Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi - Nguyễn Thị Yến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.71 KB, 4 trang )

Viết văn học trò


MS788 - Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong
gia đình của Nguyễn Thi
Author : Viết Văn
Categories : Bài viết của cộng tác viên, Văn mẫu lớp 12

MS788 - Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
của Nguyễn Thi
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
Truyền thống gia đình cách mạng, đánh giặc cứu nước truyền qua bao thế hệ gia đình Việt
không chỉ có ở trong các câu chuyện mà đời sống thực tế cũng có rất nhiều.
Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi chính là tác phẩm miêu tả chi
tiết nhất về từ tâm lý đến hành động của những người con, người cha, người mẹ của đại đa số
người dân Việt Nam ta trong thời kì chống Mĩ.
2. Thân bài:
Lấy bối cảnh là một gia đình Nam Bộ, tác giả viết bằng tất cả lòng yêu mến của mình với
mảnh đất Nam Bộ giàu nghĩa tình và những con người giàu lòng yêu nước, ý chí kiên cường.
Một gia đình có truyền thống cách mạng, từ chú năm, ba mẹ Việt, chị chiến, chị hai, và Việt.
mỗi người mang một nét tính cách riêng nhưng tựu cung đều có một lòng yêu nước.
nhân vật chú Năm. Người đàn ông tiếp lửa cho thế hệ trẻ. làm người chú quyết đoán
và công bằng. nhưng cũng là người giàu tình cảm: ông thích hò mặc dù giọng không
hay. một cười trông thì khô khan cứng nhắc nhưng cũng biết khóc khi nhìn thấy cháu
mình trưởng thành.
cha mẹ Việt chính là tấm gương sáng cho chị em Việt phấn đấu. và hai chị em Việt
chính là bản sao sống động nhất.
nhân vật Chiến: là một cô gái trẻ trung năng động, tuy còn chút trẻ con như thích làm
duyên làm dáng trong gương. nhưng nói về sự gan góc thì khó chàng trai nào sánh
bằng. càng lớn Chiến càng thể hiện là một người phụ nữ mạnh mẽ tháo vát. nhất là


hình ảnh của Chiến trong đêm trước khi đi bộ đội.
Việt là một chàng trai trẻ có tinh thần gan dạ và ý chí chiến đấu không ai bì kịp. bên
cạnh đó vẫn là một cậu thanh niên còn chưa kịp lớn đã phải cầm súng: sợ ma, sợ
bóng tối, luôn mang theo ná bắn chim trong túi. thích thi đua, tranh giành phần hơn
Tài liệu chiavới
sẻChiến.
tại
Việt tuy thương Chiến nhưng lại không biết cách bày tỏ, trái tim luôn nghĩ về chị


Viết văn học trò


nhưng vì tính khí trẻ con nên không biết cách nói ra.
Đoạn trích trong sgk được trích ra từ đoạn Việt bắn hạ được xe bọc thép của giặc nhưng lại bị
thương nặng, nằm lại mấy ngày trong rừng sâu mà không ai hay biết. trong tình huống cận
kề cái chết thì hình ảnh hiện ra trong đầu Việt chính là những giây phút tốt đẹp nhất mà anh
lưu giữ mãi không bao giờ quên.
Hình ảnh Việt lết thân mình theo quán tính đi về phía có tiếng súng của đồng đội thực sự đã
gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Tinh thần ham sống để chiến đấu, tinh thần bất
khuất của người chiến sĩ được thể hiện rất rõ.
Người trần thuật tự giấu mình và nhìn mọi góc độ trong câu chuyện bằng điểm nhìn của nhân
vật chính đã khiến câu chuyện gần gũi và chứa đựng nhiều cảm xúc. Khai thác tối đa nội tâm
nhân vật với từng chi tiết nhỏ nhất của tác phẩm.
Tác giả xây dựng trọn vẹn hình ảnh một gia đình điển hình cho rất nhiều gia đình truyền
thống thời chống Mĩ. một gia đình với tư tưởng cấp tiến, mới mẻ nhưng đồng thời vẫn giữ gìn
được bản sắc dân tộc.
Không có tư tưởng trọng nam khinh nữ, không có tư tưởng gia đình phải có con cái nối
dõi tông đường, khi nào cũng hừng hực khí thế chiến đấu báo thù cho gia đình và
đánh đuổi kẻ thù ra khỏi quê hương.

