Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ứng dụng tế bào gốc trong chấn thương chỉnh hình: Các bằng chứng hiện nay là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.68 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016

ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG CHẤN
THƯƠNG CHỈNH HÌNH: CÁC BẰNG CHỨNG
HIỆN NAY LÀ GÌ?
Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Lê Bảo Tiến, Đinh Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Thạch

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

II. THẢO LUẬN:

Liệu pháp tế bào gốc đóng một vai trò quan trọng
trong điều trị chỉnh hình. Mặc dù một số nghiên cứu đã
chỉ ra kết quả đầy hứa hẹn trong việc sửa chữa xương,
gân và sụn, một vài nghiên cứu khác lại mô tả những
kết quả không khả quan. Khả năng tái tạo xương và
sụn của các tế bào gốc đã được chứng minh lâm sàng,
nhưng khả năng tái tạo dây chằng vẫn còn trong giai
đoạn thử nghiệm.

Các tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu của
họ trong nhận xét này. Những nghiên cứu này được
tiến hành theo quy định của Tuyên bố Helsinki (1964)
và các protocol của những nghiên cứu này đã được sự
chấp thuận của hội đồng đạo đức có liên quan ở các tổ
chức nơi thực hiện nghiên cứu. Tất cả các đối tượng
nghiên cứu đều đã gửi bản đồng thuận tham gia vào
các nghiên cứu.

Có nhiều các yếu tố khác nhau kiểm soát kết cục
của bệnh bao gồm các giai đoạn của bệnh, kỹ thuật xử


lý và tập trung, phương pháp ứng dụng và duy trì. Các
nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được phương tiện
vận chuyển tốt nhất cho các tế bào gốc. Bài viết này tập
trung vào các vấn đề cơ bản của tế bào gốc và khuyến
nghị hiện tại của chúng trong chỉnh hình.
Liệu pháp tế bào gốc có vẻ là một lựa chọn mới đầy
hấp dẫn trong điều trị,nhưng tỷ lệ thất bại cũng như
thành công trong được chỉ ra trong các nghiên cứu này
là ngang nhau. Trong tương lai cần có nhiều hơn các
thử nghiệm dài hạn ngẫu nhiên trên người có kết quả tốt
trước khi việc sử dụng của các tế bào này được khuyến
khích.
Áp dụng “y học tái tạo” trong thực hành chỉnh hình
đem đến một tia hy vọng mới cho các bác sĩ phẫu thuật.
Vô số các ca chỉnh hình với các lựa chọn điều trị hạn
chế có thể được hưởng lợi với công nghệ được phát triển
trong y học tái tạo1. Các yếu tố tăng trưởng, tế bào gốc
và các sản phẩm được phát triển thông qua kỹ thuật di
truyền hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều điều
kiện chỉnh hình. Tế bào gốc có tiềm năng lớn trong việc
sửa chữa các mô bị hư hỏng, nhưng các ứng dụng lâm
sàng vào các vị trí đích vẫn là một thách thức lớn. Bài
nhận xét này cung cấp một mô tả ngắn gọn về các tế bào
gốc, và thảo luận thực trạng của tế bào gốc trong thực
hành chỉnh hình.

