Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bai giang XHH sep dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.58 KB, 7 trang )

Các vấn đề xã hội và chính sách xã hội
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy
Giảng viên chính - Khoa Xã hội học
I. Mục đích:
- Có hiểu biết về các vấn đề xã hội và chính sách xã hội, nội dung nghiên cứu
chính sách xã hội.
- Có cách nhìn hệ thống, đúng đắn về chính sách xã hội.
- Nhận thức về chính sách xã hội ở Việt Nam, gợi mở những vấn đề xã hội cấp
bách hiện nay.
- Liên hệ việc thực hiện chính sách xã hội ở địa phương
II. Phương pháp giảng dạy:
- Thuyết trình kết hợp với thảo luận nhóm.
- Hỏi đáp.
III. Nội dung chủ yếu
- Vấn đề xã hội và chính sách xã hội
- Hệ thống chính sách xã hội
- Một số vấn đề xã hội xã hội cấp bách ở việt nam hiện nay và chính sách xã hội
1. Vấn đề xã hội và chính sách xã hội
1.1. Xã hội
Theo nghĩa rộng, XH được hiểu như tất cả những gì gắn với xã hội loài người,
nhằm phân biệt với các hiện tượng tự nhiên.
Theo nghĩa hẹp: XH được hiểu như mối quan hệ của con người, của cộng
đồng người thể hiện trên nhiều mặt của đời sống XH từ kinh tế, chính trị đến văn
hóa, tư tưởng.
1.2. Vấn đề xã hội: Là một hoàn cảnh XH nhất định được nhận thức như một
vấn nạn của XH, đụng chạm đến lợi ích của một cộng đồng. Đó là sản phẩm của con
người có ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định và chỉ có thể được khắc phục
thông qua hành động xã hội.
Đối với các nhà XHH, có vấn đề XH khi những thành viên của cộng đồng
nhận thấy những dấu hiệu hoặc những điều kiện XH có ảnh hưởng tác động hoặc đe
doạ đến chất lượng cuộc sống và đòi hỏi phải có những biện pháp để phòng ngừa,


ngăn chặn hoặc giải quyết tình trạng đó theo hướng có lợi cho sự tồn tại và phát triển
của cộng đồng.
VẤN ĐỀ LI HÔN
Vấn đề li hôn hay vấn đề xã hội?
Đối với cặp vợ chồng li hôn: Đó là vấn đề của riêng cá nhân họ.
Nhưng nếu hơn 25% trong tổng số cuộc kết hôn được kết thúc bằng sự li hôn Vấn đề xã hội.
Thảo luận: Giải thích sự gia tăng của tỉ lệ li hôn hiện nay như thế nào?
Giải thích sự gia tăng của tỉ lệ li hôn?


Quan niệm thông thường
Sự xuống cấp của đạo đức xã hội.
Các cặp vợ chồng không hợp nhau.
Chủ nghĩa cá nhân.
V.v….
Tiếp cận xã hội học
Thái độ/dư luận xã hội đối với li hôn thay đổi
Các giá trị liên quan đên hôn nhân đã thay đổi
Vai trò xã hội của phụ nữ thay đổi
Sự độc lập về kinh tế của phụ nữ
Luật li hôn đã thay đổi
Thay đổi về những kỳ vọng đối với người đàn ông
3. Chính sách xã hội
a, Khái niệm chính sách:
Là những quy định, quyết định được thể chế hóa bởi nhà nước nhằm điều
chỉnh quan hệ KT-CT-XH của con người nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra,
thực hiện những mục tiêu được xác định trước.
b, Khái niệm chính sách xã hội
Chính sách xã hội là các quan điểm, chủ trương được thể chế hoá để tác động
vào các quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội, góp phần thực hiện