Luôn luôn nhớ về cội nguồn, luôn sống biết ơn công lao những người đã hi sinh: ghi
tên và chiến công của mọi người vào sổ gia đình. hình ảnh gửi bàn thờ má sang nhà
chú Năm: giữ gìn phong tục tập quán, tạo không khí thiêng liêng cho câu chuyện.
3. Kết bài:
tác phẩm giúp cổ vũ tinh thần chiến đấu, tinh thần yêu nước của mọi con dân Việt Nam.
Khẳng định sự thành công hôm nay là sự hi sinh của không biết bao nhiêu thế hệ.
Bài văn tham khảo

Để có được một đất nước Việt Nam độc lập tự do như hôm nay, đồng bào ta đã đổ không biết
bao nhiêu xương máu. Minh chứng đâu chỉ là những nghĩa trang với hàng ngàn ngôi mộ
không tên mà còn là những bà mẹ liệt sỹ đến nay vẫn đợi con về. Có biết bao nhiêu người mẹ
Việt Nam anh hùng đã mạnh mẽ sinh ra con trong khói lửa rồi lại mạnh mẽ nhìn hết đứa con
này đến những đứa con khác ra đi vì đất nước. Có những người ra đi rồi vĩnh viễn nằm lại
chiến trường. Có những người trở về nhưng không còn lành lặn như xưa nữa.
Đất nước chúng ta có được như ngày hôm nay ngoài việc nhờ đường lối cách mạng đúng đắn
thì một phần lớn là nhờ ở tinh thần yêu nước không ngại hy sinh của những gia đình Việt
Nam. Cảm nhận được sâu sắc tinh thần đó, nhà văn Nguyễn Thi đã viết nên truyện ngắn xúc
Tàiđộng
liệu chia
sẻ tạigia

về một
đình điển hình trong kháng chiến chống Mỹ. Ở họ ngoài những đức tính tốt
đẹp của một người nông dân giàu nghĩa tình thì còn một tinh thần chiến đấu không có gì dập


Viết văn học trò


tắt được.

Với thế mạnh của mình là hiểu rất rõ tâm tư tình cảm những con người Nam Bộ hiền hoà hiếu
khách, nhà văn đã xây dựng một cách sống động nhìn ảnh một gia đình tiêu biểu cho đại đa
số gia đình Việt Nam thời kì chống Mĩ.
"Những đứa con trong gia đình" của tác giả Nguyễn Thi là một câu chuyện viết nên như một
dòng sông truyền thống chảy dài từ thế hệ này qua thế hệ khác. Khúc thượng nguồn của
dòng sông truyền thống ấy chính là hình ảnh chú Năm. Một người đàn ông cần mẫn, thật thà,
chăm chỉ và cũng vô cùng quyết đoán. Được coi là người có vị trí cao nhất trong gia đình Việt
bởi cha mẹ Việt đều đã hi sinh vì bọn Mĩ ngụy. Chú trở thành chỗ dựa vững vàng cuối cùng
trong gia đình chỉ còn toàn người trẻ. Chú Năm chính là nguồn động lực lớn, đốc thúc cho
những người trẻ như Việt và Chiến có tinh thần chiến đấu hơn. Ông là một người quyết đoán
và công bằng. Mặc dù trong gia đình đã có nhiều người chiến đấu và hi sinh vì giặc Mỹ nhưng
ông vẫn hết lòng ủng hộ cho các cháu mình tham gia bộ đội. Khi cả Việt và Chiến cùng dành
nhau đi bộ đội thì chính ông làm chủ để cho cả hai cùng ghi tên báo danh. Mọi công việc
trong nhà đều do chú lo liệu nhưng chú không hề sợ vất vả. Bên cạnh đó chú Năm còn là
người ghi nhật ký chiến đấu cho những người thân trong gia đình. Bên cạnh là một người
quyết đoán, chú Năm cũng là một người sống tình cảm. Ông là người thích hát, mặc dù giọng
hát không hay nhưng lúc nào cũng nghêu ngao hát. Người đàn ông trụ cột ấy cũng có lúc biết
rơi nước mắt lúc nhìn các cháu của mình khôn lớn và biết lo liệu việc gia đình sau trước vẹn
toàn.
Nhờ có một thượng nguồn dồi dào lòng yêu nước nên dòng sông gia đình ấy chảy mãi qua
bao thế hệ nhưng vẫn tràn trề sinh lực. Những đứa con tiếp nối thế hệ cha ông như Việt và
Chiến mang theo tinh thần ấy mà yêu nước và căm thù giặc. Chiến tuy là một cô gái trẻ, còn
rất nhiều ước mơ hoài bão. Chiến vẫn còn yêu đời và biết làm duyên làm dáng trong gương
như bất cứ một cô gái tuổi mười tám đôi mươi nào. Nhưng ở Chiến người ta vẫn thấy hình ảnh
của một người phụ nữ đảm đang, mạnh mẽ. Một hình tượng tiêu biểu cho rất nhiều nữ chiến
sỹ thanh niên xung phong thời bấy giờ. Và theo như cái nhìn của Việt về người chị của mình
thì cô ấy chính là bản sao trọn vẹn và sống động của người mẹ quá cố. Cô giống mẹ nhất là
vào đêm cuối cùng trước khi lên đường tòng quân. Giống từ cách nói chuyện, cách dặn dò,
cách trở mình và thở dài.
Còn với Việt, nói về tinh thần chiến đấu thì không ai có thể chê trách được. Ở Việt người ta