20

2.1. Khái niệm về tế bào gốc
Tế bào gốc là tế bào có hai thuộc tính thiết yếu: tự

đổi mới và khả năng biệt hóa thành một loại tế bào cụ
thể. Như vậy, một tế bào gốc có khả năng tự duy trì số
lượng của riêng mình đồng thời có thể sản xuất một
dòng tế bào cụ thể2,3. Sự biệt hóa mà một tế bào gốc sẽ
trải qua phụ thuộc vào loại tế bào gốc và môi trường
xung quanh.
Nói rộng ra, có hai loại tế bào gốc: tế bào gốc phôi
thai và tế bào gốc trưởng thành. Tế bào gốc phôi thai
(ESCs), như tên gọi của nó, là những tế bào có mặt ở
phôi, nghĩa là chỉ tìm thấy trong giai đoạn phát triển đầu
của một sinh vật. Chúng được coi là vô cùng đa năng
và có năng lực trong quá trình tự đổi mới không giới
hạn. Vì rất đa năng nên một ESC có thể làm tăng bất
kỳ loại tế bào nào của cơ thể và do đó có thể hồi phục
một phần hoặc thậm chí một bộ phận hoàn chỉnh3. Việc
thu hoạch một ESC, mà được tìm thấy trong một phôi
thai, không chỉ khó khăn và đòi hỏi kỹ thuật, mà còn
có nhiều vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan. Tạo ra
tế bào gốc đa năng (iPS) lần đầu tiên được báo cáo bởi
Takahashi và Yamanaka năm 20064. Họ chuẩn bị các tế
bào này bằng cách cung cấp các yếu tố tăng trưởng phôi
vào tế bào soma để gây biệt hóa ngược các tế bào soma,
khiến chúng hoạt động như ESCs. Như vậy, quá trình
này xóa bỏ việc xem xét về mặt đạo đức nhưng kỹ thuật
này chưa được đưa vào sử dụng hàng loạt, chủ yếu là do


e ngại nguy cơ tạo ra các quái thai từ các tế bào này 5.
Các tế bào gốc trưởng thành cũng rất đa năng và được
tìm thấy nhiều hơn hoặc ít hơn trong mỗi mô. Những

tế bào gốc đa năng không có tính vạn năng như ESCs
nhưng đủ khả năng để sản xuất các tế bào của một dòng
tế bào cụ thể; thường là ở các mô trong đó các tế bào
gốc cư trú và xác định các dòng di truyền. Điều này thu
hẹp khả năng ứng dụng lâm sàng của các tế bào gốc này
nhưng trong các kỹ thuật ứng dụng tế bào gốc hiện tại
sử dụng tế bào gốc tự thân, nó chắc chắn là an toàn hơn
so với các ESCs và xóa bỏ đi mối lo ngại về đạo đức và
pháp lý. Hơn nữa, xem xét về mặt chi phí, các ứng dụng
của tế bào gốc trưởng thành có chi phí hiệu quả cao hơn
so với ESCs. Trong số những tế bào gốc trưởng thành,
tế bào gốc trung mô(MSC) được nghiên cứu nhiều nhất
và được coi là tế bào gốc có năng lực cao nhất. Mặc dù
các MSC được tìm thấy trong tủy xương, mỡ, màng hoạt
dịch, màng xương và các vị trí khác6, tủy xương được
xem là nguồn cung cấp chính của các tế bào này. Các tế
bào MSC có thể được tạo ra trong ống nghiệm và trong
cơ thể để biệt hóa thành nhiều loại tế bào trung mô, bao
gồm cả xương, sụn, gân, chất béo và tế bào mô đệm tủy
xương7. Sự biệt hóa thành các loại tế bào trong mô cụ
thể, chẳng hạn như tế bào cơ tim, tế bào nội mô, các tế
bào gan và các tế bào thần kinh8 đã được chứng minh
trong nghiên cứu thực nghiệm.
Dựa trên nguồn tế bào gốc, hai loại khác đã được
mô tả. Chúng có đặc tính trung gian giữa các ESCs và
các tế bào gốc trưởng thành. Tế bào gốc thai nhi được
chiết xuất từ các tế bào máu của thai nhi hoặc các mô
ngoài phôi. Chúng vạn năng nhưng ít linh hoạt hơn so
với ESCs, và đang được nghiên cứu trong điều trị các
bệnh ở tử cung9. Tương tự như vậy, các tế bào gốc rốn

đang được cô lập từ máu dây rốn tại thời điểm sinh. Có
một nồng độ cao các tế bào gốc giàu tiềm năng trong
máu cuống rốn, và chúng được sử dụng trong điều trị
các rối loạn về máu và tủy xương10.

