Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp ốc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.34 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG NẸP ỐC
Vũ Xuân Thành, Bùi Văn Đức và cs*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trò gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp ốc và đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả hồi phục chức năng.
Phương pháp: từ 4/2001 đến 11/2003 chúng tôi mổ kết hợp xương bằng nẹp ốc mặt lòng cho 61
bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay mà điều trò bảo tồn thất bại, trong đó có 46 ca di lệch mặt lòng và 15
ca di lệch mặt lưng. Phân loại gãy theo AO.
Kết quả: Các bệnh nhân được theo dõi trung bình 16 tháng (6-30 tháng). Trong 46 ca gãy di lệch
mặt lòng theo hệ thống thang điểm của Gartland và Werley có 24 ca rất tốt (52,2%), 21 tốt (45,6%) và1
khá (2,2%); theo hệ thống thang điểm cải tiến của Green và O’Briend 17 rất tốt (37%), 21 tốt (45,6%) và 8
khá (17,4%). Trong 15 ca gãy di lệch mặt lưng theo hệ thống thang điểm của Gartland và Werley có 7 rất
tốt (46,7%), 6 tốt (40%) và 2 khá (13,3%); theo hệ thống thang điểm cải tiến của Green và O’Briend có 5
rất tốt (33,3%), 7 tốt (46,7%) và 3 khá(20%). Không có biến chứng tổn thương gân.
Kết luận: Điều trò bằng nẹp ốc mặt lòng là lựa chọn thích hợp cho gãy đầu dưới xương quay di lệch
mặt lòng và có thể an toàn và hiệu quả cho điều trò gãy đầu dưới xương quay di lệch mặt lưng. Các yếu tố
ảnh hưởng đến hồi phục chức năng bao gồm: tập vận động chủ động sớm, sự hồi phục góc nghiêng lòng
bình thường của đầu dưới xương quay, loại gãy theo phân loại AO, sự lỏng lẻo khớp quay trụ dưới.
SUMMARY
TREATMENT OF DISTAL RADIAL FRACTURES WITH OPEN REDUCTION AND
INTERNAL FIXATION USING AO T-TYPE PLATES
Vu Xuan Thanh, Bui Van Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 227 – 233
OBJECTIVE: To assess the results of treatment of the distal radial fractures with open reduction and
internal fixation using AO T-type plate, and to figure out factors affecting funtional recovery.
METHODS: There were 61 patients with distal radial fractures, with 46 cases volarly and 15 cases
dorsally displaced fractures of the distal radius. They were surgically treated using the volar approach and
AO T-type plates, with or without Kirschner pinning. The type of fracture was classified according to
AO/ASIF classifications. Indications for volar plating were failures of closed reduction.


RESULTS: The patients were followed up for an average period of 16 months (range, 6 to 30
months). In 46 cases with volarly displaced fractures of the distal radius, there were 24 excellent(52,2%),
21 good(45,6%) and 1 fair (2,2%) results according to the system decribed by Gartland and Werley, and
17 excellent(37%), 21 good(45,6%) and 8 fair (17,4%) results according to the modified system of Green
and O’Briend. In 15 cases with dorsally displaced fractures of the distal radius, there were 7 excellent
(46,7%), 6 good (40%) and 2 fair (13,3%) results according to the system decribed by Gartland and
Werley, and 5 excellent (33,3%), 7 good (46,7%) and 3 fair (20%) results according to the modified system
of Green and O’Briend. There were no tendon injuries as complications.
* Khoa chi trên - Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình tp Hồ Chí Minh
227
CONCLUSION: Volar approach and AO T-type plates is an ideal option for volarly displaced distal
radial fractures and can be safe and effective for treament of dorsally displaced distal radial fractures.
Factors affecting funtional recovery include early active exercise, reversal of the normal volar angulation
of the distal end of the radius, the type of fracture and distal radioulnar joint instability
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy đầu dưới xương quay là loại gãy xương chi
trên thường gặp nhất trong chấn thương chỉnh hình,
chiếm gần 1/6 các gãy xương trong cấp cứu. Không
giống các gãy xương gần khớp và phạm khớp khác,
điều trò đa số các gãy xương đầu dưới xương quay là
nắn kín và bất động bằng bột. Do gãy này thường gặp
ở người già, những người có cơ đòa loãng xương,
thường đi kèm với các bệnh khác nên phục hồi chức
năng thấp. Ngoài ra người già chấp nhận dễ dàng sự
biến dạng cổ tay với sự giới hạn chức năng
[110]
. Hiện
nay trong tai nạn giao thông, sự gia tăng số người trẻ
bò chấn thương do tốc độ cao, gãy đầu dưới xương
quay phức tạp hơn và sự đòi hỏi phục hồi chức năng