công bằng xã hội, tiến bộ và phát triển con người.
c, Đặc trưng của chính sách xã hội:
- CSXH là công cụ điều tiết hành vi và hoạt động của con người.
- CSXH là một bản công bố các mục tiêu quan trọng.
- CSXH bao hàm mặt chủ quan của người hoạch định chính sách, đồng thời
thể hiện mặt khách quan của thực tế xã hội.
- CSXH thường linh hoạt, thay đổi theo sự biến đổi của thực tế đời sống.
- CSXH lấy con người, các nhóm người làm đối tượng tác động.
- Mục tiêu của CSXH là tiến bộ xã hội.
CSXH là công cụ để tác động vào các quan hệ XH nhằm giải quyết những
vấn đề XH đang đặt ra để thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ XH và phát triển
toàn diện con người.
4. Cơ sở khoa học của việc hoạch định, thực thi CSXH
Một là, phải coi con người là trọng tâm, định hướng tới của mọi CSXH.
CSXH phải tại ra những điều kiện thuận lợi nhất về kinh tế, chính trị, văn hóa,
tư tưởng, sức khỏa, học vấn…để phát triển toàn diện con người, các nhóm xã hội,
cộng đồng xã hội.
CSXH phải chú ý đến những đối tượng XH đặc biệt, tầng lớp yếu thế trong
XH, những người thiều điều kiện sống bình thường
Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm.


Hai là, phải từ cơ cấu xã hội, tìm ra những sai lệch xã hội để tìm ra chính
sách.
Hiểu rõ cơ cấu XH ở tầm vĩ mô, chỉ ra những nhân tố XH, nhóm, giai cấp
thúc đẩu hoặc kìm hãm XH, xây dựng cơ cấu XH tối ưu.
Cần tìm ra những sai lệch xã hội nảy sinh trong quá trình thực hiện kinh tế thị
trường.
Từ những sai lệch xã hội xác định nhứng bất bình thường, bất hợp lý trong
sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng, để tìm hướng giải quyết.

Ba là, phải từ trình độ kinh tế để đề ra và vận dụng các CSXH phù hợp, phải
gắn chính sách xã hội với chính sách kinh tế.
Tránh 2 khuynh hướng:
Vợt hoặc tụt hậu quá mức trình độ phát triển của LLSX, tổng thu nhập quốc
dân (thông thường 10%-30% TSPTNQD).
CSXH tụt hậu với KT tạo ra khoảng cách phân hoá, phân tầng XH quá lớn
giữa các tầng lớp, khu vực ngành nghề
Phát triển kinh tế phải tính đến ảnh hởng, hậu quả về XH, môi trờng. Phát
triển KT phải song song với giải quyết vấn đề XH.
Bốn là, Phải từ những đặc điểm lịch sử, văn hoá và bản sắc dân tộc để hoạch
định, thực thi CSXH.
Chính sách đúng ở nơi này, nhng có thể không phù hợp ở nơi khác. Đúng ở
thành thị, không đúng ở nông thôn, miền núi... Do khác nhau về trình độ kinh tế, văn
hoá, lối sống...
Năm là, Phải coi CSXH là một hệ thống đồng bộ và tính tới khả năng đáp ứng
của XH cũng như việc thực hiện các chính sách khác.
Thực hiện CSXH với nhóm này, thì lại có mâu thuẫn, sai lệch với nhóm khác.
Phải giải quyết hài hoà lợi ích giữa các tầng lớp, thành viên trong XH.
IV. Hệ thống chính sách xã hội
1. Các chính sách tác động vào cơ cấu xã hội
a. Nhóm chính sách điều chỉnh cơ cấu XH giai cấp
Các chính sách điều chỉnh lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
(công nhân, nông dân, trí thức, DN, thợ TC, tiểu thương, tiểu chủ, v.v
Cần điều chỉnh lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp theo định hướng XHCN.
Củng cố sự hoà hợp giữa các giai cấp, tầng lớp theo mục tiêu dân giàu nước
mạnh.
Cần quan tâm đến cơ cấu nội tại trong từng giai cấp, tầng lớp xã hội (nhóm
XH cấu thành mỗi giai cấp).
b. Các chính sách đối với những nhóm XH đặc thù
Theo dấu hiệu nghề nghiệp, có CSXH với một số nghề nghiệp khác, thợ mỏ,

giáo viên, bác sĩ,..
Theo lứa tuổi, có CSXH với người già, trẻ em, thanh niên.
Theo giới tính, có CSXH với phụ nữ.