2.2. Ứng dụng của tế bào gốc
Các MSCs là các tế bào gốc được nghiên cứu nhiều
nhất và do đó cũng được áp dụng phổ biến nhất. Các tế
bào gốc có thể được sử dụng trong hai cách. Một được
gọi là liệu pháp tế bào trong đó các tế bào gốc được thu
lượm và được ứng dụng như ‘các tế bào’ vào khu vực
đang quan tâm.
Một nguồn chính của MSC là tủy xương, đặc biệt là
từ các mào chậu. Tủy xương được hút từ khu vực sau
trên của vùng xương chậu và các MSC được sử dụng

hoặc bằng cách hút tập trung để sử dụng các tế bào gốc
nguyên bản có sẵn11 hoặc các tế bào được tách ra và nuôi
cấy8 trong phòng thí nghiệm để tăng số lượng của chúng
trước khi sử dụng.
Dạng ứng dụng khác phức tạp hơn được gọi là kỹ
thuật mô. Ở đây, các tế bào gốc được kết hợp với một
ma trận ba chiều (3D) để tạo ra một mô hình giống với
mô để thay thế phần bị mất của các mô, hoặc thậm chí
toàn bộ một cơ quan3. Mặc dù có nhiều cấu trúc đã được
thực hiện thành công, kỹ thuật mô chỉ giới hạn trong
phòng thí nghiệm và các ứng dụng lâm sàng là rất hạn
chế. Điều này được quy là do sự bất lực trong việc xây
dựng hệ thống mạch máu của các cấu trúc mẫu12. MSC
được cho là hành động bằng hai cách; một là sát nhập

như các thành phần của mô hoặc cơ quan có cấu trúc
khuyết thiếu và một như một chất kích thích tiết ra các
cytokinet để thúc đẩy quá trình chữa lành mô nội tại13.

2.3. Ứng dụng tế bào gốc trong chỉnh hình
Hiện nay phẫu thuật chỉnh hình đã mở rộng từ một
ngành luôn gắn liền với xương sang cân nhắc cả đến các
cơ, gân, dây chằng và sụn như một phần thiết yếu của
nó. Vai trò hỗ trợ và vận động linh hoạt của chúng làm
cho các cấu trúc này dễ bị chấn thương. Sự thiếu tưới
máu hơn so với các mô khác khiến cho các cấu trúc này
không có khả năng phục hồi nhanh như các bộ phận cơ
thể khác. Do đó, về lâu dài sẽ có xu hướng trở thành
một dấu ấn của các chấn thương cơ xương. Tổn thương
không liền, hoại tử vô mạch (AVN), khuyết tật về xương,
khuyết tật gân và sụn là một trong số ít các tình trạng cơ
xương mà phương thức điều trị hiệu quả còn thiếu và
đây là những khu vực nơi các tế bào gốc và y học tái tạo
có một vai trò nhất định.
Việc sử dụng lâm sàng các tế bào gốc đã được thực
hiện ở các tổn thương không liền, AVN, như chất độn
của các khuyết tật xương, thúc đẩy sự hợp nhất cột
sống vv. Việc sử dụng tế bào gốc để tăng cường hồi
phục gân tổn thương và cho sự phát triển của sụn vẫn
còn trong giai đoạn thử nghiệm và ứng dụng lâm sàng
là rất hạn chế.

2.4. Sử dụng trong tổn thương khó liền
Xương là một mô kỳ diệu. Các xu hướng tự nhiên
của xương là kết hợp bằng cách hình thành xương khi

bị gãy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị gãy xương có
thể không nối lại được. Có rất nhiều lý do cho vấn đề
này và thảo luận về chúng nằm ngoài phạm vi của bài
viết. Đôi khi, không liền xương là do kẽ hở ở vị trí bị
Phần 1: Phẫu thuật cột sống
21