cổ tay cũng cao hơn, nên việc điều trò mang lại kết
quả tối đa là bắt buộc. Tất cả những kỹ thuật có giá trò
sẽ được sử dụng để đạt sự liền xương với tư thế giải
phẫu học tốt nhất, đem lại sự phục hồi chức năng tốt
nhất. Nắn mở và kết hợp xương bên trong: ưu điểm là
có thể thấy rõ các mảnh gãy mặt khớp để nắn chỉnh,
có thể ghép xương bổ sung rồi nẹp ốc và hoặc kim
Kirschner để bất động vững chắc ổ gãy. Sau mổ bệnh
nhân có thể tập vận động sớm, đây là yếu tố quan
trọng để phục hồi chức năng tránh được những biến
chứng do bất động lâu dài.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá kết quả điều trò gãy đầu dưới xương
quay bằng nẹp ốc về: khả năng phục hồi giải phẫu,
phục hồi chức năng, các biến chứng.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chức
năng.
ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân > 16 tuổi, < 50 tuổi hoặc chất
lượng xương còn tốt đến khám và điều trò tại khoa Chi
Trên bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình tp Hồ Chí
Minh từ tháng 3/2001 đến 11/2003 bò gãy đầu dưới
xương quay di lệch mặt lòng: loại B
3
, phạm khớp đơn
giản loại C
1
, ngoài khớp loại A2, A3 hoặc di lệch mặt

lưng: loại A2,A3; phạm khớp đơn giản loại C
1
đã điều
trò bảo tồn (bó bột, xuyên kim), mổ hoặc bó thuốc gia
truyền < 12 tuần nắn thất bại. Dụng cụ kết hợp
xương: Chuyên biệt cho gãy đầu dưới xương quay:
nẹp chữ T chéo hoặc thẳng của AO, ốc xốp hoặc cứng
3.5, Kim Kirschner.
Phương Pháp Nghiên Cứu
Mô tả tiền cứu
Phương pháp mổ
Đường mổ mặt lòng giữa động mạch quay và gân
cơ gấp cổ tay quay:
Nẹp chữ T (ốc 3,5mm) được sử dụng bất động ổ
gãy cố đònh các mãnh gãy bằng 2 hay 3 ốc vỏ xương.
Nếu gãy nhiều mảnh thì cần phải làm vững thêm
bằng kim Kirschner. Nếu những mảnh gãy đủ lớn có
thể bắt ốc qua nẹp để cố đònh các mảnh gãy, ốc vỏ
hay xốp tùy chất lượng xương.
Cơ sấp vuông được khâu lại, giữ chặt như một lớp
bảo vệ những mảnh gãy.
Nếu bệnh nhân có chèn ép thần kinh giữa thì
chọn đường mổ giữa cơ gấp cổ tay quay và gan tay
dài.
Nếu cần thiết sẽ phối hợp đường mổ mặt lưng:
+ Đường rạch da từ lồi củ Lister dọc lên 1/3 dưới
sau cẳng tay khoảng 4cm.
+ Cắt mạc giữ gân duỗi và vào ĐDXQ giữa
khoang gân duỗi 2,3.
Nếu gãy kèm nền mỏm trâm trụ và di lệch

nhiều(>2mm) thì KHX mỏm trâm trụ phương pháp
néo ép.
Sau mổ bệnh nhân được mang nẹp vải,hoặc nẹp
bột cẳng bàn tay.
228
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Chương trình tập vật lý trò liệu
24 giờ sau mổ: cho tập ngay cử động gập duỗi
ngón tay. Nếu bàn tay sưng cho nâng tay cao hơn tim
trong khi tập các ngón.
Khoảng 1 tuần sau khi tay hết sưng có thể bỏ
nẹp vải hoặc nẹp bột cho tập cổ tay: gập duỗi,
nghiêng trụ, nghiêng quay; tập sấp ngửa nhẹ nhàng
cổ tay. Lưu ý: tập chủ động không gây đau đớn.
Khuyến khích bệnh nhân sử dụng bàn tay trong các
công việc nhẹ nhàng hàng ngày như quét nhà, lau
bàn ghế, chải tóc, gài nút áo
- Sau 1 tháng: tập đề kháng nhẹ cổ tay từ từ tăng
dần.
- Sau 3 tháng: có thể cho xách đồ nặng hay
chống tay.
Cách đánh giá kết quả
Di lệch thứ phát và phục hồi giải phẫu
Đánh giá kết quả nắn sau mổ dựa theo bảng
đánh giá của JL Haas và JY de la Caffinière.
Để khảo sát mức độ di lệch lấy kết quả X-quang
sau 12 tuần so với kết quả X-quang sau khi KHX.
Để khảo sát mức độ phục hồi giải phẩu của