Theo dân tộc, có CSXH với đồng bào các dân tộc ít người, ngoại kiều.
Theo tôn giáo, có CSXH với đồng bào theo đạo Thiên chúa, Tin lành, Phật
giáo, Cao đài, Hoà hảo.
Theo trình độ văn hoá, có CSXH với người có học vấn cao, tài năng khoa học,
hoặc học vấn thấp, mù chữ.
2. Chính sách tác động vào quá trình XH và tái SX xã hội
a. Các chính sách tác động điều chỉnh quá trình sản xuất vật chất và tái tạo
con người
* Chính sách dân số
Nhằm tạo một quy mô dân số hợp lý, cơ cấu dân số hợp lý (tỷ lệ già - trẻ, nam
- nữ cân đối)
Tạo cơ cấu dân số hợp lý giữa các vùng thành thị - nông thôn - miền núi; giữa
các nghề nghiệp: Công - Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Thơng nghiệp - dịch vụ...
Cần có sự phân bố dân số hợp lý bằng chính sách di dân, tạo điều kiện để ổn
định đời sống cho người chuyển, có qui định cụ thể về xuất, nhập cư.
* Chính sách việc làm
Việc làm có liên quan trực tiếp và quyết định đến đời sống của nhân dân. Mức
sống của mỗi gia đình, của quốc gia cao hay thấp chủ yếu dựa vào việc làm.
Việc làm là một yếu tố ảnh hởng đến sự ổn định và phát triển xã hội. Tỷ lệ thất
nghiệp:
- Từ 1% đến 5% là bình thường;
- Từ 6% đến 9% có nguy cơ khủng hoảng;
- Từ 10% trở lên, có nhiều vấn đề cấp bách phải giải quyết.
Cần hoàn thiện hệ thống luật pháp, chú ý đến các chính sách KT-XH: đầu tư
vốn, cho vay lãi suất thấp, khuyến khích kinh tế nhiều thành phần, chú ý đến những

đối tượng xã hội khó khăn đặc biệt.
* Chính sách bảo hộ lao động
Các CSXH nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động: Giảm độc hại, chống
nóng, chống ồn, tăng cường thiết bị đảm bảo an toàn...
Các chính sách làm giảm hậu quả do rủi ro, tai nạn: Chính sách về thơng tật
do tai nạn lao động, bảo hiểm khi mắc bệnh nghề nghiệp, giúp đỡ gia đình khi họ
gặp rủi ro...
b. Các chính sách xã hội tác động vào quá trình phân phối và phân phối lại thu
nhập.
Cần phân phối lại thu nhập nhằm tạo ra sự hài hoà về lợi ích giữa các tầng lớp
trong XH.
* Chính sách tiền lương hợp lý
Nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp với những giá trị truyền thống.
Mức lơng tối thiểu đủ để ngời lao động tái sản xuất sức lao động.
Tránh mức chênh lệch thu nhập quá lớn, nhng không bình quân.
Không để mức thu nhập quá lớn nếu chỉ dựa vào cơ may nghề nghiệp hoặc địa


vị xã hội.
Cần có chính sách thuế thu nhập hợp lý.
* Chính sách phúc lợi xã hội
Nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ngời lao động.
Tạo điều kiện chung cho việc nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá,
thể thao cho tất cả các tầng lớp lao động: nhà văn hoá, công viên, nhà trẻ, v.v.
Cần u tiên nhóm lao động nặng nhọc, người có công, người già, trẻ em, người
thu nhập thấp hoặc cha có thu nhập.
* Chính sách bảo hiểm xã hội:
BHXH cần cho tất cả mọi người trong xã hội. XH nào có hệ thống BH tốt thì
XH đó càng phát triển.
Tai nạn, rủi ro không trừ một ai. Hệ thống bảo hiểm tốt, người lao động mới