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016

gãy do xương bị mất đi. Các phương pháp phổ biến để
điều trị xương không liền là ghép xương để cung cấp
chất nền tăng trưởng (osteoinductive) và dẫn truyền
xương (osteoconductive) và cung cấp tế bào xương
nguyên thủy. Ghép xương được coi là quy trình chuẩn
cho xương không liền. Tuy nhiên, kỹ thuật ghép xương
tự thân có xu hướng gây ra tình trạng bệnh tật ở vị trí
cho và việc cấy ghép xương có xu hướng sản xuất phản
ứng miễn dịch.
MSC có tiềm năng tạo xương14,15; chúng có xu hướng
biệt hóa theo con đường tạo xương khi đáp ứng với các
kích thích hóa học16. MSC được chứng minh là nguồn
gốc của hệ thống xương nội sụn. Phương pháp ứng
dụng của MSC, mà thường được thu thập từ mào chậu,
là tiêm qua da tới các vị trí không liền xương.
Tiêm qua da MSC đã được chứng minh là giúp thúc
đẩy quá trình liền xương bởi Connolly et al.17, Garg et
al.18, Kettunen et al.19, Hernigou et al.14 và Goel et al.20.
Các ứng dụng của các các nhà nghiên cứu đã được thực
hiện trên xương dài, đặc biệt là xương chày và cả các

trường hợp được chẩn đoán là khớp giả. Fernandez et
al.21 nghiên cứu những tác động của tế bào đơn nhân
tủy xương kết hợp với ghép xương dị hợp trong việc
sửa chữa hiện tượng khớp giả của xương dài. Tế bào
tủy đơn nhân tủy xương (BMMNCs) bao gồm các các
tế bào nguyên thủy và tế bào gốc với đặc tính hỗ trợ tạo
máu và tạo xương. Họ kết luận rằng, “Sự kết hợp của

22

BM-MNCs tự thân và dị ghép xương có thể tạo ra một
nỗ lực dễ dàng, an toàn, không tốn kém và hiệu quả để
điều trị giả khớp xương dài và không liền xương bằng
cách giữ nguyên các đặc tính có lợi của ghép xương tự
thân trong khi hạn chế các bất lợi của nó” . Do đó, các tế
bào gốc rất hữu ích trong việc thúc xương liền trong các
trường hợp không liền xương khi chúng được sử dụng
một mình hoặc kết hợp.

2.5. Sử dụng trong hoại tử vô mạch của
chỏm xương đùi
Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi thường thấy ở
những bệnh nhân trẻ sau chấn thương, dung nạp steroid,
tiêu thụ rượu vv Mất tuần hoàn dẫn đến chết các tế bào
xương có mặt trong khu vực dưới sụn và gây ra vỡ sụp
đầu xương đùi; nó làm thay đổi hình dạng của đầu xương
đùi và gây đau, khập khiễng và hạn chế vận động. Các
lựa chọn điều trị có sẵn cho đến nay chủ yếu tập trung
vào việc giảm áp lực nội xương bởi các kênh khoan
vào đầu xương đùi thông qua cổ xương nếu được phát

hiện sớm. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, thay thế khớp
thường là lựa chọn ưu tiên22. Kích thích điện, thủ thuật
đục xương và sử dụng thuốc đã được nghiên cứu với kết
quả đem lại khác nhau. MSC đã được áp dụng cho tái
phát triển của khu vực chết của chỏm xương đùi. Một
phương pháp phổ biến của ứng dụng là tiêm tủy xương
đậm đặc (Hình 1 và 2).


Các nghiên cứu của Hernigou et al.23,24, Gangji et
al. và Sen et al.26 đã cho kết quả đầy hứa hẹn. Gần đây,
Wang et al.27 báo cáo mở ổ, ghép xương tự thân và cấy
tế bào đơn nhân tủy xương như một quy trình hiệu quả
ở bệnh nhân có tổn thương nhỏ, AVN chỏm xương đùi
giai đoạn sớm. Quy tình đưa tế bào nguyên bản vào vùng
xương chết có vẻ hợp lý và kết quả của nó đã tự chứng
minh cho bản thân. Giới hạn cho việc sử dụng của tế bào
gốc trong những trường hợp này là giai đoạn của biểu
hiện bệnh vì một khi đã có vỡ sụp xương, hình dạng của
đầu xương đùi không thể được trả lại như bình thường
bởi các tế bào gốc. Nhìn chung, với sự thích hợp trong
lựa chọn bệnh nhân, các tế bào gốc là phương pháp hứa
hẹn kiểm soát hoại tử chỏm xương đùi26.
25