phương pháp, chúng tôi đánh giá kết quả X quang lần
theo dõi cuối cùng.
Phục hồi chức năng
Dựa vào thang điểm đánh giá chức năng gãy đầu
dưới xương quay: theo Gartland và Werley 1951 được
Sarmiento và cộng sự cải tiến 1975 và theo hệ thống
Green và O’Brien được Cooney và cộng sự cải tiến.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
61 ca trên 6 tháng(trung bình 16 tháng):
+ 46 ca gãy di lệch ra trước
- 34 ca gãy B3
- 6 ca gãy phạm khớp C1
- 6 ca gãy ngoài khớp A3 di lệch ra trước(gãy
Smith).
+ 15 ca gãy di lệch ra sau:
- 8 ca gãy phạm khớp C1
- 7 ca gãy ngoài khớp A3.
Tuổi
Nhỏ nhất 17, lớn nhất 50
17 – 30 tuổi: 31 ca (50,8%), 31 – 40 tuổi: 16 ca
(26,2%), 41 – 50 tuổi: 14 ca (22,9%)
Nhận xét
- Chủ yếu trong lứa tuổi lao động hoạt động
mạnh.
- Tập trung nhiều nhất vào nhóm 17 – 30 tuổi
(31 ca), chiếm 50,8%.
Giới tính
Phái nam gặp nhiều hơn nữ (43/18 ca), chiếm
70,5%.
Tay

Phải: 24 ca (39,3%), Trái: 37 ca (60,7%)
Thuận: 28 ca (46%), Nghòch: 33 ca (54%)
Nhận xét
Không có sự khác biệt có ý nghóa về tỷ lệ bò gãy
tay thuận hay nghòch.
Nguyên nhân
TNGT: 53 ca (86,9%), TNLĐ: 04 ca (6,5%)
TNSH: 03 ca (4,9%), TNTDTT:01 ca (1,6%)
Nhận xét
Thường gặp nhất là tai nạn giao thông, té xe gắn
máy 2 bánh (53/61 ca) chiếm 86,9%
- Khác với các công trình nghiên cứu nước ngoài
khác, nguyên nhân hàng đầu là do ngã hoặc té từ
trên cao do tai nạn lao động, sau đó là tai nạn giao
thông
Điều trò trước đó
BT gia truyền: 8 ca (11,5%); bó bột: 52 ca
(85,2%); đã mổ KHX: 01 ca (1,6%)
Nhận xét
- Có 8 bệnh nhân bó thuốc gia truyền trước đó và
những bệnh nhân này thường có thời gian xử trí sau
tai nạn dài > 3 tuần.
Hầu hết bệnh nhân được nắn bó bột trước đó: 52
229
ca (chiếm 85,2%) thất bại và được mổ kết hợp xương.
_ Điều trò bảo tồn gãy di lệch ra trước:
+ Castaing (1964) chứng minh là bó bột trong
bất cứ tư thế nào cũng không thể bất động hoặc duy
trì sự nắn cho những loại gãy này. Một vài nghiên cứu
trước đây cho thấy điều trò bảo tồn có kết quả không