yên tâm sản xuất.
Đang chuyển bảo hiểm từ chế độ bao cấp sang chế độ hạch toán.
Cần chú ý các lĩnh vực sau: Bảo hiểm lao động; bảo hiểm nghề nghiệp; bảo
hiểm kinh doanh; bảo hiểm y tế; bảo hiểm tài sản và phương tiện.
* Chính sách ưu đãi xã hội
Chế độ nào cũng cần ưu đãi người có công và người có tài.
Ở nước ta số người có công với nước rất lớn, cho nên phải huy động sức
mạnh cả nước, nhân dân và quốc tế. Cần củng cố và hoàn thiện chế độ, chính sách
đối với họ.
Cần chú ý khuyến khích, hỗ trợ những Tài năng để họ phát huy hết khả năng
sẵn có cho đất nước.
* Chính sách cứu trợ xã hội
Thiên tai, bệnh tật, rủi ro là những nguy cơ thường trực với con ngời.
CSXH nhằm trợ giúp những người, nhóm XH do thiên tai địch hoạ, ốm đau,
bệnh tật hoặc những tai nạn ngẫu nhiên mà mất sức lao động, thiếu điều kiện sống
bình thường.
Cứu trợ đột xuất: Giúp đỡ vật chất tạm thời để sống và có phương tiện vợt
khó khăn lâu dài.
Cứu trợ thường xuyên cho những người vĩnh viễn mất khả năng lao động,
không còn chỗ dựa.
Chú ý đến người già, tàn tật không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi không người
chăm sóc.
c. Các CSXH tác động đến lĩnh vực văn hoá tinh thần
* Chính sách giáo dục
Giáo dục là một trong ba chỉ báo quan trọng để đánh giá tiến bộ, văn minh của
xã hội.
Đầu tư phát triển giáo dục, xây dựng trường sở, phòng nghiên cứu, phòng thí
nghiệm, ký túc xá. Lương thầy cô giáo, học bổng.
Khuyến khích tài năng trẻ, trợ giúp học sinh nghèo, miền núi vùng sâu vùng



xa.
Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dỡng nhân tài.
* Chính sách khuyến khích phát triển văn hoá, nghệ thuật
Chú ý đặc thù ngành này để có thái độ và đánh giá đúng đắn với cống hiến
của họ, chế độ lương thưởng thích hợp cho các văn nghệ sĩ.
Chú ý thoả mãn nhu cầu văn hoá, nghệ thuật của đông đảo quần chúng nhân dân.
Biến các thành tựu văn hoá thành tài sản chung để nhân dân đợc hưởng thụ.
III. Một số chính sách xã hội cấp bách ở nước ta hiện nay
1. Chính sách việc làm
Hiện tại người thất nghiệp ở nước ta khá đông, khoảng 5% - 7%. Hàng năm
có thêm khoảng 1,5 triệu người cần việc.
Phát huy nội lực của các ngành, phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Khuyến khích đầu tư cho sản xuất, nghề thu hút nhiều lao động.
Kết hợp đầu tư của Nhà nước với các đơn vị kinh tế và cả cộng đồng.
Điều chỉnh chỗ làm việc đúng ngành, nghề. Tăng cường xuất khẩu lao động.
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đổi mới trong quan niệm về việc làm.
Khôi phục, mở mang ngành nghề truyền thống...
2. CSXH tác động vào quá trình phân tầng XH, phân hoá giàu nghèo
Phân hoá giàu nghèo phát triển mạnh những năm vừa qua. Đến nay ở nước ta,
bất bình đẳng thu nhập ở mức trung bình trên thế giới.
Khuyến khích làm giàu chính đáng. Kiên quyết trừng trị tội làm giàu phi pháp.
Thực hiện xoá đói, giảm nghèo.
Thực hiện chính sách thuế thu nhập.
Hoàn thiện chính sách phân phối và phân phối lại.
Thực hiện chính sách phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo lợi ích của người lao
động, giúp đỡ người nghèo.
Làm trong sạch bộ máy nhà nước...
20% giàu nhất so với nhóm 20% nghèo nhất gấp 11,26 lần
10% - nt - nhóm 10% - nt - gấp 20 lần