2.6. Các tế bào gốc như chất làm đầy các lỗ
rỗng xương
Nói chung, quá trình phẫu thuật sẽ để lại một khoảng
trống trong xương. Tình trạng này được tìm thấy trong
trường hợp các khối u xương lành tính như u nang xương

mà việc nạo được thực hiện và trong trường hợp có một
khiếm khuyết xương. Mặc dù ghép xương tự thân có thể
được sử dụng để lấp vào các các lỗ rỗng, sử dụng kết
hợp tế bào gốc với ghép xương đã được thực hiện bởi
các nhà nghiên cứu. Park et al.28 và Zamzam et al.29 đã sử
dụng tế bào gốc để làm đầy khoảng trống trong u nang
xương đơn thuần và nhận được kết quả tốt. Tuy nhiên,
Wright et al.30 lại nhận thấy các mũi tiêm tủy xương vào
u nang xương đơn thuần có chất lượng thấp hơn là tiêm
ethyl prednisolone trong tổn thương. Marcacci et al.31
sử dụng MSC tự thân được nhân lên trong ống nghiệm
và cấy trên giàn giáo hydroxyl-appatite để làm đầy các
khuyết tật thân xương và báo cáo có sự hàn gắn tốt giữa
các mảnh ghép 7 năm sau phẫu thuật mà không có bất
kỳ gãy xương thứ cấp nào. Jager et al.32 cũng kết luận
rằng MSC có thể là một liệu pháp hứa hẹn thay thế ghép
xương tụ thân cho các khuyết tật về thể tích xương. Như
vậy, các nghiên cứu được tiến hành cho đến nay ủng hộ
việc sử dụng MSC trong tủy xương như một thay thế
khả thi và hứa hẹn cho ghép xương tự thân.

2.7. Sử dụng trong các khuyết tật sụn
Sụn là mô rất khó lành. Một khi bị hư hỏng, khả năng
tự sửa chữa được là rất nghèo nàn. Ghép sụn tự thân và
cấy ghép tế bào sụn tự thân đã được sử dụng cho khuyết
tật sụn lớn với mức độ thành công khác nhau. Mài mòn
sụn trong hố khoan được thực hiện cho phép tủy xương
dưới sụn đi ra và xếp lớp lên các khiếm khuyết sụn đã

cho thấy các kết quả tốt. Như vậy một quá trình được

theo sau bởi sự hình thành của các sợi tơ sụn ở vị trí sụn
có khiếm khuyết33.
Các kết quả đáng khích lệ cho thấy MSC sửa chữa
toàn bộ độ dày trong khiếm khuyết sụn ở thỏ, được báo
cáo bởi Shafiee et al.34 và Tay et al.35 gợi ý việc sử dụng
tương tự trong thực hành lâm sàng. Wakitani et al.36 báo
cáo một loạt ba trường hợp sửa chữa khiếm khuyết sụn
khớp ở khớp xương bánh chè với MSC tủy xương tự
thân. Họ đã nhân rộng các MSC thu hoạch từ xương
chậu trong ống nghiệm trong 4 tuần và sau đó cấy chúng
đến các vị trí khuyết tật sử dụng gel collagen và bao phủ
những khiếm khuyết với một vạt màng xương. Họ báo
cáo kết quả lâm sàng khả quan và vĩ mô. Các cỡ mẫu
nhỏ làm giảm các sức ảnh hưởng của nghiên cứu. Một
nghiên cứu thuần tập được thực hiện bởi Nejadnik et
al.37 trên tổng cộng 36 bệnh nhân. Các bệnh nhân này
đã trải qua ghép sụn tự thân hoặc cấy MSC. 24 tháng
sau khi mổ, không có sự khác biệt đáng kể về điểm chức
năng của đầu gối giữa các nhóm đã được ghi nhận.
MSC Buda et al.38 sử dụng MSC cho điều trị các tổn
thương xương sụn của xương đùi và xương sên. Họ báo
cáo các kết quả lâm sàng đáng ghi nhận và sự hàn gắn
tốt của các tế bào trong các khuyết tật trong cả hai dạng
tổn thương xương sụn. Do đó, việc sử dụng MSC trong
các tổn thương sụn đã đi đến giai đoạn lâm sàng từ giai
đoạn thử nghiệm và cho những kết quả đáng khích lệ.