hài lòng hơn 50% trường hợp.
+ Những báo cáo gần đây ghi nhận kết quả tốt
cho cả 2 phương pháp điều trò bảo tồn và phẫu thuật.
+ 46 ca gãy di lệch ra trước có 23 ca đến trước 3
tuần chúng tôi nắn bó bột trước nhưng đều thất bại,
23 ca đến sau 3 tuần chúng tôi chỉ đònh mổ từ đầu.
Thời gian xử trí sau tai nạn
_ Sớm nhất: 3 ngày, Trễ nhất: 10 tuần,Trung
bình: 4 tuần _ ≤ 3 tuần: 31 ca (50,8%), 3 – 6 tuần: 19
ca (29,5%), 6 –10 tuần: 11 ca (19,7%)
Bảng1: Kết quả chức năng theo thời gian xử trí sau
tai nạn.
< 3 tuần 3 – 6 tuần 6 – 10 tuần
Rất tốt 12 8 2
Tốt 15 6 7
Khá 4 5 2
Không có sự khác biệt có ý nghóa giữa thời gian
xử trí sau tai nạn và kết quả chức năng (p > 0,10;
phép kiểm χ2)
Nhưng những bệnh nhân mà thời gian xử trí sau
tai nạn dài > 3 tuần, đặc biệt > 6 tuần sẽ khó khăn
trong lúc mổ, thời gian bệnh nhân hồi phục chức
năng để có thể trở lại làm việc cũng lâu hơn.
Biến chứng trước mổ
4 ca bò chèn ép thần kinh giữa trước mổ
Đã được giải ép trong lúc mổ.
Kết quả lần thăm khám cuối cùng, những bệnh
nhân này không còn triệu chứng.
Keating và cs có 4 ca bò chèn ép thần kinh giữa
trước mổ và cũng được giải ép trong lúc mổ.

Biến chứng sau mổ
Nhiễm trùng: 0 ca
Rối loạn cảm giác thần kinh giữa: 5 ca
Do trong lúc mổ kéo căng thần kinh giữa nhiều.
Nhưng lần thăm khám cuối cùng những bệnh nhân
này không còn triệu chứng (đường mổ giữa cơ gấp cổ
tay quay và động mạch quay)
Jupiter và Fernandez 1996: với những bệnh nhân
áp dụng đường mổ này cũng gặp một số ca biến
chứng như vậy.
+ 2 ca bắt ốc vào khớp
Do trong lúc mổ chúng tôi không quan sát dưới
màn tăng sáng. 2 ca này sau đó chúng tôi mổ lại lần 2
để bắt lại ốc
Các tác giả khác không đề cập tới biến chứng
này.
Biến chứng muộn
Rối loạn dinh dưỡng
Rối loạn dinh dưỡng là biến chứng thường gặp
của gãy ĐDXQ, nhất là những trường hợp cổ tay bò
bất động lâu dài.
Với việc sử dụng nẹp ốc kết hợp xương, bệnh
nhân có thể tập VLTL ngay sau mổ và với một
chương trình tập VLTL cụ thể, rõ ràng, chúng tôi
không có ca nào bò rối loạn dinh dưỡng, giống như
các tác giả khác: Jupiter và Fernandez 1996, Orbay và
Fernandez 2002, Gong X và cs 2002.
Biến chứng gân
Chúng tôi không có ca nào đứt hoặc viêm gân
gấp hoặc duỗi cổ tay

Jupiter và Fernandez 1996 có 2 bệnh nhân viêm
gân gấp cổ tay quay hoặc khoang gân duỗi số 1, bệnh
nhân đứt thứ phát gân duỗi dài ngón cái.
- Orbay và Fernandez 2002: có 1 ca kích thích
gân duỗi do ốc quá dài.
- Keating và cs: 2 bệnh nhân đứt gân duỗi dài
ngón cái 8 – 10 tuần sau mổ.
- Kamano và cs 2002: không có trường hợp nào
tổn thương gân duỗi
Nhận xét
Việc sử dụng nẹp mặt lòng cho loại gãy di lệch ra
trước hiếm khi liên quan đến những vấn đề của gân
230
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

gấp vì khoảng cách giữa nẹp và gân rộng hơn và được
ngăn cách bởi cơ sấp vuông.
Việc sử dụng nẹp mặt lòng cho loại gãy di lệch ra
sau có thể tránh được biến chứng đến gân duỗi.
- Lỏng lẻo khớp quay trụ dưới: 1 ca
Tập vật lý trò liệu
Được hướng dẫn và tự tập tại nhà: 43 ca
Đến tập tại phòng vật lý trò liệu của bệnh
viện(trong 4 tuần đầu tiên sau mổ): 18 ca.
Bảng 2: Kết quả chức năng theo cách tập vật lý trò
liệu
Được hướng dẫn và tự
tập tại nhà
Đến tập tại phòng vật lý trò