5% - nt - nhóm 5% - nt - gấp 40 lần
3. Chính sách dân số
Là nước đang phát triển, nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp. Quy mô
dân số lớn. Dân số vẫn tiếp tục gia tăng. Phân bố dân số không đều giữa các vùng
lãnh thổ. Kết quả giảm sinh chưa vững chắc. Cơ cấu dân số trẻ đang chuyển dần
sang cơ cấu dân số già.
Chất lượng dân số, Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Trình độ dân trí
thấp. Số năm học bình quân mới đạt 7 năm/người vào năm 2001-2002. Lao động
qua đào tạo chỉ khoảng 20%. Chỉ có 2,09% dân số tốt nghiệp cao đẳng, đại học, thạc
sĩ trở lên chỉ 0,06%.
Tiếp tục thực hiện CS giảm sinh. Nâng cao chất lượng dân số.


Phân bố dân cư hợp lý, giảm tăng dân quá nhanh ở các đô thị lớn. Phát triển
các đô thị nhỏ và vừa. Khai mở các vùng kinh tế mới.
Phải chú ý đến những yếu tố tâm lý, phong tục tập quán có ảnh hưởng đến
mức sinh: trọng nam khinh nữ, trời sinh voi trời sinh cỏ...
Mục tiêu DS: Mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, đến khoảng nửa đầu thế kỷ
XXI, Việt Nam ngừng tăng trưởng về dân số. Giữ mức dân số ổn định trong khoảng
từ 120 triệu - 125 triệu người.
4. CSXH với hệ thống giáo dục, y tế
Công tác giáo dục - đào tạo có nhiều bất cập. Chất lượng giáo dục, quản lý giáo dục
yếu kém. Chương trình, nội dung phương pháp giảng dạy lạc hậu. Thi cử nặng nề.
Cơ cấu giáo dục bất hợp lý. Mất cân đối giữa đào tạo nghề với đại học, giữa các
ngành nghề. Nhiều nhu cầu nhân lực của nền kinh tế chưa được đáp ứng.
a. Về giáo dục
Từng bước tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục. Đảm bảo lương đủ sống cho đội ngũ
giáo viên, tạo chế độ phúc lợi xã hội thích hợp cho họ.
Có chế độ đãi ngộ thích hợp cho thầy cô giáo tự nguyện đến vùng sâu, vùng
xa. Chú trọng đào tạo giáo viên sở tại.

Có chính sách thích hợp với con em những người nghèo, những người ở vùng
sâu, vùng xa, giúp đỡ các tài năng trẻ.
Cơ sở V/C của ngành y tế tuy có được cải thiện, nhưng vẫn nhiều khó khăn,
nhất là ở các các tuyến huyện, xã, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng cao... còn
quá thiếu thốn, lạc hậu. Dịch bệnh cục bộ vẫn xảy ra. HIV tiếp tục tăng. Khám chữa
bệnh cho người nghèo là vấn đề nổi cộm hiện nay...
b. Về y tế
Cần có quỹ y tế cho người nghèo, người thuộc diện ưu đãi, đồng bào dân tộc
ở vùng sâu vùng xa.
Cần chăm lo đời sống của đội ngũ y, bác sĩ, những người phục vụ trong ngành
y, đảm bảo họ có mức sống trung bình bằng chuyên môn.
5. Phòng chống tệ nạn xã hội
Buôn lậu, gian lận thương mại, quan liêu, tham nhũng và các nạn mại dâm, cờ
bạc, ma tuý tiếp tục tăng, đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng lớn đến trật tự an
toàn XH.
Tai nạn giao thông, tội phạm kinh tế, tội phạm hình sự chưa giảm.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×