2.8. Sử dụng trong sửa chữa gân
Gân, tổ chức chủ yếu bao gồm collagen là một trong
những cấu trúc ít mạch máu của cơ thể và khi bị thương

thì không có xu hướng chữa lành nhanh chóng. Xu
hướng không hồi phục này tạo ra một tình trạng gọi là
viêm gân. Các nhà khoa học đã cố gắng sử dụng nhiều
cách khác nhau để cải thiện quá trình lành gân. Sử dụng
chất kích thích tăng trưởng như tiểu cầu giàu plasma39
đã được sử dụng để tăng cường khả năng chữa lành
gân. Các nghiên cứu thử nghiệm trên động vật trong
phòng thí nghiệm sử dụng MSC bám trên các loại giàn
giáo khác nhau đã trở lại một số kết quả đáng khích lệ
nhưng không đồng đều. Chong et al.40 sử dụng MSC với
fibrin sealant cho gân Achilles của một con thỏ. Trong
nghiên cứu của họ, không có sự khác biệt giữa fibrin và
fibrin với MSC hiển thị trong mô học. Gulotta et al.41,42
đã thành công trong việc nâng cao khả năng lành gân
trong mô hình dây chằng vai, chuyển nạp MSC sử dụng
yếu tố phiên mã phôi loại 1-matrix metalloproteinase
Phần 1: Phẫu thuật cột sống
23


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016

và yếu tố phiên mã gân scleraxis. Gần đây,tế bào gốc
có nguồn gốc từ dây chằng (TDSCs) đã được xác định
trong ở trong khối các mô gân43. TDSCs biểu lộ toàn bộ
các đặc điểm của tế bào gốc, chẳng hạn như khả năng
tạo dòng, khả năng tăng sinh cao, tiềm năng biệt hóa đa
dang, không sinh miễn dịch và ức chế miễn dịch và do
đó có thể trở thành tác nhân tiềm năng trong sửa chữa
gân khi hiệu quả lâm sàng của chúng được chứng minh

trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng.
Vì vậy, việc sử dụng các tế bào gốc có thể là một lựa
chọn tốt trong chấn thương gân nhưng các kết quả cho
đến nay chỉ giới hạn trong nghiên cứu thực nghiệm và
các bằng chứng lâm sàng vẫn đang được trông đợi trong
một tương lai không xa trước khi các tế bào gốc này
được khuyên dùng.

2.9. Các ứng dụng khác của tế bào gốc trong
chỉnh hình
Cùng với các ứng dụng của các tế bào gốc được
thảo luận trên, một số các trường hợp khác cũng đang
được nghiên cứu để ứng dụng tế bào gốc cho thích hợp.
Sự tăng cường trong thủ thuật nôi các khớp đốt sống
đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng các tế bào gốc
của Neen và Gan 43,44. Gan báo cáo 95,1% số bệnh nhân
của họ có sự hợp nhất tốt hơn sau 34,5 tháng nhưng
Neen báo cáo khả năng chữa bệnh tương tự như ghép
xương xốp tự thân trong nối sau-bên và kết quả nghèo
nàn trong nối xương giữa các đốt sống ở vị trí đĩa đệm
(interbody fusion). Dallari45 đã sử dụng lát xương đông
khô với huyết tương giàu tiểu cầu và tủy xương được
hút trong thủ thuật mở xương chày cao và thấy được khả
năng chữa lành tăng cao.
Silva46 tiến hành một thử nghiệm ngẫu nhiên trên 43
bệnh nhân tái thiết lại dây chằng chéo trước (ACL). Hai
mươi bệnh nhân trong nhóm thực nghiệm nhận tế bào
gốc tủy xương trưởng thành không được nuôi dưỡng và
23 bệnh nhân trong nhóm chứng không nhận được tế
bào gốc. Tất cả các bệnh nhân được chụp cộng hưởng