liệu của bệnh viện
Rất tốt 14 8
Tốt 21 7
Khá 8 3
Không có sự khác biệt giữa đòa điểm tập vật lý trò
liệu và kết quả chức năng(p > 0,50; test χ2 có hiệu
chỉnh Yates).
Vai trò tập vật lý trò liệu
Có 3 ca kết quả X quang rất tốt nhưng kết quả
chức năng chỉ là khá
Cả 3 ca này sau mổ sợ tập cử động cổ tay nhiều
sẽ gãy xương lại nên không tập VLTL tích cực, kết
quả chức năng cuối cùng chỉ là khá
Nhận xét
Qua 3 ca trên cho thấy vai trò của tập VLTL đối
với gãy ĐDXQ rất quan trọng: dù có hồi phục giải
phẫu tốt mà không tập VLTL tích cực thì kết quả
chức năng cũng không tốt.
Các tác giả nước ngoài thường không đề cập vai
trò của tập VLTL đối với gãy ĐDXQ.
Kết quả Xquang
Gãy di lệch ra trước
Bảng3: Kết quả Xquang Gãy di lệch ra trước
Ngay sau mổ Lần theo dõi cuối
cùng
Chỉ số khác biệt xương trụ – 0,96mm – 0,87mm
Góc nghiêng trụ 21,5
0
21,7
0

Góc nghiêng lòng 8,5
0
(3 ca < 0
0
) 7,9
0
(3 ca < 0
0
)
Rất tốt 21 ca 22 ca
Ngay sau mổ Lần theo dõi cuối
cùng
Tốt 19 ca 19 ca
Khá 4 ca 4 ca
Thất bại 2 ca 1 ca
Ư
Không có sự khác biệt giữa kết quả Xquang ngay
sau mổ và lần theo dõi cuối cùng
Bảng 4: Kết quả Xquang Gãy di lệch ra trước so với
các tác giả kháca1Aa1
Jupiter và
Fenandez
Keating và
cs
Chúng tôi
Chỉ số khác biệt
xương trụ
0,04mm –
0,87mm
Góc nghiêng trụ 22

0
21,7
0
Góc nghiêng lòng 9
0
7,9
0
7,9
0
Ư
Kết quả phục hồi giải phẫu 46 ca gãy di lệch mặt
lòng không khác các tác giả khác.
Gãy di lệch ra sau
Bảng 5: Kết quả Xquang Gãy di lệch ra sau
Ngay sau mổ Lần theo dõi cuối
cùng
Chỉ số khác biệt xương
trụ
– 0, 6mm – 0, 6mm
Góc nghiêng trụ 21,6
0
22,6
0
Góc nghiêng lòng 3,1
0
(5 ca< 0
0
2,33
0
5 ca< 0

0
Rất tốt 2 ca 2 ca
Tốt 9 ca 9 ca
Khá 9 ca 9 ca
Thất bại 0 ca 0 ca
Không có sự khác biệt giữa kết quả Xquang ngay sau
mổ và lần theo dõi cuối cùng
Bảng 6: Kết quả Xquang Gãy di lệch ra sau so với các
tác giả khác
Kamano và
cs 2002
Orbay và
Fernandez 2002
Chúng tôi
Góc nghiêng
lòng
9
0
5
0
2,33
0
có 5 ca < 0
0
(t
ư
ø
–10 đến – 6
0
)

Nẹp chữ T 3,5 của AO ban đầu được chế tạo để
điều trò cho loại gãy di lệch ra trước, chúng tôi sử
dụng loại nẹp này để kết hợp xương mặt lòng cho gãy
đầu dưới xương quay di lệch mặt lưng có kết quả hồi
phục góc nghiêng lòng ĐDXQ không tốt.
40 ca gãy phạm khớp di lệch ra trước
Chúng tôi dựa trên phim X quang quy ước thẳng,
nghiêng để đánh giá sự cấp kênh mặt khớp như
231
Jupiter và Fernandez 1996.
Bảng 7: Sự cấp kênh mặt khớp so với các tác giả khác
Jupiter và Fernandez 1996 Chúng tôi
hồi phục mặt
khớp
35 ca (71,5%) 33 ca (82,5%)
cấp kênh 1mm 10 ca (20,5%) 6 ca (15%)
cấp kênh 2mm 4 ca (8%) 1 ca (2,5%)
CT Scanner đo được sự cấp kênh mặt khớp chính
xác hơn.
Chúng tôi không đủ điều kiện để chụp CT cho tất
cả bệnh nhân
Kết quả chức năng
Gãy di lệch ra trước
Bảng 8: Kết quả chức năng gãy di lệch ra trước theo
Gartland và Werley
Jupiter và
Fernandez 1996
Chúng tôi (40 ca gãy
phạm khớp)
Rất tốt và Tốt 83,7% 97,5%

