8: Kết quả chức năng theo hệ thống tính
điểm Constant, có xét yếu tố kiểu gãy theo phân
loại Neer

Sự khác biệt về điểm số CONSTANT giữa các nhóm 2 mảnh, 3 mảnh, 4 mảnh không có ý nghĩa.

Hình 2: X quang trước mổ

Hình 3: X quang sau mổ

Hình 4: Đường mổ


248


Hình 5: Chức năng khớp khuỷu và khớp vai sau mổ
Khi đánh giá kết quả trên X quang, ta có những kết quả sau:
- Nắn chỉnh di lệch: tất cả các trường hợp trong lơ nghiên cứu đều có kết quả nắn chỉnh chấp nhận được
- Cố định xương gãy: chấp nhận được
- Khơng có di lệch thứ phát của xương gãy và của đinh trong q trình tập vận động sớm
- Khơng có khớp giả. Thời gian liền xương trung bình là 4 tháng (từ 3,5 đến 5 tháng).
- Khơng có hình ảnh hoại tử chỏm xương cánh tay

BÀN LUẬN
1. So sánh kết quả nghiên cứu với những cơng trình của một số tác giả khác [8, 9]:
Số bệnh nhân

Tuổi trung bình

Kiểu gãy

Phương pháp điều
trò

Điểm Constant
chung cuộc

Zyto và cs (1997)

20

75


3 hay 4 mảnh

Điều trò bảo tồn

65

Zyto và cs (1997)

20

73

3 hay 4 mảnh

Cố đònh bằng phương
pháp néo ép chỉ thép

60

Zyto và cs (1998)

27

71

3 hay 4 mảnh

Thay khớp nhân tạo
bán phần


Gãy kiểu 3 mảnh:
51
Gãy kiểu 4 mãnh:
46

Phạm chí Lăng
(2013)

20

60

2, 3 hay 4
mảnh

Nắn kín và cố đònh
bằng đinh nội tủy
Metaizeau

Tuổi dưới 60:
80 ± 2
Tuổi trên 60:
61 ± 3

Những kết quả điều trị của những lơ bệnh khác nhau
trên cho thấy phương pháp nắn kín và cố định bằng đinh
nội tủy Metaizeau giúp mang lại kết quả tương đối tốt hơn
so với các phương pháp khác như điều trị bảo tồn, cố định
bằng néo ép chỉ thép hoặc thay khớp nhân tạo bán phần.


thương thêm hệ thống mạch máu ni xương của ổ gãy, vì
thế giúp tránh được biến chứng hoại tử chỏm xương cánh
tay và biến chứng khớp giả. Trên thực tế trong lơ bệnh
nghiên cứu, khơng có trường hợp nào bị hoại tử chỏm
xương cánh tay hoặc khớp giả.

2. Ưu điểm của phương pháp nắn kín và cố định bằng
đinh nội tủy Metaizeau là do khơng bóc tách vào ổ gãy
và các phần mềm xung quanh ổ gãy nên khơng làm tổn

3. Tuổi là yếu tố tiên lượng quan trọng, trong khi kiểu
gãy lại khơng ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít đến kết quả
điều trị. Điều này đã được cho thấy trong phần kết quả.
Phần 3. Phần chấn thương chung
249


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2012

KẾT LUẬN
Phương pháp nắn kín và cố định bằng đinh nội
tủy Metaizeau trong điều trị gãy đầu trên xương cánh
tay là một phương pháp giúp mang lại một kết quả
nắn chấp nhận được và một cố định xương gãy tương
đối vững chắc mà không làm tổn thương thêm hệ

thống mạch máu nuôi xương của ổ gãy, nhờ vậy giúp
tránh được biến chứng hoại tử chỏm xương cánh tay
và biến chứng khớp giả. Đồng thời phương pháp này

cũng giúp bệnh nhân có thể tập sớm và có kết quả
phục hồi chức năng tốt.

Tài liệu tham khảo

250

1.

Constant CR, Murley AHG, A clinical method of
functional assessment of the shoulder. Clin Orthop
1987; 214: 160-164

6.

Neer CS II, Displaced proximal humeral fracture. Part
I. Classification and evaluation. J.Bone Joint Surg
[Am]1970; 52: 1077-1089

2.

Horak J, Nilsson BE, Epidemiology of fracture of the
upper end of the humerus. Clin Orthop 1975; 112:
250-253

7.

3.

Jaberg H, Warner JJP, Jakob RP, Percutaneous

stabilization of unstable fractures of the humerus. J
Bone Joint Surg [Am] 1992; 74: 508-515

Stuzenegger M, Fornaro E, Jakob RP, Results of
surgical treatment of multifragmented fractures of the
humeral head. Arch Orthop Trauma Surg 1982; 100:
249-259

8.

Zyto K, Ahrengart L, Sperber A, Törnkvist H,
Treatment of displaced proximal humeral fracture in
elderly patients. J Bone Joint Surg [Br] 1997; 79: 412417

9.

Zyto K, Wallace WA, Frostick SP, Preston BJ,
Outcome after hemiarthroplasty for three and four part
fractures of the proximal humerus. J Shoulder Elbow
Surg 1998; 7: 85-89

4.

Laing PG, The arterial supply of the adult humerus. J
Bone Joint Surg [Am] 1956; 38: 1105-1116

5.

Lyons FA, Rockwood CA, Migration of pins used in
operations on the shoulder. J.Bone Joint Surg [Am]

1992; 72: 1262-1267



×