từ đầu gối 3 tháng sau phẫu thuật để đánh giá tỷ số nén
nhiễu của các liên khu . Họ kết luận rằng tế bào gốc tủy
xương trưởng thành không làm tăng tốc độ chữa lành

24

trong tái thiết ACL, do đó tế bào gốc có vai trò hạn chế
trong hồi phục ACL.
Các mô thần kinh từ lâu được coi là không có khả
năng tái sinh. Khi bị hư hỏng, cơ hội phục hồi của các
mô thần kinh ở tủy sống tổn thương là rất thấp. Bên
cạnh đó, lại không có cách chữa trị nào cho các tổn
thương thần kinh. Tế bào gốc, thông qua khả năng biệt
hóa thành nhiều loại tế bào mô, có thể có tác dụng trong
việc tái tạo mô thần kinh. Các nghiên cứu thực nghiệm
trên động vật được tiến hành bởi Yasuda47 đã cho thấy
kết quả đáng khích lệ. Các nghiên cứu tương tự khác
đã chỉ ra các kết quả khác nhau. Loại tế bào gốc, mà
có thể sẽ cung cấp các kết quả tốt hơn, và cơ chế thực
tế mà các tế bào gốc hoạt động vẫn chưa được quyết
định. Trước khi các kết quả theo dõi lâu dài ủng hộ cho
việc sử dụng và độ an toàn của tế bào gốc, việc sử dụng
chúng ở bênh nhân chấn thương tủy sống có thể không
được khuyến nghị.

III. KẾT LUẬN
Liệu pháp tế bào gốc là một lựa chon hấp dẫn để
điều trị các bệnh khó chữa. Nó được sử dụng dựa trên
nguyên tắc sinh học cơ bản. Tuy nhiên, ta có nên chấp
nhận liệu pháp tế bào gốc trong tất cả các điều kiện

thảo luận ở trên hay không vẫn còn là nghi vấn. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra các kết quả tốt nhưng đồng thời
cũng có nhiều trường hợp có thất bại. Điều này cũng
có thể liên quan đến sự lựa chọn bệnh nhân, loại tế bào
được sử dụng, nồng độ của các tế bào được sử dụng,
các phương pháp ứng dụng, khoảng thời gian theo
dõi và công cụ đánh giá giữa các nghiên cứu. Các thử
nghiệm ngẫu nhiên và dài hạn trên người cần phải có
kết quả tốt trước khi một người có thể thực sự được
khuyến nghị sử dụng các tế bào này. Thành lập các hồ
sơ an toàn cũng không kém phần quan trọng, vì với
nhiều người tế bào iPS đã được chứng minh là gây quái
thai. Vì vậy, ta nên thận trọng khi ứng dụng tế bào gốc
nhưng bất cứ nơi nào có sẵn trường hợp thích hợp thì
vẫn nên sử dụng phương pháp này.


Tài liệu tham khảo
1.

Đỗ Trung Phấn (2003): “Cơ sở tế bào của tạo máu”. Bệnh
lý tế bào tạo máu, NXB Y HỌC, 11-65.

2.

Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2007): “Ứng dụng ghép
tế bào gốc tạo máu tự thân cho bệnh nhân Non-Hodgkin
Lymphoma”. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC LÂM SÀNG 108, 1: 13-15.

3.


Deng W, Fischer O, Prockop DJ (2001): “In vitro
differentiation of human bone marrow stromal cells into
early progenitors of neural cells by coditions that inrease
intracellular cyclic AMP”. BIOCHEM BIOPHYS RES
COMMUN, 282: 148-152

4.