Khá 16,3% 2,5%
Xấu 0% 0%
Nhận xét
Theo thang điểm Garland và Werley, chúng tôi có
kết quả rất tốt và tốt cao hơn (p < 0,05, phép kiểm
χ2)
Bảng 9: Kết quả chức năng gãy di lệch ra trước theo
Green và O’Brien được Cooney và cs cải tiến:
Jupiter và Fernandez 1996 Chúng tôi (40 ca
gãy phạm khớp
Rất tốt và Tốt 83,7% 80%
Khá 10,2% 20%
Xấu 6,1% 0%
Nhận xét
Theo thang điểm Green và O’Brien được cải tiến
bởi Cooney và cs: kết quả của chúng tôi tương đương
với Jupiter và Fernandez (p > 0,50, phép kiểm χ2)
Gãy di lệch ra sau
Bảng 10: Kết quả chức năng gãy di lệch ra sau theo
Gartland và Werley
Kamano và cs
2002
Orbay -
Fernandez 2002
Chúng tôi
Rất tốt và Tốt 97% 100% 86,7%
Khá 3% 0% 13,3%
Xấu 0% 0% 0%
Nhận xét
Theo thang điểm Garland và Werley, chúng tôi có

kết quả rất tốt và tốt thấp hơn
Kết quả chức năng theo tuổi:
Bảng 11: Kết quả chức năng theo tuổi
17 – 30 tuổi 31 – 40 tuổi 41– 50 tuổi
Rất tốt 13 7 2
Tốt 12 6 10
Khá 6 3 2
Ư
Không có sự khác biệt giữa tuổi và kết quả chức
năng(p > 0,05; test
χ
2 có hiệu chỉnh Yates).
Keating và cs, Jupiter và Fernandez cũng kết luận
như vậy.
Kết quả chức năng theo phân loại gãy
theo AO
Bảng 12: Kết quả chức năng theo phân loại gãy theo
AO
A3 B3 C1
Rất tốt 9 13 0
Tốt 4 14 10
Khá 0 7 4
_ Loại A3 có kết quả chức năng tốt hơn loại B3 (p
< 0,05, test χ2 có hiệu chỉnh Yates).
_ Loại B3 có kết quả tốt hơn loại C1(p < 0,02,
test χ2 có hiệu chỉnh Yates).
Ư Phân loại AO có giá trò tiên lượng chức năng,
một mẫu lớn hơn với đủ các phân loại gãy sẽ giúp
khẳng đònh kết luận này. Phù hợp với kết luận của
Keating và cs.

Kết quả chức năng theo kết quả
Xquang
Có 5/ 9 ca góc nghiêng lòng
< 00 có kết quả
chức năng khá, trong khi chỉ 3/ 52 ca góc nghiêng
lòng > 00 có kết quả chức năng khá.
232
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Ư Sự hồi phục góc nghiêng lòng có ý nghóa tiên
lượng tốt hơn cho kết quả chức năng (p < 0,001, test
χ2 có hiệu chỉnh Yates). Phù hợp với kết kuận của
Keating và cs, Jupiter và Fernandez 1996
KẾT LUẬN
Điều trò gãy đầu dưới xương quay có nhiều
phương pháp. Qua 61 ca gãy đầu dưới xương quay ở
người trẻ điều trò kết hợp xương bằng nẹp ốc chữ T
3.5 của AO chúng tôi rút ra nhận xét sau:
Phương pháp kết hợp xương bằng nẹp ốc chữ T
3.5 của AO là phương pháp khá đơn giản và thích hợp
để điều trò gãy di lệch ra trước (mặt lòng) phạm khớp
hoặc không phạm khớp loại A, B3, C1 (theo AO) mà
điều trò bảo tồn thất bại. Mang lại kết quả hồi phục
giải phẫu rất tốt và tốt: 89,1% và dẫn đến kết quả
chức năng rất tốt và tốt: 82,6%, ít biến chứng.
Với số lượng ca còn ít nhưng kết quả bước
đầu cho thấy nẹp ốc chữ T 3.5 của AO kết hợp
xương mặt lòng cho gãy di lệch ra sau (mặt lưng)
loại A, C1 cho thấy kết quả hồi phục chức năng