thấy được một tinh thần năng nổ, say mê. Ở trong đôi mắt Việt rực lên một tinh thần chiến
đấu quả cảm không sợ hi sinh. Việt coi việc ra trận đánh giặc là một việc làm thiêng liêng và
cao cả. Ngay đến cả khi chỉ còn cách bờ vực sự sống và cái chết trong gang tấc thì Việt vẫn
dùng hết tất cả ý chí và tinh thần của mình để hướng về đồng đội, hướng về chiến trường. Ấy
thế mà tinh thần chiến đấu ấy không phải từ một người nào đó trưởng thành mà là từ một
chàng trai trẻ nhưng vẫn còn quá nhiều tính cách trẻ con. Việt vẫn là một cậu bé mê bắn
chim, vẫn sợ những con ba cụt đầu và sợ mình sẽ thua cuộc trong cuộc đua thành tích tiêu
diệt giặc với người chị gái. Việt vẫn còn chưa đủ trưởng thành nên ngay cả việc bộc lộ tình
cảm yêu thương đối với chị mình anh cũng không thể nói ra, lúc nào cũng tranh giành với chị
Tàinhưng
liệu chia
sẻ tại

thực
ra anh
lại là người yêu thương chị vô cùng.


Viết văn học trò


Ở cùng một cơ thể nhưng chúng ta lại thấy tính cách trái ngược như của hai người. Tác giả
muốn mượn sự ngây ngô và sự hồn nhiên của cả Việt và Chiến để tố cáo tội ác của chiến
tranh đã khiến cho những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn. Đáng lẽ phải là tuổi vô lo vô nghĩ
nhưng vì chiến tranh đã phải cầm súng, phải lo toan mọi gánh nặng trong gia đình. Chiến
tranh cướp đi hạnh phúc gia đình của bao đứa trẻ và để rồi chúng phải tự đứng lên với một
niềm vui khác đó là đánh đuổi giặc thù, báo thù cho cha mẹ.
Đoạn trích trong sgk được trích ra từ đoạn Việt bắn hạ được xe bọc thép của giặc nhưng lại bị
thương nặng, nằm lại mấy ngày trong rừng sâu mà không ai hay biết. trong tình huống cận
kề cái chết thì hình ảnh hiện ra trong đầu Việt chính là những giây phút tốt đẹp nhất mà anh

lưu giữ mãi không bao giờ quên.
Hình ảnh Việt lết thân mình theo quán tính đi về phía có tiếng súng của đồng đội thực sự đã
gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Tinh thần ham sống để chiến đấu, tinh thần bất
khuất của người chiến sĩ được thể hiện rất rõ.
Người trần thuật tự giấu mình và nhìn mọi góc độ trong câu chuyện bằng điểm nhìn của nhân
vật chính đã khiến câu chuyện gần gũi và chứa đựng nhiều cảm xúc. Khai thác tối đa nội tâm
nhân vật với từng chi tiết nhỏ nhất của tác phẩm.
Tác giả xây dựng trọn vẹn hình ảnh một gia đình điển hình cho rất nhiều gia đình truyền
thống thời chống Mĩ. một gia đình với tư tưởng cấp tiến, mới mẻ nhưng đồng thời vẫn giữ gìn
được bản sắc dân tộc. Không có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong gia đình dù Gái hay trai
đều có một nhiệm vụ và có vị trí quan trọng giống nhau. Người cầm cân nẩy mực tạo nên sự
công bằng và bình đẳng ấy trong gia đình chính là chú Năm. Chú không bao giờ dành quá
nhiều lời khen cho ai, chỉ công bằng ghi mọi chiến công của gia đình vào một cuốn sổ. Bên
cạnh đó tư tưởng phải có con trai nối dõi tông đường cũng không còn ở trong truyện này. Mặc
dù chiến là đứa con trai cả, cha đã mất và chỉ còn một mình chú Năm. Nhưng Việt vẫn được
chú Năm cổ vũ đi tòng quân đánh giặc, khi nào cũng hừng hực khí thế chiến đấu báo thù cho
gia đình và đánh đuổi kẻ thù ra khỏi quê hương.
Mặc dù mang tư tưởng cấp tiến nhưng bên cạnh đó từng người trong gia đình đều ý thức được
về truyền thống uống nước nhớ nguồn. Luôn luôn nhớ về cội nguồn, luôn sống biết ơn công
lao những người đã hi sinh minh chứng là việc ghi tên và chiến công của mọi người vào sổ gia
đình. Hình ảnh gửi bàn thờ má sang nhà chú Năm cũng chính là minh chứng cho việc giữ gìn
phong tục tập quán, tạo không khí thiêng liêng cho câu chuyện.
Bằng cách xây dựng tính cách nhân vật vừa tình cảm lại vừa mạnh mẽ, tác giả Nguyễn Thi đã
tạo nên một câu chuyện mới mẻ và một tinh thần chiến đấu lạc quan vô cùng trong giai đoạn
khó khăn nhất của đất nước. Nhà văn dùng tinh thần chiến đấu của thế hệ trẻ để làm nên
một hiệu ứng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Dùng lửa nhiệt huyết của sức trẻ để tiếp thêm
năng lượng tích cực cho người đọc và những chiến sĩ đã và đang chiến đấu vì tổ quốc.
Nguyễn Thị Yến
Tài liệu chia sẻ tại


Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)



×