Evaluation of posterolateral spinal fusion using
mesenchymal stem cells: differences with or without
osteogenic differentiation.Nakajima T, Iizuka H, Tsutsumi S,
Kayakabe M, Takagishi KSpine (Phila Pa 1976). 2007 Oct
15; 32(22):2432-6.

5.

A.C.H Geurts et al (2010): “Bone marrow stromal cells for
repair of the spinal cord”. QUICKPRINT NIJMEGEN, pg 19, 35

6.

Padovan CS, Jahn K, Birnbaum T, et al (2003):
“Expression of neuronal markers in differentiated marrow
stromal cells and CD133+ stem-like cell”. CELL TRANSPL;
12: 839-848.

7.

Intervertebral disk degeneration and emerging

biologic treatments. Kepler CK, Anderson DG, Tannoury
C, Ponnappan RK, J Am Acad Orthop Surg. 2011 Sep;
19(9):543-53.

8.

Percutaneous reinsertion of the nucleus pulposus. An
experimental study. Nishimura K, Mochida J. Spine (Phila Pa
1976). 1998 Jul 15; 23(14):1531-8; discussion 1539.

9.

Fawcett JW, Curt A, Steeves JD et al (2007): “Guidelines
for the conduct of clinical trials for spinal cord injury as
developed by the ICCP panel”. SPINAL CORD; 45:190–242.

10. Park HS, Park HC, Shim YS et al (2005): “Treatment
of complete spinal cord injury patients by autologous
bone marrow cell transplantation and administration of
granulocyte-macrophage colony stimulating factor”. TISSUE
ENG; 11:913–922.

11. Yoon SH, Shim YS, Park YH et al (2007): “Complete spinal
cord injury treat- ment using autologous bone marrow
cell transplantation and bone marrow stimulation with
granulocyte macrophage-colony stimulating factor: phase I/II
clinical train”. STEM CELLS ;25:2066–2073.
12. Transplantability and therapeutic effects of bone
marrow-derived mesenchymal cells in children with
osteogenesis imperfecta. Horwitz EM, Prockop DJ,

Fitzpatrick LA, Koo WW, Gordon PL, Neel M, Sussman M,
Orchard P, Marx JC, Pyeritz RE, Brenner MK, Nat Med.
1999 Mar; 5(3):309-13.
13. Mesenchymal stem cells for treatment of steroidresistant, severe, acute graft-versus-host disease: a
phase II study. Le Blanc K, Frassoni F, Ball L, Locatelli F,
Roelofs H, Lewis I, Lanino E, Sundberg B, Bernardo ME,
Remberger M, Dini G, Egeler RM, Bacigalupo A, Fibbe W,
Ringdén O, Developmental Committee of the European
Group for Blood and Marrow Transplantation. Lancet. 2008
May 10; 371(9624):1579-86.
14. Effect on left ventricular function of intracoronary
transplantation of autologous bone marrow
mesenchymal stem cell in patients with acute
myocardial infarction. Chen SL, Fang WW, Ye F, Liu YH,
Qian J, Shan SJ, Zhang JJ, Chunhua RZ, Liao LM, Lin S,
Sun JP .Am J Cardiol. 2004 Jul 1; 94(1):92-5.
15. A phase I clinical trial of the treatment of Crohn’s fistula
by adipose mesenchymal stem cell transplantation.
García-Olmo D, García-Arranz M, Herreros D, Pascual I,
Peiro C, Rodríguez-Montes JA. Dis Colon Rectum. 2005 Jul;
48(7):1416-23.
16. Phase 1 trial of autologous bone marrow
mesenchymal stem cell transplantation in patients
with decompensated liver cirrhosis. Mohamadnejad M,
Alimoghaddam K, Mohyeddin-Bonab M, Bagheri M, Bashtar
M, Ghanaati H, Baharvand H, Ghavamzadeh A, Malekzadeh
R. Arch Iran Med. 2007 Oct; 10(4):459-66.

Phần 1: Phẫu thuật cột sống
25




×