rất tốt và tốt:80%, mà tránh được các biến chứng
đến gân duỗi như là: dính gân, viêm, đứt gân do
cọ mòn nếu đặt nẹp mặt lưng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chức
năng:
Kết hợp xương bằng nẹp ốc bệnh nhân có
thể tập vật lý trò liệu sớm. Điều này rất quan
trọng vì bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay
được điều trò hồi phục giải phẫu tốt mà không
tập vật lý trò liệu sớm và tích cực thì kết quả chức
năng cũng không tốt.
Sự hồi phục góc nghiêng lòng bình thường
của đầu dưới xương quay liên quan có ý nghóa
đến kết quả chức năng.
Phân loại AO có ý nghóa tiên lượng kết quả
chức năng, một mẫu lớn hơn có đủ các phân loại
gãy giúp khẳng đònh kết luận này.
Tổn thương khớp quay trụ dưới nếu không
điều trò sẽ ảnh hưởng đến kết quả chức năng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Quang Long(1980), Gãy đầu dưới xương quay,
Kỹ thuật điều trò gãy xương (Bohler), tập 2, NXB Y
Học, tr. 241 - 244.
2 Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thò Thu(1983), Vật lý trò
liệu trong gãy đầu dưới xương quay, Tài liệu chấn
thương chỉnh hình số 8, ĐHYD – TP. HCM, tr. 56 -
72.
3 Nguyễn Trọng Tín(1993), Nhận xét bước đầu phương
pháp găm kim qua khe gãy trong điều trò gãy đầu dưới
xương quay theo Kapandji, Luận văn tốt nghiệp Bác só

nội trú chuyên khoa CTCH, tr. 9 - 10.
4 Fitousi F, Chow SP(1997), Treatment of displaced
intra-articular fractures of the distal end of the radius,
Journal of Bone Joint Surgery, 79A, pp.1303-1312.
5 Gong XY, et al(2003), Selection of dorsal or volar
internal fixation for unstable distal radius fractures,
Zhonghua Wai Ke za Zhi, 41(6), pp.436-440.
6 Gong XY, et al(2002), Using unstable fractures of the
distal end of the radius: open reduction and internal
fixation with T-type plate, Zhonghua Wai Ke za Zhi,
40(2), pp.120-123.
7 Jupiter JB(1991), Current concepts review fractures of
the distal end of the radius, Journal of Bone and Join
Surgery, 73-A, pp.461-469.
8 Jurpiter JB, Fernandez DL,et al(1996), Operative
treatment of volar intra-articular fractures of the
distal end of the radius, Journal of Bone and Joint
Surgery, 78 –A, pp. 1817 – 1828.
9 Jupiter JB(1999), Plate Fixation of Fractures of the
Distal Aspect of the Radius: Relative Indications,
Journal of Orthopaedic Trauma, 13(8), pp.559-569.
10 Kamano M,et al(2002), Palmar plating for dorsally
displaced fractures of the distal radius, Clinical
Orthopaedics, 397, pp.403-408.
11 Keating JF,et al(1994), Internal fixation of volar-
displaced distal radial fractures, Journal of Bone and
Joint Surgery, 76 –B, pp.401 – 405.
12 Knirk JL, Jupiter JB(1986), Intra- articular fractures
of the distal end of the rading in young adults,
Journal of Bone Joint Surgery, 68A, pp.647 – 659.

13 Mueller ME, Nazarian S, Koch P, Schatzker J(1990),
The Comprehensive Classification of Fractures of Long
Bones, New York, Springer-Verlag, pp.54-63.
14 Muller M.E, Alloer M., Scheider R, Willenegger
H(1991), Screws and plates and their application,
Manual of internal fixation, pp. 179 – 199, pp. 210 –
217.
15 Orbay JL, Fernandez DL (2002), Volar fixation for
dorsally displaced fractures of the distal radius: A
preliminary report, Journal of Hand Surgery, 27A,
pp.205-215.
16 Zabinski JS and Weiland JA (1999), Fractures of the
distal radius, Clinical Orthopaerdics, pp.3 – 16.

233

×